Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Những đặc điểm chính trong văn hóa tiêu dùng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.14 KB, 11 trang )

Những đặc điểm chính trong văn hóa tiêu dùng tại Việt Nam. Tác động của các yếu tố
văn hóa đối với nền kinh tế nói chung và những thị trường cho các sản phẩm nhất định
(xuất/nhập khẩu)
CHÚNG TA NHẬN THẤY RẰNG:

Văn hóa và kinh doanh có mối quan hệ mật thiết không tách rời nhau. Chúng có
một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Văn hoá là một yếu tố then chốt tác động
tới mọi giai đoạn trong quá trình phát triển. Do đó, khi xét đến kinh tế học không thể
không nhắc đến nền văn hóa bên cạnh nó. Xét trên quy mô nhỏ, các nhà kinh doanh
phải hiểu rõ điều này để có thể định hướng phát triển không chỉ kinh tế mà còn bảo
tồn, phát huy và tiếp thu văn hóa từ môi trường đa văn hóa hiện nay. Trên quy mô rộng
hơn, chúng ta cần hiểu rằng một nền văn hóa đúng hướng sẽ dẫn đến một nền kinh tế
vững bền. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết về văn hóa tiêu dùng của Việt Nam, tác
động của văn hóa đối với kinh tế nói chung và thị trường xuất nhập khẩu nói riêng.
I. Văn hóa tiêu dùng
Mỗi đất nước, mỗi cộng đồng hay cụ thể hơn là mỗi cá nhân đều có các phương
thức và đặc điểm văn hóa tiêu dùng riêng. Điều này làm nên đặc tính tiêu dùng riêng
của từng đất nước cộng đồng hay cá nhân đó. Chúng ta cần nhìn nhận, đánh giá để
thấy được mặt được, mặt hạn chế của nền văn hóa này để tìm ra phương thức thúc đẩy


và phát triển một nền văn hóa tiêu dùng tích cực. Đối với thị trường tiêu dùng Việt
Nam, văn hóa tiêu dùng nổi lên với 2 đặc điểm chính:
1. Thói quen tiêu dùng xa xỉ.
Cách đây không lâu, sau khi phỏng vấn 10.502 người tại 24 quốc gia và vùng
lãnh thổ thuộc châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Ðông về vấn đề tiêu dùng,
Tổ chức tín dụng quốc tế MasterCard Worldwide đã công bố kết quả khảo sát mà trong
đó, về ưu tiên cho ăn uống và giải trí, Việt Nam đứng đầu với 86%, tiếp đó là Hàn
Quốc 78%, Hồng Kông (Trung Quốc) là 75% và Việt Nam cũng đứng đầu về tiêu dùng
không toan tính với 63%, trong khi Hàn Quốc và Ôxtrâylia cùng là 59%... Bên cạnh
đó, theo công bố của Tổ chức Quỹ kinh tế mới (NEF) thời gian gần đây, Việt Nam xếp


thứ 5 về chỉ số hạnh phúc (HPI). Phải nói rằng đây là các con số có ý nghĩa tham vấn
rất quan trọng trong khi xem xét hành vi tiêu dùng ở Việt Nam.
Theo Viện sỹ - GS.TS văn hóa Trần Ngọc Thêm, trong tiêu dùng, Việt Nam có
một đặc điểm rất quan trọng của nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước đó là trọng
danh. Người Việt sống trong cộng đồng muốn mình ngang nhau, mà thực chất ai cũng
muốn mình hơn người khác. Ai cũng háo hức khoe giàu - thực ra chưa giàu tới mức đó,
nhưng vẫn cố tỏ ra giàu. Trong thời đại tiếp thị theo kiểu “xài hàng hiệu là khẳng định
mình” thì nhiều khi những người chạy theo hàng hiệu là những người còn thiếu một
phẩm chất nào đó, hay đúng hơn, thiếu bản lĩnh.


Kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, mức sống của người dân cũng ngày
một cao hơn. Cùng với đó, sự giao thoa về văn hóa trong quá trình hội nhập mạnh mẽ
khiến cho chúng ta có nhiều lựa chọn hơn cho hàng hoá từ bình dân đến xa xỉ. Điều
đáng nói là xu hướng tiêu dùng “lấy thương hiệu khẳng định phong cách” của giới
thượng lưu đang bị một bộ phận người có thu nhập chưa cao đua đòi, bắt chước, đặc
biệt là ở tầng lớp trung lưu và giới tiêu dùng trẻ. Họ sẵn sàng chi những khoản tiền lớn
cho những mặt hàng “độc” nhằm thể hiện cá tính và sự khác biệt trước đám đông như
điện thoại di động, xe hơi... ví dụ như vừa qua ở một vùng quê miền núi một Nữ thiếu
gia tổ chức đám cưới cho con mình bằng nhiều xe hơi sang trọng và một dàn ca sĩ nổi
tiếng để khẳng định mình trước xã hội. Trong một cuộc hội thảo được tổ chức mới đây,
Phó ban Văn hóa-Văn nghệ Báo Nhân dân Nguyễn Hòa nói: Khi nhìn vào thực trạng
vấn đề tiêu dùng ở Việt Nam, dù kiêu hãnh về sự tăng trưởng kinh tế đến đâu cũng
không thể không e ngại về nghịch lý ngày càng gia tăng giữa tăng trưởng và tiêu dùng,
về sự thiếu điều chỉnh và “có lẽ bao hàm cả sự vô phương hướng trong hành vi tiêu
dùng của một bộ phận xã hội”.
Khuynh hướng bắt chước lối sống và cách hưởng thụ của thanh niên các nước
như Hàn Quốc, Nhật Bản có xu hướng tăng, nhưng lại chỉ bắt chước phần giá trị ảo,
chứ không phải ở chiều sâu văn hóa. Cách hiểu này kết hợp với tính sĩ diện, học đòi
vốn còn tiềm ẩn trong tâm lý tiểu nông tư hữu có cơ hội trỗi dậy, nhiều người đã phóng

chiếu các thói tật này bằng việc chạy theo một số kiểu lối hưởng thụ được cho là thời
thượng, và tự cho mình có được cái “quyền” hưởng thụ khoái lạc đó.


Hầu hết các chuyên gia phân tích đều cho rằng, thói quen tiêu dùng xa xỉ cùng
tật đua đòi đã góp phần không nhỏ tạo ra xu hướng tiêu dùng mới: Vọng ngoại và quay
lưng với hàng Việt Nam. Sự vọng ngoại thể hiện ở chỗ, cùng mặt hàng có chất lượng
như nhau, mẫu mã cũng không chênh lệch nhiều về tính thẩm mĩ, nhưng nhiều người
tiêu dùng vẫn ưu tiên lựa chọn hàng ngoại. Chính điều này đã dẫn tới nghịch lý: Hàng
do người Việt Nam sản xuất tại Việt Nam, nhưng phải xuất ra nước ngoài để doanh
nghiệp nước ngoài đóng gói, sau đó quay lại phục vụ khách hàng là người Việt Nam
với giá thành đắt hơn gấp nhiều lần. Nghịch lý này đang gây thiệt hại cho chính người
tiêu dùng Việt Nam, cũng như cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo PGS Đào Duy
Quát, văn hóa tiêu dùng là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.
Văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam là sự thể hiện các giá trị văn hóa của con người
Việt Nam trong tiêu dùng cá nhân và trong tiêu dùng sản xuất. Cuộc vận động Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được triển khai chính là bước đột phá và nếu
những mục tiêu của Cuộc vận động đạt tới mong muốn, chúng ta hoàn toàn có thể
hướng hành vi tiêu dùng của người Việt Nam tới một sự lành mạnh và phát triển đặt
điểm tiêu dùng thứ hai.
2. Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam.
Khảo sát thời gian gần đây cho thấy, 80% ý kiến người tiêu dùng nước ngoài tại
Việt Nam đều thích dùng hàng Việt. Ngược lại, nhiều ý kiến của người tiêu dùng trong
nước lại tỏ ra không hài lòng về hàng Việt bởi so với sự “bủa vây” của các mặt hàng
phổ biến như “hàng Tàu” về chất lượng, mẫu mã và thời trang thì chúng ta không theo


kịp. Tuy nhiên, có một điều được khẳng định, đó là những mặt hàng “Made in Việt
Nam” (hàng xuất khẩu, hay còn gọi là hàng công ty) đang dần có chỗ đứng khi người
tiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng.

