Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện u minh, tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VÕ MINH TẤN

GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN
VÙNG BIỂN VEN BỜ HUYỆN U MINH TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VÕ MINH TẤN

GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN
VÙNG BIỂN VEN BỜ HUYỆN U MINH TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Khai Thác Thủy Sản

Mã số:

60620304

Quyết định giao đề tài:



338/QĐ-ĐHNT, ngày 25/04/2016

Quyết định thành lập hội đồng:

704/QĐ-ĐHNT ngày 09/8/2017

Ngày bảo vệ:

09/9/2017

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. PHAN TRỌNG HUYẾN
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. NGUYỄN ĐỨC SĨ
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản vùng biển ven bờ huyện U Minh tỉnh Cà Mau” được hoàn thành là
kết quả của quá trình nghiên cứu tài liệu, thực hiện các chuyến điều tra khảo sát
thực tế ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực, được xử lý theo phương pháp khoa học và đảm bảo độ tin cậy.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc.
Khánh Hòa, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Tác giả


Võ Minh Tấn

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới TS. Phan Trọng Huyến là người trực tiếp
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Thủy sản Cà Mau, Phòng
Nông nghiệp huyện U Minh, Ủy ban nhân dân xã Khánh Hội, Khánh Tiến và
các đơn vị chức năng đã cho phép và tạo mọi điều kiện để tôi tham gia và sử
dụng số liệu thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang,
Lãnh đạo Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản, quý thầy trong
Viện đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành luận văn này./.
Khánh Hòa, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Tác giả

Võ Minh Tấn

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. iii
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................. v
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... viii

DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .................................................................................... x
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 4
1.1. Tổng quan về địa phương nghiên cứu ............................................................ 4
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................... 4
1.1.2. Dân số, dân cư và lao động ......................................................................... 7
1.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội các xã ven biển huyện U Minh.......... 8
1.1.4. Tổng quan vùng biển huyện U Minh ........................................................ 10
1.1.5. Tổng quan về ngành thuỷ sản huyện U Minh ........................................... 14
1.2. Tổng quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước ................................. 15
1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................. 15
1.2.2. Các nghiên cứu ở trong nước .................................................................... 20
1.2.3. Nhận xét chung về tổng quan nghiên cứu khoa học ................................. 24
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 26
2.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 26
2.2.1. Phương pháp chung ................................................................................... 26
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu............................................................... 27
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ..................................................... 27
2.2.4. Phương pháp xác định số lượng và phân bố mẫu điều tra ........................ 28
2.2.5. Phân tích, xử lý số liệu thống kê ............................................................... 30
2.2.6. Phương pháp xây dựng giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản..... 30
v


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................... 32
3.1. Thực trạng nghề khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ huyện U Minh,
tỉnh Cà Mau ......................................................................................................... 32
3.1.1. Cơ cấu nghề khai thác ............................................................................... 32

3.1.2. Thực trạng về tàu thuyền........................................................................... 36
3.1.3. Thực trạng hoạt động khai thác trên vùng nước ven bờ huyện U Minh ... 40
3.1.4. Thực trạng ngư trường hoạt động khai thác của các nghề trong vùng nước
ven bờ huyện U Minh .......................................................................................... 42
3.1.5. Thực trạng ngư cụ hoạt động khai thác trong vùng nước ven bờ huyện U Minh....... 44
3.1.6. Thực trạng về sản phẩm khai thác trong vùng nước ven bờ huyện U Minh ..... 47
3.1.7. Thực trạng về lao động.............................................................................. 53
3.1.8. Thực trạng về sản lượng khai thác ............................................................ 54
3.1.9. Thực trạng về thu nhập của tàu ................................................................. 56
3.1.10. Nhận xét đánh giá chung thực trạng khai thác thuỷ sản trong vùng biển
ven bờ huyện U Minh .......................................................................................... 57
3.2. Thực trạng về công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ..... 58
3.2.1. Công tác quản lý của sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau ................. 58
3.2.2. Công tác quản lý của Chi cục thủy sản ..................................................... 58
3.2.3. Tổ chức cán bộ Thanh tra chuyên ngành NN và PTNT tỉnh Ca Mau ...... 60
3.3. Đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tại vùng biển ven
bờ huyện U Minh ................................................................................................ 64
3.3.1. Giải pháp quản lý tàu thuyền .................................................................... 64
3.3.2. Giải pháp quản lý nghề khai thác .............................................................. 66
3.3.3. Giải pháp quản lý ngư trường ................................................................... 68
3.3.4. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý ........................................................ 70
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 75
PHỤ LỤC
vi


