Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

tiểu luận cao học- môn ngôn ngữ báo chí - Dự báo xu hướng của Ngôn ngữ truyền thông ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.88 KB, 26 trang )

Đề tài: Dự báo xu hướng của Ngôn ngữ truyền thông ở Việt Nam ( thông qua
thực tiễn truyền thông Việt Nam đương đại và căn cứ vào những xu thế của báo
chí hiện đại vốn đang chế định ngôn ngữ truyền thông )
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cũng như đối với kinh tế và các lĩnh khác khác, toàn cầu hoá có tác động cả tích
cực và tiêu cực đến ngôn ngữ. Sự gia tăng các cuộc tiếp xúc giữa các quốc gia,
dân tộc ở mọi lĩnh vực trong đó đặc biệt có sự tiếp xúc giữa các nền văn hoá đã tác
động mạnh mẽ đến tiếp xúc ngôn ngữ. Từ khi đất nước ta bước sang thời kỳ Đổi
mới, ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ báo in nói riêng đã có những bước
chuyển mình đáng kể. Nói một cách khác, hòa trong thế vận hội chung của đất
nước, ngôn ngữ báo in đã có sự vận động không ngừng trên tất cả mọi phương
diện. Trong đó, đáng kể là những vận động thay đổi mang chiều hướng tích cực về
mặt từ vựng và ngữ pháp cũng như việc thực hiện chuẩn hóa ngôn ngữ trên phương
diện chính tả, ngữ âm và cách thức diễn đạt. Bên cạnh những mặt ưu điểm này,
trong quá trình vận động đi lên, ngôn ngữ báo in cũng bộc lộ không ít các mặt tiêu
cực cần sớm được khắc phục. Ăng ghen nói: ngôn ngữ có vai trò như một yếu tố
kích thích để biến xã hội loài người từ dạng bầy đàn ở buổi sơ khai thành một xã
hội văn minh. Đó là một xã hội với đầy đủ ý nghĩa của nó, trong đó, con người có
những mối quan hệ khăng khít với nhau và phát triển tới một trình độ văn minh
theo đúng nghĩa là "con người" viết hoa. Nói một cách khác, nhờ có ngôn ngữ, con
người mới có thể tư duy, nhận thức thế giới ngày càng một sâu sắc hơn, chính xác
hơn. Khẳng định điều này, Các Mác nói: "Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý thức vậy.
Ngôn ngữ tồn tại cho người khác và cũng tồn tại cho chính bản thân tôi. Ngôn ngữ
là hiện thực trực tiếp của tư tưởng". Sự phát triển của ngôn ngữ thúc đẩy trực tiếp
sự phát triển của tư duy. Tư duy phát triển lại làm tiền đề cho ngôn ngữ phát triển.
Cứ như thế, mối quan hệ biện chứng giữa tư duy và ngôn ngữ cùng với quá trình
lao động đã làm cho con người ngày càng văn minh hơn.Ở phương diện này hay
1


phương diện khác, trong quá trình vận động nó vẫn còn vấp phải những khó khăn


trở lực khó vượt qua. Chỉ đến khi giải phóng miền Nam 1975, nước nhà thống
nhất, và đặc biệt là sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V năm 1986,
ngôn ngữ báo chí mới có cơ hội cực kỳ thuận lợi để phát triển.
Có thể nói, xu thế toàn cầu hoá đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống của
xã hội Việt Nam, trong đó có vấn đề giáo dục nói chung và giáo dục ngôn ngữ nói
riêng. Là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn ngữ không chỉ
có chức năng phản ánh xã hội mà còn có chức năng tác động đến xã hội. Vì thế, sự
thay đổi của đất nước và những biến động của thế giới trong suốt 20 năm qua đã và
đang tác động mạnh mẽ tới hệ thống cấu trúc cũng như chức năng của tiếng Việt,
tới các ngôn ngữ dân tộc thiểu số và các ngôn ngữ khác đang được sử dụng và học
tập ở Việt Nam với tư cách là ngoại ngữ. Đồng thời, tiếng Việt và các ngôn ngữ
này cũng tác động mạnh mẽ trở lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
Đặc biệt, báo chí và truyền thông là đối tượng có tỷ lệ lỗi chính tả cao nhất. Đánh
giá này được rút ra từ kết quả đợt xếp hạng tháng 6/2010 về tình hình chính tả
trong văn bản tiếng Việt của một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ
Thông tin Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Nghiên cứu phát triển Công
nghệ GRID (công ty VIEGRID JSC).

2


VẤN ĐỀ CHÍNH
I.Tình hình sử dụng ngôn ngữ trên các phương tiện truyền thông hiện nay
Có thể định nghĩa “Truyền thông”: Là quá trình mà 2 hay nhiều người trao đổi
thông tin và hiểu được ý nghĩa của thông tin
Theo một cách khác, chúng ta có thể định nghĩa “truyền thông là quá trình mà
thông qua đó, một người, nhóm hay tổ chức (người gửi) truyền đạt một vài loạt
thông tin (thông điệp) đến người khác, nhóm khác hay tổ chức khác (người nhận)”
Viện Ngôn ngữ học (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) đã tổ chức hội thảo "Chính

sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế", với sự tham gia của các nhà quản lý, nhà
khoa học và những người quan tâm đến ngôn ngữ trên cả nước.
Tại hội thảo, các nhà khoa học đã đưa ra 123 bài nghiên cứu, tập trung vào 5 vấn
đề chủ yếu gồm: mối quan hệ giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số
trong sự phát triển toàn diện của đất nước; vị thế của tiếng Việt trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vấn đề bảo vệ, phát triển và hiện đại hóa
tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ quốc gia; vai trò và chức năng của các ngôn ngữ
dân tộc thiểu số trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; toàn cầu
hóa và vấn đề sử dụng, dạy - học ngoại ngữ ở Việt Nam hiện nay.
Nhóm Tác giả đã thống kê trên 67.000 mẫu với kết quả cho ra, tỷ lệ lỗi chính tả
trung bình của văn bản tiếng Việt là 7.79%, cao hơn nhiều so với mức yêu cầu tối
thiểu.
Khu vực báo chí và truyền thông có tỷ lệ lỗi chính tả cao nhất, gần mức báo động
10%. Đặc biệt, Đài tiếng nói Việt Nam là cơ quan truyền thông lớn của Chính phủ,
có tỷ lệ lỗi hơn 30%, đứng đầu về tỷ lệ lỗi.
Khu vực Đại học và Viện nghiên cứu có tỷ lệ lỗi xấp xỉ mức trung bình của xã hội,
chưa phát huy được sự mẫu mực và tiên phong trong vấn đề dùng chữ nghĩa. Đặc
biệt, cả hai khu vực này đều có các đại diện có tỷ lệ lỗi vượt mức 30%.

