Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.66 KB, 12 trang )

MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC
“PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT” TRONG NHÀ TRƯỜNG
I.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I.1. Lý do pháp lý:
- Thực hiện Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT – BGD ĐT – BTP, ngày 16/11/2010
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp về Hướng dẫn việc phối hợp thực hiện
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường;
- Công văn 6143, ngày 16/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai đề án
1928;
- Kế hoạch số 681/KH-BĐHĐA ngày 02/8/2012 của Ban điều hành Đề án 1928 Bộ
giáo dục và Đào tạo về kiểm tra việc thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” giai đoạn 2009-2012;
- Kế hoạch 5184 ngày 10/9/2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận.
I.2. Lý do thực tiễn:
- Triển khai kế hoạch thực hiện Đề án 1928 “ Nâng cao chất lượng công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật trong nhà trường” giai đoạn 2009 – 2012 của nhà trường là việc
làm cần thiết nhằm mang lại hiệu quả giáo dục không chỉ về học tập mà còn trang bị
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh những kiến thức pháp luật cơ bản cho bản
thân sau này.
- Giáo dục pháp luật trong nhà trường cũng là chủ trương chung của nhà trường trong
nhiều năm học, góp phần vào việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở độ tuổi bắt
đầu trưởng thành và có nhiều thay đổi về tâm sinh lý.
- Việc phổ biến giáo dục pháp luật ở trường đến học sinh tốt cũng nhằm góp phần
nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện tốt mục tiêu 3 giảm, giảm
bạo lực học đường, giảm tai nạn giao thông, ... đồng thời chính học sinh là người
tuyên truyền pháp luật đến gia đình và địa phương nơi cứ trú của mình.
II.
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
- Trước khi chưa triển khai Đề án 1982 “ Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật trong nhà trường” giai đoạn 2009 – 2012 số học sinh vi phạm kỷ luật


khá nhiều, chủ yếu học sinh vi phạm an toàn giao thông, bạo lực học đường, vi phạm
thi cử, vi phạm nề nếp như bỏ học la cà quán cafe, chơi game, trộm cắp, ... cụ thể
như sau:
1


1.Năm học 2008- 2009:
- Tổng số học sinh bị xét kỉ luật: 30 trong đó thuộc các lỗi: đánh nhau ( 27); Vô lễ với
giáo viên (1); vi phạm có hệ thống (2). Kết quả xét kỉ luật cụ thể như sau: Đuổi học:
0; Cảnh cáo: 22; Khiển trách: 6; Phê bình: 2
- Số học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu cuối năm học 2008 – 2009 là 3,7%
2.Năm học 2009- 2010:
- Tổng số học sinh bị xét kỉ luật: 42 trong đó thuộc các lỗi: đánh nhau ( 35); trộm cắp
( 7 ); vi phạm có hệ thống ( 0 ). Kết quả xét kỉ luật cụ thể như sau:
Đuổi học: 9; Cảnh cáo: 26; Khiển trách: 7; Phê bình: 0
- Số học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu cuối năm học 2009 – 2010 là 2,9%
Để hạn chế và giảm thiểu số học sinh vi phạm kỷ luật nhà trường, nâng cao chất
lượng giáo dục toàn trường, lãnh đạo và tập thể sư phạm nhà trường nhận thấy rằng
cần phải triển khai tốt hơn nữa việc phổ biến giáo dục pháp luật và kết hợp giáo dục
Kỹ năng sống trong nhà trường. Vì vậy lãnh đạo nhà trường nhanh chóng triển khai
Đề án 1928 linh hoạt, sáng tạo, chặt chẽ và phù hợp với tình hình thực tế của trường
bằng các biện pháp cụ thể, rõ ràng, dễ vận dụng.
III. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
III.1. Công tác triển khai tổ chức quán triệt và thành lập Ban chỉ đạo:
III.1.1. Việc tổ chức quán triệt Đề án 1928 “ Nâng cao chất lượng công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”:
Ngay sau khi có Hướng dẫn của Liên Bộ, đầu năm học 2010– 2011và các năm học tiếp
theo Hiệu trưởng đã phân công một Phó hiệu trưởng nghiên cứu để dự thảo thành lập
Ban chỉ đạo, dự thảo kế hoạch triển khai và chuẩn bị để tổ chức họp quán triệt, triển
khai. Sau khi hoàn chỉnh dự thảo, nhà trường đã tổ chức cuộc họp toàn thể cán bộ giáo

viên nhân viên để quán triệt, phổ biến kế hoạch triển khai thực hiện. Đối với học sinh,
Lãnh đạo nhà trường đã phân công đồng chí Phó Hiệu trưởng trực tiếp phổ biến trước
chào cờ đầu tuần tháng 10.
2


