Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

báo cáo thực tập công ty môi trường ngọc lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.56 KB, 22 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Máy- Thiết bị, khoa Kỹ
Thuật Hóa Học, trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh. Các thầy cô là những người đã tận
tình chỉ dạy, truyền đạt cho em những kiến thức rất bổ ích về chuyên môn cũng như kinh
nghiệm sống, làm việc.
Đặc biệt chúng em xin chân thành cám ơn thầy … đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến rất
thiết thực để chúng em có thể hoàn thành được bài báo cáo thực tập này.
Xin cảm ơn đến công ty môi trường Ngọc Lân đã nhận chúng em vào thưc tập, gửi lời cám ơn
đến giám đốc- anh Phan Kiêm Hào cùng các anh chị trong công ty đã tận tình hướng dẫn và giải
đáp những thắc mắc để chúng em có thêm kinh nghiệm và kiến thức.
Sau cùng chúng em xin kính chúc các thầy cô trường ĐH Bách Khoa và các anh chị trong công ty
môi trường Ngọc Lân luôn thành công trong công tác.


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………
Tp Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2017

CÔNG TY THỰC TẬP


NGƯỜI HƯỚNG DẪN


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………….
TP Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2017

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


MỤC LỤC
1. Tổng quan về công ty
1.1.
Lịch sử thành lập và phát triển
1.2.
Địa điểm xây dựng
1.3.
Sơ đồ tổ chức nhân sự
1.4.
Những chi nhánh công ty thầu

2. Tổng quan xử lý nước thải công ty Liên Phương
2.1.
Thời gian lắp đặt
2.2.
Địa chỉ, địa điểm
2.3.
Tổ chức nhân sự
2.4.
Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy
3. Nguyên liệu, nơi cung cấp
3.1.
Phèn sắt
3.2.
Vôi
3.3.
Polymer lắng
3.4.
Khử màu
3.5.
Dinh dưỡng
4. Quy trình công nghệ và thiết bị
4.1.
Sơ đồ khối
4.2.
Hố thu
4.3.
Tháp giai nhiệt 1
4.4.
Bể điều hòa
4.5.

Bể phản ứng
4.6.
Bể keo tụ- tạo bông
4.7.
Bể lắng hóa lí
4.8.
Bể trung gian
4.9.
Tháp giải nhiệt 2
4.10. Bể Aerootank
4.11. Bể lắng sinh học
4.12. Bể trung gian khử trùng
4.13. Bể lọc áp lực
4.14. Bể chứa bùn

1. Tổng quan về công ty.
1.1.
Lịch sử thành lập và phát triển.
Được thành lập vào năm 2003, Công ty môi trường Ngọc Lân - chuyên gia hàng
đầu về lĩnh vực xử lý môi trường, nhận chuyển giao công nghệ xử lý nước thải bậc
cao như công nghệ oxy hóa sâu kết hợp màng lọc sinh học cao phân tử MBR,


1.3.

công nghệ AAO và MBBR, công nghệ Unitank... Sản xuất thành công hóa chất
khử màu oxi hóa bậc cao cho nước thải dệt nhuộm, rỉ rác, dược phẩm. Cung cấp
giải pháp xử lý khí thải duy nhất tại Việt Nam, xử lý triệt để khí CO, NOX, H2S...
là công ty môi trường uy tín nhất hiện nay.
Công ty môi trường Ngọc Lân cung cấp dịch vụ môi trường như: xử lý nước

thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải, bán hóa chất, đề án bảo vệ môi trường, DTM,
tư vấn thủ tục môi trường, xử lý nước sạch…
Địa điểm xây dựng.
Địa chỉ : 51/34 khu phố Bình Đường 3, Phường An Bình, Thị Xã Dĩ An,
Tỉnh
Bình Dương.
Văn phòng phía Nam :23 đường số 2, KDC Bình Chiểu, KP 2, phường Bình
GIÁM ĐỐC
Chiểu, quận Thủ Đức, HCM
Văn phòng phía Bắc :Phòng 302, nhà 27 LK 6B C17 BCA, KĐT Mộ Lao, Quận
Hà Đông, Hà Nội.
Sơ đồ tổ chức nhân sự

1.3.1.

Cơ cấu lao động

1.2.

