Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận cao học môn tác phẩm báo chí sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.83 KB, 18 trang )

Sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

A/ MỞ ĐẦU
Chân thật là tính chất cơ bản của báo chí, nếu không muốn nói là cơ
bản nhất mà cho đến nay, tính chất này vẫn tiếp tục được thảo luận một cách
sâu rộng và cần được quán triệt sâu sắc trong những người làm báo Việt Nam.
Nhất là làm báo trong thời kì đổi mới với cơ chế kinh tế thị trường, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, theo định hướng XHCN.
Một người làm báo chuyên nghiệp bắt buộc phải hiểu rõ, tôn trọng sự
thật là điều không thể khác trong hoạt động báo chí của mình. Thông tin trong
tác phẩm báo chí khác với thông tin trong tác phẩm văn học. Không thể có
yếu tố hư cấu, sai sự thật dù chỉ 1%. Thực tế đã chứng minh, một số nhà báo,
có thể là vô tình hay hữu ý đã để xảy ra sai sót trong việc thông tin, thông tin
không đúng sự thật và họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sai sót đó.
Sẽ là khiên cưỡng nếu nói rằng tất cả mọi thông tin trong tác phẩm
báo chí hiện nay đều chân thật khách quan dù bản chất báo chí là hoạt động
thông tin mang tính khách quan, chân thật. Cũng không phải tất cả sự thật
đều có thể được đưa lên báo chí. Một điều đơn giản mà tất cả những người
cầm bút trong nghề báo đều hiểu rằng, hoạt động báo chí là hoạt động
chính trị. Người làm báo dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải tuân thủ những
nguyên tắc của Đảng, phải thông tin cái gì có lợi cho sự nghiệp chung của
Đảng, vì lợi ích của số đông. Có những sự thật mười mươi, nhưng nếu đưa
lên mặt báo sẽ để lại những hậu quả khó lường . Đây là điều buộc các nhà
báo trong quá trình tác nghiệp phải nhanh nhạy, linh hoạt, phân biệt được
giữa thiệt – hơn, được – mất…
Một tác phẩm báo chí độc đáo, mới mẻ, hoàn chỉnh và được xã hội thừa
nhận bao giờ cũng chứa đựng một lượng thông tin có giá trị nhất, đó là lượng
thông tin chính xác nhất, trung thực nhất, tin cậy nhất, hấp dẫn nhất, kịp thời

-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18



1


Sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

nhất, có hiệu quả, hiệu ứng xã hội cao nhất. Đây chính là các tiêu chí của cái
hay trong một tác phẩm báo chí.
Mỗi người làm báo khi thể hiện tác phẩm phải đảm bảo tính trung thực
đến mức không ai có thể tìm ra bất cứ một sự giả dối nào. Tác phẩm báo chí
hàm chứa lượng thông tin về các sự kiện, các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống
một cách trọn vẹn, kịp thời, đảm bảo sự khách quan, trung thực, đúng bản
chất, mang lại lợi ích thiết thực cho công chúng.
Còn nhớ, trong một cuộc hội thảo về đạo đức nghề báo trong khai thác
và xử lý nguồn tin do Hội Nhà báo Việt Nam và Học viện Báo chí tuyên
truyền phối hợp tổ chức mới đây, nhà báo lão thành Hữu Thọ đã đưa ra nhận
xét “bên cạnh những ưu điểm cơ bản thì báo chí hiện nay cũng có những
khuyết điểm, có khuyết điểm nghiêm trọng. Trong các khuyết điểm, có
khuyết điểm thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng xấu hoặc xâm phạm uy tín
danh dự của tổ chức, nhân phẩm công dân, gây khó khăn cho nhiều doanh
nghiệp và làm mất uy tín của giới báo chí trong xã hội…
Nhận xét của Nhà báo Hữu Thọ về ảnh hưởng tiêu cực của việc thông
tin sai sự thật là điều trăn trở nhất của những nhà báo chân chính trong bối
cảnh hiện nay. Hiều được cái gì cần thông tin, sự thật nào được phép thông
tin, sự thật nào không thể thông tin là điều thực sự cần thiết, giúp nhà báo
thực hiện đúng vai trò trách nhiệm mà xã hội giao cho.

-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18


2


Sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

B/ NỘI DUNG
I/ Một số vấn đề cơ bản về “sự thật trong tác phẩm báo chí”
Chân thật là điều cần thiết trong đời mọi mặt của đời sống xã hội.
Trong hoạt động báo chí, tính chân thật đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Không thể có nền báo chí đúng nghĩa, nếu không có sự thật được thông tin.
Vậy thế nào là chân thật? Có phải chân thật là cái gì xảy ra trong cuộc
sống đương đại đều được đưa lên báo? Tại sao có những sự kiện quan trọng
xảy ra trong thực tế lại không được báo chí đưa ngay, thậm chí không đưa,
như thế có phải là không chân thật, không khách quan? Có rất nhiều câu hỏi
xung quanh tính chân thật của báo chí, nhiều khi không dễ trả lời. Nhưng
nguyên tắc cơ bản của báo chí là phải bảo đảm tính chân thật, khách quan.
Bởi báo chí là phương tiện để phản ánh sự thật, phản ánh cuộc sống và thông
qua sự thật thúc đẩy xã hội phát triển.
Chân thật của báo chí là thật một trăm phần trăm, sự thật được nêu rõ
bản chất, có tên người, địa chỉ, chi tiết rõ ràng cụ thể, người đọc, người nghe,
người xem có thể tìm đến tận nơi để chiêm nghiệm, học hỏi, đúc kết, rút kinh
nghiệm… Và chính điều này đã làm nên giá trị to lớn của báo chí mà không
lĩnh vực nào có thể thay thế được. Tính chân thật của báo chí hoàn toàn khác
với tính hiện thực của văn học - nghệ thuật. Với tính chân thật, không cho
phép người làm báo xây dựng hình tượng, hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng, suy
diễn… dù chỉ là chi tiết, tình tiết nhỏ nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người thầy
của báo chí cách mạng Việt Nam đã từng căn dặn người làm báo: “Quần
chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú, cho
nên người làm báo phải luôn viết rõ sự thật: Việc đó ai làm, ở đâu? Ngày,

