Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2013 2015. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------ĐINH THỊ QUÂN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT TRÊN ĐỊA
BÀNHUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2013 – 2015”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2012 - 2016

Giảng viên hƣớng dẫn

: Th.S Trƣơng Thành Nam

Khoa Quản lý Tài nguyên - Trƣờng Đại học Nông Lâm


Thái Nguyên 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------ĐINH THỊ QUÂN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT TRÊN ĐỊA
BÀNHUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2013 – 2015”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2012 - 2016

Giảng viên hƣớng dẫn


: Th.S Trƣơng Thành Nam

Khoa Quản lý Tài nguyên - Trƣờng Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên 2016


LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là thời gian để mỗi sinh viên sau khi học tập, nghiên
cứu tại trƣờng có điều kiện củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đây
là giai đoạn không thể thiếu đƣợc đối với mỗi sinh viên các trƣờng đại nói chung
và sinh viên Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng.
Với lòng kính trọng và biết ơn, em xin cảm ơn thầy giáo Th.S Trƣơng
Thành Nam đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực
hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm
Quản lý tài nguyên, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã truyền đạt
cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và rèn
luyện tại trƣờng.
Em xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo UBND, Phòng Tài Nguyên và Môi
trƣờng huyện Văn Chấn, các cán bộ, nhân viên đang công tác tại phòng Tài
nguyên và Môi Trƣờng huyện Văn Chấn đã giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực tập tốt nghiệp.
Trong quá trình học tập và làm đề tài tốt nghiệp, em đã cố gắng hết mình
nhƣng do kinh nghiệm còn thiếu và kiếm thức còn hạn chế nên khóa luận tốt
nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng


năm 2016

Sinh viên

Đinh Thị Quân


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cả nƣớc ........................... 7
Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên cả nƣớc ...................... 9
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Văn Chấn năm 2013 – 2015 .... 53
Bảng 4.3: Kết quả giao đất theo mục đích sử dụng của Huyện Văn Chấn..... 55
Bảng 4.4. Kết quả giao đất ở không thu tiền sử dụng đất huyện Văn Chấn giai
đoạn 2013- 2015........................................................................................... 55
Bảng 4.5 Kết quả giao đất ở có thu tiền sử dụng đất của huyện Văn Chấn giai
đoạn 2013- 2015........................................................................................... 56
Bảng 4.6. Kết quả giao đất chuyên dùng của huyện Văn Chấn ..................... 56
giai đoạn 2013- 2015 .................................................................................... 56
Bảng 4.7: Kết quả giao đất theo đơn vị hành chính....................................... 58
huyện Văn Chấn giai đoạn 2013-2015 .......................................................... 58
Bảng 4.8: Kết quả giao đất theo thời gian của huyện Văn Chấn ................... 59
giai đoạn 2013-2015 ..................................................................................... 59
Bảng 4.9: Kết quả giao đất so với nhu cầu xin giao đất của huyện ............... 60
Văn Chấn giai đoạn 2013-2015 .................................................................... 60
Bảng 4.10: Ý kiến của ngƣời dân về công tác giao đất trên địa bàn huyện Văn
Chấn giai đoạn 2013-2015............................................................................ 60
Bảng 4.11: Kết quả cho thuê đất theo mục đích sử dụng của huyện.............. 61
Văn Chấn giai đoạn 2013-2015. ................................................................... 61

Bảng 4.12: Kết quả cho thuê đất theo đơn vị hành chính của huyện ............. 62
Văn Chấn giai đoạn 2013-2015. ................................................................... 62
Bảng 4.13: Kết quả cho thuê đất theo đối tƣợng sử dụng của huyện ............. 63
Văn Chấn giai đoạn 2013-2015 .................................................................... 63


Bảng 4.14: Kết quả thuê đất theo thời gian của huyện Văn Chấn ................. 63
giai đoạn 2013-2015 ..................................................................................... 63
Bảng 4.15: Kết quả cho thuê đất so với nhu cầu xin thuê đất của huyện Văn
Chấn giai đoạn 2013-2015............................................................................ 64
Bảng 4.16: Ý kiến của ngƣời dân về công tác thuê đất trên địa bàn huyện Văn
Chấn giai đoạn 2013-2015............................................................................ 64


