Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.85 KB, 79 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo trường
Đại học sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã tận
tình truyền thụ cho tôi kiến thức, phương pháp giảng dạy ở Tiểu học… giúp
cho việc học tập, nghiên cứu, tiếp thu tri thức, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ
của tôi đạt kết quả như mong muốn.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – Tiến sĩ Phạm Thị
Hòa, người đã hướng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
luận của mình. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo,
các em học sinh trường Tiểu học Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội, đã giúp đỡ
tôi trong quá trình khảo xát thực tế tại trường.
Với điều kiện thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế, chắc
chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp
ý của các thầy cô giáo và các bạn đọc để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Liên

Nguyễn Thị Hồng Liên

1

Khoa Giáo dục Tiểu học



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài : “Xây dựng hệ thống
bài tập luyện viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, không trùng khớp với kết quả của một công trình nghiên cứu
nào khác đã được công bố. Những số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn
toàn trung thực. Trong tiến hành thực nghiệm khóa luận, chúng tôi có tham
khảo những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đi
trước với sự trân trọng, biết ơn.
Đề tài này chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Liên


MỤC LỤC
Phần1: Mở đầu................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
Phần 2: Nội dung.............................................................................................5
Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn............................................................5
1.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................5
1.1.1. Khát quát chung về bài tập trong dạy học tập làm văn............................5
1.1.2. Cơ sở giáo dục....................................................................................... 10
1.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................11
Chương 2 : Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả cho học

sinh lớp 4, 5....................................................................................................17
2.1.Bài tập luyện viết câu................................................................................ 17
2.1.1. Luyện viết câu có hình ảnh dựa trên lõi câu cho trước..........................17
2.1.2. Luyện viết hai câu liên kết với nhau...................................................... 19
2.2.Bài tập luyện viết đoạn văn........................................................................22
2.2.1. Bài tập luyện viết đoạn mở bài.............................................................. 22
2.2.2. Bài tập luyện viết đoạn thân bài.............................................................26
2.2.3. Bài tập luyện viết đoạn kết bài...............................................................32
2.3. Bài tập luyện viết bài................................................................................ 34
2.3.1. Bài tập luyện viết bài dựa theo các tư liệu gợi ý....................................34
2.3.2. Bài tập luyện viết bài văn dựa trên dàn ý và một số đoạn cho sẵn.........36


2.3.3. Bài tập luyện viết bài văn theo đề bài cho sẵn....................................... 49
Chương 3 : Thực nghiệm.............................................................................. 51
3.1. Mục đích thực nghiệm.............................................................................. 51
3.2. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 51
3.3. Đối tượng và cách thức thực nghiệm........................................................ 51
3.4. Lớp và giáo viên thực nghiệm.................................................................. 52
3.5. Giáo án thực nghiệm................................................................................. 52
Phần 3 : Kết luận...........................................................................................66
Phụ lục


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập tiếng Việt chữ viết
với phương pháp nhà truờng, phương pháp học tập tiếng mẹ đẻ một cách khoa
học. Học sinh Tiểu học chỉ có thể học tập các môn học khác khi có kiến thức
tiếng Việt. Bởi với người Việt Nam, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công

cụ để trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Môn Tiếng Việt trong chương
trình tiểu học có nhiệm vụ hoàn thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh.
Trong môn Tiếng Việt có nhiều phân môn (học vần, tập viết, chính tả,
tập đọc, luyện từ và câu, tập làm văn) mỗi phân môn chứa đựng một bộ phận
kiến thức nhất định, chúng bổ trợ cho nhau để học sinh học tốt tiếng Việt.
Trong đó phân môn tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong dạy
học tiếng Việt. Nó thể hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của việc dạy
học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, tư duy và học
tập. Việc dạy học văn miêu tả có tác dụng rất lớn đối với việc hình thành và
phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, năng lực tư duy và khả năng nhận xét
đánh giá của học sinh. Hơn nữa, văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm lý tuổi
thơ, óc quan sát, thích nhận xét, sự nhận xét thiên về cảm tính... Văn miêu tả
góp phần nuôi dưỡng và phát triển mối quan tâm của các em với thiên nhiên,
khơi gợi ở các em lòng yêu cái đẹp, khả năng phát triển ngôn ngữ.
Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt mới đã dành cho kiểu văn bản
này một khối lượng thời gian lớn và nhiều trang sách cho những bài văn miêu
tả tiêu biểu của các nhà văn. Những bài văn miêu tả đã có tác dụng to lớn
trong việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh. Dạy văn miêu tả
là dạy cho học sinh kĩ năng thực hành vận dụng hiểu biết tiếng Việt để viết
bài văn miêu tả. Mặt khác, văn miêu tả cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng
quan sát, kỹ năng sử dụng các giác quan tinh tế nhạy cảm để tiếp nhận tri thức


phong phú từ cuộc sống. Bài làm văn được coi là đúng hay không đúng,
không phải chỉ có những câu, những từ ngữ, những cách viết đoạn, viết bài
đúng mà còn phải có sức gợi lớn. Nghĩa là nó còn mang tư cách một tác phẩm
văn chương. Như vậy để đạt được những mục tiêu của phân môn, người học
cần được luyện tập với nhiều hình thức phong phú, đa dạng trong quá trình
cảm thụ cũng như xây dựng bài văn miêu tả.
Ở bậc Tiểu học, ngay từ lớp 2 học sinh đã được làm quen với bài tập

