Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ (Tiếng Việt 4, Tập 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.72 KB, 126 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta đã qua ba lần cải cách (vào
các năm 1950, 1956, 1981) với những mục tiêu giáo dục ngày càng được
nâng cao. Bước vào thế kỉ XXI - thế kỉ của nền tri thức với khoa học công
nghệ hiện đại - mục tiêu giáo dục trong các nhà trường hiện nay là đào tạo
học sinh (HS) phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, thẩm
mĩ. Trước mục tiêu mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành cuộc cải cách
giáo dục lần thứ tư: biên soạn chương trình Tiểu học và Trung học cơ sở cho
những năm 2000. Chương trình và sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 4 (2000)
được triển khai đại trà toàn quốc từ năm học 2006-2007 nên việc nghiên cứu
phương pháp dạy học các phân môn Tiếng Việt lớp 4 vẫn là một việc làm có
tính thời sự và cần thiết.
Ở trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có một vị trí vô cùng quan trọng,
chiếm số tiết nhiều nhất trong tất cả các môn học. Tổng số tiết Tiếng Việt
trong 5 năm là 1.610 tiết, so với môn Toán có 864 tiết. Dạy Tiếng Việt ở Tiểu
học nhằm giúp HS sử dụng tiếng Việt vào hoạt động giao tiếp và học tập. Học
Tiếng Việt, học sinh được phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trên cơ
sở những tri thức cơ bản. Đồng thời môn Tiếng Việt còn góp phần bồi dưỡng
cho các em tình yêu cái đẹp, yêu quê hương đất nước, hình thành và phát triển
nhân cách tốt đẹp của con người trong thế kỉ mới.
Văn học nước ngoài trong chương trình Tiểu học với các truyện đọc,
truyện kể và những bài học trong sách Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 đã đem
đến cho học sinh những cốt truyện hay, những hình tượng đẹp, làm giàu cho
trí tưởng tượng của các em. Văn học nước ngoài trong chương trình Tiểu học


cũng đem lại cho các em những hiểu biết về đất nước và con người của nhiều


quốc gia trên thế giới như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Nga, Đức, Anh,
Pháp... Đó là những tri thức vô cùng phong phú và đa dạng cho lứa tuổi của
các em. Dạy học các tri thức nước ngoài và các tác phẩm văn học nước ngoài
nói chung trong chương trình Tiểu học là đem lại cho các em những hiểu biết
về đất nước và con người của nhiều quốc gia trên thế giới, bồi đắp cho HS
những tình cảm, những ước mơ mới mẻ, giàu tính nhân văn.
Dạy học kiến thức nước ngoài trong nhà trường nói chung, bậc Tiểu học
nói riêng là công việc không đơn giản. Để có thể khai thác được cái hay, cái
đẹp và chiều sâu tư tưởng, tâm hồn của dân tộc khác ẩn chứa trong các văn
bản ngôn từ, người dạy (và cả người học) phải có sự hiểu biết rộng rãi về văn
hóa, văn học của chính các dân tộc ấy. Bởi thế, người dạy văn học nước
ngoài, ngoài nhiệm vụ nghiên cứu văn bản, tác phẩm cần giảng dạy, còn cần
đọc nhiều tư liệu tham khảo xung quanh nó. Trong khi đó, ở nước ta hiện nay,
điều kiện tự tìm hiểu, tra cứu các tư liệu tham khảo về tác giả, tác phẩm văn
học nước ngoài còn nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với HS.
Tuy nhiên, giảng dạy văn học nước ngoài trong nhà trường nói chung,
bậc Tiểu học nói riêng không chỉ hướng tới việc tìm hiểu những đặc sắc của
một nền văn hóa, văn học khác mà còn góp phần hiểu thêm về văn hóa, văn
học của dân tộc mình. Bởi vậy, trong bối cảnh thế giới đang tăng cường các
hoạt động giao lưu, hội nhập như hiện nay, dạy - học kiến thức nước ngoài
trong chương trình Tiểu học dù còn hạn chế về điều kiện song có nhiều có ý
nghĩa nên rất cần được nghiên cứu để hoạt động này có hiệu quả tốt hơn.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Dạy - học kiến thức nước
ngoài trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4, tập 1).


2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về một số tác giả, tác phẩm Văn học nước ngoài
Các tác phẩm văn học nước ngoài được dịch và nghiên cứu khá nhiều tại
Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng công trình đặt vấn đề nghiên cứu và giảng dạy

văn học nước ngoài trong các nhà trường, nhất là ở bậc Tiểu học khá hạn chế.
Hầu hết các công trình, luận án, luận văn nghiên cứu về văn học nói chung,
văn học nước ngoài nói riêng đều là các nghiên cứu chuyên sâu, thiên về lý
luận, hoặc khái quát hoặc phân tích các phương diện giá trị nội dung và nghệ
thuật của các tác phẩm cụ thể. Phổ biến hơn cả là các bài viết, bài nghiên cứu
về đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các
môn học như Toán, Mỹ thuật, Âm nhạc… ở trường Tiểu học được trình bày
tại các hội thảo, hội nghị khoa học. Tuy không liên quan đến đề tài, nhưng các
nghiên cứu này cũng thực sự là những tư liệu bổ ích vì nguồn tư liệu tham
khảo để thực hiện đề tài khá hạn hẹp.
Hiện chỗ dựa chủ yếu của việc thực hiện luận văn chỉ là cuốn sách Cảm
thụ và giảng dạy Văn học nước ngoài của GS.Phùng Văn Tửu (xuất bản năm
2007, Nhà xuất bản Giáo dục). Đúng như tác giả cuốn sách đã viết: “…đây
không phải là hướng dẫn giảng dạy men theo từng bài trong SGK như kiểu
“sách giáo viên”, nhưng vấn đề cảm thụ và giảng dạy bộ phận văn học này về
mặt lý thuyết và ứng dụng vẫn luôn luôn khiến nhiều người quan tâm, không
chỉ ở Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và hệ thống các trường Đại học
Sư phạm và Cao đẳng Sư phạm nữa” (Lời nói đầu). Không đề cập trực tiếp
đến việc giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình bậc
Tiểu học, công trình này đã cung cấp các nguyên tắc tiếp cận và những điểm
đáng lưu ý khi giảng dạy chương trình nói chung và qua các tác phẩm cụ thể
nói riêng.


Đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục Tiếp cận và giảng dạy các tác
phẩm văn học nước ngoài ở trường Tiểu học, tác giả Đỗ Việt Nga đã cung
cấp một cái nhìn khái quát và cụ thể về thực trạng giảng dạy các tác phẩm văn
học nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học, đề xuất các giải
pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc giảng dạy bộ phận văn học này
từ các phương diện lý thuyết và đặc thù. Qua đó, góp phần vào việc nâng cao

năng lực cảm thụ và giảng dạy các tác phẩm văn học nói chung, văn học nước
ngoài nói riêng trong nhà trường Tiểu học hiện nay.
Tuy nhiên, công trình này cũng mới dừng lại ở việc dạy và học các tác
phẩm văn học, tức là phân môn Tập đọc, chưa đề cập đến các phân môn khác
như Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện, Chính tả…
2.2. Về danh từ riêng nước ngoài
Giáo trình Từ loại tiếng Việt hiện đại của tác giả Lê Biên (1999), Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội, là tài liệu được viết theo tinh thần chương trình
mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng những yêu cầu của cải cách giáo
dục. Giáo trình cung cấp một cách hệ thống những kiến thức cơ bản, cần yếu
nhất về Từ loại tiếng Việt - một nội dung quan trọng của ngữ pháp tiếng Việt.
Giáo trình nhấn mạnh danh từ là một trong ba từ loại cơ bản của tiếng
Việt: danh từ, động từ, tính từ. Bộ phận tên riêng nước ngoài được đề cập
không nhiều nhưng người học, người đọc cũng có thể hình dung ra nó nằm
trong tiểu loại danh từ riêng, cách cấu tạo và sử dụng cơ bản của nó. Cách viết
tên riêng nước ngoài này cho đến nay vẫn còn là vấn đề thời sự nên trong quá
trình chuẩn hóa tiếng Việt, người học và người dạy cần tìm hiểu, học tập để
sử dụng và giảng dạy cho đúng quy tắc và đúng chuẩn của tiếng Việt.
Hoàng Văn Thung - Đỗ Xuân Thảo (2007) trong cuốn Dạy học Chính tả
ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục đã bàn về việc kĩ năng chính tả thực sự


cần thiết đối với mọi người, không chỉ với học sinh Tiểu học. Cuốn sách này
là một tài liệu tham khảo cho các thầy giáo, cô giáo dạy môn Tiếng Việt ở
Tiểu học, các thầy giáo, cô giáo dạy môn Tiếng Việt - Văn ở Trung học cơ sở
và Trung học phổ thông, sinh viên ngành ngữ văn các trường Sư phạm. Cuốn
sách đã đề cập đến vấn đề Chính tả các từ phiên âm như sau: Phiên âm,
chuyển tự theo nguyên dạng tiếng nước ngoài và Chính tả tên riêng và thuật
ngữ theo các quy định về cách viết phiên âm và chuyển tự.
Hiện nay vẫn tồn tại hai cách xử lý chính tả khi viết các tên riêng và

thuật ngữ tiếng nước ngoài. Đó là: cách viết liền các âm tiết trong từ nguyên
ngữ và cách viết rời từng âm tiết trong từ nguyên ngữ (cách viết tiếng Việt).
2.3. Về chương trình SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học
Về SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học đã có nhiều tác giả tập trung nghiên
cứu và thể hiện rõ quan điểm của mình qua những công trình nghiên cứu.
Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học của tác giả Lê A
- Thành Thị Yên Mĩ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến (1998),
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội cũng như giáo trình Phương pháp dạy học
Tiếng Việt ở Tiểu học của Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội viết cho sinh viên các trường Sư phạm dành trọn
một chương 3 để nghiên cứu về chương trình và SGK Tiếng Việt Tiểu học.
Giáo trình cung cấp những kiến thức về mục tiêu môn học Tiếng Việt, cơ sở
xây dựng chương trình, các nguyên tắc xây dựng chương trình và các nguyên
tắc biên soạn SGK Tiếng Việt, chương trình môn Tiếng Việt ở trường Tiểu
học.
Đề cập riêng đến phương pháp dạy học các môn học lớp 4 nói chung,
môn Tiếng Việt nói riêng, cuốn Phương pháp dạy học các môn học lớp
1,2,3,4,5 tập hợp, bổ sung, hoàn thiện bộ tài liệu đã được Bộ Giáo dục và Đào


tạo sử dụng để bồi dưỡng giáo viên (GV) Tiểu học trên toàn quốc nhằm thực
hiện tốt yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện ở cấp Tiểu học.
Tác giả Nguyễn Trí trong cuốn sách Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học
theo chương trình mới viết năm 2008, Nhà xuất bản Giáo dục đã nhấn mạnh
vào hoạt động dạy và học của thầy và trò trong trường Tiểu học khi áp dụng
chương trình mới có những thay đổi tích cực về nội dung lẫn phương pháp
đem lại hiệu quả giáo dục cao.
Chương trình Tiểu học (2008, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội) do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành thống nhất chương trình các môn học ở cấp

Tiểu học nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng. Qua đó, giúp người GV Tiểu
học có cái nhìn khái quát cũng như cụ thể về nội dung, cách phân bố chương
trình Tiểu học. Từ đó, họ có định hướng đúng đắn hơn trong quá trình dạy
học các lớp ở Tiểu học.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho GV
và cán bộ quản lý, chỉ đạo chuyên môn, năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ
chức biên soạn Bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các
môn học ở Tiểu học (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội). Chuẩn kiến thức, kĩ
năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực
học tập cho từng lớp và cho cả cấp học. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở để
biên soạn SGK, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học và hoạt động giáo
dục bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của Chương trình Tiểu học, đảm
bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục ở Tiểu học.
Riêng đối với cuốn Tiếng Việt và phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu
học (Đinh Thị Oanh - Vũ Thị Kim Dung - Phạm Thị Thanh, Dự án phát triển
giáo viên Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006), ngoài việc cung cấp cho


bạn đọc những phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình
và phương pháp mới còn cung cấp cho bạn đọc những vấn đề về lý thuyết hội
thoại, về từ Hán Việt, về câu trong văn bản… Mặc dù được biên soạn bởi các
nhóm tác giả khác nhau nhưng cả hai cuốn sách này đều hướng đến việc nâng
cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; cập nhật những đổi mới về nội dung,
phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục Tiểu học theo
chương trình, SGK Tiểu học mới. Cả hai cung cấp cho bạn đọc những kiến
thức và kĩ năng để dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học theo hướng đổi mới như:
phương pháp dạy học học vần, tập viết, chính tả, tập đọc,… Sách được biên
soạn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học theo chương
trình và SGK mới, theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học. Cả hai
cuốn sách đều rất có ích đối với bạn đọc, đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu,

