Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tiểu luận cao học môn phỏng vấn báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.9 KB, 14 trang )

Tiểu luận môn: Phỏng vấn
I. Thể loại phỏng vấn trong bái chí:
1. Định nghĩa phỏng vấn
Xét về mặt ngữ nghĩa, phỏng vấn là hoạt động của một người đi hỏi người
khác (có thể là một hay nhiều người) về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp
thông tin cho công chúng xã hội.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở: “Phỏng vấn là một cuộc đối thoại có
chủ đích giữa hai người hoặc nhiều người, trong đó câu hỏi được đưa ra
nhằm thu nhận thông tin từ người trả lời”.
Có hai khái niệm cần phân biệt:
 Phỏng vấn là một phương pháp thu thập tư liệu. Nó cung cấp thông
tin bổ sung cho những nguồn thông tin và tài liệu khác ( sách, báo,…)
làm cho bài báo trở nên sống động hơn.
 Phỏng vấn là một thể loại báo chí riêng biệt. Tức là một cách thức
giới thiệu thông tin được xây dựng xung quanh những câu hỏi và câu
trả lời xen kẽ.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu về báo chí, “Phỏng vấn là một hình thức đối
thoại trong đó nhà báo nêu các câu hỏi và người được phỏng vấn trả lời.
Mục đích chính của bài phỏng vấn là đem lại cho bạn đọc những thông tin
và lí lẽ về một vấn đề thời sự do một nhân vật am hiểu, có thẩm quyền cung
cấp” ( Cách viết một bài báo);
Theo nhà báo Tế Xuyên, người có hơn 30 năm kinh nghiệm làm báo :
“Phỏng vấn là hỏi ý kiến một người về một vấn đề để giúp độc giả hiểu rõ
hơn về một sự việc đã xảy ra. Đó là cách bổ khuyết cho thời sự, độc giả khi
đã biết được sự việc, lại còn được nghe thêmý kiến của phe phản đối hay
phe tán thành việc ấy”. Phỏng vấn là một cuộc đấu trí đặc biệt giữa một
người biết (người được phỏng vấn) và một người muốn biết ( người phỏng
vấn).
Thể loại phỏng vấn có thể nhận biết qua một số dấu hiệu chính sau đây:
 Bài phỏng vấn đề cập đến sự kiện, vấn đề thời sự nóng hổi, bức xúc
trong dư luận xã hội


 Về số người tham gia cuộc phỏng vấn, ít nhất phải có hai người:
người hỏi và người trả lời
 Vị thế: người hỏi chủ động và khởi xướng, dẫn dắt câu chuyện


 Phỏng vấn báo chí, phóng viên là người đại diện cho cơ quan báo chí
nêu câu hỏi của công chúng để người được hỏi trả lời; trên cơ sở câu
hỏi, người được hỏi cung cấp thông tin , giải thích và giải đáp sự kiện,
vấn đề thời sự đã và đang diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu, đòi hỏi của
công chúng xã hội.
 Mọi thông tin bài phỏng vấn do người trả lời chịu trách nhiệm trước
pháp luật và dư luận xã hội
Cuộc phỏng vấn thể hiện rõ năng lực tư duy, kiến thức hỉểu biết, thái độ
trách nhiệm và văn hóa giao tiếp của người hỏi và người trả lời.
Từ đó, rút ra định nghĩa chung : Phỏng vấn là “một cuộc đấu trí” giữa nhà
báo với một hoặc một nhóm người am hiểu, có thẩm quyền về một vấn đề
nào đó để cung cấp thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Phỏng vấn không phải một cuộc trò chuyện thông thường, đó là cuộc trò
chuyện có mục đích rõ ràng và mang tính xã hội sâu sắc. Có nghĩa là, phỏng
vấn đề cập đến những vấn đề mà nhóm công chúng hoặc cả xã hội quan tâm;
phóng viên đi hỏi không phải cho riêng mình mà cho đông đảo công chúngở đây phỏng viên chỉ đóng vai trò trung gian nhưng lại rất quan trọng –
người đại diện cho công chúng để hỏi, hỏi những điều công chúng quan tâm,
công chúng cần biết, công chúng có quyền được biết, quyền thông tin.
Thành công hay thất bại của cuộc phỏng vấn “tùy thuộc vào năng lực của
nhà báo”.
2. Đặc điểm thể loại phỏng vấn
 Thể hiện trực tiếp quyền được thông tin của nhân dân, tính dân chủ
của báo chí
Những sự kiện nóng hổi, những vấn đề bức xúc nhân dân muốn biết, và có
quyền đựoc biết, nhà chức trách phải trả lời, giải thích và giải đáp trước