3


Khu vực chính quyền địa phương, và các cơ quan thuộc chính phủ, thuộc Bộ có tỷ
lệ lỗi chính tả khá cao. Đặc biệt, có đơn vị có tỷ lệ lỗi gần 40%.
Ngay cả các khu vực khá nhất là doanh nghiệp và các Bộ vẫn còn phải tiếp tục cải
thiện chất lượng để có thể đạt được mức 1%.
Kết quả nói trên đã phản ánh tình hình báo động của chính tả tiếng Việt. Ông
Nguyễn Ái Việt, Phó Viện trưởng Viện CNTT, Đại học Quốc gia Hà Nội, thành
viên của nhóm tác giả chia sẻ, công bố xếp hạng này với mong muốn cố gắng giúp

toàn thể xã hội và các đơn vị được xếp hạng bước đầu nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề chính tả tiếng Việt.
Cả hai nhóm chuyên gia đều nhất trí cho rằng báo chí và truyền thông có trách
nhiệm nhiều nhất đối với tình hình chính tả tiếng Việt. Tuyệt đại đa số các chuyên
gia cũng cho rằng tỷ lệ 10% là ngưỡng báo động đối với các lỗi chính tả và 30% là
ngưỡng mà một lỗi chính tả đã trở thành một cách viết có thể đồng thời được chấp
nhận
Đây là một lĩnh vực có hệ thống vốn từ phất triển khá nhanh. Có thể nói, cùng với
sự phát triển về vốn từ vựng trong lĩnh vực kinh tế, nó đã tạo nên tính vận động rất
mạnh của ngôn ngữ báo in thời kỳ Đổi mới.
Bước sang thời kỳ Đổi mới, ngôn ngữ có khá nhiều biến động. Sở dĩ xảy ra tình
trạng này là vì văn hóa tư tưởng là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng có liên
quan trực tiếp đến các bộ phận khác trong nó và liên quan gián tiếp đến cơ sở hạ
tầng. Nghĩa là, sau khi cớ sở hạ tầng có nhiều thay đổi thì các vấn đề thuộc lĩnh
vực văn hóa tư tưởng cũng biến đổi theo, tuy có chậm hơn so với sự thay đổi của
lĩnh vực hành chính. Như thế có nghĩa là, sự vận động ngỗn ngữ của báo in trong
lĩnh vực này không diễn ra một cách khẩn trương, mạnh mẽ như hai lĩnh vực trên
mà diễn ra chậm hơn và cũng ít mạnh mẽ hơn. Cụ thể là, bước sang thời kỳ Đổi
mới, có nhiều từ ngữ mới xuất hiện hoặc có những từ ngữ đã xuất hiện ở các giai
đoạn trước đó nhưng được dùng với tần suất cao hoặc được dùng thường xuyên
hơn trên các mặt báo.
4


Ví dụ: Cởi trói, những việc cần làm ngay, tự cứu mình trước khi Đảng cứu, văn hóa
hội nhập, giao lưu văn hóa, lỗ thủng văn hóa, quảng bá giao lưu, quảng bá văn hóa,
xu thế toàn cầu, xu thế hội nhập, giao lưu hội nhập, hòa nhập những không hòa tan,
vết rạn nứt lý tưởng, cái nhìn viễn kiến, chủ nghĩa hậu hiện đại, nội giới xã hội,
chất lượng sống, văn hóa sống, văn hóa ăn, văn hóa mặc, quyền mang hai quốc
tịch, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, văn hóa đổi mới, văn học đổi mới, phòng

khám bệnh tư nhân, nói không với tiêu cực, ngồi nhầm chỗ, ngồi nhầm lớp, luyện
thi lớp 13, lớp chất lượng cao, lớp cử nhân tài năng, nguyện vọng của dân, nhận
học sinh trái luồng, đổi mới phương pháp dạy học, hội nhập khu vực, hội nhập
quốc tế, đẳng cấp quốc gia, đẳng cấp quốc tế, ngân hàng đề thi...
Nhìn chung, tính vận động ngôn ngữ của báo chí trong lĩnh vực này cũng giống
như hai lĩnh vực kinh tế và hành chính: Có khá nhiều chuyên danh mới hoặc các
cụm từ vốn là các cụm tự do nhưng được dùng theo xu hướng ổn định hóa về hình
thức, chuyên chở một khái niệm mới mẻ về tư tưởng và hành động của con người
trong thời kỳ Đổi mới. Sự vận động của ngôn ngữ báo chí ở đây tỏ rõ tính cách
mạng của cuộc cách mạng Đổi mới trên các lĩnh vực như: văn hóa, văn học, y tế,
giáo dục...Trong đó, qua hệ thống thuật ngữ, chuyên danh khoa học có thể nhận
định, đường lối chỉ đạo văn hóa của Đảng và Nhà nước tương đối nhất quán từ giai
đoan trước Đổi mới đến sau Đổi mới.
Có thể hình dung cách sử dụng các từ, các chuyên danh và các cụm từ đặc biệt ở
các lĩnh vực này như sau:
- Các đơn vị ngôn ngữ là các từ, các chuyên danh, các cụm từ đặc biệt với ý nghĩa
hoàn toàn mới: Cởi trói, những việc cần làm ngay, ( hãy ) tự cứu mình trước khi
Trời cứu, nhận học sinh trái luồng, phòng khám tư nhân, bệnh viện tư, xu thế hội
nhập, quyền mang hai quốc tịch ...
Về bản chất, trong số các ví dụ trên có nhiều ví dụ vốn là các cụm từ tự do đã và
đang được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, nhưng khi xuất hiện trên báo chí,
chúng lại mang những nội dung tư tưởng đổi mới trong quản lý ngành nghề và xã
5


hội. Ngoài ra có nhiều từ ngữ hoàn toàn mới xuất hiện (trước đổi mới nếu xuất hiện
thì dùng với ý nghĩa phê phán, còn sang thời kỳ Đổi mới thì được dùng với tư cách
là một pháp nhân hay một hành động hợp pháp: bệnh viên tư, làm thêm...)
- Các đơn vị là các từ, các chuyên danh, các cụm từ tự do dùng trong cuộc sống
hàng, ngày nay được chuyên biệt hóa nhằm chỉ một khái niệm như: ngồi nhầm

lớp , ngồi nhầm địa chỉ, học sinh trái luồng, vết rạn nứt lý tưởng, hòa nhập nhưng
không hòa tan...
Có thể coi đây là hiện tượng khái niệm hóa cụm từ, một hiện tượng khá phổ biến
trong báo chí thời kỳ Đổi mới, đặc biệt là trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục. Nó
có tác dụng làm mới một số nhận thức cho người đọc về các vấn đề nóng bỏng của
thời cuộc.
Sự sáng tạo từ ngữ và các chuyên danh mới
Trong bất kỳ ngôn ngữ nào, số lượng vỏ vật chất âm thanh của từ dù lớn đến đâu
vẫn chỉ có một giới hạn nhất định. Trong khi dó, nhận thức của con người ngày
càng tăng lên. Để khắc phục tình trạng mâu thuẫn này, con người không còn cách
nào khác là phải luôn luôn sáng tạo các từ mới.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của tiếng Việt hiện đại, các từ mới dù liên tục
xuất hiện bằng cách này hay cách khác vẫn không đáp ứng được sự đổi mới toàn
diện đang diễn ra hàng ngày trên khắp mọi miền của tổ quốc. Để đáp ứng được
tình hình này thì số lượng các chuyên danh khoa học cũng phát triển với tốc độ
tăng vọt và xuất hiện thường xuyên trên các mặt báo.
a.Tạo ra từ ngữ, chuyên danh mới hoàn toàn
Ví dụ: Kích cầu, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, lâm tặc, Bộ Tài nguyên
và Môi trường,...
Hiện tượng này nảy sinh do các nhu cầu cấp thiết của đời sông xã hội trong thời kỳ
Đổi mới. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tác động
mạnh mẽ đến sức sản xuất, nhưng đồng thời cũng làm ảnh hưởng xấu tới việc bảo
vvệ tài nguyên môi trường.... Nhu cầu này làm nảy sinh ra nhiệu Bộ, Cục, Tổng
6


cục mới liên quan đến trình độ phát triển khoa học, tới vấn đề quản lý. Do đó cần
có tên gọi mới để chỉ các cơ quan, tổ chức, các điều luật mới ra đời: Tổng cục viễn
thông, Luật bảo vệ rừng, Ngân hàng
Nói đến tính vận động của ngôn ngữ báo chí thời kỳ Đổi mới, ta không thể không

