Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

NGUYEN TUAN TUY BUT LA HOA (autosaved)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.47 KB, 5 trang )

Nguyễn Tuân là một trong chín nhà văn với tư cách là tác gia tiêu biểu của
nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là nhà văn đã tạo được cho mình một
phong cách sáng tạo nghệ thuật độc đáo và có nhiều cống hiến cho văn chương
Việt Nam thế kỷ XX. Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ với
những trang viết độc đáo và tài hoa. Văn nghiệp của ông chia làm hai giai đoạn
trước và sau Cách mạng. Ở cả hai thời kì, ông đều đạt được một trình độ thăng
hoa trong nghệ thuật và đặc biệt là nghệ thuật ngôn từ. Tuy hai giai đoạn sáng
tác có khác nhau về tư tưởng và đối tượng sáng tác nhưng ngôn ngữ của nhà văn
vẫn mang một phong cách không đổi của tác giả. Hơn thế nữa, ông được mệnh
danh là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt- là nghệ sĩ
đã mở ra thế giới nghệ thuật riêng phong phú. Những đóng góp của ông là một
chặng đường sáng tác dài luôn ý thức sáng tạo và chau chuốt ngôn ngữ. Nghệ
thuật ngôn từ của ông mang một phong cách độc đáo, đăc biệt là làm lạ hóa
trong sáng tạo ngôn ngữ của ông.
Với thể loại tuỳ bút, Nguyễn Tuân đã tìm được cho mình một hướng đi riêng,
mà cho đến nay chưa ai vượt qua được. Tuỳ bút đã thực sự trở thành “lãnh địa”
của Nguyễn Tuân. Ông được tôn vinh là nhà tuỳ bút số một của Việt Nam. Ông
để lại được dấu ấn và tên tuổi của mình chính là nhờ thể tài này.
Đọc tuỳ bút Nguyễn Tuân, trong mỗi trang viết của ông, người ta thường bắt gặp ở
đó những điều thú vị, bởi nhà văn đã trải lên trên mặt giấy một lượng tri thức
phong phú, đa dạng, chính xác về nhiều ngành khoa học, nghệ thuật và nhiều lĩnh
vực khác thông qua những liên tưởng vô cùng độc đáo với một vốn ngôn từ hết
sức phong phú và linh hoạt. Sau Cách mạng Tháng tám, cùng với tuỳ bút Sông
Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi, Tuỳ bút kháng chiến …đã góp phần bộc lộ rõ thêm
phong cách độc đáo, tài hoa.
Nguyễn Tuân là một cá tính thích lạ hoá, thích biến đổi khác người. Từ cách cảm
nhận thế giới, cuộc đời đến cách dùng từ ngữ, hình ảnh ông đều luôn có sự lạ
hoá. Ông không thích những chữ đã cũ mà người ta đã dùng nhiều, ông gọi đấy
là những “chữ mòn, non lép”, được đặt xuống trang giấy một cách dễ dãi. Vì vậy,
để làm người ta dễ ấn tượng, ngay ở tiêu đề của hai tập tuỳ bút Nguyễn Tuân đặt
cho những cái tên như “Đường vui” và “Tình chiến dịch”. Tên của cả hai tập tuỳ


bút này xét về một khía cạnh nào đó trong sự kết hợp từ mang yếu tố lạ hoá. Ở
đây Nguyễn Tuân lại gọi là Đường vui vẫn là cách dùng tính từ để gọi tên con
đường nhưng ông lại gọi tên bằng cách sử dụng tính từ miêu tả cảm xúc biến sự
vật vô tri vô giác - con đường trở thành một sinh thể sống, mang tâm trạng của
con người hay cũng là tâm trạng “vui” của tác giả khi đến với con đường mới
của cuộc kháng chiến. Tình chiến dịch cũng vậy.


