Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

hoàn thành các bài tập big 5 và MBTK sau đó hãy chuẩn bị một báo cáo việc học của bạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.16 KB, 10 trang )

HÃY HOÀN THÀNH CÁC BÀI TẬP BIG 5 VÀ MBTK. SAU ĐÓ HÃY
CHUẨN BỊ MỘT BÁO CÁO VIỆC HỌC CỦA BẠN
MỤC LỤC

NỘI DUNG
TRANG
CHƯƠNG I : KỸ NĂNG KIỂM SOÁT HÀNH VI ĐỂ RA QUYẾT 4
ĐỊNH BẢN THÂN
1. Chuẩn hành vi để đưa ra một quyết định
4
2. Quyết định đâu là giải pháp tốt nhất, sau đó làm theo giải 5
pháp đó
CHƯƠNG II- ĐẶT NỀN TẢNG TRÊN CÁC MÔ HÌNH XÂY 7
DỰNG TƯ DUY VÀ HÀNH VI
CHƯƠNG III- NHẬN THỨC HÀNH VI & ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC
1. Thông tin giác quan hiện thời
2. Tiềm thức
3. Động cơ 1.0
4. Động cơ 2.0
5. Động cơ 3.0
6. Kì vọng thoả mãn
7. Chấp nhận rủi ro
8. Sẵn sàng chịu trách nhiệm
9. Chân giá trị
KẾT LUẬN

8
8
9
9
9


9
10
10
10
10
11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU
Sau Khi hoàn thiện bài tập Big5 và MBTI phần nào giúp tôi giải thích được các thái
độ, hành vi cư xử của cá nhân, cá nhân trong tổ chức, của nhóm và của toàn bộ tổ chức mà
tôi là thành viên. Nó giúp tôi đưa ra những giải pháp đúng đắn để giải quyết xung đột,
cũng như đưa ra được các biện pháp tạo động lực cho người lao động, đồng thời cũng sẽ
1


xây dựng được một văn hóa riêng cho tổ chức của tôi. Ngoài ra, tôi còn đưa ra những vấn
đề mà bản thân cần phải cải thiện hơn nữa, đó là :
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý
Phát huy vai trò con người trong tổ chức
Khai thác một cách tối ưu nguồn nhân lực
Phát huy tính sáng tạo của con người
Liên quan đến cấp độ cá nhân. Tôi tìm thấy được rất nhiều điều thú vị liên quan đến
bản thân mình. Trong cuộc sống cũng như trong công việc, có những điều Tôi nghĩ, tôi
cảm nhận và tôi hành động nhưng tôi lại không giải thích được. Tuy nhiên những điều
chúng ta nhận thức có thể khác với sự thật khách quan. Ví dụ công ty là một nơi làm
việc tốt: điều kiện làm việc dễ chịu, phân công công việc phù hợp, trả lương cao, quản lý
có trách nhiệm và biết thông cảm, nhưng không phải tất cả mọi người đều đồng ý như
vậy vì nhận thức của mỗi người chịu sự chi phối theo ý muốn chủ quan. Hay khi chúng ta

nhìn một người phụ nữ, có người thấy cô ấy đẹp nhưng có người lại cho rằng cô ấy không
đẹp. Như vậy, hành vi của con người dựa trên nhận thức của họ về những gì là sự thật chứ
không phải dựa trên chính sự thật đó

CHƯƠNG I : KỸ NĂNG KIỂM SOÁT HÀNH VI ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH BẢN THÂN

2


1. Chuẩn hành vi để đưa ra một quyết định
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên phải đưa ra các quyết định của bản
thân. Quyết định có thể sẽ rất đơn giản, chỉ cần một "tích tắc" là chúng ta đã có thể cho
"ra đời" một quyết định đúng. Ví dụ như: sẽ quyết định hôm nay mình phải mặc bộ quần
áo nào đến Công ty? Nhưng cũng có những quyết định rất phức tạp đời hỏi chúng ta phải
suy nghĩ, có thể hàng ngày hàng giờ và đôi khi còn cần phải tham khảo các ý kiến từ
những người khác. Vậy với những quyết định phức tạp thì tôi sẽ làm gì để đưa ra một
quyết định chín chắn cho mình? Tôi tham khảo và làm theo những "nấc bước" sau đây:
Bước 1: Hiểu vấn đề