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Nhóm đất phân theo mục đích sử dụng ........................................... 34
Hình 4.2 Nhóm đất Phân theo sự hình thành .................................................. 35
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện Mức độ tăng trƣởng cao nhất từ trƣớc tới nay .... 39
Hình 4.4: Biểu đồ Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2013-2015 ................................. 40
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất đai giai đoạn ........................ 54
năm 2013 – 2015 của Huyện Văn Chấn. ........................................................ 54


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

QĐ – UBND

: Quyết định - Ủy ban nhân dân

NĐ – CP


: Nghị định – Chính phủ

TT
BTNMT

: Thông tƣ
: Bộ tài nguyên môi trƣờng

BTC
TTLT
BTP
PTNT
TTNT
BTS
THVN
THCS
THPT
KĐKKV

: Bộ tài chính
: Thông tƣ liên tịch
: Bộ tƣ pháp
: Phát triển nông thôn
: Thị trấn nông trƣờng
: Bộ thu sóng
: Truyền hình việt nam
: Trung học cơ sở
: Trung học phổ thông
: Khám đa khoa khu vực


NN & PTNT

: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

HĐND
GP-TTĐT

: Hội đồng nhân dân
: Giấy phép- thông tin điện tử


MỤC LỤC

Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2 Nội dung nghiên cứu ................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Nội dung tổng quát ................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Nội dung nghiên cứu .............................. Error! Bookmark not defined.
1.3. Ý nghĩa của đề tài ..................................... Error! Bookmark not defined.
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ................................................................. 4
2.1.1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu. ................................................................. 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu. .............................................................. 6
2.1.3. Cơ sở pháp lí của nghiên cứu. ............................................................... 11
2.1.4 . Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giao
đất, cho thuê đất .............................................................................................. 13
2.2 Khái quát về vấn đề nghiên cứu ................................................................ 27
2.3 Những kết quả nghiên cứu về giao đất , thu hồi đất ................................ 27
2.3.1 Kết quả nghiên cứu về giao đất, thu hồi đất trên Thế Giới. .................. 27

2.3.2. Kết quả nghiên cứu về giao đất, thu hồi đất ở Việt Nam...................... 28
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 29
3.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 29
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 29
3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất huyện Văn Chấn. . 29
3.3.2 Công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai .................................................... 30
3.3.3 Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Văn Chấn
giai đoạn 2013-2015 ........................................................................................ 30


3.3.4 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp đối với
công tác giao đất, cho thuê đất của huyện Văn Chấn. .................................... 30
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 30
3.4.1 Thu thập số liệu thứ cấp ......................................................................... 30
3.4.2 Thu thập số liệu sơ cấp........................................................................... 30
3.4.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 30
3.4.3. Phƣơng pháp sử dụng biểu đồ ............................................................... 30
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 32
4.1 Kết quả nghiên cứu ................................................................................... 32
4.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 32
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................... 32
4.1.2. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 33
4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 38
4.1 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cƣ nông thôn ....................... 41
4.2.1 Thực trạng phát triển đô thị.................................................................... 41
4.2.2 Thực trạng phát triển các khu dân cƣ nông thôn.................................... 42
5.1 Hạ tầng xã hội ........................................................................................... 43
4.3 Thực trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai của huyện Văn Chấn.
......................................................................................................................... 46

4.3.1 Công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai .................................................... 46
4.3.2. Thực trạng sử dụng đất năm 2013 - 2015 ............................................. 53
4.4 Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Văn Chấn giai
đoạn 2013 – 2015. ........................................................................................... 54
4.4.1 Đánh giá công tác giao đất ..................................................................... 54
4.4.2 Đánh giá công tác cho thuê đất .............................................................. 61
4.4.4 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp đối với
công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Văn Chấn giai đoạn 20132015. ................................................................................................................ 65


Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 67
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 67
5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 69