DANH MỤC VIẾT TẮT
- BVNL


: Bảo vệ nguồn lợi

- BVNLTS

: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- FAO

: Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương thực Nông
nghiệp Liên Hợp Quốc)

- PTNT

: Phát triển nông thôn

- SEAFDEC

: Southeast Asian Fisheries Development Center (Trung tâm
Phát triển nghề cá Đông Nam Á)

- UBND

: Ủy ban nhân dân

- CRSD

: Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững.

- NLTS


: Nguồn lợi thủy sản

- PTBV

: Phát triển bền vững

- VBVB

: Vùng biển ven bờ

- BTS

: Bộ Thủy sản

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nguồn lợi thủy sản vùng ven biển huyện U Minh ............................. 13
Bảng 2.1. Phân bố mẫu điều tra theo nghề và địa phương năm 2016 ................ 29
Bảng 3.1. Cơ cấu tàu thuyền khai thác thuỷ sản theo nghề khai thác và năm .... 32
Bảng 3.2. Cơ cấu tàu thuyền khai thác theo địa phương và năm........................ 33
Bảng 3.3. Cơ cấu nghề khai thác thuỷ sản theo công suất và năm ..................... 35
Bảng 3.4. Một vài thông tin cơ bản của tàu thuyền nghề lưới kéo ..................... 37
Bảng 3.5. Một vài thông tin cơ bản của tàu thuyền nghề bát quái...................... 38
Bảng 3.6. Một vài thông tin cơ bản của tàu thuyền nghề lưới rê ........................ 39
Bảng 3.7. Tần suất về thời gian khai thác thủy sản theo nghề ............................ 40
Bảng 3.8. Kích thước mắt lưới của đụt lưới kéo ................................................. 44
Bảng 3.9. Kích thước mắt lưới của lưới rê.......................................................... 45
Bảng 3.10. Kích thước mắt lưới của ngư cụ lưới bát quái .................................. 46

Bảng 3.11. Kích thước mắt lưới ngư cụ nghề te ................................................. 47
Bảng 3.12. Tỷ trọng trung bình các nhóm sản phẩm trong một mẻ lưới kéo ..... 47
Bảng 3.13. Tỷ trọng trung bình các nhóm sản phẩm trong một mẻ lưới rê........ 49
Bảng 3.14. Tỷ trọng trung bình các nhóm sản phẩm trong một mẻ lưới nghề lưới
bát quái ................................................................................................................ 51
Bảng 3.15. Tỷ trọng trung bình các nhóm sản phẩm trong từng mẻ lưới te ....... 52
Bảng 3.16. Cơ cấu lao động theo địa phương và giới tính ...................................... 53
Bảng 3.17. Thống kê sản lượng khai thác trên vùng nước ven bờ huyện U Minh ... 54
Bảng 3.18. Sản lượng theo loại nghề khai thác................................................... 55
Bảng 3.19. Thu nhập bình quân của tàu trong ngày ........................................... 56
Bảng 3.20. Tổ chức cán bộ Thanh tra ngành NN và PTNT Cà Mau .................. 60
Bảng 3.21. Phương tiện hỗ trợ phục vụ cho công tác tuần tra, kiểm soát .......... 61
Bảng 3.22. Tổng hợp số vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản qua các năm..... 62
Bảng 3.23. Số lượng các cuộc tuần tra trong vùng nước huyện U Minh năm 2016 .... 63
Bảng 3.24. Tàu hoạt động trong vùng biển ven bờ huyện U Minh năm 2017 ... 64
viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện U Minh tỉnh Cà Mau ................................... 5
Hình 1.2. Cửa biển Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà mau ............................ 11
Hình 1.3. Bản đồ hiện trạng nguồn lợi và đa dạng sinh học ............................... 14
Hình 3.1. Cơ cấu nghề khai thác tại VBVB huyện U Minh theo nghề ............... 32
Hình 3.2. Cơ cấu tàu thuyền khai thác tại VBVB huyện U Minh theo địa phương .... 34
Hình 3.3. Cơ cấu tàu thuyền khai thác tại VBVB huyện U Minh theo nhóm công suất .... 35
Hình 3.4. Tàu thuyền hoạt động nghề lưới kéo................................................... 37
Hình 3.5. Tàu thuyền hoạt động nghề bát quái ................................................... 38
Hình 3.6. Tàu thuyền đánh bắt nghề lưới rê........................................................ 40
Hình 3.7. Tần suất về thời gian khai thác thủy sản của các nghề ....................... 41
Hình 3.8. Ngư trường đánh bắt nghề lưới kéo .................................................... 42

