Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

QUÀNG THỊ CHÍNH
TÊN ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KHÁNG THUỐC CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN
GÂY NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

: Chính quy

Chuyên ngành

: Công nghệ sinh học

Khoa

: CNSH&CNTP

Khóa học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên, 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

QUÀNG THỊ CHÍNH
TÊN ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KHÁNG THUỐC CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN
GÂY NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành/Ngành

: Công nghệ sinh học

Lớp

: K44 – CNSH

Khoa

: CNSH&CNTP

Khóa học

: 2012 - 2016


Giảng viên hƣớng dẫn

: BS.Nguyễn Thị Huyền
TS.Nguyễn Văn Duy

Thái Nguyên, 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhân được sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ
bảo và động viên của thầy cô, bạn bè và gia đình. Nhân dịp hoàn thành khóa luận:
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới BS.Nguyễn Thị Huyền phó
khoa vi sinh Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và TS.Nguyễn Văn Duy
giảng viên khoa CNSH-CNTP đã hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
để thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô, anh, chị đang làm việc tại Khoa Vi
Sinh, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã hướng dẫn, tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tập thể các Thầy, Cô giáo và cán bộ của khoa
CNSH-CNTP, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên đã
cung cấp các kiến thức tiền đề để tôi hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ
tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Quàng Thị Chính



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đường kính khoanh kháng sinh theo tiêu chuẩn của CLSI 2015 - 2016 ....21
Bảng 4.1: Tỷ lệ các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng trên các bệnh nhân điều trị tại
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên ..........................................................29
Bảng 4.2: Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm trùng bệnh viện theo lứa tuổi ..............................31
Bảng 4.3: Tỷ lệ vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Thái Nguyên theo từng tháng từ tháng 11/2015 – 05/2016 .............................33
Bảng 4.4: Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của E. coli tại Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Thái Nguyên từ 14/11/2015 đến 10/5/2016 .....................................................34
Bảng 4.5: Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của S. aureus tại Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Thái Nguyên từ 14/11/2015 đến 10/5/2016 .....................................................37
Bảng 4.6: Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của S. pneumoniae tại Bệnh viện Đa khoa
Trung ương Thái Nguyên từ 14/11/2015 đến 10/5/2016 ........................................40
Bảng 4.7: Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa tại Bệnh viện
Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 14/11/2015 đến 10/5/2016............................42
Bảng 4.8: Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của Klebsiella pneumoniae tại Bệnh viện
Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 14/11/2015 đến 10/5/2016............................44
Bảng 4.9: Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của Acinetobacter baumannii tại Bệnh viện
Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 14/11/2015 đến 10/5/2016............................46


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Môi trường KIA ........................................................................................17
Hình 3.1: Chai chứa môi trường dinh dưỡng để nuôi cấy vi sinh vật nhiễm trùng

trong máu của hãng BacT/ALERT, Đức...................................................................24
Hình 4.1: Phân bố tình trạng nhiễm khuẩn theo tuổi ................................................31
Hình 4.2: Kháng sinh đồ của vi khuẩn E. coli chủng 1.22 phân lập được trên bệnh
nhân Trần Văn T. ngày 23/03/2016 ..........................................................................36
Hình 4.3: Kháng sinh đồ của vi khuẩn S. aureus chủng 10.14 phân lập được trên
bệnh nhân Nguyễn Hồng P. ngày 14/03/2016 ..........................................................39
Hình 4.4: Kháng sinh đồ của vi khuẩn S. pneumoniae chủng 5.17 phân lập được trên
bệnh nhân Đặng Văn Đ. ngày 18/02/216 ..................................................................41
Hình 4.5: Kháng sinh đồ của vi khuẩn P. aeruginosa chủng 4.18 phân lập được trên
bệnh nhân Nghiêm Tuấn A. ngày 19/04/2016 ..........................................................43
Hình 4.6: Kháng sinh đồ của vi khuẩn K.pneumoniae chủng 1.24 phân lập được
trên bệnh nhân Nguyễn Văn G. ngày 25/02/2016 ....................................................45
Hình 4.7: Kháng sinh đồ của vi khuẩn Acinetobacter baumannii chủng 2.27 phân
lập được trên bệnh nhân Lê Văn H. ngày 28/04/2016 .............................................47


iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên thuật ngữ viết

Nghĩa đầy đủ của thuật ngữ

tắt
Asian Network for Surveillance of Resistant Pathogens
ANSORD

(Mạng lưới giám sát các căn nguyên kháng thuốc Châu
Á)

CDC


CLSI
DCL
ESBL

Center for Control and Prevention (Trung Tâm Kiểm
Soát và Phòng Bệnh Hoa Kỳ)
Clinnical and Laboratory standards Institude (Viện Tiêu
Chuẩn và Xét Nghiệm)
Dezoxicolat Xitrat Lactoza
Extender Spectrum β-lactamase (enzyme β - lactamase
phổ rộng)

I

Intermediate (Trung gian)

KIA

Kligler Iron Agar

MRSA
NTBV
PCR

Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (tụ cầu
kháng Methicillin)
Nhiễm trùng bệnh viện
Polymerase Chain Reaction (Phương pháp khuếch đại
gen)


R

Resistant (Đề kháng)

RM

Red Methyl (Methyl đỏ)

S

Suceptible (Nhạy cảm)

