Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thế nào là lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.28 KB, 11 trang )

Thế nào là lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược

A. GIỚI THIỆU:
Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng trong khoa học về tổ
chức - nhân sự. Đó là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh
đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ
chức. Lãnh đạo có vô số công việc cần làm trong mỗi ngày làm việc của họ.
Tuy nhiên, việc xác định được các trọng tâm công việc là vô cùng quan trọng
bởi nếu không đạt được điều đó, tổ chức sẽ đi sai đường.Thành tích sáng chói
của nhiều nhà lãnh đạo đã trở thành chủ đề của nhiều câu chuyện, nhiều tác
phẩm để lại cho mọi người học hỏi. Các nhà xã hội học cũng đã cố gắng nỗ lực
tìm kiếm những tố chất, hành vi, nguồn lực và những đặc điểm hoàn cảnh nào
quyết định đến việc một người lãnh đạo có thể gây ảnh hưởng đối với cấp dưới
và làm thế nào để đạt mục tiêu chung của cả tổ chức. Tại sao một số cá nhân
nổi lên như là những người lãnh đạo hàng đầu và những yếu tố nào quyết định
cách thức một nhà lãnh đạo hành động. Các khía cạnh quan trọng này của lãnh
đạo được miêu tả khá rõ ràng trong các thuyết về Lãnh đạo uy tín và Lãnh đạo
chiến lược mà chúng ta sẽ tìm hiểu và phân tích. Trong phạm vi bài viết này, tôi
chỉ xin đề cập sơ lược đến hai phong cách lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến
lược, sự khác biệt giữa hai phong cách này. Cuối cùng là một số ý kiến chủ
quan về người lãnh đạo với phong cách mà tôi nhận định là thành công.
1


B. NỘI DUNG:
1. Thế nào là lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược:
* Lãnh đạo uy tín: Các lý thuyết về lãnh đạo uy tín ngày nay bị chi phối chủ
yếu bởi tư tưởng của nhà xã hội học thời kỳ đầu Max Weber. Theo Weber, lãnh
đạo uy tín xuất hiện khi có khủng hoảng xã hội trong đó một vị lãnh đạo nổi lên
với một tầm nhìn cấp tiến, đưa ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Nhà lãnh
đạo đó thu hút cấp dưới tin vào tầm nhìn của mình, nhờ đạt được một số thành


công ban đầu, họ tin rằng tầm nhìn là hoàn toàn có thể đạt được và những người
cấp dưới tin rằng lãnh đạo của họ là người phi thường.
Ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo uy tín là rất to lớn và sâu rộng, nó có thể
mang lại nhiều tích cực nhưng ngược lại cũng có thể có mặt trái rất tiêu cực. Ví
dụ: Franklin D. Roosevelt đã giúp nước Mỹ thoát khỏi cuộc Đại suy thoái nhờ
vào việc thực hiện một số chương trình như an sinh xã hội và huy động các
nước tham gia Thế chiến thứ 2. Nhưng trong cùng giai đoạn đó, Adolf Hitler đã
biến nước Đức theo cách thức khác khiến nước này rơi vào tình trạng đi xâm
lược, khủng bố, huỷ diệt dẫn đến cái chết của hàng triệu người trên thế giới.
* Lãnh đạo chiến lược: Các nhà lãnh đạo chiến lược có thể giúp cấp dưới
cảm thấy khâm phục, trung thành, tin tưởng và kính trọng người lãnh đạo.
Người lãnh đạo chiến lược tạo ra động lực cho cấp dưới bằng cách giúp họ
nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng và giá trị của công việc; họ khuyến khích
cấp dưới đặt lợi ích cá nhân xuống dưới mục tiêu chung của tổ chức. Nhà lãnh
2


đạo xây dựng kỹ năng và lòng tin cho cấp dưới để chuẩn bị cho họ gánh vác
trách nhiệm mới trong tổ chức. Nhà lãnh đạo khuyến khích và cả hỗ trợ cho cấp
dưới khi cần thiết nhằm mục đích duy trì lòng nhiệt huyết và nỗ lực của cấp
dưới trong hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, cấp dưới thường tin tưởng và kính
trọng người lãnh đạo và họ có động lực phấn đấu làm việc nhiều hơn những gì
họ được kỳ vọng.