chú ý đến đặc điểm về sự sáng tạo từ mới của báo chí nói chung và của các tác giả
nói riêng. Sự sáng tạo này được thể hiện trên nhiều phương diện…
b. Rút gọn cụm từ tự do và cố định hóa chúng
Ví dụ: Kích cầu
Đây là từ ghép được tạo thành từ cụm từ tự do "kích thích nhu cầu". Khi mới hình
thành, nó vấp phải sự phản ứng của một số nhà nghiên cứu. Nhưng rồi theo thời
gian, nó được dùng lặp đi lặp lại nhiều lần và được xã hội chấp nhận như một từ
ghép thực thụ. Hiện nay, trên báo tin cũng như trong các văn bản thuộc phong cách
hành chính, từ này không những được dùng khá phổ biến mà còn có khả năng cấu
tạo các chuyên danh mới.
Ví dụ: Kích cầu kinh tế, kích cầu lãi suất...
- Mở rộng nội hàm của từ, thuật ngữ
Ví dụ: Đầu vào, đầu ra, leo thang...
Trong tiếng Việt, đây là các thuật ngữ được dùng trong lý thuyết hòm đen ( lĩnh
vực thông tin). Trong giao tiếp đời sống, chúng chỉ được coi là các cụm từ. Sang
thời kỳ Đổi mới, lúc đầu chúng được dùng với tư cách là thuật ngữ của lĩnh vực
kinh tế - có cấu tạo là một từ ghép để chỉ tổng vốn đầu tư cho một chu trình sản
xuất và sản phẩm thu được từ vốn đầu tư này. Dần dần, chúng được dùng sang các
lĩnh vực khác, chẳng hạn, lĩnh vực giáo dục. Thậm chí, trong lĩnh vực giáo dục, nội
hàm khái niệm của chúng cũng được mở rộng theo các hướng khác nhau:
+ "Đầu vào" chỉ số lượng học sinh trúng tuyển vào trường; "dầu ra" chỉ số lượng
học sinh tốt nghiệp ra trường.

7


+"Đàu vào" chỉ số điểm qui định cho việc tuyển dụng; "đầu ra" chỉ kết quả về chất
lượng của quá trình đào tạo.
Từ "leo thang" về nguồn gốc là một cụm từ tự do. Trong thời kỳ chiến tranh, khi
Mỹ mở rộng ném bom ra miền Bắc, cụm từ này được cố định hóa thành một thuật

ngữ quân sự chỉ cách thức tiến hành chiến tranh của không quân Mỹ.
Bước sang thời kỳ Đổi mới, từ này được dùng sang lĩnh vực kinh tế với tần số khá
cao. Có thể nói, nó là từ thường xuyên xuất hiện trên các báo
Ví dụ: Giá cả leo thang. leo thang kinh tế
- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
Trong hệ thống từ ngữ mới kiểu này, xảy ra ba trường hợp như sau:
+ Mượn nguyên ngữ
Đây là trường hợp đưa các từ, thuật ngữ hoặc chuyên danh từ tiếng nước ngoài vào
tiếng Việt theo cách trực tiếp, không phiên âm. Trong loại này có hai trường hợp
* Mượn nguyên cả từ
Ví dụ: Modul, online, check mail
* Mượn các chữ cái đầu của từ ngữ tiếng nước ngoài rồi ghép lại thành một từ viết
tắt
Ví dụ: UNICEF, ASEAN, WTO...
+ Mượn từ ngữ nước ngoài qua con đường phiên âm, kiểu này có hai trường hợp
* Phiên âm trực tiếp
*Phiên âm qua Hán Việt: Tăng trưởng, chứng khóan, đấu thầu...
- Kết hợp giữa một từ tiếng Việt và một từ nước ngoài
Ví dụ: Tuổi teen, Thế hệ @...
- Tạo các từ ngữ mới bằng cách ghép một từ với một dấu hiệu/ký hiệu đặc trưng:
- Thế hệ 8x ( nhà văn thế hệ 8x), thế hệ 9x ( nhà thơ thế hệ 9x)... Lúc đầu các tổ
hợp này xuất hiện với tư cách là một cụm từ, nhưng về sau nó được dùng như một
chuyên danh.
Về phương diện ngữ pháp - ngữ nghĩa
8


Theo qui luật chung, trong quá trình phát triển của ngôn ngữ, bộ phận như từ vựng
là bộ phận phát triển nhanh nhất, mạnh nhất. Trong khi đó, các bộ phận khác như
ngữ âm, ngữ pháp thì được bảo lưu tướng đối lâu dài. Nói một cách khác, đó là các

bộ phận mang tính bảo thủ rất cao.
Tuy nhiên, với nhịp độ đổi mới khá nhanh của mọi mặt đời sống xã hội, dường như
các lối diễn đạt cũ tỏ ra chật hẹp với khả năng tư duy năng động của con người. Nó
không đáp ứng được các nhận thức mới về sự vật, sự việc cũng như tiến trình vận
động của toàn xã hội. Bởi thế, sự thay đổi các kiểu diễn đạt trong ngôn ngữ báo in
thời kỳ Đổi mới là một nhu cầu có tính tất yếu có tác động mạnh mẽ tới tư duy của
người đọc. Nhìn một cách tổng thể, tính vận động của ngôn ngữ báo in thời kỳ Đổi
mới về phương diện ngữ pháp-ngữ nghĩa diễn ra theo hai con đường sau đây

-

Tạo ra các lượng nghĩa mới cho các cụm từ

Ví dụ: Lâm tặc, những việc cần làm ngay, nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, nói không với tiêu cực, ngồi nhầm lớp, ngồi nhầm chỗ, ngồi sai
địa chỉ, học chay, học nhồi nhét, rút ruột công trình...
Các cách diễn đạt mới như vừa nêu thường mang hai nội dung ngữ nghĩa đối lập
nhau:
- Nghĩa biểu thị tính cách mạng trong hành động
Ví dụ: Những việc cần làm ngay, nói không với tiêu cực...
- Nghĩa biểu thị các hành động tiêu cực:
Ví dụ: Rút ruột công trình, ngồi nhầm lớp
- Nghiã biểu thị tư tưởng mới trong tư duy kinh tế, tư duy luật pháp...
Ví dụ: nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quyền mang hai
quốc tịch, vấn đề Việt kiều có quyền mua nhà, đất ở Việt Nam...
Có thể nói, đây là những kiểu diễn đạt không hề xuất hiện vào các giai đoạn trước
đó. Bởi, theo quan niệm chính thống lúc bầy giờ, những cách nói như vậy được coi
là phản động, hoặc chí ít là "đi ngược" lại đường lối quan điểm của Đảng và Nhà
9



nước. Nếu chúng xuất hiện trên báo chi sẽ là một hiện tượng có tính kích động, cần
được cảnh giác.
Xét về cấu trúc, các cách diễn đạt mới chủ yếu là các cụm từ tự do nhưng chứa
đựng sắc thái nghĩa mới chứ không chỉ là nghĩa cộng lại của các bộ phận trong nó.
Bởi thế, các cách diễn đạt này thường mang ấn tượng mạnh trong cảm giác của
người đọc.
Ví dụ, cụm từ "Những việc cần làm ngay" là cụm từ vốn được dùng trong khẩu
ngữ hàng ngày, nhưng qua cách dùng của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nó trở
thành một đường lối chỉ đạo và trở thành một chuyên mục trên báo Đảng. Chuyên
mục này có tác dụng kích thích hàng triệu trái tim người đọc bởi ý nghĩa thiết thực
của nó. Về mặt xã hội, nó còn mang ý nghĩa chống tiêu cực rất mạnh mẽ.
Các cụm từ như "ngồi nhầm lớp", "ngồi sai địa chỉ" là các cụm từ được dùng trong
ngành giáo dục nhằm phê phán hiện tượng tiêu cực của một số cơ sở đào tạo. Sự
phê phán này tuy không gay gắt quyết liệt nhưng khá thấm thía cho những ai đã
từng vi phạm vào những diều luật hay qui chế giáo dục.
Cũng là phê phán, nhưng các cách diễn đạt như : "học chay", "học nhồi nhét" lại
không nhằm vào các hiện tượng tiêu cực của việc dạy và học mà nhằm vào sự lạc
hậu, lỗi thời của phương pháp dạy học cũ nay không còn đáp ứng được nhu cầu
giáo dục trong thời kỳ Đổi mới.
Ngược lại với cách phê phán trên, các kiểu diễn đạt như " nói không với tiêu cực",
" nhìn thẳng vào tiêu cực" là những lối nói được dùng thường xuyên trên báo chí
để nói về tư tưởng quyết tâm đổi mới trong cách quản lý giáo dục hiện nay. Sự xuất
hiện của các cách diễn đạt này còn hàm một nội dung ngữ nghĩa là, tình hình tiêu
cực ở môi trường giáo dục đã ở quá mức báo động cần phải có những biện pháp
quyết liệt để chấn chỉnh tình hình xuống cấp đang ngay càng trầm trọng. đặc biệt
đối với các cấp cơ sở.
Cũng theo cách này, một số kiểu diễn đạt mới mang hàm lượng ngữ nghĩa đặc biệt
cũng được dùng nhiều trên các báo in. Chẳng hạn, "lâm tặc", "bọn lâm tặc hoành
10



