Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ớt Hotchilli trồng tại Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 80 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ Đ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC

ĐỊNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ
VÀ THỜI VỤ ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA

Chuyên ngà
Mã số: 60.1

LUẬN VĂN TH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa

HÀ NỘ


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản báo cáo này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân,
tôi còn nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài trƣờng.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS
Dƣơng Tiến Viện ngƣời thầy đã tận tình dìu dắt và hƣớng dẫn chuyên môn
cho tôi trong thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trƣờng Đại Học Sƣ Phạm
Hà Nội 2 cùng các thầy cô giáo trong Khoa Sinh – KTNN trƣờng Đại Học Sƣ
Phạm Hà Nội 2, các cán bộ phòng sau đại học trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà
Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.


Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, các bạn trong lớp K18 - Sinh
Thái học,các sinh viên đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiệnvà
hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhƣng bản báo cáo này không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tôi mong nhận đƣợc sự quan tâm đóng
góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 25 tháng 11năm 2016
Học viên

Đinh Thị Huế


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Nghiên
cứu đặc điểm hình thái và khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống
ớt Hotchilli trong điều kiện trồng khác nhau tại Cao Minh-Phúc Yên-Vĩnh Phúc”

là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học
vị nào. Các thông tin, tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này đều đã
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đƣợc cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa Sinh KTNN, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học và Nhà trƣờng về các thông tin, số
liệu trong đề tài.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11năm 2016
Học viên

Đinh Thị Huế



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................... 2
4. Đóng góp mới của đề tài........................................................................................ 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................... 3
1.1. Nguồn gốc, phân bố, phân loại ớt....................................................................... 3
1.1.1. Nguồn gốc........................................................................................................ 3
1.1.2. Phân loại cây ớt................................................................................................ 4
1.1.3. Đặc điểm hình thái của cây của cây ớt cay...................................................... 6
1.1.4. Yêu cầu sinh thái của cây ớt............................................................................ 9
1.1.4.1. Nhiệt độ........................................................................................................ 9
1.1.4.2. Ánh sáng....................................................................................................... 9
1.1.4.3. Độ ẩm......................................................................................................... 10
1.1.5..................................................................Các giai đoạn sinh trưởng của cây ớt
11
1.1.6. Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của cây ớt........................................... 12
1.1.6.1. Giá trị dinh dƣỡng và y học........................................................................ 12
1.1.6.2. Giá trị kinh tế.............................................................................................. 14
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và Việt Nam.............................. 15
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới................................................ 15
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt ở Việt Nam................................................. 18
1.3. Tình hình nghiên cứu........................................................................................ 21
1.3.1. Một số nghiên cứu về chọn tạo giống ớt cay trong nƣớc và trên thế giới......21
1.3.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới.................................................................. 21
1.3.1.2. Những nghiên cứu trong nƣớc.................................................................... 23
1.3.2. Một số nghiên cứu về thời vụ và mật độ trồng ớt........................................... 27
1.3.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ớt ở Vĩnh Phúc.......................................... 27



CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, THỜI GIAN,PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU........................................................................................................ 29
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu....................................................................................... 29
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu........................................................................ 29
2.2.1. Thời gian nghiên cứu..................................................................................... 29
2.2.2. địa điểm nghiên cứu....................................................................................... 29
2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 29
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 29
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm...................................................................... 29
2.4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc........................................................................... 30
2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi, phương pháp theo dõi, đánh giá.................................31
2.4.3.Phương pháp xử lý số liệu............................................................................... 34
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 35
3.1. Các chỉ tiêu về sinh trƣởng và phát triển.......................................................... 35
3.1.1. Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng và
phát triển................................................................................................................. 35
3.1.2. Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ trồng đến tăng trưởng chiều cao cây
của giống ớt............................................................................................................. 40
3.1.3. Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ trồng đến phân cành trên thân chính
và đường kính tán của giống ớt............................................................................... 43
3.1.4. Một số đặc điểm về hình thái của giống ớt thí nghiệm................................... 46
3.1.5. Đặc điểm hình thái quả sau khi thu hoạch..................................................... 48
3.2. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại.................................................................... 50
3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ trồng đến sâu hại chính............................50
3.2.2. Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ trồng đến bệnh hại chính..........................52
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.................................................... 54
3.4. Hiệu quả kinh tế................................................................................................ 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 63

PHỤ LỤC................................................................................................................ 68


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
cs

: Cộng sự



: Mật độ

EU

: Liên minh Châu Âu

FAO

: Tổ chức nông luơng thế giới

IBPG
ICPN

: Tổ chức nguồn tài nguyên gen thực vật thế
: Chuơng trình cải tiến giống ớt cay quốc tế 6

NSCT : Năng suất cá thể
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT


: Năng suất thực thu

PGS
: Phó giáo sƣ
PTNN : Phát triển nông thôn
QCN

: Quy chuẩn Việt Nam

T.S

: Tiến sĩ

VRDC

: Trung tâm nghiên cứu phát triển rau châu Á


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của thời vụ và mật độ đến các giai đoạn sinh
trƣởngcủa giống Ớt hotchilli.........................................................37
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của thời vụ và mật độ trồng đến tăng trƣởng chiều
cao cây qua các giai đoạn của giống Ớt hotchilli..........................41
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của thời vụ và mật độ trồng đến phân cành trên
thân chính và đƣờng kính tán của giống Ớt hotchiili....................44
Bảng 3.4. Một số đăc điểm về hình thái của giống Ớt hotchiili...................... 47
Bảng 3.5. Một số đặc điểm hình thái quả sau thu hoạch của giống Ớt Hotchilli......49

Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của thời vụ và mật độ trồng đến mật độ và tỷ lệ hại

của sâu đục quả ở giống ớt Hotchiili.............................................51
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của thời vụ và mật độ trồng đến bệnh thán thƣ hại
giống Ớt hotchiili...........................................................................53
Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của thời vụ và mật độ đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống Ớt hotchilli..................................... 55
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của giống Ớt hotchilli..............................................60