tháng, năm nào... Nếu chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ thì chớ
nói, chớ viết.
Chính vì không nhận thức đầy đủ rõ ràng về tính chân thật của báo chí
nên thời gian qua đã có không ít nhà báo bị sai lệch trong hành nghề. Có nhà
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

3


Sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

báo phải ra tòa vì cứ nghĩ có thể bịa ra một vài chi tiết cũng không sao, bèn
cấu tạo bài viết của mình làm hai phần. Phần trên có tên người, chức vụ, địa
chỉ rõ ràng nhưng phần dưới bịa ra hành động của nhân vật. Thế là bài viết
thuộc hai lĩnh vực: Phần trên là báo chí, phần dưới là văn học, nhưng lại đăng
trên báo đề là phóng sự. Thế là người viết liền bị bắt, bị khép vào tội vu cáo,
bôi nhọ danh dự người được nêu tên trong đó. Cũng may, sau đó nhà báo này
chỉ bị thu thẻ hành nghề, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vì động cơ
viết không phải vì tiền hay thù oán gì, chỉ do sai sót về nghiệp vụ, nhận thức
chưa đầy đủ về tính chân thật của báo chí.
Tính chân thật của báo chí còn được hiểu ở một khía cạnh quan trọng
khác. Đó là không một ai, một tổ chức nào bỏ tiền, bỏ công sức ra lập tờ báo,
đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử… để bất kì ai muốn viết gì, muốn nói
gì ở đó đều được cả. Vậy ở đây tính định hướng, tính giai cấp, chính trị của
báo chí là đương nhiên. Người làm báo là người làm chính trị, không có báo
chí phi chính trị, phi giai cấp. Vì thế, tính chân thật trên báo chí trước tiên
phải tuân thủ lợi ích của giai cấp, của đất nước, dân tộc. Người làm báo phải ý
thức được rằng có những sự kiện, sự việc có thể nói ra, viết ra, nhưng cũng có
sự kiện sự việc có thật nhưng chưa thể hoặc do phải giữ bí mật về chính trị,

kinh tế, quốc phòng, ngoại giao… mà không thể nói ra, viết ra ngay được.
Có những sự thật chưa đáng biểu dương, hoặc chưa đến mức phải phê
phán đã biểu dương ca ngợi hoặc phê phán đả kích… Sự thật còn liên quan
đến nhanh nhạy và kịp thời. Chức năng của báo chí là thông tin thời sự nên
phải nhanh. Nhưng phải chính xác, lột tả được bản chất của sự thật, điều đó
đòi hỏi lao động gian lao của người làm báo. Cũng vì thế mà người làm báo là
người phải suy nghĩ suốt ngày đêm. Nhanh nhưng thiếu chính xác, thiếu điều
tra kiểm chứng, không nêu được bản chất sự thật đã được những người làm
báo rút kinh nghiệm nghiêm túc qua vụ đưa tin “Vải Lục Ngạn”, “Rau Thanh

-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

4


Sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trì” và gần đây là một số thông tin sai sự thật về sự kiện Tiên Lãng (Hải
Phòng).
Làm báo trong cơ chế thị trường nhưng lại không nêu cao được đạo đức
nghề nghiệp nên đã xuyên tạc thổi phồng, bịa đặt đến mức nguy hiểm, dẫn
đến vi phạm pháp luật trong vụ án ông Nguyễn Việt Tiến năm 2008 của hai
phóng viên Báo Thanh Niên và Báo Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh (2),
cũng đã được nhiều người làm báo coi đó là bài học kinh nghiệm của chính
mình về việc thực hiện tính chân thật và giữ bí mật trong thông tin. Nhất là
thông tin về những vụ án, những vụ đấu tranh chống tham nhũng, tiêu
cực… Mới đây, dư luận xôn xao về video clip “Nước mắt bào thai” của ba
em học sinh THPT tại Huế đã giành được giải nhì Liên hoan phim toàn
quốc dành cho học sinh Việt Nam lần thứ 3. Bộ phim phản ánh việc người

