Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

MON PHUONG PHAP LUAN NCKH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác BIÊN tập ở tòa SOẠN báo IN (báo địa PHƯƠNG) TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.11 KB, 15 trang )

NỘI DUNG THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA
HỌC
1. Tên đề tài
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BIÊN TẬP Ở TÒA SOẠN
BÁO IN (BÁO ĐỊA PHƯƠNG) TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
(Khảo sát trên Báo Bắc Ninh từ năm 2012 đến nay và một số tòa soạn báo các
tỉnh, thành khác)
2. Lý do nghiên cứu đề tài
Trong hơn 20 năm đổi mới, bằng nhiều hình thức khác nhau, Đảng
và Nhà nước ta đã và đang quan tâm phát triển nền báo chí ngày một lớn mạnh, đáp
ứng tốt yêu cầu thông tin đa chiều khách quan, chuẩn xác về tình hình trong nước
cũng như quốc tế.
Hiện nay cả nước có 845 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in,
646 tạp chí, 1 hãng thông tấn quốc gia, 98 báo-tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh
truyền hình. Đến thời điểm này, cả nước có gần 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ nhà
báo, khoảng 5 nghìn phóng viên hoạt động báo chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp
thẻ. Sự lớn mạnh của đội ngũ làm báo gắn liền với sự phát triển không ngừng của
các cơ quan báo chí. Hiện nay, nhiều tờ báo có số lượng xuất bản lên đến hàng chục
vạn bản/kỳ, nhiều tờ báo hoạt động đa dạng, đa ngành nghề hướng đến xây dựng
những tập đoàn báo chí lớn.
Sự ra đời của một số báo hay nói một cách cụ thể hơn là một tác phẩm trên
báo in phải trải qua rất nhiều công đoạn. Nhưng với những độc giả thì người ta chỉ
biết đến tên tác giả của tác phẩm báo chí mà mình đã đọc, còn việc ra đời của một
bài báo đòi hỏi nhiều công đoạn cũng như sự tham gia của nhiều người khác thì họ
hầu như không biết đến. Tác giả của những bài viết hay thường được độc giả yêu
mến và cảm phục. Thế nhưng những người có đóng góp không nhỏ để làm cho bài
báo hoàn chỉnh hơn, chính xác và hấp dẫn hơn lại không được mấy ai biết đến. Đó
1


chính là các biên tập viên – người được ví von là những nhà báo thầm lặng. Đã có


rất nhiều ý kiến cho rằng biên tập viên thì chỉ có công việc là chỉnh sửa ngữ pháp
câu từ bài viết của phóng viên, ngoài ra chẳng có vệc gì khác, đó là công việc đơn
giản mà lại rất nhàn. Nhưng đó là một sự đánh giá không chính xác. Biên tập viên
đó là một nghề chiếm một vị trí rất quan trọng trong tòa soạn báo hiện nay, ở đâu có
bài viết của phóng viên thì ở đó có biên tập viên. Trên mỗi thành công của phóng
viên đều có bàn tay thầm lặng của người biên tập viên. Trong mỗi tờ báo ra hàng
ngày đều có hình bóng của người biên tập viên.
Vì vậy công tác biên tập là một công đoạn quan trọng trong việc cho ra đời
một tác phẩm trên báo in, chính công tác biên tập góp phần hoàn thiện một tác phẩm
hay nói một cách hoa mỹ hơn là công việc gọt rũa cho một tác phẩm hay hơn, đẹp
hơn trước khi tác phẩm đến với độc giả. Một biên tập viên giỏi không chỉ suy nghĩ
được trong bản thảo, mà còn phải suy nghĩ được trong tác phẩm in, nghĩa là sau khi
đọc bản thảo, trái với đa số các tác giả, biên tập viên phải có được hình dung về tác
phẩm in hoàn chỉnh. Biên tập viên có vai trò môi giới giữa tác giả và độc giả, bởi lẽ
đồng thời họ phải suy nghĩ được bằng cái đầu của tác giả và độc giả, nghĩa là, họ
cần phải hiểu tác giả thực chất muốn nói gì, mặt khác, cần giúp đỡ người đọc hiểu
được điều mà tác giả muốn nói. Trên tư cách người đầu tiên đọc bản thảo, biên tập
viên truyền tải cho tác giả những nguyện vọng của các độc giả trong tương lai, vì
thế, quan hệ mật thiết giữa tác giả và biên tập viên trong quá trình xuất bản là không
thể thiếu được. Công việc biên tập khó ở chỗ chỉ có thể xuất phát từ dụng ý của tác
giả, sự chỉnh sửa và thay đổi không thể vượt quá một giới hạn nhất định. Biên tập
viên cần phải để ý tới chủ tâm của tác giả khi triển khai kết cấu của tác phẩm in, các
đơn vị cấu trúc phải phục vụ điều này.
Nhưng hiện nay, vấn đề công tác biên tập ở các tòa soạn báo in chưa thực sự
được quan tâm chú trọng và đánh giá đúng vai trò của nó. Từ trước đến nay, ngay
trong các chương trình học tập và nghiên cứu cũng chưa thực sự chú trọng đến công
2


