Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng và biện pháp phòng trị bệnh tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.42 KB, 52 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––

NGUYỄN QUÝ LONG
Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH LỢN CON MẮC BỆNH
PHÂN TRẮNG VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ
TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo :
Chuyên ngành:
Khoa
:
Khóa học
:

Chính quy
Chăn nuôi thú y
Chăn nuôi thú y
2012 - 2016

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––



NGUYỄN QUÝ LONG
Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH LỢN CON MẮC BỆNH
PHÂN TRẮNG VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ
TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Lớp
: K44 - CNTY
Khoa
: Chăn nuôi thú y
Khóa học
: 2012 - 2016
Giảng viên hƣớng dẫn:
TS. Nguyễn Văn Sửu

THÁI NGUYÊN - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện
phương châm học đi đôi với hành lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất,

thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình học tập
của tất cả các trường đại học nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên nói riêng. Đây là khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống
hoá toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tiễn
sản xuất, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương thức tổ chức và
tiễn hành công việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực
tiễn sản xuất, tạo cho sinh viên có tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo, để khi
ra trường trở thành một người cán bộ có chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Được sự nhất trí của Ban chủ nghiệm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên, của thầy giáo hướng dẫn và trạm Thú y Đồng
Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Qua thời gian thực tập tại đây em đã được vận dụng các
kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất, học hỏi được nhiều kinh nghiệm
trong thực tiễn từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được các phương
pháp tổ chức và tiến hành công tác nghiên cứu, tạo cho mình tác phong làm
việc đúng đắn, sáng tạo để khi ra trường trở thành một cán bộ chuyên môn
giỏi, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Do bước đầu làm quen với đề tài nghiên cứu nên chuyên đề tốt nghiệp
của em không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp của các
thầy cô giáo và các bạn để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn, em xin
trân trọng cảm ơn !
Sinh viên
Nguyễn Quý Long


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả tỷ lệ mắ c bê ̣nh lơ ̣n con phân trắ ng ta ̣i tại một số xã của
huyện Đồng Hỷ ............................................................................... 35

Bảng 4.2: Tỉ lệ lợn con mắc bệnh theo tuổi tại một số xã của Đồng Hỷ ....... 36
Bảng 4.3: Tỉ lệ lợn con mắc bệnh theo tháng tại một số xã của Đồng Hỷ .... 37
Bảng 4.4: Triê ̣u chứng lơ ̣n con mắ c bê ̣nh phân trắ ng ..................................... 37
Bảng 4.5: Tỷ lệ chết do mắc bệnh phân trắng tại một số xã của Đồng Hỷ ... 38
Bảng 4.6: Bê ̣nh tích lợn con mắc bệnh phân trắng ......................................... 39
Bảng 4.7: Kết quả điều trị lợn con phân trắng tại một số xã của Đồng Hỷ ... 40


iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

VK

: Vi khuẩn

Cl.

: Clostridium

Sal.

: Salmonella

SS

: Sơ sinh

TT


: Thể trọng

Cs

: Cộng sự


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 1
1.3. Ý nghĩa của đè tài ....................................................................................... 1
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát tiển của lợn con trong thời gian theo mẹ ...... 4
2.1.2. Đặc biểm phát triển của cơ quan tiêu hoá ............................................... 5
2.1.3. Đặc điểm sinh lí của lợn con ................................................................... 9
2.1.4. Đặc điểm về tiêu hóa của lợn con ......................................................... 10
2.1.5. Hệ sinh vật trong đường ruột của lợn con ............................................. 10
2.1.6. Khả năng miễn dịch của lợn con ........................................................... 12
2.1.7. Nguyên nhân gây bệnh phân trắng ở lợn con ....................................... 13
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 21
2.2.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước .......................................................... 21
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 22

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 33
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 33
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 33
3.3. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 33
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 33


v

PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .................................... 35
4.1. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh phân trắng ta ̣i một số xã của
huyện Đồng Hỷ ............................................................................................... 35
4.2. Tình hình lơ ̣n con mắ c bê ̣nh theo tuổ i ta ̣i một số xã của Đồng Hỷ ......... 36
4.3. Tỉ lệ lợn con mắc bệnh theo tháng tại một số xã của Đồng Hỷ .............. 36
4.4. Triê ̣u chứng lơ ̣n con mắ c bê ̣nh phân trắ ng ............................................... 37
4.5. Tỷ lệ chết do mắc bệnh phân trắng tại một số xã của Đồng Hỷ ............ 38
PHẦN 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ........................................ 42
5.1. Kết luận .................................................................................................... 42
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đồng Hỷ là huyện Miền núi trung du thuộc tỉnh Thái Nguyên. Trong
cơ cấu phát triển kinh tế thì chăn nuôi khá phát triển, trong đó chăn nuôi lợn

