Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn một số GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ VIỆC sử DỤNG đồ DÙNG dạy học TRONG môn mĩ THUẬT TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.77 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:………………………………………………..……..…………………….. Trang 2

II. THỰC TRẠNG:………………………..………………………..…………………….. Trang

III.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỘ MÔN MĨ THUẬT:………..…Trang 4

IV.GIẢI PHÁP: ……………………………..……..………………………………………. Trang 5

V.KẾT LUẬN CHUNG:……………..…………………….…………………..………Trang 9

VI.BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁ NHÂN:……….…….…..Trang 10

VII.ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ:………………..……………………….….……Trang 10

1
Kim Lộc

Giáo viên: Bùi


MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG MÔN MĨ THUẬT TIỂU HỌC
         

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Những năm gần đây, việc giảng dạy bộ môn Mĩ thuật trong nhà trường phổ thông đã
đi vào ổn định. Đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn đáp ứng đủ trong tất cả các trường
Tiểu học trên phạm vi toàn huyện Đam Rông. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
giảng dạy bộ môn ngày càng được đầu tư từng bước và cung cấp khá đầy đủ cho nhu cầu
sử dụng dạy học của giáo viên. Tuy nhiên do đặc thù bộ môn, do điều kiện của từng địa


phương nên trong một chừng mực nào đó, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học phục vụ cho bộ
môn Mĩ thuật vẫn chưa đáp ứng đủ, đặc biệt là các trường ở vùng khó khăn.
Khác với một số môn học khác trong trường trường tiểu học, đồ dùng dạy học ở môn
Mĩ thuật rất phong phú, đa dạng có tính thẩm mĩ cao, giữ vị trí then chốt để làm trực quan,
làm vật mẫu xuyên suốt quá trình giảng dạy của giáo viên. Đa số những phương tiện để làm
ĐDDH ở môn Mĩ thuật là các vật mẫu quen thuộc, các hình khối cơ bản, những hình ảnh
trực quan sinh động làm yếu tố trọng tâm để giáo viên khai thác tất cả kiến thức chính của
nội dung bài học. Ví dụ như khi giáo viên tiến hành bài dạy vẽ theo mẫu: Lọ hoa và quả,
nếu không chuẩn bị vật mẫu lọ, hoa, quả thì giáo viên không thể nào thực hiện bài học này
được vì không có vật mẫu làm trực quan.
Ngoài những đặc trưng riêng, đồ dùng dạy học ở môn Mĩ thuật cũng có những điểm
giống các môn học khác như phải có tính sư phạm, kích thước vừa phải, dễ quan sát, phù
hợp với nội dung cụ thể của từng bài học. Các thao tác và phương pháp sử dụng đồ dùng
dạy học ở môn Mĩ thuật đều có những bước giống với các môn học khác.
Căn cứ vào Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09/12/2000 của Quốc hội khóa X về
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: “… Mục tiêu của đổi mới giáo dục phổ thông
trong giai đoạn hiện nay là thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chú trọng đến
thực hành để phát huy tư duy sáng tạo của học sinh…”. Để hoàn thành tốt mục tiêu này, đòi
hỏi người giáo viên cần phải có kinh nghiệm trong việc làm và sử dụng ĐDDH, huy động
học sinh làm và sưu tập tranh, ảnh, các vật mẫu một cách có hiệu quả để làm ĐDDH.
Dựa vào chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT cũng đã nêu : “ Phải phát
2
Kim Lộc

Giáo viên: Bùi


huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học,
đối tượng học sinh từng lớp; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, kĩ năng thực