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý
giá của mỗi quốc gia. Đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện tối thiểu
đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giúp xã hội không ngừng phát triển.Cho
nên việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai là một vấn đề hết sức
quan trọng. Đất đai có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội sâu sắc trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. là thành phần quan trọng của môi trƣờng
sống, là địa bàn để phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các cở sở kinh tế, văn
hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh. Con ngƣời luôn quan tâm đặc biệt tới
nguồn tài nguyên này vì đất đai có vai trò quan trọng đi đôi với sự phát triển

của xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất đai càng lớn trong
khi diện tích đất thì có hạn.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nƣớc đang chuyển mình đổi
mới nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc đã làm
cho nền kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ cùng với rất nhiều vấn đề nhƣ dân
số, phát triển công nghiệp, dịch vụ… thì nhu cầu về đất đai ngày càng tăng,
đặc biệt là quá trình đô thị hóa đã làm cho quá trình sử dụng đất có nhiều biến
động lớn. Thị trƣờng đất đai cũng trở nên sôi động và khó kiểm soát, đất đai
trở thành nguồn vốn, nguồn động lực để phát triển kinh tế.
Chính vì vậy, việc sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên
này là một yêu cầu rất cấp bách. Do đó, để thấy đƣợc phần nào tình hình quản
lý đất đai thông qua công tác giao đất, cho thuê đất đối với các đối tƣợng sử
dụng đất theo các nội dung hƣớng dẫn trong Luật Đất đai, ta cần đánh giá một
cách khách quan để có những nhận xét chính xác nhất. Đánh giá công tác giao
đất và cho thuê đất nhằm tìm ra những thiếu sót và tồn tại để đề xuất các giải
pháp khắc phục sao cho việc quản lý và sử dụng đất hiệu quả. . Vì vậy, đánh


2

giá công tác giao đất, cho thuê đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và có
ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc.
Điều đó càng quan trọng trong bối cảnh của huyện Văn Chấn,Tỉnh Yên
Bái, một huyện đang phát triển với nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng.
Chính vì vậy, việc đánh giá công tác quản lý đất đai nói chung, công tác giao
đất cho thuê đất trên địa bàn huyện nói riêng để thấy đƣợc những thuận lợi,
khó khăn, tìm ra các nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục làm
tăng hiệu quả trong quá trình sử dụng đất là rất cần thiết.
Áp dụng Luật đất đai 2013 có hiệu lực từ ngày 1/7/2014. Chính thức có
hiệu lực.

Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết và thực tế đó, đƣợc sự nhất trí
của Ban giám hiệu nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm Quản lý tài nguyên, em tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất trên địa
bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013 - 2015”.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2. Nội dung nghiên cứu
2.1 Nội dung tổng quát
- Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh
Yên Bái giai đoạn 2013 – 2015.
- Đánh giá những thuận lơi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp đối với
công tác giao đất, cho thuê đất của huyện Văn Chấn từ đó đề xuất hƣớng giải
quyết để khắc phục mặt yếu kém, phát huy những mặt đã đạt đƣợc để công
tác giao đất, cho thuê đất đạt hiệu quả cao nhất.
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Nắm đƣợc những quy định trong các văn bản pháp luật về công tác giao đất,
cho thuê đất .
- Các số liệu điều tra thu thập và sử dụng phải khách quan, trung thực và
chính xác.
- Đánh giá chính xác kết quả giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện giai
đoạn 2013 – 2015.
- Tìm ra các mặt hạn chế, đề xuất các hƣớng giải quyết có tính khả thi với tình
hình địa phƣơng.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu:

- Tìm hiểu và nắm vững các kiến thức về Luật Đất đai nói chung, công tác
giao đất, cho thuê đất nói riêng.
- Giúp sinh viên gắn lý thuyết với thực tiễn để củng cố thêm cho bài học trên
lớp.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn:


4

- Tìm ra những mặt đạt đƣợc và hạn chế của công tác quản lý nhà nƣớc về đất
đai, công tác giao đất, cho thuê đất của địa phƣơng từ đó đƣa ra cách khắc
phục khó khăn trong thời gian tới.
4. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận của nghiên cứu.
Từ 1/7/2014, Luật đất đai năm 2013 chính thức có hiệu lực.
Luật Đất đai năm 2013 có 14 chƣơng, 212 điều, tăng 7 chƣơng, 66 điều
so với Luật Đất đai năm 2003. Trong đó, Luật Đất đai năm 2013 đã bổ sung
quy định trƣờng hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất là tài sản chung của nhiều ngƣời thì cấp mỗi ngƣời một giấy
chứng nhận, hoặc cấp chung một sổ đỏ và trao cho ngƣời đại diện. Trƣờng
hợp đất là tài sản chung của vợ chồng thì giấy chứng nhận ghi cả họ, tên vợ
và họ, tên chồng, nếu giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc
chồng thì đƣợc cấp đổi sang giấy chứng nhận mới để ghi cả họ, tên vợ và họ,
tên chồng nếu có nhu cầu.
Về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ, Luật quy định cụ thể về
những trƣờng hợp thật cần thiết mà Nhà nƣớc phải thu hồi đất vì mục đích
quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
nhƣ quy định tại Điều 54 của Hiến pháp. Quy định giá đất bồi thƣờng không
áp dụng theo bảng giá đất mà áp dụng giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết
định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Bên cạnh đó, yêu cầu về bảo đảm