III.1.2. Việc thành lập Ban chỉ đạo:
Để chỉ đạo triển khai kế hoạch, Hiệu trưởng đã thành lập Ban chỉ đạo gồm 10 đồng chí
và phân công cụ thể nhiệm vụ của từng thành viên. Thành phần Ban chỉ đạo gồm các
đồng chí trong lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các đoàn thể, tổ trưởng tổ Sử địa GDCD,
giáo viên dạy GDCD và Tổ trưởng tổ HCQT.
III.2. Việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch:
III.2.1. Trước khi bước vào năm học:
- Hàng năm vào đầu tháng 8, nhà trường tổ chức Hội nghị CBGVNV để thực hiện 2
nhiệm vụ, đó là : Học tập các văn bản pháp luật và góp ý xây dựng kế hoạch năm
học mới.
- Các văn bản pháp luật chủ yếu được tổ chức học tập là : Luật giáo dục, luật công
chức, luật viên chức, luật lao động, luật bảo hiểm, luật tài chính, luật phòng chống
tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm, luật thuế thu nhập, luật khiếu nại tố cáo, luật
an toàn giao thông, luật phòng chống ma túy, luật phòng cháy chữa cháy, luật nghĩa
vụ quân sự, luật công đoàn, luật bảo vệ môi trường, luật hình sự ...
- Cách phổ biến là chọn lọc các nội dung có liên quan đến tập thể và CBGVNV. Ngoài
việc phổ biến các luật này, trường còn phổ biến các Nghị định, Thông tư, Điều lệ có
liên quan và phổ biến nội quy, quy định nội bộ của trường.
- Đối với học sinh, trong ngày tựu trường, trường đã phân công tổ giám thị phổ biến
quán triệt một số văn bản như : Luật giao thông, luật phòng chống ma túy, luật
phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, luật khiếu nại tố cáo, luật nghĩa vụ
quân sự, luật bảo vệ môi trường, luật phòng cháy chữa cháy, luật hình sự. Ngoài ra
còn phổ biến Điều lệ và nội quy nhà trường.
- Ban chuyên môn căn cứ vào kế hoạch chung, chỉ đạo nhóm giáo viên dạy GDCD

tiến hành dạy một số nội dung về giáo dục pháp luật, chỉ đạo các tổ bộ môn còn lại
dạy tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật.
3


- Ban hoạt động ngoài giờ phối hợp với các đoàn thể để xây dựng kế hoạch hoạt động
ngoài giờ, trong đó nội dung cơ bản của các mặt hoạt động là phổ biến giáo dục
pháp luật kết hợp lồng ghép dạy kỹ năng sống.
III.2.2. Thực hiện và triển khai kế hoạch trong năm học:
- Ngoài việc chỉ đạo dạy lồng ghép, tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật
trong các bộ môn văn hóa và nội dung tiết dạy giáo dục ngoài giờ lên lớp do giáo
viên chủ nhiệm thực hiện; Trường còn tổ chức một số hoạt động khác rất cụ thể như:
• Tuần đầu tiên của năm học trong tiết chào cờ trường phát động phong trào “Nói
lời hay làm việc tốt”, phong trào “Rèn luyện lòng tự trọng và sự sáng tạo”. Thực
hiện tốt “ Mục tiêu 3 giảm”, “ Trường không có bạo lực học đường”. Sau khi phát
động, trường tổ chức cho từng tập thể lớp và cá nhân học sinh ký cam kết thực
hiện và giao cho tổ giám thị theo dõi, kiểm tra, đánh giá.
• Hàng quý, các giờ chào cờ đầu tuần, trường sắp xếp mời Công an thành phố Phan
Thiết đến phổ biến về an toàn giao thông, về phòng chống ma túy, về phòng cháy
chữa cháy, về thực hiện mục tiêu “Ba giảm” và tình hình an ninh trật tự trên địa
bàn. Trường cũng đã bàn bạc và phối hợp với Công an cải tiến cách phổ biến,
không phổ biến bằng hình thức nói chuyện mà chuyển sang đặt câu hỏi dưới hình
thức trắc nghiệm để học sinh chọn phương án trả lời. Nếu trả lời đúng được khen
và nhận quà.
• Hàng tháng Ban hoạt động ngoài giờ phối hợp với các đoàn thể để tổ chức hoạt
động ngoài giờ vào chiều thứ 5, với rất nhiều nội dung được tích hợp như : Giáo
dục môi trường, giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử, giáo dục ý thức chấp hành
luật giao thông, giáo dục phòng chống tội phạm và bạo lực học đường, giáo dục
phòng hỏa cứu hỏa, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục sức khỏe sinh sản vị
thành niên, giáo dục giới tính, ..v.v.. Cách tổ chức cũng rất phong phú như : Thi