PHÓ GIÁM ĐỐC THƯƠNG MẠI

Đại học và trên đại học

: 50 %

Cao Đẳng và trung học

: 10 %

Thành phần khác


: 40 %

PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT

1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
PHÒNG
KINH
DOANH

ĐỘI THI CÔNG
XỬ LÝ NƯỚC

PHÒNG
HÀNH
CHÁNH

ĐỘI THI CÔNG
XÂY DỰNG

PHÒNG
KẾ TOÁN

PHÒNG
THIẾT KẾ
DỰ TOÁN

ĐỘI THI CÔNG
HỆ THỐNG
ĐIỆN - LẠNH


PHÒNG
KỸ THUẬT

ĐỘI THI CÔNG
XỬ LÝ KHÍ THẢI &
CHẤT THẢI RẮN


1.3.3. Đội ngũ nhân viên
Kỹ sư công nghệ môi trường

: 10 người

Kỹ sư điện tự động

: 4 người


Kỹ sư cơ khí

: 2 người

Kỹ sư công nghiệp hóa

: 2 người

Cử nhân môi trường

: 14 người


Công nhân kỹ thuật

: 50 người

Nhân viên văn phòng

: 8 người

=> Công nhân các đội thi công

: 80 người

1.4. Những chi nhánh công ty thầu:
ST
T

TÊN CÔNG TRÌNH

1

Cung cấp, nuôi cấy vi
sinh và tư vấn vận hành
xử lý nước thải Vsip Hải
Phòng

Công ty TNHH
Vsip Hải Phòng

Tòa nhà điều hành Vsip Hải

Phòng, Khu đô thị, Công nghiệp
và Dịch vụ Vsip Hải Phòng, xã
An Lư, Huyện Thủ Nguyên, TP.
Hải Phòng, Việt nam

2

Hệ thống xử lý nước thải
sinh hoạt tòa nhà Trung
Tâm Hành Chính Lâm
Đồng

UBND Tỉnh Lâm
Đồng

36 Trần Phú, Đà Lạt, Lâm Đồng

3

Xử lý nước thải sinh
hoạt bệnh viện Vinmec –
Tập đoàn Vingroup

Công ty Cổ phần
Bệnh viện Đa
khoa Quốc tế
Vinmec –Vinmec
Times City – Tập
Đoàn Vingroup


4

Xử lý nước thải sinh
hoạt tòa nhà Vincom
Phan Văn Trị - Tập đoàn
Vingroup

Công Ty Cổ Phần
Đầu Tư An Phong
– Tập đoàn
Vingroup

CHỦ ĐẦU TƯ

ĐỊA ĐIỂM

458 Minh Khai, Quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội.

Số 12 Phan Văn Trị, phường 7,
Gò Vấp, HCM


5

Xử lý nước thải sinh
hoạt tòa nhà Ree Tower

Tập đoàn Ree


Số 9 Đoàn Văn Bơ, Q4, TP.
HCM

6

Xử lý nước thải sinh
hoạt khu dân cư chung
cư Screc

Ban Quản Lý
chung cư Screc

974 A Trường Sa, P.12, quận 3

Trung tâm y tế Môi trường lao
động công nghiệp
– Bộ Công
Thương
Tổng công ty
PTSC – Tập đoàn
Dầu Khí VN

Bệnh viện Điều Dưỡng - Phục
Hồi Chức Năng II Bộ Công
Thương, phường Long Bình Tân,
Thành Phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai.
Số 65, đường 30/4,
Phường Thắng Nhất, Tp. Vũng
Tàu


Công ty Cổ Phần
Tiến Bộ Quốc Tế
AIC

201B Nguyễn Chí Thanh,
phường 12, Quận 5, Hồ Chí
Minh

10

Lắp đặt hệ thống xử lý
khử mùi và nuôi cấy vi
sinh hệ thống xử lý nước
thải bệnh viện Gò Vấp

Công ty Cổ Phần
Tiến Bộ Quốc Tế
AIC

304 Quang Trung, Phường
11, Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí
Minh

11

Cải tạo hệ thống xử lý
nước thải sinh hoạt bệnh
viện Chấn Thương
Chỉnh Hình TP.HCM


Bệnh viện Chấn
Thương Chỉnh
Hình TP.HCM –
Thầu phụ cho
công ty Vietech

929 Trần Hưng Đạo, Phường 1,
Quận 5, TP. HCM

7

8

9

12

Xây dựng trạm xử lý
nước thải sinh hoạt bệnh
viện Bộ Công Thương
Trạm xử lý nước thải
cảng dịch vụ dầu khí
PTSC Vũng Tàu
Lắp đặt hệ thống xử lý
khử mùi và nuôi cấy vi
sinh hệ thống xử lý nước
thải bệnh viện Chợ Rẫy
4000 m3


Cung cấp, lắp đặt và vận Công ty TNHH
hành hệ thống XLNT dệt Esquel Garment
nhuộm 5000 m3
Manufacturing

Đường số 32, KCN VSIP II A,
Thị xã Tân Uyên, Bình Dương


Việt Nam

13

Hệ thống xử lý nước thải
dệt nhuộm Công Ty
Quốc Tế Radiant 5500
m3

Công ty TNHH
Dệt nhuộm Quốc
tế Radiant

Lô K1 và K2, KCN Minh Hưng –
Hàn Quốc, xã Minh Hưng, huyện
Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

14

Xử lý HTXL nước thải
dệt nhuộm Công ty Dệt

May Liên Phương, công
suất 4500 m3

Công ty Dệt May
Liên Phương

Số 18 Tăng Nhơn Phú, Phường
Phước Long B, Quận 9, TP.HCM

15

Cải tao, nâng cấp hệ
thống xử lý nước thải dệt Công ty TNHH
MTV C&T Vina
nhuộm 5000 m3

KCN Minh Hưng – Hàn Quốc,
xã Minh Hưng, huyện Chơn
Thành, tỉnh Bình Phước.

