Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

TIEU LUAN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu xây DỰNG ĐẢNG Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở trường THPT bắc lương sơn – thạch thất – hà nội trong giai đoạn h

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.3 KB, 31 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI) :

Dưới chế độ XHCN, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sức khoẻ
của người dân lao động đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. Từ khi hồ bình
lập lại từ phổ thơng cơ sở đến các trường đại học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Một chương trình giáo dục thể chất đã được chính thức ban hành, đưa vào sử
dụng và đem lại những hiệu quả rất thiết thực. Giáo dục sức khoẻ cho thế hệ
trẻ là việc làm quan trọng vào việc phát triển con người toàn diện để sau khi
rời ghế nhà trường các em sẵn sàng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng
XHCN và bảo vệ tổ quốc. Mặt khác thể dục thể thao cịn nâng cao vị trí của
một đất nước trên thế giới, mang lại tính đồn kết và sự hiểu biết giữa các dân
tộc… Vì vậy bất cứ quốc gia nào dù nhỏ hay lớn, dù giàu hay nghèo, cũng
đều chú trọng đến sự nghiệp phát triển thể dục thể thao.
Nhận biết được tầm quan trọng của thể dục thể thao ngay sau cách mạng
tháng tám 1945 thành công. Hồ Chủ tịch đã đề ra chiến lược về sức khoẻ thể
chất cho dân tộc, Người nói: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, xây dựng
đời sống mới, việc gì cũng phải có sức khoẻ mới thành công... mỗi một người
dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh
khoẻ tức là làm cho cả nước mạnh khoẻ. Và vì thế tập luyện thể dục bồi bổ
sức khoẻ là bổn phận của mọi người dân yêu nước".
Ngày nay đất nước ta đang chuyển mình, chiến tranh khơng cịn nữa,
Đảng và Nhà nước ta chú trọng đến sự nghiệp phát triển TDTT, khẩu hiệu
"Khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc", được nêu lên khắp mọi niềm đất nước.
Tổng cụ thể dục thể thao nay đã được Chính phủ nâng cấp thành Uỷ ban
TDTT cũng đủ thấy rằng TDTT đang có điều kiện rất tốt để phát triển.
Trong đất nước Việt Nam chúng ta khơng có bậc phụ huynh nào là
khơng muốn con mình "Chăm ngoan, học giỏi, khoẻ mạnh" đó là mơ ước là

-1-



khát khao đến cháy lòng của tất cả ai đã từng làm cha làm mẹ. Và đó cũng
chính là mục đích của giáo dục, của nhà trường THPT Bắc lương sơn XHCN,
để thế hệ mai sau có điều kiện phát triển thuận lợi nhất mà chính chúng ta
chưa đủ điều kiện để thực hiện.
Tương lai của một dân tộc, sức mạnh của một quốc gia, hoàn toàn phụ
thuộc vào các chủ nhân tương lai của đất nước đó, đó là các thế hệ học sinh
thân yêu của chúng ta, trong các trường học. Mục đích giáo dục thể chất của
nước ta là bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người phát triển toàn diện như
Nghị quyết Trung ương IV chỉ rõ: "Sự phát triển cao về trí tuệ, cường tráng
về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức,…" là mục tiêu của
toàn Đảng, toàn dân ta, trên cơ sở mục tiêu đó giáo dục thể chất trong các
trường các cấp là một mặt của mục tiêu giáo dục toàn dân phát triển hài hoà
về thể chất, giữ gìn nâng cao sức khoẻ, xây dựng nhân cách con người mới,
đồng thời góp phần xây dựng chiến lược con người Việt Nam trong sự nghiệp
đổi mới của đất nước.
Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục thể chất góp phần thực hiện mục tiêu,
giáo dục đào tạo theo tinh thần nghị quyết đại hội VIII là: "Nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động tri
thức có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động sáng tạo". Trong
thời gian qua giáo dục thể chất đã đạt được một số kết quả nhất định. Việc
giáo dục sức khoẻ cho học sinh phổ thông được tiến hành rộng rãi ở mọi nơi,
mọi lúc, nhiều bài tập thể chất đã giúp cho các em có được sức khoẻ dồi dào,
có thói quen tập luyện TDTT, có kỹ năng nâng vận động một cách khoa học,
hợp lứa tuổi.
Trường THPT Bắc lương sơn là một trường cách trung tâm huyện Thạch
Thất 30 km. Phạm vi tuyển sinh là 5 xã thuộc vùng bắc của huyện Lương
sơn, điều kiện kinh tế - xã hội hết sức khó khăn, trong q trình giảng dạy nói

-2-



chung và mơn thể dục nói riêng nhà trường gặp rất nhiều khó khăn, Hội đồng
sư phạm nhà đã có nhiều cố gắng thúc đẩy hoạt động giảng dạy và học tập
nâng cao hiệu quả của các giáo dục thể chất trong nhà trường.
Với ý nghĩa và lý do đó tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp chỉ đạo
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở trường THPT Bắc Lương
Sơn – Thạch Thất – Hà Nội trong giai đoạn hiện nay".
2. MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
2.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