sinh kế cho ngƣời có đất thu hồi đã đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ hơn
trong Luật sửa đổi thông qua quy định về các khoản hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu
hồi đất nhƣ hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi
nghề và tạo việc làm; hỗ trợ tái định cƣ đối với trƣờng hợp thu hồi đất mà
phải di chuyển chỗ ở và một số khoản hỗ trợ khác.
Luật quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn, trách nhiệm của
Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai; thống nhất quản lý về đất


5

đai, chế độ quản lý, sử dụng đất đai; quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất
đối với đất đai thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Luật Đấu thầu ƣu tiên phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm cho
ngƣời lao động trong nƣớc, ƣu đãi đối với nhà thầu và hàng hóa sản xuất
trong nƣớc. Đồng thời từng bƣớc giúp nhà thầu Việt Nam từng bƣớc tiếp
nhận công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tự chủ, nâng cao năng lực,
sức cạnh tranh để tiến tới nhà thầu độc lập thực hiện các gói thầu lớn, công
nghệ cao, phức tạp tại thị trƣờng Việt Nam cũng nhƣ thị trƣờng thế giới.
Các nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai
Luật Đất đai 2013 quy định: Nhà nƣớc thống nhất quản lý về đất đai,
theo đó các nội dung quản lý về đất đai bao gồm:
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.
b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
c) Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ hành chính , bản đồ hiện trạng sử dụng
đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều
tra xây dựng giá đât.
d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

đ) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
e) Quản lý việc bồi thƣờng , hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất.
g) Đăng ký đất đai, lập quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
h) Thống kê, kiểm kê đất đai.
i) Quản lý hành chính về đất đai và giá đất
k) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử
dụng đất.


6

l) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
m) Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
n) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
quản lý sử dụng đất đai.
u) Quản lý hoạt động về dịch vụ đất đai. (Điều 22 Luật Đất đai, 2013)
4.2 Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu.
Hiện trạng sử dụng đất
Theo báo cáo Tổng điều tra đất đai năm 2010, tổng diện tích các loại
đất kiểm kê của cả nƣớc là 33.093.857 ha. Theo mục đích sử dụng, đất đƣợc
phân thành 3 nhóm chính: đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp; đất chƣa sử dụng.
Tình hình sử dụng đất của nƣớc ta cụ thể nhƣ sau:
Một là, hiện trạng và biến động đất nông nghiệp trên cả nƣớc: Tổng
diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nƣớc năm 2010 là 26.100.160 ha, tăng
5.179.385 ha (gấp 1,25 lần) so với năm 2000. Trong đó, lƣợng tăng chủ yếu ở
loại đất lâm nghiệp (tăng 3.673.998 ha) và loại đất sản xuất nông nghiệp (tăng
1.140.393 ha).



7

Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cả nƣớc
Chỉ tiêu

Diện tích (ha)
Năm 2000 Năm 2005

Biến động (ha)
200020052005
2010
Tổng diện tích 20.939.679 24.822.560 26.100.160 3.882.881 1.277.600
đất nông
nghiệp
Đất sản xuất 8.977.500 9.415.568 10.117.893 438.068
702.325
nông nghiệp
Đất lâm
nghiệp
Đất nuôi trồng
thuỷ sản
Đất làm muối
Đất nông
nghiệp khác