đóng một vai trò quan trọng trong mắt xích phát triển kinh tế của huyện. Để
hạn chế dịch bệnh thì công tác tiêm phòng và trị bệnh cho đàn vật nuôi nói
chung luôn được quan tâm . Tuy nhiên trong chăn nuôi lợn bên cạnh những
dịch bệnh nhiễm gây ảnh hưởng, tổn thất lớn cho chăn nuôi nói chung trong
đó có chăn nuôi lợn như : dịch tả, tụ huyết trùng, tai xanh… thì một trong
những bệnh thường gặp và gây tổn thất đáng kể cho người chăn nuôi lợn nái
sinh sản đó là bệnh phân trắng lợn con. Bệnh hay gặp ở giai đoạn lợn con
bú sữa. Để hiểu thêm một phần về tình hình mắc bệnh phân trắng ở lợn con và
hiệu quả của một số thuốc dùng trong điều trị bệnh này, chúng em tiến hành
thực hiện đề tài
“Nghiên cứu tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng và biện pháp
phòng trị bệnh tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
-Xác định được tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng tại một số địa điểm
nghiên cứu
- Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi
- Tình hình mắc bệnh phân trắng qua các tháng trong năm.
- Triệu chứng lâm sàng , bệnh tích lợn mắc phân trắng
- Hiệu quả điều trị của thuốc
* Một số biện pháp điều trị.
1.3. Ý nghĩa của đè tài
* Ý nghĩa trong khoa học
- Nắm được nguyên nhân, cơ chế của bệnh phân trắng ở lợn con


2

* Ý nghĩa trong thực tiễn
- Trên cơ sở tìm hiểu được nguyên nhân và cơ chế của bệnh phân trắng
ở lợn con tiến hành điều trị bệnh hạn chế tổn thất cho người chăn nuôi



3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Bệnh phân trắng lợn con là bệnh thường xảy ra ở thể viêm ruột, viêm
dạ dày cấp tính ở lợn con đang bú. Đặc trưng là ỉa chảy, phân màu hơi vàng
hoặc trắng, biểu hiện mất nước, suy kiệt và chết.
Ở trạng thái sinh lý bình thường, giữa cơ thể vật chủ và hệ vi sinh vật
trong đường tiêu hoá cũng như giữa các loài vi sinh vật trong khu hệ vi sinh
vật với nhau luôn luôn ở trạng thái cân bằng, sự cân bằng này là cần thiết cho
sức khoẻ của vật chủ. Họ vi khuẩn đường ruột là một họ lớn, bao gồm các trực
khuẩn gram âm sống trong ống tiêu hoá của người và động vật. Chúng có thể
gây bệnh hoặc không gây bệnh, hiếu khí hoặc hiếu khí tuỳ tiện, bao gồm vi
khuẩn sinh axit lactic, vi khuẩn bifidium, một số loại cầu khuẩn đường ruột có
khả năng ức chế và tiêu diệt vi khẩn Salmonella, Proteus vulgaris và các loại
vi khuẩn sinh thối rữa, vi khuẩn Lactobacillus, Bacilus subtilis. Ở gia súc sơ
sinh, chưa hình thành hoặc hình thành không ổn định hệ vi sinh vật có lợi này,
có nghĩa là chưa có vi khuẩn ức chế và tiêu diệt sự xâm nhập của vi khuẩn gây
bệnh đường tiêu hoá.
Hệ vi sinh vật có hại hay gặp trong đường ruột là vi khuẩn Salmonella
spp, E.coli, một số chủng Clostridium spp, Shigella. Cho đến nay nhiều công
bố nghiên cứu khoa học đã cho biết nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia súc non
gồm 3 loại chính là E.coli, Salmonella spp, Clostridium perfringens.
Trong hệ vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn E.coli là phổ biến nhất và
chúng xuất hiện sớm trong đường ruột của người, động vật sơ sinh, thường ở
phần sau của ruột, đôi khi còn thấy ở niêm mạc của nhiều bộ phận trong cơ
thể (Nguyễn Như Thanh, 2001)[14].

Clostridium perfringens typ C gây bệnh viêm ruột hoại tử cho lợn ở
lứa tuổi 1 đến 14 ngày tuổi, đặc biệt xảy ra trầm trọng ở 1 đến 7 ngày tuổi, tỷ
lệ chết cao (50%), bệnh lây nhiễm qua phân.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full
















×