- Nâng cao nhận thức vị trí, vai trị của giáo dục thể chất trong trường.
Ảnh hưởng của giáo dục thể chất và thể theo học đối với sức khoẻ và thể chất
học sinh.
- Tổ chức thực hiện giáo dục thể chất theo đúng quy trình đào tạo, theo
phân loại sức khoẻ trình độ thể lực, giới tính.
- Tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khố, phát triển tài năng thể theo,
tạo sự phối hợp hiệu quả thể dục thể thao ngoại khoá với giờ giáo dục thể chất
chính khố.
- Đẩy mạnh việc cải tiến phương pháp giáo dục thể chất phù hợp với đặc
điểm tâm, sinh lý của học sinh.
- Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thể dục, xây dựng cơ sở vật
chất, thiết bị thể dục thể thao đáp ứng giáo dục thể chất chính khố và hoạt
động thể dục thể thao.
2.3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

2.3.1. Đánh giá thực tế đội ngũ giáo viên thể dục thể thao ở .
2.3.2. Đánh giá thực tế cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy và hoạt
động TDTT của nhà .
2.3.3. Đánh giá chất lượng giờ học thể dục thể thao ở nhà .


-3-


2.3.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục thể chất.
2.3.5. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở
trường THPT Bắc lương sơn – Thạch Thất – Hà Nội.
3. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

- Học sinh trường THPT Bắc lương sơn – Thạch Thất – Hà Nội.
- Đội ngũ giáo viên thể dục thể thao trườngTHPT Bắc lương sơn.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực hành.
- Phương pháp đọc, tổng hợp tài liệu. Để giải quyết được nhiệm vụ đề ra
tôi đã sử dụng phương pháp đọc tài liệu, nhằm thu thập những thông tin cần
thiết, những cơ sở khoa học. Đồng thời tổng hợp chúng để đưa ra những nhận
định, lý lẽ xác thực nhất trong việc giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng phương pháp này để tìm hiểu các ý
kiếncủa các thầy các cô, các em học sinh, trên cơ sở đó thu thập được những
thơng tin, những ý kiến cũng những số liệu cần thiết cho việc giải quyết các
nhiệm vụ của đề tài. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã phỏng vấn rất nhiều
đối tượng, phiếu phỏng vấn tơi trình bày ở phần phụ lục.
- Phương pháp điều tra sư phạm: Phương pháp này giúp tôi thu thập các
dữ liệu, dữ kiện, thông tin cần thiết để giải quyết nhiệm vụ.
- Phương pháp toán học thống kê: Trong phạm vi đề tài tôi đã sử dụng
phương pháp này để có được kết quả rõ ràng và ngắn hạn nhất.
5. Ý NGHĨA LUẬN VÀ THỰC TIỄN :


Nếu đề tài này được áp dụng vào thực tiễn thì sẽ làm thay đổi theo hướng tích
cực về tình trạng dạy và học bộ môn Thể dục tại trường THPT Bắc Lương
Sơn – Thạch Thất – Hà Nội.

-4-


6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI :

Đề tài này gồm 3 chương :
- Chương I :Cơ sở lý luận - pháp lý của công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng
giáo dục thể chất ở trường THPT Bắc Lương Sơn
- Chương II : Thực trạng của công tác chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục thể chất ở trường THPT Bắc Lương Sơn
- Chương III : Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
thể chất ở Trường THPT Bắc Lương Sơn

-5-


PHẦN NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN - PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THPT BẮC LƯƠNG SƠN

1. Cơ sở lý luận.
1.1. Sức khoẻ.
Là trạng thái thoải mái đầy đủ về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không
phải chỉ là trrạng thái khơng có bệnh tật hay tàn tật.
1.2. Giáo dục sức khoẻ.

Là q trình tác động có kế hoạch đến tình cảm và lý trí của con người
nhằm làm thay đổi hành vi sức khoẻ của họ bằng chính những hành động và
nỗ lực của bản thân họ.
1.3. Thể chất.
chất lượng của cơ thể bao gồm sức khoẻ, khả năng vận động của cơ bắp,
sự sẵn sàng được đánh giá bằng sức nhanh, sức bền.
1.4. Thể thao.
Là bộ phận hữu cơ của văn hoá thể chất, là toàn bộ những giá trị vật chất
và tinh thần do xã hội sáng tạo nên và được sử dụng vào hoạt động vui chơi
giải trí. Đặc trưng của thể thao thi đấu.
1.5. Phát triển thể chất.
Là quá trình biến đổi hình thành các thuộc tính tự nhiên về mặt hình thái
và về mặt chức năng của cơ thể con người trong quá trình cuộc sống xã hội và
cá nhân của con người, mức độ phát triển phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố,
điều kiện, lao động, xã hội.
1.6. Văn hoá thể chất.
Là một bộ phận hữu cơ của nền văn hoá xã hội tồn tại dưới dạng các
hoạt động nhằm hoàn thiện và phát triển những năng lực của thể chất, củng cố
sức khoẻ của con người, cũng như dưới dạng những thành tựu xã hội trong

-6-


việc xây dựng nắm vững và sử dụng các kỹ xảo và kỹ thuật tập luyện thể chất
trò chơi thể thao và thi đấu để hoàn thiện thể lực cho con người.
1.7. Học vấn thể chất:
Được xác định bởi tri thức chung, các hệ thống kỹ năng, kỹ xảo phong
phú để điều khiển mọi hoạt động của cơ thể trong không gian và thời gian,
biết sử dụng các kỹ năng, kỹ xảo vận động trong những điều kiện sống và
hoạt động khác nhau của con người.