Hình 3.9. Ngư trường đánh bắt nghề lưới rê ....................................................... 43
Hình 3.10. Ngư trường đánh bắt nghề Te ........................................................... 44
Hình 3.11. Ngư cụ nghề lưới bát quái ................................................................. 46
Hình 3.12. Tỷ lệ trung bình nhóm sản phẩm trong một mẻ lưới của nghề lưới kéo ... 48
Hình 3.13. Sản phẩm khai thác của nghề lưới rê ................................................ 49
Hình 3.14. Tỷ lệ trung bình các nhóm sản phẩm của nghề lưới rê ..................... 49
Hình 3.15. Sản phẩm khai thác nghề lưới bát quái ............................................. 50
Hình 3.16. Pa nô tuyên truyền về Bảo vệ nguồn lợi thủy sản............................. 59
Hình 3.17. Thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản................................................. 60
Hình 3.18. Ca nô tuần tra của Thanh tra nông nghiệp và PTNT ........................ 62
Hình 3.19. Số lượng các vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản qua các năm .... 63

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Khai thác hải sản quá mức bằng những phương pháp đánh bắt mang tính
huỷ diệt không những phá vỡ cân bằng sinh học của hệ sinh thái mà còn nguy
hại hơn vì huỷ hoại nơi cư trú của các loài hải sản. Cùng với sự gia tăng cường
lực khai thác thì nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là vùng ven bờ ngày càng cạn kiệt.
Huyện U Minh, tỉnh Cà Mau có chiều dài bờ biển khoảng 31 km. Nguồn
lợi thủy sản trong gần bờ khá đa dạng, với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế
cao như: tôm, cá và các loài nhuyễn thể. Hàng năm, vùng biển ven bờ cung cấp
cho cộng đồng dân cư ở khu vực một khối lượng lớn về nguồn lợi thủy sản.
Nghề khai thác ven bờ đã đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội
của huyện U Minh nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung, tạo điều kiện cho người
dân có công ăn việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, duy trì ổn định đời
sống của nhân dân trong vùng.
Tuy nhiên, những năm gần đây, do sự gia tăng dân số, nhu cầu phát triển
và mở rộng diện tích của nhiều ngành kinh tế (khai thác thủy sản, nuôi trồng

thủy sản, ...) phát triển nhanh nhưng lại không được đặt trong một quy hoạch
tổng thể đã gây ra hậu quả sinh thái nghiêm trọng làm ô nhiễm môi trường nước,
ảnh hưởng tài nguyên thiên nhiên. Nhiều hoạt động khai thác được đẩy mạnh
bằng những ngư cụ mang tính chất hủy diệt nguồn lợi như: sử dụng xung điện,
te, xiệp, ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ, đánh bắt đối tượng không đúng mùa
vụ theo quy định, hủy hoại môi trường sống của nhiều loài, làm suy giảm tính đa
dạng sinh học….
Việc nghiên cứu, để xuất giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản ven bờ ở khu vực này là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
nghề cá tại địa phương.
Phương pháp nghiên cứu:
Tổng hợp số liệu, tài liệu đã được công bố của các cơ quan quản lý nghề
cá, các phòng ban chức năng liên quan, bao gồm các thông tin về: Điều kiện tự
x


nhiên, môi trường, nguồn lợi thủy sản; Số liệu thống kê về hiện trạng nghề khai
thác thủy sản, tình hình vi phạm quy định về công tác bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thủy sản của ngư dân trong huyện ; Hiện trạng nghề khai thác thủy sản tại
vùng biển ven bờ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau bao gồm: số liệu về cơ cấu nghề,
đối tượng khai thác, sản lượng khai thác, hiệu quả kinh tế, vùng khai thác, cường
lực khai thác,
Kết quả nghiên cứu:
- Về thực trạng nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện U Minh, có một
số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang ngày càng cạn kiệt.
- Về khai thác thủy sản,tổng số tàu thuyền khai thác biển trên địa bàn
huyện năm 2015 là 730 chiếc, tổng công suất 44.825 CV, trong đó, có 127 chiếc
trên 90 CV.
- Tác động của hoạt động khai thác thủy sản đến đa dạng sinh học: Hoạt
động khai thác thủy sản gần bờ cạn kiệt (sò huyết) ảnh hưởng đến đa dạng sinh