công luận. Đièu đó đã được quy địn rõ ràng trong Luật báo chí.
Thông qua thể loại phỏng vấn, người nắm nguồn tin hoặc công chúng có thể
bày tỏ ngay lập tức những hiểu biết , suy nghĩ, ý kiến, tình cảm của cá nhân
mình về sự kiện – điều mà các thể loại khác khôn làm được
 Thể hiện tính trực tiếp, khách quan, chân thực trong việc giải thích và
giải đáp các sự kiện và vấn đề thời sự nóng hổi, bức xúc trong dư
luận xã hội
Thể loại phỏng vấn cho phép người cung cấp thông tin được tham gia vào
tin, bài một cách trực tiếp: báo chí đưa câu trả lời bằng văn bản ký tự in ấn


và ảnh; phát thanh đưa lời nói, tiếng động và âm nhạc; truyền hình đưa hình
ảnh sống động và lời nói cùng với thái độ biểu cảm của người trả lời.
Với thể loại báo in, thông tin được thể hiện trên văn bản bằng ký tự, chữ viết
và hình ảnh, người đọc phải thông qua vai trò, lăng kính chủ quan của phóng
viên cũng như nội dung, cách thức trả lời của người được hỏi để tưởng
tượng ra quá trình phỏng vấn nên tình chân thật, khách quan bị hạn chế,
nhưng tính tư liệu, chiều sâu vấn đề được thể hiện và lưu giữu, chuển tải tiếp
tục qua các tầng nấc trung gian khác.
Với phát thanh, thể loại phỏng vấn thể hiện tính chân thực cao hơn do tiếng
nói của người trả lời được ghi lại ở máy thu thanh. Thông qua tiếng nói trực
tiếp của phóng viên và người trả lời, người nghe có thể cảm nhận được diễn
biến tình cảm, đoán biết được mối quan tâm của người trả lời với vấn đề nêu
ra
Phỏng vấn truyền hình được coi là cuộc nói chuyện nguyên mẫu nhất. Bởi lẽ
mọi hoạt động đều được diễn ra trước mắt người xem. Người xem không chỉ
nghe câu hỏi và trả lời mà còn nhìn thấy thái độ, ánh mắt, cử chỉ…của
phóng viên và người trả lời- chính điều đó đã làm tăng thêm tính chân thật,
hấp dẫn, sinh động của phỏng vấn truyền hình.
Hiện tại với hìn thức phỏng vấn trực tuyến, sự can thiệp của phóng viên chỉ

còn là lựa chọn các câu hỏi độc giả gửi tới thông qua email và sắp xếp, dẫn
dắt câu chuyện phù hợp với chủ đề và chuyển cho người được phỏng vấn trả
lời.
 Có thể thực hiện nhanh
Với phát thanh và truyền hình: người ta có thể tiến hành phỏng vấn qua điện
thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp- thời gian công chúng tiếp nhận thông tin
trùng với thời gian cuộc phỏng vấn diễn ra- điều mà các thể loại khác như:
tin, bài điều tra, phóng sự…khó có thể làm được.
Báo mạng điện tử có hình thức phỏng vấn trực tuyến , thời gian cũng diễn ra
gần như đồng thời với thời gian công chúng tiếp nhận thông tin.
Báo in phụ thuộc vào định kỳ ra báo. Tuy nhiên, với nhật báo, có thể thực
hiện thể loại phỏng vấn nhanh như với thể loại tin và trong một số trường
hợp lại phát huy tác dụng hơn tin.
 Thể hiện tính sinh động, hấp dẫn
Với hình thức đối thoại , bản thân cuộc phỏng vấn đã tạo ra sự sinh động
nhất định.
Tuy nhiên , tính hấp dẫn của thể loại này có thể tăng lên nếu phóng viên đưa
ra những câu hỏi bất ngờ, có tính chất ngẫu hứng, câu hỏi khiêu khích hoặc
sử dụng cách hỏi “gài bẫy” với một trật tự hợp lí, liền mạch, gắn bó chặt chẽ


