Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Kế hoạch tiếp thị cho cửa hàng trực tuyến bán đồ lưu niệm và sản phẩm thủ công của công ty CP sản xuất KD đồ lưu niệm chất lượng cao VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.07 KB, 11 trang )

Kế hoạch tiếp thị cho cửa hàng trực tuyến bán đồ lưu niệm và sản phẩm
thủ công của công ty CP Sản xuất KD đồ lưu niệm chất lượng cao VN

Bài làm

A. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp:
1. Giới thiệu doanh nghiệp:
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần sản xuất, kinh doanh đồ lưu niệm và sản
phẩm thủ công chất lượng cao Việt Nam.
- Địa chỉ: Số 135 - Phố Tràng Tiền - Phường Tràng Tiền - Quận Hoàn Kiếm - Hà
Nội - Việt Nam
- Điện thoại: (08) 4 34567899
- Fax: (08) 4 34567898
- Người đại diện pháp luật: Nghệ nhân Quách Thành An - Tổng Giám đốc Công
ty.
- Tài khoản:
+ Số: 0010022446688
+ Tại: Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2. Các sản phẩm kinh doanh, cung cấp:
- Đồ thủ công mỹ nghệ có chất lượng cao.
1


- Đồ lưu niệm có chất lượng cao.
- Xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm có chất lượng cao.
3. Kinh nghiệm, uy tín: Công ty Cổ phần sản xuất, kinh doanh đồ lưu niệm và
sản phẩm thủ công chất lượng cao Việt Nam được thành lập năm 1986, đã có 25 năm
sản xuất, kinh doanh đồ lưu niệm chất lượng cao. Sản phẩm của Công ty đã được tặng
huy chương vàng hàng Việt Nam chất lượng cao tại các hội chợ triển lãm hàng thủ
công, đồ lưu niệm Việt Nam các năm 2002, 2005, 2007, 2008, 2009, 2010.
4. Mô hình kinh doanh, sản xuất của công ty: Theo sơ đồ sau


Hội đồng Quản trị

Ban Tổng Giám đốc điều hành

Phòng Tổ chức
Hành chính

Phòng Tài
chính - Kế toán

Phòng Thiết
kế sản phẩm

Phòng Kinh
doanh

.

Xưởng sản xuất
đồ thủ công

Xưởng sản xuất
đồ mỹ nghệ

Cửa hàng giới thiệu và
bán sản phẩm số 1, 2, 3

2



B. Kế hoạch tiếp thị:
I. Mục tiêu:
Lập một kế hoạch tiếp thị nhằm đưa sản phẩm thủ công và đồ lưu niệm chất lượng
cao ra thị trường thế giới cho cửa hàng trực tuyến bán đồ lưu niệm và sản phẩm thủ
công của Việt Nam với các khách hàng tiềm năng là:
- Du khách nước ngoài đã đến thăm Việt Nam nhưng tiệc vì đã không thể mang về
nước bất cứ vật lưu niệm hoặc sản phẩm thủ công nào.
- Người Việt Nam sống ở nước ngoài.
- Các nhà sưu tập nghệ thuật và sản phẩm thủ công của Việt Nam.

II. Phân tích thị trường:
1. Thị trường sản phẩm đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam:
- Thị trường hiện tại: Còn khá nhỏ, khách hàng chủ yếu là người Việt Nam trong
nước. Việc bán hàng chủ yếu bằng phương thức trực tiếp, truyền thống, chưa phát triển
hình thức bán hàng trực tuyến.
- Tiềm năng rất lớn: Do các sản phẩm chủ yếu làm bằng tay, có độ tinh xảo cao
thể hiện sự khéo léo của đôi tay các nghệ nhân, sản phẩm làm bằng các vật liệu tự
nhiên, thân thiện với môi trường, được khách hàng người nước ngoài là khách du lịch,
các nhà sưu tập và người Việt Nam ở nước ngoài rất thích nhưng họ không thể đem
theo hành lý nên có ít khách hàng mua
2. Đối tượng khách hàng:
- Khách hàng hiện thời:
+ Chủ yếu là khách hàng trong nước đi du lịch và những người thích sưu tập nghệ
thuật và đồ thủ công mỹ nghệ.
3


+ Một số khách hàng là người nước ngoài du lịch tại Việt Nam, khách hàng là
Việt kiều: Thích những sản phẩm làm bằng tay, tinh tế, có nét đặc trung văn hóa Việt
Nam, muốn mua đồ lưu niệm hoặc đồ thủ công làm kỷ niệm, sưu tập... nhưng chỉ mua

những sản phẩm nhỏ gọn, có thể đem theo hành lý cá nhân với số lượng nhỏ.
- Khách hàng tiềm năng:
+ Du khách nước ngoài đã đến thăm Việt Nam nhưng tiếc vì đã không thể mang
được về nước họ bất cứ vật lưu niệm hoặc sản phẩm thủ công nào.
+ Người Việt Nam sống ở nước ngoài.
+ Các nhà sưu tập nghệ thuật và sản phẩm thủ công của Việt Nam.

