Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Tình hình chăn nuôi lợn nái sinh sản và phòng trị bệnh phân trắng lợn con tại trại lợn Nguyễn Thanh Lịch xã Ba Trại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.68 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI ANH THÁI
Tên đề tài:
TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH
PHÂN TRẮNG LỢN CON TẠI TRẠI LỢN NGUYỄN THANH LỊCH
XÃ BA TRẠI - HUYỆN BA VÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo :
Chuyên ngành:
Lớp
:
Khoa
:
Khóa học
:

Chính quy
Chăn nuôi Thú y
K44 - CNTY
Chăn nuôi Thú y
2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



BÙI ANH THÁI
Tên đề tài:
TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH
PHÂN TRẮNG LỢN CON TẠI TRẠI LỢN NGUYỄN THANH LỊCH
XÃ BA TRẠI - HUYỆN BA VÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính Quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Khoa
: Chăn nuôi Thú y
Khóa học
: 2012 - 2016
Giảng viên HD: ThS. Nguyễn Thu Trang
(Khoa Chăn nuôi Thú y - ĐH Nông lâm Thái Nguyên)

Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và thời gian thực tập ở trại lợn Nguyễn Thanh Lịch - xã Ba Trại huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
các thầy cô giáo, chú Nguyễn Thanh Lịch chủ trại và các công nhân, kỹ sư
trong trại.
Để hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy

cô, gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn
nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Em xin đặc biệt cảm ơn đến cô giáo ThS. Nguyễn Thu Trang, cô đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo động viên, giúp đỡ em về mọi mặt trong quá
trình tiến hành nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn: Ban lãnh đạo UBND xã Ba Vì cùng gia
đình chú Nguyễn Thanh Lịch (chủ trại) nơi cơ sở em thực tập đã tạo điều kiện
và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin được cám ơn sự động viên, khích lệ, giúp đỡ của các
thầy cô, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành tốt việc học tập, nghiên
cứu của mình trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, ngày 22 tháng 06 năm 2016
Sinh viên

Bùi Anh Thái


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1. Khẩu phần ăn cho đàn lợn .............................................................. 34
Bảng 4.2. Kết quả phục vụ sản xuất................................................................ 41
Bảng 4.3. Tình hình đẻ của đàn lợn nái .......................................................... 42
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu số lượng lợn con của các loại lợn nái .................... 43
Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu chất lượng lợn con của các loại lợn nái ................. 45
Bảng 4.6. Tình hình cảm nhiễm bệnh sinh sản sau đẻ của các lại lợn nái ...... 46

Bảng 4.7. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo các tháng ........................ 47
Bảng 4.8. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo tính biệt .......................... 47
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con ....................................... 48


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs:

Cộng sự

CP:

Charoen Pokphand

UBND:

Ủy Ban Nhân Dân

TN:

Thí Nghiệm

KHKT:

Khoa học kỹ thuật

L11:


Landrace 11


iv

MỤC LỤC

Trang
LỜI CÁM ƠN .......................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................ iii
MỤC LỤC .............................................................................................. iv
Phần 1: MỞ ĐẦU................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................... 1
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................. 3
2.1.1. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái ............................................................. 3
2.1.2. Kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ ............................................. 12
2.1.3. Sinh lý tiết sữa của lợn nái ........................................................... 16
2.1.4. Những đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ ............................ 20
2.1.5. Đặc điểm bệnh phân trắng lợn con ............................................... 24
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................... 28
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................. 28
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .............................................. 29
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 30
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 30
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................... 30


v

3.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................... 30
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ............................ 30
3.4.1. Phương pháp theo dõi .................................................................. 30
3.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu ............................................... 31
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 32
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 33
4.1. Công tác phục vụ sản xuất .............................................................. 33
4.1.1. Công tác chăn nuôi ...................................................................... 33
4.1.2. Công tác thú y .............................................................................. 36
4.2. Kết quả nghiên cứu ......................................................................... 41
4.2.1. Tình hình đẻ của đàn lợn nái tại trại ............................................. 41
4.2.2. Số lượng lợn con của các loại lợn nái ........................................... 43
4.2.3. Chất lượng lợn con của các loại lợn nái ........................................ 44
4.2.4. Tình hình cảm nhiễm bệnh sinh sản sau đẻ của các loại lợn nái .... 46
4.2.5. Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng ........................................ 46
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................... 50
5.1. Kết luận .......................................................................................... 50
5.2. Đề nghị ........................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 52
I. Tài liệu tiếng Việt .............................................................................. 52
II. Tài liệu tiếng Anh ............................................................................. 53