với nhau nhằm tạo điều kiện để người trả lời cắt nghĩa bản chất sự kiện và
vấn đề đang bàn tới
 thông tin trong thể loại phỏng vấn do người trả lời hoàn toàn chịu
trách nhiệm
Đây là đặc điểm quan trọng mà nhà báo cần chú ý khi thực hiện phỏng vấn.
Do đặc điểm này, nhà báo không được thêm thắt thông tin, tư liệu mà người
trả lời không nói tới; khi người trả lời có yêu cầu xem lại bài phỏng vấn
trước khi công bố thì nhà báo cần phải thực hiện yêu cầu đó.
Trong trường hợp cơ quan báo chí có những thông tin liên quan, nên lập hộp

dữ liệu thông tin bên cạnh bài trả lời phỏng vấn để giúp công chúng hiểu rõ
bản chất thông tin bên cạnh bài trả lời phỏng vấn để giúp công chúng hiểu rõ
bản chất vấn đề đang quan tâm,
Tóm lại, với những ưu thế của mình, thể loại phỏng vấn ngày càng được sử
dụng nhiều hơn. Phỏng vấn không chỉ dừng lại ở mức độ thông báo về sự
việc mà còn thể hiện ý kiến, suy nghĩ , kinh nghiệm và cách đánh giá của
người được phỏng vấn. Những bài phỏng vấn hay không dừng lại ở việc
cung cấp thông tin đơn thuần mà còn đem lại cảm xúc thẩm mỹ, mang đậm
dấu ấn cá nhân của nhà báo và thể hiện được những nét tính cách, văn hóa
nổi bật của người trả lời
3. Phân loại
Để tiện nghiên cứu và theo dõi, có thể sắp xếp các thể loại phỏng vấn theo
các tiêu chí sau đây:
 Dựa vào cách thức tiến hành phỏng vấn, ta có:
- Phỏng vấn ngẫu hứng
- Phỏng vấn thỏa thuận
- Phỏng vấn qua điện thoại
- Phỏng vấn ngoài đường phố
- Phỏng vấn với câu hỏi làm sẵn…
 Dựa vào hình thức mà cuộc phỏng vấn diễn ra, có thể chia thành:
- Phỏng vấn đối thoại
- Phỏng vấn tập thể
- Phỏng vấn anket
 Dựa vào mục đích (nội dung) có thể chia thành:
- Phỏng vấn chính thức
- Phỏng vấn thông tin
- Phỏng vấn điều tra
- Phỏng vấn ý kiến



- Phỏng vấn ý kiến
- Phỏng vấn chân dung…
Trên đây chỉ là cách phân chia mang chia mang tính chất tương đối. Cùng
một bài phỏng vấn có thể xếp vào dạng này hay dạng khác, tùy vào góc độ
xem xét nó. Đây là một số dạng phỏng vấn thường gặp:
• Phỏng vấn chính thức: là dạng phỏng vấn mang tính chính thức
nhằm công bố những thông tin bày tỏ quan điểm, nhận định, đánh giá
của người trả lời phỏng vấn về một vấn đề, một sự kiện chính trị,
thường là nhận định về mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước, trước
một sự kiện quan trọng hay một biến cố được dư luận quan tâm.
Người trả lời phỏng vấn thường là những nhân vật có thẩm quyền, các
nhà lãnh đạo cấp cao, nhà ngoại giao… Câu trả lời ‘mang tính chất
đại diện cho một tổ chức nhất định, giống như một lời tuyên bố hay
khẳng định, ngôn ngữ trang trọng, chính thức, mang phong cách ngoại
giao.
• Phỏng vấn thông tin: nhằm khai thác thông tin về một sự kiện, một
vấn đề cấp bách. Người trả lời có thể là người có thẩm quyền hoặc
người trong cuộc, người chứng kiến sự kiện. Câu trả lời thể hiện quan
điểm, thái độ của tổ chức mà người đó đại diện hoặc quan điểm cá
nhân. Ngôn ngữ câu hỏi ngắn gọn, chính xác, rõ ràng. Dạng phỏng
vấn này được báo chí sử dụng khá phổ biến hiện nay.
• Phỏng vấn điều tra: thường được thực hiện trên cơ sở từ những vấn
đề đang có những ý kiến trái ngược nhau, có mâu thuẫn sâu sắc hoặc
từ một hiện tượng tiêu cực… thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều
người. Đây là dạng phỏng vấn khó, đòi hỏi phóng viên phải có thái độ
tiếp cận khách quan, có trình độ cũng như sự am hiểu và có bản lĩnh
nghề nghiệp thì mới đảm bảo cho phỏng vấn thành công. Để chuẩn bị
tốt cho dạng phỏng vấn này, phóng viên phải trải qua quá trình tích
lũy các tài liệu, văn bản, và sử dụng có hiệu quả các văn bản đó. Ngôn
ngữ câu hỏi rõ ràng, cách hỏi khôn khéo, cần giữ thái độ bình tĩnh,