2. So sánh giữa lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược.
Hiện nay, vấn đề quan trọng nhất đối với các nhà nghiên cứu về lãnh đạo là
xem xét xem lãnh lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược có những điểm nào
tương đồng với nhau không . Một số nhà nghiên cứu thì coi hai hình thức lãnh
đạo trên là tương đồng về bản chất. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu khác lại
coi đây là hai hình thức lãnh đạo riêng biệt và có một số điểm chồng chéo lên

nhau. Ngay cả trong số những nhà nghiên cứu coi đây là hai hình thức lãnh đạo
riêng biệt thì vẫn có sự bất đồng quan điểm về khả năng có thể xảy ra trường
hợp vừa thuộc hình thức lãnh đạo uy tín đồng thời lại là lãnh đạo chiến lược.
Sự không nhất quán về khái niệm trong các định nghĩa khiến việc so sánh
giữa các nhà lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược trở lên rất khó khăn . Thậm
trí việc so sánh các lý thuyết viết về cùng hai nhà lãnh đạo cũng không dễ dàng
gì. Trong một vài năm gần đây, các lý thuyết chính về lãnh đạo uy tín đã được
điều chỉnh và tiến sát đến các lý thuyết về lãnh đạo chiến lược.
3


Một số lý thuyết về lãnh đạo chiến lược chính hiện nay đã được điều chỉnh
để bổ sung một số hành vi lãnh đạo hiệu quả. Thuật ngữ chiến lược cũng được
nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa bao gồm bất kỳ loại hình lãnh đạo nào hiệu
quả, bất kể cách thức ảnh hưởng cơ bản ra sao. Tên gọi có thể nói đến sự
chuyển đổi của cấp dưới riêng lẻ hoặc sự chuyển đổi chung của toàn tổ chức.
Một đặc điểm để phân biệt rõ hơn giữa hai loại lý thuyết đó là sự chú trọng
đến uy tín và đặc trưng cá nhân. Bản chất của uy tín là được cấp dưới, những
người phụ thuộc vào sự hướng dẫn, truyền đạt của lãnh đạo, coi lãnh đạo là phi
thường. Theo Bass (1985) thì uy tín là yếu tố cần thiết của lãnh đạo chiến lược
tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh rằng một người lãnh đạo có thể có uy tín nhưng
không hẳn là lãnh đạo chiến lược. Bản chất của lãnh chiến lược dường như là
khuyến khích sự phát triển về khả năng của cấp dưới, truyền cảm hứng và làm
tăng quyền lực cho cấp dưới, tuy nhiên những tác động này có thể làm giảm sự
hình thành uy tín đối với người lãnh đạo. Chính vì vậy, các cách thức ảnh
hưởng cần thiết trong lãnh đạo chiến lược có thể không hoàn toàn phù hợp với
cách thức ảnh hưởng của lãnh đạo uy tín, mà điều này liên quan đến sự phụ
thuộc vào một người lãnh đạo phi thường.
Một số hành vi lãnh đạo trong các lý thuyết về lãnh đạo uy tín và lãnh đạo
cải cách có vẻ như giống như nhau, tuy nhiên trong các lý thuyết đó có thể có

sự khác biệt quan trọng. Những người lãnh đạo chiến lược có thể làm những
việc như tăng quyền lực cho cấp dưới và làm cho họ bớt phụ thuộc vào lãnh

4


đạo, phát triển kỹ năng và củng cố lòng tin cho cấp dưới, thành lập các nhóm tự
quản, cho cấp dưới tiếp cận trực tiếp những thông tin nhạy cảm, bỏ qua những
sự kiểm soát không cần thiết, xây dựng văn hoá vững mạnh để hỗ trợ cho việc
tăng quyền lực cho cấp dưới. Người lãnh đạo uy tín sẽ làm những việc hữu ích
để nuôi dưỡng hình ảnh về năng lực phi thường, ví dụ như quản lý ấn tượng,
hạn chế thông tin, các hành vi lạ thường và chấp nhận rủi ro cá nhân.
Một số điểm khác biệt tương đối lớn giữa lãnh đạo cải cách và lãnh đạo uy
tín đó là mức độ phổ biến, điều kiện thuận lợi và phản ứng đặc trưng của mọi
người. Theo (Bass 1996,1997) thì người lãnh đạo chiến lược thường phổ biến
hơn và có thể có trong bất kỳ một tổ chức nào ở bất kỳ cấp nào, và loại hình
lãnh đạo này nói chung phù hợp với mọi hoàn cảnh. Nhưng ngược lại, người
lãnh đạo uy tín thì rất hiếm và sự xuất hiện của người lãnh đạo này thường phụ
thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện thuận lợi (Bass,1985; Beyer,1999; Shamir &
Howell,1999). Đó là những doanh nhân có tầm nhìn xa và thành lập lên một tổ
chức mới, hoặc là những nhà cải cách nổi lên trong một tổ chức có sẵn khi bộ
máy lãnh đạo chính thức không thể giải quyết cuộc khủng hoảng trầm trọng và
có giá trị truyền thống, lòng tin bị nghi ngờ. Phản ứng của mọi người đối với
những nhà lãnh đạo uy tín thường là cực đoan và phong phú hơn là phản ứng
đối với những lãnh đạo chiến lược (Bass,1985), phản ứng này giúp giải thích tại
sao nhiều nhà lãnh đạo chính trị uy tín thường xuyên là mục tiêu để ám sát.