2. Vai trị của cơng tác chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
thể chất ở trường THPT Bắc Lương Sơn .
Quản lý nâng cao giáo dục thể chất ở trường nhằm hoàn thiện cơ thể học
sinh về mặt hình thái và về mặt chức năng làm cho cơ thể vững vàng trước
những ảnh hưởng khơng thuận lợi của mơi bên ngồi, hướng vào việc phòng
ngừa các bệnh tật và bảo vệ sức khoẻ cho học sinh.
Học thuyết Mác - Lênin cũng như Đảng ta và Hồ Chủ tịch đã khẳng định
TDTT là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục cộng sản chủ
nghĩa. TDTT không chỉ giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thiện
về mặt thể chất mà cịn có tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt giáo dục khác
phát triển.
2.1. Tác dụng đối với đức dục:
Cơ thể phát triển bình thường khoẻ mạnh thì thần kinh tốt, tinh thần
minh mẫn, cơ thể mạnh khoẻ là tiền đề vật chất để phát huy cao độ nghị lực
dũng khí cách mạng của mình, cống hiến được nhiều hơn, lâu dài hơn cho đất
nước. Sống cuộc sống vui tươi, lạc quan yêu đời hơn như Hồ Chủ tịch đã dạy:
"Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu
nước"
2.2. Tác dụng đối với trí dục:

-7-


Thơng qua hoạt động TDTT, thân thể khoẻ mạnh, trí nhớ tốt, hạn chế
được sự suy yếu của ký ức, một nhân tố của bộ óc sáng suốt.

-8-


2.3. Tác dụng đối với mỹ dục.

Bồi dưỡng cho học sinh năng lực thưởng thức cái đẹp trong nghệ thuật,
cáy đẹp trong cuộc sống, trong lao động, trong hành vi đạo đức của người
mới XHCN làm cho cơ thể phát triển cân đối, tư thế đi đứng chính xác, tác
phong nhanh nhẹn, hoạt bát, tinh thần sảng khoái lạc quan.
Theo Các Mác: "Việc kết hợp lao động sản xuất với đức dục, thể dục
không những là biện pháp để tăng cường thêm sức sản xuất của xã hội, mà
còn là biện pháp duy nhất để đào tạo những con người phát triển toàn diện".
3. Cơ sở pháp lý.
Trung thành với học thuyết Mác - Lênin, Đảng ta và Hồ Chủ tịch từ
trước đến nay rất chú ý giáo dục toàn diện cho thế hệ thanh thiếu niên, rất
quan tâm đến TDTT. Coi đó là mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục
Cộng sản chủ nghĩa cho thanh thiếu niên.
Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam là một nhà tư tưởng lớn,
nhà văn hoá lớn, sinh thời Bác rất quan tâm đến hoạt động TDTT. Lịch sử đã
chứng minh Bác Hồ là người khai sinh, người sáng tạo nền TDTT cách mạng
nước ta.
Sau khi nước nhà vừa mới độc lập, chính quyền cách mạng cịn non trẻ,
phải đương đầu với mn vàn khó khăn, thù trong, giặc ngồi… Vậy mà với
tầm nhìn chiến lược Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Nha Thể dục trung
ương thuộc Bộ Thanh niên trên cơ sở "Xét vấn đề thể dục rất cần thiết để
tăng bổ sức khoẻ quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam".
Ngay sau đó ngày 27/3/1946 Hồ Chủ tịch lại ra lời kêu gọi tập thể dục.
Người chỉ ra cho nhân dân ta thấy rằng: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước
nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công" và
người cũng chỉ rõ muốn có sức khoẻ thì "nên luyện tập thể dục" và coi đó là

-9-


"bổn phận của người dân yêu nước". Từ năm 1991 theo quyết định của Hội

đồng Bộ trưởng lấy ngày 27/3 hàng năm là "Ngày thể thao Việt Nam".
Nhằm cụ thể hố Nghị quyết đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX của
Đảng về phương hướng phát triển thể dục thể thao. Ngày 23/10/2002 Ban Bí
thư Trung ương Đảng (khố IX) đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-TW về phát
triển TDTT đến năm 2010.
Sau 4 năm thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TW, sự nghiệp TDTT nước ta đã
có bước phát triển mới, tồn diện, chúng hướng, góp phần vào thành tựu
chung của công cuộc đổi mới đất nước, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của
nhân dân.
Tóm lại, Từ các cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn như trình bày ở
trên cho ta thấy việc lưu chọn đề tài của tiểu luận này là hoàn toàn có căn cứ
khoa học.

