Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Các đức tính của một nhà lãnh đạo thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.53 KB, 9 trang )

[Type here]

CÁC ĐỨC TÍNH CỦA MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH
CÔNG
BÀI LÀM
1. Định nghĩa về lãnh đạo
Lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.
Tùy vào những khía cạnh nghiên cứu cụ thể, các nhà nghiên cứu đã đưa ra
những khái niệm lãnh đạo khác nhau. Theo Hemphill & Coons (1957), lãnh
đạo là hành vi của một cá nhân chỉ đạo các hoạt động của một nhóm người
thực hiện một mục tiêu chung. Năm 1974, nghiên cứu của Berlew cho rằng
lãnh đạo là quá trình làm cho người khác thấm nhuần những tầm nhìn được
chia sẻ, tạo ra những cơ hội có giá trị và xây dựng niềm tin trong việc nhận
thức những giá trị và cơ hội được chia sẻ.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tố chất và kỹ năng có mối liên hệ đặc biệt với
hành vi lãnh đạo. Tố chất và kỹ năng có thể giúp người lãnh đạo đạt được
hiệu quả cao trong công việc nhưng cũng có thể dẫn đến sự thất bại của một
người lãnh đạo. Tuy nhiên, tố chất và kỹ năng là những điều kiện cần thiết
để trở thành một nhà lãnh đạo và là một nhà lãnh đạo thành công. Để phân
tích kỹ hơn những khái niệm này, tôi xin đi sâu vào phân tích những tố chất
và kỹ năng tạo nên thành công của người lãnh đạo trực tiếp quản lý mình:


[Type here]

anh Đăng Tuấn Vinh, trưởng phòng tín dụng – Vietinbank Chi nhánh
Chương Dương,
2. Tố chất
Tố chất là những phẩm chất, tính cách, nhu cầu, và giá trị đặc biệt của
một con người. Theo nghiên cứu của Bouchard, Lykken, McGue, Segal &
Tellegen (1990) thì có nhiều bằng chứng cho thấy tố chất được hình thành


trên cơ sở giáo dục và khả năng di truyền. Tố chất cá nhân được xem là có
liên quan đặc biệt đến sự thành công của lãnh đạo.
• Sự tự tin: có thể hiểu như lòng tự trọng và sự tự khẳng định khả năng
của bản thân. Sự tự tin có những ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc
và sự thăng tiến của người lãnh đạo. Những người lãnh đạo có sự tự tin cao
thường cố gắng gánh vác những công việc khó khăn và đề ra những mục tiêu
cao cho bản thân. Bên cạnh đó, sự tự tin cũng liên quan đến việc định hướng
hành động trong giải quyết các vấn đề. Hơn thế nữa, sự tự tin của người lãnh
đạo cũng tạo niềm tin cho nhân viên của mình và những người đồng nghiệp.
Với anh Vinh, sự tự tin là một trong những tố chất nổi trội của anh. Anh có
tự tin vào năng lực của bản thân và cũng tự tin vào năng lực của đội ngũ
nhân viên của mình. Với những công việc khó, anh luôn động viên tinh thần
là chúng ta sẽ làm được và bắt tay vào làm cùng nhân viên để tìm ra hướng
giải quyết. Bên cạnh đó, sự tự tin còn thể hiện ở việc tiếp xúc với khách


[Type here]

hàng, đặc biệt là những khách hàng khó tính. Theo quan điểm của anh là
không khách hàng nào mình không thể làm hài lòng, quan trọng là mình phải
tự tin vào bản thân là mình có thể làm được điều đấy. Anh cũng tự tin đề
xuất với ban lãnh đạo những hướng đi mới trong công việc nhằm tạo sự
chuyển biến cho nhân viên và thúc đẩy năng suất lao động. Đối với nhân
viên chúng tôi, sự tự tin, lạc quan trong công việc của anh đã tac động không
nhỏ làm tăng sự quyết tâm trong việc hỗ trợ anh hơn nữa trong công việc.
• Tính liêm trực: là hành vi của một cá nhân phù hợp với các giá trị
chung mà mọi người nhất trí: trung thực, có đạo đức và đáng tin. Trong một
cuộc khảo ở Anh với 45 giám đốc điều hành, hầu hết trong số họ coi tính
liêm trực là giá trị quan trọng của một người lãnh đạo. Để đánh giá tính liêm
trực có thể dựa vào những tiêu chí sau:

- Sự trung thực và thành thực của bản thân
- Việc giữ lời hứa
- Mức độ hoàn thành nhiệm vụ và trung thành với cấp dưới
- Bảo mật thông tin được chia sẻ
- Mức độ phù hợp giữa hành vi và lời nói
- Chịu trách nhiệm với những việc mình làm
Đối với tôi, tính trung thực là một tố chất quan trọng dẫn đến sự thành công
trong công tác quản lý của anh Vinh. Việc giữ lời hứa là một trong những


[Type here]

quan điểm sống của anh và anh cũng hướng cho nhân viên làm việc theo đó.
Với những việc đã hứa với khách hàng, dù có phải thức đêm hay không ngủ
thì anh vẫn cùng nhân viên giải quyết để công việc đúng tiến độ cho khách
hàng. Bên cạnh đó, anh là con người có tinh thần trác nhiệm cao với những
lời nói hay hành động của mình. Quan niệm của anh với nhân viên là cùng
nhau tiến bộ, anh không ngại nhận lỗi trước mặt nhân viên cũng như chịu
trách nhiệm trước những việc anh nhầm lẫn.
• Định hướng thành tích ở mức độ hợp lý: bao gồm các thái độ, giá
trị và nhu cầu liên quan: nhu cầu thành thích, mong muốn nổi bật, động cơ
thành công, sẵn sàng nhận trách nhiệm, quan tâm đến mục tiêu công việc.
Mức độ định hướng thành tích thì thường không có ranh giới rõ ràng giữa
thấp, hợp lý, cao. Lãnh đạo thành công là cố gắng duy trì mức độ này hợp lý
vì thấp hay cao đều có khả năng phá hoại hiệu quả quản lý. Đối với anh
Vinh, định hướng thành tích không phải là tố chất nổi trội nhưng theo thời
gian, với những nhân viên có sự ì lớn trong công việc, anh đã tác động nhiều
vào đinh hướng thành tích để cả tập thể cùng phát triển. Thành tích thì
thường đi đôi với lương thưởng, vần đề mà nhân viên rất quan tâm. Vì thế,
với những nhân viên chưa năng nổ, anh phải đặt ra mục tiêu để thúc đẩy

những nhân viên này lao động, làm việc hăng say hơn nữa để đạt được thành
tích cao, để nhận được lương và thưởng cao. Định hướng thành tích cũng


[Type here]

góp phần thúc đẩy tư duy sáng tạo của nhân viên trong việc hoàn thành tốt
công việc để đạt thành tích cao.
• Cảm thông và giúp đỡ: đây cũng là tố chất dẫn đến sự thành công
của anh Vinh. Đối với nhân viên, anh định hướng công việc theo đúng quy
tắc và khuôn khổ nhưng bên cạnh đó, anh luôn dành sự cảm thông cho nhân
viên. Cán bộ ngân hàng ngày nay với sức ép công việc, sức cạnh tranh
không nhỏ, thấu hiểu được điều đó, song song với công việc, anh cũng
không quên thường xuyên hỏi thăm, quan tâm đến gia đình, tâm tư tình cảm
của nhân viên. Với những nhân viên có hoàn cảnh đặc biệt như phụ nữ có
thai, anh cũng chủ động tạo điều kiện hơn trong công việc.
3. Kỹ năng
Kỹ năng là khả năng làm việc theo một cách có hiệu quả. Kỹ năng được
quy định bởi yếu tố học hỏi và di truyền. Kỹ năng được phân loại theo 3
nhóm chính:


Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ: là kiến thức về phương

pháp, các quá trình, quy trình và kỹ thuật để thực hiện một hoạt động mang
tính chuyên môn, và khả năng sử dụng công cụ, thiết bị để thực hiện hoạt
động đó. Đây là kỹ năng quan trọng trong việc điều hành, quản lý nhân viên
và là kỹ năng không thể thiếu ở một người lãnh đạo thành công. Kỹ năng
chuyên môn nghiệp vụ của anh Vinh đều được mọi người tại nơi làm việc