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Thời gian từ trồng đến quả chín của các giống Ớt hotchilli.....................39
Hình 3.2. Ảnh hƣởng của thời vụ và mật độ trồng đến chiều cao cây cuối cùng
của giống Ớt hotchilli.............................................................................43
Hình 3.3. Chiều cao cuối cùng của Ớt hotchiili ở các mật độ và thời vụtrồng
khác nhau................................................................................................46
Hình 3.4. Ảnh hƣởng của thời vụ và mật độ trồng đến đƣờng kính tán cuối cùng
của giống Ớt hotchilli.............................................................................50
Hình 3.5. Năng suất thực thu của giống Ớt hotchiili trong điều kiện trồng và
mật độ khác nhau....................................................................................58


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề
tài
Ớt (Capsicum sp) thuộc chi Capsicum, họ Cà (Solanaceae). Có hai nhóm ớt
phổ biến là Ớt cay (Capsicum frutescens L.) và Ớt ngọt (Capsicum annuum L.).
Trong số các cây trồng thuộc họ Cà (Solanaceae), Ớt cay là loại rau gia vị có lịch sử
trồng trọt lâu đời ở nƣớc ta đƣợc ƣa chuộng nhất trong nhóm các cây gia vị, tiềm
năng phát triển ớt ở nƣớc ta rất lớn. Trong quả Ớt có chứa nhiều vitamin A, B, C

đặc biệt là vitamin C (163mg/100g) cao nhất là so với các loại rau. Bên cạnh đó Ớt
cay còn chứa lƣợng Capsicin là một loại Alcaloid không màu dạng tinh thể có vị
cay. Gần đây ngƣời ta còn chứng minh đƣợc vai trò của quả Ớt trong việc ngăn
ngừa các chất gây ung thƣ. Quả Ớt có thể sử dụng ở nhiều dạng nhƣ: ăn tƣơi, ăn
khô, hoặc chế biến thành tinh bột Ớt.
Ở Việt Nam, cây Ớt là một loại rau gia vị có giá trị kinh tế cao, diện tích
phân bố khá rộng rãi, tập trung ở miền Bắc và miền Trung, ở miền Nam diện tích
trồng ớt còn phân tán. Những năm gần đây, một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng
cũng đã bắt đầu hình thành những vung trồng ớt tập trung với diện tích lớn, nhằm
cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, các công ty sản xuất các mặt hàng thực
phẩm để tiêu thụ và xuất khẩu, đem lại lợi nhuận cao.
Trung Quốc là thị trƣờng tiêu thụ ớt cao nhất trong năm 2007 với 40% tổng
kim ngạch xuất khẩu của nƣớc ta xuất sang thị trƣờng này, tƣơng đƣơng với trên
180 nghìn USD. Tiếp theo đó là các thị trƣờng Singapore và Đài Loan với kim
ngạch xuất khẩu lần lƣợt chiếm 27,0 và 20,5% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng
này của Việt Nam.
Hiện nay, tại Vĩnh Phúc đã đƣa cây Ớt vào trồng trên diện tích rộng nhằm
cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, các công ty sản xuất các mặt hàng thực
phẩm để tiêu thụ và xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân.
Trong quá trình trồng ớt có nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới sinh trƣởng, phát triển và
năng suất của cây Ớt nhƣ đặc điểm di truyền của giống, thời vụ, mật độ, phân bón,


bệnh hại, ... Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu điều kiện trồng phù hợp với cây ớt tại
Vĩnh Phúc để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân là rất cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu đặc
điểm hình thái và khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống Ớt
hotchilli trong điều kiện trồng khác nhau tại Cao Minh - Phúc Yên - Vĩnh
Phúc“.
2. Mục đích nghiên cứu

Đánh giá ảnh hƣởng của thời vụ và mật độ trồngkhác nhau đến hình thái,
sinh trƣởng, phát triển và năng suất của giống Ớt hotchilli trồng tại Cao Minh Phúc Yên - Vĩnh Phúc làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất điều kiện trồng thích
hợp với giống nhằm mang lại năng suất cao.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung vốn kiến thức cho chuyên ngành Sinh
thái học và là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu về giống Ớt trồng tại Việt Nam.
Ý nghĩa khoa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp việc xác định
thời vụ và mật độ trồng thích hợp với giống Ớt hotchilli trồng tại Phúc Yên - Vĩnh
Phúc.
4. Đóng góp mới của đề tài
Xác định thời vụ và mật độ gieo trồng thích hợp cho giống Ớt hotchilli trồng
tại Phúc Yên - Vĩnh Phúc.


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân bố, phân loại ớt
1.1.1. Nguồn gốc
Cây Ớt (Capsicum frutescens L.) có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới
Châu Mỹ, bằng chứng của sự trồng trọt sớm nhất tìm thấy ở nơi an táng của ngƣời
Peru và dấu vết hạt giống khoảng 5000 năm trƣớc Công nguyên đƣợc tìm thấy
trong các hang động ớt Tehuacan, Mexico.
Theo các nhà nghiên cứu phân loại thực vật thì trung tâm khởi nguồn của Ớt
là Mexico và trung thứ hai là Guatemala, còn theo Vavilop thì trung tâm khởi nguồn
thứ hai là Evazi (Mai Thị Phƣơng Anh và cs, 1996) [2].Cây Ớt đƣợc phân bổ rộng
rãi khắp châu Mỹ kể cả dạng hoang dại và dạng trồng trọt.
Ở châu Âu, đến thế kỷ thứ XVI cây ớt mới đƣợc biết đến nhờ nhà thám
hiểm Colombus. Từ Tây Ba Nha Ớt đƣợc phát tán rộng rãi đến Địa Trung Hải,
nƣớc Anh và trung tâm Châu Âu trong những năm cuối thế kỷ XVI. Ngƣời Bồ
Đào Nha mang Ớt từ Brazil đến Ấn Độ trƣớc năm 1885 (Bouell, V.R, 1986) [33].
Khu vực châu Á, cuối thế kỷ XIV cây ớt đã đƣợc trồng ở Trung Quốc và lan