hành"... là một kiểu diễn đạt nhằm thống báo cho xã hội mức độ nguy hiểm nghiêm
trọng không những của nạn phá rừng mà còn cảnh báo cho xã hội một hình thức tội
phạm mới. Kiểu diễn đạt này trong báo in trước thời kỹ Đổi mới hoàn toàn không
có. Cũng nói về hiện tượng tàn phá thiên nhiên, nhưng trước thời kỳ Đổi mới trên
báo in chỉ dùng các kiểu nói: "nạn phá rừng", "kẻ phá hoại tài nguyên rừng"...
-

Tạo ra những cách diễn đạt mới

Sau Đại hội Đảng lần thứ V, tư tưởng Đổi mới của Đảng và Nhà nước như một
luồng gió mạnh làm chấn hưng sự nghiệp báo chí trên rất nhiều phương diện, trong
đó nội bật là những sự thay đổi về phương diện ngôn ngữ. Với tư cách là phương
tiện truyền thông đại chúng, báo in đã nhanh chõng bắt nhịp với không khí đổi mới
do Đảng đem lại. Nhiều vấn đề xã hội được phản ánh trên báo lúc này không mang
tính né tránh dè dặt mà theo cách nhìn thẳng vào sự thật để nêu các câu hỏi nhằm
tháo gỡ những vấn đề về tư tưởng, những việc làm đã một thời làm cho xã hội trì
trệ, bế tắc.
Những cách diễn đạt mới trên báo in trong thời kỳ Đổi mới thể hiện rõ nhất ở 2 bộ
phận then chốt nhất của văn bản báo chí, đó là phần tiêu đề văn bản và phần nội
dung chính của văn bản.
+ Cách diễn đạt mới khi đặt tiêu đề
Ngay từ những năm tháng đầu tiên bước sang thời kỳ Đổi mới, nhiều bài phóng sự,
ký báo chí đã có những tiêu đề văn bản được đặt theo cách tư duy mới, vừa có sức
hấp dẫn vừa có tác động mạnh mẽ đối với người đọc
Ví dụ: "Cái đêm ấy đêm gì" "Người đàn bà quỳ, "Lời khai của bị can" ( Văn nghệ
1986-1988)...
Đó là những bài ký đánh dấu một sự thay đổi rất mạnh dạn trong cách dùng ngôn
ngữ của những người viết báo cũng như sự đổi mới trong tư duy "duyệt bài" của

Ban biên tập.
Tiếp theo đó, càng về sau cách đặt tiêu đề trên báo ngày mạnh bạo hơn, cụ thể hơn
11


Ví dụ:" Phép nước tới đâu, quyền dân mức nào?" ( Lao động, ngày 14/8/1989), "
Giải tỏa những nỗi oan khuất vì lẽ công bằng trên đời" Nhân dân, ngày 28/10 năm
1992)," Quan tòa mua đất của đương sự" (Văn nghệ trẻ, số 51 năm 2008), " Lâm
tặc uy hiếp lực lượng bảo vệ rừng" ( Quân đội Nhân dân, 8/2/2009)), " Thư ngỏ gửi
ông Chủ tịch thành phố Hà Nội" ( Văn nghệ trẻ, số 50 năm 2008). "Gói kích cầu đã
mở Mừng và lo ( Giáo dục Thời đại số 17 năm 2009), " Tạo môi trường đầu tư
thông thoáng cho các dự án sử dụng vốn ngóai ngân sách" ( Hà Nội mơi
15/2/2008)...
Xu thế của ngôn ngữ báo in trong thời kỳ Đổi mới là ngày càng cụ thể, phản ánh
được khát vọng của người dân đối với sự nghiệp Đổi mới của đất nước. Trong đó,
qua cách diễn đạt của tiêu đề bài báo cũng như nội dung trình bày các nhà báo đã
viết theo tinh thần nhìn thẳng vào sự thật. Do vậy, ngôn ngữ không mang tính
chung chung mà cụ thể, sắc bén, có sức khơi gợi lôi cuốn người đọc. Nói một cách
khác, ngôn ngữ báo in trong thời kỳ Đổi mới đã làm tròn chức năng của ngôn ngữ
báo chí là có tính chiến đấu mạnh mẽ, có sức thu phục và tập hợp quần chúng bởi
nó mang tính hiện thực sâu sắc.
Có thể thấy, nếu không có sự đổi mới trong cách nghĩ, rộng hơn là cách tư duy về
hiện thực đời sỗng xã hội và lý tưởng thì đoạn phóng sự trên khó mà xuất hiện
được trên mặt báo. Đó là một lối viết hoàn toàn mới: dám nhìn thẳng vào sự thật để
phản ánh nó một cách trực diện bằng nhận thức của chính mình chứ không phải là
của ai khác. Đây là một điểm khác biệt cơ bản với lối viết phóng sự ở giai đoạn
trước Đổi mới.
Nói đến tính vận động ngôn ngữ trong báo in thời kỳ này, chúng ta không thể
không nói tới những kiểu diễn đạt có tính khá đặc biệt ở các trang báo dành cho
tuổi trẻ. Đó là các báo như: báo Nhi đồng, Hoa học trò....Trong đó, những biến

động ngôn ngữ ở báo Hoa học trò là một hiện tượng đáng chú ý nhất. Có thể nói,

12


đây là loại báo có nét đặc trưng rất riêng, không những phản ánh tính hiếu động
của tuổi trẻ mà còn thể hiện ý thức "hội nhập" theo cách riêng của tuổi trẻ.
Ví dụ, trong các tít đề của Hoa học trò, ta thấy xuất hiện rất nhiều hiện tượng ngôn
ngữ vốn quen được dùng trong khẩu ngữ học sinh, trong đó có đệm (pha trộn) vào
câu nói một số từ ngữ tiếng nước ngoài.
" Chọn xì-tai nào cho năm học mới?" ( số 790)
" Những chỗ học "so kool" của teen Nha Trang" ( số 791)
"Những tình huống khó xử của một nàng teen" ( số 791)
" Nối tóc dây mềm mại những giá siêu chát" ( số 792)...
Với các tít bài kiểu này, bạn đọc báo là người lớn nếu không biết tiếng Anh thì khó
biết nội dung đó là gì. Nhưng với bạn đọc nhỏ tuổi thì dù không biết tiếng Anh đó
là các tít đề vẫn không gây cảm giác xa lạ. Bởi hàng ngày, trong giao tiếp những từ
ngữ kiểu này vẫn hay được các em sử dụng thường xuyên. Chính vì thế, trên báo
Hoa học trò những cách diễn đạt theo kiểu trên được sử dụng với tần số rất cao.
Điều này cho thấy, một xu hướng quan trọng khác của ngôn ngữ báo in thời kỳ Đổi
mới là rất chú ý đễn yếu tố tâm lý của bạn đọc.
-