văn miêu tả qua các bài tập quan sát và trả lời các câu hỏi. Tuy nhiên phải lên
lớp 4, 5 học sinh mới chính thức được học văn miêu tả. Các bài văn miêu tả
chính thức có yêu cầu cao hơn: học sinh quan sát, dựa vào câu hỏi để trả lời
rồi phát triển thành đoạn, bài. Trong đó, hệ thống bài tập luyện viết có vai trò
rất quan trọng đối với dạng bài văn miêu tả. Bởi vậy đã có một số tác giả đã
có những công trình nghiên cứu về bài tập luyện viết văn miêu tả. Tuy nhiên,
việc xây dựng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả trong từng đơn vị ngôn
ngữ thì chưa có công trình nào. Do đó tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Xây
dựng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5”. Tôi
mong muốn rằng đề tài sẽ cung cấp những tài liệu phong phú cho các thầy cô
giáo để góp phần dạy tốt phân môn tập làm văn trong trường Tiểu học và giúp
các em học tốt hơn kiểu bài văn miêu tả.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi nhận thấy có hai hướng nghiên
cứu như sau:
- Hướng thứ nhất tập trung nghiên cứu hoạt động dạy học tập làm văn
miêu tả cho học sinh tiểu học. Đó là hướng nghiên cứu của các tác giả sau:
Trong cuốn Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, nhà xuất
bản trường Đại học sư phạm Hà Nội, các tác giả Lê phương Nga, Đỗ Xuân
Thảo, Lê Hữu Tỉnh, Nguyễn Trí đưa ra những nhận xét về vai trò, sự cần thiết


của việc dạy văn miêu tả ở trưòng Tiểu học, từ đó trình bày một vài giải pháp
nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả. Sách còn nêu lên một số vấn đề
chung của việc dạy học văn miêu tả (trong đó nổi bật là vấn đề “bệnh công
thức, khuôn sáo, máy móc, thiếu tính chân thực” trong cách dạy và học văn
miêu tả). Các tác giả cũng đã đề cập đến việc phân chia các dạng bài tập làm
văn và một số kiến thức khái quát chung về các dạng bài tập.
Tác giả Nguyễn Trí trong cuốn Dạy tập làm văn ở trường Tiểu học,
nhà xuất bản Giáo dục năm 2000, cũng nêu những nhận xét khái quát về văn

miêu tả như: thế nào là văn miêu tả?, đặc điểm của văn miêu tả và văn miêu tả
trong trường Tiểu học. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra phương pháp dạy văn
miêu tả ở Tiểu học và một số kinh nghiệm viết bài tập làm văn cho tốt.
Cuốn Văn miêu tả và kể chuyện lại đưa ra những suy nghĩ, kinh
nghiệm của các nhà văn Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang
Sáng khi viết văn miêu tả: “văn miêu tả” của Phạm Hổ, “trò chuyện về cách
làm bài văn miêu tả của Bùi Hiển”; “đãi cát tìm vàng” của Nguyễn Quang
Sáng. Cuốn sách còn đưa ra một số trang văn miêu tả của các tác giả, tác
phẩm tiêu biểu để bạn đọc tham khảo.
- Hướng thứ hai tập trung vào nghiên cứu việc luyện viết văn miêu tả
cho học sinh. Đây là hướng nghiên cứu của tác giả Vũ Khắc Tuân: Trong
cuốn Luyện viết văn miêu tả và cuốn Bài tập luyện viết văn miêu tả ở tiểu
học tập một và tập hai, tác giả đã xây dựng những bài tập luyện viết theo
các dạng văn miêu tả: miêu tả đồ vật, miêu tả cảnh, miêu tả cây cối, miêu
tả con vật, miêu tả người và bài tập luyện quan sát trong miêu tả. Như vậy,
tác giả tập trung vào xây dựng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả theo
các dạng cụ thể.


Đề tài của chúng tôi đi theo hướng luyện viết văn miêu tả theo cấu trúc
bài văn. Điểm các công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi thấy hướng đi của
luận văn vẫn là một khoảng trống còn để ngỏ.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng hệ thống bài tập luyện
viết văn miêu tả nói riêng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học tập
làm văn và dạy học Tiếng Việt nói chung ở trường Tiểu học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống bài tập luyện viết văn
miêu tả trong phân môn Tập làm văn của học sinh lớp 4, 5.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khoá luận đi sâu nghiên cứu vào việc xây dựng hệ thống bài tập luyện
viết trong dạng văn miêu tả trên đối tượng học sinh lớp 4, lớp 5 trường Tiểu
học Cổ Loa huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đặt ra, khóa luận phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan để làm cơ sở lí thuyết cho khóa
luận đồng thời điều tra thực tiễn và thực tiễn luyện viết văn miêu tả trong
phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 4, 5 ở trường tiểu học hiện nay.
- Đề xuất xây dựng hệ thống bài tập.
- Tiến hành thực nghiệm để thu thập kết quả từ việc áp dụng hệ thống bài tập
luyện viết văn miêu tả trong phân môn tập làm văn ở Tiểu học.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong khoá luận này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
1/ Phương pháp tổng hợp lí luận và thực tiễn.