hành, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh…”
Theo điều kiện cụ thể của trường học ở những vùng còn khó khăn như địa bàn xã Đạ
Rsal, đòi hỏi giáo viên cần phải có sáng kiến về việc tự làm ĐDDH, huy động học sinh
tham gia sưu tầm và làm đồ dùng học tập. Bên cạnh đó, người giáo viên dạy Mĩ thuật cũng
cần phải biết sáng tạo và kinh nghiệm trong việc sử dụng ĐDDH ở lớp để cho giờ giảng
của mình thêm sinh động hơn, học sinh dễ dàng hiểu bài một cách hiệu quả hơn.
Ngoài những đặc điểm chung như các môn học khác là một môn học văn hóa bắt
buộc trong trường phổ thông, môn Mĩ thuật còn có những đặc trưng riêng đó là môn học
mang tính năng khiếu nghệ thuật. Song mục tiêu nhiệm vụ của môn học không phải là đào
tạo cho học sinh trở thành những Họa sĩ mà chủ yếu là cung cấp kiến thức văn hóa chung,
giáo dục thẩm mĩ góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, bồi dưỡng những kĩ năng
ban đầu cho học sinh có năng khiếu. Vì vậy việc sử dụng tốt các phương pháp dạy học theo
đặc trưng bộ môn Mĩ thuật có vị trí rất quan trọng, mà vai trò chủ yếu là việc sử dụng có
hiệu quả ĐDDH của giáo viên.
Xuất phát từ thực tế trên, bản thân tôi nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của
việc làm và sử dụng ĐDDH ở bộ môn Mĩ thuật trong nhà trường là rất cần thiết, chính vì
vậy tôi đã chọn đề tài này để viết.
II. THỰC TRẠNG:
Hiện nay ĐDDH đối với bộ môn Mĩ thuật vẫn còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng đầy đủ
cho việc giảng dạy của giáo viên. Ở phân môn vẽ theo mẫu còn thiếu vật mẫu là các hình
khối cơ bản áp dụng cho môn Mĩ thuật, thiếu tranh vẽ gợi ý hướng dẫn các bước vẽ. Đối
với lớp 5 còn thiếu tượng mẫu bằng thạch cao để phục vụ cho bài học vẽ tượng chân dung.
Để chuẩn bị cho việc giảng dạy, đa số giáo viên đều phải mua như giấy rô ki, hoa,
quả, sưu tầm chai lọ, ấm, bát và các đồ dùng khác…Mặt khác giáo viên dặn dò và phân
công cho nhóm học sinh chuẩn bị. Đối với phân môn thường thức mĩ thuật, còn thiếu ảnh
chân dung các Họa sĩ ( ảnh phóng lớn ) . Nhiều trường học còn chưa có phòng học bộ môn,
lớp học đông học sinh, bàn ghế ngồi chật chội gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học
tập của bộ môn Mĩ thuật.Về phía học sinh, điều kiện kinh tế gia đình của một số em còn
khó khăn nên chưa chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ phục vụ cho môn học Mĩ thuật như: màu
nước, giấy vẽ…đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả của môn học Mĩ thuật.

3
Kim Lộc

Giáo viên: Bùi


III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỘ MÔN MĨ THUẬT:
1. Cấu trúc chương trình môn Mĩ thuật bậc tiểu học:
Môn mĩ thuật Tiểu học gồm có 5 phân môn và được sắp xếp theo chương trình một
cách cụ thể như sau:
a. Phân môn vẽ theo mẫu:
- Lớp 1: có 6 tiết
- Lớp 2: có 7 tiết
- Lớp 3: có 8 tiết
- Lớp 4: có 8 tiết
- Lớp 5: có 8 tiết
b. Phân môn vẽ trang trí:
- Lớp 1: có 6 tiết
- Lớp 2: có 8 tiết
- Lớp 3: có 9 tiết
- Lớp 4: có 9 tiết
- Lớp 5: có 8 tiết
c. Phân môn vẽ tranh:
- Lớp 1: có 14 tiết
- Lớp 2: có 9 tiết
- Lớp 3: có 9 tiết
- Lớp 4: có 9 tiết
- Lớp 5: có 9 tiết
d. Phân môn thường thức mĩ thuật (xem tranh):
- Lớp 1: có 5 tiết

- Lớp 2: có 5 tiết
- Lớp 3: có 5 tiết
- Lớp 4: có 5 tiết
- Lớp 5: có 5 tiết
e. Phân môn tập nặn (xé dán) tạo dáng
- Lớp 1: có 4 tiết
- Lớp 2: có 4 tiết
- Lớp 3: có 4 tiết
4
Kim Lộc