Tìm tòi cách diễn đạt mới trong việc thể hiện nội dung

Báo chí là công cụ thông tin, có chức năng cập nhật mọi vấn đề trong cuộc sống
đến với bạn đọc. Một trong các sức mạnh của báo chí là tính chân xác về sự kiện,
Khác với văn học, báo chí tuyệt đối không sử dụng biện pháp hư cấu, bởi nếu hư
cấu thì báo chí sẽ không còn là báo chi nữa.
Tuy nhiên, không phải lúc nào người viết báo cũng thực hiện được điều này. Bởi

lẽ, ngoài việc thực hiện tính chân thực trong phản ánh, báo chí còn là một công cụ
thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao cho. Với lý do đó, có
những lúc, những khi, vì phục vụ cho mục đích chính trị nhất thời, báo chí không
có điều kiện để hoàn thành sứ mạng đó.
Ai cũng biết, khi đất nước chúng ta đang sống trong thời kỳ của nền kinh tế bao
cấp., đa phần cán bộ bà nhân dân đều nhận thức các vấn đề về hiện thức xã hội
13


theo cách nhìn máy móc, rập khuôn. Vì thế, nếu trong xã hội có các hiện tượng tiêu
cực xảy ra thì nhận thức chung của mọi người đều coi đó là hiện tượng cá biệt,
không phổ biến. Nếu báo chí phản ánh, đưa ra trước công luận thì bị coi là sai trái,
và người viết bị phê bình là không có cách nhìn toan diện, sâu sắc.
Sau khi Đảng và Nhà nước tiến hành cuộc cách mạng Đổi mới, cách nhìn của xã
hội nói chung và của báo chí nói riêng đã có những bước thay đổi mạnh mẽ. Giờ
đây, với tư tưởng dám nhìn thẳng vào sự thật, báo chí không còn né tránh, dè dặt
như trước đây. Nhiều vấn đề nóng bỏng đã được các nhà báo trình bày bằng một
cách diễn đạt sắc bén, có sức khơi gợi lòng người.
Ví dụ, trong bài phóng sự "Cái đêm ấy đêm gì ? " của Phùng Gia Lộc, cảnh thu
thuế ở nông thôn Việt Nam vùng Thọ Xuân Thanh Hóa được miêu tả một cách
chân thực, cụ thể :" Bỗng tiếng kẻng gõ giục giã liên hồi, Kéng khắp xã từ đội 1
đến dội 15, như một sự bùng nổ dây chuyền. Tiếng loa phóng thanh mở hết cỡ đọc
báo tin, kế hoạch huy động lương thực của tỉnh và chỉ thị của Tỉnh ủy về công tác
lương thực.. Hoàng Văn Nhân, đội trưởng dội 12, đọc trên loa danh sách những
nhà thiếu thóc chưa giao nộp cho hợp tác xã. Đèn đóm soi rừng rực ở khắp các ngả
đường, Chó sủa ơi là chó sủa...Gần một giờ sáng, công an, dân quân đã ập đến các
nhà nợ thóc. Tiếng chó sủa vang, tiếng lợn kêu eng éc như bị chọc tiết ở các nhà
gần quanh làm thằng út Văn khóc thét lên, ôm riết lấy mẹ..."
Hoặc trong bài "Lời khai của bị can" của Trần Huy Quang, một con người giàu trí
thông minh, biết làn ăn và phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật được miêu tả:" ..Sau

hai lần bị tù oan, tôi định không làm gì nữa. Mở hàng nước, "phe" tem phiếu, hoặc
"chỉ trỏ" nhì nhằng. Hoặc rong chơi.
Rõ ràng, những kiểu viết như vậy không thể xuất hiện trên báo in vào giai đoạn
trước Đổi mới. Hoặc là nó sẽ bị "bóp chết" ngay từ lúc chưa ra đời, hoặc là nếu ra
đời rồi thì nó cũng bị thu hồi coi như là một thứ tài liệu độc hại, bởi nội dung của
nó, với cách biết chân thực sống động sẽ làm cho người ta "hiểu sai bản chất tốt
14


đẹp của chế độ ta", thậm chí có thể bị coi là một hiện tượng kích động, tuyên
truyền nhằm bôi xấu Đảng, bối xấu chế độ...
Nhưng bước sang thời kỳ Đổi mới, những bài báo có sự đổi mới cả về cách phản
ánh lẫn cách diễn đạt như vừa nêu lại được cấp trên chấp nhận và được công chúng
hoan nghênh.
Như vậy, có thể nói, sự đổi mới của báo chí trên phương diện này có được là do ba
nguyên nhân cơ bản:
◦Sự thay đổi về tư tưởng chỉ đạo từ cấp Trung ương xuống cơ sở về cách nhìn, cách
nhận thức về một số vấn đề của báo chí.
◦Sự thay đối sâu sắc trong nhận thức bạn đọc.
◦Một số qui định về mặt thể loại.
Trong ba nguyên nhân trên thì nguyên nhân thứ nhất là yếu tố tiên quyết có tính
quyết định. Nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân rất quan trọng, có tác dụng kích
thích sự sáng tạo của người viết. Nguyên nhân thứ ba là nguyên nhân bên trong, có
tính bản chất.
Xét tính vận động ngôn ngữ ở trong tất cả các thể loại, thì sự đổi mới trong cách
thức diễn đạt diễn ra ở thể loại phóng sự và phóng sự điều tra là phổ biến nhất,
năng động nhất. Điều đó cho thấy, sự vận động của ngôn ngữ không chỉ phụ thuộc
vào con người với tư cách là chủ nhân của sự sáng tạo mà còn phụ thuộc vào đặc
trưng của thế loại báo chí. Như mọi người đều biết, trong thể loại tin, do yêu cầu
ngắn gọn tối đa về hình thức trình bày và tính khách quan của sự kiện, người viết

báo không được thể hiện cảm xúc cá nhân và nhận định chủ quan của mình. Nhưng
trong thể loại ký báo chí, phóng sự hay phóng sự điều tra, ngoài các thông tin
khách quan về sự kiện, người viết báo còn được phép bộc lộ những cảm xúc chủ
quan và cách nhìn, cách đánh giá của riêng mình về các sự kiện được trình bày.
Chính đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi giúp cho người viết báo tìm tòi cách
thể hiện mới về phương diện hình thức 9 tức là cách diễn đạt bằng ngôn ngữ).
-

Sự đào thải các từ ngữ lỗi thời, lạc hậu
15


Tư tưởng và chính sách Đổi mới do Đảng và Nhà nước đưa ra thực hiện từ năm
1986 có tác động tích cực tới mọi ngành, mọi cấp, làm thay đổi hẳn nề nếp quản lý,
tác phong tư tưởng của cán bộ và nhân dân đã bắt sâu vào đời sống qua hàng mấy
chục năm. Bởi vậy, song song với việc ra đời của một lớp từ, ngữ mới rất phong
phú phản ánh kịp thời các tri thức quan trọng của thời đại thì có một loạt các từ
ngữ cũ dần dần được ít dùng và thậm chí mất đi trên các mặt báo. Đó là các từ, ngữ
như: Mậu dịch quốc doanh, Hợp tác xã mua bán, hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác
hóa, cửa hàng thực phẩm, hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế kế
hoạch hóa, thi đua xã hội chủ nghĩa, vừa hồng vừa chuyên, phương pháp sáng tác
Hiện thực Xã hội chủ nghĩa, con người mới xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hội đồng
Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng...
Trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, giáo dục còn có xu hướng đào thải khá nhanh và
mạnh một số từ ngữ, chuyên danh hiện không phù hợp với thời cuộc và đã trở nên
lỗi thời. Chẳng hạn, trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nhiều từ
ngữ chuyên danh mới trước đó ít năm được sử dụng hàng ngày trên mặt báo,
nhưng sang thời kỳ Đổi mới, nó hoặc không còn được dùng, hoặc rất ít được dùng
vì không có lợi cho xu thế hội nhập và giao lưu văn hóa trong hoàn cảnh mới. Đó
là các từ ngữ và chuyên danh như: Phương pháp sáng tác hiện thực Xã hội chủ