5



Các nghiên cứu thực tế về lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược được thực
hiện không phải với mục đích tìm hiểu các vấn đề về sự phù hợp và tính so
sánh. Mà một số nghiên cứu để tìm hiểu các cách thức ảnh hưởng cơ bản hoặc
tiến hành phân tích sâu rộng trên các nghiên cứu điều tra bằng các bảng câu hỏi
miêu tả hành vi. Muốn làm rõ thêm về câu hỏi này thì chúng ta cần tiếp tục tiến
hành nghiên cứu bổ sung.

3. Quan điểm của cá nhân về người lãnh đạo với phong cách mà tôi nhận
định là thành công
Phân tích ở trên cho thấy nhà lãnh đạo uy tín có nhiều mặt tích cực tuy
nhiên còn có cả mặt trái tiêu cực đối với cấp dưới. Uy tín tiêu cực có định
hướng quyền lực cá nhân hoá và đề cao cá nhân hơn là sự tiếp thu, họ chú trọng
cống hiến cho chính bản thân họ hơn là cho những lý tưởng. Nhà lãnh đạo uy
tín có thể sử dụng những biện pháp tư tưởng nhưng chỉ để giành lấy quyền lực
rồi sau đó lãng quên tư tưởng đó hoặc họ sẽ tuỳ tiện thay đổi để phục vụ cho
mục đích cá nhân của riêng họ, nhà lãnh đạo uy tín sẽ chi phối cấp dưới bằng
cách làm cho cấp dưới cảm thấy yếu ớt và cấp dưới luôn phải phụ thuộc vào
người lãnh đạo. Các thông tin bị cung cấp ra bên ngoài bị hạn chế và chỉ được
sử dụng để duy trì hình ảnh một nhà lãnh đạo luôn đúng hoặc để cường điệu
hoá cho những những mối đe doạ bên ngoài đối với tổ chức. Những quyết định
của lãnh đạo sẽ phản ánh nhiều đến mục đích đạt được sự tự tôn trọng cá nhân
6


và quyền lực của lãnh đạo hơn là quan tâm đến quyền lợi của cấp dưới. Những
nhà lãnh đạo uy tín có xu hướng đưa ra các quyết định mạo hiểm hơn, điều này
có thể đem lại thành công lớn nhưng cũng có thể dẫn tới thất bại nghiêm trọng.
Sự lạc quan và sự tự tin là yếu tố cần thiết của người lãnh đạo để tạo ảnh hưởng
đối với cấp dưới, mục đính chính là cho cấp dưới ủng hộ tầm nhìn của người
lãnh đạo nhưng nếu lạc quan thái quá sẽ khiến cho lãnh đạo gặp nhiều khó khăn

trong việc nhận thức những khiếm khuyết của mình. Nếu nhà lãnh đạo sớm đạt
được thành công lại thêm vào sự xu nịnh của cấp dưới thì có thể khiến người
lãnh đạo tin rằng quyết định của mình là không thể sai lầm, điều này làm cho họ
chủ quan không xem xét kỹ trước khi đưa ra những quyết định, cấp dưới thì
ngại, không dám đóng góp ý kiến cải tiến. Theo nhiều nhà nghiên cứu xã hội họ
thì lãnh đạo uy tín có thể có một số kết quả tiêu cực cụ thể như sau:
- Sự sợ hãi đối với người lãnh đạo sẽ khiến nhân viên không dám đưa ra
các đề xuất hay.
- Nhân viên cấp dưới không dám đưa ra các ý kiến phản biện vì muốn được
lãnh đạo chấp nhận.
- Có ảo tưởng là mình không thể mắc sai lầm do được cấp dưới tôn sùng
quá mức.
- Sự tự tin lạc quan thái quá làm mù quáng người lãnh đạo trước những
mối đe doạ thực sự.
- Phủ nhận vấn đề và thất bại sẽ làm giảm sự học hỏi của tổ chức.
7


- Chấp nhận những dự án mạo hiểm và mang tính phô trương ngay cả khi
những dự án có nhiều nguy cơ thất bại.
- Khiến một số cấp dưới thận cận xa lánh vì thường nhận toàn bộ lời khen
ngợi sự thành công về phần mình.
- Có nhiều kẻ thù cũng như những tín đồ mới do những hành vi tuỳ hứng
và bất thường.
- Những người kế nhiệm có năng lực không có cơ hội phát triển do quá phụ
thuộc vào người lãnh đạo.
- Sự thất bại trong việc tìm người kế nhiệm sẽ tạo ra cuộc khủng hoảng
lãnh đạo.

