Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ TRƢƠNG PHI

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG YẾU TỐ ĐẦU VÀO
VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGHỀ NUÔI TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG THƢƠNG PHẨM TẠI THỊ XÃ HOÀNG MAI,
TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ TRƢƠNG PHI

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG YẾU TỐ ĐẦU VÀO
VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGHỀ NUÔI TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG THƢƠNG PHẨM TẠI THỊ XÃ HOÀNG MAI,
TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:


60310105

Quyết định giao đề tài:

678/QĐ-ĐHNT ngày 30/8/2016

Quyết định thành lập hội đồng:

696/QĐ-ĐHNT ngày 07/8/2017

Ngày bảo vệ:

23/8/2017

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. LÊ KIM LONG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG:
TS. NGU ỄN THỊ TR M NH
KHO S U ĐẠI HỌC:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI C M ĐO N
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu
vào và khả năng sinh lời của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại Thị xã
Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chƣa từng
đƣợc công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày 7 tháng 8 năm 2017
Tác giả luận văn


Lê Trƣơng Phi

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của các phòng,
ban Trƣờng Đại học Nha Trang, Khoa Kinh tế, Khoa Sau Đại học và các Thầy giáo,
Cô giáo đã tận tình giảng dạy và hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu. Đặc biệt là Thầy TS. Lê Kim Long - Giảng viên Khoa Kinh tế - Trƣờng Đại học Nha
Trang, đã tận tình hƣớng dẫn, góp ý và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian tôi thực
hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
phòng Kinh tế hạ tầng Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, nhất là xin cảm ơn các hộ dân
nuôi tôm thẻ chân trắng ở Thị xã Hoàng Mai đã nhiệt tình cung cấp cho tôi thông tin
để tôi thực hiện thành công đề tài. Cảm ơn học viên Hồ Thị Hằng lớp 57CHKT 2015-4
Khoa Kinh tế, Trƣờng Đại học Nha Trang.
Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 7 tháng 8 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Trƣơng Phi

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ xi
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................3
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................................3
1.6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ...............................................................................4
1.7. Cấu trúc của luận văn ...............................................................................................4
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƢỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ...................................................................................................................5
2.1. Tổng quan về tôm thẻ chân trắng .............................................................................5
2.1.1. Giới thiệu về tôm thẻ chân trắng ...........................................................................5
2.1.2. Một số khái niệm về nuôi tôm mật độ thấp và mật độ cao....................................7
2.2. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời trong sản xuất ... 9
2.2.1. Các khái niệm về hiệu quả trong sản xuất ............................................................. 9
v


2.2.2. Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào (hiệu quả kỹ thuật)...................................10
2.2.3. Ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật (TE) dựa vào phƣơng pháp phân tích màng bao dữ
liệu theo mô hình hiệu suất không đổi theo quy mô (Constant Returns to Scale Input

Oriented DEA model, CRS-DEA model) .....................................................................11
2.2.4. Ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật (TE) dựa vào phƣơng pháp phân tích màng bao dữ
liệu theo mô hình hiệu suất thay đổi theo quy mô (Variable Returns to Scale Input
Oriented DEA model, VRS-DEA model) .....................................................................13
2.2.5. Ƣu và nhƣợc điểm của phƣơng pháp DEA .........................................................15
2.2.6. Khả năng sinh lời .................................................................................................16
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ....................................................19
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ........................................................................19
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ........................................................................21
2.4. Khung phân tích của nghiên cứu ............................................................................23
Tóm tắt chƣơng 2...........................................................................................................27
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................28
3.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 28
3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu........................................................................................ 30
3.3. Phƣơng pháp chọn mẫu/quy mô mẫu .....................................................................30
3.3.1. Tổng thể ...............................................................................................................30
3.3.2. Phƣơng pháp chọn mẫu ....................................................................................... 35
3.4. Loại dữ liệu cần thu thập ........................................................................................36
3.5. Các phƣơng pháp phân tích dữ liệu ........................................................................36
3.5.1. Công cụ phân tích dữ liệu .................................................................................... 36
3.5.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ............................................................................37
Tóm tắt chƣơng 3...........................................................................................................41

vi


CHƢƠNG 4: PH N TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........42
4.1. Thông tin về hiện trạng nông hộ vùng nghiên cứu.................................................42
4.1.1. Thông tin nông hộ ...............................................................................................42
4.1.2. Thông tin về kỹ thuật sản xuất tôm của nông hộ.................................................44

4.2. Phân tích chỉ số hiệu quả và khả năng sinh lời của mô hình nuôi mật độ thấp (dƣới
100 con/m2 ) và mô hình nuôi mật độ cao ( từ 100 con/m2 trở lên) ..............................46
4.2.1. Các chỉ số hiệu quả và khả năng sinh lời của mô hình nuôi mật độ thấp (dƣới
100 con/m2 )...................................................................................................................46
4.2.2. Các chỉ số hiệu quả và khả năng sinh lời của mô hình mật độ cao (từ 100
con/m2 trở lên) ..............................................................................................................48
4.3. So sánh các chỉ tiêu sản xuất của hai mô hình .......................................................50
4.3.1. So sánh giá trị trung bình.....................................................................................50
4.3.2. Kiểm định thống kê các chỉ tiêu sản xuất so sánh hai mô hình ...........................51
4.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng sinh lời và hiệu quả kỹ thuật của nghề nuôi
tôm thẻ chân trắng .........................................................................................................53
4.5.1. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả kỹ thuật .....................53
4.5.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng sinh lời .....................55
4.5.3 Mối tƣơng quan giữa khả năng sinh lời và hiệu quả kỹ thuật của nghề nuôi tôm
thẻ chân trắng.................................................................................................................61
Tóm tắt chƣơng 4...........................................................................................................61
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................62
5.1. Kết luận...................................................................................................................62
5.2. Một số hàm ý chính sách cần tập trung ..................................................................63
5.2.1. Nâng cao chất lƣợng tập huấn, khuyến khích ngƣời dân nuôi tôm thẻ chân trắng
thƣơng phẩm mật độ cao.................................................................................................64
5.2.2. Thực hiện đúng công tác quy hoạch ....................................................................64
5.2.3. Rà soát chính sách vay vốn .................................................................................65
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và các hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................67
PHỤ LỤC
vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CRS (Constant Return to Scale)