2/ Phương pháp phân tích.
3/ Phương pháp thống kê.
4/ Phương pháp thực nghiệm.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái quát chung về bài tập trong dạy học Tập làm văn
1.1.1.1 Khái niệm bài tập
Theo Từ điển tiếng Việt: Bài tập là bài ra cho học sinh làm để vận
dụng những điều đã học.
Đây là quan niệm được nhiều tác giả của các công trình nghiên cứu lí
luận giáo dục và lí luận dạy học sử dụng khá phổ biến để nghiên cứu về bài

tập. Quan niệm này chủ yếu phù hợp với các bài học lí thuyết là loại bài mà
trong nội dung học có sự phân biệt khá rạch ròi giữa lí thuyết và vận dụng,
trong đó lí thuyết được dạy trước, phần vận dụng được dạy sau bằng một hệ
thống bài tập. Nghĩa là các bài tập ở bài học lí thuyết chủ yếu giúp học sinh
nắm chắc các khái niệm lí thuyết, củng cố các đơn vị lí thuyết vừa học.
Trong các bài học thực hành rèn luyện kĩ năng, bài tập được coi là
phương tiện cơ bản, chủ yếu để thực hiện mục đích. Bài tập là yếu tố không
thể thiếu có vai trò hết sức quan trọng. Mặt khác theo quan điểm phát huy tính
tích cực chủ động của học sinh trong giờ học, hệ thống bài tập hiện nay không
chỉ là bài tập thực hành mà còn là cả một con đường mà thông qua đó học
sinh sẽ tự tìm kiếm tri thức, hình thành những kĩ năng cần thiết cho mình.


Dạy học sinh luyện viết văn miêu tả chính là luyện kĩ năng. Bởi vì mục
đích cuối cùng của việc dạy viết văn miêu tả là giúp học sinh hình thành và
phát triển các kĩ năng để cuối cùng tạo lập được các văn bản miêu tả sinh
động, có hồn. Muốn đạt được mục đích nêu trên, con đường ngắn nhất, có
tính chất bắt buộc đó là con đường thực hành. Và thực hành thông qua hệ
thống bài tập bao giờ cũng đem lại hiệu quả toàn diện, tốt nhất.
Như vậy trong các bài học thực hành rèn luyện kĩ năng có thể hiểu
bài tập là một tập hợp yêu cầu hành động để đạt tới một kết quả nào đó. Nếu
là một loạt bài tập cùng kiểu lặp đi lặp lại tới mức độ cần thiết thì sẽ hình
thành được kĩ năng tương ứng. Nói cụ thể hơn trong các bài học thực hành rèn
kĩ năng sử dụng tiếng Việt thì việc rèn kĩ năng viết cho học sinh thông qua hệ
thống bài tập được coi là rất quan trọng.
1.1.1.2. Cơ sở xây dựng bài tập.
Để hoạt động thực hành đạt hiệu quả, hệ thống bài tập phải được xây
dựng dựa trên những cơ sở khoa học.
Trước hết các bài tập phải đáp ứng được mục tiêu của môn học. Một
trong những mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển ở

HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao
tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Các bài tập phải đảm bảo được các nguyên tắc: khoa học, phát triển và
vừa sức.
1.1.1. 3. Các kiểu dạng bài tập làm văn
Tập làm văn là một phân môn thực hành. Không có cách xây dựng nội
dung dạy học tập làm văn nào khác ngoài việc tạo ra một hệ thống bài tập. Vì
vậy, việc mô tả nội dung dạy học tập làm văn không thể tách rời việc chỉ ra
các kiểu dạng bài tập làm văn. Đây là một việc làm không đơn giản.


Khi phân loại bài tập làm văn, chúng ta quan niệm bài tập Tập làm văn
là tất cả những bài tập có trong sách giáo khoa của phân môn Tập làm văn,
nghĩa là bao gồm cả những bài tập tiền tập làm văn và cả những bài tập kiểm
tra, sửa chữa ngôn bản. Chính vì quan niệm như vậy nên số lượng bài tập Tập
làm văn rất nhiều và phong phú, đa dạng, quy mô của một số bài tập Tập làm
văn cũng rất khác nhau và quan niệm về một đơn vị bài tập cũng rất tương
đối: Từ một mệnh lệnh yêu cầu viết một bài văn đến những mệnh lệnh yêu
cầu thực hiện nhữnh hành động khác để viết được một bài văn cũng đều được
xem là một bài tập, nghĩa là về tính cấp độ, có những bài tập ôm trong lòng nó
những bài tập khác. Chính vì vậy nhìn từ góc độ đơn vị ngôn ngữ, có thể gọi
những bài tập Tập làm văn là những bài tập dùng từ, nói (viết) câu, đoạn, bài.
Dựa vào mục đích, nội dung dạy học, bài tập Tập làm văn được chia
thành bài tập luyện nói và bài tập luyện viết.
Theo quá trình sản sinh ngôn bản, bài tập Tập làm văn có thể chia ra
thành những bài tập tiền sản sinh ngôn bản, bài tập sản sinh ngôn bản và bài
tập sửa chữa ngôn bản.
Dựa vào đặc điểm hoạt động của học sinh bài tập Tập làm văn lại có
thể chia ra thành ba nhóm: bài tập nhận diện, phân tích, bài tập theo mẫu và
bài tập sáng tạo (đây chính làn bài tập nói viết thành đoạn, bài)