•Tôi phải quyết định điều gì?
• Đảm bảo là tôi phải tập trung chính xác vào vấn đề mà

gây ra sự rắc rối.
Bước 2: Nhận định các giải pháp
• Những lựa chọn của tôi là gì?
• Nghĩ đến các cách mà tôi có thể giải quyết được vấn đề.
• Tham khảo ý kiến từ những người khác, có thể là bố
mẹ, thầy cô, bạn bè tôi hoặc những người mà tôi cảm thấy tin tưởng.
• Lắng nghe những ý kiến góp ý và phân tích trên cơ sở
thực tế bản thân.


Quan tâm tới việc tự đánh giá bản thân.
2. Quyết định đâu là giải pháp tốt nhất, sau đó làm theo giải pháp đó


Kết hợp tất cả các thông tin để quyết định đâu là sự lựa chọn tốt nhất. ;



Quyết định và thực hiện. ;



Chịu trách nhiệm về quyết định và hành động của mình.

Một số quyết định làm và không làm:


Trung thực trong việc xác định và đánh giá vấn đề ;

3




Chấp nhận trách nhiệm cho các quyết định trong cuộc sống của mình ;



Sử dụng thời gian một cách khôn ngoan khi tôi quyết định – Sử dụng tối đa thời


gian mà tôi cần để không tạo thêm vấn đề mới ;


Có sự tự tin trong khả năng đưa ra quyết định của mình – và khả năng học hỏi từ

những sai lầm của tôi nữa.
Không làm:


Có những mong muốn không thực tế cho bản thân tôi – chắc chắn sớm hay muộn

tôi cũng sẽ có quyết định sai ;


Có quyết định “trong chốc lát” trừ khi thật cần thiết. Thay vào đó hãy tuân thủ

theo 4 bước khi đưa ra quyết định ;


Hành động không cần thiết khi phương hướng hành động tốt nhất là không làm

gì cả ;


Lừa gạt bản thân mình bằng cách chọn những giải pháp dễ dàng và thuận lợi

nhưng không giải quyết được vấn đề
Đưa ra quyết định thì dễ – Nhưng quyết định đúng yêu cầu phải có kiến thức
và kỹ năng.

Thay đổi tốt hay xấu là tuỳ thuộc vào cách nhìn của tổ chức. Điểm tiếp theo là thay
đổi có tính bền vững - những thay đổi tạm thời không được coi là bất kỳ dạng học tập
nào. Ngoài ra, theo định nghĩa, học tập diễn ra khi có sự thay đổi trong hành động. Một
thay đổi trong quá trình suy nghĩ hay trong thái độ nếu không đi kèm với sự thay đổi
hành vi thì không phải là học tập. Cuối cùng, kinh nghiệm là cần thiết trong học tập.
Kinh nghiệm chúng ta có thể đạt được trực tiếp nhờ vào việc quan sát hay thực hành,
hoặc gián tiếp thông qua đọc các tài liệu. Và nếu kinh nghiệm tạo ra sự thay đổi bền
vững trong hành vi thì chúng ta có thể cho rằng việc học tập được thực hiện.Kiến thức
chúng ta nhận được từ học tập có thể là kiến thức bên ngoài (hiện hữu) và kiến thức từ
kinh nghiệm. Kiến thức bên ngoài có được là thông qua các bài giảng hay qua giao tiếp
với mọi người. Kiến thức từ kinh nghiệm là những điều chúng ta có được từ hành động
hay suy nghĩ và chia sẻ với mọi người bằng cách quan sát và trải nghiệm. Đôi khi ta
gặp trường hợp như khi nghe ai đó nói với mình “tôi không thể nói với anh làm như thế
nào, tôi chỉ có thể làm để anh thấy’, thì có nghĩa là anh ta đang sở hữu kiến thức kinh