[Type here]

ghi nhận. Trong các kỳ thi sạt hạch hàng năm, anh luôn đứng đầu. Đối với
công viêc, hàng ngày anh không ngừng nghiên cứu những văn bản, quy
trình, quy đinh mới để cập nhật thêm kiến thức cũng như áp dụng được
những phương thức mới kịp thời điểm. Ngành ngân hàng hiện này là một
trong những ngành có sự cạnh tranh rất khốc liệt, vì thế bên cạnh việc
nghiên cứu những sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng mình, anh cũng
không quên cập nhật tình hình sản phẩm dịch vụ của đối tác, để thấy được
những điều hơn, điều kém của ngân hàng mình. Cũng từ đó, anh cùng ban
lãnh đạo chi nhánh tìm ra những chiến lược tốt cho sự phat triển của ngân
hàng mình


Kỹ năng nhận thức: là khả năng phân tích chung, tư duy lôgic,

sự thông hiểu về các hình thành khái niệm, khái niệm hóa các mối quan hệ
phức tạp và mập mờ, tính sáng tạo trong việc đưa ra ý tưởng và giải quyết
vấn đề, khả năng phân tích các sự kiện và xu hướng, lường trước sự thay đổi
và nhận ra cơ hội và các vấn đề tiềm tàng (cách tư duy quy nạp và suy diễn).
Các kỹ năng nhận thức là cần thiết trong việc lập kế hoạch, tổ chức và giải
quyết vấn đề. Đối với công việc quan hệ khách hàng, kỹ năng nhận thức là
vô cùng quan trọng để nhận biết giá trị khách hàng. Kỹ năng nhận thức được
anh Vinh thể hiện trong việc phán đoán cũng như phân tích khách hàng.
Không phải khách hàng nào đến với ngân hàng cũng là khách hàng tốt vì thế


[Type here]


kỹ năng nhận thức giúp anh Vinh tìm kiếm được những khách hàng tốt và
tránh những khách hàng xấu.


Kỹ năng giao tiếp: Là kiến thức về hành vi của con người, các

quá trình giao tiếp giữa con người với nhau, khả năng hiểu cảm xúc, thái độ
và động cơ của người khác dựa trên những gì họ nói và làm (sự thấu cảm,
tính nhạy cảm trong giao tiếp); khả năng truyền đạt rõ ràng và hiệu quả (sự
lưu loát và tính thuyết phục của lời nói), khả năng thiết lập các mối quan hệ
hiệu quả và hợp tác (sự tế nhị, kỹ năng lắng nghe, kiến thức về hành vi xã
hội chấp nhận được). Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng thực sự quan trọng trong
việc duy trì mối quan hệ khách hàng tại ngân hàng. Hàng ngày, bên cạnh
việc giải quyết các công việc tại cơ quan, anh còn dành thời gian để đi thăm
hỏi, gặp gỡ khách hàng. Kỹ năng giao tiếp không chỉ thể hiện ở những cử
chỉ nói cười đon đả với khách hàng, mà anh còn khá nhạy cảm trong khi
giao tiếp với khách hàng. Điều này khiến cho khách hàng cảm thấy nhận
được sự thông cảm, chia sẽ. Với kỹ năng giao tiếp tốt, anh đã mang lại cho
chi nhánh nhiều khách hàng tốt, khách hàng quan hệ lâu năm. Hơn thế nữa,
chính nhờ kỹ năng giao tiếp tốt mà anh cũng rất được lòng nhân viên, họ
cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc, thoải mái hơn khi được cảm thông,
chia sẻ.


[Type here]

Người lãnh đạo thành công thì không thể thiếu những tố chất và kỹ năng
nhưng bên cạnh đó phải biết vận dụng linh hoạt những yếu tố đó vào từng
điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để đạt được kết quả cao. Với sự lãnh đạo hiệu
quả của anh Vinh, phòng tín dụng dần thể hiện mình là phòng chủ lực của

chi nhánh với những chỉ tiêu được hoàn thành xuất sắc. Anh Vinh trở thành
một trong những lãnh đạo trẻ nhất và giỏi nhất của chi nhánh.


[Type here]

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Slice bài giảng Phát triển khả năng lãnh đạo
Tài liệu Phát triển khả năng lãnh đạo
Website



×