rộng ra Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên đầu thế kỷ XV. Các giống Ớt trồng ở khu vực
này đều thuộc nhóm cay và không cay. Các nƣớc Đông Nam Á nhƣ Indonesia, cây
ớt đƣợc trồng sớm hơn Châu Âu và hiện nay cây ớt đƣợc trồng hầu hết ở các nƣớc
trong khu vực với dạng ớt cay là chủ yếu.
Theo tổ chức nông lƣơng thế giới (FAO, 2015) cây ớt đƣợc xem là một
trong những cây trồng quan trọng của vùng nhiệt đới. Diện tích trồng ớt thế giới
năm 2013 vào khoảng 1.964.910 ha cho mục đích lấy quả tƣơi với sản lƣợng
3.446.634 tấn [41].
Các nƣớc nhập khẩu và xuất khẩu quan trọng nhất bao gồm: Ấn Độ, Mexico,
Trung Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó Ấn Độ là nƣớc đứng đầu thế giới về
tiêu dùng và xuất khẩu ớt.
Ở nƣớc ta chƣa có nghiên cứu đầy đủ về lịch sử trồng trọt của cây Ớt cay,


nhƣng căn cứ vào sự đa dạng của các giống Ớt địa phƣơng có thể khẳng định sự
xuất hiện của cây ớt ở nƣớc ta từ rất lâu đời. Cây Ớt có mặt ở nƣớc ta, đƣợc du
nhập từ Trung Quốc, Ân Độ. Diện tích phân bố khá rộng rãi, tập trung ở miền
Bắc và miền Trung, ở miền Nam diện tích trồng Ớt còn phân tán.
Nguồn giống Ớt Việt Nam trồng chủ yếu hiện nay từ Đài Loan, Hàn Quốc.
Tập đoàn giống rau quốc tế East - West Seed Group (EWSG), 12 năm qua đã cung
cấp nhiều sản phẩm cho Việt Nam trong đó có giống ớt hiểm 207. EWSG đã công
bố tiếp tục đầu tƣ 10 triệu USD để tiến hành những hoạt động nghiên cứu nhằm đẩy
mạnh việc cung cấp hạt giống các loại rau, củ, quả thƣơng hiệu East West
International cho thị trƣờng Việt Nam. Sản phẩm của EWSG có mặt ở hầu hết các
nƣớc nông nghiệp hàng đầu châu Á nhƣ Indonesia, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ,
Trung Quốc và Việt Nam.
1.1.2. Phân loại cây ớt
Theo Bosland P.W and Votava (2000)[30] cây Ớt thuộc họ cà (Solanaceae),
chi Capsicum. Hiện nay có ít nhất 25 loài hoang dại đƣợc biến đến và 5 loài đƣợc
thuần hóa bao gồm:

- Capsicum frutescens, bao gồm cả ớt Tabasco
- Capsicum chínense, bao gồm cả loài ớt cay nhất nhƣ naga, habanero và
Scotch bonnet
- Capsicum pubescens, bao gồm cả ớt rocoto Nam Mỹ
- Capsicum baccatum, bao gồm cả ớt cay Nam Mỹ
- Capsicum annuum, bao gồm nhiều loại khác nhau nhƣ Bell pepper,
Paprika, Cayenne, Jalapexnos và Chiltepin
Năm loài trồng trọt trên đƣợc xuất phát từ ba trung tâm khởi nguồn khác
nhau: Mexico là trung tâm khởi nguồn của Capsicum annuum và Guatemala là
trung tâm thứ 2, vùng rừng Amaron là trung tâm khởi nguồn của Capsicum
frutescens và Capsicum chínense, Peru và Bolivia là trung tâm khởi nguồn của
Capsicum baccatum và Capsicum pubescens (Lipert và cs, 1996)[35].


Trong năm loài trồng trọt thì loài Capsicum annuum là loài đƣợc trồng rộng
khắp và thông dụng nhất, hầu hết các giống trồng trọt đều thuộc chi (FAO. ALG,
2002)[34]. Độ cay là một đặc điểm tiêu biểu của loài Capsicum annuum, hầu hết
các giống thuộc loài này đều cay, Tuy nhiên, một số giống cay không thuộc loài này
(Bosland P.W and Votava, 2000)[30]. Capsicum frutescens đƣợc biết đến với dạng
quả nhỏ và rất cay, nó đƣợc trồng phổ biến rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Các loài còn lại chỉ hạn chế ở Nam và Trung Mỹ (Mai Thị Phƣơng Anh
và cs, 1996)[1]. Các loài trồng trọt trong chi Capsicum thƣờng đƣợc phân biệt theo
đặc điểm hoa và quả thể hiện theo bảng sau (Lipert và cs, 1996)[35].
Bảng 1.1. Đặc điểm thực vật học của các loài trong chi Capsicum
Loài
Màu tràng
Đốm trên
Màu bao
Răng Màu Số hoa/
hoa


tràng hoa

phấn hoa

đài hoa hạt

C. annuum

Trắng

Không

Xanh tía

C.frutescens

Trắng

Không

Xanh

không

Xanh



Vàng


1-5

Vàng



Vàng

1-2

Tím



Đen

1

C.chinense

Trắng xanh

C.baccatum

Trắng xanh

C.pubescens

Tím


Xanh vàng
không



Vàng

đốt

Không Vàng

1
1-3(5)

Qua đặc điểm thực vật học của các loài trồng trọt cho thấy sự khác biệt của
chúng, hai loài C. baccatum và C. pubescens có thể phân biệt qua màu hạt và màu
cánh hoa so với 3 loài còn lại, còn giữa chúng có thể phân biệt qua màu của trang
hoa và bao phấn. Để phân biệt loài C. annuum với loài C. frutescens và C.chinense
dựa vào đặc điểm hoa, quả của chúng. Loài C. annuum mỗi đốt có 1 hoa, loài C.
frutescens và C. chinense ra hoa theo chùm, một đốt có 1 vài hoa, nhƣng thƣờng
loài C. frutescens chỉ đậu 1 quả/đốt. Còn loài C. chinense có vài quả/đốt. Ngoại trừ
sự thắt eo nhƣ 1 cái vòng ở chân đế của đài hoa, loài C. chinense tƣơng tự nhƣ hai
loài C. annuum và C. frutescens. Theo Smith P.G and Heiser (1957)[41],
annuum là cây hàng năm còn C.frutescens là cây nhiều năm.

C.