Hiệu suất không đổi theo quy mô

DEA (Data Envelop Analysis)

Phân tích màng bao dữ liệu

FAO (Food and Agriculture Organnization)

Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp
của Liên Hợp Quốc

SPF (Stochastic Production Frontier)

Đƣờng biên sản xuất ngẫu nhiên

VRS (Variable Returns to Scale)

Hiệu suất thay đổi theo quy mô

WTO (World Trade Organization)

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Đặc điểm sinh học tôm thẻ thích nghi với môi trƣờng ...................................6

Bảng 2.2. Tóm lƣợc các biến lựa chọn của các nghiên cứu trƣớc.................................22
Bảng 2.3. Các biến trong mô hình DEA ........................................................................23
Bảng 2.4. Định nghĩa các biến đƣợc đƣa vào mô hình .................................................27
Bảng 3.1. Tổng thể mẫu nghiên cứu..............................................................................35
Bảng 3.2. Phân bổ mẫu nghiên cứu ...............................................................................36
Bảng 4.1. Thông tin chung của nông hộ vùng nghiên cứu ............................................42
Bảng 4.2. Trình độ học vấn của nông hộ vùng nghiên cứu (%) ....................................42
Bảng 4.3. Tình hình tiếp cận nguồn vốn sản xuất của nông hộ vùng nghiên cứu.........43
Bảng 4.4. Phân bố mẫu theo hình thức nuôi..................................................................44
Bảng 4.5. Phân bố mẫu về độ pH của ao nuôi...............................................................45
Bảng 4.6. Thống kê hệ số tiêu hao thức ăn sử dụng trong nuôi tôm .............................45
Bảng 4.7. Hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm mật độ thấp .....................................46
Bảng 4.8. Phân nhóm hiệu quả kỹ thuật ........................................................................47
Bảng 4.9. Các chỉ số hiệu quả và khả năng sinh lời của mô hình mật độ thấp .............47
Bảng 4.10. Hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm mật độ cao ....................................48
Bảng 4.11. Phân nhóm hiệu quả kỹ thuật ......................................................................49
Bảng 4.12. Các chỉ số hiệu quả và khả năng sinh lời của mô hình mật độ cao ............49
Bảng 4.13. So sánh giá trị trung bình của các chỉ số hiệu quả và khả năng sinh lời của
hai mô hình mật độ cao và mật độ thấp .........................................................................50
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định các chỉ tiêu sản lƣợng, doanh thu, giá bán, các khoản
mục chi phí, khả năng sinh lời và hiệu quả kỹ thuật .....................................................51
Bảng 4.15. Kiểm định thống kê chỉ tiêu khả năng sinh lời, hiệu quả ...........................52
Bảng 4.16. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả kỹ thuật .............53
Bảng 4.17. Kết quả mô hình hồi quy Tobit ...................................................................54
Bảng 4.18. Các nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng sinh lời .............................................56
Bảng 4.19. Mô hình tóm tắt (Model Summary) ............................................................56
Bảng 4.20. Hệ số hồi quy ..............................................................................................56
Bảng 4.21. Phân tích phƣơng sai ...................................................................................59
Bảng 4.22. Hệ số hồi quy ..............................................................................................59
Bảng 4.23. Ma trận hệ số tƣơng quan............................................................................61

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ phản ánh các chỉ tiêu hiệu quả ............................................................ 13
Hình 2.2. Tính toán quy mô kinh tế trong DEA ............................................................ 14
Hình 2.3. Mô hình đề xuất nghiên cứu ..........................................................................24
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 29
Hình 4.1. Nguồn tiếp cận kỹ thuật sản xuất ..................................................................44
Hình 4.2. Hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm mật độ thấp ............................................46
Hình 4.3. Hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm mật độ cao .............................................48

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghiên cứu “Phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời của
nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An” có mục tiêu là đánh
giá hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời; đồng thời xác định các nhân
tố ảnh hƣởng tới hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lời của nghề nuôi tôm thẻ chân
trắng thƣơng phẩm tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Từ đó đề xuất một số khuyến
nghị cho chính quyền và chủ hộ nuôi nhằm phát triển nghề nuôi bền vững.
Các phƣơng pháp phân tích chính đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là phƣơng pháp
thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh, Phƣơng pháp Data Envelopment Analysis
(DEA) để đánh giá hiệu quả kỹ thuật, Mô hình tobit để đánh giá ảnh hƣởng của các
nhân tố tới hiệu quả kỹ thuật và mô hình hồi quy tuyến tính để đánh giá ảnh hƣởng của
các nhân tố tới khả năng sinh lời.
Với mẫu khảo sát của nghiên cứu chính thức n = 120 hộ nuôi, kết quả chính của
nghiên cứu cho thấy hầu hết các khoản mục của hình thức nuôi mật độ cao là cao hơn
nhiều so với hình thức nuôi mật độ thấp. Chỉ tiêu khả năng sinh lời (thặng dƣ/ha) của