dân giết những con trâu mẹ có chửa để lấy bào thai đem bán. Người ta mua
những bào thai ấy đem về nấu thành món súp để tẩm bổ cho những người
phụ nữ mang thai.
Các tác giả bộ phim gửi đến khán giả thông điệp đầy tính nhân văn:
“Mọi sinh linh đều có quyền nhìn thấy ánh sáng mặt trời” và “Ăn thịt bào thai
là một tội ác”. Bộ phim đã gây xúc động cho nhiều người xem và được chọn
đem sang tham dự Liên hoan Phim trẻ quốc tế vào đầu tháng 12 cùng phim
của học sinh các nước khu vực sông Mê Kông (Lào, Campuchia, Thái Lan,
Myanmar tại Nhật Bản).
Một học sinh là tác giả của bộ phim tâm sự ý tưởng làm phim xuất
phát từ việc “…Trên đường đi học về nhà, Phước (một trong ba học sinh tác
giả phim) thấy rất nhiều người buôn bán bào thai trâu bò dê bên cạnh chợ. Là
một hoạt động xảy ra mới đây trong thành phố Huế nhưng rất được chuộng.
Phụ nữ mang thai đều mong muốn con sinh ra phải khỏe mạnh nên họ rất
muốn ăn bào thai”.

-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

5


Sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tuy nhiên, sau đó đã có một số nhà báo, nhà khoa học tiến hành điều
tra và lên tiếng nội dung phim phản ánh không đúng sự thật. Báo Thanh niên
ngày 19/11/2009 ghi lại ý kiến của một người phụ trách lò mổ: “Khi các em
đến liên hệ để quay phim, có giấy giới thiệu của nhà trường, tôi đã tạo điều
kiện cho các em hoàn thành công việc.
Thế nhưng, sau khi xem video clip phát trên mạng, tôi thực sự ghê

sợ bởi những ý tưởng trong phim mà các học sinh này đã xây dựng nên.
Sự thật là có beo (tức bào thai - PV) trong quá trình giết mổ trâu, bò.
Nhưng đó chỉ là chuyện vô tình, thỉnh thoảng mới gặp một lần, chứ làm
chi có chuyện mua bán hay dùng sản phẩm này để bổ thai cho các chị em
như đoạn video clip mô tả”.
Bài báo cũng ghi lại ý kiến của một người phụ nữ làm nghề buôn bán
khẳng định không có chuyện bày bán bào thai trâu bò công khai, và chỉ có
người già mới dùng, chứ chưa thấy phụ nữ mang thai dùng. Bài báo viết tiếp:
“Một số phụ nữ mang thai khi được hỏi liệu họ có dám ăn bào thai động vật
để bổ thai mình hay không, đều phản ứng gay gắt, quyết liệt. Đa số họ đều
cho rằng, một người mẹ khi mang thai, họ đều muốn làm điều thiện để mong
sinh con ra được khỏe mạnh, hiếu thuận.
Người Huế quan niệm, khi mang thai, những hành động từ cách ăn
uống, nói năng, đi lại của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và tâm tính của
con sau này. Vì thế, chuyện tẩm bổ bằng bào thai trâu bò với họ quả là
chuyện xa lạ, quá rùng rợn”.
Người dân ở quê tôi trước đây cũng có tục người phụ nữ mang thai
tuyệt đối không được ăn các loại bào thai, kể cả… trứng vịt lộn. Mặt khác,
bào thai trâu, bò cũng không được tài liệu nào đánh giá cao về mặt bổ dưỡng.
Như vậy, vừa mới bị “sốc” và rơi nước mắt về một câu chuyện rùng
rợn, thương tâm, một thông điệp đầy tính nhân văn, dư luận lại bị “sốc” về sự
thiếu trung thực của những nhà làm phim “nhí”. Thông điệp nhân văn được
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

6


Sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí
------------------------------------------------------------------------------------------------------------


xây dựng từ những tư liệu dàn dựng, chắp vá, do đó không có tính thuyết
phục, và dư luận phẫn nộ vì cho rằng bị lừa dối. Người dân Huế vốn tôn sùng
đạo Phật cảm thấy bị xúc phạm.
Có ý kiến cho rằng không nên đưa bộ phim sang Nhật dự thi, vì có
thể bạn sẽ nghĩ sai về chúng ta, một dân tộc có truyền thống nhân văn sâu sắc,
coi trọng chữ Tâm, sống theo điều Thiện.
Một lần nữa, chúng ta có thêm một bài học về hậu quả của sự thiếu
trung thực của tác phẩm báo chí. Trước đây, có sự việc tương tự đã xẩy ra với
bộ phim tài liệu “Linh hồn Việt Cộng” của Minh Chuyên. Sau khi lấy nước
mắt của khán giả, tác giả bộ phim bị dư luận lên án dữ dội về những hành vi
thiếu trung thực trong khi xây dựng nội dung.
Trong thực tế những tác phẩm báo chí phản ánh không đúng bản chất
sự việc không phải là ít, và do nhiều nguyên nhân: sự vội vàng, tắc trách của
phóng viên, sự non kém về nghiệp vụ, thậm chí là cả việc nhà báo cố tình “bẻ
cong ngòi bút” vì những động cơ khác nhau. Có cả việc ngụy tạo tư liệu, thổi
phồng, bóp méo sự thật.
Một tờ báo đưa tin có người dân dựng bia ghi “liệt sỹ” giả, khiến
chính quyền phải cưỡng chế dỡ bỏ, nhưng đó chỉ là ngụy tạo. Một tờ báo khác
phản ánh tục bán vợ, con của một dân tộc thiểu số, nhưng thực chất đó là sự
việc của… quá khứ.
Điều đáng buồn bộ phim này là sản phẩm của các học sinh THPT,
những chủ nhân tương lai của đất nước. Trung thực là nền tảng, là gốc của
đạo đức, nhân cách. Những người lớn có tham gia đóng góp ý kiến, “quân sư”
cho các em cũng cần xem lại mình. Ngay cả Ban giám khảo cũng cần kĩ
lưỡng hơn khi quyết định trao giải.
Người Việt có truyền thống duy tình, dễ xúc động. Để ý một chút,
không ít tác phẩm báo chí, truyền hình đã tìm mọi cách để lấy nước mắt khán