hòa nhã ngay cả khi cuộc phỏng vấn đi đến chỗ căng thẳng. Phỏng
vấn điều tra thường được tiến hành ở nhiều đối tượng khác nhau. Qua
việc hỏi đáp, phóng viên làm rõ vấn đề, phân định đúng –sai hoặc nêu
ra những mâu thuẫn cần giải đáp, hoặc cung cấp thông tin- dữ liệu cho
công chúng theo dõi vấn đề đang xảy ra.


• Phỏng vấn ý kiến: nhằm thu nhận ý kiến, sự đánh giá chủ quan của
cá nhân người trả lời về một vấn đề nào đó. Phỏng vấn ý kiến cũng
thường được tiến hành trên cơ sở một vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Phóng viên hoặc công chúng cơ bản đã biết vấn đề nhưng vẫn muốn
biết những ý kiến đánh giá riêng của người trả lời phỏng vấn do vị trí,
uy tín trong công việc đưa lại. Có thể tiến hành phỏng vấn ý kiến của
một hoặc nhiều người. Sự trái ngược ý kiến cung cấp nhiều góc độ
khác nhau về vấn đề và có thể sẽ dẫn đến kịch tính của cuộc phỏng
vấn.
• Phỏng vấn chân dung: mục đích là để người được phỏng vấn tự khắc
họa chân dung của mình thông qua những câu hỏi của nhà báo, qua
đó bộc lộ nhân cách, tâm tư, tình cảm suy nghĩ của họ. Dạng phỏng
vấn này thường dùng để khắc họa chân dung các nghệ sĩ, diễn viên,
nhà văn, các nhà khoa học,…nổi tiếng. Số lượng câu hỏi không hạn
chế. Câu hỏi phong phú, linh hoạt, trình tự câu hỏi cũng tự do, không
có khuôn mẫu, công thức định sẵn nào. Câu hỏi đưa ra nhằm làm nổi
rõ tính cách của một con người, làm sao cho cái tôi, cái riêng của
người trả lời được bộc lộ ra ngoài, muốn vậy phóng viên phải chú ý
khai thác những chi tiết thể hiện nội tâm của người được phỏng vấn.
Việc gợi ra những kí ức, những kỉ niệm, sự kiện đã qua sẽ làm cho bài
phỏng vấn có chiều sâu và có được những thông tin thú vị hơn.
• Phỏng vấn ankét: thực chất là hình thức phỏng vấn bằng bảng hỏi,
được sử dụng phổ biến trong phương pháp điều tra, xã hội học. Trong

báo chỉ, phỏng vấn anket là cách thức phỏng viên đưa ra cùng một bộ
câu hỏi cho nhiều người với mục đích thăm dò ý kiến của mọt nhóm
người hay dư luận xã hội. Dạng thức phỏng vấn này ngày càng được
sử dụng phổ biến trong báo chí hiện đại, có tác dụng lôi kéo bạn đọc
đến với báo chỉ.
• Phỏng vấn tậo thể: phỏng vấn nhiều người về cùng một vấn đề, với
mỗi phóng viên đưa ra những câu hỏi thích hợp nhằm thu nhận các ý
kiến, góc nhìn, đánh giá khác nhau về vấn đề đó. Dạng thức phỏng
vấn này, trong phát thanh, truyền hình có thể gọi là tọa đàm phát
thanh, đàm luận truyền hình…. Dạng thức này dễ tạo sự hấp dẫn nếu
biết khơi gợi và kích thích các ý kiến tham gia tranh luận nhằm cung
cấp thông tin về những chiều cạnh của vấn đề