Năm 2010

20002010

5.160.481

1.140.393

11.575.027 14.677.409 15.249.025 3.102.382

571.616

3.673.998

367.846

700.061

690.218

332.215

-9.843

322.372

18.904
402

14.075
15.447

17.562
25.462


-4.829
15.045

3.487
10.015

-1.342
25.060

Nguồn: Tổng điều tra đất đai năm 2000, năm 2005 và năm 2010
Biến động sử dụng đất nông nghiệp đƣợc thể hiện trên các điểm sau:
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp cả nƣớc có sự gia tăng tƣơng đối,
giai đoạn 2000-2010, tăng bình quân 114.000 ha/năm. Sự gia tăng này có thể
đến từ việc mở rộng một phần quỹ đất chƣa sử dụng, khai phá rừng, đất lâm
nghiệp...
Trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa có sự
suy giảm đáng kể (trên 340.000 ha), trung bình mỗi năm giảm trên 34.000 ha.
Có 41/63 tỉnh giảm diện tích đất trồng lúa. Nguyên nhân giảm chủ yếu do
chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại đất nông nghiệp khác,
nhƣ: đất trồng rau, màu hoặc trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê), trồng
cây cảnh, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản và các loại đất phi nông nghiệp
(công trình công cộng, phát triển đô thị và các khu dân cƣ nông thôn, hoặc đất
sản xuất, kinh doanh).
- Giai đoạn 2000-2005, diện tích đất lâm nghiệp tăng nhanh, từ
11.575.027 ha lên 14.677.409 ha, bình quân hằng năm tăng trên 620.000 ha
và mức tăng trƣởng này giảm nhẹ trong giai đoạn kế tiếp. Đất lâm nghiệp của
cả nƣớc năm 2010 tăng 571.616 ha so với năm 2005, tính chung cho cả giai



8

đoạn diện tích đất lâm nghiệp tăng 3.673.998 ha. Nguyên nhân tăng chủ yếu
do các địa phƣơng đã đẩy mạnh việc giao đất để trồng hoặc khoanh nuôi phục
hồi rừng, cùng với đó là do quá trình đo đạc, vẽ bản đồ địa chính đất lâm
nghiệp đƣợc xác định lại chính xác hơn.
So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố,
thì tổng diện tích đất lâm nghiệp cả nƣớc đạt 96,3%, thấp hơn quy hoạch đƣợc
duyệt là 595.059 ha, trong đó có 35 tỉnh không hoàn thành chỉ tiêu quy hoạch.
- Trong 5 năm đầu (2000-2005), diện tích đất nuôi trồng thủy sản có sự
tăng trƣởng mạnh tăng từ 367.846 ha lên 700.061 ha, bình quân hàng năm
tăng khoảng 66.500 ha. Giai đoạn 5 năm tiếp theo (2006-2010) giảm 9.843
ha . Năm 2010, diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm 2,64% trong tổng cơ
cấu đất nông nghiệp.
So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố,
tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản của cả nƣớc (không tính diện tích nuôi
trồng thủy sản kết hợp) thực tế thấp hơn 124.392 ha (đạt 84,72% so với quy
hoạch đƣợc duyệt).
Hai là, hiện trạng và biến động đất phi nông nghiệp:
Diện tích đất phi nông nghiệp trên cả nƣớc có mức tăng trƣởng tƣơng
đối nhanh và tuyến tính trong vòng một thập niên qua. Trung bình mỗi năm,
diện tích đất phi nông nghiệp gia tăng thêm khoảng 82.000 ha và tốc độ tăng
trƣởng bình quân hằng năm ở mức xấp xỉ 29%.
Tổng diện tích nhóm đất chuyên dùng gia tăng mạnh nhất trong giai
đoạn 2005-2010 (722.277 ha); tiếp theo là diện tích đất ở, tăng 237.300 ha;
đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng 7.200 ha; đặc biệt, nhóm đất sông suối và mặt
nƣớc chuyên dùng giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng trên 1 triệu ha vào năm
2010. Đất tôn giáo, tín ngƣỡng cũng có sự gia tăng đáng kể, tăng trên 1.800
ha sau 5 năm, từ năm 2005 đến năm 2010.