các hộ nuôi tôm theo hình thức mật độ thấp trung bình là 309 trđ/ha. Chỉ tiêu hiệu quả
kỹ thuật đƣợc tính toán theo phƣơng pháp phi tham số DEA, kết quả cho thấy hiệu quả
kỹ thuật trung bình của các hộ nuôi tôm theo hình thức nuôi mật độ thấp là 0,81 tƣơng
đối cao. Chỉ tiêu khả năng sinh lời của cách hộ nuôi tôm theo hình thức mật độ cao
trung bình là 813 trđ/ha. Chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật đƣợc tính toán theo phƣơng pháp
phi tham số DEA, kết quả cho biết hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ nuôi tôm
theo hình thức mật độ cao là 0,83 điều này cho thấy các hộ nuôi tôm mật độ cao sử
dụng khá hợp lý các yếu tố đầu vào và đạt hiệu quả cao.
Kết quả ƣớc lƣợng trong số 7 biến đƣa vào mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến
hiệu quả kỹ thuật (số ngƣời trong gia đình tham gia nuôi tôm, kinh nghiệm nuôi, trình
độ chủ hộ, tập huấn, vay vốn, diện tích nuôi, hình thức nuôi) thì 3 biến “diện tích
nuôi”, “ngƣời trong gia đình tham gia nuôi tôm” và “tập huấn” ảnh hƣởng đến hiệu
quả kỹ thuật (p<0,05). Kết quả ƣớc lƣợng trong số 7 biến đƣa vào mô hình các nhân tố
ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời thì 2 biến “hình thức nuôi” và “diện tích nuôi” ảnh
hƣởng đến khả năng sinh lời. Trong đó biến “diện tích nuôi” có ảnh hƣởng thuận
xi


chiều, nghĩa là khả năng sinh lời tăng khi diện tích nuôi tăng, phù hợp với chính sách
đất đai mà cơ quan quản lý nhà nƣớc đang hƣớng tới đó là chính sách dồn điền đổi
thửa và củng cố, nâng cao chất lƣợng của hợp tác xã nông nghiệp và “hình thức nuôi”
có ảnh hƣởng cùng chiều với khả năng sinh lời phù hợp với giả thuyết đặt ra. Kết quả
cho thấy, hệ số tƣơng quan giữa hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lời là 0,411 nằm
trong khoảng từ 0,4 đến 0,5, nhƣ vậy hai yếu tố này có tƣơng quan tuyến tính, chứng
tỏ hai yếu tố này có ảnh hƣởng tới nhau. Việc tiết kiệm đầu vào sản xuất có thể làm
tăng khả năng sinh lời của nghề nuôi tôm. Tuy nhiên, mức tƣơng quan này tƣơng đối
yếu, có ý nghĩa là đối với hộ nuôi tôm với góc nhìn về lợi nhuận trong ngắn hạn sẽ có
nhiều điểm không tƣơng đồng với các nhà quản lý với góc nhìn về tiết kiệm các yếu tố
đầu vào để phát triển bền vững.
Từ khóa: Hiệu quả kỹ thuật, Khả năng sinh lời, Hoàng Mai, Nghệ An


xii


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những thập niên gần đây, nghề nuôi tôm phát triển rất mạnh trên thế giới,
khẳng định vai trò của chăn nuôi thủy sản trong ngành kinh tế nông nghiệp. Ở Việt
Nam, nghề nuôi tôm đem lại lợi nhuận cao cho các hộ nông dân, góp phần giải quyết
việc làm, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho ngƣời dân. Trong nghề nuôi tôm thì
nuôi tôm chân trắng có bƣớc tiến rõ nét. Năm 2012, diện tích thả giống tôm chân trắng
tăng 15,5%, đạt xấp xỉ 38,2 nghìn ha; sản lƣợng thu hoạch tăng 3,2% - đạt 177,8 nghìn
tấn. Nghề nuôi tôm chân trắng cũng đƣa lại giá trị xuất khẩu cao chỉ tính riêng 7 tháng
đầu năm 2013, xuất khẩu tôm sú chỉ tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2012 đạt xấp xỉ
680 triệu USD thì xuất khẩu tôm chân trắng đạt 609 triệu USD, tăng 51,5% so với
cùng kỳ năm 2012, chiếm 43,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam
(Báo cáo “Nuôi trồng thủy sản”, Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, 2015).
Nghệ An là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế nuôi tôm nhƣ bờ biển kéo dài, khí
hậu và thổ nhƣỡng phù hợp. Hoàng Mai là một thị xã ven biển của tỉnh Nghệ An, mới
đƣợc tách ra từ huyện Quỳnh Lƣu năm 2013. Hoàng Mai là một trung tâm khai thác và
nuôi trồng thuỷ sản lớn của tỉnh. Những năm gần đây, triển khai chƣơng trình khai
thác hải sản xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản, thị xã đã có hƣớng đi mới trong phát triển
nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản góp phần to lớn trong việc giải quyết việc làm,
cải thiện đời sống cho ngƣời lao động vùng biển. Thuỷ sản nói chung và tôm thẻ nói
riêng luôn có lợi thế cạnh tranh về điều kiện tự nhiên, đó là lợi thế do thiên nhiên ban
tặng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm ở Hoàng Mai còn mang tính tự phát, khoa học công
nghệ lạc hậu, mới chỉ dừng lại ở chăn nuôi theo kinh nghiệm là chính, mức độ đầu tƣ
chƣa cân đối giữa đầu vào và đầu ra, diện tích nuôi thâm canh đã đƣợc mở rộng tuy
nhiên khoa học còn lạc hậu. Mặt khác do ý thức của ngƣời dân không cao việc khai
thác bừa bãi đã mang lại nguồn tài nguyên cạn kiệt, môi trƣờng bị ảnh hƣởng. Đối với

các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam nói chung và Hoàng Mai nói riêng, việc sử
dụng tiết kiệm, hợp lý các yếu tố đầu vào – đặc biệt là các đầu vào nhƣ đất, mặt nƣớc –
đóng vai trò quyết định cho việc phát triển bền vững trong dài hạn. Tuy nhiên, mối
quan tâm hàng đầu của các chủ hộ nuôi lại thƣờng là khả năng sinh lời của trại nuôi.
Vì vậy, phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào (hiệu quả kỹ thuật) và khả năng
1