4


nghiệm.
V/d : Cụ thể về trường hợp của bản thân tôi ( là người hút thuốc lá)
Thói quen ảnh hưởng nhiều đến Kiến thức, kiến thức có ảnh hưởng đến thói quen,
nhưng rất ít
Ai cũng biết hút thuốc lá là có hại, nhưng vẫn có nhiều người hút thuốc. Tôi cho
rằng hút thuốc “hút thuốc giúp thư giãn hơn lúc nghỉ ngơi, tập trung hơn lúc làm việc,
và làm tăng chất lượng cuộc sống”. Thói quen ảnh hưởng nhiều đến thái độ, thái độ
cũng có ảnh hưởng nhiều lên thói quen, nhưng chỉ nhất thời. Nguyên nhân là hành vi,
thái độ thay đổi nhanh, còn thói quen rất chậm thay đổi. Trước khi thói quen kịp thay
đổi, thì thái độ đã thay đổi rồi.



Những ai đã từng hút thuốc sẽ hiểu khó khăn của việc bỏ thói quen hút

thuốc, và thật khó duy trì thái độ quyết tâm bỏ thuốc một cách ổn định, đều đặn.


Những ai không thích tập thể thao sẽ thấy việc duy trì tinh thần thể thao

hàng tuần là khó thế nào
Sự ì ạch của thói quen, chính là nguyên nhân chính của việc không mang lại hiệu
quả. Kết quả là hành vi, thói quen sẽ kéo thái độ, quay lại tầm cũ.

CHƯƠNG II- ĐẶT NỀN TẢNG TRÊN CÁC MÔ HÌNH XÂY DỰNG TƯ DUY VÀ
HÀNH VI
1. Cách thức mà mỗi cá nhân nhận định hoặc cắt nghĩa các biến cố và tình
huống sẽ có vai trò điều tiết cách thức mà cá nhân ấy cảm nhận và hành xử. Nhận thức
của mỗi cá nhân tồn tại trong mối quan hệ tương tác giữa cảm xúc và hành vi cùng
những hậu quả của chúng trên các sự kiện xảy ra trong môi trường sống của người ấy.
Như vậy, sự vận hành của con người là kết quả của sự tương tác liên tục giữa các biến
số đặc hiệu của ngưòi ấy (niềm tin, các tiến trình nhận thức, cảm xúc và hành vi) và các
biến số môi trường. Những biến số này có ảnh hưởng hỗ tương theo diễn tiến thời gian.

5


Tuy nhiên, không được coi yếu tố nào là chủ yếu hoặc như là nguyên nhân đầu tiên, mà
phải coi là yếu tố cá nhân và môi trường vừa là yếu tố khởi phát vừa là kết quả của tiến
trình tương giao.
2. Việc diễn giải ý nghĩa của các sự kiện là có tính cách tích cực và liên tục.
Việc phân tích các sự kiện giúp cho cá nhân rút ra một số ý nghĩa từ các kinh nghiệm
của mình và giúp cho cá nhân hiểu được các sự việc với mục đích thiết lập nên một