- 10 -


Chương II
THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THPT BẮC
LƯƠNG SƠN

* Vài nét về trường THPT Bắc Lương Sơn.
Tháng 8 năm 1985 trường được thành lập và được mang tên trường Phổ
thông kỹ thuật Bắc Lương Sơn – huyện Lương Sơn – tỉnh Hịa Bình. Gồm có
4 lớp với 170 học sinh
Đến năm 1990 trường sát nhập trường THCS Yên Bình Và được
mang tên Trường THPT cấp 2 +3 Yên Bình. Tổng số 12 lớp trong đó có 512
học sinh.
Từ năm 2001 trường tách ra từ trường THPT cấp 2 –3 Yên Bình
và được đổi tên thành Trường THPT Bắc Lương Sơn – Hịa Bình.

Tháng 8/2008, do chia tách địa giới hành chính, tồn bộ tỉnh Hà
Tây và một số xã thuộc của huyện Lương Sơn – Hịa Bình sát nhập và thành
phố Hà Nội, trường thuộc huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội.
Trong năm học 2011 -2012 trường có:
+ Cán bộ quản lý:

3

+ Giáo viên:

44

+ Hành chính:

10

+ Tổng số lớp là :

24

+ Tổng số học sinh : 1425
Học sinh của Trường THPT Bắc Lương Sơn 65% là con em dân tộc.
Thuộc 5 xã thuộc huyện Thạch Thất, Quốc Oai (Hà Nội) và một phần học
sinh thuuộc tỉnh Hòa Bình đến học nhờ.
a) Thuận lợi:
- Tập thể sư phạm ln đồn kết, nhất trí trong mọi cơng việc.

- 11 -



- Cán bộ giáo viên ln có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình hăng hái trong cơng việc, thực hiện tốt
quy chế chun mơn.
- Ngồi ra nhà TrườngTHPT Bắc Lương Sơn cịn được sự quan tâm của
các cấp chính quyền từ tỉnh đến địa phương.
b) Khó khăn:
- Đội ngũ giáo viên chưa đủ.
- Đại bộ phận là giáo viên trẻ, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn chưa cao.
- Công tác tự bồi dưỡng chưa thường xuyên.
- Địa bàn là vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí thấp, có ảnh hưởng tới
việc thực hiện xã hội hoá giáo dục.
- Số học sinh giảm, đầu vào thấp .
- Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình.
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên Ban Giám hiệu nhà trường ln
trăn trở, tìm những biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói
chung và giáo dục thể chất nói riêng.
2.1. Đánh giá thực tế đội ngũ giáo viên thể dục ở trường THPT Bắc
Lương Sơn .
Trong giáo dục thể chất, một trong những yếu tố cơ bản là đội ngũ giáo
viên thể dục thể thao, nếu yếu tố này đảm bảo thì cơng tác giáo dục thể chất
sẽ được nâng cao, giáo dục thể chất là một mặt có ý nghĩa quan trọng trong
việc giáo dục con người tồn diện, nó là sự tất yếu khách quan của sự tồn tại
và phát triển của tồn xã hội nói chung và cơng cuộc xây dựng XHCN nói
riêng. Bởi học sinh là chồi non, là mầm sang của đất nước.
Đội ngũ giáo viên TDTT là lực lượng chủ chốt trực tiếp tổ chức quản lý
hoạt động giáo dục thể chất trong các nhà , có thể nói họ là nhân tố đầu tiên
quyết định đến chất lượng giáo dục thể chất, vì vậy nghiên cứu đánh giá thực

- 12 -



trạng đội ngũ giáo viên TDTT về các mặt là một vấn đề quan trọng hàng đầu
trong đánh giá chất lượng công tác giáo dục thể chất hiện nay.

Qua điều tra thu thập thông tin ở trường, tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1. Thống kê số lượng học sinh - giáo viên thể dục
ở Trường THPT Bắc Lương Sơn năm học 2011 -2012
Trường

THPT Bắc
lương sơn

Tổng số
giáo viên

3

Tổng số
học sinh

Trình độ chun mơn
Đại học

1425

3

Cao
đẳng


Trung
cấp

0

0

Ghi chú
01 GV
làm CT
quản lý

Qua bảng ta thấy nhà trường đã có giáo viên TDTT, tuy nhiên số lượng
vẫn còn thiếu so với chỉ tiêu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra số lượng giáo
viên TDTT trên đầu học sinh. Cụ thể 01 giáo viên/635 học sinh, đây là một tỉ
lệ thấp chỉ tính qua đã thấy khối lượng công việc của một giáo viên thể dục là
rất lớn, do vậy không thể đảm bảo nâng cao giáo dục thể chất.
Năm học vừa qua nhà trường phải cử một giáo viên bộ môn khác dạy thể
dục, do khơng có chun mơn nên thầy chỉ ra quản lớp là chủ yếu. Như vậy
có thể khẳng định ở trường giáo viên thể dục còn thiếu, điều này không thể
khắc phục một sớm, một chiều mà không chỉ ngành giáo dục mà còn phải cần
sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng khác.
Đấy là số lượng, cịn chất lượng thì sao, 3 giáo viên thể dục, 1 đồng chí
đại học (làm quản lý) . Chun mơn giảng dạy cịn hạn chế do khối cơng việc
q lớn nên ảnh hưởng đến chất lượng môn học. Để nâng cao chất lượng giáo
dục thể chất của nhà trường bắt buộc giáo viên giảng dạy nói chung và giáo