-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18


7


Sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

giả, kể cả những “tiểu xảo”, thủ đoạn gian dối. Một khi nước mắt khán giả đã
rơi, hiệu ứng của tác phẩm báo chí rất ghê gớm.
Một tác phẩm báo chí chỉ có giá trị khi phản ánh được những vấn đề
đặt ra từ thực tiễn, chứ không phải là trong trí tưởng tượng của người làm
báo. Công việc của người làm báo là phản ánh sự kiện, vấn đề đặt ra từ cuộc
sống, chứ không phải là nhào nặn tùy tiện một số chi tiết theo ý tưởng chủ
quan của mình.
Dày công trau dồi học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt và luôn thực
hiện đạo đức nghề nghiệp là điều kiện tiên quyết để hầu hết những người làm
báo hiện nay thực hiện được tính chân thật trong tác phẩm báo chí của mình,
nâng cao uy tín người làm báo, có được niềm tin nơi bạn đọc. Bên cạnh đó họ
cũng rút được nhiều bài học quý báu khi một số ít đồng nghiệp mắc phải sai
sót về tính chân thật, kịp thời chấn chỉnh để thông tin ngày càng chân thật,
chính xác, góp phần đem lại sự ổn định lâu dài và phát triển bền vững của đất
nước, làm tròn trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo
II/ Những “sự thật không được nói” trong tác phẩm báo chí.
Trong hoạt động báo chí có những “sự thật không được nói”. Hay nói
cách khác là “có vùng cấm” trong hoạt động báo chí.
Tại sao sự thật nhưng lại không được phép thông tin? Bởi người làm
báo cần phải cân nhắc những cái được và mất trong việc thông tin sự thật đó.
Có những sự kiện, hiện tượng, vấn đề đúng là sự thật, đang diễn ra trong đời
sống xã hội, mà nếu đưa lên, có thể sẽ giúp báo bán chạy hơn, có lượng khan
giả theo dõi đông hơn, câu “View” được nhiều hơn… nhưng thông tin đó sẽ
đẩy hàng vạn người dân vào cảnh khó khăn cùng cực, thậm chí tán gia bại

sản; đẩy cuộc sống của không ít người rơi vào cảnh bế tắc, không lối thoát…
Thì đó là những sự thật không nên nói, không nên đưa lên báo chí.

-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

8


Sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.“Sự thật không được nói” là những vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích
của số đông.
Người làm báo phải ý thức được rằng có những sự kiện, sự việc có thể
nói ra, viết ra, nhưng cũng có sự kiện sự việc có thật nhưng chưa thể hoặc do
phải giữ bí mật về chính trị, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao… mà không thể
nói ra, viết ra ngay được.
Có những sự thật chưa đáng biểu dương, hoặc chưa đến mức phải phê
phán đã biểu dương ca ngợi hoặc phê phán đả kích… Sự thật còn liên quan
đến nhanh nhạy và kịp thời. Chức năng của báo chí là thông tin thời sự nên
phải nhanh. Nhưng phải chính xác, lột tả được bản chất của sự thật, điều đó
đòi hỏi lao động gian khổ của người làm báo. Cũng vì thế mà người làm báo
là người phải suy nghĩ suốt ngày đêm. Nhanh nhưng thiếu chính xác, thiếu
điều tra kiểm chứng, không nêu được bản chất sự thật đã được những người
làm báo rút kinh nghiệm nghiêm túc qua vụ đưa tin “Vải Lục Ngạn”, “Rau
Thanh Trì” và gần đây là một số thông tin sai sự thật về sự kiện Tiên Lãng
(Hải Phòng). Sự thật không được nói đúng bản chất vì vậy gây ra hiệu quả
ngược, như thế thà đừng nói sự thật còn hơn.
Sự thật không được nói đến trong tác phẩm báo chí hiện nay tập trung
vào hai khía cạnh lớn : đó là sự thật mang tính nhân văn và sự thật mang tính

chính trị. Sự thật mang tính nhân văn là những câu chuyện, những vấn đề thiết
thực của đời sống hàng ngày mang tính nhân văn, giáo dục những đã không
được báo chí “để mắt tới”, thay vào đó là những câu chuyện có tính “độc, lạ”
hấp dẫn công chúng nhưng không có giá trị bền vững. Còn sự thật mang tính
chính trị là những vấn đề nóng của quốc gia, những việc đại sự liên quan đến
sự phát triển về kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, liên quan đến đường lối lãnh
đạo và phẩm chất cá nhân của những vị lãnh đạo – công bộc của dân. Bất kỳ
một sự thật nào cũng đều phục vụ tính giai cấp, tính dân tộc của quốc gia đó.
Sự thật trên đất nước Việt Nam phục vụ cho giai cấp cầm quyền là liên minh
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