Sự phong phú về các loài trồng trọt và hoang dại là một ƣu thế để phục vụ

cho công tác chọn tạo giống. Tuy nhiên, sự tƣơng hợp giữa các loài khác nhau rất
phức tạp. Tất cả các loài trong chi Capsicum đều có bộ nhiễm sắc thể 2n=24, nhƣng
khi thực hiện lai không phải luôn thu đƣợc hạt lai và con lai hữu dục (Bosland P.W
and Votava, 2000)[30]. Đặc điểm chung của các loài hoang dại là quả nhỏ, rất cay,
quả các loài trồng trọt có sự thay đổi lớn về độ cây (Mai Thị Phƣơng Anh và cs,
1996); (Bosland P.W and Votava, 2000)[1]; [30].
1.1.3. Đặc điểm hình thái của cây của cây ớt cay
Ớt cay là cây một năm (dạng hoang dại thuộc nhóm cây nhiều năm), dạng cây
cỏ hoặc cây bụi đôi khi có thân gỗ, thẳng, phân nhánh mạnh, thuộc lớp 2 lá mầm.
+ Bộ rễ
Ớt có hệ rễ cọc phát triển mạnh với rất nhiều rễ phụ. Rễ ớt ăn sâu và phân
nhánh mạnh về bốn phía, có thể ăn sâu tới 70 -100 cm (gieo cố định) nhƣng chủ
yếu tập trung ở tầng đất 0 - 30cm. Phân bố theo chiều ngang với đƣờng kính từ 50
-70 cm. Có hai loại rễ: rễ chính (rễ trụ) và rễ phụ (rễ bên). Bộ rễ có khả năng tái
sinh nên có thể thông qua thời kỳ vƣờn ƣơm và nhổ đi trồng trần [18], [19], [21].
Bộ rễ ớt rất háo nƣớc, ƣa ấm, ƣa tơi xốp, không có rễ bất định. Rễ ớt chịu úng kém,
chịu hạn khá hơn so với một số loại cây rau khác. Sự phát triển của bộ rễ ớt có liên
quan với các bộ phận trên mặt đất, hay sự phân nhánh của rễ có liên quan đến sự
phát triển của cành cấp 1, cấp 2, cấp 3 trên thân. Gieo ớt ở nơi cố định, thời gian
đầu sau 4 - 6 tuần, rễ chính ăn sâu tới 20cm. Thời gian này phân biệt rõ rễ chính và
rễ phụ, về sau khi rễ phụ phát triển mạnh, phân nhánh nhiều thì không rõ giữa rễ
chính và rễ phụ. Ớt gieo thẳng chống hạn tốt, rễ có thể ăn sâu lớp đất ở phía dƣới
trong một thời gian dài hơn. Trƣờng hợp trồng bằng cây con, rễ chính bị đứt, do đó
kích thích rễ bên phát triển mạnh hơn và phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt [18].
Bộ rễ ớt ăn nông hay sâu, mạnh hay yếu có liên quan đến mức độ phát triển
các bộ phận trên mặt đất. Phụ thuộc vào phƣơng pháp trồng, cấu tƣợng của đất, loại
đất, độ ẩm và chế độ canh tác. Khi tƣới nƣớc đầy đủ, bộ rễ ăn nông phân bố rộng
và ngƣợc lại khi gặp hạn, rễ ăn sâu và phân bố hẹp. Nắm đƣợc đặc tính của rễ ta
phải giữ



ấm, chống úng, xới xáo, vun gốc cho cây vững chắc và tăng diện tiếp xúc của rễ.
+ Thân
Thân ớt cay thuộc loại thân gỗ, thân tròn, dễ gãy, một số giống còn non thân
có lông mỏng. Khi thân già, phần sát mặt đất có vỏ xù xì, hoá bần. Thân chính cây
ớt dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, thƣờng biến động 20 - 40cm thì ngừng sinh
trƣởng, trong lúc đó các nhánh mọc ra từ thân chính phát triển mạnh nhánh cấp 1, 2,
3,... [18]. Khi cây già thì khó phân biệt thân chính và các nhánh cấp. Trên thân các
cành phát triển mạnh và mọc đối xứng hoặc so le tuỳ giống, kiểu lƣỡng phân tạo
cho cây ớt có dạng nón lật ngửa, do vậy rất dễ đo khi gặp mƣa, gió mạnh (đa số các
giống ớt hiện nay, các cành cấp 1 mọc so le còn các cành xa cấp 1 mọc đối). Sự
phân cành trên thân chính cao hay thấp, sớm hay muộn là phụ thuộc vào đặc tính
của giống và kỹ thuật canh tác [23], [24].
+ Lá ớt
Lá ớt ngoài nhiệm vụ quanghợp, thì còn là một đặc điếm rất quan trọng đế
phân biệt giữa các giống với nhau. Lá có hai dạng chủ yếu: Dạng elip (bầu dục),
dạng lƣỡi mác. Phiến lá nhẵn không có răng cƣa, đầu lá nhọn, gân lá nổi rõ, phân
bố dày và so le. Cuống lá mập, khoẻ, dài, chiều dài cuống thƣờng chiếm 1/3 so
với tổng chiều dài lá (2,5 -5cm) tuỳ giống.
Lá ớt thƣờng có màu xanh đậm, xanh nhạt, xanh vàng và màu tím. Một số
giống trên mặt lá non có phủ lông tơ. Diện tích, hình dạng, màu sắc lá phụ thuộc
vào giống và điều kiện trồng trọt.
Lá ớt nhiều hay ít có ảnh hƣởng đến sản lƣợng quả sau này. Lá ít không
những ảnh hƣởng đến quá trình quanh hợp của cây mà còn làm cho ớt ít quả vì ở
mỗi nách lá nơi phân cành là vị trí ớt ra hoa ra quả [23], [24].
+ Hoa ớt
Ớt là cây hàng năm, hoa lƣỡng tính, tự thụ cao. Công thức cấu tạo của hoa:
K5C5A5G5, đầu nhụy chia hai vòi dài, rất thuận tiện cho quá trình tự thụ phấn. Hoa
mẫu 5, đều, thƣờng có hiện tƣợng rụng hoa, rụng nụ trên cây. Hoa thƣờng phân bổ
đơn hoặc thành chùm (1-3 hoa/chùm nhƣng rất ít). Nhị có túi phấn tách rời và chỉ