“môi trường sống riêng của cá nhân mình” (personal environment) cũng như cách
đáp ứng của người ấy đối với các sự kiện. Kết quả là, các chức năng về cảm xúc và
hành vi được xem là có mục đích và có tính thích ứng. Con người được xem là những
người tìm kiếm, nhà sáng tạo và sử dụng thông tin một cách tích cực .
3. Mỗi con người có thể phát triển nên những hệ thống niềm tin đặc thù của
mình từ đó hướng dẫn cho các hành vi của người ấy. Niềm tin và giả thuyết ảnh
hưởng trên tri giác và trí nhớ cá nhân, từ đó hướng dẫn trí nhớ được kích hoạt khi có
các kích thích hoặc có các sự kiện đặc hiệu. Mỗi cá nhân trở nên nhạy cảm với các
tác nhân đặc hiệu gồm có các biến cố bên ngoài và các kinh nghiệm cảm xúc bên
trong. Niềm tin và các giả định góp phần vào khuynh hướng khiến cho đương sự
tham gia một cách chọn lọc và tiếp nhận thông tin nào phù hợp với hệ thống niềm tin
vốn có, và “bỏ qua” những thông tin nào không phù hợp với những niềm tin ấy .
4. Các yếu tố gây stress do vậy sẽ góp phần vào sự tổn hại hoạt động nhận
thức cá nhân “tôi có nhiều khuyết điểm” (bản thân) và “những người xung quanh tôi
không thể tin cậy được” (xã hội). Ngược lại những cá nhân đầy giận dữ, có thể không
tin rằng mình có khuyết điểm (bản thân), tuy nhiên, họ có khuynh hướng tin rằng thế
giới là nguy hiểm (xã hội) và con người thì có tính ma mãnh (xã hội). Mặc dầu những
niềm tin này không thể là thành phần của những suy nghĩ hằng ngày, những niềm tin
này có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi và các phản ứng của họ đối với người
khác.
CHƯƠNG III- NHẬN THỨC HÀNH VI & ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC
Muốn quản lý chúng ta phải xác định quá trình của một hành vi và các nhân tố
tác động để ứng dụng nó trong quản lý như thế nào. Muốn quản lí thay đổi, nhiều khi
chúng ta cho rằng ý thức là nguyên nhân của hành vi không đạt kì vọng. Thực tế thì, để
hình thành ý thức, phải trải qua các hành vi và kết quả đó được lưu giữ trong tiềm thức.

6


Để có ý thức tốt chúng ta phải đợi quá lâu có thể một thế hệ. Nhưng quản lý thay đổi

không cho phép chúng ta chờ đợi vậy trong quản lý nhân sự chúng ta loại bỏ nguyên
nhân của hoạt động không đạt mục tiêu là ý thức kém. Có như vậy, chúng ta mới thấy rõ
giải pháp thay đổi.
9 Nhân tố tác động để thay đổi và quản lý hành vi, thay đổi tổ chức.

1. Thông tin giác quan hiện thời.
Để khởi tạo một hành vi, con người sẽ nhận được thông tin từ các giác quan có thể
thông qua nghe thấy, nhìn thấy (đọc được) cảm thấy qua các giác quan khác. Khi thông
tin tác động vào vỏ não nó khởi động hành vi ở giai đoạn nhận thức. Nhưng hành vi
chưa diễn ra. Thông tin giác quan hiện thời giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì nó khởi tạo
hành vi. Cũng chính vì thế mà trong quản lý xã hội, quản lý doanh nghiệp có nhiều ứng
dụng song song. Nhờ có các biện pháp cung cấp song song nhiều thông tin giác quan
hiện thời mà tác động mạnh đến hành vi con người phải tuân theo mục đích của người
quản lý.
2. Tiềm thức.
Tiềm thức là những gì đã nạp vào hoặc xảy ra và ghi nhận trong bộ não con người trở
thành những tiêu chuẩn của hành vi. Bao gồm: Kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, quy
phạm xã hội được ghi nhận, quy chuẩn môi trường sống và làm việc. Mỗi người có
thông tin tiềm thức khác nhau và vì vậy cùng một thông tin giác quan hiện thời tác động
nhưng chúng ta lại thấy những người khác nhau có hành vi khác nhau. Tiềm thức có vai
trò hết sức quan trọng trong giai đoạn nhận thức của hành vi, nó đối chiếu, so sánh và
7