- 13 -



viên thể dục thể thao nói riêng phải tiếp tục học hồn thiện để nâng cao trình
độ chun mơn, đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Như vậy qua điều tra phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên ở
trườngTHPT Bắc Lương Sơn, chúng ta nhận định rằng: đội ngũ giáo viên
TDTT cịn thiếu, trình độ giáo viên cịn hạn chế, chính vì vậy để nâng cao
chất lượng giáo dục thể chất ở trường , đòi hỏi phải bổ sung ngay lực lượng
giáo viên thể dục thể thao.
2.2. Đánh giá thực tế cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy và
hoạt động thể dục thể thao ở trường THPT Bắc lương sơn.
Trong cơng tác giáo dục thể chất thì hai yếu tố rất quan trọng đó là đội
ngũ giáo viên và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục thể chất, tập
luyện TDTT, ở phần 1 chúng ta đã tìm hiểu về đội ngũ giáo viên phần 2 này
tơi đi tìm hiểu về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.

Qua điều tra tìm hiểu, thu thập số liệu tơi có được kết quả như sau:
Bảng 2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất
ở trường THPT Bắc lương sơn.
STT

Cơ sở vật chất phục vụ

Mức độ
Đủ

dạy học

Thiếu

1


Tài liệu giảng dạy TDTT

2

Sân bãi

Thiếu

3

Dụng cụ

Thiếu

4

Phòng tập đơn giản

Thiếu

Ghi chú

Đủ

Qua bảng 2 điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất ở trường
THPT Bắc lương sơn, tôi thấy rằng.

- 14 -



Về tài liệu giảng dạy đủ, nhìn chung nhà trườngđã coi trọng giáo dục thể
chất cho học sinh. Bởi vì còn thầy giáo chưa đạt chuẩn cho nên cần phải có
đầy đủ tài liệu, nếu khơng sẽ khơng thể đảm bảo yêu cầu của giờ học.
Sân bãi tập tuy đã có song chưa đủ về kích thước, chưa có sân học thể
dục riêng, vẫn phải tận dụng một góc sân nhỏ để làm sân tập luyện, điều này
gây rất nhiều khó khăn tới cơng tác giáo dục thể chất cho học sinh, mặt khác
còn làm ảnh hưởng các giờ lên lớp lý thuyết của các môn học khác, chất
lượng mặt sân khơng bằng phẳng, cịn gồ ghề và khơng có cỏ, điều này cũng
làm ảnh hưởng rất nhiều đến tính tích cực, làm hạn chế hứng thú của học sinh,
hơn nữa sân bãi khơng tốt cịn là ngun nhân gây ra những chấn thương
trong quá trình tập luyện của học sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả của giáo dục
thể chất.
Đây là cơ sở phục vụ, còn về dụng cụ tập luyện? qua điều tra, tìm hiểu
tơi đã thống kê được số liệu ở bảng sau.

- 15 -


Bảng 3. Thực trạng cơ sở vật chất, dụng cụ phục vụ giảng dạy và tập luyện
TDTT ở Trường THPT Bắc Lương Sơn.
STT

Cơ sở vật chất,
dụng cụ tập luyện

Cơ sở vật chất
Số lượng

Thiếu


1

Xà đơn

Thiếu

2

Xà kép

Thiếu

3

Cột nhảy cao

4

Bóng bàn

5

Sân cầu lơng

1 sân

6

Sân bóng chuyền


1 sân

7

Tạ 5kg

5 quả

Thiếu

8

Tạ 3kg

5 quả

Thiếu

9

Đồng hồ bấm dây

2 chiếc

10

Sân bóng đá

1 bộ


Đủ

%

Thiếu
Thiếu
Thiếu
Đủ

Đủ
Thiếu

Qua bảng 3 ta thấy rằng các môn thể thao không thi đấu đối kháng mà
học sinh khơng thi thì nhà trường chưa có dụng cụ thể phục vụ, mới chỉ đáp
ứng được một số cột nhảy cao và 10 quả tạ, tuy nhiên nhiều dụng cụ tập
luyện do trường đặt làm thủ cơng, nên kích thước chất lượng, quy cách
không đúng tiêu chuẩn, điều này làm ảnh hưởng đến cơng tác kiểm tra trình
độ của các em học sinh và đánh giá thể lực của các em khơng được chuẩn.
Các mơn thể thao có thi đấu đối kháng, chúng tôi cũng chỉ đáp ứng được
một nội dung đó là mơn bóng chuyền, vì chi phí khơng cao phù hợp với điều
kiện hồn cảnh của nhà trường. Cịn các nội dung khác như bóng bàn, cầu
lơng do tính phức tạp của các mơn thể thao này, cũng như chi phí lớn, phải có
phịng kê bàn bóng, sân cầu phải ở vị trí tránh gió…. Hơn nữa khả năng
chun mơn của giáo viên cịn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nội dung
chương trình giảng dạy mà cơ bản là cho học sinh học các nội dung của môn