nghĩa, vừa hồng vừa chuyên, điển hình hóa, tính Đảng ( trong tác phẩm văn học),
tính giai cấp ( trong tác phẩm văn học), tính chiến đấu, con người mới XHCN...
( trong tác phẩm văn học)...Một mặt, đối tượng của văn học cũng như phương pháp
sáng tác văn học đã thay đổi, mặt khác đó là các chuyên danh có nội dung ý nghĩa
làm cản trở tới tiến trình giao lưu hội nhập.
Nhìn chung, hiện tượng đào thải các yếu tố ngôn ngữ chủ yếu xảy ra ở các cụm từ (
ngữ) mà ít xảy ra ở bậc từ. Điều này cho thấy, khi chuyển từ chế độ hành chính
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hạch toán theo cơ chế thị trường, có nhiều vấn
đề lý luận cũ đã được xem xét lại về mặt nhận thức. Hoặc là có sự thay đổi hẳn về
16


quan niệm, hoặc là có sự thay đổi nhưng không phải là sự phủ định hoàn toàn mà
thay đổi dần dần từng bước. Chẳng hạn, khi chủ nghĩa xã hội ở Liên xô tan vỡ,
nhiều chức danh trong bộ máy tổ chức hành chính Nhà nước cũng thay đổi.
Như vậy, nếu nhìn nhận sự việc theo tính vận động của ngôn ngữ, có thể thấy quá
trình đào thải các từ ngữ cũ đã trở nên lạc hậu lỗi thời được diễn ra theo những
cách sau đây:
- Thay hình thức biểu hiện này bằng hình thức biểu hiện khác nhưng vẫn giữ nội
dung cũ. Đó là các trường hợp: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng.
- Giữ nguyên hình thức biểu hiện cũ nhưng đưa vào nội dung mới. Đó là các từ
như: Hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã mua bán, nông trường quốc doanh, xí
nghiệp quốc doanh...
- Loại bỏ hoàn toàn cả hình thức và nội dung: Đây là trường hợp xảy ra đối với các
từ ngữ chỉ các tổ chức sản xuất, kinh doanh của Nhà nước không còn thích hợp với
cơ chế tế thị trường. Đó là các từ ngữ kiểu: mậu dịch quốc doanh, hợp tác xã mua
bán... (Nếu tính về thời gian tồn tại thì giữa chúng cũng có mức độ khác nhau.
Chẳng hạn, cụm từ "mậu dịch quốc doanh" thì gần như bị loại ngay từ thời kỳ đầu
Đổi mới, nhưng "hợp tác xã mua bán" thị bị loại muộn hơn).

Vấn đề viết tắt trên báo in
Viết tắt là một hiện tượng không chỉ xuất hiện ở báo in thời kỳ Đổi mới mà là một
hiện tượng ngôn ngữ được dùng có tính truyền thống trong cả phong cách báo chí
và phong cách hành chính công vụ.
Sở dĩ có tình hình như vậy là vì, trong khi giao tiếp, để đạt được lượng thông tin tối
đa trong một thời gian tối thiểu, người ta càn phải sử dụng các viết tắt để tiết kiệm
ngôn ngữ, đồng thời tiết kiệm giấy in. Các từ viết tắt thường là các từ được dùng
nhiều, trở nên quen thuộc với quần chúng.
Ví dụ: HTX ( hợp tác xã), CNTB ( Chủ nghĩa Tư bản), XHCN ( Xã hội Chủ
nghĩa), Ngành nông - công thương ( Ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương
17


nghiệp), Bộ CN nhẹ ( bộ công nghiệp nhẹ), Bộ GD ĐT ( Bộ Giáo dục Đào tạo),
Nxb KHXH ( Nhà xuất bản Khoa học Xã hội )...
Có thể thấy, viết tắt là một nhu cầu tất yếu đối với với báo in trong thời kỳ Đổi mới
nhằm đáp ứng được yêu cầu thông tin ngày càng nhanh và nhiều của bạn đọc. Tuy
nhiên, viết tắt như thế nào cho hợp lý và phù hợp với các yêu cầu chuẩn hóa tiếng
Việt cũng là một vấn đề cần hết sức chú ý.
III. Vấn đề chuẩn hóa trong quá trình vận động của báo chí thời kỳ Đổi mới
Nếu như vận động là một qui luật tất yếu của ngôn ngữ giao tiếp nói chung và của
ngôn ngữ báo chí nói riêng thì chuẩn hóa cũng là một qui luật phổ biến kèm theo
tiến trình vận động đó. Bởi vì, trong quá trình vận động, ngôn ngữ luốn có những
biến dạng và biến thể do tính đa dạng hóa của tư duy trong hoạt động giao tiếp.
Qua sự sàng lọc của thời gian, các biến thế ngôn ngữ sẽ được lựa chọn. Biến thể
nào mang tính chuẩn mực cao sẽ được giữ lại, biến thể nào ít mang tính chuẩn mực
hoặc không mang tính chuẩn mực thì sẽ bị đào thải.
Nhìn một cách toàn diện, vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ báo chí thời kỳ Đổi mới sẽ
liên quan đến các mặt cụ thể như sau:
1. Chuẩn hóa chính tả

Có thể nói, bức tranh chuẩn hóa chính tả trong báo in là một vấn dề rất phức tạp.
Bởi lẽ, chữ quốc ngữ là một loại văn tự được hình thành theo con đường La tinh
hóa. Nó là loại văn tự dùng hệ chữ cái La tinh để ghi âm cách phát âm của người
Việt Nam. Bởi thế, ngay từ khi mới hình thành, nó đã có những bất hợp lý trong
cách viết do sự không tương hợp hoàn toàn giữa âm và chữ cái trong cấu tạo của
mỗi âm tiết- tức của mỗi một từ. Trước đây, để phân biệt các âm [ z ] quặt lưỡi và
không quặt lưỡi chúng ta dùng các chữ cái khác nhau như: r, gi, d ; để phân biệt
giữa [ ch ] quặt lưỡi và không quặt lưỡi, chúng ta dùng các chữ : tr, c ; để phân biệt
các âm [ i ] dài và ngắn khác nhau chúng ta dùng các chữ : y, i ; phân biệt các âm
[ ng ] dài và ngắn ta dùng các chữ ngh, ng ...
18


Khi đất nước chưa thống nhất, cách phát âm các từ có các âm trên còn có sự phân
biệt, người ta có thể dựa vào phát âm để viết chính tả cho phù hợp. Nhưng sau khi
nước nhà thống nhất, xu hướng hợp nhất về cách phát âm (không còn phân biệt
quặt lưỡi và không quặt lưỡi, rung và không rung...) đã tạo nên những khó khăn
nhất định trong cách viết chính tả. Mặt khác, sự phân biệt cách viết ch hay tr, s hay
x, r hay d... chủ yếu là do qui ước chứ không mang tính qui luật. Đó chính là
nguyên nhân tạo nên tính thiếu thống nhất trong sử dụng chính tả ở mỗi một tờ
báo.
Ví dụ, cùng là một từ chỉ hành động e ngại không tự nhiên nhưng có báo thì viết
"rụt rè", có báo thì viết "dụt dè"; cùng là từ chỉ sự "không may mắn" có báo thì viết
"xúi quẩy" có báo lại viết "súi quẩy"; cùng là từ chỉ sự mất mát có báo viết "hi
sinh", có báo viết "hy sinh", cùng là một từ chỉ về những điều cần phải thực hiện,
có báo viết "qui chế', có báo lại viết "quy chế"...
Hiện tượng thiếu tính thống nhất về chính tả có thể được coi là phổ biến trên báo
chí hiện nay. Ngoài sự thiếu thống nhất như vừa nói, hiện tượng viết sai chính tả
cũng là một vấn đề có tính thời sự nóng hổi gây ra nhiều ý liến phê bình. Điều này,
ngoài nguyên nhân chủ quan có liên quan đến người viết báo, liên quan đến trình