học, môi trường sống và phát triển thủy sản.
- Việc xung đột giữa các nghề khai thác đang diễn ra khá gay gắt, nhiều
người dân làm nghề trong khu vực cấm khai thác vẫn biết việc làm của họ đang
vi phạm quy định bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản.
- Quy hoạch không gian tổng hợp (ISP) nhằm đẩy mạnh tăng trưởng và
phát triển kinh tế, cũng như là thước đo về môi trường, nhằm bảo tồn hệ sinh
thái và đa dạng sinh học

xi


MỞ ĐẦU
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với sự
suy giảm nguồn lợi ven bờ nghiêm trọng. Nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven
bờ đã bị khai thác quá mức cùng với việc mất đi nhiều loài thủy sinh vật quý
hiếm, có giá trị kinh tế, giá trị khoa học cao do chính những hành động bất hợp
lý của con người: khai thác quá mức; khai thác bằng phương pháp mang tính
hủy diệt; bằng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn mức cho phép; xả nước thải,
chất thải làm ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản...
Huyện U Minh nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Cà Mau, được thành lập
vào ngày 20/5/1979. Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp huyện Thới
Bình, phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía nam giáp huyện Trần Văn Thời. Hiện
nay diện tích tự nhiên 774,14 km2 bằng 14,62% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Huyện U Minh có 08 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thị trấn huyện lỵ và
07 xã: thị trấn U Minh; xã Khánh An; xã Khánh Hòa; xã Khánh Hội; xã Khánh
Lâm; xã Khánh Thuận xã Khánh Tiến; xã Nguyễn Phích. Huyện U Minh được
hình thành trên vùng đất U Minh Hạ, nằm dọc theo tuyến sông Cái Tàu, chạy
xuyên qua xóm Cái Tàu - Lâm An và Biện Nhị đến Tiểu Dừa (giáp xã Vân
Khánh, huyện An Minh, Tỉnh Kiên Giang). Sông Cái Tàu bắt nguồn từ vùng
trũng của Rừng U Minh Hạ có hình cánh cung, ngọn trổ ra biển Tây, còn Vàm

Sông tiếp giáp hữu ngạn sông Ông Đốc, đổ nước vào sông này ra biển. Sông Cái
Tàu với hệ thống kênh rạch xuyên sâu vào rừng tràm, xẻ thẳng vào ruột rừng
chia U Minh Hạ ra từng ô với nhiều tên gọi khác nhau bám chặt vào rừng tràm
rộng lớn và hùng vĩ.
Huyện U Minh có chiều dài bờ biển khoảng 31 km. Nguồn lợi thủy sản
trong gần bờ khá đa dạng, với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: tôm,
cá và các loài nhuyễn thể. Hàng năm, vừng biển ven bờ cung cấp cho cộng đồng
dân cư ở khu vực một khối lượng lớn về nguồn lợi thủy sản. Nghề khai thác ven bờ
đã đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện U Minh nói riêng
và tỉnh Cà Mau nói chung, tạo điều kiện cho người dân có công ăn việc làm, góp
phần xóa đói, giảm nghèo, duy trì ổn định đời sống của nhân dân trong vùng.
1