Giáo viên: Bùi


- Lớp 4: có 4 tiết
- Lớp 5: có 5 tiết
2. Một số phương pháp trong giảng dạy môn Mĩ thuật:
Ngoài những phương pháp chung như các môn văn hóa khác, môn Mĩ thuật có một
số phương pháp đặc trưng riêng sau đây:
a. Phương pháp quan sát: Là thông qua việc nhìn, ngắm, tìm hiểu đối tượng để phân tích,
so sánh .
b. Phương pháp trực quan: Là sử dụng ĐDDH đã chuẩn bị để minh họa cho nội dung bài
dạy.
c. Phương pháp vấn đáp: Là sử dụng hệ thống câu hỏi để thực hiện trao đổi, gợi mở khai
thác nội dung bài học.
d. Phương pháp luyện tập- thực hành: Là củng cố kiến thức, luyện khả năng quan sát và
vận dụng thực hành
e. Phương pháp làm việc theo cặp, nhóm: Là tạo điều kiện cho mọi học sinh đều được
tham gia vào hoạt động học tập một cách tự giác bằng khả năng của mình.
3. Một số đồ dùng và dụng cụ trực quan trong giảng dạy môn Mĩ thuật:

a. Đồ dùng để làm vật mẫu cho vẽ theo mẫu và vẽ trang trí có sẵn: Chai, lọ, ấm bát, đĩa,
chậu cảnh, tấm thảm, khăn trải bàn, quạt giấy, áo quần thời trang…
b. Đồ dùng để làm dụng cụ trực quan: Hình ảnh, tranh vẽ của các Họa sĩ, hình tư liệu do
GV sưu tầm ở sách, báo, tạp chí…
c. Kênh hình ảnh in trong sách giáo khoa.
d. Đồ dùng do GV tự làm: Gồm các khối hình cơ bản như hình hộp, hình trụ, hình cầu, giá
vẽ, que đo, bục đặt mẫu vẽ, dây dọi, báo tường, khẩu hiệu, chữ trang trí, tranh vẽ mẫu gợi ý
hướng dẫn các bước tiến hành…
e. Đồ dùng có ở thiên nhiên: Hoa, lá, quả…
f. Đồ dùng phải mua: Màu vẽ các loại, bút chì, giấy, vở vẽ, giấy màu, đất màu…
g. Bài vẽ do Học sinh vẽ ở những năm trước.
h. Đồ dùng có trong danh mục của thư viện- thiết bị trường: Bộ tranh ĐDDH được in trên
bản lớn.
IV. GIẢI PHÁP:
1. Biện pháp theo đặc trưng bộ môn:

5
Kim Lộc

Giáo viên: Bùi


Môn Mĩ thuật có những đặc trưng riêng, ngoài việc cung cấp những kiến thức về
văn hóa, giáo dục thẩm mĩ, dạy Mĩ thuật còn hướng dẫn cho Học sinh biết tạo nên những
sản phẩm đẹp về hình dáng, hình khối , màu sắc…phục vụ cho cuộc sống tinh thần và vật
chất của con người.
Ví dụ: Khi dạy bài Tạo dáng và trang trí túi xách, Học sinh biết cách làm ra sản
phẩm đẹp theo sáng tạo riêng của mình là tạo dáng và trang trí được chiếc túi thời trang
ngay trên giấy vẽ, từ đó các em có thể mở rộng thêm là có thể dùng giấy màu, vải để cắt
dán, may và tạo nên một sản phẩm có giá trị thẩm mĩ cao hơn, biết được ý nghĩa của thời