VP

Voges-Proskauer

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


v

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1.Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục đích ..................................................................................................... 1
1.3. Yêu cầu....................................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2

1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
2.1. Tổng quan về nhiễm trùng bệnh viện......................................................... 3
2.1.1. Khái niệm về nhiễm trùng bệnh viện ...................................................... 3
2.1.2. Hậu quả và đối tượng có nguy cơ bị nhiễm trùng bệnh viện .................. 3
2.1.3. Vi khuẩn thường gặp trong nhiễm trùng bệnh viện ................................ 4
2.1.4. Tình hình nghiên cứu nhiễm trùng bệnh viên ở Việt Nam và trên Thế Giới. . 4
2.2. Tổng quan về đề kháng kháng sinh ............................................................ 6
2.2.1. Định nghĩa của kháng sinh và cơ chế tác động của kháng sinh.............. 6
2.2.2. Cơ chế tác động của kháng sinh .............................................................. 6
1.4.4. Các biện pháp hạn chế sự gia tăng kháng kháng sinh........................... 11
2.2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 12
2.3. Các phương pháp phát hiện vi khuẩn kháng thuốc. ................................ 14
PHẦN III: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 23
3.1. Đối tượng, vật liệu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 23
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................ 23
3.3. Dụng cụ, hóa chất và thiết bị sử dụng ...................................................... 23
3.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23


vi

3.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
3.5.1. Phương pháp 1: Phân lập, xác định vi khuẩn và lưu giữ chủng. .......... 24
3.5.2. Phương pháp 2: Kháng sinh đồ ............................................................. 27
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 29
4.1. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng trên các bệnh
nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên ..................... 29

4.2. Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số loại vi khuẩn phân lập tại
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên ................................................ 34
4.2.1. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli ....................... 34
4.2.2. Tỷ lệ kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus............................. 37
4.2.3. Tỷ lệ kháng kháng sinh của Streptococcus pneumoniae ...................... 39
4.2.4. Tỷ lệ kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa ........................ 42
4.2.5. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Klebsiella pneumonae ............... 44
4.2.6 Tỷ lệ kháng kháng sinh của Acinetobacter baumannii .......................... 46
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................... 48
5.1. Kết luận .................................................................................................... 48
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế
giới và đứng thứ hai là các bệnh về tim mạch. Theo niên giám thống kê y tế năm
2008 nhiễm khuẩn bệnh viện cũng chiếm tỷ lệ tử vong cao ở nước ta (16,7% so với
bệnh về tim mạch là 18,4%) (Bộ Y tế, 2009) [4]. Sự ra đời của kháng sinh Penicillin
đã đánh dấu cho kỷ nguyên phát triển của y học về điều trị nhiễm khuẩn và hàng
loạt thuốc kháng sinh ra đời ngay sau đó đều phục vụ cho điều trị nhiễm trùng cho
bệnh nhân. Nên việc sử dụng thuốc kháng sinh trước, trong và sau khi phẫu thuật rất
quan trọng có tác dụng đẩy lùi các vi khuẩn nhiễm trùng.
Tuy nhiên, cùng với sự ra đời của thuốc kháng sinh thì việc sử dụng tự phát
và lạm dụng thuốc quá mức dẫn đến một thực trạng là vi khuẩn kháng thuốc ngày
càng gia tăng. Nhất là ở những nơi sử dụng thuốc kháng sinh nhiều và tập trung

nhiều bệnh nhân như bệnh viện (Lê Hồng Minh, 2009) [17]. Thực sự, các vi sinh
vật kháng kháng sinh đang là mối đe dọa chung của toàn cầu.
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là một trong số bệnh viện lớn
trong khu vực Phía Đông Bắc Việt Nam, tập trung nhiều bệnh nhân nặng và là
tuyến cuối của các bệnh viện cở sở trong khu vực nên là nơi nghi ngờ sẽ có khả
năng kháng thuốc cao. NTBV không chỉ làm tăng thêm số ngày nằm viện, chi phí
điều trị của bệnh nhân mà còn tăng nguy cơ đa kháng thuốc, nhất là kháng sinh tăng
tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát
tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện tại
Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích
Khảo sát được tình hình kháng thuốc kháng sinh của một số vi khuẩn gây
nhiễm trùng bệnh viện tại Bệnh viên đa khoa Trung ương Thái Nguyên.


2
1.3. Yêu cầu
- Đánh giá được tỷ lệ vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện.
- Đánh giá được tình hình kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm
trùng bệnh viện phân lập được.
1.4. Ý nghĩa của đề tài

1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp nguồn tài liệu khoa học phục vụ
cho nghiên cứu và giảng dạy.
- Đánh giá thực trạng vi khuẩn kháng thuốc ở Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Thái Nguyên và cung cấp thông tin về tình hình nhiễm trùng ở bệnh viện và
tình hình kháng thuốc kháng sinh của các vi khuẩn nhiễm trùng ở bệnh viện.
- Kết quả khảo sát là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu thuộc
cùng lĩnh vực liên quan.


1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xây dựng kháng sinh đồ cho từng bệnh nhân cụ thể giúp góp phần xây dựng
chế độ hóa trị liệu liên quan cho bệnh nhân, góp phần hạn chế sự lây lan của các
chủng vi khuẩn kháng thuốc ngoài cộng đồng.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full
















×