tác biên tập trên báo chí nói chung và trên báo in nói riêng. Các lớp bồi dưỡng, tập

huấn về báo chí có nhiều, nhưng các lớp chuyên về lĩnh vực biên tập trên báo chí thì
hầu như rất ít và chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ so với yêu cầu học hỏi và nâng
cao trình độ biên tập của những người làm báo.
Các công trình nghiên cứu lý luận ở nước ta về đề tài này chưa nhiều.
Với những lý do trên đây, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng biên tập ở
tòa soạn báo in (báo địa phương) trong giai đoạn hiện nay” nhằm tìm hiểu và làm
rõ vị trí, vai trò của công tác biên tập trong một tòa soạn báo in, nhất là báo địa
phương; vai trò của người làm công tác biên tập thực tế được nhìn nhận như thế
nào?
Thực tiễn trên thế giới và Việt Nam đã và đang đặt ra vấn đề phải tiếp tục
nâng cao chất lượng công tác biên tập báo chí. Thông qua nghiên cứu, đề tài hình
thành tư duy mới về lĩnh vực biên tập báo chí, làm cơ sở cho việc hình thành chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác biên tập báo chí nói
chung, biên tập trên báo in và báo in địa phương nói riêng.
Từ cơ sở nghiên cứu tìm ra những mặt mạnh cũng như những hạn chế nhằm
rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng khắc phục, góp phần bổ sung vào kho tàng
lý luận báo chí nói chung, lý luận báo chí hiện đại nói riêng.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thế giới
Tuy nhiên, hiện nay khi vai trò của báo chí đã thay đổi cùng với sự phát triển
rầm rộ của các hãng truyền thông, báo đài thì nghề biên tập viên đã trở nên có giá
hơn bao giờ hết, sự nhìn nhận đánh giá trước đây đã thay đổi, nghề này đã bắt đầu
được kính trọng. Nó đã và đang chiếm một vị trí rất quan trọng trong toàn soạn báo
hiện nay. Biên tập viên hầu như có mặt ở các khâu quan trọng trong quá trình sản
xuất của một tờ báo với nhiều chức danh khác nhau, từ biên tập nội dung đến biên
tập kỹ thuật, từ biên tập tít tựa các bài viết đến hình ảnh và cả biên tập trình bày
3


trang báo.Bước vào thế kỷ 21, một loạt các loại hình báo chí ra đời, đặc biệt la sự ra