giảng dạy, học tập của cán bộ quản lý giáo dục Tiểu học, giảng viên, sinh
viên.
Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn
hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, người tham gia
viết SGK và nghiên cứu về việc làm SGK của nhiều quốc gia: “So với 3 lần
cải cách giáo dục trước đây, thì lần đổi mới SGK năm 2002 là bài bản nhất.
Năm 2002, chúng ta xây dựng chương trình trước, biên soạn trong tài liệu dạy
thử nghiện bốn năm mới hoàn thành chương trình, rồi mới làm SGK chính
thức. Chúng ta cũng có điều kiện tiếp thu được nhiều kinh nghiệm biên soạn
SGK của nước ngoài…”[35]
Những công trình nghiên cứu trên tuy chưa bàn đến một cách cụ thể
những vấn đề mà luận văn quan tâm song đó là gợi ý cần thiết định hướng cho
việc nghiên cứu luận văn Dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm
“Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4, tập 1).


3. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra phương pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dạy - học các bài học
có kiến thức nước ngoài trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4,
tập 1).
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định những vấn đề lí luận làm cơ sở cho đề tài.
- Khảo sát chương trình, SGK Tiếng Việt lớp 4 và thực trạng dạy học
những bài có liên quan đến đề tài.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học các bài học
có kiến thức nước ngoài trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt
4, tập 1).
- Thực nghiệm sư phạm.
5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu

Việc dạy - học các bài học có kiến thức nước ngoài trong chủ điểm
“Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4, tập 1).
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Các bài học có kiến thức nước ngoài trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước
mơ” (Tiếng Việt 4, tập 1). Cụ thể:
Tập đọc:

Ở Vương quốc Tương Lai (Theo Mát-téc-lích)
Điều ước của vua Mi-đát (Theo thần thoại Hy Lạp)

Kể chuyện:

Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Luyện từ và câu:

Cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài
Động từ (Bài tập 2)


Tập làm văn:

Luyện tập phát triển câu chuyện (tiết 2)

Chính tả:

Nghe - viết Gà Trống và Cáo (theo La-phông-ten)
Chú dế sau lò sưởi (Theo Xư-phe-rốp, Bài tập 2b)

Phạm vi TN tại hai trường: Tiểu học Việt Nam - Cu Ba, quận Ba Đình

(nội thành Hà Nội) và Tiểu học Đại Mỗ, huyện Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội)
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Luận văn sử dụng phương pháp này nhằm thống kê cụ thể các bài học có
kiến thức nước ngoài trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4,
tập 1), phân loại theo phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể
chuyện, Chính tả. Nhờ đó nắm được nội dung, cấu trúc phân môn và có cơ sở
nêu lên những nhận xét khái quát về nội dung, cấu trúc, những ưu, nhược
điểm để đề ra phương pháp giảng dạy có hiệu quả.
Phương pháp này còn được sử dụng để thống kê, phân loại các phiếu
khảo sát của HS để rút ra những kết luận cần thiết của luận văn.
Việc phân loại dựa trên cơ sở đặc điểm về nội dung và cấu trúc của
chương trình Tiếng Việt lớp 4.
6.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Sau khi phân loại, cần tiến hành so sánh, đối chiếu các bài học có kiến
thức nước ngoài trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” và các bài học trong
chương trình Tiếng Việt 4 để tìm ra điểm giống và khác nhau, phần kiến thức
nào hay, mở rộng, có ích cho việc thu nhận kiến thức của HS.


6.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp này được vận dụng để tìm hiểu những kiến thức về ngôn
ngữ nước ngoài, cụ thể là bộ phận tên riêng nước ngoài và việc tiếp cận, giảng
dạy một số tác phẩm văn học nước ngoài trong SGK Tiếng Việt lớp 4. Chỉ ra
mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn học nước ngoài (giống mối quan hệ giữa
tiếng Việt và văn học Việt Nam). Từ đó, tác giả luận văn đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả việc dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm
“Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4, tập 1).
6.4. Phương pháp điều tra - thực nghiệm
Bằng TN quan sát, phân loại, nêu và tìm hiểu việc dạy học các bài có

kiến thức nước ngoài trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4,
tập 1) ở các trường Tiểu học để từ đó tìm ra phương pháp dạy học có hiệu
quả, gây hứng thú cho HS.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả (bằng phiếu khảo sát) của HS cả
trong và sau quá trình học tập có so sánh với lớp đối chứng (ĐC). Công cụ
kiểm tra đánh giá phải cụ thể và có thể đo được. Công cụ đánh giá dùng cho
cả bài học thực nghiệm (TN) và bài học ĐC.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy- học kiến thức nước
ngoài trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4, tập 1)
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
8. Giả thuyết khoa học
Nếu đề tài nghiên cứu thành công sẽ tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu
quả việc dạy - học các bài học có kiến thức nước ngoài trong chủ điểm “Trên
đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4, tập 1).


NỘI DUNG
Chương
1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Về văn học nước ngoài
1.1.1.1. Tác giả Mát-téc-lích và tác phẩm kịch “Con chim xanh”
a. Tác giả Mát-téc-lích
Maurince Polydore Marie Bernard Maeterlinck (1862-1949) - nhà thơ,

nhà văn Bỉ, nói và viết bằng tiếng Pháp, sinh ở Găng (Gand). Theo mong
muốn của gia đình, ông học và hành nghề luật sư nhưng vẫn rất thích thơ ca.
Năm 1887, ông đi Paris sáu tháng và quen biết một số nhà thơ của
trường phái tượng trưng chủ nghĩa. Trở về Bỉ, ông làm luật sư ít lâu nữa rồi
bỏ hẳn để chuyển sang sáng tác. Tập thơ đầu tay Những nhà kính ấm nóng
(Serres chaudes, 1889) được dư luận chú ý. Tiếp đó là các vở kịch Công chúa
Malen (La Princesse Maleine, 1889), Bảy nàng công chúa (Les Sept
Princesse, 1891), Pelêax và Mêlizăng (Pelléas et Mélisande,1982)… và tập
thơ trữ tình Mười hai bài ca (Dauze chansons, 1894). Các vở kịch thuộc giai
đoạn này của ông mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng với các màu
sắc bi quan khá rõ. Tiêu biểu hơn cả là vở Pelêax và Mêlizăng, kịch 5 hồi
bằng văn xuôi, dựng lên mối tình của Trixtăng (Tristan) và Yzơ (Yseult).
Năm 1896, Mát-téc-lích sang sống ở Pháp, tiếp tục sáng tác nhiều thơ và
kịch. Mở đầu cho giai đoạn kịch thứ hai này là vở Monna Vanna (Monna
Vanna, 1902) một vở kịch bằng văn xuôi, chất kịch thì ít mà chất thơ thì
nhiều. Màu sắc bi quan ngày càng mờ dần đi và ngày càng ánh lên âm điệu tin