nhị hợp lại thành 2- 3 bó. Mỗi hoa đều có cuống hoa, phát sinh từ nách lá. Cuống
hoa màu xanh, đầu cuống hoa loe ra thành đế hoa. Trên các đế hoa có các bộ phận
chính nhƣ đài, tràng, nhị và nhụy. Khi gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi thì lớp tế
bào riêng lẻ có cấu tạo đặc biệt, bằng nhu mô đƣợc hình thành nơi đính cuống hoa
(với cành nách lá),lớp tế bào này sẽ chết đi hình thành tầng rời và làm cho hoa bị
rụng. Sự mẫn cảm của lớp tế bào này đối với điều kiện ngoại cảnh là phụ thuộc vào
giống. Hoa ớt có màu trắng nở vào buổi sáng lúc 7 - 9h sáng.Qua quá trình phân hoá
mầm hoa chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, dinh
dƣỡng, và tỉ lệ C/N trên cây [24]. Dựa vào đó mà ngƣời ta phân ớt thành 2 loại nhƣ
sau:
+ Loại hình sinh trƣởng vô hạn: Khi có nhánh đầu tiên thì hoa xuất hiện sau
đó cứ tiếp tục ra hoa khi có cành xuất hiện ở các cấp, cây tiếp tục sinh trƣởng cho
đến khi chết. Đa số các giống ớt năng suất cao hiện nay đều sinh trƣởng vô hạn
(cây cao cành nhiều).
+ Loại hình sinh trƣởng hữu hạn: Khi cây xuất hiện cành thứ nhất thì có hoa
đầu tiên. Hoa tiếp tục xuất hiện trên các cành thứ cấp khoảng đến cành cấp 4,5 thì
cuối ngọn xuất hiện chùm cuối cùng và cây ngừng sinh trƣởng chiều cao. Hiện nay
loại này nƣớc ta ít sử dụng.
+ Quả và hạt
Quả ớt thuộc loại quả mọng, nhiều nƣớc có 2- 3 ô cách nhau bởi vách ngăn
dọc theo trục quả (lõi quả). Cấu tạo quả chia làm 3 phần (từ ngoài vào trong): Thịt
quả, xơ thịt (lõi quả) và hạt [24].
Nửa quả gần cuống to hơn và chứa nhiều hạt hơn nửa quả phần ngọn. Hạt ớt
nằm tập trung xung quanh lõi quả. Phần lớn chất cay đƣợc tập trung phần giữa đến
cuống quả. Quả ớt chín có màu đỏ, vàng hoặc tím đen, dạng quả: to hoặc nhỏ, dài
hoặc nhọn cuối quả (chìa vôi), quả dài cong ở cuối quả (sừng bò), quả tròn dài, tròn
dẹt nhƣ quả cà chua, tròn bầu nhƣ quả lê phụ thuộc vào đặc tính của giống và kĩ
thuật canh tác.

Độ lớn của quả, số lƣợng quả, tỷ lệ chất khô/tƣơi, độ cay và hàm lƣợng
dinh dƣỡng trong quả thay đổi phụ thuộc vào giống và kỹ thuật canh tác.


Hạt có dạng thận, màu vàng rơm hoặc đen. Hạt có chiều dài khoảng 3 – 5
mm. Một gam hạt ớt ngọt có khoảng 160 hạt, ớt cay là 220 hạt, P1.000 hạt 4-5g.
Sức nảy mầm hạt giống khá cao, nếu bảo quản tốt có thể giữ đƣợc 2- 3 năm [26].
1.1.4. Yêu cầu sinh thái của cây ớt
1.1.4.1. Nhiệt độ
Ớt là cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên yêu cầu ấm áp, nhiệt độ cao
trong suốt quá trình sinh trƣởng. Khả năng chịu hạn, chịu nóng khá nhƣng chịu rét
0

và úng kém. Phạm vi nhiệt độ cho ớt sinh trƣởng phát triển từ 15-35 C, bắt đầu nảy
0

0

mầm ở nhiệt độ 15 C, nhƣng nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 25-30 C [27], [29].
0

Nhiệt độ thích hợp cho quá trình ra hoa kết quả là 20 - 25 C. Nhiệt độ không
0

0

khí <10 C và >35 C ảnh hƣởng đến sinh trƣởng phát triển của ớt. Nếu thời gian
nhiệt độ cao kéo dài ớt sẽ rụng hoa, rụng quả, rụng lá và chết [24], [30]. Ớt là cây
vừa sinh trƣởng vừa phát triển nghĩa là vừa ra cành, lá nhƣng vừa ra hoa quả trên
cây, thời gian từ trồng đến thu hoạch quả/đợt 1 là 60 -90 ngày (nhiệt độ thích hợp

0

và chăm sóc tốt). Yêu cầu tổng tích ôn 1 chu kỳ sinh trƣởng từ 3.800-4.000 C. Thời
0

kỳ cây con cần 800- 900 C [24]. Nếu gặp nhiệt độ thấp thời kỳ cây con bị kéo dài,
sinh trƣởng chậm. Hoa bị thui, ít hoa, hoa không nở, hoặc không có khả năng thụ
phấn, thụ tinh.
Yêu cầu nhiệt độ để thông qua giai đoạn xuân hoá có 2 loại: Loại ớt thông
0

qua giai đoạn xuân hoá ở nhiệt độ cao 20-26 C và loại có phản ứng không rõ với
nhiệt độ cao hay thấp.
Ở giai đoạn nảy mầm, nhiệt độ đất có ảnh hƣởng rất lớn đến thời gian nảy
mầm. Thí nghiệm nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhiệt độ đất tới thời gian nảy mầm
o

o

của ớt cho thấy: ở nhiệt độ5 – 10 C hạt giống không nảy mầm, ở nhiệt độ 15 C hạt
o

o

nảy mầm sau 25 ngày, 20 Csau 13 ngày còn nhiệt độ từ 25 – 30 C hạt nảy mầm sau
o

o

8 ngày, ở nhiệt độ 35 C hạt nảy mầm sau 9 ngày và ở nhiệt độ 40 C hạt không nảy

mầm[32].