đời của internet, những tin nóng, tin nhanh đều bị nó giành mất. Vì thế mà các nhà
báo ra sức săn tìm thông tin để có thể tường thuật những gì đằng sau các sự kiện,
làm cho sự việc ấy nổi bật lên. Trong sự cạnh tranh ấy thì việc viết hay, viết giỏi lại
trở thành ưu tiên hàng đầu trong một số tờ báo và làm được điều đó có sự góp sức
không nhỏ của những người biên tập viên thầm lặng. Khi viết giỏi, viết hay được coi
trọng thì biên tập viên cũng được săn đón hơn. Hiện nay không một nhà lãnh đạo cơ
quan truyền thông nào mà lại không thừa nhận giá trị của người biên tập viên.Vị
trícũng như tầm quan trọng của họ đang được đánh giá ngày càng cao.Bằng chứng
là các toàn soạn báo ở Việt Nam đều trả lương cho người biên tập cao hơn cho
phóng viên cùng trình độ, thậm trí có thể gấp đôi. Như vậy có thể thấy rằng nghề
biên tập viên đang ngày càng có vai trò quan trọng, chiếm một vị trí trung tâm
trong quá trình sản xuất một tờ báo “ New york time” vào năm 1851 đã nói “ Người
có ích nhất trong một tờ báo là người biên tập viên”.
Đã có rất nhiều người tìm cách định nghĩa về nghề biên tập viên báo chí.
Theo Sona Jaffe Robbins, giảng viên môn biên tập báo chí tại đại học New york:
“biên tập văn bản là một quy trình mà trong đó biên tập viên giúp cho phóng viên
cải thiện việc viết lách, để cho bài vở trở nên rõ ràng và được trình bày một cách tốt
nhất có thể được”. Nhưng dù định nghĩa theo cách nào đi nữa, thì nghề biên tập
viên được nhìn nhận đó là một nghề mà công việc chủ yếu là sửa lỗi ngữ pháp,
chính tả, cắt chỗ này một tý thêm vào chỗ kia một tý, hoặc sẽ thêm vào một số câu,
một số đoạn cho hoàn chỉnh, rõ ràng nhưng tất cả các công việc đều được tiến hành
với một tinh thần trách nhiệm cao.
Thực tế, trên thế giới, báo chí cũng đánh giá vai trò biên tập rất quan trọng.
L.R.Blanchard thuộc hệ thống báo chí Gannett nổi tiếng trên thế giới, khi nói về tầm
quan trọng của biên tập viên đã viết như sau: “Một ban biên tập thật giỏi mà không
có bộ phận sửa bài thì chỉ có thể cho ra đời một tờ báo xoàng. Một ban biên tập tầm
4


thường mà có bộ phận sửa bài đầy năng lực có thể ra được tờ báo hạng khá. Một ban

biên tập giỏi được hậu thuẫn bởi những người sửa bài giỏi thì bảo đảm ra được tờ
báo thật hay”. Tác giả này nói thêm rằng: “Không ai tự cho mình có đủ tư cách để
sửa bài mình. Dù người viết nổi tiếng đến thế nào đi nữa, bài của họ chỉ có lợi hơn
nếu có người khác đọc và biên tập”.
Và mặc dù báo chí thế giới có nhiều phát triển, hiện đại thì vẫn không tránh
khỏi những sai lầm lớn, nghiêm trọng. Do vậy, công tác biên tập cũng luôn được các
cơ quan báo chí, thông tấn trên thế giới coi trọng. Việc đào tạo Biên tập viên của họ
cũng có nhiều điểm khác so với báo chí Việt Nam.
Trong nước
Hoạt động nghiên cứu báo chí ở nước ta từ trước đến nay còn rất thiếu, các
công trình nghiên cứu báo chí chủ yếu tập trung pvào các chức năng chính trị, tư
tưởng. Sở dĩ như vậy là do trong suốt thời gian dài, báo chí được coi là một loại
“hàng hóa p đặc biệt” p phục vụ cho công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước,
từ đó không tạo được một hệ thống kho tàng lý luận cho nền báo chí nước nhà.
Trong khi đó trên thực tế, trong suốt hơn 20 năm qua từ khi đổi mới, thực tiễn hoạt
động báo chí nước nhà có nhiều sự thay đổi lớn lao.
Nhưng ở Việt Nam thì lại không ai, không một trường hợp nào dậy nghề biên
tập cho chuyên nghiệp. Dạy viết báo, làm báo thì có trường, có lớp thậm trí là rất là
rất nhiều, nhưng dạy và đào tạo biên tập thì không. Hiện nay đại đa số những người
biên tập trong các toàn soạn ở Việt Nam đều là những phóng viên hành nghề lâu
năm viết lách tốt được lãnh đạo tờ báo chọn và đê nghị trở thành biên tập viên mà
hầu như không có ai được đào tạo bài bản về nghề này. Đó phải chăng là một sự
khiếm khuyết, một lỗ hổng lớn trong đào tạo báo chí. Vậy vấn đề đặt ra ở đây đối
với ngành báo chí Việt Nam cần thiết phải có trường lớp đào tạo biên tập viên. Thay
vì chọn ra những phóng viên lâu năm để giao nhiệm vụ biên tập thì chi