yêu vào cuộc sống và con người. Vở kịch Con chim xanh là tác phẩm tiêu
biểu cho thời kì này.
Thời kì Đại chiến I, ông dùng ngòi bút để phục vụ đất nước, viết nhiều
bài được tập hợp trong Những tàn tích của chiến tranh (Lé Débrí de la guerre,
1916) và vở kịch Viên Thị trưởng Xtilơmông (Le Bourgmestre de Stilmonde,
1918) về đề tài quân Đức chiếm đóng nước Bỉ. Vở Lễ đính hôn (Lé
Fiancailles, 1922) mở đầu cho giai đoạn kịch thứ ba, đặc biệt chú trọng đến
kỹ thuật xây dựng kịch. Có thể kể các vở Nỗi bất hạnh đi qua (Le Malheur
passe, 1925), Quyền lực của những người chết (La Puissance des morts,
1926), Mari-Victoa (Marie-Victoire, 1927), Công chúa Izaben (La Princese
Íabelle, 1935). Trong đại chiến II, Mát-téc-lích lánh sang Mỹ. Ông còn là
người yêu thích thiên nhiên và nhất là các loài vật, viết một số sách về loài

ong, loài kiến, được giải thưởng Nôben về văn học năm 1911.
Mát-téc-lích được trao giải nhờ những tác phẩm kịch mang nội dung
phong phú, giàu tưởng tượng đầy thi vị. Ông thường sử dụng thể loại cổ tích
bởi vì cổ tích là biểu hiện sâu nhất và giản dị nhất của nhận thức tập thể, khơi
dậy những cảm xúc con người.
b. Tác phẩm “Con chim xanh”
Con chim xanh (L’Oiseau bleu) của Mát-téc-lích được sáng tác năm
1906, diễn lần đầu ở Mat-xcơ-va năm 1908 và in năm 1909, không những tiêu
biểu cho giai đoạn sáng tác thứ hai của Mát-téc-lích mà còn cho cả sự nghiệp
sáng tác của ông. Đây cũng chính là tác phẩm giúp nhà văn đạt giải Nobel
năm 1911.
Vở kịch mang dáng dấp thần tiên với 6 hồi và 12 cảnh.
Bé trai Tyltyl và bé gái Mytyl là con của một tiều phu theo lời tiên
Bérylun đi tìm Chim xanh. Nhưng con chim mà họ cho là Chim xanh, thực ra


không phải như họ nghĩ. Chim xanh ở trong xứ sở Hoài Niệm đã chết từ lâu.
Bà ngoại cho họ con chim sáo mà họ cứ ngỡ là Chim xanh nhưng khi họ giã
từ xứ sở này thì Chim xanh trở thành đen. Ở trong vương quốc Bóng Tối, họ
tìm thấy trong vườn Ước Mơ và Ánh sáng ban đêm rất nhiều Chim xanh
nhưng những con chim mà họ bắt được đều chết. Đi qua Xứ sở Hồi ức, Lâu
đài Đêm tối, Rừng Chết chóc, Vườn Hạnh phúc, Vương quốc Tương lai,
Tyltyl và Mytyl đều không tìm được con Chim xanh có thể mang lại ánh sáng
ban ngày.
Con chim xanh được ngợi ca là một câu chuyện thần tiên rực rỡ chất thơ
của tuổi thơ ấu, dù còn mang nặng suy tư nên không giữ vẹn được tính hồn
nhiên thuần khiết. Trong tác phẩm, con chim xanh của hạnh phúc chỉ tồn tại ở
bên kia thế giới phù du, nhưng với những người có trái tim trong sáng, họ sẽ
không bao giờ tìm kiếm nó một cách vô ích, bởi cuộc sống tình cảm và trí
tưởng tượng của họ sẽ làm phong phú và thanh tẩy họ trong chuyến du hành

qua xứ sở những giấc mơ.
Với ý nghĩa ấy, vở kịch Con chim xanh đã trở thành một điển cố văn học
biểu tượng cho hạnh phúc tình yêu.
1.1.1.2. Tác giả La-phông-ten và bài thơ ngụ ngôn “Gà Trống và Cáo”
a. Tác giả La-phông-ten
Jean de La Fontaine (1621 - 1695), nhà ngụ ngôn và nhà văn cổ điển
Pháp ; sinh tại Satô-Chieri. Mẹ mất sớm, được sự giáo dục đầy tinh thần tự do
và sâu rộng của cha, Sac đơ La-phông-ten, một viên chức quản lý khu rừng ở
địa phương. Nhờ cha, cậu bé Jăng (Jean) đã sớm nảy nở những tình cảm đẹp
đẽ với cảnh rừng núi nơi quê hương và có kiến thức rộng. Học xong ở Pari,
La-phông-ten trở về quê, tiếp tục nghề của cha hai mươi năm trời, sống giữa
thiên nhiên và những người nông dân. Cuộc sống này đã ảnh hưởng sâu đậm