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi là một ngành có truyền thống lâu đời và phổ biến ở một
nước nông nghiệp như Việt Nam. Đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn chiếm vị trí
quan trọng trong ngành chăn nuôi và gắn bó mật thiết với bà con nông dân.
Đây là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị với tỷ trọng cao và chất lượng tốt
cho con người, ngoài ra còn là nguồn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt,
cung cấp nguyên liệu cho sản xuất biogas làm nguyên liệu đốt và là nguồn
cung cấp các sản phẩm phụ như: da, mỡ… cho ngành công nghiệp chế biến.
Để phát triển hơn nữa ngành chăn nuôi lợn cần có sự đầu tư về phương tiện
kỹ thuật, giống, thức ăn, công tác thú y để hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu
quả sản xuất. Muốn đảm bảo giống tốt thì cần nâng cao chất lượng chăn nuôi
lợn nái sinh sản để có đàn con sinh trưởng và phát triển tốt, cho tỷ lệ nạc cao.
Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo lợn con nuôi thịt phải có chất lượng tốt, đạt
khối lượng tiêu chuẩn, sức đề kháng cao.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn sản xuất, được sự đồng ý của Ban chủ
nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng với sự
giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập, chúng tôi thực hiện đề
tài: “Tình hình chăn nuôi lợn nái sinh sản và phòng trị bệnh phân trắng
lợn con tại trại lợn Nguyễn Thanh Lịch, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, thành
phố Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Có các số liệu về tình hình đẻ của đàn lợn nái tại trại; số lượng, chất
lượng lợn con của các loại lợn nái; tình hình cảm nhiễm bệnh sinh sản sau đẻ
của các loại lợn nái; tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng.



2

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ cho các
nghiên cứu tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Từng bước hoàn thiện quy trình chăn nuôi, chăm sóc lợn nái, phòng
trị bệnh phân trắng lợn con tại các trại lợn.
- Kết quả của đề tài là khuyến cáo bổ ích cho tập thể, cá nhân, các hộ
gia đình chăn nuôi lợn nái, lợn con theo hướng công nghiệp.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái
2.1.1.1. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái chửa
Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái chửa có vai trò quan trọng trong dây chuyền
sản xuất lợn con giống. Mục đích và yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi lợn nái có
chửa nhằm đảm bảo cho thai phát triển bình thường, không bị xảy thai hoặc
đẻ non, mỗi lứa đẻ nhiều con, lợn con có sức sống cao, lợn mẹ phát triển bình
thường, dự trữ đủ chất dinh dưỡng nuôi con sau này, không bị hao mòn lớn.
- Phương pháp phát hiện lợn có chửa
Phát hiện lợn có chửa có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất. Nếu phân
biệt được lợn nái có chửa một cách chính xác, kịp thời ngay sau khi phối
giống sẽ tác động các biện pháp nuôi dưỡng chăm sóc phù hợp với quy luật
phát triển của bào thai để nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái. Còn nếu lợn

nái không chửa thì có kế hoạch phối giống lại kịp thời.
Thời gian chửa của lợn nái bình quân là 114 ngày. Người ta chia thời
gian chửa của lợn nái làm hai kỳ:
+ Thời kỳ chửa kỳ 1: là thời gian lợn có chửa 84 ngày đầu tiên.
+ Thời kỳ chửa kỳ 2: là thời gian lợn có chửa từ 85 ngày đến khi đẻ.
Việc phát hiện lợn nái chửa kỳ 2 dễ dàng hơn chửa kỳ 1 vì bào thai lúc
này phát triển mạnh, bụng to và xệ hơn. Trong thực tiễn có nhiều phương
pháp phát hiện lợn có chửa nhanh và chính xác như phương pháp căn cứ vào
chu kỳ động dục của lợn nái, dùng máy siêu âm, phương pháp đo điện trở âm
đạo, phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×