5


bằng đào tạo ra một đội ngũ biên tập viên có bài bản, có kỹ năng, có kiến

thức.Các trường đào tạo báo chí hiện nay như Học viện báo chí tuyên truyền cái nôi
đào tạo báo chí, khoa báo chí – Đại học khoa hoc xã hội và nhân văn cần phải mở
lớp, mở khoa đào tạo biên tập viên. Để nghề biên tập trong tương lai sẽ phát triển,
đóng góp không nhỏ cho nền báo chí nước nhà.
LỜI KẾT
Trên đây là một cái nhìn tổng quan về nghề biên tập viên viên báo chí. Có thể
trước đây cái nhìn về biên tập viên có phần hạn hẹp.
Nhưng bước vào thế kỷ 21 – thế kỷ của sự bùng nổ thông tin và sự ra đời của
hàng loạt các loại hình truyền thông mới, vai trò và nhiệm vụ của biên tập viên được
đánh giá cao. Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ nền báo chí Việt Nam, nghề
biên tập viên đã và đang khẳng định được vị trí của mình để mang đến cho độc giả
những tờ báo hoàn chỉnh và đẹp mắt. Tuy nhiên điều hạn chế hiện nay chính là chưa
có một trường lớp nào đào tạo nghề biên tập viên báo chí. Vì vậy chúng ta hãy hy
vọng rằng trong một thời gian không xa nghề biên tập sẽ được đào tạo trong trường
trong lớp như những nghề báo chí khác.
Biên tập là một nghề nhưng hiện nay, trong các trường đại học, cao đẳng vẫn
chưa có một khoa đào tạo riêng biệt về nghề này. Chỉ đơn thuần trong các trường,
lớp đào tạo báo chí có môn học về biên tập văn bản báo chí. Như thế có nghĩa là
công tác biên tập trong báo chí vẫn chưa được đánh giá đúng vai trò cũng như tầm
quan trọng của nó. Chính vì thế, trong suốt thời gian qua, hoạt động nghiên cứu về
công tác biên tập trong báo chí chưa được quan tâm đúng mức, trên các tạp chí về lý
luận báo chí thỉnh thoảng mới xuất hiện vài bài viết về vấn đề này nhưng còn tản
mạn và chưa tạo thành hệ thống.
Các hoạt động nghiên cứu về công tác biên tập trong báo chí chủ yếu là các
giáo trình cho môn học trong các lớp đào tạo chuyên ngành báo chí như giáo trình
“Biên tập văn bản báo chí”; “Ngôn ngữ báo chí”, một số cuốn sách của một số nhà
6


báo trong nước như: “Con mắt biên tập”, “Thư gửi nhà báo trẻ”… cùng một số

cuốn sách của nước ngoài được dịch sang tiếng Việt.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác biên tập trong tòa soạn báo in (báo địa
phương)
Phạm vi nghiên cứu: Công tác biên tập trên Báo Bắc Ninh từ Năm 2012 đến
nay
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về công tác biên tập trong
các tòa soạn báo in (báo địa phương) và làm rõ những yếu tố tác động đến chất
lượng một tờ báo, đề tài đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác
biên tập trong các tòa soạn báo in, nhất là báo địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Mục tiêu cụ thể: đề tài đánh giá chính xác vai trò, trách nhiệm, vị trí cũng như
trách nhiệm của biên tập viên trong một tòa soạn báo in; chức năng của công tác
biên tập trong tòa soạn báo địa phương; công tác biên tập hiện đang nhìn nhận như
thế nào? Những phẩm chất cần có của một biên tập viên giỏi là gì? Từ đó đề xuất
những giải pháp nâng cao chất lượng biên tập trong tòa soạn báo in.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu:
1- Công tác biên tập quan trọng như thế nào đối với một bài báo hay và có
vai trò như thế nào trong cơ quan báo in?
2- Công tác biên tập trên báo in ở địa phương có gì khác biệt với các cơ quan
báo in ở trung ương?
3- Làm thế nào để nâng cao chất lượng công tác biên tập trên báo in?
Giả thuyết nghiên cứu:
- Đã có một thời, biên tập viên được xem như nhà báo thứ cấp, những phóng
viên thất bại hoặc lụt nghề hoặc phải lui về phía sau do tuổi tác. Bước vào thế kỷ 21,
7