1.1.4.2. Ánh sáng
Ớt là cây có nguồn gốc từ vĩ độ Nam nên ƣa cƣờng độ ánh sáng mạnh. Hầu
hết các giống ở nƣớc ta ƣa ánh sáng ngày dài (đòi hỏi thời gian chiếu sáng 12 13h/ngày) với cƣờng độ ánh sáng từ 4.000- 5.000 lux. Trong thực tế ớt có thể chịu
đƣợc cƣờng độ ánh sáng mạnh đến hàng vạn lux [24]. Nhƣng nếu trong quá trình
sinh trƣởng phát triển thiếu ánh sáng liên tục từ 10- 15 ngày, ớt sẽ bị rụng lá, hoa và
quả. Thiếu ánh sáng kết hợp nhiệt độ không khí thấp, cây con sinh trƣởng khó
khăn: vƣơn dài, vống, quá trình phân hoá mầm hoa cũng bị ảnh hƣởng, sẽ kéo
dài thời gian sinh trƣởng, năng suất thấp [33]. Vì vậy cần bố trí thời vụ, mật độ
thích hợp để tận dụng ánh sáng, bố trí nơi trồng phải đầy đủ ánh sáng.
1.1.4.3. Độ ẩm
Cây ớt rất thích hợp với chế độ ẩm. Cây sinh trƣởng tốt trong điều kiện lƣợng
mƣa từ 600 - 1250 mm và phân bố trong suốt quá trình sinh trƣởng và phát triển.
Lƣợng mƣa lớn trong thời gian hoa nở là nguyên nhân của sự rụng hoa, tỷ lệ đậu
quả thấp. Trong điều kiện khô hạn sẽ kích thích quá trình chín của quả còn thời kỳ
quả chín lƣợng mƣa lớn sẽ làm cho trái bị thối hỏng (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999);
(FAO, ALG, 2002) [4][38].
Theo tác giả Mai Thị Phƣơng Anh thì ẩm độ đất thấp không làm ảnh hƣởng
đến tỷ lệ đậu quả nhƣng làm tăng tỷ lệ rụng quả. Nếu ẩm độ khoảng 10% tỷ lệ rụng
là 71,2% trong khi ẩm độ 55 - 58% thì tỷ lệ rụng quả chỉ còn 20 - 30%. Nếu ẩm độ
thấp hơn 70% ở giai đoạn ra hoa, hình thành quả thì sẽ bị cong, vỏ sần sùi, giảm giá
trị thƣơng phẩm. Ẩm độ thích hợp nên duy trì ẩm độ đồng ruộng trong khoảng 70 80% (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999) [4].
Cây ớt rất mẫn cảm với điều kiện ngập úng, trong điều kiện ngập úng cây bị rụng lá,
rễ thối hỏng (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999) [4].
Độ ấm đất thiếu: quả bé, ít lứa quả, chín sớm, năng suất thấp. Độ ẩm cao quá
trƣớc khi cây nở hoa sẽ làm sinh trƣởng dinh dƣỡng quá mạnh, thời kỳ ra hoa thụ
phấn thụ tinh khó khăn, hoa bị rụng. Thời kỳ quả chín quả dễ bị bệnh, và lâu chín,
tỷ lệ khô/tƣơi thấp [23], [24].



1.1.4.4. Dinh dưỡng và đất trồng
Ớt là cây trồng tƣơng đối dễ trồng, đặc biệt là cây ớt cay, đất phù hợp nhất là
đất thịt nhẹ, giàu Canxi. Ớt cũng có thể sinh trƣởng, cho năng suất ở trên đất cát
nhƣng phải đảm bảo chế độ nƣớc và phân bón đầy đủ. Đất chua và kiềm đều không
thích hợp cho ớt sinh trƣởng và phát triển, cây ớt sinh trƣởng trên đất màu mỡ thì
tính chín sớm bị ảnh hƣởng. Ớt là cây chịu mặn, hạt có thể nảy mầm ngay cả ở
nồng độ muối 400 ppm và pH 7,6 (Mai Thị Phƣơng Anh và cs, 1996); (Mai Thị
Phƣơng Anh, 1999) [2][4].
Về độ pH đất, cây có thể sinh trƣởng đƣợc ở độ pH từ 6 - 7 nhƣng lý tƣởng
nhất là 6 - 6,5.Ớt là cây rất mẫn cảm với phân bón, trƣớc hết là phân hữu cơ, nó cần
lƣợng phân bón cao, bón sớm và cân đối lƣợng N:P:K. Trong quá trình sinh trƣởng
của cây ớt cần xới xáo, làm cỏ để cây sinh trƣởng và phát triển tốt (Mai Thị
Phƣơng Anh, 1996) [1].
1.1.5.

Các giai đoạn sinh trưởng của cây ớt
-Nảy mầm: Tính từ khi gieo đến khi 2 lá mầm (8 - 10 ngày) sau khi gieo. Yêu
0

cầu về nhiệt độ: 25 - 30 C, ẩm độ 70 - 80%. Thời gian nảy mầm của hạt ớt phụ
thuộc vào quá trình bảo quản, điều kiện thời tiết, đất và kỹ thuật gieo hạt.
-Thời kỳ cây con: (2 lá mầm đến 5,6 lá thật) Thời gian 30 - 40 ngày sau
0

gieo. Yêu cầu về nhiệt độ 18 - 20 C, ẩm độ đất 80%. Thời kỳ này cây phát triển bộ
rễ và bắt đầu sử dụng dinh dƣỡng từ bên ngoài và tăng trƣởng về chiều cao.
0


- Thời kỳ hồi xanh: Sau trồng 5- 7 ngày. Yêu cầu về nhiệt độ là 18 - 20 C,
ẩm độ đất là 80%.
- Thời kỳ phân cành: 20 - 25 ngày sau trồng. Yêu cầu ẩm độ là 70%, yêu
cầu lân đạm kali nhƣng nồng độ thấp.
- Thời kỳ ra hoa: Sau trồng 40 - 45 ngày. Yêu cầu tối đa về dinh dƣỡng,
0

nƣớc, nhiệt độ 20 - 25 C, ẩm độ đất là 80- 90%.
- Ra quả và chín:
+ Ra quả đợt 1: 50- 60 ngày sau trồng.
+ Thu quả đợt 1: 90 - 100 ngày sau trồng.
+ Thu quả đợt 2 đến thu quả đợt cuối cùng: 110 - 180 ngày sau trồng.