- 16 -


điền kinh. Đây cũng là vấn đề bức xúc mà nhà trường cần sớm có biện pháp

giải quyết.
Với thực tiễn cơ sở vật chất, dụng cụ phục vụ cho công tác giáo dục thể
chất còn nhiều thiếu thốn và hạn chế, bởi vậy chưa phát huy được tính tự giác,
tích cực của học sinh, làm cho các em ngại học giáo dục thể chất, vấn đề này
địi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị
dụng cụ phục vụ môn học giáo dục thể chất ở nhà .
2.3. Đánh giá chất lượng giờ học ở Trường THPT Bắc Lương Sơn.
Để nâng cao chất lượng giờ học thể dục thể thao, điều chủ yếu là tổ chức
giờ dạy bài tập đúng đắn, trên cơ sở chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định, việc đánh giá chất lượng căn cứ vào kết quả của việc dự
giờ và những yêu cầu được đặt ra từ trước, đánh giá những yêu cầu kiến thức,
kỹ năng cơ bản của môn học, lỗi về kiến thức kỹ năng được đánh giá so với
sách giáo khoa, lý luận giáo dục thể chất để đánh giá, khi đánh giá giờ dạy
còn phải chú ý đến thời gian của giờ học và mật độ động là tiêu chí quan
trọng đối với việc tập luyện, thực hành của học sinh.
Từ các vấn đề nêu trên, tôi thấy vai trị quyết định chương trình đào tạo
cùng với chất lượng đào tạo môn học. Qua điều tra, thống kê tìm hiểu tơi thu
được kết quả như sau.

- 17 -


Bảng 4. Nội dung chương trình giáo dục thể chất ở Trường THPT
Bắc Lương Sơn (1 năm)
STT

1
2
3
4

5
6
7
8

Số tiết trên lớp
Nội dung

Lý thuyết
Thể dục
Chạy
Nhảy
Đẩy tạ
ND tự chọn
Ôn tập - kiểm tra-dự phòng
Tổng số

Lớp 10
2
8
12
14
8
14
8
66

Lớp 11
2
8

12
14
8
14
8
66

Lớp 12
2
8
12
14
8
14
8
66

Qua bảng 4 nhà trường đã thực hiện các môn học, số lượng các môn học
chia theo tính phức tạp của từng mơn. Trong đó nội dung điền kinh chiếm tỉ lệ
cũng rất cao, điều đó cho thấy do cơ sở vật chất thiếu thốn, nên giáo viên đã
bố trí cho tập luyện điền kinh nhiều, đáng chú ý là các giờ lý thuyết để truyền
đạt luật, kỹ thuật các mơn thể thao thì ít chú ý, thiếu sự quan tâm. Các môn tự
chọn (các môn bóng) học sinh rất thích học, song cơ sở vật chất lại thiếu, do
vậy ở nội dung này giáo viên giảng dạy chỉ mang tính chất làm quen. Qua đó
ta có thể nhận định rằng chương trình giáo dục thể chất ở trường cịn nghèo
nàn đơn điệu, các mơn học chủ yếu là điều kinh, các môn thể thao các em
thích như bóng đá, cầu lơng thì số giờ học không được nhiều, đây là vấn đề
nan giải của nhà , chính những mặt hạn chế trên đã khơng phát huy được động
cơ và sự hứng thú trong tập luyện của học sinh và làm ảnh hưởng đến chất
lượng giờ học.

Để tìm hiểu cụ thể chất lượng của giờ học TDTT của các em học sinh
trong , tôi đã tiến hành đánh giá kết quả học tập của các em học sinh, thơng
qua điểm trung bình của mơn học.

- 18 -


Bảng 5. Kết quả các môn học thể dục của học sinh Trường THPT Bắc
Lương Sơn
Loại điểm

Năm học 2010 - 2011

Năm học 2011 - 2012

(1020 HS)
Số lượng
Tỉ lệ %

(1425 HS)
Số lượng
Tỉ lệ %

Giỏi

275

27,0

515


36,1

Khá

230

22,4

275

19,2

Trung bình

430

42,0

540

37,9

Yếu

95

9,3

95


6,7

Qua bảng 5 ta thấy nhìn chung điểm trung bình của các em đạt kết quả,
tuy nhiên mới ở mức độ đạt yêu cầu, tỷ lệ điểm khá giỏi ít, trong đó điểm
trung bình nhiều, qua 2 năm chất lượng giáo dục thể chất chưa được nâng lên
đáng kể.
2.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục thể chất.
Phân tích các số liệu từ các bảng tổng hợp trên cho thấy công tác giáo
dục thể chất ở trường còn nhiều hạn chế. Vậy những hạn chế đó là do
những ngun nhân nào? để tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến
chất lượng giáo dục thể chất trong nhà , tôi đã phỏng vấn giáo viên và một
tập thể lớp, kết quả tơi xin trình bày ở bảng sau.
Đối TT