9

Bảng 1.2Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên cả nƣớc
Chỉ tiêu
Năm

Năm 2005

Năm 2010

2000
Tổng diện tích
Đất ở
Đất chuyên

Biến động (ha)

Diện tích (ha)

tăng (+), giảm (-).
2000-

2005-2010 2000-2010

2005

2.850.298 3.232.715

3.670.186


+382.417 + 437.471

+819.888

443.178

680.477

+155.250 + 82.049

+237.299

1.794.479

+311.564 + 410.713

+722.277

598.428

1.072.202 1.383.766

dùng
Đất tôn giáo,

12.804

14.620


+1.816

97.052

100.939

+3.311

+3.887

+7.198

1.075.736

-5.642

-61.709

-67.351

3.936

+3.221

+715

+3.936

tín ngƣỡng
Đất nghĩa


93.741

trang, nghĩa
địa
Đất sông suối

1.143.087 1.137.445

và mặt nƣớc
chuyên dùng
Đất phi nông

3.221

nghiệp khác

Nguồn: Tổng điều tra đất đai năm 2000, năm 2005 và năm 2010
- Đất ở: Giai đoạn 2000-2005, diện tích đất ở tăng trƣởng nhanh, từ
443.178 ha lên 598.428 ha, bình quân mỗi năm tăng trên 31.000 ha và ở mức
trên 7%/năm. Tốc độ này đã tăng trƣởng chậm lại trong vòng 5 năm 20052010, tuy nhiên vẫn còn ở mức tƣơng đối cao (3%/năm), trung bình mỗi năm
tăng trên 16.000 ha. Đây là một con số không nhỏ!
- Đất chuyên dùng: Giai đoạn 2000-2005, đất chuyên dùng trên cả nƣớc
tăng từ 1.072.202 ha lên 1.383.766 ha, bao gồm: đất trụ sở cơ quan, công


10

trình sự nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng, tăng 213.473 ha so với năm 2000.

So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố,
thì tổng diện tích đất chuyên dùng cả nƣớc mới thực hiện đƣợc 94,28% mức
quy hoạch đƣợc duyệt là 108.405 ha. Trong đó, kết quả thực hiện quy hoạch
sử dụng đất khu công nghiệp chỉ đạt 53,8%, thấp hơn 83.691 ha so quy hoạch
đƣợc duyệt.
- Các loại đất khác: Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng đã có sự
suy giảm đáng kể trong cơ cấu đất phi nông nghiệp. Năm 2000, diện tích đất
sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng chiếm tỷ trọng trên 40% trong tổng cơ
cấu đất phi nông nghiệp, thì tỷ lệ này năm 2010 chỉ còn trên 29%, giảm
khoảng 67.400 ha.
Giai đoạn 2000-2010, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng trƣởng
tƣơng đối nhanh ở mức 8%/năm, tăng từ 93.700 ha năm 2000 lên tới 101.000
ha vào năm 2010 và chiếm 3,29% trong tổng cơ cấu diện tích đất phi nông
nghiệp. Tình trạng lập mồ mả tự do, phân tán trong đất canh tác, ngoài quy
hoạch sử dụng đất diễn ra phổ biến, ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp và
vệ sinh môi trƣờng. Do vậy, vấn đề quy hoạch và định mức sử dụng đất nghĩa
trang, nghĩa địa đang nổi lên cấp bách ở tất cả các địa phƣơng, cần phải giải
quyết trong thời gian tới.
Ba là, hiện trạng và biến động đất chưa sử dụng:
Thực tế, diện tích đất chƣa sử dụng đã giảm nhanh, mạnh và đáng kể
sau một thập niên. Chỉ sau 5 năm từ năm 2000-2005, diện tích đất chƣa sử
dụng đã giảm một nửa từ 10.027.265 ha xuống còn 5.065.884 ha. Năm 2000,
diện tích đất chƣa sử dụng chiếm tới 30,5% trong tổng cơ cấu đất đai (gần 2/3
diện tích cả nƣớc), thì năm 2005 con số này chỉ còn 15,3%, đến năm 2010 con
số này là 10%. Những con số này cho thấy, quỹ đất đai chƣa sử dụng không