thúc đẩy hành vi rõ ràng. Muốn thay đổi hành vi, chúng ta phải tác động vào tiềm thức.
Trong doanh nghiệp hoạt động này bao gồm truyền thông, đào tạo, giáo dục, thi đua…
phát triển hệ thống quản lý khoa học, đầy đủ và chuyên nghiệp là căn cứ đầy đủ nhằm
nâng cao kiến thức, kĩ năng và tác động chuẩn hoá hành vi của lực lượng nhân sự.
3. Động cơ 1.0.
Động cơ là cái thúc đẩy hành vi hướng đến mục đích và mục tiêu. Động cơ 1.0 là động

cơ đơn giản nhất mang tính sinh học, nó cũng là cấp độ thấp nhất của động cơ đáp ứng
các nhu cầu sinh học, sự tồn tại được sử dụng bằng các công cụ đe doạ nhiều hơn đáp
ứng. Tuy nhiên sức mạnh của động cơ 1.0 trong thúc đẩy hành vi là rất lớn.
4. Động cơ 2.0.
Động cơ 2.0 là mức độ cao hơn trong việc thôi thúc hành vi. Động cơ này bao gồm
những giá trị khuyến khích vật chất để thúc đẩy hành vi được thực hiện. Trong quản lý
doanh nghiệp động cơ 2.0 có thể bao gồm: Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi…
Động cơ 2.0 là động cơ của “cây gậy và củ cà rốt”. Hiện nay, động cơ 2.0 là công cụ
phổ biến để khuyến khích thúc đẩy các hành vi trong các doanh nghiệp với độ
“nghiện”ngày càng tăng.
5. Động cơ 3.0.
Động cơ này thôi thúc hành vi bởi sự đúng đắn của các giá trị nên làm, bổn phận, trách
nhiệm, danh dự. Đối với những nhà quản lý có khoa học tâm lí và nhân văn chú trọng
công tác truyền thông và giáo dục đồng thời là điển hình gương mẫu sẽ tác động rất lớn
đến động cơ 3.0 Hiện nay, động cơ này cũng đang rất được chú trọng phát triển bởi tính
tiến bộ của nó trong quản lý đồng thời xây dựng một môi trường nhân văn.
Sau khi thúc đẩy bởi 3 động cơ thì quá trình nhận thức hay quá trình ý chí của hành vi
kết thúc chuyển sang giai đoạn 2 quá trình quyết định hay quá trình lý trí.
6. Kì vọng thoả mãn.
Con người sẽ xác định các giá trị thoả mãn sau khi thực hiện hành vi xem được gì về kết
quả trực tiếp, được gì về kết quả gián tiếp, giả sử các kết quả xảy ra. Khi xác định được
kết quả thoả mãn là lúc mà hành vi chuẩn bị được hoàn thiện.
7. Chấp nhận rủi ro.
Cùng với sự thoả mãn kết quả hành vi thì con người sẽ xác định các rủi ro của hành vi
mang lại, cân nhắc mức độ hiện thực của các rủi ro, mức độ ảnh hưởng của các rủi ro

8


đến họ. Các rủi ro cao hay thấp cũng tác tác nhân quyết định hành vi có được thực hiện