các báo in đã bị Internet, đài phát thanh, truyền hình lấn lướt. Sự cạnh tranh trong

cuộc chiến giành độc giả, đã đặt các nhà lãnh đạo tòa soạn báo in phải thay đổi tư
duy làm báo. Trong đó, nâng cao chất lượng biên tập tin, bài, ảnh một cách hấp dẫn,
nhanh chóng và chuẩn xác… được xem là một trong những yếu tố để tờ báo in
“sống” trong đời sống bạn đọc và sống trong đời sống báo chí.
Để trở thành một biên tập viên chuyên nghiệp không chỉ cần có tố chất, sự nỗ
lực mà cần phải chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và đó
không phải là một quá trình đơn giản. Nhưng thế nào thì được coi là biên tập viên
chuyên nghiệp. Họ sẽ phải làm gì và cần biết những gì. Có lẽ sẽ rất nhiều người
muốn biết nhiệm vụ thực sự của một người biên tập viên trong toàn soạn là gì?. Nếu
như câu hỏi này được đặt cho một người bình thường thi có thể họ sẽ trả lời là sửa
lỗi các bài viết. Nhưng câu hỏi này được trao đổi với một biên tập viên thực sự thì
câu trả lời sẽ khác. Không chỉ có một nhiệm vụ mà sẽ có vô số nhiệm vụ được liệt
kê ra nào là nghe ngóng họp bàn về tin tức, chỉ định đề tài, làm việc với phóng viên,
sửa bài và chỉ dẫn dàn trang… Một phóng viên đi viết bài về, thì việc đầu tiên họ
làm chính là gặp biên tập viên. Và biên tập viên sẽ kiểm tra thông tin, đọc lại và sửa
chữa và sau đó sẽ báo cho người trực toàn soạn rằng bài báo đã được hoàn thành và
cần chỗ trên số báo ngày hôm sau. Tiếp theo công việc của người biên tập lại theo
sát trong việc dàn trang để có một tờ báo đẹp về hình thức phong phú về nội dung
đến với tay độc giả.
Một biên tập viên chuyên nghiệp phải tự tin vào trí thông minh, trình độ
hiểu biết và khả năng viết lách của mình. Cũng như tự tin rằng mình đã nắm vững
trong tay từ phương châm, đường lối đến phong cách của tờ báo mình đang làm. Bất
cứ người nào khi bắt tay vào một lĩnh vực, một nghề nghiệp nào đó mà không tự tin
vào bản thân, vào khả năng của mình thì không thể làm tốt được, dù đó là công việc
nào. Như vậy, tự tin là tố chất đầu tiên cần phải có đối với một người biên tập, khi
đó mới có thể làm ra một sản phẩm hoàn hảo đến tay độc giả. Người biên tập viên
8


phải có một cái nhìn khách quan, khi chỉnh sửa hay đánh giá một bài viết phải nhìn