9


Sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

công – nông có Đảng Cộng Sản lãnh đạo, phục vụ cho quyền lợi của nhân dân
lao động, phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán từ ngàn đời
của dân tộc Việt mang tên con Lạc cháu Hồng. Nếu như ở các nước tư bản, tự
do báo chí, tự do nhân quyền được đề cao, mọi sự thật trắng đen được phơi
bày cho dù sự thật đó có ảnh hưởng đến người cầm quyền tối cao đang tại vị
thì ở nước xã hội chủ nghĩa, sự thật đó phải được cân nhắc. Ở các nước tư
bản, với chế độ đa nguyên đa Đảng, các Đảng phái thay nhau cầm quyền, dù
sự thật có được khơi ra ở mức nào cũng nằm trong phạm vi kiểm soát của giới
tư bản, phục vụ cho lợi ích của tư bản, trong đó có những sự thật nằm trong
“hồ sơ bí mật”. Ở nước ta, vấn đề sự thật được nóng lên trong những năm gần
đây đó là do quyền làm chủ của nhân dân được đề cao, và công chúng có
quyền làm chủ thông tin, có quyền được biết, được tham gia, được nghị luận,
được quyết định. Vì vậy mà các phản biện trên báo chí ngày một lớn mạnh,

vai trò nhà báo công dân trên các diễn đàn, trong các trang blog được chú ý và
có tác động phần nào đến hiệu ứng thông tin trong toàn xã hội. Những “sự
thật không được nói trong tác phẩm báo chí” vì thế có tính chất kích thích sự
chú ý của dư luận, và công chúng vẫn đang mong chờ “sự thật không được
nói” ấy sẽ biến thành thực tế như thế nào. Những người làm báo hơn ai hết
hiểu rõ tính chất chính trị của “sự thật không được nói” đến nhưng như Bác
đã nói : làm báo là làm chính trị, không có báo chí không chính trị, không có
báo chí không giai cấp. Vì vậy như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài
diễn văn tổng kết nghị quyết trung ương IV về tự kiểm điểm phê bình đã nói :
“phải giữ hình ảnh thiêng liêng của Đảng” và quan trọng là giải pháp sữa
chữa như thế nào, giám sát hiệu quả thực tế ra sao. Nhà báo có quyền lựa
chọn sự thật để nói, lựa chọn bằng cái tâm với nước với dân, bằng bản lĩnh
chính trị, đạo đức cách mạng. Vẫn nói sự thật nhưng nói bằng cách nào và nói
như thế nào để dân phục, dân tin, dân theo. Còn nói ra sự thật mà gây hậu quả
rối loạn đời sống chính trị xã hội, làm hỏng thể chế, tạo cơ hội cho thế lực
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

10


Sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

phản động nhũng nhiễu dân, lật đổ chế độ, phá tan thành quả cách mạng mà
cha ông đã dựng xây, làm cho nhân dân không còn đời sống yên lành… thì đó
là cái tội của người làm báo chân chính.
Với các nhà báo nói riêng và với những người làm công tác tuyên
truyền nói chung, có lẽ một trong những điều mà vị lãnh tụ anh minh của dân
tộc muốn nhắc nhở nhất là “thật thà cầm bút” và “tôn trọng sự thật”. « Tôn
trọng sự thật » đôi khi không hẳn là nói thẳng, nói thật, mà để cho sự thật tự

nó đứng đấy, im lặng để cho dân được yên lành. Nhưng bằng cách nào đó, tác
động vào sự thật dần dần, để cảnh báo, để nó thay đổi theo hướng tích cực
cho dân. Khi đó có thể công khai hiệu quả từ những biện pháp tích cực,
những thành tựu đạt được. Hơn ai hết, vị lãnh tụ anh minh đã hiểu được rằng,
những câu khẩu hiệu hay ho nhất, những tín điều thiêng liêng nhất nếu không
được quán triệt một cách sâu sắc và đích thực thì rất dễ bị dùng làm chiêu bài
để phủ lên những việc làm lắm khi thực chẳng như danh. Đời sống báo chí
trong những năm gần đây, sôi động, ồn ào, nhưng chất lượng thì cần phải xem
xét bởi nhiều sự thật đáng nói thì bị chìm lấp. Nhiều nhà báo còn e ngại, né
tránh, ngòi bút không đủ bản lĩnh chiến đấu, trong khi đó lại thỏa thuê với
những mảng đề tài mới, độc, lạ, xào nhanh, không phải trăn trở suy nghĩ
nhiều, nhiều vấn đề thời sự nóng bỏng “ậm ừ” cho qua không đề cao trách
nhiệm và đạo đức với tác phẩm báo chí, công chúng báo chí. Khi đó giá trị sự
thật trong tác phẩm báo chí không cao. Vì vậy những tác phẩm báo chí hay
thật sự, có tính công bằng với xã hội thật sự không nhiều.
Vì vậy vấn đề “sự thật không được nói đến trong tác phẩm báo chí”
được đề cao hơn bao giờ hết để thẩm định lại cách nhận thức, giác ngộ của
người làm báo chân chính. Ranh giới của sự thật phụ thuộc vào sự nhạy cảm
tinh tế của nhà báo trong quá trình nhìn nhận, phát hiện và chọn lọc vấn đề.
Ranh giới của sự thật nằm trong từng câu chữ diễn đạt chuẩn xác của nhà báo
mà không bị “lệch chuẩn”, sai một từ sai bản chất của cả vấn đề, thậm chí chỉ
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