Nguyên nhân

Tỉ lệ %

Đối TT

Nguyên nhân

Tỉ lệ %

tượng 1 Mơn học chưa được coi 35 tượng 1 Có thích học mơn TD 52
phỏng
phỏng
trọng
khơng?

vấn 2 Thiếu cơ sở vật chất
50
70 vấn học 2 Có hứng thú khơng?
giáo
sinh
viên

3 Khơng được BD thường 45
xuyên
4 Lãnh đạo chưa quan tâm

3 Có tập thường xun 46
khơng?

35

4 Có đủ dụng cụ tập 80
khơng?

5 Khả năng bị hạn chế

30

5 Các bài tâp có phù hợp 47
không?

- 19 -


6 Khơng đảm bảo chế độ 25

cho GV.

6 Gia đình có ủng hộ 56
khơng?

Qua kết quả phỏng vấn có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất
lượng giáo dục thể chất song một nguyên nhân có ảnh hưởng lớn nhất là cơ sở
vật chất, thiết bị dụng cụ giảng dạy học tập. Quả thực như vậy, vì thể dục có
nét đặc thù riêng dù có đội ngũ giáo viên có chun mơn cao, giàu kinh
nghiệm, nhiệt tình có trách nhiệm nhưng nếu cơ sở vật chất thiếu thốn thì giáo
dục thể chất cũng không thể đạt hiệu quả cao được.
Một nguyên nhân nữa là đội ngũ giáo viên chưa đạt chuẩn về bằng cấp,
không được bồi dưỡng thường xuyên. Đây là vấn đề nan giải mà trường chưa
giải quyết được, các giáo viên khơng được bồi dưỡng thường xun thì sẽ dẫn
đến lạc hậu so với nội dung và chương trình của mơn học. Ví dụ: cập nhật luật
của các môn không thường xuyên sẽ dẫn đến không nắm được những thay đổi
liên tục của luật, bởi vậy để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thì biện
pháp rất quan trọng là phải có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn cho đội ngũ giáo viên thể dục thể tao.
Một nguyên nhân nữa là do tập thể lãnh đạo chưa thực sự quan tâm chưa
thực sự chú ý đến mơn học này, cịn có tư tưởng coi đây là môn phụ, do vậy
chưa quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và dụng cụ tập luyện cũng như là
bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên. Ngồi ra cịn một số ngun nhân
khác như môn học chưa được coi trọng, khả năng bị hạn chế, kém.
Tóm lại: Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
giáo dục thể chất ở trường THPT Bắc Lương Sơn.

- 20 -



2.5. Nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục thể chất ở Trường THPT Bắc Lương Sơn.
Trên cơ sở của việc nghiên cứu, đánh giá cụ thể về các mặt có liên quan
đến cơng tác giáo dục thể chất của trường cho thấy công tác giáo dục thể chất
đã được tổ chức và triển khai theo đúng tinh thần phát triển giáo dục một cách
toàn diện. Cùng với các mặt giáo dục khác giáo dục thể chất trong trường có
những mặt tiến bộ về chất lượng, phong trào cũng có những chuyển biến mới
đáng kể, từ đó cơng tác giáo dục thể chất đã được một số thành tích nhất định.
Tuy vậy, đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất ở trường, cũng
bộc lộ rất nhiều mặt hạn chế gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý
giáo dục thể chất. Công tác giáo dục thể chất ở các trường học nói chung và ở
trường THPT Bắc Lương Sơn nói riêng cịn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn
về sân bãi, dụng cụ. Đặc biệt sự thiếu hụt về lực lượng giáo viên thể dục thể
thao cùng làm tăng thêm khó khăn cho công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu
quả của công tác giáo dục thể chất. Do vậy nhà trường đã từng bước tháo gỡ
khó khăn để cơng tác giáo dục thể chất có thể đáp ứng được yêu cầu, tích cực
góp phần đào tạo những người chủ tương lai của đất nước, khơng chỉ giàu về
trí tuệ, giỏi về văn hố mà cịn phải có cơ thể cường tráng, trong sáng về đạo
đức, phong phú về tinh thần.
Vấn đề tăng cường công tác chỉ đạo nhằm nâng cao giáo dục thể chất
trong nhà trường đang là một đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn nay. Để thực
hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục và đào tạo con người phát triển tồn diện.
Đối với trường THPT Bắc Lương Sơn, đóng trên địa bàn các xã khó
khăn thì vấn đề trên càng cấp bách hơn bao giờ hết, nhằm mục tiêu đào tạo
các thế hệ thanh niên huyện Lương Sơn có đủ các phẩm chất trí lực, thể lực,
đạo đức,… xứng đáng là lực lượng nịng cốt xây dựng cơng trình thuỷ điện