nhận từ mọi khía cạnh của vấn đề, đặt nó dưới nhiều góc độ, hoàn cảnh cụ thể để
xem xét. Không thể chủ quan nhìn nhận theo quan điểm riêng của mình mà đánh giá
một cách phiến diện bài viết của các phóng viên, cộng tác viên. Đồng thời, càng
không thể có thái độ thiên vị, ưu ái phóng viên này hơn phóng viên kia, mà cần phải
làm việc một cách công bằng trung thực. Trách nhiệm của một biên tập viên là phải
đặt chất lượng từng bài viết, từng trang báo lên hàng đầu. Cẩn thận là một trong
những tố chất rất quan trọng đối với một biên tập viên. Tức là cần phải thận trọng
trong từng bước đi trong việc trình bày, chọn bài, ảnh, tít. Vì yêu cầu đặt ra đối với
một tờ báo là các công việc trên cần phải ăn khớp và hòa hợp với nhau, phải đáp
ứng được nhu cầu của bạn đọc và đặc biệt nó phải phù hợp với phong cách, phương
châm của tờ báo. Không thể tùy tiện trình bày một tờ báo như thế nào cũng được, ví
dụ đối với một tờ báo bao gồm những bài viết dành cho thế hệ trẻ ở độ tuổi xì-tin
mà lại chọn những đề tài về khoa học để đăng được. Và càng không thể sử dụng
những hình ảnh minh họa không liên quan gì đến nội dung của bài viết. Vì
vậy người biên tập cần phải thật cẩn thận trong việc biên tập, tránh những sai sót
không đáng có chỉ vì một lý do ngớ ngẩn và thiếu cẩn thận. Nếu một biên tập viên
thông minh và có tầm hiểu biết có một nền tảng kiến thức sâu rộng trên tất cả các
lĩnh vực của cuộc sống thì khi tiến hành biên tập bài viết của phóng viên mới phát
hiện ra được lỗi sai, và biết được cái đúng cái dở của bài viết. Biên tập viên không
thể đặt bút sửa bài của phóng viên về chủ đề bệnh chân tay miệng mà lại không có
một chút kiến thức về nó thì không thể sửa một cách chính xác được.
Biên tập viên là nghề luôn luôn phải đụng chạm với phóng viên, cộng tác
viên, khi cắt sửa, gọt giũa câu chữ, chỉnh sửa các bài viết của phóng viên thì người
biên tập viên phải đối mặt với rủi ro nếu người phóng viên, cộng tác viên không
muốn đứa con tinh thần của họ khi nó chưa kịp ra đời đã bị người biên tập cắt chân
cắt tay và kiên quyết không hợp tác chỉnh sửa, vì vậy, trong hoàn cảnh này những
9


người làm nghề biên tập viên cần phải tìm cách giảm thiểu sự căng thẳng, mâu

thuẫn, bằng việc vận dụng linh hoạt khả năng ngoại giao của mình để dung hòa mâu
thuẫn để phóng viên và cộng tác viên hiểu rằng việc mình sửa chữa chỉ là cắt bỏ là
đi những khuyết tật, những cái xấu, để những đứa con tinh thần của họ khi ra đến
với độc giả sẽ là một tác phẩm hoàn chỉnh và đẹp mắt hơn mà thôi.
Một người biên tập viên thực thụ phải tự biết đặt ra cho mình những câu hỏi,
luôn luôn thắc mắc trước mọi vấn đề, phải biết đặt mình vào vị trí của độc giả để có
một cái nhìn xa hơn, sâu sắc hơn rằng: Đây có phải là bài báo mà tôi muốn đọc
không? Nó có đủ sức hấp dẫn để đọc tiếp không? Có vấn đề nào nghi ngờ ở
đây không? Khi người biên tập có thể trả lời được những câu hỏi đó thì tức là đã có
hướng đi cho công việc biên tập, và khi bài báo đến với tay độc giả nó đã là một sản
phẩm hoàn chỉnh, đáp ứng được đúng nhu cầu, mong muốn của độc giả.
Với nhiệm vụ và những công việc phải làm thì yêu cầu khả năng viết lách của
biên tập viên phải là người viết báo giỏi hơn phóng viên, hơn nữa phải giỏi ngữ
pháp, vốn từ phong phú. Vì không thể nào một biên tập viên viết lách không có gì
xuất sắc mà lại có đủ khả năng đánh giá cách viết sửa câu chữ từng bài báo của
phóng viên. Vì thế đây là một tố chất có thể coi là điều kiện đầu tiên để làm công
việc biên tập viên.