Bên cạnh những bài phỏng vấn có thể xếp vào dạng này hay dạng khác một
cách rõ ràng, trên thực tế cũng xuất hiện những bài phỏng vấn khó xác định
dạng thức hoặc kết hợp vài dạng trong một bài hoặc không hoàn toàn là
phỏng vấn nhưng chất liệu chính là phỏng vấn. Điều này thể hiện sự phong
phú, đa dạng của báo chí.
4. Những trường hợp sử dụng thể loại phỏng vấn
Mỗi thể loại báo chí đều có những thế mạnh và mặt hạn chế của nó. Sử dụng
thể loại đúng lúc, đúng chỗ sẽ làm tăng thêm năng lực tác động và hiệu quả
thông tin, tuyên truyền. Thể loại phỏng vấn cũng vậy, cùng nhóm với thể
loại thông tấn như: tin, tường thuật, ghi nhanh,… nhiệm vụ của phỏng vấn là
cung cấp thông tin sự kiện và thông tin lý lẽ về sự kiện, vấn đề thời sự đang
diễn ra. Cái khác của thể loại phỏng vấn là nguồn tin trực tiếp cung cấp
thông tin cho công chúng. Bên cạnh đó họ còn bộc lộ những suy nghĩ, thái
độ đối với thông tin đó, do vậy, thường chỉ khi nào cần khẳng định nhấn
mạnh tính xác thực, khách quan, trực tiếp của thông tin, muốn cho công
chúng tiếp xúc với nguồn tin thì người ta dùng thể loại phỏng vấn.

Một số trường hợp phổ biến thường sử dụng thể loại phỏng vấn gồm:
• Khi có sự kiện quan trọng, nóng hổi và bức xúc xảy ra, công chúng
muốn biết rõ mà phóng viên không có điều kiện chứng kiến. Tiến
hành phỏng vấn cách nhân chứng, những người tha gia vào sự kiện sẽ
giúp phỏng viên tạo dựng lại được sự việc, tìm ra lời giải thích và giải
đáp mà công chúng quan tâm. Mục đích của phỏng vấn nhân chứng là
thu nhận những thông tin cơ bản nhất bằng 5 câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi
nào? Tại sao? Như thế nào? Sử dụng câu hỏi ngắn, câu hỏi trả lời
bằng có hoặc không giúp phóng viên thu thập nhanh chóng và chính
xác thông tin.
• Phỏng vấn để giới thiệu và giải thích một chủ trương chính sách mới
sắp ban hành mà công chúng quan tâm. Trong trường hợp này, phóng
viên có thể viết bài nhưng lời giải thích của nhà báo sẽ không thuyết
phục bằng lời nói của chính nhân vật ban bố hoặc chịu trách nhiệm
trong việc triển khai, thực hiện chủ trương chính sách đó
• Phỏng vấn cung cấp thông tin. Phóng viên thường sử dụng thể loại
phỏng vấn nhằm cung cấp thông tin một cách nhanh chóng và trực
tiếp về một sự kiện, vấn đề nào đó đã và đang diễn ra. Trường hợp
này được sử dụng khá phổ biến nhưng khó làm hay vì mục đích của


phóng viên thường là đặt ra các câu hỏi nối tiếp nhau như thế nào để
chuyển tải được toàn bộ nội dung thông tin. Các câu hỏi dễ rơi vào
tình tạng chắp nối các ý, các phần của sự kiện với nhau. Đọc phần
trước có thể đoán biết được hướng khai thác thông tin của phần sau.
Nhiều bài phỏng vấn dễ sa vào một kiểu hình thức khuôn mẫu, sáo
rỗng. Thực chất đây rất dễ là một bài quảng cáo tá hình cho nên bài
viết không hấp dẫn, ít người đọc. Trong trường hợp này phóng viên
cần biết tìm ra một góc độ hợp lí để phỏng vấn, đưa những câu hỏi
sinh động bất ngờ, khai thác được nhiều thông tin mới thì bài phỏng