Lạ hoá trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước hết là thể hiện ngay
trong cách “dùng từ, gọi tên”. Đọc trong tuỳ bút kháng chiến của ông ta bắt gặp
không ít những cách ông gọi tên sự vật hết sức độc đáo: một trận công đồn với
hình ảnh đồn giặc bị quân ta đốt phá, trận đánh diễn ra vào đúng ngày 19.5 ( ngày
sinh nhật Bác) thì ông gọi là “lửa sinh nhật” hay sự hi sinh của Trần Đăng được
ông ví như là “cháy” một bản thảo còn dang dở, bọn buôn bán cơ hội lợi dụng
kiếm lời trong kháng chiến thì ông gọi chúng là “nấm miền xuôi”, những người
dạy bình dân học vụ thì là “những vị huấn đạo của bây giờ”...Trước những sự
việc, sự vật khác cũng vậy. Một cây đa bị trúng bom chết sững giữa trời tác giả
gọi đó là “cây Từ Hải”, hay “cây đa bị tử thương”, hình ảnh một người lính Hà
Nội ông gặp lại trong kháng chiến được ông gọi đó là “một bóng đen cố nhân hiện
về từ kiếp trước”. Đứng trước Ải Khẩu - Nam Quan nơi giao thương của hai đất
nước Việt Nam - Trung Hoa ông gọi đây là chốn “Hận Nam Quan” bởi đã chứng
kiến biết bao nhiêu cảnh “chia tay thề thốt, khóc lóc” đấy là nơi rất “nhiều sự tình
dĩ vãng”. Còn cái sa bàn thì được ông gọi là “cái bàn cát xinh lặng đồ chơi”, khẩu
súng thần công ông gọi theo cách gọi thân mật của bộ đội gọi tên thứ vũ khí lớn
đó là “Anh Cả” ...
Ở Nguyễn Tuân, mọi sự vật không chỉ được nhìn theo con mắt nghệ sĩ mà còn
được gọi tên theo cách riêng của ông nữa. Cách đặt tên tạo từ này rất thú vị. Có thể
gọi đó là thú “chơi” biệt danh. Biệt danh thường là biểu tượng nghệ thuật mang
đậm cách nhìn thể hiện cá tính tác giả.
Sự lạ hoá trong ngôn từ nghệ thuật Nguyễn Tuân ở tuỳ bút còn thể hiện ở cách

nhà văn sử dụng các từ đồng nghĩa rất có hiệu quả nghệ thuật. Nói về cái chết
của anh D - người đã hi sinh trong cuộc thử súng Badôca nhà văn đã ngậm ngùi
trong tiếc thương phải vĩnh biệt một người mới “nhất kiến”. Trong Chân trời
việt Bắc, hình ảnh Nguyễn và hai người bạn đường được tác giả gọi là “ba cái
chấm nâu” đi giữa ngàn xanh của núi rừng Việt Bắc. Địa danh Tam Đảo thì được
ông gọi là “một cuống họng phía Nam của Việt Bắc”. Những ngày tháng sống
trong rừng chờ đợi cuộc chuyển quân mới Nguyễn Tuân gọi đó là những giờ
“nặng ướt” và đều bị “mọc rêu”. Bởi là một người ham đi và luôn khao khát
những chân trời mới cho nên đối với Nguyễn Tuân những tháng ngày nhàn nhã
phải sống trong chờ đợi dù đó cũng là một nhiệm vụ thì với cá tính của mình
ông vẫn thấy đó là những giờ “nặng ướt” và ông chỉ những mong một ngày nào
đó thoát ra khỏi nó mà thôi. Sống ở trong rừng Việt Bắc, ăn món thịt cầy hương
nhà văn lại có cái cảm giác miếng thịt cầy nấu nguyên cả túi xạ giống như “ai
thoa phấn đầm vào miếng thịt”. Còn khi đi qua phố Cống Thần nhà văn lại thấy
hình ảnh “bùn tái mét” và cuộc sống ở nơi đây đầy cái “không khí dịch tễ” chỉ
những mong được khử trùng. Với cái chết của Trần Đăng ông gọi đó là “một hi


vọng gẫy cánh” bởi Trần Đăng chết trẻ, anh ngã xuống đúng lúc cách mạng cần
anh cống hiến nhất, lúc “sự nghiệp chiến thắng chung đang tới”. Cái chết của
người đồng đội, người bạn văn ấy vượt lên cả sự tiếc thương, và đó gọi là “một
đau giận” chung của tất cả anh em Văn nghệ sĩ. Trong “bữa tiệc lửa” của trận
quân ta công đồn mà nhà văn được trực tiếp tham gia thì ông đã gọi cái cảnh
“tàn lụi, tàn vụn” đó là lúc bộ đội ta đang “hoá vàng” đồn địch.
Không những thế, Nguyễn Tuân đã sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác hợp lí
và có chọn lọc. Nhà văn đi nhiều, viết nhiều và làm phong phú thêm vốn ngôn
ngữ của mình. Những tác phẩm của ông đã cho chúng ta thấy sự tài hoa uyên
bác đó trong việc sử dụng ngôn từ trong nghệ thuật miêu tả. Đó là những ngôn
từ miêu tả mang sức gợi quá lớn làm chúng ta tưởng chừng như đang được cảm
nhận trực tiếp. Khi tả cảnh trong Ngôi nhà cũ, vầng trăng được tác giả miêu tả