3. Đối thủ cạnh tranh:
- Nội địa: Ở Việt Nam có nhiều cơ sở kinh doanh đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ
nghệ của Việt Nam hướng đến khách hàng nội và cả các khách hàng là người du lịch
nước ngoài. Tuy nhiên qua nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thì chưa có cơ sở sản xuất
kinh doanh nào thực sự là thành công đối với khách hàng là người nước ngoài, thị
trường ngoài nước.
- Trên thế giới: Có nhiều cơ sở kinh doanh đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ.
Trong đó có những cơ sở kinh doanh rất thành công những mặt hàng này được làm ở
các nước khác: Họ có nền văn hóa đặc trưng, truyền thống phát triển, có trình độ sản
xuất công nghiệp tiên tiến; có phương pháp tiếp thị, bán hàng tiến tiến như bán hàng
qua mạng...
Tuy nhiên, đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vẫn có nét đặc
trưng riêng có của nó và có nhiều khách hàng đặc biệt là những du khách, các nhà sưu
tập, và người Việt ở nước ngoài rất thích có.

4


III. Các công cụ, biện pháp thực hiện:
Để đạt được mục tiêu trên, Công ty cần thực hiện tốt công tác Marketing qua các
công việc sau:
1. Sử dụng hệ thống các cửa hàng hiện có giới thiệu, bán sản phẩm đồ lưu
niệm, sản phẩm thủ công của Công ty ở địa điểm du khách nước ngoài, người

Việt Nam ở nước ngoài thường tham quan để:


Làm nơi giao dịch chính thức, có địa chỉ, điện thoại, fax, email, Website;



Thăm dò, tìm hiểu sở thích, thị hiếu của khách hàng đối với các sản phẩm

đồ lưu niệm và đồ thủ công mỹ nghệ thông qua việc trao đổi, giới thiệu sản phẩm cho
khách hàng và thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu này để phân tích:
- Sản phẩm cửa hàng hiện đang có bán:
+ Sản phẩm khách hàng thích: Thực hiện tìm hiểu thị hiếu của khách hàng, thống
kê, phân loại khách hàng (nước nào, thích loại sản phẩm nào; giá bán sản phẩm họ
chấp nhận được; Số lượng sản phẩm từng loại khách hàng có nhu cầu mua)...
+ Các sản phẩm khách hàng thích nhưng có những chi tiết cần điều chỉnh: Thực
hiện lấy ý kiến khách hàng, thống kê ghi rõ ý tưởng của khách hàng, các điểm cần điều
chỉnh, phân loại khách hàng khu vực nào thích loại sản phẩm này, số lượng sản phẩm
từng loại, khách hàng có nhu cầu mua.
. Trao đổi, khéo léo khích lệ khách hàng nêu ý tưởng chỉnh sửa mẫu mã sản phẩm.
. Thiết kế mẫu theo ý tưởng của khách hàng
. Trưng bày, giới thiệu những mẫu sản phẩm đã chỉnh, sửa theo ý tưởng của khách
hàng để lấy ý kiến.

5


- Thiết kế, sản xuất thử những sản phẩm thủ công, đồ mỹ nghệ đóng được vào bao
bì gọn, nhẹ giúp khách hàng có thể mang theo được. Quảng bá, giới thiệu và bán thử,
nếu được khách hàng chập nhận sẽ cho sản xuất chính thức.

- Các sản phẩm khách hàng thích nhưng hiện tại cửa hàng chưa có: Căn cứ số liệu
thống kê lấy ý kiến khách hàng, đối với những sản phẩm có nhiều khách hàng thích
nhưng cửa hàng có khả năng cung cấp được, thực hiện:
. Trao đổi, khéo léo nhờ khách hàng nêu ý tưởng mẫu mã sản phẩm.
. Thiết kế mẫu theo ý tưởng của khách hàng
. Lấy ý kiến khách hàng về mẫu đã thiết kế, giá bán của sản phẩm.
. Trưng bày, bán thử sản phẩm mới thiết kế.
. Đánh giá sản sản phẩm bán thử. Nếu chưa đạt yêu cầu thị hiếu khách hàng thì
thực hiện hiệu chỉnh tiếp theo thị hiếu khách hàng. Nếu phù hợp với thị hiếu, bán tốt,
thực hiện sản xuất để bán phù hợp với nhu cầu số lượng khách hàng cần.