Dựa vào cách thức tổ chức dạy học thì các bài học tập làm văn có thể
chia thành hai loại: bài hình thành kiến thức (bài lý thuyết) và bài luyện tập
thực hành (bài thực hành)
1.1.1.4. Hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả
Bài tập luyện viết được chia thành bài tập viết lời hội thoại và viết
thành đoạn bài. Viết lời hội thoại được chia thành hai dạng: điền lời chọn phù
hợp vào chỗ trống (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, yêu cầu) và viết câu
trả lời câu hỏi.


Bài tập viết đoạn bài gồm có bài tập viết văn bản nhật dụng và bài tập
viết văn bản nghệ thuật. Bài tập luyện văn miêu tả thuộc nhóm bài tập viết
văn bản nghệ thuật.
Bài tập viết văn bản nghệ thuật cho phép học sinh có thời gian suy
nghĩ, tìm cách diễn đạt, dùng từ, đặt câu, sử dụng các biện pháp tu từ như
so sánh, nhân hoá... thuận lợi hơn văn bản nói. Tuy nhiên, học sinh cũng
cần đạt được những yêu cầu rèn luyện kĩ năng sản sinh ngôn bản ở mức
cao hơn: lời văn viết vừa cần rõ ý, vừa cần sinh động, bộc lộ được cảm
xúc, bố cục bài văn cần chặt chẽ, hợp lý trong từng đoạn, từng bài để tạo
thành một chỉnh thể.
Các bài tập luyện viết văn bản nghệ thuật được xây dựng dựa trên quy
trình sản sinh ngôn bản và chứa đựng trong nó nhiều bài tập hình thành những
kĩ năng bộ phận (VD: xác định yêu cầu nói, viết, tìm ý, sắp xếp ý thành bài,
viết đoạn văn, liên kết đoạn văn thành bài...). Kĩ năng viết của học sinh được
rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài văn
hoàn chỉnh. Do vậy, trong quá trình thực hiện các bài tập luyện kĩ năng viết,
giáo viên cần giúp học sinh thực hiện tốt các những yêu cầu trong các nhóm
bài tập sau :
- Nhóm bài tập tiền sản sinh ngôn bản
Gồm các bài tập phân tích đề bài, xác định nội dung viết, tìm ý, sắp

xếp ý để thực hiện yêu cầu bài viết. Việc phân tích, tìm hiểu đề giúp học sinh
xác định được yêu cầu, nội dung, giới hạn của đề bài. Với mỗi đề bài cụ thể,
khi phân tích, tìm hiểu đề, các em phải trả lời được các câu hỏi: Viết để làm
gì? Viết về cái gì? Viết cho ai? Thái độ cần được bộc lộ trong bài viết là thái
độ như thế nào?
- Nhóm bài tập sản sinh ngôn bản


Nhóm bài tập sản sinh ngôn bản gồm nhóm bài tập viết đoạn và bài
tập viết bài văn.
+ Bài tập viết đoạn: Rèn cho học sinh kĩ năng tạo lập được các đoạn
văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý. Các đoạn văn được luyện viết là đoạn
mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài (mở rộng, không mở rộng). Các đoạn phải
đảm bảo sao cho có sự liền mạch về ý (không rời rạc, lộn xộn), các ý trong
đoạn được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh hoạ cụ thể hoá ý
chính (có mở đầu, triển khai, kết thúc). Đoạn văn có thể được cấu trúc theo
kiểu diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, song song.
Để bồi dưỡng kĩ năng diễn đạt, học sinh sẽ thực hành một số bài tập
luyện viết như: với các từ cho sẵn viết thành câu, luyện dùng từ bằng cách sửa
lỗi dùng từ, từ ý đã cho viết thành câu gợi tả, gợi cảm, viết có sử dụng biện
pháp tu từ theo yêu cầu, làm các bài tập mở rộng thành phần câu... để cách
diễn tả được sinh động gợi tả, gợi cảm hơn.
+ Bài tập viết bài văn: Những bài tập viết bài văn thường được thực
hiện trong cả một tiết học. Chúng luyện cho học sinh triển khai nhiệm vụ
giao tiếp thành một bài. Bài văn phải có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù
hợp với yêu cầu, nội dung và thể loại, các đoạn văn trong bài phải liên kết
với nhau thành một văn bản hoàn chỉnh, được bố cục chặt chẽ theo ba
phần: mở bài, thân bài, kết bài. Có thể liên kết đoạn văn bằng cách dùng
từ ngữ nối (VD: trong khi đó, tuy vậy, chẳng bao lâu...) hoặc bằng cách
sắp xếp ý theo một trình tự nhất định. Khi viết hết một đoạn văn cần phải