Ngược lại với lãnh đạo uy tín, đối với nhà lãnh đạo chiến lược thì cấp dưới cảm

thấy tin tưởng, khâm phục, trung thành và kính trọng lãnh đạo hơn. Cấp dưới có
động lực làm nhiều hơn những gì họ được kỳ vọng ban đầu. Người lãnh đạo
chiến lược có thể tạo động cơ cho cấp dưới bằng cách:
- Khen ngợi nhân viên về hiệu quả làm việc tốt, dù họ chỉ mới làm được
một nửa.
- Nếu cấp dưới trở nên buồn chán với công việc hiện tại, hãy giúp họ tìm
ra các lối đi mới, hướng đến một sự thỏa mãn cao hơn. Nếu có thể, hãy

8


cân nhắc việc thăng chức họ dựa trên những cấp bậc thành tựu đã đạt
được.
- Nói rõ những mong đợi của bạn về các kết quả công việc.
- Đảm bảo rằng công việc thường nhật của nhân viên gắn liền với nhiều
nhiệm vụ khác nhau.
- Làm cho mọi nhân viên thấy được tác động công việc của từng người
đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp hoặc phần việc của những
người xung quanh.
- Cho nhân viên một cảm giác rằng phận sự của họ ý nghĩa ra sao.
- Luôn luôn đưa ra ý kiến phản hồi và nhận xét cho nhân viên, cả tích cực
lẫn tiêu cực.
- Cho phép một cấp độ tự quản vừa phải đối với nhân viên dựa trên
những thành tựu họ đạt được.
- Gia tăng cả chiều rộng lẫn chiều sâu đối với công việc mà người nhân
viên đang làm.
- Mang đến cho mọi nhân viên các cơ hội thành công ngang nhau

Qua một số điều phân tích trên, theo quan điểm của tôi thì những tố chất và
kỹ năng của người lãnh đạo chiến lược là thành công.


9


C. KẾT LUẬN:
Những nhà lãnh đạo mà được cấp dưới coi là có uy tín nếu như họ phải biết tự
hy sinh những lợi ích của bản thân, dám gánh chịu rủi ro cá nhân, chấp nhận tốn
kém để đạt được mục tiêu họ theo đuổi. Mặt khác, lòng tin tưởng cũng là một
yếu tố quan trọng của uy tín lãnh đạo và cấp dưới thường tin vào những người
lãnh đạo ít bị chi phối hơn bởi lợi ích cá nhân, quan tâm, lo lắng cho cấp dưới.
Người lãnh đạo để đạt được sự kính trọng thông thường hay gánh chịu sự rủi
ro, mất mát của cá nhân. Sự tự tin, lòng nhiệt tình của người lãnh đạo có tính
lan truyền rộng khắp không chỉ trong tổ chức của họ mà còn toả ra cả bên
ngoài. Cấp dưới tin tưởng vào lãnh đạo sẽ cố gắng hơn, nỗ lực nhiều hơn để đạt
được mục tiêu chung và khả năng thành công sẽ cao hơn. Thời điểm cũng mang
tính mấu chốt, cùng một chiến lược nhưng có thể lúc này thành công nhưng
cũng có thể thất bại vào thời điểm khác. Người lãnh đạo cần phải nhạy cảm với
môi trường, thích nghi với mọi hoàn cảnh cũng như những yêu cầu và giá trị
của cấp dưới để xác định được một tầm nhìn có tính sáng tạo, phù hợp và đúng
thời điểm.

Tóm lại để trở thành nhà lãnh đạo chiến lược thành công đòi hỏi người lãnh đạo
phải:
- Phải có năng lực để đưa ra những chiến lược hợp lý.
- Luôn là người dẫn đường và cổ vũ tinh thần cho những người khác.
10


- Giải thích cho cấp dưới tầm nhìn một cách rõ ràng và thuyết phục.
- Phải lạc quan, hãy tin rằng với sự cố gắng, nỗ lực bạn sẽ làm được tất

cả.
- Thể hiện sự tin tưởng vào cấp dưới, tăng quyền lực cho cấp dưới để
đạt được tầm nhìn đề ra.
- Phải biết giúp đỡ, những nhân viên của bạn sẽ có những vấn đề cá
nhân, gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của họ. Những lúc như vậy hãy
làm gì có thể để giúp đỡ họ vượt qua.
- Và cuối cùng, nhà lãnh đạo luôn cần phải có một cái đầu thật vững để
có những quyết định đúng đắn.

Tài liệu tham khảo:
Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đao – Chương trình Đào tạo Thạc sĩ Quản
trị Kinh doanh quốc tế.
Leadership in Organisations – Gary Yukl Seventh Edition.
/> /> />
11



×