11

còn nhiều. Ngay cả những cánh rừng nguyên sinh cũng đã bị tàn phá nhiều để

phục vụ cho các mục đích mƣu sinh của con ngƣời.
4.3 Cơ sở pháp lí của nghiên cứu.
Các văn bản pháp luật của nhà nước
- Luật đất đai 2013 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2014 của Chính
phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất Đai 2013. Gồm 103 điều.
-Nghị định só 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính
Phủ quy định về giá đất. gồm 24 điều.
- Nghị đinh số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính Phủ quy
định về thu tiền sử dụng đất. gồm 23 điều.
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 nam 2014 của Chính
phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc. gồm 34 điều.
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính
phủ quy định về bồi thƣờng, hô trợ;tái định cứ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. gồm
36 điều.
- Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Chính
phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Gồm 38 điều.
- Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2014 của
Chính phủ quy định về khung giá đất. gồm 7 điều.
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính
phủ về Quản lý , sử dụng đất trồng lúa. Gồm 15 điều.
- Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 03 năm 2013 của Chính
Phủ quy định về chức năng ,nhiệm vụ , quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Tài Nguyên và Môi Trƣờng. gồm 6 điều.
- Thông tƣ số 30/2014/ TT- BTNMT ngày 02 thang 06 năm 2014 của
Bộ Trƣởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng quy định về hồ sơ giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất , thu hồi đất. gồm 15 điều.


12


- Thông tƣ số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 06 năm 2014 của Bộ
trƣởng Bộ Tài chính Hƣớng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐCP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng
đất. gồm 19 điều.
- Thông tƣ số 77/2014/TT-BTC này 16 tháng 06 năm 2014 của Bộ
trƣởng Bộ tài Chính Hƣớng dẫn một số nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15
tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt
nƣớc . gồm 20 điều.
- Thông tƣ số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 thang 06 năm 2014 của Bộ
trƣởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng quy định chi tiết về Phuong pháp định
gia đất ; xây dựng , điều chỉnh bảng giá đất ; định giá đất cụ thể và tƣ vấn xác
định giá đất. gồm 38 điều.
- Thông tƣ số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2014 của Bộ
trƣởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng quy định chi tiết về bồi thƣờng , hỗ
trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất . gồm 16 điều.
- Thông tƣ số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ
Tài Nguyên và Môi Trƣờng Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 1 tháng 05 năm 2014
của Chính Phủ . gồm 26 điều.
- Thông tƣ liên tịch số 14/2015.TTLT-BTNMT-BTP ngày 14 tháng 04
năm 2015 của Bộ trƣởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng, Bộ Trƣởng Bộ Tƣ
Pháp quy định về việc tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao
đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất. gồm 16 điều.
Các văn bản pháp luật của tỉnh Yên Bái
- Quyết định số 16/QĐ – UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Yên
Bái. Quy định chi tiết thi hành một số điều , khoản của Luật đất đai
- Quyết định số 17/ QĐ – UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Yên
Bái. Quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật đất đai.



13

- Quyết định số 19/QĐ – UBND tỉnh Yên Bái. Quy định chi tiết thi
hành một số điều,khoản của Luật đất đai.
- Quyết định số 20/QĐ – UBND tỉnh Yên Bái. Quy đinh chi tiết thi
hành một số điều,khoản của Luật đất đai
4.4 Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giao
đất, cho thuê đất
4.4.1 Một số quy định trong công tác giao đất và cho thuê đất và đối tượng
được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử
dụng đất và chuyển sang thuê đất.
Giao đất, cho thuê đất là quyền của công dân Việt Nam đƣợc thừa nhận
tại khoản 2 Điều 54 Hiến pháp năm 2013: “Tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc
giao đất, cho thuê đất…” Nhƣng để thực hiện đƣợc việc phân giao quyền này
một cách công bằng, hiệu quả và tránh lãng phí quỹ đất là việc không đơn
giản. Luật Đất đai năm 2013 đã tách nội dung “Giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất” thành một chƣơng riêng có 9 Điều (từ Điều 52 đến
Điều 60). Về cơ bản, các quy định từ Điều 52 đến Điều 60 Luật Đất đai năm
2013 kế thừa những nội dung của các quy định từ Điều 31 đến Điều 37Luật
Đất đai năm 2003 có sửa đổi, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với tinh
thần đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc và phù hợp với xu thế hội nhập.
So với quy định của Luật Đất đai năm 2003, pháp luật hiện hành tăng cƣờng
hơn việc vận hành các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trƣờng, tiến tới xóa bỏ
bao cấp trong quản lý, sử dụng đất đai thông qua các quy định thu hẹp các
trƣờng hợp đƣợc Nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có
thu tiền sử dụng đất, chuyển cơ bản sang áp dụng hình thức thuê đất; thực
hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất khi giao đất có thu tiền sử dụng đất,
cho thuê đất.
Ngoài ra, các quy định này còn nhằm thiết lập sự bình đẳng trong việc
tiếp cận đất đai, thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất giữa nhà