tìm hiểu nhanh bằng cách trả lời câu hỏi trắc nghiệm, tổ chức đóng tiểu phẩm,
4


giải ô chữ, thi sáng tác, thi kể chuyện, viết bài tìm hiểu về một số luật, thi hùng
biện, …v.v…
• Cũng hàng tháng, Ban chuyên môn tổ chức cho các tổ chuyên môn thực hiện
ngoại khóa chuyên đề, ví dụ như : Tổ sinh học mời Ban bảo vệ bà mẹ trẻ em của
tỉnh ngoại khóa chuyên đề về Luật bảo vệ bà mẹ trẻ em; Tổ Sử địa GDCD ngoại
khóa chuyên đề bảo vệ môi trường; Tổ Thể dục GDQP ngoại khóa về luật nghĩa
vụ quân sự và đặc biệt trong năm học 2012 - 2013 tổ Địa ngoại khóa 3 lần với
nhiều nội dung rất thiết thực như: về Luật biển và việc bảo vệ biển đảo, tìm hiểu
về các đảo và vùng biển Việt Nam, tiềm năng phát triển kinh tế biển của Việt
Nam, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam ..v.v…
• Thứ sáu hàng tuần Đoàn trường có buổi phát thanh học đường, nội dung phát
thanh cũng đã lồng ghép “ phổ biến giáo dục pháp luật” xen kẽ với các nội dung
khác ít nhất 1 tháng 1 lần.
• Để góp phần vào việc phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả, nhà trường đã chỉ
đạo xây dựng tủ sách giáo dục pháp luật với những bộ luật cơ bản, do thư viện
quản lý và giới thiệu cho tất cả CBGVNV và học sinh tham khảo.
• Ban Quản trị mạng (Website) của trường thường xuyên cập nhật nội dung của
một số luật có liên quan đến CBGVNV và học sinh để tiện cập nhật, tìm hiểu khi
cần thiết.
• Đi đôi với việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, Cấp ủy đã chỉ đạo cho đoàn
trường thành lập đội thanh niên xung kích bảo vệ an ninh ; Lãnh đạo nhà trường
đã ban hành nội quy với 59 điều, chỉ đạo tổ Giám thị thành lập hộp thư góp ý,
thành lập đường dây nóng nội bộ để xử lý nhanh các trường hợp vi phạm, thường
xuyên liên lạc với công an phường, tổ chức trao đổi nắm thông tin ở các hộ dân
kinh doanh xung quanh khu vực trường..v.v.v. Tất cả nhằm nắm thông tin để có
biện pháp giáo dục và xử lý khi cần thiết.

5


• Mặt khác để nắm bắt và chỉ đạo việc triển khai kịp thời, cuộc họp chi bộ hàng
tháng bao giờ trong Nghị quyết cũng có nội dung đánh giá về tình hình tư tưởng
và chấp hành pháp luật, từ đó đưa ra định hướng trong công tác tháng tới. Đối với
lãnh đạo nhà trường, trong kế hoạch hàng tuần bao giờ cũng có nội dung chỉ đạo
việc triển khai công tác tư tưởng và giáo dục pháp luật.
• Hơn nữa để phối hợp giáo dục tư tưởng và chấp hành pháp luật, Hội phụ huynh
trường đã đưa ra kế hoạch chỉ đạo các chi hội phụ huynh lớp, hàng tháng sinh
hoạt với lớp vào tiết 5 thứ 7 cuối tháng để nắm tình hình và giáo dục học sinh
chậm tiến.
• Bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nhà trường cũng xử lý rất nghiêm
khắc đối với các trường hợp vi phạm. Mục đích của việc xử lý là để giáo dục,
ngăn chặn kịp thời các vi phạm pháp luật.
- Bên cạnh việc giáo dục pháp luật cho học sinh nhà trường đồng thời xen kẻ việc giáo
dục kỹ năng sống với các chủ đề: Phòng chống bạo lực học đường; Ứng phó với tình
huống căng thẳng; Cảnh giác với ma túy; Giao tiếp ứng xử; Tình yêu thương; Lòng
vị tha; Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng và trường học; Học sinh trường Phan Chu
Trinh nói lời hay, làm việc tốt; Biết nhận lỗi, xin lỗi và sửa lỗi; Trang phục học
đường. Các tiểu phẩm của các chủ đề trên đều do chính các em tham gia diễn xuất
do đó học sinh theo dõi cổ vũ rất nhiệt tình. Sau mỗi tiểu phẩm đều có phần phỏng
vấn học sinh về nội dung, cho học sinh rút ra nhận xét và bài học kinh nghiệm vì vậy
hiệu quả giáo dục khá cao.
- Ngoài ra trong giờ học chính khóa môn giáo dục công dân, các giáo viên cũng đã đổi
mới cách dạy đặc biệt khi dạy pháp luật cho học sinh sao cho không còn khô cứng,
giáo điều và nhàm chán. Cụ thể như tìm hiều bài học thông qua hình thức “ Hái
hoa”; “ Hùng biện”; “Diễn tiểu phẩm” để nội dung bài học dễ đi vào tâm trí học sinh
hơn là giáo viên cứ nói thao thao cho đến hết giờ.
IV.


HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
6


- Với cách làm như trên, chúng tôi thấy rằng cán bộ giáo viên nhân viên và học

sinh đã nắm bắt được một số nội dung cơ bản của một số văn bản pháp luật cơ
bản. Chính điều đó đã tác động làm cho ý thức chấp hành pháp luật được nâng
lên, hiện tượng tiêu cực có những mặt không còn, có những mặt giảm hẳn. Cụ
thể:
• Trong cán bộ giáo viên nhân viên không có hiện tượng vi phạm pháp luật, mỗi
người đều có ý thức tuyên truyền giáo dục việc chấp hành pháp luật cho học sinh.
• Trong học sinh, các em đã có ý thức thực hiện mục tiêu Ba giảm. Chính vì vậy,
nếu như cách đây hơn 3 năm về trước, hàng năm vẫn còn có em vi phạm luật giao
thông, công an gửi văn bản về trường để xử lý thì 3 năm nay hiện tượng đó
không còn ; nếu như trước đây thỉnh thoảng 1 số năm, có hiện tượng học sinh bị
thanh niên ngoài xã hội lôi kéo vào các nhóm gây gỗ đánh nhau thì 3 năm nay
hiện tượng đó cũng không còn; đặc biệt hàng năm, trường đã phối hợp với công
an tỉnh để xét nghiệm ma túy nhưng không có học sinh nào mắc phải. Nhìn chung
ý thức chấp hành pháp luật của học sinh ngày càng tốt hơn, trong trường không
xảy ra bạo lực học đường hoặc ăn cắp vặt, ứng xử của học sinh ngày càng thân
thiện, việc chấp hành nội quy nhà trường ngày càng tiến bộ rõ nét.
- Trong năm học 2011 – 2012 số học sinh vi phạm nội quy nhà trường giảm rõ rệt so
với năm học trước, cụ thể như sau:
• Năm học 2009 – 2010: có 42 học sinh bị kỷ đưa ra hội đồng kỷ luật.
• Năm học 2010 – 2011: có 16 học sinh bị kỷ đưa ra hội đồng kỷ luật, giảm 26 em
so với năm học 2009-2010.
• Năm học 2011 – 2012: có 12 học sinh bị kỷ đưa ra hội đồng kỷ luật, giảm 4 em
so với năm học 2010-2011. Hạnh kiểm học sinh toàn trường từ trung bình trở lên

tăng 11,7% so với năm học 2010 – 2011.
- Trong năm học 2012 – 2013 ( tính đến ngày 6/5/2013) có 8 học sinh bị đưa ra hội
đồng kỷ luật, giảm 4 em so với năm học 2011-2012.
7