Tuy nhiên, những năm gần đây, do sự gia tăng dân số, nhu cầu phát triển
và mở rộng diện tích của nhiều ngành kinh tế (khai thác thủy sản, nuôi trồng
thủy sản, ...) phát triển nhanh nhưng lại không được đặt trong một quy hoạch
tổng thể đã gây ra hậu quả sinh thái nghiêm trọng làm ô nhiễm môi trường nước,
ảnh hưởng tài nguyên thiên nhiên. Nhiều hoạt động khai thác được đẩy mạnh
bằng những ngư cụ mang tính chất hủy diệt nguồn lợi như: sử dụng xung điện,
te, xiệp, ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ, đánh bắt đối tượng không đúng mùa
vụ theo quy định, hủy hoại môi trường sống của nhiều loài, làm suy giảm tính đa
dạng sinh học…. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản gặp nhiều
khó khăn do nhận thức của ngư dân thấp, diện tích đầm lớn, lực lượng thanh tra
chuyên ngành mỏng, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm và sự phối
hợp giữa các ngành chức năng chưa đồng bộ; việc phân công trách nhiệm quản
lý giữa cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh và chính quyền địa phương
(huyện, xã) chưa rõ ràng, cụ thể...
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng, bất cập trên, đó là: Hầu hết những
công trình nghiên cứu khoa học trước đây phục vụ cho việc hoạch định chính

sách, tổ chức quản lý chỉ mới chú trọng đến việc phát triển nuôi trồng thủy sản,
chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
các chính sách, quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Trung
ương và tỉnh còn chung chung, chưa cụ thể và khó áp dụng thực hiện; việc tổ
chức, phân công quản lý của các ngành, cấp ở địa phương còn nhiều bất cập, …
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản ven bờ ở khu vực này là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn nghề cá tại địa phương.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:
Về lý luận: Đề tài thực hiện thành công là cơ sở lý luận và tài liệu tham
khảo cho các cơ quan, cá nhân nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nghề khai
thác ven bờ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề tài là cơ sở khoa học góp phần phục vụ
công tác quản lý nghề, xây dựng những chính sách, quản lý cho phù hợp với sự
2


phát triển của nghề cá huyện U Minh, tỉnh Cà Mau góp phần ổn định kinh tế xã
hội, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh biển đảo.
Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra khảo sát hiện trạng khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ
huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
- Điều tra khảo sát hiện trạng hoạt động BVNL thủy sản tại vùng biển ven
bờ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản vùng biển
ven bờ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

3



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về địa phƣơng nghiên cứu
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện U Minh nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Cà Mau, cách trung tâm
thành phố Cà Mau trên 42 km, được thành lập vào ngày 20/5/1979. Phía Bắc
giáp huyện An Minh của tỉnh Kiên Giang, phía Đông giáp huyện Thới Bình,
phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, phía Nam giáp huyện Trần Văn Thời. Huyện U
Minh được chia thành 7 xã và 1 thị trấn, bao gồm các xã Khánh An, Nguyễn
Phích, Khánh Lâm, Khánh Hội, Khánh Hoà, Khánh Thuận, Khánh Tiến và thị
trấn U Minh [10].
Hiện nay diện tích tự nhiên 774,14 km2 bằng 14,62% diện tích tự nhiên
của tỉnh.

4


Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện U Minh tỉnh Cà Mau
5


1.1.1.2. Địa hình, địa chất
Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, chênh lệch độ cao ít, cao trình
trung bình + 0,2m tới 0,4m, một số liếp vườn có độ cao 0,8 – 1,2m. Địa bàn
huyện bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch và kênh thủy lợi. Địa tầng trong vùng
tương đối đồng nhất, cấp tải trọng yếu.
Huyện có bờ biển dài 31 km, có các kênh lớn thông ra biển như kênh Biện
Nhị, cửa Hương Mai, cụ thể 2 xã ven biển Khánh Tiến và Khánh Hội, chịu ảnh
hưởng trực tiếp của thủy triều biển Tây.

1.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Về cơ bản huyện U Minh có đặc trưng của khí hậu miền Tây Nam Bộ.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.200 mm, mùa mưa thường chiếm tới
90% lượng mưa cả năm, mưa tập trung vào các tháng 8, tháng 9 và tháng 10.
Nhiệt độ trung bình năm 26,60C, độ ẩm không khí trung bình 80 - 85%.
Trong năm gió thịnh hành theo mùa: Mùa khô hướng gió thịnh hành là
Đông Bắc vận tốc trung bình khoảng 1,6 - 2,8 m/s; Mùa mưa hướng gió thịnh hành
là Tây Nam hoặc gió Tây, tốc độ bình quân 1,8 - 4,5 m/s. Trong mùa mưa thường
xảy ra giông, lốc xoáy (nhất là ở vùng ven biển) có gió mạnh cấp 7, cấp 8.
Chế độ phân mùa rõ rệt có ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân, mùa khô thiếu nước ngọt sản xuất, sinh hoạt, nguy cơ cháy rừng cao,
mùa mưa, mưa bão, áp thấp nhiệt đới thường ảnh hưởng đến khai thác biển. Chế
độ phân mùa cũng tạo điều kiện phát triển nuôi tôm trong mùa khô, sản xuất
nông nghiệp trong mùa mưa tạo điều kiện cấy một vụ lúa luân canh trên đất nuôi
tôm trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất của huyện.
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm của tất
cả các quốc gia. Là khu vực ven biển, huyện U Minh nói riêng và tỉnh Cà Mau
nói chung đang phải chịu những tác động tiêu cực đến từ biến đổi khí hậu. Theo
kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và
Môi trường công bố năm 2012, kịch bản phát thải trung bình, đến năm 2020,
nhiệt độ trung bình tỉnh Cà Mau tăng 0,5oC, lượng mưa tăng 0,9%; đến năm
6