Thời gian ra quả và thu quả liên tục trên 1 tháng. Giai đoạn này yêu cầu tối
0

đa về dinh dƣỡng và nƣớc, yêu cầu về nhiệt độ 20 - 30 C và ẩm độ đất là 80%. Qua
các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển ta cần tác động các biện pháp kỹ thuật thích
hợp, chọn thời vụ trồng và có chế độ chăm sóc hợp lý [13],[24].
1.1.6. Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của cây ớt.
1.1.6.1. Giá trị dinh dưỡng và y học
Theo Cơ sở dữ liệu Dinh dƣỡng Quốc gia Mỹ, quả ớt có hàm lƣợng cao
vitamin C, sắt, canxi, phốt pho và vitamin nhóm B.Trong 100g ớt cay tƣơi chứa tới
143,7 mg vitamin C, đứng đầu trong các loại rau tƣơi. Lƣợng vitamin C phong phú
có khả năng khống chế bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch và giảm cholesterol.
Trong ớt cay có tới 534 mcg beta-caroten -một trong những nguồn tốt nhất cung cấp
caroten, là chất chống ôxy hóa. Riêng với thành phần các chất chống oxy hóa nhƣ
bioflavonoid,carotenoid, capsaicin (C18H27NO3), có tác dụng trong việc trị ung thƣ,
chống lão hóa. Ớt chứa một lƣợng phong phú khoáng chất nhƣ kali, mangan, sắt,

và magiê, Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và dịch cơ thể giúp kiểm
soát nhịp tim và huyết áp, Mangan đƣợc sử dụng bởi cơ thể nhƣ một đồng nhân tố
cho enzyme chống ôxi hóa superoxide dismutase. Ngoài ra, ớt còn có công dụng
kích hoạt não sản sinh ra endomorphin - một chất giúp xoa dịu cơn đau và gây
hƣng phấn cho mọi ngƣời. Quả ớt đƣợc sử dụng dƣới dạng ăn tƣơi, muối chua,
nƣớc ép, nƣớc sốt, tƣơng, chế xuất dầu và sấy khô hoặc làm bột.


Bảng 1.2.Hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng trong quả ớt cay
xanh (Trong 100g ăn đƣợc)

Chất

Năng lƣợng
Carbohydrate

Giá trị

Tỷ lệ

dinh

%

dƣỡng

RDA

40Kcal


2%

8,81 g

Đạm
Tổng lƣợng
chất béo
Cholesterol
Chất xơ

Chất

Giá trị

Tỷ lệ

dinh

%

dƣỡng

RDA

Chất điện phân

7%

Natri


9 mg

1,87 g

3%

Kali

322 mg

0,44 g

2%

Các chất khoáng

0 mg

0%

Canxi

14 mg

3%

Đồng

0,129 mg


14%

Sắt

1,03 mg

13%

1,5 g

Các Vitamin

0.5%
7%

1,5 %

Folates

23 mcg

6%

Magiê

23 mg

6%

Niacin


1,244 mg

8%

Mangan

0,187 mg

8%

Pantothenic acid

0,201 mg

4%

Phôt-pho

43 mg

6%

Pyridoxine

0,506 mg

39%

Selen


0,5 mcg

1%

Riboflavin

0,086 mg

6,5%

Kẽm

0,26 mg

2%

Thiamin

0,72 mg

6%

Vitamin A

952 IU

32%

Carotene-B


Vitamin C

143,7 mg

240%

Carotene-a

36 mcg

--

Vitamin E

0,69 mg

4,5%

Cryptoxanthin-B

40 mcg

--

Vitamin K

14 mcg

11,5%


Lutein-zeaxanthin

709 mcg

Phyto-nutrients
534 mcg

--

--

(Nguồn: Cơ sở dữ liệu Dinh dưỡng Quốc gia Mỹ USDA)
Ngoài những giá trị về kinh tế và dinh dƣỡng mà ớt mang lại, thì ớt cũng
đƣợc dùng nhƣ một loại thuốc có giá trị trong y học. Quả ớt còn đƣợc nhân dân ta
sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ ngàn xƣa, trong kho tàng y học dân gian, có không
ít bài thuốc quý trong đó có ớt [24].


Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng, tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện
tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thƣ...). Nhân dân thƣờng
dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng bên ngoài chữa rắn
rết cắn ...
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng thống nhất với y học cổ truyền về tác
dụng chữa bệnh của ớt. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho
thấy quả ớt có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong ớt có chứa một số hoạt chất
Capsicain là một Alkaloid chiếm tỷ lệ khoảng 0,05-2%, cấu trúc hóa học đã đƣợc
xác định là acid isodexenic vanilylamit, có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt
hơi mạnh. Ngoài ra còn có Capsaicin, là hoạt chất gây đỏ, nóng, chỉ xuất hiện khi
quả ớt chín. Một số nghiên cứu cho thấy, những loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có hàm

lƣợng capsaicin nhiều hơn, Capsaicin có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất
Endorphin, một chất Morphin nội sinh, có đặc tính nhƣ những thuốc giảm đau, đặc
biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính và các bệnh ung thƣ.Ngoài
ra, ớt còn giúp ngăn ngừa bệnh tim do chứa một số hoạt chất giúp máu lƣu thông
tốt, tránh đƣợc tình trạng đông vón tiểu cầu dễ gây tai biến tim mạch. Ớt còn có tác
dụng ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao.
Ngày nay, các sản phẩm từ ớt đỏ (cay và không cay) là một loại gia vị quan
trọng, ớt cay đƣợc sử dụng khá rộng rãi trên thế giới. Ngoài tạo màu sắc và hƣơng
vị cho món ăn còn cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Dịch chiết từ ớt đƣợc sử dụng trong các sản phẩm bia gừng và các loại nƣớc giải
khát. Quả ớt xanh chứa nhiều rutin là một chất đƣợc sử dụng rộng rãi trong chế
biến thuốc – y học [21][24].
1.1.6.2.