đến những sáng tác của La-phông-ten : ngụ ngôn của ông đầy tính thơ ca,
hiện diện nhiều hình ảnh của cỏ cây, gió mây, sông núi, con thỏ, con cừu, cả
voi và sư tử nữa… ngòi bút của ông rất sắc sảo mỗi khi nói đến những người
nghèo khổ.
La-phông-ten giao thiệp rộng rãi, lui tới những nhóm trí thức tự do, yêu
cuộc đời dễ dãi ; chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết học Gaxăngđi (P. Gassendi,
1592-1655). Ông tuy có làm thơ ca ngợi nhà vua nhưng vẫn sống cuộc sống
độc lập, không gần gũi cung đình như nhiều nhà văn cổ điển khác.
Ông viết nhiều thể loại : Truyện thơ (1665-1675), tiểu thuyết Xisê
(1664-1674), kịch… nhưng tiêu biểu hơn cả vẫn là ngụ ngôn.
Văn phong của La-phông-ten mang tính thơ nhẹ nhàng, mơ mộng, tươi
vui, dí dỏm và đa dạng. Bút pháp của ông thay đổi từ tác phẩm này sang tác
phẩm khác, khi dí dỏm, khi châm biếm, khi mơ mộng, lúc phóng túng. Truyện
này giống như một vở kịch hề, truyện khác có dáng dấp một phabiô thời trung
cổ. La-phông-ten, con người thích những đổi thay, thường được hình dung là
một người tốt bụng, mơ màng, vô tâm, say sưa quan sát không biết chán một

con cò hay một đàn kiến tha mồi. Có thể tưởng như La-phông-ten là một nhà
văn độc lập, đi bên lề văn học cổ điển. Nhưng không phải, ông chính là một
nhà văn cổ điển tiêu biểu, bên cạnh Môlie, Raxin, Boalô. Ten (H. Taine,
1828-1893) viết : “Theo người ta nói lại, khi Platông (Platon, 427-347 tr. CN)
được biết đức Đại đế muốn hiểu người Aten, ông đồng ý rằng cần trình bày
lên ngài những hài kịch của Arixtôphan. Nếu Đại đế muốn hiểu biết chúng ta
(tức là người Pháp), chúng ta sẽ phải trình lên ngài sách của La-phông-ten”.
Cũng như Cornây sáng tạo bi kịch, La-phông-ten đã sáng tạo ngụ ngôn Pháp
với đầy đủ tính dân tộc của nó. Thế kỷ XVII, thế kỷ của sự thống nhất quốc
gia Pháp, đã thành lập một nền văn học dân tộc - văn học cổ điển.


Như các nhà văn cổ điển khác, La-phông-ten có vốn kiến thức cổ kim
sâu rộng, ông bắt chước Cổ đại, song “không là nô lệ”; và ông coi mục đích
của văn học là răn dạy người đời bằng nghệ thuật ngôn ngữ.
La-phông-ten được bầu vào Viện Hàn lâm năm 1683. Từ 1692, sức khỏe
của ông giảm sút nhiều và mấy năm sau thì mất.
b. Bài thơ ngụ ngôn “Gà Trống và Cáo”
Truyện ngụ ngôn La-phông-ten do Nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn
hành năm 2007 là cuốn sách gồm hơn 100 bài thơ. Mỗi bài là một câu chuyện
kể về các con vật, đồ vật, cỏ cây. Các nhân vật này được tác giả gán cho
những tính cách tốt xấu, chất phác, khờ khạo, khôn ngoan, quỷ quyệt. Nội
dung chủ yếu rút ra từ hiện thực cuộc sống, mang ý nghĩa khuyên răn, dạy
bảo người đời: hãy làm việc bằng chính khả năng và sức lực của mình, chớ
trông cậy vào người khác; hãy yêu mến và kính trọng mọi người; hãy khôn
ngoan trong cách ứng xử, chớ nên vong ân, kết oán...
Bằng cách dẫn chuyện bằng thơ với những chi tiết cụ thể, sinh động, Laphông-ten đã đưa người đọc đến gần với cuộc sống hơn, nhất là giáo dục các
em thiếu nhi những điều hay lẽ phải, luân lý đạo đức đời thường, từ hình ảnh
loài vật, đồ vật gần gũi xung quanh...
Bài thơ Gà Trống và Cáo được in trong tập sách ấy. Bài thơ cũng được

đưa vào SGK Tiếng Việt 4, tập 1 trong phân môn Tập đọc, Chính tả. Gà
Trống và Cáo là câu chuyện kể về cuộc đấu trí giữa hai nhân vật: Gà Trống
thông minh và Cáo gian ngoan, xảo trá. Qua câu chuyện, nhà thơ muốn
khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin lời lẽ
ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.


1.1.1.3. Thần thoại Hy Lạp
Thần thoại Hy Lạp là những truyện thần thoại của người Hy Lạp, bao
gồm các truyền thuyết về các vị thần và các vị anh hùng của người Hy Lạp.
Ban đầu, thần thoại Hy Lạp là những câu chuyện thơ truyền khẩu qua nhiều
thế hệ. Các câu chuyện đó tồn tại đến ngày nay là nhờ các ghi chép về các câu
chuyện truyền miệng nói trên, đôi khi chúng được bổ sung thêm các lời giải
thích về các ý nghĩa biểu tượng hoặc các hàm ý khác có thể là hiện đại hoặc
cổ điển. Nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu là tìm ra những ý nghĩa ban đầu
được ẩn giấu trên các hình vẽ trên các bình gốm sứ, các bức họa,... hoặc đằng
sau những nghi lễ tôn giáo còn tồn tại đến ngày nay.
Trong các truyền thuyết, câu chuyện và trường ca, tất cả các vị thần của
Hy Lạp cổ đại đều được miêu tả giống như hình dáng của con người, ngoại
trừ một số sinh vật nửa người nửa thú như các nhân sư, số còn lại đều có
nguồn gốc từ vùng Cận Đông và vùng Thổ Nhĩ Kỳ. Các vị thần Hy Lạp có thể
sinh con nhưng trẻ mãi không già, không bị thương tổn, không ốm đau, có thể
tàng hình, có thể di chuyển rất nhanh và có thể dùng người là phương tiện
truyền đạt ý tưởng của họ mà người đó có thể biết hoặc không biết. Mỗi vị
thần có một hình dáng, một nguồn gốc, một sở thích, một cá tính và một lĩnh
vực chuyên môn mà họ quản lý; tuy nhiên, việc miêu tả các thần thường xuất
phát từ các dị bản khác nhau nên không phải lúc nào cũng ăn khớp với nhau.
Khi các vị thần được vinh danh trong thơ ca hoặc khi cầu nguyện thì họ được
coi như là một ý nghĩa tổng hợp gồm tên và trách nhiệm của các vị để phân
biệt với các hình ảnh khác của các thần. Trách nhiệm của một vị thần có thể

phản ánh một khía cạnh đặc biệt về vai trò của vị thần đó, Ví dụ (VD):
Apollo, vị thần thơ ca là tên dành cho thần Apollo, được coi là người bảo trợ
cho nghệ thuật: thơ, ca, nhạc, họa; người cầm đầu các tiên nữ thơ ca muse.