trang đối với cuộc sống con người.
Do đó người giáo viên dạy môn Mĩ thuật phải biết vận dụng tốt các phương pháp
theo đặc trưng bộ môn mà yếu tố chủ yếu nhất đó là sử dụng tốt ĐDDH, các dụng cụ trực
quan phục vụ cho quá trình giảng dạy của mình.
2. Một số biện pháp cụ thể:
2.1. Phân loại, sắp xếp, lựa chọn ĐDDH:
Đồ dùng dạy học ở môn Mĩ thuật rất phong phú, đa dạng và được chia ra theo từng
phân môn. Mỗi phân môn sẽ có các ĐDDH và cách sử dụng khác nhau. Do vậy giáo viên
bộ môn cần phải biết phân loại, sắp xếp, sưu tầm và tự làm ĐDDH để áp dụng cho từng
phân môn một cách phù hợp .
a. Dựa vào cấu trúc chương trình môn học:
- Gíao viên kiểm tra cụ thể trong toàn bộ chương trình có bao nhiêu tiết vẽ theo mẫu,
bao nhiêu tiết vẽ trang trí, bao nhiêu tiết vẽ tranh và bao nhiêu tiết thường thức Mĩ thuật, để
tìm hiểu xem những phân môn đó cần bao nhiêu loại ĐDDH và đó là những loại đồ dùng
nào. Sau đó giáo viên xem danh mục ĐDDH ở thư viện nhà trường đã có những loại đồ
dùng nào phục vụ cho môn Mĩ thuật và còn thiếu những loại đồ dùng nào để từ đó giáo
viên lập kế hoạch phân loại ĐDDH thích hợp cho từng phân môn cụ thể. Mặt khác giáo
viên cần rà soát lại để tìm xem mỗi phân môn Mĩ thuật cần những loại đồ dùng nào để sắp
xếp ĐDDH cho từng phân môn, từng bài dạy. Nếu nhận thấy ở mỗi phân môn còn thiếu
những đồ dùng nào thì giáo viên phải tự làm, sưu tầm hoặc lập dự toán xin nhà trường mua
sắm kịp thời.
b. Huy động học sinh tham gia làm và sưu tầm tranh, ảnh, vật mẫu để làm ĐDDH:
- Đối với điều kiện nhà trường còn khó khăn, trong khi đó những vật mẫu như hoa,
lá, quả, vật dùng ở gia đình có thể tìm kiếm dễ dàng ở vườn nhà, do vậy sau tiết học, giáo
6
Kim Lộc

Giáo viên: Bùi



viên chú ý phần dặn dò học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài sau bằng cách giao cho
nhóm 1 chuẩn bị hoa, nhóm 2 chuẩn bị quả, nhóm 3 mang theo lọ hoa…tùy theo yêu cầu cụ
thể của từng bài học mà giáo viên phân công, đây cũng là biện pháp giúp học sinh phát huy
tính tự giác trong học tập.
- Trường hợp có những bài học cần đến tranh, ảnh để làm tư liệu tham khảo, giáo
viên nên dặn dò học sinh về nhà sưu tầm trên các sách báo, tạp chí một số hình ảnh có liên
quan để làm dụng cụ trực quan minh họa làm cho tiết dạy thêm sinh động.
2.2. Phương pháp làm và sưu tầm, lưu giữ ĐDDH của giáo viên:
a. Làm đồ dùng dạy học:
- Môn Mĩ thuật có những loại đồ dùng mà giáo viên có thể tự làm bằng các vật dụng
đơn giản như: bục để đặt mẫu vẽ, que đo, dây dọi, hình trụ, hình cầu, hình hộp, câu khẩu
hiệu…
Gíao viên có thể làm bằng cách: dùng hộp sữa lon đã hết, mua sơn trắng quét lên
(hoặc dán giấy trắng) để làm hình trụ.Đối với hình hộp, giáo viên tìm hộp bánh kẹo, hộp
đựng hàng hóa đã hết sau đó dùng giấy trắng dán lên. Riêng bục đặt mẫu vẽ, giáo viên có
thể thiết kế hình dáng phù hợp và đặt thợ mộc đóng.
b. Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu trên sách, báo, tạp chí để làm dụng cụ trực quan:
- Môn Mĩ thuật rất gần gũi đối với đời sống con người, có những hình ảnh đẹp như
phong cảnh, tĩnh vật, tranh dân gian, hình ảnh về con người và các đồ vật, tranh vẽ của các
Họa sĩ thường in ở trên lịch, tạp chí, sách…Do vậy khi dùng xong giáo viên cần sưu tầm
giữ lại, ta sẽ có một dụng cụ trực quan rất sinh động để giúp ích cho dạy Mĩ thuật…
c. Tổ chức trưng bày tranh vẽ của học sinh theo chủ đề:
- Qua một số bài học như vẽ tranh theo chủ đề Ngày nhà giáoViệt Nam, ngày thành
lập Q ĐND Việt Nam…, giáo viên nên tổ chức trưng bày trước toàn trường hoặc lớp để
chọn một số bài vẽ đẹp của học sinh dùng làm bài mẫu cho học sinh các lớp sau tham khảo.
Mặt khác trong quá trình trả bài và nhận xét bài vẽ, giáo viên chú ý chọn một vài bài vẽ
xuất sắc của học sinh giữ lại làm bài tham khảo cho các năm sau…
d. Cách lưu giữ bài vẽ mẫu, hình ảnh tư liệu và ĐDDH:
- Những vật mẫu hình khối, chai, lọ…, giáo viên nên tham mưu với thiết bị-thư viện để sắp
xếp hợp lí, gọn gàng theo thứ tự ngay tại giá sách, kệ, tủ của thư viện trường.