2. Sử dụng Internet để quảng bá, giới thiệu, giao dịch với khách hàng quốc
tế, thông qua:
2.1.. Phương tiện thực hiện:
- Tạo lập Website của cửa hàng,.
- Sử dụng các mạng xã hội như: Facebook, Myspace, TWitter...
- Viết blog...
2.2. Mục đích:
- Giới thiệu về cửa hàng: Địa chỉ, điện thoại (Giám đốc, bộ phận giao dịch, số
điện thoại giao dịch, số fax...), lĩnh vực kinh doanh là hàng thủ công, và đồ lưu niệm
Việt Nam chất lượng cao; giới thiệu thương hiệu, uy tín của cửa hàng...
6


- Giới thiệu các sản phẩm hiện cửa hàng đang cung cấp, phân theo từng loại để
khách hàng dễ tra cứu, lựa chọn; giá từng sản phẩm.
- Giới thiệu các chính sách bán hàng: Chương trình khuyến mại, giảm giá....
- Cách thức bán hàng: Khách hàng có thể đặt hàng qua Website của Công ty; qua
điện thoại; fax,....
- Giới thiệu phương thức thanh toán khi mua hàng: Tạo sự thuận lợi tối đa cho

khách hàng như: Chuyển khoản; thanh toán qua thẻ tín dụng; thẻ thanh toán ngân
hàng.....
- Tạo trang diễn đàn cho khách hàng để khách hàng tự do trao đổi:
+ Khách hàng góp ý, đánh giá về sản phẩm hiện đang bán từ đó giúp cửa hàng
biết định vị sản phẩm của mình trong khách hàng, sản phẩm của mình có đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng không, có những điểm gì khiếm khuyết cần phải hoàn
chỉnh... giúp công ty có chính sách, biện pháp hoàn chỉnh sản phẩm của mình theo đáp
ứng theo yêu cầu của khách hàng.
+ Khách hàng tư vấn về những sản phẩm đang là thị hiếu trên thị trường nhưng
cửa hàng chưa có, cần cung cấp đáp ứng nhu cầu thị trường từng khu vực, từng nước
để công ty biết và có chính sách cung cấp sản phẩm này.
+ Khách hàng trao đổi, đánh giá, đưa ra ý kiến về các chính sách bán hàng của
cửa hàng: Thái độ phục vụ của nhân viên, giá cả, phương thức thanh toán, địa chỉ giao
hàng, thái độ giao hàng, thái độ chăm sóc khách hàng sau bán hàng (bảo hành, bảo
trì..) có làm hài lòng khách hàng không, điểm gì chưa tốt để của hàng biết, có biện
pháp khắc phục hướng tới phục vụ khách hàng tối ưu nhất.
+ Các vấn đế khác liên quan khách hàng quan tâm đưa ra ý kiến cùng thảo luận,
trao đổi.

7


3. Tham gia các sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủ công và đồ
lưu niệm của Công ty với khách hàng nói chung, đặc biệt là khách hàng là người
nước ngoài, các nhà sưu tập và Việt kiều, qua các hình thức:
- Tham gia các hội trợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm trong nước, hội trợ tại các
nước có tiềm năng khách hàng lớn như các nước thuộc EU, Mỹ, Úc, nhằm:
+ Giới thiệu, quảng bá sản phẩm.
+ Thăm dò, tìm hiểu tiềm năng thị trường ở nước tham gia hội trợ, sở thích, thị
hiếu, thói quyen của khách hàng đối các sản phẩm thủ công, đồ lưu niệm nói chung và

của Công ty nói riêng. Từ đó có chiến lược cho hoạt động của Công ty.
+ Tìm đối tác trong việc sản xuất, bán sản phẩm thủ công, đồ lưu niệm của công
ty tại các nước khác:
. Đối tác làm đại lý, bán hàng cho Công ty.
. Đối tác có thể thiết kế, cung cấp mẫu, mã đồ thủ công, đồ lưu niệm phù với thị
hiếu của người nước họ hoặc khách hàng của họ để công ty sản xuất thử, bán cho họ.
. Đối tác hỗ trợ cho công ty các dịch vụ mặt pháp lý, tiếp thị tại các nước sở tại
trong quá trình tiếp thị, kinh doanh sản phẩm thủ công, đồ lưu niệm của công ty.
- Tham gia tài trợ các sự kiện quốc tế tổ chức tại Việt Nam như các sự kiện thể
thao, hội nghị quốc tế... (vừa thực hiện được quản bá, giới thiệu, định vị sản phẩm của
công ty đối với khách hàng trong nước, các khách hàng người nước ngoài và tiết kiệm
ngân sách của Công ty), như:
+ Đổi tài trợ lấy quảng bá hình ảnh công ty, quảng bá các sản phẩm có tính đại
diện của công ty.
+ Quà tặng sản phẩm thủ công, đồ lưu niệm của công ty là giải thưởng, đồ lưu
niệm cho những nhân vật người nước ngoài có danh tiếng, các vận động viên ... Qua