độc đáo “hai cái sừng trăng đã nở to, đã đầy dần. Rồi vừng trăng tròn vẽ lên trên
trời lần thì cái quầng, lần thì cái tán…”.
Ngôn ngữ của ông được hình thành từ tình yêu tha thiết đối với con người, thiên
nhiên và cùng với sự chau chuốt của ngôn từ, chúng ta còn thấy biện pháp nhân
hóa, ẩn dụ, so sánh, liên tưởng được sử dụng khá nhiều trong các câu văn “sông
Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình”. khi miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển
ở đảo Cô Tô nhà văn đã tưởng tượng: “tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ của một
quả trứng thiên nhiên…như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh” …
Có được ngôn từ vừa đặc biệt vừa giá trị đó, Nguyễn Tuân đã thực sự nỗ lực
trong sáng tạo ngôn từ. Với tài quan sát hết sức tinh tế, nhà văn mới có thể đạt
được sự miêu tả kĩ lưỡng bằng những ngôn từ độc đáo đến vậy.
Đọc hai tập Đường vui và Tình chiến dịch của Nguyễn Tuân chúng ta rất dễ dàng
nhận thấy điều này. Hầu hết ở hình ảnh nào, khi miêu tả nhà văn cũng có sự lựa
chọn từ ngữ cho hợp cảnh hợp tình. Ở bài tuỳ bút Thăng Long phi chiến địa
Nguyễn Tuân đã miêu tả các đường phố nội thành trong thời kì tiêu thổ kháng
chiến nát như bị “vằm”, như “thịt băm viên đánh đống”, cửa sổ của những ngôi
nhà hoang vắng thì giống như “một con mắt toét”... dễ khiến cho người ta có cái
cảm giác đi giữa những con phố chết trong những ngày Hà Nội bị tạm chiếm.
Khi miêu tả một áng sương chiều, nhà văn không nói “sương giăng” hay “sương
xuống” mà ông lại chọn cụm từ “sương chiều phủ phấn” dường như nó vẫn đủ
gợi lên nét mơ hồ, lan toả của sương chiều đẫm chất thơ. Hay khi miêu tả hình
ảnh rừng chiều “bóng như chùi” của vạt rừng ướt lá. Một áng cỏ cũng được nhà
văn so sánh “đẹp như tuyết thảm nhung”. Rõ ràng, đối với từng sự vật trong cách
miêu tả Nguyễn Tuân bao giờ cũng có sự lựa chọn từ ngữ rất kĩ lưỡng, có khi là sự
ám ảnh về vẻ đẹp, có khi là ấn tượng về màu sắc, nhưng cũng có khi nhà văn
chọn đúng từ ngữ miêu tả mà sự vật ấy biểu hiện một cách chân thực. Nguyễn


Tuân là thế, ông “chơi độc” mà không “lên gân”, ông luôn lựa chọn sự độc đáo
nhưng không quá xa lạ trong hình dung và sự liên tưởng của người đọc. Tuy

nhiên, con người và cá tính của Nguyễn Tuân vẫn không tránh được cái lối cầu kì,
cách nhìn mọi vật ở góc độ hoa mĩ và chính điều đó cũng để lại dấu ấn trong
ngôn từ nghệ thuật của ông.
Có thể nói, Nguyễn Tuân là người say mê Tiếng Việt. Ông yêu quý, trân trọng và
luôn tìm mọi cách để làm giàu thêm thứ ngôn ngữ mà ông tự hào gọi là “tiếng
Ta”. Ông không chỉ tích luỹ vận dụng nó một cách nhuần nhuyễn để làm phong
phú vốn từ ngữ của mình mà còn dày công tìm tòi, khám phá ra những khả năng
biểu hiện mới, tạo ra những từ ngữ, trường nghĩa mới lạ, độc đáo, bất ngờ.
Ngôn ngữ độc đáo của Nguyễn Tuân là sự kết hợp điêu luyện của ngôn ngữ dân
dã và ngôn ngữ bác học. Chính điều này làm cho những trang văn của Nguyễn
Tuân lạ hóa về ngôn từ. Thủ pháp của nghệ thuật là làm lạ hoá các sự vật đã
quen và tạo ra một hình thức mới, làm cho sự cảm thụ trở nên khó khăn và gây ấn
tượng lâu bền hơn. Không bằng lòng với những con đường mà nhiều người đã đi
ngày hôm qua, ông trăn trở với việc tìm ra cái mới của chữ nghĩa. Cá tính muốn
vượt thoát khiến từ ngữ nghệ thuật của Nguyễn Tuân luôn đi theo nguyên tắc lạ
hoá. Ông phải tạo ra nhiều phương thức ngôn từ mới đặc sắc, kì lạ để giảm bớt
sự nhàm chán, đồng thời gây ấn tượng khác thường cho người đọc. Vì thế đánh
giá về Nguyễn Tuân, các nhà nghiên cứu đã không tiếc lời ca ngợi. Ông được tôn
vinh là một “Bậc thầy về ngôn từ”.




×