Giá trị kinh tế

Ớt là cây gia vị quen thuộc trong đời sống; ớt cay xay thành bột là một mặt
hàng xuất khẩu có giá trị trong nhiều năm trƣớc đây.Nếu chế biến đƣợc tinh dầu ớt
thì giá trị xuất khẩu lại càng tăng lên gấp bội. Từ năm 1986-1990 là thời kỳ trồng ớt
xuất khẩu mạnh nhất, mỗi năm nƣớc ta xuất khẩu trên 2.000 tấn ớt bột khô sang thị
trƣờng Liên Xô (cũ). Một tấn ớt bột xuất khẩu loại một thu đƣợc 1.400 - 1.500 rúp
tƣơng đƣơng 7 tấn đạm urêhoặc 17- 18 tấn thóc, 1 tấn lạc nhân 450 - 500rup, một


tấn gạo ngon 300- 350 rup (1987). Nó là mặt hàng xuất khẩu cao và ổn định về giá
cả trong vòng 5 năm (1985 - 1990), khi thị trƣờng các nƣớc Đông Âu bị mất thì
hiện nay ớt đƣợc xuất khẩu dƣới dạngquả tƣơi, quả khô hoặc đã đƣợc chế biến
nhƣ muối mặn (10 - 20% muối), tƣơng, ... bằng con đƣờng tiểu ngạch [24], [43].
Hàng năm công ty Rau quả xuất khẩu 500-700 tấn ớt quả tƣơi. Ớt là nguyên
liệu trong công nghiệp chế biến thực phẩm, làm gia vị, vì chất cay tan trong nƣớc

và không bị mất mùi vị do đun nấu hoặc bảo quản.
Cây ớt rất dễ tính, kỹ thuật gieo trồng và đầu tƣ cho sản xuất ít tốn kém và
phức tạp so với một số cây trồng khác. Ớt đƣợc trồng trên nhiều chân đất khác
nhau, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật thì trên đất kém màu mỡ vẫn cho năng suất, hiệu
quả kinh tế khá hơn một số cây màu, cây công nghiệp khác cũng trồng trên đất ấy.
Vì vậy đẩy mạnh trồng ớt là điều kiện sử dụng có hiệu quả các loại đất, góp phần
cải tạo đất trong một chế độ luân canh thích hợp đồng thời tận dụng đƣợc sức lao
động ở địa phƣơng để phát triển nông nghiệp toàn diện.
1.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới
Từ những giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế, cây ớt ngày càng đƣợc trồng

phổ biển và đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng, đặc biệt trồng nhiều ở các nƣớc Châu Á
và Châu Mỹ [24].
Ớt cay có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ đƣợc đƣa vào vùng nhiệt đới
trƣớc khi có mặt ở Châu Á và Châu Phi. Hiện nay ớt đƣợc trồng phổ biến ở các
nƣớc nhiệt đới và á nhiệt đới, những nơi có điều kiện khí hậu ấm áp. Năm2010
tổng diện tích trồng ớt trên thế giới 1.827.229ha, năng suất bình quân
15,99tấn/ha, với sản lƣợng 29,23triệu tấn (theo FAO STAT Database, 2012);so với
năm 2006 tăng 0,6% về diện tích và 10% về sản lƣợng. Trong đó Châu Á chiếm
tỷ trọng lớn nhất với diện tích1.154.310ha, năng suất bình quân 15,64tấn/ha,và sản
lƣợng đạt 18.005.581tấn,chiếm 62,07% về diện tích và 65,53% về sản lƣợng toàn
cầu; trong đó đứng đầu là Ấn Độ,Trung Quốc.


Bảng 1.3. Diện tích, sản lƣợng, năng suất ớt trên thế giới từ năm 2004-2009
Diện tích


Sản lƣợng

(ha)

(triệu tấn)

2004

1.660.383

24,64

14,84

2005

1.687.100

25,26

14,97

2006

1.722.852

26,61

15,44


2007

1.723.553

27,30

15,84

2008

1.774.978

27,95

15,74

2009

1.813.871

28,72

15,83

2010

1.827.229

29,23


15,99

Năm

Năng suất (tạ/ha)

Nguồn: FAOSTAT, 2012
Tại Hội thảo Gia vị Thế giới tại New Delhi, các báo cáo cho thấy sản lƣợng
ớt ở những nƣớc sản xuất lớn nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc, Pêru, Bănglađét, Hungari
và những nƣớc khác đang tăng lên, với tốc độ tăng khoảng 5,2%.
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lƣợng ớt của một số nƣớc trên thế giới
Nƣớc

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(1.000 ha)

(tấn/ha)

(1.000 tấn)

2008

2009

Trung Quốc


607,17

662,23

672,33 23,51 21,92 22,35 14.274,18 14.520,30 15.023,50

Mexico

132,34

140,44

143,98 15,53 13,82 16,22 2.054,97 1.941,56 2.335,56

Thỗ Nhĩ Kỳ

79,50

90,00

99,00

22,59 20,41 20,07 1.796,18

Indonexia

202,71

233,90


237,52

5,39

Hoa Kỳ

30,72

32,17

30,60

29,62 30,72 30,48

909,81

988,24

932,58

TâyBanNha

18,86

20,40

18,00

48,68 49,59 48,44


918,14

1.011,70

872,00

Thế giới

2010

2008 2009 2010

5,89

5,61

2008

2009

2010

1.837,00 1.986,70

1.092,12 1.378,73 1.332,60

1.794,59 1.859,76 1.878,83 15,68 15,33 15,66 28.134,16 28.509,56 29.421,33

Nguồn: FAO, 2012

Theo số liệu FAO năm 2007, Trung Quốc là nƣớc đứng đẩu thế giới về diện
tích và sản lƣợng ớt tƣơi. Năm 2006 diện tích ớt tƣơi của nƣớc này chiếm 36% và
sản lƣợng ớt tƣơi chiếm 50,4% của toàn thế giới.


×