10


Trong công việc của người biên tập có rất nhiều “đá ngầm”, nhiều khi biên
tập không thể lường hết được.Nhưng cái nguy hiểm nhất không chỉ là các lỗi tình cờ
ở bài này bài nọ, mà còn là sự xuyên tạc sự việc một cách cố ý. Vì vậy vai trò đầu
tiên của người biên tập được coi là hàng phòng thủ cuối cùng, là hàng rào ngăn chặn
việc đưa những thông tin không chính xác, khó hiểu và những rắc rối câu từ đến với
tay độc giả. Biên tập viên còn có vai trò rất quan trọng, đó là là người bảo vệ sự thật,
bảo vệ uy tín của toàn soạn và các phóng viên. Bởi một biên tập viên vô trách nhiệm
làm ngơ trước những thông tin sai trong bài viết của phóng viên thì khi bài báo đến
với tay độc giả, uy tín của toàn soạn sẽ bị hạ thấp và bản thân phóng viên đó cũng

phải chịu trách nhiệm trước toàn soạn. Biên tập viên còn đóng vai trò là những
người bạn đồng hành. Với ban biên tập, họ là bộ phận tham mưu đắc lực về nội
dung của tờ báo. Với phóng viên họ là những người cùng làm việc, trong mọi
bước đi của phóng viên từ việc tư duy chọn đề tài, trao đổi thông tin và cuối cùng là
hoàn chỉnh bài viết cho phóng viên. Với cộng tác viên thì biên tập viên đóng vai trò
trung gian giữa người làm báo và người viết báo.
- Bất cứ một cơ quan báo chí nào cũng có quy trình biên tập phù hợp với loại
hình. Và đối với báo in cũng đặt ra quy trình chuẩn của công tác biên tập trong tòa
soạn báo in. Tuy nhiên, đối với mỗi cơ quan báo in ở địa phương do đặc thù về
phạm vi hoạt động, hình thức phát hành (báo kỳ, báo ngày) hay do tôn chỉ mục đích
hoạt động… thì ngay tại mỗi cơ quan báo in địa phương cũng đang có những quy
trình biên tập riêng. Và đại đa số Quy trình biên tập này phụ thuộc vào “ý chủ quan”
của lãnh đạo tòa soạn, cơ chế của mỗi tỉnh, thành... Do đó nảy sinh nhiều bất cập,
hạn chế, tính chuyên nghiệp không cao ảnh hưởng đến cả quy trình sản xuất một sản
phẩm (tờ báo).
- Để nâng cao chất lượng công tác biên tập trong tòa soạn báo in địa phương
thì vấn đề căn bản, cốt lõi nhất vẫn là sự thay đổi trong tư duy; thay đổi trong hoạt
động quản lý, điều hành của ban biên tập; sự đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất cho
11


bộ phận làm biên tập; công tác bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho người biên tập;
bên cạnh đó phải có cơ chế đặc thù cho người làm biên tập để họ phát huy hết khả
năng của mình, thực hiện tốt chức năng người “gác cổng” tin, bài, ảnh…
6. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
- Đề tài nghiên cứu dựa trên lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hoạt
động của các cơ quan thông tấn, để báo chí thực sự là “Công cụ sắc bén trong công
tác tư tưởng của Đảng”.

Phương pháp nghiên cứu:
- Phân tích, tổng hợp nội dung công tác biên tập
- Nghiên cứu cụ thể các biên tập viên trong tòa soạn Báo Bắc Ninh bằng cách
phỏng vấn sâu và tìm hiểu thêm công tác biên tập ở một số tòa báo khác.
7. Điểm mới về khoa học
Đề tài phân tích, đánh giá và hệ thống hóa các quan điểm về công tác biên tập
trong các tòa soạn báo in địa phương.
Đề tài đem lại cái nhìn tổng quan nhất về công tác biên tập trong các tòa soạn
báo in, nhất là báo địa phương, góp phần nâng cao chất lượng biên tập.
8. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề
tài được chia thành 3 chương:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BIÊN TẬP
TRONG TÒA SOẠN BÁO IN
1.1. Những vấn đề cơ bản trong công tác biên tập
1.2. Vai trò, nguyên tắc của công tác biên tập
1.2.1. Vai trò của công tác biên tập
12