sinh lời của các trại nuôi là một nhu cầu bức thiết, cần phải thực hiện nhằm giúp các
nhà quản lý khuyến cáo chủ trang trại cũng nhƣ đề ra các biện pháp quản lí nhằm phát
triển nghề nuôi tôm bền vững của thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
Việc phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào (hiệu quả kỹ thuật) đang là một
chủ đề đƣợc nhiều nhà hoạch định chính sách quan tâm. Sử dụng phƣơng pháp DEA
để đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật cũng nhƣ hiệu quả kinh tế đã đƣợc các nhà nghiên cứu
trên thế giới áp dụng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, ở Việt Nam, phƣơng
pháp này mới bắt đầu tiếp cận từ những năm 2000 trở lại đây, một số công trình
nghiên cứu trong lĩnh vực thủy sản nhƣ: Đặng Hoàng Xuân Huy và cộng sự (2012),
“Nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho các trại nuôi cá Tra
thương phẩm tại Đồng Bằng Sông Cửu Long”; Lê Kim Long, Đặng Hoàng Xuân Huy,
Nguyễn Thị Hồng Đào, Trƣơng Ngọc Phong (2011), “Phân tích hiệu quả sử dụng yếu
tố đầu vào và khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus
vannamei) thương phẩm tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa” - đề tài cấp Trƣờng
Đại học Nha Trang; Đàm Thị Huế (2016), “Phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào
và khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại huyện Vạn
Ninh, tỉnh Khánh Hòa” – đề tài luận văn Thạc sỹ, trƣờng Đại học Nha Trang. Tuy
nhiên, chƣa có nghiên cứu nào đề cập đến hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả
năng sinh lời của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thƣơng phẩm ở Thị xã Hoàng Mai, tỉnh
Nghệ An. Vì vậy, nghiên cứu về hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, tìm ra các nhân
tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, khả năng sinh lời và làm cách
nào để nâng cao hiệu quả sử dụng đầu vào và khả năng sinh lời của nông hộ nuôi tôm

là hết sức cần thiết ở Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố
đầu vào và khả năng sinh lời của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ở Thị
xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm xác định hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả
năng sinh lời, từ đó gợi ý một số hàm ý chính sách đối với các nông hộ trong việc nuôi
tôm thẻ chân trắng tại Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Xác định hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào (hiệu quả kỹ thuật - technical
efficiency) và khả năng sinh lời (profitability) của các trại nuôi tôm thẻ chân trắng
thƣơng phẩm tại Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
+ Xác định các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lời.
+ Đề xuất một số khuyến nghị cho chính quyền và chủ nông hộ nhằm phát triển
nghề nuôi tôm tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp các câu hỏi:
- Hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời của nghề nuôi tôm thẻ
chân trắng tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An đạt kết quả nhƣ thế nào ?
- Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng
sinh lời của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An?
- Có những giải pháp nào để sử dụng hiệu quả yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời
của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu về sử dụng hiệu quả yếu tố đầu vào (hiệu quả
kỹ thuật) và khả năng sinh lời của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Hoàng

Mai, tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu: Lựa chọn các hộ nuôi tập trung ở phƣờng Quỳnh Xuân,
phƣờng Mai Hùng, xã Quỳnh Lộc - thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
- Dựa trên những số liệu sơ cấp là số liệu hộ thực hiện trong năm 2016, các số liệu
thứ cấp là số liệu của giai đoạn 2010 - 2015 để nghiên cứu.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp phân tích chính đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đánh giá hiệu
quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời tại thị xã Hoàng Mai là thống kê mô
tả, phân tích và so sánh chỉ tiêu hiệu quả và khả năng sinh lời của mô hình nuôi tôm
mật độ thấp và mật độ cao. Bên cạnh đó sử dụng hàm hồi quy tuyến tính để tìm mối
tƣơng quan giữa hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời và các yếu tố
ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời.
3


1.6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
* Về lý thuyết: Kết quả đề tài là hệ thống hoá về mặt lý luận về đo lƣờng hiệu quả
yếu tố đầu vào giúp cho ngƣời đọc có đƣợc cái nhìn tổng quát về bản chất của hiệu
quả cũng nhƣ phƣơng pháp đo lƣờng hiệu quả bằng DEA; đề tài có thể làm tài liệu
tham khảo để các nghiên cứu sâu hơn về phân tích hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
* Về thực tiễn: Đề tài đánh giá thực trạng và tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng
thƣơng phẩm tại Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu có thể giúp các
hộ nông dân nuôi tôm có cái nhìn tổng quát, từ đó có thể điều chỉnh trong việc nuôi
tôm để thu lại lợi nhuận cao hơn. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu có ích
giúp các nhà quản lý quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng và đề xuất các giải pháp
góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm tại tỉnh Nghệ An.
1.7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần nhƣ: mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,…
luận văn đƣợc kết cấu thành 5 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu, trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu

hỏi nghiên cứu, cũng nhƣ ý nghĩa của nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, trình bày cơ sở lý thuyết về
hiệu quả, khả năng sinh lời, các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật và khả năng
sinh lời của nghề nuôi tôm; cũng nhƣ tổng quan các công trình nghiên cứu trƣớc liên
quan nhằm đúc kết thành khung phân tích phù hợp cho nghiên cứu của luận văn và
đƣa ra các giả thuyết nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu, giới thiệu các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc
sử dụng chủ yếu trong luận văn nhƣ quy mô mẫu nghiên cứu, phƣơng pháp chọn mẫu,
các công cụ dùng để phân tích số liệu,...
Chƣơng 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu. Nội dung chƣơng này tập
trung phân tích và thảo luận các kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 5: Kết luận và các hàm ý chính sách, trình bày các kết luận rút ra từ
nghiên cứu, cũng nhƣ đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở Thị xã
Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
4


CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƢỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN
2.1. Tổng quan về tôm thẻ chân trắng
2.1.1. Giới thiệu về tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng hay còn gọi là tôm he chân trắng, hoặc tôm chân trắng có tên
khoa học là: Litopenaeus vannamei (Bone, 1931); tiếng Anh là: white shrimp; theo
FAO là: tôm chân trắng, camaron patiblanco; tên tiếng Việt là: tôm thẻ chân trắng,
tôm bạc Thái Bình Dƣơng, tôm bạc Tây Châu Mỹ.
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái
Bình Dƣơng, từ biển Pêru đến Nam Mêxicô, vùng biển Equađo. Hiện tôm thẻ chân
trắng đã đƣợc di giống ở nhiều nƣớc Đông Á và Đông Nam Á nhƣ Trung Quốc, Thái
Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia và Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình thƣờng
có màu xanh lam, chân bò có màu trắng nên gọi là tôm chân trắng. Chùy là phần kéo
dài tiếp với bụng. Dƣới chùy có 2 – 4 răng cƣa, đôi khi có 5 – 6 răng cƣa ở phía bụng.
Những răng cƣa đó kéo dài, đôi khi tới đốt thứ 2 (Trần Minh Anh, 1989).
Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi (gai
telssm), không có rãnh sau mắt, đƣờng gờ sau chùy khá dài đôi khi từ mép sau vỏ sau
đầu ngực. Gờ bên chùy ngắn, chỉ kéo dài tới gai thƣợng vị. Có 6 đốt bụng, ở đốt mang
trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Gai đuôi không phân nhánh. Râu không có
gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với vỏ giáp.
Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng thích nghi sống nơi đáy là bùn, độ sâu
khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5 – 50 ‰; thích hợp ở độ mặn nƣớc
biển 28 – 34 ‰; pH = 7,7 – 8,3; nhiệt độ thích hợp 25 – 320C; tuy nhiên chúng có thể
sống đƣợc ở nhiệt độ 12 – 280C (Trần Minh Anh, 1989).
Tôm chân trắng là loại ăn tạp giống nhƣ những loài tôm khác. Song không đòi hỏi
thức ăn có hàm lƣợng đạm cao nhƣ tôm sú. Tôm chân trắng có tốc độ sinh trƣởng
nhanh, chúng lớn nhanh hơn tôm sú ở tuổi thành niên. Trong điều kiện tự nhiên, từ
tôm bột đến tôm cỡ 40 g/con mất khoảng thời gian 180 ngày hoặc từ 0,1g có thể lớn
tới 15g trong giai đoạn 90 – 120 ngày (Trần Minh Anh, 1989).
5


Bảng 2.1 Đặc điểm sinh học tôm thẻ thích nghi với môi trƣờng
TT

Các chỉ tiêu

Khoảng thích hợp

Khoảng chịu đựng


1

Độ mặn (%o)

15 – 30

0,5 – 45

2

Nhiệt độ

25- 32

16-43

3

pH

7,5 – 8,5

6-10

4

Độ kiềm (mg/lít)

80 -150


60 – 200

5

Ôxy hòa tan (mg/lít)

4–7

3 -7

6

NH3 (mg/lít)

< 0,1

< 0,2

7

H2S (mg/lít)

< 0,01

< 0,03

Nguồn: Báo cáo Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An, 2016
Độ kiềm giữ vai trò làm hệ đệm giúp giữ cho pH đƣợc ổn định và duy trì tốt việc
phát triển các sinh vật phù du và kể cả tôm. Độ kiềm thích hợp cho tôm thẻ là 80 – 150
mg/l, sử dụng vôi nông nghiệp hay bột vỏ sò (CaCO3), Dolomite (CaMg(CO3)2) để

tăng độ kiềm.
Độ pH thích hợp cho nuôi tôm thẻ chân trắng từ 7 – 9, tốt nhất là 7,5 – 8,5,
nhƣng những vùng khác nhau độ pH thích hợp cho tôm thẻ sinh trƣởng cũng khác
nhau. Do đó theo kinh nghiệm và trong phạm vi thích hợp ngƣời nuôi tôm tự tìm độ
pH thật sự thích hợp cho tôm tăng trƣởng tại ao hồ nuôi của mình.
Quản lý độ pH trong ao hồ nuôi tôm, ngƣời nuôi tôm có thể khắc phục đƣợc
bằng việc sử dụng bốn nhóm vôi chủ yếu là: CaCO3, Ca(OH)2, CaO và CaMg(CO3)2.
Sử dụng loại vôi nào ngƣời nuôi phải nghiên cứu tính năng, tác dụng của từng loại vôi
cho phù hợp. Trong trƣờng hợp độ pH cao ta sử dụng D_best hoặc thay nƣớc và tiếp
tục sử dụng D_best. Chú ý đừng để độ pH thay đổi quá nhanh sẻ ảnh hƣởng đến chất
lƣợng nƣớc và tôm nuôi, nên sử dụng vôi hay D_best với hàm lƣợng ít và nhiều lần.
- Về độ trong: Độ trong của nƣớc trong ao hồ phần lớn là do các sinh vật sinh
ra. Độ trong đục thích hợp khoảng 30 – 40cm. Chúng ta cố gắng duy trì độ trong và độ
pH thích hợp sẽ giúp ổn định nƣớc và tôm sẽ phát triển tốt. Vì vậy phải khống chế độ
trong của nƣớc.
6


- Về hàm lƣợng Ôxy hoà tan: Hàm lƣợng ôxy hoà tan trong nƣớc thích hợp là
không đƣợc dƣới 03ppm. Trong nƣớc nếu có lƣợng ôxy nhiều sẽ có những ƣu điểm
sau: Giảm các chất độc hại, thuận lợi cho việc phân huỷ các chất hữu cơ, tăng chất
lƣợng nƣớc, tôm sẽ sống thoải mái. Do đó mà ngƣời nuôi tôm phải nghiên cứu tăng
hàm lƣợng ôxy trong nƣớc.
Trong ao hồ có lƣợng ôxy thấp sẽ làm cho tôm căng thẳng, ăn mồi giảm và dễ
nhiễm bệnh. Sự phân huỷ các chất hữu cơ thiếu ôxy sẽ gây ra nhiều chất độc hại. Kết
quả cuối cùng là tỷ lệ sống của tôm bị giảm xuống.
2.1.2. Một số khái niệm về nuôi tôm mật độ thấp và mật độ cao
Mô hình nuôi chủ yếu của tôm thẻ chân trắng hiện nay là mật độ thấp (dƣới 100
con/m2) và mật độ cao (trên 100 con/m2). Với hai mô hình này, quy trình nuôi tôm thẻ
khác nhau và đều tuân theo những quy chuẩn nuôi riêng.