Nhưng trách nhiệm của một vị thần cũng có thể dùng để phân biệt một khía
cạnh đặc biệt nào đó của một vị thần.
Trong các truyện thần thoại Hy Lạp, các vị thần được miêu tả là những
người thuộc cùng một gia đình đa thế hệ. Vị thần già nhất tạo ra thế giới,
nhưng các vị thần trẻ hơn đã thay thế các vị thần già. Mười hai vị thần trên
đỉnh Olympus là các vị thần quen thuộc nhất với tôn giáo Hy Lạp và nghệ
thuật Hy Lạp và được miêu tả trong các sử thi có hình dáng của con người
trong Thời đại của các anh hùng. Đó là các bài học mà tổ tiên người Hy Lạp
phải học để có được các kỹ năng cần thiết, lòng kính sợ thần thánh, đề cao
đức hạnh và trừng phạt tội lỗi. Các vị thần nửa người, nửa thần được gọi là
các “anh hùng” và cho đến khi thiết lập được thể chế dân chủ, các hậu duệ
người Hy Lạp xây dựng trên cơ sở của tổ tiên.
1.1.1.4. Tác giả Xư-phe-rốp và đoạn trích “Chú dế sau lò sưởi”
Đoạn văn được đưa vào là một phần của bài tập chính tả, môn Tiếng
Việt lớp 4. Tác giả soạn sách đã chọn đoạn văn này nói về nhạc sĩ thiên tài,
một thần đồng trong lịch sử âm nhạc thế giới. Tài năng âm nhạc của ông được
công nhận khi mới ba, bốn tuổi. Đoạn văn được trích trong SGK là câu
chuyện ngắn nói về một trong những động lực đã thúc đẩy Mô-da sớm trở
thành một thiên tài âm nhạc, được nhiều người biết đến. Qua việc điền những
tiếng có vần iên, yên hay iêng, bài tập giúp hoc sinh phân biệt cách dùng
những từ chứa tiếng có vần dễ lẫn, góp phần giúp các em nắm được cách viết
đúng chính tả.
1.1.2. Về lý luận ngôn ngữ học
Trong hệ thống từ tiếng Việt, có thể phân chia các từ thành hai mảng
lớn: thực từ và hư từ. Trong đó, danh từ, động từ, tính từ và số từ là những lớp



thực từ. Trong khuôn khổ luận văn này, do giới hạn của phạm vi nghiên cứu
nên chỉ đề cập đến từ loại danh từ.
Theo tác giả Lê Biên (Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội, 1999), danh từ là một trong ba từ loại cơ bản của tiếng Việt.
Chiếm một số lượng từ rất lớn trong kho từ vựng tiếng Việt, danh từ có vai trò
bậc nhất trong cấu tạo ngữ pháp. Danh từ cùng với động từ tạo nên cái trục
mà quay quanh nó là những vấn đề chủ yếu về ngữ pháp và cú pháp của tiếng
Việt.
Theo truyền thống và thói quen ngôn ngữ, ở tiếng Việt cũng như các
ngôn ngữ khác, phạm trù danh từ được chia thành hai mảng lớn, căn cứ vào
tác dụng và phạm vi sử dụng, đó là: danh từ riêng và danh từ chung.
Danh từ riêng là những danh từ dùng làm tên gọi cho một người, một sự
vật, một hiện tượng tự nhiên (một vùng đất, dòng sông, ngọn núi…) riêng
biệt, để phân biệt sự vật này với sự vật khác. Nó là tên gọi riêng cho từng
người, từng vật, từng địa danh. VD: anh Nam (Nam là tên gọi một người) ;
Pa-ri : tên gọi của một thành phố lớn, thủ đô nước Pháp.
Xét về cấu trúc của danh từ riêng có hai bộ phận:
- Bộ phận chỉ tên riêng Việt Nam như: Lê Quý Đôn; rừng Cúc Phương;
con Vàng; tập thơ Từ ấy….
- Bộ phận chỉ tên riêng nước ngoài (tên người, loài vật và tên địa danh).
Bộ phận này có những cách cấu tạo, sử dụng sau:
+ Tên riêng được vay mượn gián tiếp (qua cách đọc phiên âm Hán Việt,
qua tiếng Pháp) như: vịnh Ba Tư (vịnh Péc-xích), Lê-nin…
+ Cấu tạo tên riêng bằng cách phiên âm trực tiếp cách phát âm của tiếng
nước đó, như: Béc-lin, Ca-na-đa, Na-pô-nê-ông,…


Xu thế này được nhiều người tán thành, sử dụng. Địa hạt tên riêng chỉ

người, tên địa danh nước ngoài, hiện nay vẫn còn những trường hợp là một
tên người, một địa danh lại có hai, ba cách gọi khác nhau, như Mạc Tư Khoa
và Matxcơva, Nã Phá Luân và Na-pô-nê-ông…
Tuy nhiên, cần lưu ý cách viết tên riêng đến nay còn là vấn đề thời sự, đã
và đang được bàn luận để tìm cách viết hợp lý, giản tiện, đảm bảo tính khoa
học. Trong quá trình chuẩn hóa tiếng Việt, bước đầu đã có những quy định để
dần dần thống nhất cách viết tên riêng trên sách báo, và dùng trong nhà
trường. Cần tìm hiểu, học tập để sử dụng và giảng dạy cho đúng quy tắc và
đúng chuẩn của Tiếng Việt.
Trong cuốn Dạy học Chính tả ở Tiểu học, xuất bản năm 2007, tác giả
Hoàng Văn Thung - Đỗ Xuân Thảo đã đề cập đến vấn đề Chính tả các từ
phiên âm như sau:
Phiên âm là cách đọc tiếng nước ngoài sang tiếng Việt bàng cách ghi âm
của tiếng Việt. Những tiếng nước ngoài thường phiên âm là tên riêng, tên tổ
chức chính trị - xã hội, địa danh, tác phẩm khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội.
Theo nguyên tắc chung, phiên âm dựa trên cách đọc nguyên ngữ rồi ghi
âm bằng chữ viết tiếng Việt, để tái tạo lại cách đọc nguyên ngữ của các từ
được ghi âm.
Trong thực tế, cách viết ghi âm chỉ có thể phản ánh cách đọc tương đối
đúng so với cách đọc nguyên ngữ. Các chữ cái ở bảng chữ cái tiếng Việt vốn
phù hợp với hệ thống ngữ âm tiếng Việt, có nhiều điểm không theo sát hệ
thống những âm không có ở hệ thống ngữ âm tiếng nước ngoài, và trong hệ
thống ngữ âm tiếng nước ngoài, và trong hệ thống ngữ âm tiếng nước ngoài
cũng có những âm không có ở hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Nguyên nhân đó


dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu chữ cái trong cách viết phiên âm. Để
khắc phục tình trạng đó, buộc phải sử dụng thêm một số chữ cái (chủ yếu là
chữ La-tinh - cùng nguồn gốc với chữ Việt) để ghi những câu không có trong

hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Cách viết ghi âm bằng chữ viết La tinh để áp
dụng khi tiếng nước ngoài cũng dùng chữ viết La tinh như tiếng Việt (tiếng
Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ba Nha v.v..)
Đối với các ngôn ngữ dùng chữ viết riêng-không phải là chữ viết La tinh,
thì có thể căn cứ vào cách đọc nguyên dạng để ghi trực tiếp bằng chữ Việt
(tiếng Nga, tiếng Lào, tiếng Hán, tiếng Cam-pu-chia .v.v..)
Chuyển tự là chuyển cách viết tiếng nước ngoài sang cách viết bằng chữ
Việt. Chuyển tự được thực hiện đối với những tiếng nước ngoài cùng sử dụng
chữ La tinh như tiếng Việt.
Đối với các nước dùng chữ viết không phải là chữ La tinh (chữ Hán, chữ
Nhật, chữ Thái v.v..) thì phải chuyển tự sang chữ La tinh để viết tiếng Việt.
Chính tả tên riêng và thuật ngữ theo các quy định về cách viết phiên âm
và chuyển tự (ban hành kèm theo quyết định số 240/QĐ ngày 5-3-1984 của
Bộ giáo dục) cần chú ý một số điểm cụ thể sau:
a) Viết các tên riêng và thuật ngữ chủ yếu theo dạng chữ viết La tinh
(chữ viết chính thức hay phiên âm từ nguyên ngữ) vận dụng vào từng trường
hợp cụ thể được quy định trong văn bản trên.
b) Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại hai cách xử lý chính tả khi viết các tên
riêng và thuật ngữ tiếng nước ngoài:


Các trƣờng hợp

Cách viết liền các âm
tiết trong từ nguyên ngữ

Cách viết rời từng âm
tiết trong từ nguyên
ngữ (cách viết tiếng


Paris (Pháp)

Việt)
Pa-ri

London (Anh)

Luân-đôn

Petofi (Hungari)

Pê-tơ-fi (phi)

Latin

La tinh (tin)

- Chữ viết nguyên ngữ

Lomonosov (Nga)

Lô-mô-nô-xốp

là chữ ghi âm không

Moskva (Nga)

Mát-xcơ-va

phải là chữ La tinh


Shakespeare (Anh)

Sếch-xpia

Tokyo

Tô-ki-ô

- Chữ viết nguyên ngữ

Ý (Italia)

Ý, I-ta-li-a

có hình thức phiên âm

Úc (Autralia)

Úc, Ốt-xtra-li-a

Hán Việt (viết theo cách

Anh

Anh

đọc Hán Việt)

Pháp


Pháp

- Các thuật ngữ khoa

acid

a-xit

học

gram

gam

sulfur

sun-fua

parabol

pa-ra-bon

video

vi-đi-ô

- Chữ viết của nguyên
ngữ là chữ cái La tinh


chuyển sang chữ La tinh
-Chữ viết nguyên ngữ
không phải là chữ ghi
âm-phiên âm và chuyển
tự sang chữ La tinh


1.1.3. Về dạy học theo chủ điểm trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu
học
Sách Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 thể hiện hướng tích hợp thông qua hệ
thống các chủ điểm học tập. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn (Tập
đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn) trước đây ít được gắn bó với
nhau, nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc; các
nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau
hơn trước.
Ngoài ra, SGK Tiếng Việt còn được xây dựng dựa trên nguyên tắc tích
hợp theo chiều dọc, nghĩa là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới
với những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm
(còn gọi là đồng trục hay vòng tròn xoáy trôn ốc), cụ thể là: Kiến thức và kĩ
năng của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dưới,
bậc học dưới, nhưng cao hơn, sâu hơn kiến thức và kĩ năng của lớp dưới. Có
thể lấy một VD trong cuốn sách Tiếng Việt để làm rõ điều này: Trong bộ
SGK, chủ điểm được chọn làm khung cho cả cuốn sách (chủ điểm Gia đình,
Nhà trường, Xã hội, Thiên nhiên và đất nước…). Mỗi chủ điểm ứng với một
đơn vị học tập. Ở lớp 1, thời gian dành cho mỗi đơn vị học là một tuần; các
chủ điểm lần lượt trở đi trở lại theo kiểu đồng tâm xoáy trôn ốc; mỗi lần trở
lại là một lần được khai thác sâu hơn. Từ lớp 2 đến lớp 3, mỗi chủ điểm được
dạy trong hai tuần; vòng đồng tâm xoáy trôn ốc ở đây thưa hơn: Phải sau một
năm, học sinh trở lại với chủ điểm đã học. Đến lớp 4 và lớp 5, mỗi chủ điểm
được dạy trong 3 tuần và chỉ xuất hiện một lần.

Về nội dung, cả ba lớp đầu cấp, toàn bộ các bài học đều được xây dựng
theo các chủ điểm: Nhà trường, Gia đình, Xã hội và Thiên nhiên. Tuy vậy,
các chủ điểm được mở rộng và nâng cao dần ở mỗi lớp. VD ở lớp 2, các chủ