vấn sẽ thu hút được sự chú ý của công chúng. Nên tránh dùng bài
phỏng vấn thông qua các câu hỏi để người trả lời “báo cáo nhanh”
thành tích hoặc hoạt động của cơ quan, đơn vị mình.
• Với những sự kiện , sự việc gây thắc mắc, tranh cãi hoặc những vấn
đề bức xúc trong dư luận xã hội, phóng viên có thể phỏng vấn lấy ý
kiến từ phía nhân vật có thẩm quyền hoặc chuyên gia trong lĩnh vực
nào đó mà do địa vị xã hội hoặc nghề nghiệp chuyên môn của mình,
họ có một sự hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề đó.
• Có thể dùng thể loại phỏng vấn để giới thiệu về những con người nổi
tiếng, để họ tự nói về những hoạt động và những động cơ thầm kín
theo quan điểm riêng của họ. Người ta thường phỏng vấn chân dung
nhân vật khi gắn nhân vật ấy với một sự kiện nổi bật, đáng chú ý.
• Khi cần cung cấp cho công chúng những tuyên bố chính trị, bày tỏ
quan điểm thái độ về các sự kiện và vấn đề trong nước hay quốc tế,
các nhà ngoại giao có thể chủ động sắp đặt cuộc phỏng vấn. Qua trả
lời phỏng vấn, họ có thể bày tỏ quan điểm, thái độ của mình về một
vấn đề nào đó. Những câu nói trong phỏng vấn không ràng buộc trách
nhiệm của người nói bằng những tuyên bố chính thức. Do vậy, đối
với các nhà ngoại giao, nhiều khi trả lời phỏng vấn còn là một lời
tuyên bố gián tiếp.
II. Sáng tạo tác phẩm phỏng vấn:

Hợp pháp hóa kết hôn đồng giới ở Việt Nam?


Nên hay không?
Ngày 17/5 vừa qua, hàng trăm người dân Thủ đô đã đi từ tò mò tới bất
ngờ trước sự kiện tổ chức lễ cưới tập thể cho 10 cặp đôi đồng giới. Bên
cạnh đó, gần đây, vấn đề Hôn nhân đồng giới đang được xã hội khá quan
tâm, gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.

Phan Duy Lân (20 tuổi, Sinh viên trường Cao
đẳng Kinh tế kĩ thuật Hà Nội): Hiện nay việc kết
hôn đồng giới vẫn chưa được phổ biến và cũng có
nhiều người không đồng ý về việc này. Nhưng theo
mình thì mỗi người đều có sự lựa chọn và quyết định
riềng của mình, người đồng tính cũng vậy. Vì thế
việc kết hôn đồng giới không có gì là sai trái cả, mình
nghĩ là như vậy.
Nguyễn Phương Hạnh (19 tuổi, sinh viên Học viện
thanh thiếu niên Việt Nam): Theo em thì tình yêu
đồng giới có thể chấp nhận được nhưng việc kết hôn
thì lại không thể. Nếu việc kết hôn đồng giới ở Việt
Nam nói chung cũng như thế giới nói riêng được
thông qua sẽ gây mất cân bằng xã hội cũng như xảy
ra rất nhiều những tai nạn khó kiểm soát.

Thuận Thiên (17 tuổi, học sinh trường THPT
Nguyễn Trãi) Theo em việc kết hôn đồng giới nên
được đồng ý vì hiện nay ở một số nước phát triển trên
thế giới như Úc, Hà Lan thì học cũng đã thông qua bộ
luật này. Người đồng giới cũng như bao con người
khác, họ có quyền tự do hôn nhân và thể hiện tình cảm,
cảm xúc của mình. Hơn nữa khi sinh ra mỗi người
chúng ta đều không được lựa chọn giới tính, nếu như họ
vẫn sống tốt, vẫn cống hiến cho xã hội thì em nghĩ
điều đó cũng không làm hại đến ai cả.


Thầy Vũ Thanh Hòa (31 tuổi, giáo viên dạy văn trường THPT Thăng
Long) Trên cơ sở nhận định riêng của bản thân thì tôi không cảm thấy thoải