14

đầu tƣ trong nƣớc và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cho phù hợp với yêu cầu hội nhập
và thu hút đầu tƣ, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, cụ thể:
a,Về giao đất không thu tiền sử dụng đất
Khái niệm đất xây dựng trụ sở cơ quan và đất xây dựng các công trình
sự nghiệp trong Luật Đất đai năm 2003 (Điều 88) và trong Luật Đất đai năm
2013 (Điều 147) cơ bản không thay đổi nhƣng Luật Đất đai năm 2013 khi quy
định về đối tƣợng đƣợc giao đất không thu tiền sử dụng đất đã chia đất xây
dựng trụ sở cơ quan và đất xây dựng các công trình sự nghiệp ra thành hai
nhóm có địa vị pháp lý khác biệt nhau chứ không gộp chung vào một nhóm
nhƣ Luật Đất đai năm 2003.
Cụ thể, các tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ về mặt tài chính không
đƣợc thực hiện giao đất không thu tiền sử dụng đất nhƣ Luật Đất đai năm
2003 mà phải chuyển sang thuê đất. Đối chiếu với quy định này thì các đơn vị
sự nghiệp sẽ phải chuyển sang thuê đất, các trƣờng học, bệnh viện tự chủ về
mặt tài chính… đều phải chuyển sang thuê đất. Quy định này làm rõ hơn quan
điểm của Nhà nƣớc về việc xóa bỏ bao cấp trong quản lý, sử dụng đất tiến tới
công bằng trong việc sử dụng tài nguyên quốc gia. Tuy nhiên, để làm rõ khái
niệm “tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ về mặt tài chính” là điều không đơn giản.
Kèm theo đó, pháp luật hiện hành bỏ ba nhóm đối tƣợng đƣợc giao đất
không thu tiền sử dụng đất so với Luật Đất đai năm 2003, gồm:
- Tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thực
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; Hợp tác
xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở hợp tác xã, sân
phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.
Hai chủ thể này đƣợc gộp vào nhóm công trình sự nghiệp, nếu là tổ

chức sự nghiệp công lập chƣa tự chủ về mặt tài chính thì đƣợc Nhà nƣớc giao


15

đất không thu tiền sử dụng đất, các trƣờng hợp còn lại thì phải thuê đất của
Nhà nƣớc
- Đơn vị vũ trang nhân dân đƣợc Nhà nƣớc giao đất để sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hoặc sản xuất kết hợp với
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Chủ thể này đƣợc dịch chuyển sang nhóm đối tƣợng đƣợc Nhà nƣớc
cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm.
b, Về giao đất có thu tiền sử dụng đất
Luật Đất đai năm 2003 bổ sung quy định doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài cũng thuộc đối tƣợng đƣợc Nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng
đất để thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho
thuê (Khoản 3 Điều 55 Luật Đất đai năm 2013); quy định này thể hiện cách
nhìn mới mẻ của pháp luật đối với chủ thể có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo cơ
hội cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia vào nền kinh tế
Việt Nam, thu hút đầu tƣ và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kêu gọi vốn đầu
tƣở nƣớc ngoài. Pháp luật Việt Nam đã dùng 2 công cụ khác để rà soát đối
tƣợng sử dụng đất: Công cụ thứ nhất là quy định của Luật Đất đai về điều
kiện giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tƣ, công cụ thứ hai là Luật
Nhà ở đang dự thảo. Công cụ thứ nhất nhằm bảo đảm cho việc triển khai dự
án đầu tƣ có sử dụng đất khả thi, đạt hiệu quả cao. Công cụ thứ hai để điều
chỉnh đối tƣợng trực tiếp sử dụng tài sản trên đất gắn liền với đất, vì thực chất
đây mới là đối tƣợng sử dụng đất, nhà đầu tƣ chỉ sử dụng đất trong giai đoạn
triển khai dự án mà thôi chứ không phải ngƣời sử dụng đất thực sự.
Luật Đất đai năm 2013 bổ sung quy định tổ chức kinh tế đƣợc Nhà
nƣớc giao đất thực hiện dự án đầu tƣ hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển

nhƣợng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng thì thuộc trƣờng hợp giao đất có
thu tiền sử dụng đất (Khoản 4 Điều 55 Luật Đất đai năm 2013).


×