1.2.2. Nguyên tắc của công tác biên tập
1.3. Vị trí của người làm công tác biên tập
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC BIÊN TẬP TRÊN BÁO BẮC NINH
2.1. Sơ lược lịch sử phát triển Báo Bắc Ninh
2.1.1. Cơ cấu lãnh đạo Báo
2.1.2. Hệ thống phòng, ban
2.1.3. Thành tựu
2.2. Khảo sát tình hình thực tế công tác biên tập trên Báo Bắc Ninh
2.2.1. Quy trình thực hiện một tác phẩm trên Báo Bắc Ninh
2.2.2. Nhiệm vụ của Biên tập viên

2.3. Công tác biên tập ở một số tòa soạn báo địa phương khác
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
3.1. Làm gì để nâng cao chất lượng công tác biên tập?
3.1.1 Phải hiểu độc giả, biết tin tức, rành ngôn ngữ
3.1.2. Làm cho thông tin trở nên dễ hiểu
3.1.3. Hỗ trợ người mới vào nghề viết lách
3.2. Làm thế nào để trở thành một biên tập viên giỏi?

13


KẾT LUẬN
Dạy viết báo thì có trường, có lớp, nhưng dạy làm công tác biên tập thì gần
như chưa có. Đó là một sự bất cập trong đào tạo báo chí.
Qua phân tích đánh giá trên ta thấy, vai trò của công tác biên tập trong tòa
soạn báo in cũng như của người biên tập viên là hết sức quan trọng. Công tác biên
tập góp phần nâng cao chất lượng thông tin, hình ảnh của báo chí.
Để công tác biên tập trong các tòa soạn báo nói chung hay trong tòa soạn Báo
Bắc Ninh nói riêng được tốt hơn nữa thì cần phải có những lớp học chuyên ngành về
nghề biên tập hoặc thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ biên tập cho
các biên tập viên cũng như phóng viên. Để từ đó có sự hiểu biết, thông cảm hơn về
“nỗi niềm” của những người làm công tác biên tập, góp phần nâng cao chất lượng
báo chí.
Mặt khác, để hỗ trợ biên tập viên thực hiện tốt vai trò, chức trách của mình thì
hơn ai hết những người lãnh đạo, người đứng đầu tòa báo phải là những người thực
sự tin tưởng vào tài năng của những người làm biên tập, phải cho người làm biên tập
một “cơ chế đặc thù” để đối phó với những phóng viên lì lợm, cố tình không hiểu và
không chịu sửa bài khi biên tập viên yêu cầu. Không vì mục tiêu “lấp đầy” trang báo
mà để cho những bài viết dở của phóng viên được “lên khuôn”.


14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giảng viên Phạm Thị Lan, Đại học KHXH và Nhân Văn, Tập bài giảng
môn “Biên tập văn bản báo chí”.
2. Dương Xuân Sơn, Trịnh Đình Thắng, phương pháp biên tập sách báo,
NXB văn hóa thông tin, Hà Nội, 1995;
3. Janne T. Harrigan và Karen Brown Dunlap, Con mắt biên tập, sách được
biên dịch bởi nhà báo Trần Đức Tài;
4. Tìm hiểu thông tin qua một số đồng nghiệp tại các tòa soạn báo địa phương
khác như: Báo Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa …;
5. ;
6. www.haugiang.gov.vn;
7. ;
8. Bộ Thông tin- Truyền thông, Báo cáo Đánh giá công tác báo chí năm 2014
9. PGS.TS Đức Dũng, Báo chí và đào tạo báo chí, Nxb Thông tấn, 2010.
10. TS.Vũ Đình Hương, “Thực trạng và những giải pháp nâng cao chất lượng
đào tạo cử nhân báo chí”, 2003, HVBC- TT.
11. Hữu Thọ[1997], công việc của người viết báo, Nxb Giáo dục, Hà Nội
12. PGS.TS Nguyễn Văn Dững, tham luận tại hội thảo quốc tế: “ Báo chí &
truyền thông đại chúng – đào tạo và bồi dưỡng trong thời kỳ hội nhập”, HVBC-TT.

15



×