- 21 -



Hồ Bình lớn nhất cả nước và Đơng Nam Á để tìm hiểu và xác định cụ thể
các biện pháp giải quyết công tác giáo dục thể chất, nâng cao chất lượng giờ
học thể dục để vận dụng và tổ chức thực hiện ở trường tôi đã khảo sát,
tham khảo phỏng vấn 5 giáo viên thể dục thể thao ở hai trường trong
huyện, kết quả phỏng vấn tơi trình bày ở bảng sau:

- 22 -


Bảng 7. Các biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
thể chất ở trường THPT Bắc Lương Sơn
STT

Kết quả phỏng vấn
Số phiếu tán
Tỉ lệ%
thành

Biện pháp

1

Đào tạo đội ngũ GV cả về chất và lượng

5

100

2


Đầu tư cơ sở vật chất cho môn học

4

80

3

Kết hợp chặt chẽ giữa 2 ngành TD-TT

3

60

4

Tăng cường sự quan tâm của các cấp uỷ đảng

3

60

4

80

5

Tăng cường phổ biến lợi ích của việc tập
luyện TDTT


6

Soạn thảo chương trình phù hợp

2

40

7

Kiểm tra đánh giá

4

80

Qua kết quả phỏng vấn trên, tôi đã chọn ra 4 biện pháp có tỉ lệ phần trăm
tán thành cao hơn cả.
+ Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên TDTT cả về chất và lượng.
+ Đầu tư và tạo cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy.
+ Tuyên truyền phổ biến lợi ích của việc tập luyện TDTT.
+ Thường xuyên kiểm tra đánh giá giờ học thể dục.

Kết luận:
Với những thực trạng như đã nêu ở trên ta thấy rằng:
- Đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa yếu.
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu nội dung của bộ môn.
- Môn học chưa nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.
- Chất lượng giờ học còn yếu.


- 23 -


Chương III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THPT BẮC LƯƠNG SƠN

3.1. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên TDTT ở trường THPT Bắc
Lương Sơn đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng.
Tăng cường các hình thức đào tạo, tại chức, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn
nhằm bổ túc và trang bị thêm những kiến thức hiện tại và thực tiễn cho đội
ngũ giáo viên. Nhà trường cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên
để cán bộ giáo viên có cơ hội đổi mới kiến thức theo nhu cầu cá nhân người
dạy và tiêu chuẩn hoá giáo viên của Bộ tổ chức các hình thức đào tạo liên
thơng giữa địa phương với các trường sư phạm TDTT như một số tỉnh đã và
đang làm.
Tổ chức giáo viên có định hướng về khoa học, hàng năm có chỉ tiêu yêu
cầu đi học, có hỗ trợ thêm một phần kinh phí, hoặc nhận việc sau khi ra , có
u cầu mục tiêu cụ thể của từng chuyên ngành đào tạo, sao cho hợp lý và
đồng bộ. Có được như vậy thì đội ngũ giáo viên thể dục thể thao ở trường
mới đáp ứng được yêu cầu tình hình hiện nay.
3.2. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ TDTT phục vụ cho
hoạt động giảng dạy và học tập.
Đây là một biện pháp rất quan trọng và cấp bách, đòi hỏi Ban Giám hiệu
nhà trường phải thực hiện ngay, trước hết phải thay một số dụng cụ tập luyện
đã cũ khơng đúng quy cách, tiêu chuẩn, bởi vì nếu tiếp tục tập luyện với
những dụng cụ kém chất lượng sẽ dễ gây ra những chấn thương mà hậu quả
sẽ khôn lường. Không những không nâng cao được thành tích cho học sinh


- 24 -


mà ngược lại sẽ làm cho các em chán nản, sợ sệt, khơng có hứng thú tập
luyện.
Nhà trườngphải có kế hoạch tu sửa, khắc phục và mua sắm dụng cụ ngay.
Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, vì thế có thể
động viên khuyến khích Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, ủng hộ đóng
góp xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dụng cụ nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục thể chất ở nhà .
3.3. Tăng cường tuyên truyền phổ biến lợi ích của việc tập luyện TDTT.
Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống
văn hố, đạo đức người Việt Nam, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ,
giáo viên, các em học sinh và nhân viên trong vùng biết vai trị và lợi ích của
thể dục thể thao đối với đời sống con người.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng
về đường lối quan điểm của TDTT của Đảng, hướng dẫn tập thể dục thể thao,
tổ chức các phong trào thi đua rèn luyện thân thể một cách rộng rãi. Xây dựng
các tổ bộ môn thể thao, lớp thể thao, câu lạc bộ thể thao. Góp phần đào tạo thế
hệ thanh niên thành những người "phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về
thể chất, phong phú về tinh thần trong sáng về đạo đức" đây là mục tiêu của
giáo dục thể chất vừa mang tính nhân văn vừa mang tính hiện thực.
3.4. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá.
3.4.1. Trình độ nghiệp vụ tay nghề:
Nhằm đánh giá năng lực, tài năng của giáo viên, xét trên hai mặt:
- Trình độ nắm kiến thức kỹ năng cần giảng cho học sinh, nắm được yêu
cầu của từng bài và toàn bộ chương trình.
- Trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục.

- 25 -



×