16

Thiết kế và lắp đặt hệ
thống xử lý nước thải
dệt nhuộm

KCN Nhơn Trạch, Đồng Nai

Công ty TNHH
Dệt Triệu Tài


2. Tổng quan xử lí nước thải công ty Liên Phương
2.1.
Thời gian lắp đặt:
Hệ thống xử lí nước thải của công ty dệt may Liên Phương do công ty Môi trường
Ngọc Lân chủ thầu xây dựng năm 2008.
2.2.
Địa chỉ, địa điểm:
Công ty dệt may Liên Phương, số 18 Tăng Nhân Phú, Phường Phước Long
B, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.
Tổ chức nhân sự
Gồm 5 người, trong đó 2 cử nhân và 3 công nhân thay phiên nhau trực, chia làm 2
ca trực: 6h tối đến 6h sáng và từ 6h sáng đến 6h tối. Hệ thống vận hành liên tục
24/24.
2.4.
Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy:
3. Nguyên liệu
3.1.
Phèn sắt:


3.2.

công thức hóa học:FeSO4.7H2O
màu sắc: xanh, dạng bột
Phèn sắt bao gồm muối sắt sunfat Fe2(SO4)3.nH2O hoặc muối sắt Clorua
FeCl3.nH2O (n = 1 – 6). Tuy chưa được sử dụng phổ quát tại việt nam nhưng lại
được dùng phổ biến ở những nước công nghiệp.
Hoá học của muối sắt tương tự như muối nhôm tức là khi thuỷ phân sẽ tạo axit,

bởi thế cần đủ độ kiềm để giữ pH ko đổi.
Fe3+ + 3H2O = Fe(OH)3 + 3H+
Hóa chất công nghiệp keo tụ phèn sắt III lúc thuỷ phân ít bị ảnh hưởng của nhiệt
độ. Vùng pH tối ưu: 5 – 9
So sánh keo của phèn nhôm và phèn sắt được tạo thành cho thấy:
– Độ hoà tan của keo Fe(OH)3 trong nước nhỏ hơn Al(OH)3
– Tỉ trọng của Fe(OH)3 = 1,5 Al(OH)3 ( trọng lượng công ty của Al(OH)3 = hai,4
còn của Fe(OH)3 = 3,6 ) vì vậy keo sắt tạo thành vẫn lắng được lúc trong nước
mang ít chất huyền phù.
Lượng pha cần thiết: 50-70kg/m^3, PH đạt được từ 3-4
Vôi

Ôxít canxi (CaO) thông thường được sản xuất bằng cách phân hủy bởi nhiệt
(nung nóng) các loại vật liệu tự nhiên như đá vôi là khoáng chất chứa cacbonat


canxi (CaCO3). Nó diễn ra khi vật liệu này bị nung nóng tới nhiệt độ khoảng
900°C (American Scientist), một quá trình mà người ta còn gọi là nung vôi, để
loại bỏ điôxít cacbon theo một phản ứng hóa học không thuận nghịch.
Các nhiệt độ thấp hơn có thể tạo ra phản ứng thuận nghịch, nó cho phép vật liệu bị
nung thành vôi sống tái hấp thụ điôxít cacbon ở xung quanh để trở thành đá vôi.
Đây là một trong số các phản ứng mà con người đã biết tới từ thời tiền sử: xem
thêm lò nung vôi.
Với ưu điểm có độ kiềm cao, tan hạn chế trong nước ( 1 lít hòa tan 1,56 g vôi) khi
vôi đã tan ở mức bão hòa, dung dịch nước vôi cũng chỉ có pH = 12.
-Ứng dụng
Do đặc tính tan chậm trong nước ở điều kiện bình thường, hàm lượng vôi bão hòa
và sau bão hòa có thể tận dụng lại nên được xem là hóa chất khử trùng công
nghiệp với chi phí thấp nhất hiện nay.
Ngoài khả năng khử trùng trong nước thải, tại mức độ bão hòa, khi chạm mức pH