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao nhằm tiết kiệm diện tích nuôi, tăng
năng suất và rút ngắn thời gian thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thông thường
Nếu không đáp ứng các yêu cầu trên thì ngƣời nuôi nên chọn mô hình nuôi bán
công nghiệp với mật độ <100 con/m2 sẽ hiệu quả và ít rủi ro hơn. Tuy nhiên, nếu các
chủ hộ biết cách chọn tôm thẻ chân trắng giống thì với kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân
trắng mật độ cao sẽ đạt năng suất rất đáng kể.
Nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao thông thƣờng (ao mặn lợ) đúng kỹ thuật sẽ cho
năng suất rất cao, ít tốn công chăm sóc, tiết kiệm chi phí đầu tƣ…
Một điều tƣởng chừng nhƣ bình thƣờng nhƣng rất quan trọng và không thể thiếu
trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng là luôn làm sạch đáy ao. Khi nuôi tôm sú,
ngƣời nuôi có thể xi phông đáy theo định kỳ. Nhƣng khi áp dụng kỹ thuật nuôi tôm thẻ
chân trắng mật độ cao, mỗi tuần ngƣời nuôi phải xả cặn bã đáy ao tại các vị trí thu
gom hoặc bơm hút cặn sang các ao trữ để xử lý.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao
Đối với ngƣời nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến hoặc ngƣời mới có ý định
nuôi tôm thì kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao cần đƣợc cân nhắc kỹ các
yếu tố sau:
7


Ao nuôi tôm nên đƣợc trải bạt và phủ bạt quanh bờ ao.
Duy trì ổn định mực nƣớc ao ở mức 1,5 – 2m
Nguồn nƣớc cung cấp cho khu vực nuôi tôm phải dồi dào, dễ dàng cấp thoát nƣớc
khi cần thiết.
Diện tích nuôi cho phép thiết kế ao lắng, ao trữ, dễ dàng cấp thoát nƣớc đáp ứng
yêu cầu xả mùn bã đáy ao (xi phông đáy) mỗi ngày.
Ao nuôi có hệ thống ôxy đáy, hệ thống quạt nƣớc tạo đƣợc các khu vực gom mùn
bã, thức ăn dƣ thừa ở đáy ao. Thời gian quạt nƣớc phải đảm bảo 24/24 khi nuôi từ 2
tháng đến khi thu hoạch. Con giống phải sạch bệnh thì thả nuôi mật độ cao sẽ dễ thành

công hơn.
Hệ thống ao trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao
Trong khi những ngƣời nuôi quy mô nhỏ, tập trung dạng nuôi quảng canh cải tiến,
bán công nghiệp sau khi đầu tƣ thêm một số thiết bị và cải tạo lại ao hồ lên nuôi mật
độ cao, tuy nhiên do ao liền ao, bờ liền bờ giữa các hộ nuôi với nhau thì việc nuôi tôm
thẻ chân trắng mật độ từ 100 con/m2 trở lên sẽ gặp trở ngại nhƣ: tôm chậm lớn, kích cỡ
không đồng đều đến khi thu hoạch, dịch bệnh dễ xảy ra…Với các ao hồ đƣợc đầu tƣ
tốt, khu nuôi riêng biệt, sau mỗi vụ nuôi ngoài việc cải tạo tốt ao nuôi còn phải nên vét
đƣờng cấp nƣớc và đƣờng xả thoát nƣớc. Hệ thống ao nuôi là yếu tố rất quan trọng
quyết định sự thành bại trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng. Việc nâng cấp ao hồ từ
nuôi tôm sú qua nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao cũng cần phải chú trọng về độ sâu
của mực nƣớc ao nuôi. Đây cũng đƣợc xem nhƣ là ƣu tiên số một khi cải tạo ao hồ.
Đối với các ao nuôi trải bạt toàn bộ đáy ao, độ sâu mực nƣớc thích hợp cho nuôi mật
độ cao là 1,5-2m.
Ngƣợc lại, với các ao nổi, vùng thấp triều thƣờng có độ sâu mực nƣớc thấp hơn
(0,8-1,2m) sẽ là thách thức không nhỏ khi nuôi mật độ trên 100 con/m2.
Nhiều ngƣời nuôi đã đầu tƣ những hệ thống ao hồ thực sự bài bản nhƣ: làm lƣới
nhà lầu tạo điều kiện cho tôm đeo bám, hệ thống ôxy đáy, hệ thống quạt, phủ lƣới che
chim cò toàn bộ ao nuôi. Việc theo dõi nhiệt độ, pH, độ kiềm, độc tố…cũng đƣợc
ngƣời nuôi chú trọng. Nhắm đến kết quả là tỉ lệ sống cao, kích cỡ tôm đồng đều, ít
bệnh, thời gian thu hoạch ngắn, năng suất cao trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng
8


mật độ cao từ 150-200 con/m2 trên hệ thống ao nuôi tôm sú trƣớc đây, ngoài chú ý về
ao nuôi, các chủ hộ nuôi nên chú ý một số vấn đề kỹ thuật nhƣ sau:
Về con giống: Chỉ nuôi mật độ cao khi chọn đƣợc con giống sạch bệnh.
Trong quá trình nuôi, các biểu hiện của ao nuôi không dễ nhận biết nên đòi hỏi
ngƣời nuôi phải bám sát để phát hiện và xử lý kịp thời.
Để thực hành kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao cho năng suất tốt chủ