8


các đối tượng này họ vô tình thực hiện quảng bá sản phẩm của công ty đến rất nhiều
người nước ngoài khác.

4. Quảng bá hình ảnh công ty, các sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với
từng khu vực: Trên các ấn phẩm điện tử (báo, tạp chí người tiêu dùng...) mà người
dân nước sở tại thường ưa thích đọc hàng ngày và phù hợp với ngân sách của công ty.

5. Cách thức giao hàng cho khách hàng: Công ty cần cải tiến cách thức giao
hàng thuận lợi nhất cho khách hàng, như:
- Đối với sản phẩm thủ công, đồ lưu niệm nhỏ gọn: Đóng bao bì cẩn thận, gọn,

nhẹ để khách hàng có thể đem theo, xách tay trực tiếp đưa từ Việt Nam về nước. Hoặc
đóng thành kiện xuất khẩu sang các đại lý ở nước ngoài để bán.
- Đối với sản phẩm thủ công, đồ lưu niệm có kích thước khá lớn, khách hàng
không thể mang trực tiếp về nước bằng hàng xách tay:
+ Đóng đồ gửi qua đường bưu phẩm, bưu kiện: Qua Bưu điện, hàng không, gửi
qua đường biển... .
+ Mở cửa hàng đại lý cung ứng ở các nước, khu vực có nhiều khách hàng để phục
vụ nhằm cung cấp kịp thời sản phẩm, tiết kiệm chi phí.
+ Tổ chức giao hàng trực tiếp đến địa chỉ khách hàng yêu cầu thông qua các đại lý
hoặc qua gửi Bưu kiện qua hệ thống Bưu điện.

6. Đổi mới phương thức thanh toán tạo sự thuận lợi tối đa cho khách hàng,
như: Thanh toán chuyển khoản; thanh toán bằng thẻ ngân hàng, hoặc bằng các loại thẻ
khác ở tại nơi bán hàng hoặc tại cửa nhà khách hàng..

9


7. Thái độ phục vụ bán hàng, sau bán hàng: Tạo sự hài lòng tối đa cho khách
hàng thông qua:
- Thái độ bán hàng cởi mở, lịch sự, tận tình, chu đáo nhưng không làm phiền
khách hàng.
- Thực hiện nhất quán chính sách bảo hành, bảo trì, sửa chữa, thay thế các sản
phẩm bị hư hỏng cho khách hàng kịp thời, chu đáo.
- Thực hiện chính sách khuyến mãi, ưu đãi về giá, cho khách hàng theo chiến lược
bán hàng: Giai đoạn đầu mới giới thiệu, bán sản phẩm; các khách hàng lớn; các sự
kiện...
- Thực hiện chính sách tặng thêm sản phẩm cho khách hàng khi mua sản phẩm có
giá trị lớn bằng một sản phẩm có giá trị nhỏ hơn vừa tạo niềm vui cho khách hàng, vừa
giới thiệu sản phẩm nhỏ này cho khách hàng dùng thử qua đó đánh giá chất lượng sản

phẩm và quảng bá giúp sản phẩm tại nơi khách hàng sinh sống.
- Luôn lắng nghe, tiếp thu mọi ý kiến của khách hàng với lời biết ơn.

8. Có kế hoạch ngân sách phù hợp với năng lực tài chính của công ty và đáp
ứng kế hoạch đã đặt ra để đảm bảo về mặt tài chính cho việc thực hiện kế hoạch .

C. Kết luận: Để kế hoạch tiếp thị trên được thành công, quá trình thực hiện công
ty cần:
- Tôn trọng và thực hiện đúng kế hoạch đã đặt ra.
- Thường xuyên có sự đánh giá, sửa đổi, bổ sung các vấn đề kế hoạch có khiếm
khuyết so với thực tế thực hiện (nếu có) để tổ chức thực hiện kịp thời.
10


Với kế hoạch trên, tôi tin tưởng Công ty nhất định sẽ thành công./.

11



×