= 12, nước vôi cũng làm cho hầu hết các liên kết peptit, liên kết este … bị thủy
phân và thay đổi cấu trúc phân tử hóa học, bẻ gãy các mạch liên kết làm giảm tính
độc đối với các dòng nước thải cần xử lý hóa chất độc như nước thải tẩy rửa
thuốc trừ sâu, nước thải rỉ rác, nước thải phòng khám bệnh viện có cơ chế pháp
y…
Với pH = 12 các kim loại nặng cũng sẽ kết tủa ở dạng hydroxit
Dùng vôi để xử lý hàm lượng Amoni theo phương pháp kiềm hóa.
Mục đích của phương pháp này là đưa pH lên cao, Amoni tồn tại trong nước ở 2
dạng chính, Nh4+ và NH3, sự tồn tại này có phần do yếu tố pH quyết định, khi
đẩy pH lên cao, tính kiềm tăng, NH4+ chuyển hóa các electron tạo thành các NH3
tự do có khả năng bay hơi cưỡng bức.
Xong quá trình xử lý nước thải dựa vào vôi thường áp dụng cho nguồn nước thải
có nồng độ ô nhiễm Amoni cao, kèm theo có nồng độ COD, chất độc lớn, vì sau
quá trình kiềm hóa nước thải cần có sự trung hòa nước thải, tạo môi trường phù
hợp cho sự phát triển của vi sinh vậtxử lý các hợp chất hữu cơ có trong nước thải,
cũng như sản phẩm thứ cấp phát sinh sau quá trình cần phải xử lý.

3.3.

Các sản phẩm thứ cấp phát sinh tùy thuộc vào mục đích sử dụng hay thải bỏ, chất
tham gia trung hòa nước thải.
Thông thường chỉ chiếm 2-5% so với thể tích bể xử lý nước thải, có 3 loại chất
thải chính sau quá trình kiềm hóa nước thải là: vôi cặn dư sau bão hòa kèm với
chất hữu cơ được tách ra trong nước thải kết tủa theo vôi; Can xi
cacbonnat CaCO3 hoặc Can xi sunfat CaSO4 (nếu dung H2SO4 làm chất trung
hòa) và sinh khối khi xử lý sinh học.
Polimer lắng.


Đặc điểm hóa chất polymer:

– Polymer là loại hóa chất có chức năng trợ lắng đông tụ
– Hóa chất polymer có màu trắng và có 2 dạng: dạng bột và dạng nhũ tương
– Hóa chất polymer có 2 loại polymer cation và polymer anion
– Tùy thuộc vào lĩnh vực và loại nước cần xử lý mà người dùng có thể lựa chọn
loại polymer cho phù hợp để xử lý đạt hiệu quả cao. (ở đây dùng polymer anion)

3.4.

Công dụng:
-Trợ lắng đông tụ trong nước và trong xử lý bùn và các ngành công nghiệp như xử
lý nước thải, nước uống. Nó còn được dùng trong ngành công nghiệp giấy, dầu
khí, xử lý rỉ đường. Là chất phụ gia và chất bám dính trong thức ăn thủy sản.
- Hóa chất polymer được sử dụng trong hầu hết các hệ thống xử lý nước thải ở
các khu công nghiệp, hóa chất polymer thường được cho vào quy trình keo tụ
nhằm giúp keo tụ các tạp chất rắn nổi trên bề mặt nước diễn ra nhanh hơn và sach
hơn, giúp cho các quy trình xử lý tiếp theo đạt kết quả cao.
- Hỗ trợ quá trình keo tụ tạo bông cho hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
- Hỗ trợ quá tách các chất rắn trong chất lỏng
- Hỗ trợ xử lý nước thải ở các khu hầm mỏ…
- Hỗ trợ khử nước cho nhiều loại bùn hữu cơ.
Bảo quản: Các loại vật liệu được dùng để cất trữ các sản phẩm này: thép không rỉ,
sợi thuỷ tinh, nhựa, epoxy. Thời hạn bảo quản 24 tháng khi chưa mở miệng bao và
trong môi trường khô ráo, nhiệt độ dưới 40 độ C.
Lưu ý: Không nên dùng quá nhiều polymer nước sẽ trở nên rất nhớt, gây cản trở
cho các công đoạn xử lý tiếp theo. Ngoài ra, lượng dư polymer trong nước sẽ làm
tăng COD. Do đó, khi áp dụng polymer nhất thiết phải thực hiện các thử nghiệm
thực tế để lựa chọn liều lượng thích hợp.
Khử màu:
Sản phẩm này là một hợp chất polyme cationic bậc 4, là sản phẩm duy nhất dùng
để khử màu, kết bông, giảm COD và các ứng dụng khác.

Chức năng:


Sản phẩm chủ yếu để khử màu nước thải có độ màu cao từ các nhà máy nhuộm.
Sản phẩm thích hợp để xử lý nước nước thải chứa thuốc nhuộm hoạt tính, có tính
axít và phân tán.
Sản phẩm cũng được sử dụng để xử lý nước thải của ngành công nghiệp dệt may,
nhuộm, công nghiệp in mực và ngành công nghiệp giấy)
Sản phẩm có thể sử dụng như chất ổn định và chất duy trì trong quy trình sản xuất
giấy.
Đặc điểm kỹ thuật:
Hình dạng: chất lỏng nhớt, màu sáng
Khối lượng chất rắn: >50%
pH, pha loãng 1%:
3-5
Tỷ trọng: 1.2 - 1.3 (25oC)
Ứng dụng:
Nước thải nhà máy nhuộm được chia làm 2 dạng:
+Trong trường hợp họ xử lý sinh học trước và sau đó họ sử dụng hóa chất xử lý
nước thải thì hàm lượng hóa chất sử dụng:
70 - 80 ppm ( Chất khử màu )
15 - 20 ppm Polyaluminum Chloride
1 - 2 ppm Anionic Polyacrylamide
Đầu tiên cho PAC (thời gian tiếp xúc với nước thải khoảng 3-5 phút), sau đó cho
chất khử màu (thời gian tiếp xúc 5-10 phút) và cuối cùng là cho Polyme anion.
Sẽ tiết kiệm chi phí rất nhiều nếu chúng ta điều chỉnh pH 7-8, tuy nhiên hàm
lượng chất khử màu được tiêu thụ cũng sẽ cao hơn 20%.
+Trong trường hợp xử lý trước bằng phương pháp hóa học thì liều lượng thông
dùng là:
Điều chỉnh pH ở 7 - 8