điểm trên được chia nhỏ với các tên gọi như: Em là học sinh, Bạn bè, Trường
học, Thầy cô, Cha mẹ, Anh em, Ông bà, Bạn trong nhà, Bốn mùa, Chim chóc,
Muông thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân. Đến lớp 3, các chủ điểm
từ tuần 1 đến tuần 6 (Măng non, Mái ấm, Tới trường) tuy quen thuộc nhưng
đã được mở rộng và nâng cao một bậc so với lớp 2; các chủ điểm từ tuần 7
đến tuần 32 (Cộng đồng, Quê hương Bắc - Trung - Nam, Anh em một nhà,
Thành thị- nông thôn, Bảo vệ Tổ Quốc, Sáng tạo, Văn hóa - Nghệ thuật, Lễ
hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất) thể hiện nội dung hoàn
toàn mới so với lớp 2.
Trong dạy học Tiếng Việt, tích hợp hiểu một cách đơn giản là dạy đọc,
viết, nghe, nói, Làm văn, Luyện từ và câu… hợp nhất, hòa trộn và nhau, học
cái này thông qua cái kia và ngược lại. Như thế mới tránh được những vướng
mắc dư thừa hay chồng chéo nội dung trong quá trình dạy học Tiếng Việt và
Làm văn, Luyện từ và câu như trước đây. Có thể khẳng định ở đây là dạy học
Tiếng Việt hướng tới mục tiêu chung là hình thành, rèn luyện bốn kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết cho HS và đều dựa vào một chủ điểm. Với sự mở rộng
việc lựa chọn các chủ điểm như thế trong SGK sẽ tạo cơ hội và cơ sở tích hợp
trong dạy học Tiếng Việt đậm đặc hơn. Tuy nhiên, sự lựa chọn chủ điểm
không thể tùy tiện. Tiêu chuẩn đầu tiên để chọn chủ điểm được dùng chung
này là phải đảm bảo mọi thuộc tính riêng của Tập đọc, Làm văn, Chính tả
phải được hòa kết với nhau thì mới tạo nên “tam vị nhất thể” rõ ràng, nổi lên
trên mọi thuộc tính đa biệt. Như vậy, từ bốn kĩ năng được dạy tách biệt đã
được hợp nhất về một môn có tên gọi Tiếng Việt.
Có thể nói rằng tác phẩm văn học là một yếu tố cấu thành SGK Tiếng
Việt Tiểu học. Ở chương trình Tiểu học 2000, kiến thức về Ngữ chiếm tỉ lệ



nhiều hơn kiến thức về Văn và được tích hợp thành một môn, được thể hiện
chung trong một cuốn sách - sách môn “Tiếng Việt”.
Từ nội dung chương trình, từ chủ điểm, tác giả SGK đi tìm tác phẩm văn
học và biên soạn thành bài học giáo khoa sao cho vừa phải đảm bảo tính giáo
dục vừa cung cấp kiến thức ngôn từ, kiến thức về đời sống xã hội cho trẻ thơ.
Những bài thơ, bài văn, văn bản tác giả SGK phải tìm buộc phải thỏa mãn
không ít yêu cầu, như phải gắn với chủ điểm, phải vừa có giá trị thẩm mĩ, giá
trị giáo dục cao, vừa phù hợp đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức của
học sinh Tiểu học, vừa góp phần rèn luyện nhân cách vừa góp phần rèn luyện
lời ăn tiếng nói cho HS... Chương trình, đề cương mà chủ biên và hội đồng
xây dựng cũng yêu cầu tác giả SGK phải chọn thơ, văn sao cho phong phú về
nội dung, đa dạng về thể loại, đặc sắc về cấu trúc, tinh tế hàm súc về ngôn
từ,... Đồng thời, với việc tìm chọn những văn bản đảm bảo giá trị nội dung và
giá trị nghệ thuật, tác giả SGK còn phải chú trọng tính đa dạng, đặc trưng của
vùng miền, của các thế hệ nhà văn, nhà thơ,… Có thể nói mà không hề quá
rằng tìm được bài thơ, bài văn làm ngữ liệu cho việc biên soạn các bài học,
người viết SGK Tiếng Việt tiểu học 2000 đã hoàn thành hơn 90% công việc
được giao.
Tỷ lệ thơ so với văn xuôi ở mỗi lớp và mỗi phân môn không hoàn toàn
như nhau. Điều này tùy thuộc vào thế mạnh của mỗi thể loại trong sự gắn với
nhiệm vụ chuyển tải các đơn vị kiến thức.
Văn bản từ các nguồn từ sách in, báo in đến sách báo trên mạng Internet;
từ tác phẩm trong nước đến tác phẩm nước ngoài, đến tìm lại từ SGK cũ,...
đều được tác giả SGK Tiếng Việt Tiểu học tìm tòi, lục soát với nhiều phương
thức, trong đó có cả tìm cách tiếp cận, gặp gỡ các nhà thơ, nhà văn để đặt
hàng sáng tác bài vở cho chủ điểm mình cần.



Có thể mở bất cứ trang sách nào của SGK Tiếng Việt Tiểu học, ở mỗi
tuần mỗi chủ điểm, ta đều dễ dàng bắt gặp những câu thơ, đoạn văn được làm
dẫn liệu cho các kiểu rèn luyện chính tả, bài tập luyện từ và câu, bài tập làm
văn v.v..
Chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4, tập 1) cũng theo cấu
trúc như vậy. Trong tổng số 24 bài học của chủ điểm có 6 bài dạy - học kiến
thức nước ngoài.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực tiễn việc dạy - học phân môn Tiếng Việt theo chủ điểm
Dựa vào mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học, SGK đã tích hợp kiến
thức Tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và
xã hội thông qua các chủ điểm học tập theo nguyên tắc đồng quy. Bằng việc
tổ chức hệ thống bài đọc, bài học theo chủ điểm, SGK dẫn dắt HS đi dần vào
các lĩnh vực của đời sống, qua đó tăng cường vốn từ, vốn diễn đạt của các em
về nhà trường, gia đình và xã hội, đồng thời mở rộng cánh cửa cho các em
bước vào thế giới xung quanh và soi vào thế giới tâm hồn của chính mình.
Ở lớp 1, HS được học theo các chủ điểm tương đối rộng: Nhà trường,
Gia đình, Thiên nhiên và Đất nước. Lên lớp 2, các chủ điểm được chia nhỏ
hơn. VD: chủ điểm Nhà trường và Gia đình ở lớp 2 được chia thành 8 chủ
điểm nhỏ: Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, Cha mẹ, Anh em,
Ông bà, Bạn ở trong nhà. Lớp 3, ngoài các chủ điểm đã học ở lớp 1 và 2, HS
được tiếp cận với các chủ điểm mới mở rộng hơn như Quê hương, Cộng
đồng, Bắc Trung Nam, Ngôi nhà chung, Khoa học, Thể thao, Lễ hội... Lớp 4:
Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ,
Có chí thì nên, Người ta là hoa đất, Những người quả cảm, Khám phá thế


×