mái lắm trước vấn đề kết hôn đồng giới ở Việt Nam vì bản thân tôi vốn là
một người khá bảo thủ, phong kiến. Còn nếu nói trên tư cách con người thì
đó là quyền riêng của mỗi người nên tôi không thể không đồng ý.
Hoàng Hải (20 tuổi, sinh viên trường Cao
đẳng Thương Mại và Du lịch) Vấn đề này thì
mình cũng đã đọc báo và xem trên các trang
mạng gần đây cũng nói đến. Trước tiên mình
khẳng định mình không phải là người đồng tính.
Việc những người đồng giới họ kết hôn với
nhau không chỉ ở Việt Nam mà cả ở nước
ngoài, mình nghĩ đó là chuyện bình thường, họ
hiểu nhau, họ yêu nhau..đó là việc mà mình
nghĩ không có gì đáng lên án, không nên nghĩ sai lệch về họ, và đừng nên
ngăn cản họ đến với nhau. Mình đồng ý với việc họ kết hôn như vậy.
Bác Nguyễn Khắc Minh Thành (xin được giấu mặt, 48 tuổi – Kinh
doanh) Việc kết hôn đồng giới dù ở đâu đi nữa cũng k thể đc đâu. Đồng tính
là một căn bệnh mà mỗi người phải tự khắc phục chứ không thể để nó tự do
phát triển thế đc. Đồng ý cho hôn nhân đồng giới đồng là cổ xúy cho những
hiện tượng trái ngược với tự nhiên, sẽ gây đảo lộn cuộc sống. Hơn nữa việc
này còn làm ảnh hưởng tới vấn đề dân số, mất cân bằng giới tính trong xã
hội... Tóm lại bác không đồng ý với vấn đề này.

Vũ Anh Quân (23 tuổi, cử nhân Tâm lý học,
đại học Brandeis, Mỹ) Trước khi nhìn nhận về
vấn đề hôn nhân đồng tính, thì chúng ta sẽ phải
nhìn về lý do tại sao người đồng tính lại cần một
bộ luật hôn nhân hoàn toàn khác. Phần lớn với
những người dân Việt Nam, thì việc nhìn nhận



chuyện 2 người con trai hay 2 người con gái ở nhau là không thể chấp nhận
được. Nói về khía cạnh sinh học, thì các loài động vật vẫn hầu hết có quan
hệ giữa một đực và một cái để tiếp tục sự sinh tồn của giống loài. Tuy nhiên,
việc quan hệ đồng tính thực ra không lạ như người ta tưởng, bởi thế giới
động vật cũng mang rất nhiều loài đồng tính như bọ cánh cứng, chim cánh
cụt, hay rắn. Như vậy đồng tính thực sự là một việc rất bình thường. Tuy
nhiên như vậy có phải là nếu những người đồng tính cứ tiếp tục hôn nhân thì
việc duy trì nòi giống là không thể? Mình không nghĩ là như vậy, các gia
đình đồng tính vẫn có thể nhận con nuôi. Hãy thử nghĩ mà xem có những
đứa trẻ được sinh ra không có cơ hội sống sót vì cha mẹ bỏ rơi hay không có
khả năng nuôi chúng. Vậy nên những cặp gia đình đồng tính có thể thực sự
tiếp tục nòi giống của đất nước chúng ta nói riêng và thế giới nói chung.
Thứ 2, những người đồng tính, xét cho cùng không có quyền lựa chọn giới
tính của họ, cũng như chính chúng ta, họ đẻ ra mang một thiên hướng giới
tính mà làm cho họ cảm thấy mình bị thu hút hay thu hút những người cùng
giới. Nghiên cứu về não bộ đã cho thấy là kích cỡ của tuyến hypothalamus
trong não có liên quan đến đồng tính. Tuyến này trong con trai đồng tính có
kích cỡ bé gấp 2 lần con trai thẳng tính và ngang kích cỡ của con gái. Hơn
nữa, yếu tố về gen cũng mang ảnh hưởng lớn tới việc con người ta đồng tính
hay thẳng tính, nhất là với con trai. Về mặt xã hội thì các bé lớn lên mà tham
gia vào các hoạt động dành cho giới tính khác thì sẽ thường biểu hiện các
yếu tố của việc đồng tính (VD như việc con trai hay chơi đồ hàng, con gái
chơi thể thao, điện tử từ bé). Nói về lý thuyết nhiều rồi nhưng cái điểm mà
mình muốn chỉ ra là những người đồng tính, cũng như chúng ta, không có
quyền lựa chọn giới tính cho chính mình. Chúng ta, những người thẳng tính
có quyền được hôn nhân và quyền được mưu cầu hạnh phúc cho chính mình.
Vậy tại sao họ lại không có quyền như vậy. Việc đồng tính chẳng làm cho
họ có gì khác với chúng ta. Qua các luận điểm và giải thích trên thì tớ
nghiêng về bình đẳng hóa hôn nhân và ủng hộ hôn nhân đồng tính.
Trúc Anh