80 -100 ppm ( Chất khử màu )
10 - 20 ppm PAC
1 - 2 ppm Anionic polyacrylamide
Sản phẩm nên được pha loãng từ 10 - 40 lần và sau đó cho trực tiếp vào nước thải.
Sau khi trộn khoảng vài phút, nước thải có thể lắng hoặc tuyển nổi để trở thành
nước sạch.
Giá trị pH của nước thải nên được điều chỉnh ở pH 7 - 9 trước khi xử lý.
Khi độ màu và hàm lượng COD tương đối cao, chất khử màu được sử dụng để trợ
giúp PAC nhưng không trộn lẫn cùng nhau. Trong trường hợp này, chi phí xử lý có


3.5.

thể thấp hơn. PAC được sử dụng trước hay sau phụ thuộc vào việc kiểm tra kết
bông và quy trình xử lý.
Chất khử màu vô hại, không dễ cháy nổ, nó có thể được lưu trữ ở nhiệt độ phòng,
không nên đặt dưới ánh nắng mặt trời.
Dinh Dưỡng:

Chất dinh dưỡng cho vi sinh xử lý nước thải- rất cần thiết cho các công trình xử lý
nước thải hiện nay khi áp dụng xử lý bằng phương pháp sinh học. Hầu hết các
công trình xử lý nước thải công nghiệp và tất cả công trình xử lý nước thải sinh
hoạt, bệnh viện, nước rỉ rác đều có xử lý sinh học.
Trong quá trình xử lý sinh học ta bắt buộc phải nuôi vi sinh và cung cấp dưỡng
chất cho chúng trong quá trình thích nghi, sinh trưởng và phát triển.
4. Quy trình công nghệ và thiết bị
4.1.
Sơ đồ khối:

Hố thu

Tháp giải nhiệt 1
Bể điều hòa
Lược rác tinh


Nước bùn

Phèn Fe, Vôi,
Khử màu

Bể phản ứng

Polymer anion

Bể keo tụ- tạo bông

Bể lắng hóa lý

Axít H2SO4

Bể trung gian

Tháp giải nhiệt 2

Thổi khí

Bể Aerotank

Bể chứa bùn


Bể lắng sinh học

Máy ép bùn

Bể trung gian, khử trùng

Sân phơi bùn

Clo, Khử màu
Bể lọc áp lực

Cột B
QCVN 13-MT:2015/BTNMT
4.2.

4.3.

Hố thu:
Nước thải từ các nguồn phát sinh theo mạng lưới thu gom chảy vào hố thu của
trạm xử lý. Song chắn rác thô để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi
nước thải, sau đó nước thải sẽ được bơm lên tháp giải nhiệt.
Tại hố thu được lắp đặt bơm chìm nước thải để bơm nước đến tháp giải nhiệt, bơm
hoạt động dựa vào mực nước trong hố thu nhờ thiết bị đo mực nước.
Tháp giải nhiệt 1:


Tháp giải nhiệt
Mục đích: Nước thải dệt nhuộm từ quá trình sản xuất có nhiệt độ khá cao, vì vậy
tháp giải nhiệt 1 có nhiệm vụ giảm nhiệt độ đầu vào đến giá trị thích hợp khoảng
70-80 độ. Nước thải sau tháp giải nhiệt thứ nhất sẽ chảy vào đường ống phân phối