11


Sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

khác nhau ở dấu ngắt câu, ở dấu thanh sắc khi sử dụng từ, không biến thành

có, có bị xóa thành không. Trắng đen cần sự rành ròi như vàng thau không thể
lẫn lộn. Ranh giới của sự thật cũng là ranh giới của thiện và ác, giữa sáng và
tối, giữa trong sáng minh bạch hay xảo trá. Chân giá trị cần được khẳng định
dù sự thật đó có được nói ra hay không. Nhà báo cần nhìn thẳng vào sự thật.
Sự thật – đó chưa hẳn là những vấn đề nhạy cảm mà đơn giản là những vấn đề
mang tính nhân văn giản dị tô điểm cho xã hội đang có quá nhiều thứ màu
mè, lũng đoạn chi phối.
2.“Sự thật không được nói” là những vấn đề bị các thế lực chính trị
quy định là “vùng cấm”.
“Sự thật không được nói” trong tác phẩm báo chí hiện nay có rất
nhiều: Những vấn đề ảnh hưởng đến “nhóm lợi ích”, đến lãnh đạo, quan chức;

Thực tế, nhiều người làm báo tâm huyết đang phải tìm cách này, hay
cách khác để được thông tin cái mình muốn, mình thấy cần thiết và bổ ích.
Những sự thật “động trời” được phanh phui thuộc các lĩnh vực nhạy cảm thời
gian qua liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, hệ thống ngân hàng, hay bất
động sản, Biển Đông… tất cả hầu như được các nhà báo thông tin trên các
blog cá nhân, các mạng xã hội như facebook,.. Tại sao lại phải như vậy? Đơn
giản, các nhà báo không được quyền thông tin một cách chân thật, khách
quan, dù rằng, những thông tin đó bản chất là chân thật. Có một thế lực nào
đó đe dọa sự an nguy của nhà báo nếu đưa các thông tin đó lên báo. Vì thế,
nhà báo phải “lách” để được công bố thông tin đến bạn đọc, vì bạn đọc của
mình…
Hiện nay, sự việc tại Thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) đang thu
hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước. Sự thật là đâu trong vụ việc
này? Liệu đập có an toàn như lời tuyên bố của lãnh đạo Bộ Công Thương và

-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

12



Sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tập đoàn Điện lực Việt Nam hay sự thật nó đang nguy hiểm rình rập sự an
nguy của hàng ngàn sinh mạng người dân Bắc Trà My?
Thực tế, nhiều thông tin “mật” liên quan đến vụ việc này đã được báo
chí phản ánh. Chẳng hạn như bản báo cáo đánh giá tác động môi trường bị
phát hiện là cóp nhặt, xào xáo. Nếu sự thật như vậy thì hành vi đó quả là giả
dối, là ăn cắp, vô trách nhiệm trước dân. Từ lãnh đạo Bộ Công thương đến
lãnh đạo Tập đoàn Điện lực VN, rồi chủ đầu tư đều khẳng định “an toàn”
nhưng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, người dân sống xung quanh vẫn cứ bất an,
lo lắng. Thực tế cho đến bây giờ người dân sông Tranh 2 vẫn không thể ổn
định được cuộc sống vì động đất vẫn liên tục xảy ra. Nếu như quá trình xây
dựng thủy điện được công khai, minh bạch từ trước khi xây dựng thì có lẽ đã
không đến mức xảy ra “sự thật đã rồi” như ngày hôm nay.
Là người trực tiếp theo dõi vụ Thủy điện Sông Tranh 2, người viết bài
này đã không ít lần được các lãnh đạo văn phòng Chính phủ “nhắc nhở”
không được đưa thông tin này, không được viết thông tin kia. Thậm chí,
Ban Tuyên giáo Trung Ương còn ra những “Tối hậu thư” cho các Tổng
biên tập, rằng vụ việc chỉ được đưa như này, như khác… hòng che lấp đi sự
thật là sự cố xảy ra tại thân đập này đang ở mức rất hiểm nguy. Một nhà
báo từng bị Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam
nhắc nhở “Nhà báo nói báo cáo về thủy điện Sông Tranh 2 của các nhà
khoa học là “ăn cắp” là xào xáo, cóp nhặt… Nhà báo nhớ là nhà báo phải
chịu trách nhiệm về lời nói của mình”…
Cho đến hôm nay, vẫn có không ít thông tin về sự cố thủy điện Sông
Tranh 2 bị bưng bít. Ngay trong các phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội mới
đây của các thành viên Chính phủ, sự thật này vẫn được che giấu bằng luận

điệu “đập an toàn” dù sự thật mười mươi là không an toàn bởi các trận động
đất vẫn đang liên tiếp diễn ra… Báo chí, khi này chỉ được được tin, theo