hộ có thể áp dụng theo kỹ thuật canh tác nhƣ sau:
Diện tích ao nuôi:
Ttừ 0,5 đến 01 ha, ao có hình chữ nhật, đáy bùn cát, hệ thống cấp thoát nƣớc thuận
lợi, chủ động về nguồn nƣớc vệ sinh.
Chuẩn bị ao nuôi:
Tiến hành nạo vét vệ sinh thật sạch đáy ao, lấp đầy các hang lỗ do sinh vật gây hại
tạo ra.
Phơi ao nuôi từ 7-10 ngày sau đó lấy nƣớc vào ao sâu 60cm (lọc các tạp chất thật
kỹ) rồi tiến hành bón phân tổng hợp và phân vi sinh trƣớc 10 ngày thả giống để gây
nuôi sinh vật thức ăn cho tôm.
Đảm bảo nƣớc ao có màu vàng lục, độ trong 26-30cm, hàm lƣợng ôxy đầy đủ
bằng cách lắp đặt máy quạt nƣớc cho tôm.
Hệ thống ao nuôi, con giống và thức ăn quyết định rất lớn đến sự thành công
trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao, chính vì thế nếu không thể thiết kế
ao nuôi theo chuẩn, không đảm bảo các yếu tố thì rủi ro rất cao, ngƣời nuôi cần cân
nhắc trƣớc khi quyết định mật độ thả nuôi cho phù hợp.
2.2. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời trong
sản xuất
2.2.1. Các khái niệm về hiệu quả trong sản xuất
Từ trƣớc đến nay có rất nhiều tác giả đƣa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả:
Theo P. Samerelson và W. Nordhaus (1991) thì: “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã
hội không thể tăng sản lƣợng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm sản lƣợng một
9


loại hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất
của nó”. Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả
các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản
xuất trên đƣờng giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có
thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đƣa ra là cao nhất, là lý tƣởng và không thể có

mức hiệu quả nào cao hơn nữa.
Theo Coelli và các cộng sự (2005) thì hiệu quả kinh tế (EE – Economic efficiency)
gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật (TE – Technical efficiency) và hiệu quả phân bổ
(AE – Allocative efficiency). Hiệu quả kỹ thuật (TE) là khả năng tạo ra một khối
lƣợng đầu ra cho trƣớc từ một khối lƣợng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một
khối lƣợng đầu ra tối đa từ một lƣợng đầu vào cho trƣớc, ứng với một trình độ công
nghệ nhất định. Hiệu quả kỹ thuật đƣợc đo bằng số lƣợng sản phẩm có thể đạt đƣợc
trên số nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Hiệu quả phân bổ (AE) là khả năng lựa chọn
đƣợc một khối lƣợng đầu vào tối ƣu mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào
cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó. Hiệu quả phân bổ là thƣớc đo mức độ thành
công của ngƣời sản xuất trong việc lựa chọn các tổ hợp đầu vào tối ƣu. Khi nắm đƣợc
giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra, ngƣời sản xuất sẽ quyết định mức sử dụng các
yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt đƣợc lợi nhuận tối đa. Hiệu quả kinh tế
(EE) là hiệu quả kinh tế đƣợc tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ
Sự khác nhau trong hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp có thể do sự khác nhau về
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì có thể đƣa ra khái niệm về hiệu quả kinh
tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ sau: hiệu quả kinh tế là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhƣ (lao động, máy móc, thiết bị, tiền
vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
2.2.2. Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào (hiệu quả kỹ thuật)
Việc phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào (hiệu quả kỹ thuật) để tìm cách
gia tăng sản lƣợng đầu ra mà không phải sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào đang là
một chủ đề đƣợc nhiều nhà hoạch định chính sách quan tâm. Việc sử dụng phƣơng
10


pháp DEA để đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật cũng nhƣ hiệu quả kinh tế đã đƣợc các nhà
nghiên cứu trên thế giới áp dụng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Cách tiếp cận đo lƣờng hiệu
quả hiện đại bắt đầu với Farrell (1957) nghiên cứu hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào.

Hiệu quả kỹ thuật (TE) là khả năng của ngƣời sản xuất có thể sản xuất mức đầu
ra tối đa với một tập hợp đầu vào và công nghệ cho trƣớc.
Theo Koopman (1951) thì: “Một nhà sản xuất đƣợc xem là có hiệu quả kỹ thuật
nếu một sự gia tăng trong bất kì đầu ra đòi hỏi một sự giảm xuống của ít nhất một đầu
ra khác hoặc một sự gia tăng của ít nhất một đầu vào”.
Hiệu quả kỹ thuật là số lƣợng sản phẩm có thể đạt trên một đơn vị chi phí đầu
vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất nông nghiệp trong những điều kiện cụ thể về
kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật đƣợc áp dụng phổ
biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng các nguồn lực cụ thể. Hiệu quả
kỹ thuật này thƣờng đƣợc phản ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Nó chỉ ra
rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu sản phẩm.
2.2.3. Ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật (TE) dựa vào phƣơng pháp phân tích màng
bao dữ liệu theo mô hình hiệu suất không đổi theo quy mô (Constant Returns to
Scale Input Oriented DEA model, CRS-DEA model)
Charnes và các cộng sự (1978) đã khởi xƣớng phƣơng pháp phân tích phi tham
số Data Envelopment Analysis (DEA). Mặc dù phƣơng pháp tham số (SPF) đƣợc sử
dụng phổ biến, nhƣng các phƣơng pháp phi tham số cũng đang đƣợc sử dụng ngày
càng nhiều khi chúng ta không xác định đƣợc dạng công nghệ hoặc dạng hàm sản
xuất. Điểm nổi bật của phƣơng pháp DEA là nó có thể giải quyết các ràng buộc trong
việc xác định dạng sản xuất và vô số các phƣơng thức phân phối của phần dƣ. Hơn
nữa, ƣớc lƣợng biên sản xuất dựa trên kết quả hiện có sẽ cho ta một đƣờng biên gần
với thực tế hơn. DEA đang ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi. Phƣơng pháp phân tích
DEA đƣợc mô phỏng nhƣ sau.
Hiệu quả kỹ thuật phản ánh khả năng của ngƣời sản xuất có thể sản xuất mức
đầu ra tối đa với một tập hợp đầu vào và công nghệ cho trƣớc hoặc tối thiểu hóa các
yếu tố đầu vào để sản xuất ra một lƣợng đầu ra không đổi. Hai cách định nghĩa này về
hiệu quả kỹ thuật có thể đƣợc biết đến với hai cách đo lƣờng hiệu quả định hƣớng đầu
ra và định hƣớng đầu vào tƣơng ứng. Hai cách đo lƣờng này sẽ cho kết quả giống nhau
11