chấm xuống dòng. Lời văn trong bài văn, đoạn văn cần phù hợp với yêu
cầu, nội dung thể loại.
Có thể nói nhóm bài tập viết đoạn, bài là những bài tập khó nhất, đòi
hỏi sự sáng tạo nhất, chúng yêu cầu học sinh phải vận dụng một cách tổng
hợp sự hiểu biết, cảm xúc về cuộc sống, về các đối tượng được tả và các kĩ


năng ngôn ngữ đã được hình thành trước đó để tạo lập được một đoạn, bài.
Đây là một quá trình chuyển từ ý đến lời, ý và lời có sự thống nhất nhưng
không đồng nhất. Trước hết giáo viên cần luyện cho học sinh diễn đạt đúng
những điều muốn viết. Tiếp đó, một ý có thể được diễn tả thành những lời
khác nhau. Học sinh phải biết chọn lựa cách diễn đạt nào có hiệu quả giao
tiếp nhất.
- Nhóm bài tập kiểm tra, điều chỉnh
Những bài tập này yêu cầu học sinh đọc lại đoạn, bài đã viết, tự kiểm
tra, đối chiếu với mục đích, yêu cầu đặt ra lúc ban đầu để tự đánh giá, sửa
chữa bài viết của mình. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xem xét cả nội
dung và hình thức diễn đạt. Nhiều khi các em phải luyện viết lại một đoạn,
hay cả bài cho tốt hơn. Nhóm bài tập kiểm tra điều chỉnh thường được thực
hiên trong giờ viết bài hoặc giờ trả bài.
1.1.2. Cơ sở giáo dục.
Khi trẻ cắp sách đến trường cũng là lúc trẻ bắt tay vào việc lĩnh hội
khái niệm văn hoá nhân loại. Nếu như trước đây, trẻ chỉ cần biết những điều
cần cho các trò chơi hay những công việc lao động, phục vụ thì giờ đây các
em phải học tập trực tiếp từ cuộc sống xung quanh... Việc học tập như vậy sẽ
kích thích mạnh mẽ sự phát triển các chức năng của não và khả năng tư duy,
đặc biệt là tư duy trừu tượng. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ dần lĩnh
hội các thông tin khoa học về tự nhiên, xã hội, con người. Đồng thời các em
cũng lĩnh hội được những cơ sở của phương pháp cũng như thao tác tư duy.
Tuy nhiên ở lứa tuổi này, học sinh thường dựa vào kinh nghiệm cảm

tính, những biểu tượng và ấn tượng của bản thân các em. Do vậy, cần dẫn dắt
trẻ suy nghĩ và tìm ra các mối liên hệ có tính quy luật giữa các sự vật, hiện
tượng. Điều này đòi hỏi trẻ phải được rèn luyện thông qua các hoạt động học
tập theo chương trình dạy học ở nhà trường. Cụ thể ở môn Tiếng Việt thì


phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu... giúp học sinh có năng lực sản
sinh ngôn bản. Nhờ đó, học sinh biết cách sử dụng tiếng Việt để làm công cụ
tư duy, học tập và giao tiếp. Riêng phân môn Tập làm văn có thể tổ chức thực
hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo. Vì tập làm văn được xây dựng trên
thành tựu của nhiều môn khoa học khác nhau trong đó nổi bật là lý thuyết
hoạt động lời nói, các hiểu biết về ngôn ngữ, ngữ pháp văn bản lôgíc học, lý
luận văn học. Vì vậy cần rèn luyện cho học sinh tiểu học năng lực chú ý bền
vững, năng lực điều chỉnh hoạt động học tập và có ý thức vươn lên làm chủ
hoạt động học tập của mình.
1.1.3. Cơ sở thực tiễn.
1.1.3.1. Nội dung chương trình văn miêu tả ở lớp 4, 5 và những yêu cầu cần đạt.
1.1.3.1.1. Chương trình văn miêu tả đồ vật
* Chương trình
Lớp 4
a) Thời gian: từ tuần 14 đến tuần 34
b) Nội dung và số tiết học:
- Miêu tả đồ vật từ tuần 14 đến tuần 20
+ Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật: 1 tiết
+ Luyện tập quan sát: 1 tiết
+ Luyện tập xây dựng dàn ý: 1 tiết
+ Luyện tập xây dựng đoạn: 4 tiết
+ Bài viết: 1tiết làm bài và 1 tiết trả bài
Lớp 5
a) Thời gian: tuần 24 và tuần 25

b) Nội dung: ôn tập (2 tiết); bài viết (2 tiết: 1 tiết viết bài và một
tiết trả bài)