-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

13


Sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

những gì mà các bên liên quan đã thông tin. Đó đã là điều được mặc định sẵn
trong thông điệp mà các thành viên Chính phủ đưa ra.
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hiện nay cũng có rất nhiều “vùng
cấm” mà các cơ quan quyền lực đưa ra. Mới đây nhất, lãnh đạo các cơ quan
báo chí vừa nhận được thông báo từ Ban tuyên giáo về việc “Đề nghị các cơ
quan báo chí không được thông tin về Ngân hàng Đông Á”. Tin nhắn này đã
được chuyển cho các phóng viên chuyên trách. Và đó cũng là một trong
những “sự thật không thể nói” mà nhà báo phải tuân theo.
3. Các biện pháp để đưa được những “sự thật đáng nói nhưng
không được nói” vào trong tác phẩm báo chí.
Muốn có tác phẩm báo chí hay đòi hỏi người làm báo phải có phẩm
chất chính trị. Muốn có phẩm chất chính trị, người làm báo phải được trang bị
đầy đủ các nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu sâu
và nắm rõ mọi quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước. Đó là yêu cầu bắt buộc đối với mọi người làm báo, nhất là
đối với các phóng viên, biên tập viên và những người quản lý, chỉ đạo báo
chí. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của
Đảng, trước đây, ngày nay và mai sau vẫn là học thuyết khoa học, tiên tiến, là
kim chỉ nam dẫn đường đi tới của dân tộc ta, đất nước ta.

Làm báo là làm chính trị. Báo chí là phương tiện hoạt động chính trị.
Bản chất chính trị là thể hiện và khẳng định rõ chức năng lãnh đạo và vai trò
cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam; chức năng quản lý, điều hành của
Nhà nước; sự vững vàng về chế độ; niềm hạnh phúc của con người; sự ổn
định và phát triển của đất nước. Hoạt động báo chí cần một đội ngũ nhà báo
có bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp. Chính trị là hồn, cốt, là động lực, là mục
tiêu của hoạt động báo chí và hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí. Mục tiêu
chính trị của Đảng, của đất nước là động lực hoạt động sáng tạo tác phẩm báo
chí. Sức mạnh của báo chí, cái hay của báo chí khởi nguồn từ việc nắm bắt,
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

14


Sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

thông tin các sự kiện, vấn đề nảy sinh trong đời sống tuân theo quy luật khách
quan của mọi sự vận động, cũng là tuân theo các quy luật chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra.
Người cầm bút muốn viết hay phải có trái tim đầy nhiệt huyết và lòng
trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc được thực thi bằng cuộc đấu tranh
giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh chống bất công, nghèo nàn,
lạc hậu, xây dựng đất nước hướng tới các giá trị độc lập, thống nhất, dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nội dung chính trị được
thẩm thấu vào từng tác phẩm báo chí thông qua thế giới quan, nhân sinh quan,
khả năng chọn lựa, thể hiện tác phẩm của nhà báo. Mỗi sự kiện, mỗi vấn đề
được thể hiện trong tác phẩm đều phải tuân theo tôn chỉ, mục đích, đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, trước
khi chọn lựa đề tài, người làm báo phải tìm hiểu xem sự kiện đó, vấn đề đó

nảy sinh có phù hợp với tôn chỉ, mục đích, đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước hay không? Đây là tiêu chí số một và
quan trọng nhất của cái hay trong tác phẩm báo chí.
Những ngày này các phiên chất vấn tại Quốc hội được tường thuật trực
tiếp trến sóng truyền hình, người đại diện của dân hỏi lãnh đạo cấp cao, nhà
báo chỉ làm một việc duy nhất là tường thuật, đưa tin lại đúng sự thật. Chưa
cần biết câu trả lời và lời hứa được cam kết thực hiện đến đâu, chất vấn trực
tiếp cũng giúp cho những hoài nghi xưa nay được sáng tỏ phần nào. Vì nếu
không có những sự thật – là những hậu quả đã và đang phơi bày trước mắt sẽ
không có những câu hỏi thẳng thắn dành cho lãnh đạo cấp cao.
Câu hỏi chất vấn của Đại biểu Dương Trung Quốc dành cho Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong phiên chất vấn tại Quốc hội ngày 14/11
là một trong những hiện tượng khá mới mẻ, gần như chưa có tiền lệ. “Thủ
Tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng mình đang nặng trách nhiệm với Đảng, nhẹ
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

15


Sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

trách nhiệm với dân?” – Câu hỏi “nhạy cảm” này kèm với đề xuất về “văn
hóa từ chức” được Đại biểu Dương Trung Quốc đưa ra cho Thủ tướng. Tiếp
sau đó, phần trả lời của Thủ tướng là một trong những điều “bất ngờ” đối với
không ít người. Báo chí, bình thường, hẳn sẽ không bao giờ được phép đề cập
đến vấn đề này, đặc biệt với thành viên cao nhất của Chính phủ. Nhưng trong
dịp này, các báo thực sự hả hả, bởi cách này hay các khác, chỉ cần trích
nguyên văn nội dung chất vấn, đã đủ mọi thông điệp cần thiết chuyển tải đến
người đọc, người xem…