Ở một góc độ khác, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” dường như vẫn chưa đạt hiệu quả như
mong muốn, người dân vẫn thích dùng hàng ngoại. Tuy nhiên, “sính ngoại” không
hoàn toàn xuất phát từ tâm lý của người tiêu dùng. Còn nguyên nhân sâu xa hơn của xu
hướng tiêu dùng ấy, đó là các nhà sản xuất Việt Nam cũng không kém phần... sính
ngoại! Họ chỉ quan tâm phát triển thị trường xuất khẩu mà bỏ quên thị trường trong
nước, một thị trường có dân số lớn thứ 13 trên thế giới. Bên cạnh đó, lãnh đạo cũng
chưa thực sự nêu gương trong tiêu dùng hàng nội địa và đó là nguyên nhân chính dẫn
tới việc người Việt chưa thực sự quan tâm dùng hàng Việt. Ông Dương Trung Quốc
chia sẻ thêm: “Tôi nghĩ rằng, giờ đây, chúng ta nên vận động “Hàng Việt Nam chinh
phục người Việt Nam” và đây chính là chất lượng của hàng Việt Nam, điều này chúng
ta thấy hoàn toàn có khả năng. Hiện nay, trong nước có rất nhiều hàng hiệu. Ra nước
ngoài, chúng ta tìm mua hàng hiệu ở những nơi xịn nhất, những nơi sang trọng nhất,
nhưng cuối cùng đó lại chính là hàng do Việt Nam sản xuất, điều đó cho thấy chúng ta
vẫn sống trong giá trị ảo nhiều quá”.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, để xây dựng văn hoá tiêu dùng hàng
Việt Nam, nước ta bên cạnh việc cần có một chiến lược cạnh tranh với các nước để
giành ưu thế, trước hết ngay trên sân nhà, bằng việc sản xuất các sản phẩm hàng hoá


có chất lượng cao mang thương hiệu Việt Nam thì một thái độ tiêu dùng tôn trọng, yêu
mến hàng hoá Việt Nam của chính người tiêu dùng Việt Nam là đặc biệt cần thiết và
quan trọng.
II. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NÓI CHUNG

1. Tác động của các yếu tố văn hóa đối với nền kinh tế nói chung.
Trong xu thế phát triển hiện nay của đất nước ta, vấn đề văn hoá và kinh doanh
có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Văn hóa là một phức hợp bao gồm nhiều
vấn đề mà chỉ với ý nghĩa là một lĩnh vực hoạt động của đời sống tinh thần thì nó mới
có vị trí tương đối độc lập, còn với các ý nghĩa khác thì nó vừa biểu hiện, vừa đan xen

vào các hoạt động khác của xã hội loài người. Nhưng trên thực tế, văn hoá mới chỉ
được quan tâm và bó hẹp trong phạm vi nghiên cứu của khoa học xã hội. Mục đích cơ
bản của văn hoá là nhằm nuôi dưỡng và nâng cao phẩm chất tính cách, cá tính của con
người mà luôn hướng tới cái thiện, lòng nhân ái và cái đẹp. Văn hoá cũng nhằm làm
cho con người phát triển một cách tự do và toàn diện. Do đó, không phải văn hoá hoạt
động thông qua các phương tiện kinh tế trên thị trường. Nó chỉ là phương tiện truyền
tải được vật hoá và là hình thức vật hoá của văn hoá. Vì vậy, do một số người còn thiếu
hiểu biết vẫn giữ quan niệm cho rằng: Văn hoá như là một lĩnh vực đứng ngoài kinh tế.
Chỉ khi kinh tế phát triển thì mới có điều kiện mở mang các hoạt văn hoá, nâng cao đời
sống tinh thần của con người. Với quan niệm đó, văn hoá được coi như là một hoạt
động có tính giải trí, khi kinh tế khó khăn thì ít người quan tâm đến văn hoá. Và rõ


ràng trong điều kiện đó người ta không nhìn nhận thấy vai trò của văn hoá nói chung
cũng như văn hoá đối với kinh tế và kinh doanh nói riêng.
Quan hệ giữa văn hóa và kinh tế thuộc hai hệ thống xã hội khác nhau. Những
hoạt động văn hóa của loài người tất yếu nảy sinh khi nền kinh tế xã hội nâng cao năng
suất lao động xã hội và phân công lao động xã hội, mặc dù văn hóa và kinh tế có
những mục đích riêng và sự độc lập của mình. Như vậy, văn hóa phát triển theo xu
hướng tăng trưởng kinh tế.
* Xu hướng kết hợp tăng trưởng kinh tế: Xu thế kết hợp tăng trưởng kinh tế
với văn hóa này đang và sẽ diễn ra trong bối cảnh hợp tác và đấu tranh vì sự phát triển.
Như vậy, để phát triển kinh tế chúng ta cần đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay. Trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta đang phải đối mặt với
những thử thách to lớn do những biến đổi trong nước và thế giới tạo nên.
* Văn hóa và toàn cầu hóa kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam hôm nay cũng có
một bước tiến đáng kể so với thời kỳ trước đây khi còn thực thi nền kinh tế chỉ huy
theo lối hành chính quan liêu, bao cấp do Việt Nam có đổi mới, phát huy những giá trị
truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam cũng như nhiều đất
nước khác trên thế giới, không thể đứng ngoài xu thế hội nhập toàn cầu, vì sự phát