III. Quá trình thực hiện:
1. Lựa chọn đề tài:
Với một bài phỏng vấn anket, theo em đề tài được lựa chọn nhất thiết phải
mang tính chất thời sự, nóng hổi và được nhiều người quan tâm. Với đặc
trưng riêng của bài phỏng vấn anket là chỉ đưa ra duy nhất một câu hỏi
nhưng số lượng người trả lời nhiều với nhiều ý kiến khác nhau, vì vậy, đề tài
đưa ra nhất thiết phải hay, quan trọng, phổ biến thì người được phỏng vấn
mới có thể có kiến thức về vấn đề cũng như đồng ý trả lời.
Để lựa chọn được đề tài kết hôn đồng giới này, em cũng đã đưa ra rất nhiều
những sự lựa chọn trước đó nhưng đều không khả thi vì không hề mang tính
đại chúng, không ảnh hưởng đến toàn xã hội mà chỉ là một vài đề tài xoay
quanh đời sống sinh viên, học sinh… Vì vậy, khi nhớ tới một bài báo về sự
kiễn diễn ra ngày 17/5 vừa qa, một đám cưới tập thể của hơn 10 cặp đôi
đồng tính tại Hà Nội cũng như việc vấn đề này đang càng ngày càng được
quan tâm nhiều hơn, trở nên phổ biến hơn trong xã hội. Do đó, em quyết
định lựa chọn vấn đề đó làm đề tài cho bài phỏng vấn của mình.
2. Lựa chọn đối tượng phỏng vấn


Vì đây là vấn đề khá gần gũi với giới trẻ nên đối tượng em lựa chọn chủ yếu
là các bạn sinh viên, học sinh. Đặc biệt, trong đó có một số bạn là người
đồng tính, điều đó sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về ý kiến, suy nghĩ của chính
những người trong cuộc. Ngoài ra, em cũng lựa chọn một số đối tượng là
người lớn tuổi, thế hệ đi trước để có được sự phong phú cũng như thể hiện
được sự khác, giống nhau của các thế hệ.
Việc liên hệ để phỏng vấn cũng không có gì quá khó khăn vì phần lớn đều là
người trẻ tuổi và rất cởi mở. Tuy nhiên, với những bạn đồng tính thì cần
khéo léo hơn một chút vì các bạn còn khá dè dặt khi tiết lộ “bí mật” của

mình, vì vậy em quyết định để các bạn giấu tên hoặc giấu mặt. Ngoài ra,
người lớn tuổi cũng khó để tiếp cận và xin phỏng vấn hơn vì thứ nhất, tâm lí
của nhiều người rất e ngại trước báo chí, thứ hai, trước tâm lí không cởi mở,
phóng khoáng bằng giới trẻ nên nhiều người coi đây là vấn đề nhạy cảm,
khó trả lời.
Nhưng nhìn chung em cũng đã tìm và phỏng vấn được một vài đối tượng
tiêu biểu, đưa ra các ý kiến phong phú, nhiều mặt phục vụ cho bài phỏng vấn
IV. Bài học rút ra:
Qua quá trình thực hiện bài phỏng vấn trên, em rút ra được một số kinh
nghiệm như sau:
- Luôn theo dõi các thông tin thời sự trên báo, đài, truyền hình,
mạng xã hội. Cần phải nhạy bén để nắm bắt được đâu là vấn đề
đang nóng hổi, được nhiều người quan tâm.
- Chuẩn bị trước câu hỏi sao cho khái quát nhất, đầy đủ thông tin
nhất.
- Tìm đối tượng phỏng vấn tiêu biểu, đầy đủ các lứa tuổi, ngành
nghề nhằm có được các ý kiến trái chiều, phong phú nhất.
- Khéo léo trong quá trình xin phỏng vấn như giới thiệu đầy đủ
thông tin, lí do, thuyết phục đối tượng phỏng vấn bằng nhiều cách.
- DÙng nhiều các phương tiên khác nhau để phỏng vấn như email,
mạng xã hội, yahoo hoặc gặp trực tiếp…
- Đưa ra các cách phỏng vấn, thuyết phục khác nhau đối với từng
đối tượng, với những đối tượng phỏng vấn nhạy cảm (người đồng
giới, người lớn tuổi e ngại trước báo chí…) thì cần khéo léo cũng
như đáp ứng các nhu cầu giấu thông tin của họ.
- Chuẩn bị cho bài viết, phỏng vấn trước nhiều ngày tránh trường
hợp có trục trặc xảy ra và không kịp khắc phục.





×