nước vào bể điều hòa. Ngoài ra, việc phân phối nước vào đường ống cũng góp
phần làm cho nhiệt độ nước thải giảm xuống đáng kể.
Nguyên lý: tháp giải nhiệt có chức năng luồng nước nóng xả đều trên bề mặt tấm
tản nhiệt, thông qua luồng không khí và hơi nước nóng luân chuyển tiếp xúc với
nhau, nước nóng và luồng không khí sản sinh trao đổi nhiệt với nhau, đồng thời bộ
phận nước nóng bị bốc hơi, hơi nước nóng được hòa vào trong không khí.
Đặc điểm:
+ Vỏ tháp sử dụng chất liệu sợi thủy tinh rất gọn nhẹ, không gỉ sét, không lão hóa,
chống ăn mòn, chống thấm nước, có tuổi thọ dài có hình bầu dục, gọn nhẹ, không
chiếm diện tích.
+Đầu phun : được thiết kế với tính ăng áp lực nước thấp, xoay vòng theo chiều
kim đồng hồ, cốt đầu phun bằng chất liệu inox kết hợp với đạc bạn, lực ma sát
thấp do đó tạo nên tính ưu điểm không cần thiết sử dụng tấm tản nước giảm thiểu
thất thoát cực thấp.
+ Cánh quạt: Sử dụng chất liệu hợp kim nhôm có thể điều chỉnh độ nghiêng của
cánh quạt, tất cả cánh quạt đều được cân chỉnh và cân đối vận hành êm ái, tiếng
ồn thấp cánh có thể điều chỉnh độ nghiêng tùy vào lượng gió cần thiết mà chỉnh để
đạt công xuất tối ưu.
+ Tấm giải nhiệt: thông thường tấm giải nhiệt sử dụng màng PVC bề mặt có dạng
gấp nếp, gợn song không bị rút, biến dạng, duy trì nước đọng tại bể nước đồng
thời tăng năng suất giải nhiệt.


Công suất: 600-800 m3/ngày.đêm
Sự cố: Nghẹt rác, chi tiết bằng ghỗ bị hư hại.
Khắc phục: thu gom rác và thay chi tiết mới định kì.
4.4.

Bể điều hòa:


Mục đích: Bể điều hòa tiếp nhận nước thải để điều hòa lưu lượng, nhiệt độ và
nồng độ các chất ô nhiễm để đảm bảo cho lưu lượng dòng thải đều để bơm nước
lên các công trình phía sau và giảm được một phần chất ô nhiễm.
Nguyên lí: Bể điều hòa được lắp đặt bơm chìm nước thải để bơm nước đến thiết bị
lược rác tinh, bơm hoạt động dựa vào mực nước trong hố thu nhờ thiết bị đo mực
nước. Nước sau lược rác tinh sẽ chảy vào bể phản ứng.
Đặc điểm: Dài 22m5 rộng 5m5 sâu 5m.
Các lợi ích của việc điều hòa lưu lượng là:
Quá trình xử lý sinh học được nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức
thấp nhất hiện tượng “shock” tải trọng, các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý có
thể được pha loãng, pH có thể được trung hòa và chất lượng nước thải sau xử lý
được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định.
Ưu điểm từ bể điều hòa trong hệ thống nước thải:


4.5.

4.6.

Đảm bảo an toàn cho hệ thống, nếu xảy ra sự cố nhà máy vẫn chịu được
trong vài giờ để tiện việc khắc phục;
Điều hoà lưu lượng, nồng độ nước thải;
Tổng hoà các nguồn khác nhau, các công đoạn xả thải khác nhau.
Sự cố: Hư bơm và nghẹt ống dẫn nước thải.
Khắc phục: Thay bơm và thông ống định kì.
Bể phản ứng:
Mục đích: Để các chất phản ứng với nhau, chất thải tác dụng với vôi với phèn sắt.
Đặc điểm: dài 2m rộng 3m cao 5m.
+ Thiết bị khuấy
+ Vòi phun khí.

+ Vòi phun vôi ( Ca(OH)2 ).
+ Vòi phun phèn sắt ( FeSO4.7H2O).
Nguyên lí: Trong nước thải các cặn bẩn (chất rắn lơ lửng), thuốc nhuộm, các sản
phẩm vô cơ, chất ô nhiễm…có kích thước nhỏ nên chúng tham gia vào chuyển
động nhiệt cùng với phân tử nước tạo nên một hệ keo phân tán trong toàn bộ thể
tích nước. Chúng có độ bền nhỏ hơn độ bền phân tử nên dễ phá huỷ bằng hóa
chất. Hóa chất cho vào nước thải nhằm làm mất độ keo tự nhiên trong nước thải,
đồng thời tạo ra hệ keo mới có khả năng kết hợp chất ô nhiễm thành những bông
cặn, có hoạt tính bề mặt cao, dễ lắng. Các quá trình phản ứng diễn ra như sau:
Khuấy trộn hóa chất với nước thải;
Thuỷ phân của hóa chất;
Phá huỷ độ bền của keo (làm mất ổn định của hệ keo);
Dính kết hấp thụ và keo tụ do chuyển động nhiệt và do khuấy trộn.
Tại bể phản ứng, hoá chất được châm vào bể với liều lượng nhất định và được
kiểm soát bởi bơm định lượng (có thể điều chỉnh tùy theo nồng độ ô nhiễm). Dưới
tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn (motor và cánh khuấy) được lắp
đặt trong bể, các hóa chất được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải.
Trong điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình phản ứng, hóa chất và các chất
ô nhiễm trong nước thải tiếp xúc, tương tác với nhau, hình thành các bông cặn nhỏ
li ti trên khắp thể tích bể. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông.
Hóa chất xử lý bao gồm: phèn sắt, Vôi, Hóa chất khử màu, phèn Nhôm,…tùy
thuộc vào tính chất nước thải sẽ có sự điều chỉnh về loại, liều lượng của hóa chất
sử dụng.
Các thiết bị khác:
+ Bồn trộn phèn sắt.
+ Bồn trộn vôi.
+ Thiết bị khuấy.
Sự cố: Hư máy trộn và hệ thống ống.
Khắc phục: Thay ống và máy trộn.
Bể keo tụ-tạo bông:

Mục đích: Tạo môi trường phản ứng keo tụ - tạo bông.
Đặc điểm: dài 2m9 rộng 3m cao 5m.
+ Thiết bị khuấy.


4.7.

4.8.

4.9.

4.10.

+ Vòi phun polimer anion.
Nguyên lí: Sau khi nước thải được phản ứng đều với hóa chất và tạo thành các
bông cặn li ti, muốn loại bỏ các bông cặn này ta phải sử dụng hóa chất trợ keo tụ
(polymer), và dưới tác dụng của cánh khuấy với tốc độ quay chậm (nhờ motor và
cánh khuấy), hóa chất trợ keo tụ sẽ tiếp xúc các bông cặn li ti và tạo thành các
bông cặn to và nặng. Hỗn hợp nước thải và bông cặn được dẫn sang bể lắng hóa
lý.
Sự cố: Hư thiết bị khuấy.
Khắc phục: Thay thiết bị khuấy.
Bể lắng hóa lý:
Nước thải từ bể keo tụ tạo bông được phân phối vào vùng phân phối nước của bể
lắng. Nước và bông cặn chuyển động qua vùng phân phối nước đi vào vùng lắng
của bể lắng (ống lắng trung tâm) theo phương pháp lắng trọng lực. Khi hỗn hợp
nước và bông cặn đi vào bể, các bông bùn va chạm với nhau, tạo thành những
bông bùn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông bùn ban đầu.
Các bông bùn này sẽ có khối lượng riêng lớn hơn nước nên tự lắng xuống tại
vùng chứa cặn của bể lắng.

Nước sạch được thu ở phía trên máng răng cưa bể lắng và chảy vào công trình tiếp
theo, bùn lắng sẽ được bơm đến bể chứa bùn.
Bể trung gian:
Bể trung gian có nhiệm vụ tiếp nhận nước thải từ bể lắng hóa lý, mục đích là để
chứa nước và bơm lên tháp giải nhiệt 2. Đồng thời, pH sẽ được điều chỉnh tại đây
(nếu cần thiết).
Tháp giải nhiệt 2
Nước thải trước khi đến bể vi sinh ta phải điều chỉnh nhiệt độ đến giá trị phù hợp
để đảm bảo nhiệt độ ở giá trị tối ưu cho vi sinh hoạt động, sinh trưởng và phát
triển. Vì vậy, tháp giải nhiệt 2 được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ trên. Nguyên lý
hoạt động tương tự như tháp giải nhiệt 1. Nước sau tháp giải nhiệt 2 sẽ chảy vào
bể sinh học Aerotank.
Bể Aerootank
Phương pháp sinh học hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong
điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh
vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất
hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, chất
hữu cơ bị oxy hóa thành CO2, H2O, NO3-, SO42-,…
Vi sinh vật tồn tại trong bùn hoạt tính của bể sinh học bao gồm Pseudomonas,
Zoogloea, Achromobacter, Flacobacterium, Nocardia, Bdellovibrio,
Mycobacterium, và hai loại vi khuẩn nitrate hóa Nitrosomonas và Nitrobacter.
Thêm vào đó, nhiều loại vi khuẩn dạng sợi như Sphaerotilus, Beggiatoa,
Thiothrix, Lecicothrix, và Geotrichum cũng tồn tại.


4.11.

Để thực hiện quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ hòa tan, chất keo và các
chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật
theo ba giai đoạn chính như sau:

Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật;
Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ
bên trong và bên ngoài tế bào;
Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng
hợp tế bào mới.
Tốc độ quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thuộc vào nồng độ các chất hữu cơ, hàm
lượng các tạp chất, mật độ vi sinh vật và mức độ ổn định lưu lượng của nước thải
ở trạm xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc
độ phản ứng oxy hóa sinh hóa là chế độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước
thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng… Tải trọng chất hữu cơ
của bể sinh học Aerotank khuấy đảo hoàn chỉnh thường dao dộng từ 0.8- 1.9 kg
BOD/m3.ngày đêm. Nồng độ oxy hòa tan trong nước thải ở bể sinh học hiếu khí
cần được luôn luôn duy trì ở giá trị lớn hơn hoặc bằng 2.0 mg/l.
Tốc độ sử dụng oxy hòa tan trong bể sinh học hiếu khí phụ thuộc vào:
Tỷ số giữa lượng thức ăn (chất hữu cơ có trong nước thải) và lượng vi sinh
vật: tỷ lệ F/M; F/M = 0.2- 1.0 gBOD5/gMLVSS.ngày;
Nhiệt độ thích hợp cho vùng sống của vinh vật hiếu khí; (t= 20- 450C)
Tốc độ sinh trưởng và hoạt độ sinh lý của vi sinh vật (bùn hoạt tính),
MLVSS luôn duy trì trong khoảng 800 – 4000 mg/l;
Nồng độ sản phẩm độc tích tụ trong quá trình trao đổi chất;
Lượng các chất cấu tạo tế bào;
Hàm lượng oxy hòa tan (DO= 2mg O2/l)
Không khí được đưa vào bằng các máy thổi khí qua các hệ thống đĩa phân phối
khí ở đáy bể, đảm bảo lượng oxy hòa tan trong nước thải ≥ 2.0 mg/l. Nhiệt độ hoạt
động khoảng 20 đến 50oC. Như vậy, tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy hiếu khí
triệt để. Vi khuẩn sẽ được cung cấp oxy để phân hủy các chất bẩn có trong nước
theo phản ứng:
CHO + O2 -> CO2 + H2O + Vi khuẩn mới
Sản phẩm của quá trình này chủ yếu sẽ là khí CO2 và sinh khối vi sinh vật, các
sản phẩm chứa nitơ và lưu huỳnh sẽ được các vi sinh vật hiếu khí chuyển thành

dạng NO3- và SO42- và chúng sẽ tiếp tục bị khử nitrat, khử sulfat bởi vi sinh vật.
Trong quá trình xử lý hiếu khí các chất bẩn phức tạp như protein, tinh bột, chất
béo… sẽ bị phân hủy bởi các men ngoại bào cho các chất đơn giản là các axit
amin, các axit béo, các axit hữu cơ, các đường đơn… Các chất đơn giản này sẽ
thấm qua màng tế bào và bị phân hủy tiếp tục hoặc chuyển hóa thành các vật liệu
xây dựng tế bào mới bởi quá trình hô hấp nội bào cho sản phẩm cuối cùng là CO2
và H¬2O. Nước thải từ bể Aerotank sẽ được phân phối vào bể lắng sinh học.
Bể lắng sinh học


4.12.

4.13.

4.14.

Nước thải sau khi qua bể Aerotank được phân phối vào vùng phân phối nước của
bể lắng sinh học. Lắng là khâu quan trọng trong dây truyền công nghệ xử lý nước,
quá trình lắng giúp loại trừ và giảm bớt các hạt cặn lơ lửng có trong nước.
Cấu tạo và chức năng của bể lắng sinh học tương tự như bể lắng hóa lý.
Lắng các bông bùn hoạt tính tạo ra từ bể Aerotank, bùn lắng một phần sẽ được
bơm tuần hoàn về Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn trong bể, phần bùn dư được
bơm vào bể chứa bùn để xử lý. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông
qua máng tràn răng cưa.
Bể trung gian khử trùng
Tương tự như bể trung gian sau bể lắng hóa lý, bể trung gian có nhiệm vụ chứa
nước saau lắng sinh học để bơm lên bể lọc thô. Đồng thời, nước choá chất khử
trùng cũng được châm ở bể trung gian nên gọi là bể trung gian- khử trùng.
Theo TCVN thì nước thải sau xử lý sinh học phải có hệ thống khử trùng trước khi
thải vào nguồn tiếp nhận. Và để tiết kiệm được công trình phía sau bể lọc, ta tiến

hành khử trùng tại bể trung gian sẽ giảm được chi phí đầu tư nhưng vẫn mang lại
hiệu quả xử lý cao.
Hóa chất khử màu sẽ được châm vào bể trung gian trong trường hợp cần thiết xử
lý độ màu với hiệu suất cao hơn. Ngoài ra, hóa chất clo cũng xử lý được một phần
độ màu trong nước thải. Nước thải từ bể trung gian- khử trùng được bơm đến cột
lọc áp lực.
Bể lọc áp lực
Vật liệu lọc bao gồm than hoạt tính, cát và sỏi lọc. Bể lọc có nhiệm vụ loại các
chất rắn lơ lửng chưa được xử lý hết ở các công trình đơn vị trước, đồng thời loại
các hợp chất tạo ra từ bể trung gian- khử trùng trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Bể chứa bùn
Bùn từ bể lắng hóa lý và bể lắng sinh học dư được đưa tới bể chứa bùn để lưu trữ
trong khoảng thời gian nhất định. Sau đó bùn sẽ được bơm đến máy ép bùn để
tách nước và tăng nồng độ bùn. Nhằm mục đích giảm thể tích bùn để đóng bao và
xử lý định kì. Hoặc bùn được bơm đến sân phơi bùn để tách nước và đóng bao.
Nước từ máy ép bùn hoặc sân phơi bùn được dẫn về bể điều hòa để tái xử lý.




×