• Không có học sinh vi phạm an toàn giao thông, vi phạm thi cử giảm hẳn, bạo lực
học đường giảm hẳn, ý thức chấp hành nội quy nhà trường có chuyển biến rõ nét.
• Hạnh kiểm học sinh toàn trường có 99,60% đạt hạnh kiểm từ trung bình trở lên,
tăng so với năm học trước 0,5% . Kết quả học tập cũng tăng lên rõ rệt.
• Cảnh quan toàn trường sạch đẹp hơn, ý thức giữ gìn vệ sinh chung của học sinh
càng được nâng cao. Đặc biệt các em có thái độ giao tiếp ứng xử với mọi người
xung quanh thân thiện và thân ái hơn.
- Nhìn chung việc “ Giáo dục pháp luật” lồng ghép với giáo dục kỹ năng sống trong
năm qua đã có những ảnh hưởng rất tốt đến nhân cách, cách ứng xử, sự rèn luyện
phấn đấu của học sinh toàn trường. Các em cũng đã nắm và hiểu được một số nội
dung cơ bản của một số luật được phổ biến có liên quan đến bản thân. Chúng tôi tin
rằng với kiến thức pháp luật được trang bị này học sinh khối 10 và khối 11 sẽ xem
đó là kim chỉ nam cho việc rèn luyện nhân cách của mình trong những năm học tiếp
theo; Còn đối với học sinh khối 12 thì đó cũng là hành trang cần thiết cho các em
bước tiếp vào đời. Hiểu và nắm bắt được một số nội dung cơ bản của một số luật có
liên quan đến bản thân nhằm giúp các em tránh được những sa ngã hoặc những hành
vi vi phạm pháp luật.
- Từ những nội dung đã làm được như trên trường Phan Chu Trinh đã được Ban Chỉ
đạo Đề án 1928 đánh giá khá cao kết quả mà tập thể sư phạm nhà trường chúng tôi
đã cố gắng đạt được. Đó cũng là sự khích lệ, động viên để chúng tôi cố gắng hơn
nữa trong công tác “phổ biến giáo dục pháp luật” trong nhà trường của mình đạt
được kết quả tốt hơn nữa.
V.


BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT

V.1. Bài học kinh nghiệm:
Từ thực tế triển khai, chúng tôi tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm:

8


- Phải đưa kế hoạch giáo dục pháp luật vào kế hoạch tổng thể từng năm học của
trường. Trên cơ sở ấy, phải phân công một phó hiệu trưởng trực tiếp phụ trách để
chủ trì cùng với các đoàn thể để xây dựng một chương trình kế hoạch chi tiết cho
từng hoạt động trong suốt cả năm học và các năm học tiếp theo. Bởi vì giáo dục
pháp luật là cả một quá trình thường xuyên, liên tục, lâu dài, gồm cả giáo dục chính
khóa và ngoại khóa.
- Phải phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, trong đó
lực lượng chủ yếu là đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên và phụ huynh, lực lượng
nòng cốt là giáo viên dạy giáo dục công dân.
- Việc tổ chức tuyên truyền giáo dục phải có những hình thức phù hợp với đối tượng,
tránh ôm đồm, nặng về thuyết trình. Chuyển tài những nội dung cần giáo dục bằng
hình thức sân khấu hóa qua các tiểu phẩm và do chính các học sinh thể hiện, tạo sân
chơi lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên toàn trường.
- Phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và rút kinh nghiệm sau mỗi lần dự giờ, mỗi lần
tổ chức chức một hoạt động, nhằm điều chỉnh kịp thời để mang lại hiệu quả cao hơn.
V.2. Đề xuất:
- Kinh phí cấp hàng năm, cần có một khoản cấp cho hoạt động phổ biến giáo

dục pháp luật. Bởi vì muốn có hình thức tuyên truyền giáo dục hấp dẫn, cần
phải xây dựng kịch bản, dựng tiểu phẩm, mời cán bộ chuyên ngành thực hiện,
in ấn tài liệu để phát cho học sinh, bồi dưỡng cho người tổ chức thực hiện, xây
dựng tủ sách pháp luật .v.v..

- Tiếp tục rà soát, chỉnh sửa nội dung sách giáo khoa môn giáo dục công dân để

phù hợp hơn với lứa tuổi và thực tế, bổ sung hướng dẫn cách dạy tích hợp nội
dung giáo dục pháp luật ở các bộ môn văn hóa.

9


Trên đây là những việc đã làm được của tập thể sư phạm nhà trường chúng tôi,
nhằm giáo dục cho học sinh không chỉ kiến thức mà còn giáo dục nhân cách cho
học sinh, đó cũng là những vấn đề thiết thực và cấp bách hiện nay. Có thể chúng
tôi còn nhiều hạn chế và thiếu sót khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Rất
mong nhận được sự góp ý chân tình để chúng tôi học hỏi, rút kinh nghiệm để làm
tốt hơn trong những năm học tiếp theo. Xin cảm ơn và trân trọng kính chào!
Những người thực hiện:
1.

Trần Đình – Hiệu trưởng

2.

Trương Văn Trung – Phó Hiệu trưởng

3.

Nguyễn Thị Viên Phương – Phó Hiệu trưởng

Ý KIẾN NHẬN XÉT, THẨM ĐỊNH VÀ XẾP LOẠI CỦA
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH
1. Nội dung :

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………

10


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
2.Hình thức
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
3. Xếp loại:
..................................................................................................................................................
TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
11


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

12



×