độ biên tập còn có một nguyên nhân khách quan: Trong thời kỳ Đổi mới. mạng
lứôi báo chí của nước nhà ngày càng mở rộng về qui mô, không chỉ về số đầu báo
mà còn ở cả số lượng trang báo in ở mỗi tờ báo. Do nhu cầu phản ánh kịp thời các
sự kiện của cuộc sống, nhiều tờ báo chạy theo cơ chế thị trường, lấy việc in nhanh,
in rẻ làm mục tiêu nên ít chú ý đến chất lượng, trong đó có tính chuẩn mực về ngôn
ngữ.
2.Chuẩn hóa từ vựng
Trong việc thực hiện chuẩn hóa về từ vựng đối với báo in, có hai vấn đề đáng quan
tâm nhất
a. Chuẩn hóa từ vựng với các từ ngữ phiên âm từ tiếng nước ngoài

19


Như đã nói, trong thời kỳ Đổi mới, do sự thay đổi mạnh mẽ về quan niệm quản lý
đất nước, mô hình phát triển kinh tế hiện đại đòi hỏi phải có sự giao lưu, mở rộng
quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và quốc tê. Nhu cầu này
nảy sinh một vấn đề cấp thiết đối với ngôn ngữ báo chí là việc tiếp nhận và phiên
chuyển một hệ thống khá lớn các từ ngữ từ nườc du nhập vào tiếng Việt. Tuy
nhiên, do chưa có những qui định chung thống nhất cho nên tình trạng phiên
chuyển từ ngữ tiếng nước ngoài cho đến nay bẫn còn mang tính tự phát, tản mạn.
Ví dụ, cùng một địa danh nhưng khi được phiên chuyển trên mỗi báo lại có những
kiểu dạng khác nhau:
dạng 1 : Ca-li- phóc-ni-a
dạng 2 : Ca-li-phoóc-ni-a
dạng 3 : Ca-li- For - nia
dạng 4 : California
Rõ ràng, tính thiếu thống nhất về mặt phiên âm như đã nêu không chỉ gây ra sự
khó tiếp nhận đối với người đọc mà còn làm cho bức tranh ngôn ngữ trở nên lộn
xộn.

b. Chuẩn hóa từ vựng với các từ ngữ Hán Việt
Trong kho từ vựng tiếng Việt, khối lượng các từ ngữ Hán Việt chiếm một tủ lệ rất
lớn, khoảng từ 75% đến 85% toàn bộ vốn từ vựng tiếng Việt. Trong ngôn ngữ báo
in, sự phân bố này có tủ lệ cao hơn so với ngôn ngữ trong một số phong cách chức
năng khác.
Từ Hán Việt vốn là các từ có ý nghĩa sâu sắc, có tính trang trọng. Tuy vậy, trên
thực tế, có không ít các phóng viên khi viết bài lại dùng từ Hán Việt một cách tùy
tiện, bừa bãi khiến cho nhiều từ trở nên khó hiểu, thậm chí sai lạc hẳn về nghĩa.
Điều này đã được một số học giả, các nhà nghiên cứu chỉ ra trong một số bài báo
đăng trên tờ Văn nghệ của Hội nhà văn Việt Nam. Để cho báo in tránh được những
sai phạm như vậy đòi hỏi phóng viên cần phải cẩn trọng khi dùng từ Hán Việt. Mặt
khác, cũng đòi hỏi cán bộ biên tập báo phải tỏ ra kiên quyết và nghiêm khắc hơn.
20


Có như vậy, sự sáng tạo trong quá trình viết lách mới không đi chếch khỏi chuẩn
mực.
c. Chuẩn hóa ngữ pháp
Nhìn chúng, so với việc sử dụng chính tả, từ ngữ, việc sử dụng ngữ pháp trong văn
bản báo in thời kỳ Đổi mới tuy vẫn còn các hiện tượng lệch chuẩn nhưng ít hơn
hẳn. Điều này cũng phản ánh đúng qui luật phát triển của mỗi một ngôn ngữ: trong
các mặt như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp thì sự biến đổi về ngữ pháp thường
chậm chạp hơn và diễn ra từ từ chứ không đột biến. Tuy nhiên, các hiện tượng lệch
chuẩn về phương diện ngữ pháp chủ yếu là do tốc độ sản xuất báo thời kỳ Đổi mới
vừa nhanh lại vừa nhiều khiến cho các khâu như viết bài, biên tập...không được kỹ
lưỡng. Vì thế, có một số câu trở nên thiếu trong sáng, không trọn vẹn về hình thức
và ngữ nghĩa. Ví dụ " Đầu tháng 6-2008, 54 đại biểu xuất sắc là những kỹ sư, công
nhân trực tiếp sản xuất được bầu từ các cơ sơ đã tham gia Hội nghị công nhân, lao
động tiêu biểu ngành Giao thông Vận tải do Công đoàn Giao thông Vận tải VN tổ
chức nhân 60 năm thực hiện lời thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại

hội VIII Công đoàn Giao thông Vận tải". ( LĐ&CĐ, số 406 năm 2008). Sư thiếu
chuẩn mực về mặt ngữ pháp tuy không nhiều nhưng cũng là một hiện tượng rất cần
lưu ý với báo in để sớm được khắc phục.
IV. Một vài nhận xét về tính vận động của ngôn ngữ báo in thời kỳ Đổi mới
1.Xét trên tổng thể, ngôn ngữ báo in thời kỳ Đổi mới đã có những thay đổi vô
cùng quan trọng cả về mặt số lượng và chất lượng. Điều đó được thể hiện cụ thể
như sau
a. Sự tăng nhanh của các từ, thuật ngữ, các chuyên danh trên hầu khắp tất cả các
linh vực. Đặc biệt là các từ, thiật ngữ chuyên danh trong lĩnh vực ngoại giao, kinh
tế, khoa học, giáo dục, y tế...Đây là các linh vực được Đảng và Nhà nước quan tâm
như là các mục tiêu của cuộc cách mạng Đổi mới trong những năm cuối của thế kỷ

21


XX. Sự tăng nhanh của hệ thống vỗn từ trong các lĩnh vực này đã làm cho bộ mặt
của báo in khởi sắc, đi theo hướng hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế.
b. Ngoài việc tăng nhanh các từ, thuật ngữ chuyên danh trong nội bộ hệ thống của
từ vựng tiếng Việt, báo chí còn tiếp thu một khối lượng lớn các từ, thuật ngữ từ
tiếng nước ngoài. Đây là những từ ngữ có tác dụng quan trọng đối với công cuộc
Đổi mới đất nước tạo điều kiện cho quá trình hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế
được thuận tiện.
c . Nếu khảo sát ngôn ngữ báo chí theo các mặt từ vựng và ngữ pháp thì sẽ thấy,
mặt từ vựng là mặt có biến đổi mạnh mẽ hơn cả. Sự biến đổi này thể hiện ở các
việc đổi mới hệ thống từ vựng, đào thải bớt các đơn vị từ ngữ đã lỗi thời và việc
mở rộng phạm vi ý nghĩa của từ. Ngoài hai đặc điểm nói trên, sự vận động về ngôn
ngữ trong báo in trên phương diện từ vựng còn thể hiện ở việc khai thác triệt để
các khả năng kết hợp từ tiếng Việt để tạo ra các chuyên danh mới. Có thể nói, so
với tất cả các giai đoạn phát triển báo chí Việt Nam thì đây là giai đoạn tốc độ hình
thành các chuyên danh phát triển nhanh nhất. Đồng thời đây cũng là giai đoạn mà