* Yêu cầu cần đạt :
- Rèn luyện những kĩ năng cơ bản trong việc quan sát và miêu tả các đồ vật
gần gũi với cuộc sống của các em. Từ đó phát triển nhận thức và tình cảm
đối với cuộc sống.
- Biết quan sát và bước đầu rút ra những nét đặc điểm của các đồ vật quen
thuộc; bước đầu biết lựa chọn để tô đậm những đặc điểm tiêu biểu và bộc
lộ tình cảm, bước đầu biết bố cục bài văn.
1.1.3.1.2. Chương trình văn miêu tả cây cối
* Chương trình
Lớp 4
- Thời gian: tuần 21 đến tuần 27
- Nội dung:
+ Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối (1 tiết)
+ Luyện tập quan sát cây cối (1 tiết)
+ Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây (2 tiết)
+ Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (4 tiết)
+ Luyện tập miêu tả cây cối (1 tiết)
+ Kiểm tra - Trả bài (2 tiết)
Lớp 5
- Thời gian: tuần 27, tuần 29
- Nội dung:
+ Ôn tập (1 tiết)
+ Kiểm tra (1 tiết)
+ Trả bài (1 tiết)
* Yêu cầu cần đạt
- Biết quan sát và phát hiện được những đặc điểm cụ thể, riêng biệt của một số

loài cây cối quen thuộc xung quanh mình về hình dáng, hoa, quả,


hương thơm... của cây ở một thời kì phát triển nào đó, làm cho người đọc
tưởng như mình đang ngắm nhìn cây.
- Biết thể hiện những điều quan sát được bằng ngôn ngữ xác thực nhưng
lại giàu hình ảnh và cảm xúc. Bài tả cây cối phải gợi lên trong lòng người
đọc hình ảnh của cây với vẻ đẹp của riêng nó, với những cảm xúc của người
viết.
1.1.3.1.3. Chương trình văn miêu tả con vật
* Chương trình
Lớp 4
- Thời gian: tuần 29 đến tuần 34
- Nội dung:
+ Cấu tạo bài văn miêu tả con vật (1 tiết)
+ Luyện tập quan sát (1 tiết)
+ Luyện tập viết đoạn văn (4 tiết)
+ Viết bài kiển tra và trả bài (2 tiết)
Lớp 5
- Thời gian: tuần 32
- Nội dung: ôn tập
+ Ôn tập (1 tiết)
+ Bài viết (1 tiết) - Trả bài viết (1 tiết)
* Yêu cầu cần đạt
Các bài văn miêu tả con vật trong chương trình Tập làm văn ở Tiểu
học nhằm giúp học sinh tập quan sát con vật gần gũi trong cuộc sống, phát
hiện được những đặc điểm của con vật, biết sử dụng ngôn ngữ văn học để ghi
lại những điều quan sát được.



Tả con vật với hai hoàn cảnh: tả cả bầy đàn và tả riêng từng con ; tả con
vật với hai nội dung: tả hình dáng và tả hoạt động của con vật; tả con vật với
phong cách ngôn ngữ sinh động, có hình ảnh và cảm xúc; sử dụng được các
biện pháp nhân hoá, so sánh trong miêu tả.
Những bài văn miêu tả con vật giúp các em sống tình cảm gắn bó hơn
với những con vật xung quanh, từ đó mà thêm yêu cuộc sống.

1.1.3.1.4. Chương trình văn miêu tả cảnh
* Chương trình
Tả cảnh trong Chương trình Tiểu học 2001 được dạy ở lớp 5 với số
thời gian không nhiều. Ngoài bài dạy trong 1 tiết hình thành nhận thức về Cấu
tạo của bài văn tả cảnh còn lại là 13 tiết luyện tập tả cảnh với các nội dung
sau: quan sát và phương tiện quan sát (tuần 1), quan sát và lựa chọn chi tiết
(tuần 3), quan sát và lập dàn ý, tạo văn bản (tuần 4), quan sát và lên tưởng, so
sánh (tuần 6), dựng đoạn miêu tả (tuần 7), lập dàn ý miêu tả (tuần 8), dựng
đoạn mở bài, kết bài (tuần 8)
* Yêu cầu cần đạt:
- Về kiến thức: Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của câu văn có
sử dụng biện pháp nhân hoá trong các bài học.
- Về kĩ năng:
+ Biết tìm ý trong đoạn văn và viết được đoạn văn miêu tả; biết dùng
một số biện pháp liên kết câu trong đoạn văn.
+ Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
+ Biết viết bài văn miêu tả có độ dài khoảng 200 chữ.
1.1.3.1.5. Chương trình văn miêu tả người
* Chương trình


Văn miêu tả người trong chương trình Tiểu học được dạy ở lớp 5 với số
thời gian không nhiều. Ngoài bài dạy trong 1 tiết hình thành nhận thức về Cấu

tạo của bài văn tả người còn lại là 11 tiết luyện tập tả người với các nội dung
sau: quan sát và chon lọc chi tiết (tuần 12), tả ngoại hình (tuần 13), tả hoạt
động (tuần 15), thực hành viết bài (tuần 18, tuần 20), dựng đoạn mở bài, kết
bài (tuần 19).
* Yêu cầu cần đạt
- Về kiến thức: Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những
câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá trong các bài học.
- Về kĩ năng:
+ Biết tìm ý cho đoạn văn và viết được đoạn văn miêu tả ; biết dùng
một số biện pháp liên kết câu trong đoạn.
+ Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
+ Biết viết bài văn miêu tả có độ dài khoảng 200 chữ.
1.1.3.2. Năng lực thực hành làm bài tập làm văn miêu tả của học sinh lớp 4, 5
Để biết được năng lực viết văn của học sinh như thế nào chúng tôi đã
khảo sát 450 bài văn miêu tả của học sinh hai khối 4-5 trường tiểu học Cổ
Loa. Kết quả khảo sát như sau:
1.1.3.2.1. Kết quả khảo sát
Xếp loại