- Những dụng cụ như tranh, ảnh cỡ lớn, giáo viên nên đóng nẹp, ghi kí hiệu theo từng loại
và treo vào giá, tường, ở thư viện cho gọn gàng.
7
Kim Lộc

Giáo viên: Bùi


- Những bài vẽ mẫu của học sinh, tranh, ảnh và tư liệu cỡ nhỏ, giáo viên cần phân loại theo
phân môn rồi sắp xếp vào tập album theo thứ tự để sử dụng làm ĐDDH thường xuyên
trong việc giảng dạy môn Mĩ thuật.
e. Lựa chọn những phương tiện để làm đồ dùng dạy học:
- Gíao viên phải biết cách chọn lọc những phương tiện để làm đồ dùng dạy học như
vật mẫu phải có kích thước phù hợp, màu sắc rõ ràng để học sinh dễ quan sát. Những dụng
cụ trực quan tranh, ảnh, hình tư liệu do giáo viên sưu tầm phải sạch sẽ, không bị rách, to rõ,
dễ nhìn và có tính thẩm mĩ cao để hấp dẫn học sinh và tăng thêm sinh động cho tiết học.
f. Việc sắp xếp và trình bày dụng cụ trực quan trên bảng đen:
- Tranh, ảnh và các tư liệu phục vụ cho tiết dạy, giáo viên phải biết cách sắp xếp gọn
gàng, đúng thứ tự trên bàn giáo viên, khi treo, dán trên bảng phải bố trí hợp lí ở một bên
bảng sao cho thẩm mĩ để học sinh dễ nhận thấy rõ ràng.
2.3. Biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả trên lớp:
a. Đối với phân môn vẽ theo mẫu:
Đồ dùng dạy học chủ yếu là các vật mẫu như: Các hình khối cơ bản là hình hộp,
hình trụ, hình cầu…, chai, lọ, hoa, quả, cái ca…, giáo viên cần phải biết sưu tầm cất giữ,
phân loại để chọn phục vụ cho từng bài dạy cụ thể. Các kênh hình trong SGK, giáo viên
giới thiệu và phân nhóm học sinh để cho các em quan sát và nhận xét tìm hiểu, hoặc giáo
viên có thể pho to cop py phóng lớn, vẽ minh họa ra giấy rô ki ( nếu tiết dạy được thực hiện
trên bảng đen ở lớp ). Nếu bài giảng của giáo viên tiến hành trên giáo án điện tử thì phải
scan hình ảnh để phóng lên máy chiếu. Trong quá trình giảng dạy, chỉ có vật mẫu vẽ là
được giới thiệu trên bục vẽ cho đến khi kết thúc bài dạy, còn các phương tiện khác như