hay không.
8. Sẵn sàng chịu trách nhiệm.
Khi con người xác định được kì vọng thoả mãn và rủi ro xảy ra cũng là lúc quyết định
về thực hiện hành vi hình thành rõ rệt có thể: Về cơ bản có thể có các trường hợp sau :
-Kì vọng thoả mãn cao, rủi ro thấp -> quyết định định hiện.
- Kì vọng thoả mãn cao, rủi do cao -> quyết định định hiện hoặc không thực hiện tuỳ
vào mục 2.
- Kì vọng thoả mãn thâp , rủi do thấp -> quyết định định hiện hoặc không thực hiện phụ
thuộc vào động cơ và chân giá trị.
- Kì vọng thoả mãn thấp, rủi do thấp -> không thực hiện
9. Chân giá trị.
Chân giá trị là trình độ xã hội và hiểu biết của con người về chân-thiện-mỹ. Những
quan niệm đúng sai trong gia đình, xã hội, môi trường làm việc và lối sống, nhân cách.
Chân giá trị như tác động cuối cùng lên hành vi của giai đoạn quyết định. Đặc biệt với
hành vi khó khăn quyết định thì chân giá trị ảnh hưởng rất lớn. Chúng ta có thể tác động
vào chân giá trị của mỗi người thông qua truyền thông, chiến lược và văn hoá tổ chức.
Một hành động mà không đủ 2 quá trình trên hoặc không thể nhận thức hoặc không thể
quyết định thì đó không phải là hành vi, chúng ta không phán quyết, không tác động
được. Ví dụ: hành động của người điên được pháp luật miễn trừ. Một hành vi sai lỗi,
kém hiệu quả, không đạt mục tiêu, không như mong muốn, là người quản lý, chúng ta
xác định nó do đâu trong các yếu tố trên và phải tác động để thay đổi yếu tố đó rồi hành
vi sẽ thay đổi. Đồng thời, chúng ta chuẩn bị trước những tác động để hành vi diễn ra
tích cực đạt mục tiêu.
KẾT LUẬN
Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, môi trường XH có tầm quan trọng
đặc biệt vì nếu không có XH loài người thì những tư chất có tính người cũng không thể
phát triển được, cụ thể môi trường có vai trò : - Sự hình thành nhân cách chỉ có thể được
thực hiện trong một môi trường nhất định. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động
cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó cá nhân chiếm


9


lĩnh được các kinh nghiệm xã hội loài người để hình thành và phát triển nhân cách của
mình. Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách còn tùy thuộc vào lập trường,quan điểm, thái độ của cá nhân đối
với các ảnh hưởng đó, cũng như tùy thuộc vào xu hướng và năng lực, vào mức độ cá
nhân tham gia cải biến môi trường. Con người với tư cách là một sinh thể ở bậc thang
tiến hóa cao nhất của sự tiến hóa vật chất, lại là một thực thể XH, là chủ thể lao động,
nhận thức và giao lưu. Hoạt động làm cho con người nhận thức được hiện thực, kích
thích hứng thú, niềm say mê sáng tạo và làm nảy sinh những nhu cầu mới, những thuộc
tính tâm lý mới… Nhờ đó nhân cách được hình thành và phát triển. Nó liên quan rất
nhiều đến hành vi, nhân hiệu là xây dựng hình ảnh có giá trị, độc nhất và nhất quán cho
mình. Điều đó được xây dựng nên nhờ vào các nguồn lực sẵn có: giá trị sẵn có trong ta,
bản năng tự nhiên của bản thân, qua quá trình rèn luyện, giáo dục, hành vi, kỹ năng,
trình độ học vấn, phẩm chất cá nhân, các năng lực duy, các thành tích về kinh tế, xã
hội... Xây dựng được một nhân hiệu cá nhân thành công cũng đồng nghĩa với việc ta có
một công cụ hữu ích để kiểm soát bản thân mình.Không chỉ đơn thuần là gây dựng một
hình ảnh ra thế giới bên ngoài mà nó còn là sự tự nhận thức về các điểm mạnh, điểm
yếu, kỹ năng, cảm xúc... cũng như cách sử dụng các yếu tố đó để tạo nên sự khác biệt
cho bản thân và định hướng cho các quyết định của cá nhân đó.
Xin chân thành cám ơn Thầy: TS. Hoàng Lâm Tinh đã mang lại cho em những
cái nhìn đầy đủ hơn với môn học Quản trị hành vi tổ chức, dù thời gian tương đối ngắn
nhưng em đã lĩnh hội được những điều cơ bản nhất.
Do thời gian, khả năng có hạn bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu
sót, hy vọng sẽ được thầy chỉ điểm thêm để bản thân có được nền về Quản trị

Tham khảo :
www.idr.edu.vn
www.kilobooks.com

www.hotcourses.vn
www.ebook.edu.vn
www.dhct.info

10



×