Kém

Trung bình

Khá

Giỏi

Lớp
4A


2

12

33

3

4B

3

18

17

2

4C

2

17

20

1

4D


2

15

20

3


4E

2

13

23

2

5A

1

11

25

3

5B


2

12

24

2

5C

2

10

25

3

5D

3

9

25

3

5E


1

9

23

2

1.1.3.2.2 Nhận xét kết quả khảo sát
- Có 50 bài văn của các em ở cả hai khối lớp mắc lỗi về câu, chiếm khoảng
11,11%.
- Có 48 bài văn của các em lập dàn ý chưa tốt cho bài văn dẫn đến viết thừa ý
và thiếu ý trong bài văn của mình, chiếm khoảng 10,6 %.
- Có khoảng hơn 300 bài viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài chưa đạt yêu
cầu. Tỷ lệ này chiếm khoảng 65,6 %.
- Số lượng bài viết tốt, đạt kết quả cao so với mặt bằng chung có 23 bài,
chiếm 5,1 %.
Qua việc thống kê kết quả bài tập làm văn của học sinh lớp 4, 5 trường
Tiểu học Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội, chúng tôi có nhận xét chung về chất
lượng bài làm văn miêu tả của học sinh như sau:
Chất lượng học tập văn miêu tả còn chưa cao:
- Bố cục bài viết của các em còn chưa cân đối giữa các phần, vẫn còn nhiều
trường hợp chưa phân biệt rõ các phần trong một bài văn.
- Vốn từ của các em còn nghèo nàn.


- Kĩ năng diễn đạt còn yếu và chưa biết lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu
đặc sắc để miêu tả nên bài tập làm văn của học sinh thường sa vào kể lể
khô khan.

- Tập làm văn đòi hỏi tính sáng tạo của học sinh. Để có một bài văn hoàn
thiện về nội dung lẫn hình thức quả là một việc làm không dễ đối với học
sinh. Nhiều em không biết bắt đầu từ đâu, phải nói những gì, viết như thế
nào. Chính vì vậy mà trong các tiết học văn miêu tả các em còn viết lúng
túng, viết lan man không đúng trọng tâm đề yêu cầu, ý văn nghèo nàn, dùng
từ không chính xác, sử dụng ngôn ngữ địa phương. Nhìn chung ở tất cả các
phương diện: từ, câu, đoạn... các em đều còn mắc lỗi. Kết quả khảo sát này
cho thấy việc xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng viết văn cho HS là việc
làm vô cùng cần thiết.
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN VIẾT VĂN MIÊU
TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, LỚP 5
Để học sinh có năng lực hiện thực hóa chương trình biểu đạt nghĩa là
học sinh có năng lực sản sinh văn bản tốt, chúng tôi bắt đầu luyện cho học
sinh luyện viết các câu đúng, các câu có hình ảnh tiến tới biết liên kết các câu
đó lại thành đoạn, thành bài… Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày hệ
thống bài tập luyện viết văn miêu tả theo các kĩ năng : Bài tập luyện viết câu,
bài tập luyện viết hai câu liên kết, bài tập viết đoạn, bài tập viết văn bản.
2.1. Bài tập luyện viết câu
2.1.1. Luyện viết câu có hình ảnh dựa trên lõi câu cho trước Ở
dạng bài tập này, chúng tôi tập trung vào bốn dạng nhỏ sau:
- Luyện viết câu theo yêu cầu cho trước


- Diễn đạt lại các câu cho trước cho các câu có hình ảnh hơn
- Nhận xét mức độ đúng hay chưa đúng của câu cho trước
- Sửa chữa câu viết sai thành câu đúng
2.1.1.1. Luyện viết câu theo yêu cầu cho trước. Bài tập
1
Ngôi trường mà em đang học rất đẹp. Em hãy viết câu văn giới thiệu

một cảnh đẹp của trường mà em yêu thích.
Bài tập 2
Sân trường em giờ ra chơi rất nhộn nhịp. Em hãy viết một câu văn giới
thiệu thời một hoạt động chơi mà em thích nhất.
Bài tập 3
Con mèo nhà em có bộ lông rất đẹp. Em hãy viết một câu văn nói tả
về bộ lông của con mèo đó.
2.1.1.2. Diễn đạt lại các câu cho trước cho các câu có hình ảnh hơn Bài tập
4
Diễn đạt lại những câu văn sau đây bằng cách thêm các từ ngữ, các
biện pháp nghệ thuật cho sinh động, gợi tả.
a) Đôi cánh gà mẹ xòe ra rất rộng.
b) Cô Hiền Ngọc bước vào lớp nhẹ nhàng.
c) Chiếc bảng đen xinh xắn.
d) Bông hoa hồng xinh đẹp
e) Tôi yêu những người dân đi biển làng tôi, mặt biển trong xanh dậy sóng và
những con thuyền dậy sóng ra khơi.
f) Xa xa, nhấp nhô những cánh buồm trên sông, mấy người dân chài thấp
thoáng, vài cánh chim chiều tản mạn bay về tổ.
2.1.1.3. Nhận xét mức độ đúng hay chưa đúng của câu cho trước