số lượng các chuyên danh được tạo ra nhiều nhất với nhiều mô hình cấu trúc khác
nhau.
d. Về phương diện ngữ pháp, nhìn chung trong báo chí thời kỳ Đổi mới không có
những thay đổi nhảy vọt như sự biến động trong hệ thống từ vựng, nhưng sự biến
đổi của nó cũng khá nhanh. Đặc biệt, sự biến đổi này thể hiện trong cách đặt tít bài
cho văn bản báo và các kiểu diễn đạt mới khi trình bày nội dung của văn bản. So
với thời kỳ trước Đổi mới, các kiểu tít bài được hình thành đa dạng hơn và có sức
hấp dẫn hơn đối với người đọc. Các cách diễn đạt mới trong phần trình bày nội
dung thể hiện ở cách viết không né tránh sự thật theo kiểu vòng vo mà đi thẳng vào
vấn đề. Nhất là kiểu viết đổi mới xuất hiện khá nhiều trong thể loại: phóng sự, ghi
nhanh, phóng sự điều tra, ký. Trong hệ thống các thể loại của báo chí, đây là các
thể loại có khả năng nhạy cảm nhanh trong tiếp thu cái mới. Đối với các thể loại
22


này, khi viết bài vai trò của chủ thể sáng tạo - tức tác giả bài báo được bộc lộ cao
nhất. Điều đó cũng có nghĩa là, trách nhiệm của người viết báo cũng nặng nề nhất.
Nếu như trong các thể ký báo chí và phóng sự báo chí, tính vận động ngôn ngữ chủ
yếu là sự đổi mới cách diễn đạt thì trong các thể loại như tin tức, thông báo, ngôn
ngữ ít biến động hơn. Sự thay đổi ngôn ngữ ở đây không nằm ở việc sáng tạo ra
các kiểu diễn đạt mới về tít đề, về cách trình bày nội dung mà chủ yếu nằm ở phạm
vi mở rộng "trường" và "tiểu trường" trong quá trình cập nhật thông tin. Điều này
là có tính tất yếu, bởi đây là các thể loại báo chí mà văn bản hoạt động theo mô
hình của những khuôn hình tương đối ổn định. Trong đó không chấp nhận yếu tố
chủ quan của cảm xúc và nhận thức cá nhân.
e. Sự mở rộng số trang, số đầu báo và việc hình thành các chuyên mục, các thể loại
mới:
So với thời kỳ trước Đổi mới, báo chí trong giai đoạn này phát triển lên một quy
mô chưa từng có. Đó là sự phát triển vượt bực về số đầu báo trong cả nước. Đồng
thời với sự gia tăng nhanh về đầu báo là việc mở rộng số trang báo trên các đầu

báo quen thuộc như: Nhân Dân, Quân Đội Nhân dân. Tiền Phong. Hà Nội Mới,
Anh ninh Thế giới (nay là Công an Nhân dân)... Sự mở rộng này kéo theo gia tốc
biến đổt về hệ thông từ vựng trong báo chí nói chung và trong báo chí chuyên
ngành nói riêng.
Ngoài ra, nói đến tính vận động ngôn ngữ của báo chí thời kỳ Đổi mới, ngoài sự
vận động của hệ thống từ vựng và ngữ pháp cần phải nói đén sự vận động để hình
thành ra các chuyên mục mới và thể loại mới của báo chí. Đây chính là sự đổi mới
rất đễ nhận diện của báo in thời kỳ này. Nó làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động,
đồng thời đáp ứng một cách thiết thực các nhu cầu cấp bách về thông tin trong thời
đại mới của bạn đọc Việt Nam.
f. Sự đào thải các yếu tố ngôn ngữ lỗi thời lạc hậu

23


Đây cũng là một trong những đặc điểm về tính vận động của ngôn ngữ báo chí thời
kỳ Đổi mới. Nó được coi là một qui luật tất yếu của ngôn ngữ. Bởi vì, báo in dù có
sự mở rộng số trang đến đâu nhưng vẫn chỉ có giới hạn trong phạm vi một nhất
định. Với nhu cầu muốn cung cấp nhiều thông tin cập nhật cho bạn đọc, ngoài việc
loại bỏ các từ ngữ đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, nó còn phải chắt lọc, làm sao truyền
tải được tối đa những sự kiện nóng bỏng của thời đại. Theo nguyên tắc lấp đầy từ
vựng trên mặt báo, ở đây xảy ra một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các biến thể
ngôn ngữ. Biến thể nào ( kể cả cấp độ từ vựng lẫn cấp độ ngữ pháp) tỏ ra thích ứng
được với tư duy mới của con người thì sẽ tồn tại. Biến thể nào không còn được
thích ứng sẽ bị loại bỏ. Trong báo in thời kỳ Đổi mới, quá trình này xảy ra theo hai
cách:
- Loại bỏ tức thì các yếu tố ngôn ngữ đã trở thành lạc hậu, lỗi thời. Ví dụ : Phiếu
đường, phiếu thịt, chế độ phân phối, phiếu C, phiếu B, cửa hàng thực phẩm, cửa
hàng bách hóa. hồng và chuyên...
- Chấp nhận một thời gian rồi loại bỏ dần dần. Ví dụ: hợp tác xã cấp cao, khoán

chui ( trong nông nghiệp), con người mới xã hội chủ nghĩa, tính giai cấp ( trong lý
luận văn học)...
So với giai đoạn trước Đổi mới, số lượng từ ngữ tỏ ra lỗi thời, lạc hậu bị đào thải
nhanh hơn do tốc độ phát triển của xã hội và khả năng tiếp thu cái mới của bạn đọc
hiện đại.
2. Nguyễn nhân tạo nên tính vận động ngôn ngữ của báo in thời kỳ Đổi mới
a. Nguyên nhân chủ quan
Một trong các nguyên nhân chủ quan quan trọng nhất có tác động mạnh mẽ tới sự
vận động ngôn ngữ của báo chí thời kỳ Đổi mới chính là cuộc cách mạng về tư
tưởng do Đảng phát động. Có thể khẳng định rằng, nếu không có cuộc cách mạng
Đổi mới làm rung chuyển toàn bộ nền kinh tế và chính trị của cả nước do Đảng
lãnh đạo thì chắc chắn không có được những bước chuyển mình vĩ đại trong ngôn
ngữ báo chí của thời kỳ này. Nói một cách khác, sự Đổi mới toàn diện trong toàn
24


bộ chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã châm ngòi nổ cho
một cuộc cách mạng về ngôn ngữ của báo chí. Cũng nhờ có báo chí, với vai trò
tiên phong là các nhà văn, nhà báo, nhiều tư tưởng mới, nhiều cách nghĩ, cách làm
mới đã dần được chuyển hóa vào trong quần chúng một cách sâu rộng và càng
ngày càng có nhiều kết quả.
b. Nguyên nhân khách quan
Sự vận động tích cực trong hệ thống ngôn ngữ của báo chí ngoài nguyên nhân chủ
quan còn có một nguyên nhân khách quan. Đó là những quy luật vận động nội tại
xảy ra trong hệ thống ngôn ngữ. Quy luật này tồn tại cùng cới quan trình hình
thành và phát triển của ngôn ngữ ở mỗi một dân tộc theo suốt chiều dài lịch sử.
Tuy nhiên, nó chỉ gặp được cơ hội phát triển khi có một tác động từ bên ngoài vào
hệ thống. Đó là tác động của cuộc cách mạng xã hội. Sự thực về sự vận động của
ngôn ngữ báo chí trong thời kỳ Đổi mới đã chứng minh, sự đổi mới ngôn ngữ trên
tất cả các phương diện như dùng từ, đặt câu...trên mỗi trang báo đều bám sát vào

sự vận động của xã hội. Trong đó có sự thay đổi về cơ cấu của nền kinh tế, cơ cấu
của hệ thống chính trị bao gồm các linh vực như luật pháp, hành chính, quản lý xã
hội trong giai đoạn đất nước mở cửa. Tính vận động của ngôn ngữ báo chí, một
mặt có tác dụng tích cực làm nên các chuẩn mực mới về ngôn ngữ, nhưng mặt
khác cũng còn không ít các tiêu cực. Nổi cộm nhất là vấn đề sử dụng chính tả và
phiên âm tiếng nước ngoài. Đây là hai điểm yếu nhất cần được nhanh chóng khắc
phục để đáp ứng sự mong chờ của bạn đọc, đồng thời cũng là một cách để báo chí
góp phần tích cực vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

25


×