tranh vẽ gợi ý, bài vẽ tham khảo, bài vẽ minh họa trên bảng sau khi giới thiệu xong, giáo
viên phải đem cất vào đúng vị trí trên bàn giáo viên.
b. Đối với phân môn vẽ trang trí:
Gíao viên phải biết tìm ra những bài học nào thuộc về trang trí cơ bản, những bài
nào thuộc trang trí ứng dụng để chọn và làm các ĐDDH thích hợp. Những bài học thuộc
trang trí ứng dụng, giáo viên cần phải chuẩn bị một số vật mẫu như: lọ hoa, đĩa, khăn trải
bàn, gạch hoa, tấm thảm, chậu cảnh, quạt giấy, báo tường, khẩu hiệu, áo quần thời trang…
để gợi ý minh họa làm cho bài dạy thêm sinh động. Ngoài ra, giáo viên phải vẽ tranh gợi ý
hướng dẫn cách làm bài và có kĩ năng vẽ minh họa nhanh trên bảng về các bước tiến hành
cho học sinh tham khảo.
8
Kim Lộc

Giáo viên: Bùi


c. Đối với phân môn vẽ tranh:
Vẽ tranh là phân môn nhằm phát huy khả năng sáng tạo, óc quan sát và tư duy trừu
tượng của học sinh. Do vậy việc chuẩn bị dụng cụ trực quan là khâu then chốt trong tiến
trình hướng dẫn học sinh vẽ tranh. Để thực hiện tốt phân môn này, cần phải dựa vào nội
dung cụ thể của từng bài học, giáo viên phân nhóm học sinh quan sát hết kênh hình trong
sách giáo khoa vào thời điểm gợi ý cho học sinh tìm và chọn nội dung đề tài. Bên cạnh đó
giáo viên cần phải biết sưu tầm thêm nhiều tranh của các Họa sĩ vẽ theo chủ đề khác nhau,
những tranh vẽ đẹp hoặc chưa đẹp của học sinh các năm trước để giới thiệu và gợi ý học
sinh so sánh bổ sung và rút kinh nghiệm về cách tìm bố cục, hình mảng…Khi hướng dẫn
học sinh cách vẽ, giáo viên sử dụng tranh vẽ mẫu gợi ý để hướng dẫn học sinh thực hiện
các bước tiến hành. Kết hợp, giáo viên nên vẽ minh họa trên bảng một số bố cục tranh cho
học sinh tham khảo thêm. Qúa trình học sinh thực hành, giáo viên cất tranh vẽ gợi ý, cho
học sinh tham khảo bài vẽ tiêu biểu của học sinh năm trước, sau đó giáo viên cất tranh và tổ
chức cho học sinh tự chủ làm bài.

d. Đối với phân môn thường thức mĩ thuật ( TTMT )
Phân môn TTMT có đặc trưng giống môn Lịch sử, do vậy ngoài những kênh hình
ảnh trong sách giáo khoa, bộ tranh đồ dùng dạy học Mĩ thuật, giáo viên cần phải sưu tầm
hình ảnh và tư liệu ở môn lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới để kiếm thêm nguồn tư liệu
minh họa làm cho bài học sinh động hơn. Gíao viên phải dựa vào đặc trưng của từng bài
dạy để giới thiệu và cho học sinh xem dụng cụ trực quan đúng vào thời điểm thích hợp. Khi
giảng đến nội dung cần cho học sinh xem hình ảnh chân dung của các Họa sĩ, giáo viên
phải chuẩn bị dụng cụ trực quan và cho học sinh xem đúng vào nội dung đó, sau đó giáo
viên cất.
Đến lúc giảng tới nội dung xem tác phẩm của các Họa sĩ, hoặc nội dung tìm hiểu cái
hay cái đẹp của tác phẩm mĩ thuật, hay là các hoạt động mĩ thuật thì giáo viên phải phân
nhóm học sinh cho các em tìm hiểu kênh hình ở sách giáo khoa, hoặc giáo viên đem tranh,
ảnh tư liệu do mình sưu tầm ra để giới thiệu cho học sinh xem đúng lúc và phù hợp với nội
dung cụ thể của từng bài giảng.
V. KẾT LUẬN CHUNG:
Mĩ thuật là một trong những môn học cần thiết cho sự phát triển cân đối, hài hòa của
học sinh. Hiện nay môn Mĩ thuật đã đưa vào chương trình trường TH của hầu hết các nước
trên thế giới và là môn học bắt buộc đối với tất cả học sinh.
9
Kim Lộc