Hay trong vụ việc liên quan đến bắt ông Nguyễn Đức Kiên , dường như
thông tin xung quanh vụ việc này cũng được “bưng bít” khá kỹ. Nhiều “vùng
cấm” đã được vạch ra ví dụ như viết về: thâu tóm ngân hàng, nhóm lợi ích
đằng sau Nguyễn Đức Kiên… Còn nhớ, báo Tuổi trẻ đã tìm cách “lách” sự
“cấm đoán” này bằng cách đưa 5 kỳ liên tiếp về con đường của một ông
“trùm” trong giới tài phiệt của Nga giai đoạn những năm 90 của thế kỷ trước.
Ở đó có đường đi nước bước của tay trùm tài phiệt đó trong quá trình ngoi lên
làm kinh tế, thâu tóm quyền lực… Có cả sự tiếp tay của những quan chức cao
nhất của Nga thời kỳ đó… Ngầm hiểu rằng, đó là cách thông tin khá “nhạy”
của Báo Tuổi trẻ về một sự kiện thời sự đang diễn ra, mà vẫn “né” được sự
cấm đoán trong việc thông tin sự thực trực tiếp về vụ việc.
Tóm lại, Bác Hồ đã nói rằng : Viết phê bình thì phải chân thành, đúng
mức, chính xác, “phải đứng trên lập trường hữu nghị.” Nếu khen quá lời thì
người được khen cũng cảm thấy xấu hổ mà chê quá đáng thì người bị chê vừa
khó tiếp thu lại vừa sinh tâm lý bực tức, thù oán. Người làm báo đừng nên vì
việc gì mà lại “thêu dệt thêm vào, dùng những lời vô phép” làm tổn hại đến
người khác.
Từng bài báo được viết ra dù đó là khen hay chê đều phải hướng tới
đích xây dựng, lấy xây để chống, lấy chống để xây tốt hơn, góp sức làm lành
mạnh hoá cuộc sống xã hội. Nhà báo khi đưa tin cần tránh những thông tin có
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

16


Sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

nguy cơ gây ra sự bất hoà hoặc làm rối loạn sự đoàn kết, hoà hợp của đất
nước, của dân tộc. Vì thế rất cần nhà báo phải cẩn trọng trong sử dụng các chi

tiết, khách quan thông tin, tránh kích động khi thông tin về những vụ lộn xộn,
có thể làm xấu thêm tình hình.
Khi nói về kinh nghiệm viết báo, làm báo của mình, Người nói đó là
phải viết chính xác, phải đọc đi đọc lại bài viết của mình nhiều lần, thấy câu
nào thừa, chữ nào thừa, không chắc chắn thì bỏ đi đừng tham chi tiết.

-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

17


Sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

C/ KẾT LUẬN
Sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí hiểu một cách đơn giản
nhất đó chính là “vùng cấm” đối với báo chí. Không phải cái gì thật cũng tốt.
Và chưa chắc cái gì không thật, không đưa tin cũng là xấu. Đó là điều chúng
ta phải thừa nhận.
Có điều, vấn đề mà chúng ta cần quan tâm là có những sự thật rất đáng
nói nhưng lại không được quyền nói. Đây là nỗi “đau” của người cầm bút. Tất
nhiên, mỗi người sẽ có cách của mình để dung hòa được mọi thứ. Để có thể
vẫn làm nghề an toàn, mà vẫn thực hiện được nguyện vọng của mình trong
việc thông tin cho bạn đọc những điều nhà báo thấy cần thiết, quan trọng, hữu
ích. Một tác phẩm báo chí độc đáo, mới mẻ, hoàn chỉnh và được xã hội thừa
nhận bao giờ cũng chứa đựng một lượng thông tin có giá trị nhất, đó là lượng
thông tin chính xác nhất, trung thực nhất, tin cậy nhất, hấp dẫn nhất, kịp thời
nhất, có hiệu quả, hiệu ứng xã hội cao nhất. Đây chính là các tiêu chí của cái
hay trong một tác phẩm báo chí.
Báo chí phải phản ánh thế giới như nó vốn có. Nhưng phản ánh chân

thực không đồng nghĩa với việc tung ra những hình ảnh rùng rợn, phản cảm,
những thông tin thiếu kiểm chứng để lôi kéo người đọc. Báo chí dù ở loại
hình nào, trước hết đều là những sản phẩm văn hóa, phải mang đậm tinh thần
nhân văn, hướng tới cái đẹp và giá trị đích thực của văn minh nhân loại.
Điều quan trọng đối với người cầm bút là có được thông tin, biết cách
thông tin để đạt hiệu quả cao nhất. Một tác phẩm báo chí được đón đợi là tác
phẩm phản ánh đúng sự thật khách quan. Có những sự thật không được phép
thông tin, thông tin là vi phạm đạo đức nghề nghiệp… thì nhà báo cần tránh.
Đó là điều tưởng như đơn giản nhưng không dễ thực hiện. Sự thật là không ít
nhà báo tên tuổi đã phải ra tòa hoặc chịu những hình thức kỷ luật khá nghiêm
khắc vì “đưa thông tin sự thật không phải là sự thật”. Đó là bài học không mới
nhưng cần ghi nhớ trong hoạt động nghề nghiệp của mỗi nhà báo hôm nay.
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

18



×