triển của đất nước. Chính vì vậy, toàn cầu hóa là một cơ hội để Việt Nam có thể rút
ngắn khoảng cách về tri thức, thu hẹp được khoảng cách giàu nghèo. Tất cả những giá
trị truyền thống được hun đúc nên từ chính lịch sử đâu thương mà hào hùng của dân


tộc ta. Đó chính là những di sản truyền thống quý báu mà chúng ta không thể đánh
mất, vì nếu mất đi bản sắc văn hóa dân tộc sẽ mất hết và mãi mãi. Vấn đề là làm sao
chúng ta vừa có thể hội nhập phát triển kinh tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại
để làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc mình, mà lại không làm mất đi bản
sắc dân tộc/những giá trị truyền thống mà ông cha ta để lại. Chính vì vậy, văn hóa là
một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước trong quá trình đổi
mới.
Văn hóa còn mang tính đặc thù của từng quốc gia, từng khu vực, được coi như
những di sản quý báu tích lũy được qua nhiều thế hệ, mang đậm bản sắc của quốc gia,
dân tộc. Nhưng đồng thời với quá trình phát triển, kế thừa và giữ gìn bản sắc riêng, nó
còn tiếp thu tinh hoa văn hóa của quốc gia, dân tộc khác, làm cho văn hóa vừa đậm đà
bản sắc dân tộc, làm cho vai trò của văn hóa trong hoạt động kinh tế càng được nâng
cao và thiết thực, khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, đem lại sự phát triển
với tốc độ cao và hài hòa cả về kinh tế và văn hóa.
2. Tác động của các yếu tố văn hóa đối với những thị trường cho các sản phẩm
nhất định (xuất/nhập khẩu)
Theo định nghĩa của Unesco, Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp
của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một
nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống,
phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.


Nền kinh tế nói chung và thị trường xuất/nhập khẩu nói riêng cũng đều đồng
hành và chịu sự tác động của các yếu tố văn hóa. Chính vì vậy, trong định hướng phát
triển thị trường xuất/nhập khẩu, chúng ta đều hướng tới yếu tố phát triển văn hóa, nâng

cao văn hóa doanh nhiệp, đảm bảo công bằng xã hội và chia sẻ lợi ích hợp lý. Để làm
được điều đó, Nhà nước ta chủ trương:
Thứ nhất là tăng trưởng xuất khẩu trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên nhằm đảm bảo cho sự phát
triển bền vững trong tương lai.
Thứ hai là tăng trưởng xuất khẩu phải đi đôi với việc hạn chế ô nhiễm môi
trường. Nếu không có những biện pháp kiểm soát ô nhiễm, ô nhiễm môi trường còn
làm giảm khả năng xuất khẩu và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và hàng hóa
xuất khẩu.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng chú ý nâng cao các giá trị văn hóa trong các mặt
hàng xuất khẩu. Việc nước ta có vị thể cao về các mặt hàng xuất khẩu cà phê, cao su
(Tây Nguyên), lúa gạo, thủy sản (Đồng bằng sông Cửu Long)… đã thể hiện nét cần cù,
chịu khó trong nét tính cách và nền văn minh lúa nước của người Việt Nam.
Từ các nên tảng đó, giai đoạn 2011-2015 nhà nước ta tập trung phát triển xuất
khẩu những mặt hàng có lợi thế như thuỷ sản, nông sản, dệt may, điện tử, các sản phẩm
chế tác công nghệ, không khuyến khích các mặt hàng gây ô nhiễm môi trường, chú
trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu thân thiện môi trường, hạn chế sử dụng


năng lượng và tài nguyên để đảm bảo cho các thế hệ mai sau. Để phát triển văn hóa
tiêu dùng và văn hóa doanh nghiệp, hạn chế xuất khẩu các loại hàng hóa sản xuất trong
nước, nhập khẩu hàng xa xỉ, Nhà nước phải có chính sách phát triển ngành công
nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu.


KẾT LUẬN
Hiện nay, trên thế giới đang diễn ra sự chuyển đổi mô hình phát triển hướng đến
nhận thức về vai trò của văn hoá trong việc tác động đến các hoạt động kinh tế. Trung
tâm của sự chuyển đổi này là việc chuyển đổi mô hình phát triển lấy hàng hoá vật chất
làm trung tâm sang mô hình lấy con người làm trung tâm. Chính ví vậy, Đảng ta đã đề

ra chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam là: Văn hoá là nền tảng tinh
thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực cho sự phát triển của đất nước. Việc phát triển
đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng luôn phải đồng hành cùng việc bảo tồn,
pháy huy và phát triển các giá trị văn hóa.
HẾT



×