Giáo viên: Bùi


Với mục tiêu chung của môn học là giáo dục văn hóa nhằm nâng cao đức-trí- thể-mĩ
cho học sinh, do vậy người giáo viên dạy môn Mĩ thuật phải không ngừng nâng cao chuyên
môn nghiệp vụ, tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả nhất để đáp ứng
với nội dung chương trình sách giáo khoa trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình thực
hiện việc đổi mới về phương pháp dạy học, nhu cầu về tự làm và sử dụng có hiệu quả
ĐDDH là yếu tố cơ bản nhằm phát huy tốt nhất hoạt động dạy học của giáo viên và việc

tiếp thu kiến thức của học sinh.
Họa sĩ người Nga cũng vừa là nhà sư phạm lỗi lạc đã nói: “ Họa sĩ giỏi chưa chắc là
giáo viên dạy vẽ tốt”, ông đã đánh giá cao về phương pháp truyền đạt và kinh nghiệm sử
dụng các phương tiện để làm đồ dùng dạy học là vấn đề quan trọng trong hoạt động giảng
dạy của người giáo viên.
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁ NHÂN:
Trải qua quá trình tìm hiểu và viết giải pháp này, bản thân tôi tự rút ra một số kinh
nghiệm để phấn đấu thực hiện trong thời gian tới như sau:
Luôn luôn phấn đấu tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về
phương pháp dạy học theo đặc trưng bộ môn.
Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp ở trong trường và dự giờ những giáo viên có
kinh nghiệm của trường khác trong huyện để học hỏi lẫn nhau.
Nghiêm túc sử dụng đồ dùng dạy học và sử dụng một cách có hiệu quả nhất để
không ngừng nâng cao chất lượng giờ dạy Mĩ thuật của mình .
Tích cực tham gia làm ĐDDH và sưu tầm những hình ảnh, tư liệu quí để có đầy đủ
các phương tiện làm dụng cụ trực quan phục vụ cho giảng dạy môn Mĩ thuật ngày càng tốt
hơn.
Luôn luôn đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực nhằm kích thích
học sinh say mê, hứng thú, học tập môn Mĩ thuật, góp phần hình thành nhân cách đạo đức
và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh trong giai đoạn mới.
VII. ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ:
Để giờ dạy Mĩ thuật đạt chất lượng cao hơn nữa, thiết nghĩ ngành giáo dục, nhà
trường, cần xem xét theo điều kiện cụ thể của trường nếu được thì nên xây phòng học bộ
môn riêng cho môn Mĩ thuật..

10
Kim Lộc

Giáo viên: Bùi



Môn Mĩ thuật hiện nay vẫn còn thiếu nhiều ĐDDH mà khả năng của giáo viên
không thể tự làm được, do vậy ngành giáo dục cần rà soát lại trong danh mục thiết bị để
xem những loại nào còn thiếu mà có biện pháp đăng kí mua kịp thời.
Ngành giáo dục cần phối hợp với Trung tâm VHTT, với Công an huyện, với Đoàn
để tổ chức cuộc thi vẽ tranh cổ động về chủ đề An toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn
xã hội trong học đường, về bảo vệ môi trường, trên qui mô cấp huyện để khuyến khích
những học sinh có năng khiếu tham gia dự thi. Qua đó nhằm giúp học sinh phát triển năng
khiếu vẽ của mình, đồng thời giáo dục học sinh biết ngăn chặn và cảnh giác với các tệ nạn
xã hội trong lứa tuổi học đường đối với giai đoạn hiện nay./.
Đạ rsal, ngày 14 tháng 11 năm 2012
Người viết

Bùi kim lộc

11
Kim Lộc

Giáo viên: Bùi


12
Kim Lộc

Giáo viên: Bùi



×