Bài tập 5
Nhận xét từng cặp câu sau. Cho biết câu nào hay hơn ? Vì sao ?
1a. Mặt nó già cấc, đen thủi và răn reo làm cho hai con mắt nó
trắng dã và khoằm khoặm như mắt vọ.
1b. Mặt nó già, đen và răn làm cho hai con mắt nó trắng và khoằm
như mắt vọ.
2a. Đám mây lốm đốm, xám như đuôi con sóc nối nhau bay quấn
sát ngọn cây, đi mãi, bây giờ cứ nhạt dần đứt quãng, đã lộ ra đàng xa một

bức vách trắng toát.
2b. Đám mây trắng như đuôi con sóc nối nhau bay quấn sát ngọn
cây, đi mãi, bây giờ cứ nhạt dần, đứt quãng, đã lộ ra đàng xa một bức vách
trắng toát.
2.1.1.4. Sửa chữa các câu viết sai thành câu đúng Bài tập
6
Những câu văn sau viết chưa chính xác. Em hãy chỉ ra những chỗ cần
sửa lại và viết lại cho đúng.
Đây là những câu văn được trích từ phiếu khảo sát điều tra thực trạng
viết văn của học sinh lớp 4A trường Tiểu học Cổ Loa – Đông Anh- Hà Nội.
a) Trò chơi nhảy dây em chơi rất thích (phiếu số 2).
b) Những cái cuốc cuốc những bụi cỏ xanh bật lên (phiếu số 13).
c) Sau đó các bạn lại quét vôi vào gốc cây và múc nước tưới cho cây được
tươi tốt và mau lớn xanh tốt (phiếu số 7).
d) Buổi lễ khai giảng có rất nhiều người dự ; học sinh và các phụ huynh học
sinh, thầy cô giáo, thầy hiệu trưởng, các vị đại biểu ở xã, và có cán bộ ở
phòng giáo dục huyện (phiếu số 12).


e) Năm nay thầy 30 tuổi, có bộ tóc đen nhánh và rất thương yêu học sinh
(phiếu số 9).
g) Bố em có hai người em trai : một chú đi bộ đội và một chú năm nay
vừa tròn 18 tuổi. (phiếu số 5).
2.1.2. Luyện viết hai câu liên kết với nhau
Ở dạng bài tập này, chúng tôi tập trung vào ba dạng bài tập nhỏ sau :
- Dạng 1: Luyện viết hai câu liên kết trong phần mở bài
- Dạng 2: Luyện viết hai câu liên kết trong một đoạn bất kì thuộc phần
thân bài
- Dạng 3: Luyện viết hai câu trong phần kết bài .
2.1.2.1. Luyện viết hai câu liên kết trong phần mở bài Bài tập

7
Hãy viết tiếp một câu văn để hoàn chỉnh cho đoạn văn mở bài sau.
Đề bài: Tả cây hoa hồng
Đoạn mở bài 1 :
Sáng nay cây hoa hồng nhà em nở bông. Mùi hương thoang thoảng hoà
quyện trong không khí mát lành của buổi sớm mai như chào mời làm em đứng
tập thể dục cũng không yên.(...)
Đoạn mở bài 2 :
Mùa xuân đến, các cây hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa
nào cũng đẹp. (...)

Bài tập 8
Bạn Lan Anh và bạn Thành viết mở bài cho đề bài : Tả con đường quen
thuộc từ nhà đến trường nhưng chưa hoàn chỉnh em hãy giúp bạn viết tiếp
một câu văn để đoạn mở bài của các bạn được hoàn chỉnh


Đoạn văn 1: Từ nhà tôi đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. (...)
Đoạn văn 2: Tuổi thơ của tôi có biết bao nhiêu kỉ niệm gắn với những
cảnh vật ở quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ
chúng tôi mỗi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam
nữ những đêm trăng. (...)

Bài tập 9
Một bạn đã viết phần mở bài cho đề bài: “Tả một buổi kết nạp đội viên
mà em có dịp tham dự” như sau:
Hoa phượng nở đỏ rực một góc sân trường. Lớp 5A có một ngày vui.
Đoạn mở bài của bạn chưa hoàn chỉnh, em hãy giúp bạn viết thêm một
câu văn nữa để hoàn chỉnh phần mở bài của bạn.


Bài tập 10
Có một đề bài như sau: Tả một cây ăn quả mà em thích.
Một bạn đã viết được một câu cho đoạn mở bài như sau: “Vườn nhà
em trồng nhiều cây ăn quả như: na, mít, xoài, bưởi…”
Em hãy giúp bạn viết tiếp thêm một câu để hoàn chỉnh đoạn mở bài của bạn.

Bài tập 11
Một bạn đã viết được một câu cho đoạn mở bài cho đề bài : Tả cây
hoa mai như sau: “Tết đến ở chợ có rất nhiều loài hoa khác nhau như : hoa
cúc, hoa hồng ,hoa lan...”.
Em hãy giúp bạn viết thêm một câu văn nữa để hoàn chỉnh đoạn mở
bài của bạn.


×