nếu chúng ta sử dụng mô hình hiệu suất không đổi theo quy mô. Trong nghiên cứu
này, tác giả sử dụng phƣơng pháp đo lƣờng hiệu quả theo định hƣớng đầu vào.
Giả sử ta có dữ liệu của I công ty, mỗi công ty sử dụng N đầu vào và M đầu ra.
Với công ty thứ i, dữ liệu về đầu vào đƣợc thể hiện bằng véctơ cột xi và đầu ra đƣợc
diễn tả bằng véctơ cột yi. Nhƣ vậy, số liệu đầu vào và đầu ra của tất cả các công ty
đƣợc thể hiện bằng ma trận X (N hàng, I cột) và ma trận Y (M hàng, I cột).
Phƣơng pháp sử dụng các “tỷ lệ” đƣợc xem là phƣơng pháp trực quan mô tả
phân tích bao số liệu (DEA). Với mỗi công ty, chúng ta sẽ đo tỷ lệ của tổng số lƣợng
các sản phẩm đầu ra trên tổng số lƣợng các đầu vào đã sử dụng (u’yi/v’xi) với u là véc
tơ số lƣợng đầu ra (M hàng 1 cột); v là véc tơ số lƣợng đầu vào (N hàng 1 cột).
Mô hình DEA đƣợc sử dụng để tính toán hiệu quả kỹ thuật nhƣ sau:
min  ,  ( ),
 yi  Y  0,

 xi  X  0,
0

(1)

Trong đó, θ - Đại lƣợng vô hƣớng, thể hiện mức độ hiệu quả của doanh nghiệp;
λ –Véc tơ hằng số Nx1.
Bài toán (1) đƣợc giải N lần, nghĩa là từng lần đối với mỗi doanh nghiệp. Nhƣ
vậy giá trị nghiệm  đƣợc xác định cho từng doanh nghiệp. Nếu  = 1 nghĩa là doanh
nghiệp đạt hiệu quả;  < 1 nghĩa là doanh nghiệp không đạt hiệu quả. Các doanh
nghiệp không đạt hiệu quả có thể chiếu lên đƣờng giới hạn hiệu quả, khi đó ta nhận
đƣợc tổ hợp tuyến tính (X, Y) – là vị trí của doanh nghiệp tham chiếu giả định. Đối
với các doanh nghiệp không đạt hiệu quả (θ < 1) có thể thiết lập mục tiêu giảm tỷ lệ các
yếu tố đầu vào một đại lƣợng là  trong khi vẫn giữ các giá trị xuất lƣợng nhƣ trƣớc.
Trong hình 2.1, có 4 doanh nghiệp A, B, C, D đều sản xuất ra một mức sản

lƣợng nhƣ nhau sử dụng hai biến đầu vào là x1 và x2. Doanh nghiệp A, C, D đạt hiệu
quả kỹ thuật. Tại B, để sản xuất một đơn vị yếu tố đầu ra, sự phi hiệu quả kỹ thuật của
doanh nghiệp B đƣợc biểu diễn bằng khoảng cách B’B, là một lƣợng đầu vào có thể
giảm tƣơng ứng mà không làm giảm bớt đầu ra. Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp B
đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ: TE = OB’/OB.
12


Hình 2.1. Sơ đồ phản ánh các chỉ tiêu hiệu quả
Nguồn: Coelli., 2002. Technical, Allocative, Cost and Scale Efficiencies in Bangladesh
Rice Cultivation: A Non-parametric Approach
2.2.4. Ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật (TE) dựa vào phƣơng pháp phân tích màng
bao dữ liệu theo mô hình hiệu suất thay đổi theo quy mô (Variable Returns to
Scale Input Oriented DEA model, VRS-DEA model)
Giả định CRS chỉ áp dụng khi tất cả DMU hoạt động với quy mô tối ƣu. Cạnh
tranh không hoàn hảo, các ràng buộc về tài chính, là nguyên nhân làm cho các DMU
không hoạt động tại mức quy mô tối ƣu. Banker, Charnes và Cooper (1984) đề nghị
mở rộng mô hình DEA_CRS cho trƣờng hợp năng suất thay đổi theo quy mô. Việc sử
dụng mô hình DEA_CRS khi không phải tất cả các DMU đang hoạt động với quy mô
tốt nhất, sẽ cho kết quả của TE bao gồm cả hiệu quả quy mô (SE), còn đƣợc gọi là
hiệu quả kỹ thuật tổng hợp. Việc sử dụng mô hình DEA_VRS sẽ cho phép tính toán
đƣợc TE tách bạch với SE, còn đƣợc gọi là hiệu quả kỹ thuật thuần túy.
Bài toán quy hoạch tuyến tính DEA_CRS có thể điều chỉnh để trở thành mô hình
DEA_VRS bằng việc bổ sung thêm ràng buộc của tính lồi là: N1’λ =1 vào phƣơng
trình sau:
min  ,  ( ),
 yi  Y  0,

 xi  X  0,
N1  1

0
13

(2)


×