2030, các con số này lần lượt là 0,7oC và 1,3%. Khu vực mũi Cà Mau – Kiên
Giang, đến năm 2020, nước biển dâng trong khoảng từ 9 đến 10cm và 13 đến
15cm năm 2030. Theo đó, kết quả xác định vùng có nguy cơ bị ngập theo các
mực nước biển dâng cho thấy, nếu nước biển dâng 1m, khoảng 39% diện tích
ĐBSCL có nguy cơ bị ngập, đặc biệt là các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Hậu

Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu; gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng ĐBSCL bị
ảnh hưởng trực tiếp. Một số tác động của BĐKH có thể gây ảnh hưởng tới việc
phát triển kinh tế - xã hội cũng như việc thực hiện quy hoạch tổng hợp không
gian vùng ven biển huyện U Minh:
- Đối với sản xuất nông nghiệp: diện tích lúa sẽ bị thu hẹp do sự xâm nhập
mặn, suy giảm chất lượng đất; nuôi trồng thủy sản sẽ giảm sản lượng và mất
diện tích nuôi trồng do bị ngập sâu và độ mặn tăng lên đáng kể; diện tích rừng sẽ
giảm đi, hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng của vùng sẽ bị tổn thất lớn do tình
trạng sạt lở ngày càng cao.
- Đối với các khu dân cư do đặc điểm vùng sông nước khu vực ĐBSCL
phần lớn các khu dân cư tập trung theo hệ thống sông và kênh rạch, do vậy, biến
đổi khí hậu gây nước biển dâng sẽ tác động trực tiếp đến đời sống người dân:
ngập lụt, sạt lở, thiếu nguồn nước ngọt, sự thiếu hụt đất phục vụ cho nhu cầu nhà
ở và sản xuất của người dân rất hạn chế.
- Đối với hệ thống cơ sở hạ tầng: nước biển dâng khiến mạng lưới giao
thông và các cơ sở hạ tầng khác sẽ bị nhấn chìm trong nước, nguy cơ sạt lở công
trình cao, kinh phí xây dựng tăng lên đáng kể (đặc biệt là công trình xây dựng
tuyến đê biển Tây). Hệ thống tưới và cấp nước giảm khả năng lấy nước do xâm
nhập mặn [10].
1.1.2. Dân số, dân cƣ và lao động
1.1.2.1. Dân số, dân cƣ:
Dân số trung bình huyện U Minh năm 2014 là 103.876 người, bằng
8,43% dân số toàn tỉnh. Huyện U Minh có nhiều dân tộc trong đó dân số nhiều
nhất là dân tộc kinh chiếm tới 94,31%, dân tộc Khmer, Hoa và các dân tộc khác
chiếm 5,69%.
7


Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện tương đương với mức bình quân
toàn tỉnh, năm 1997 là 1,95%, những năm sau giảm dần (từ 1,2 - 1,15% theo

từng năm giai đoạn 2011-2015).
Mật độ dân số trung bình của huyện năm 2014 đạt 134 người/km2 so với
bình quân toàn tỉnh 229 người/km2. Dân cư của huyện phân bố không đều, mật
độ dân số ở thị trấn U Minh đạt 362 người/km2, nhưng ở các xã khu vực rừng
mật độ dân số còn rất thấp, tại xã Khánh Thuận bình quân 68 người/km 2, xã
Khánh An bình quân 98 người/km2.
Cũng như các địa phương khác trong tỉnh, dân cư ở huyện U Minh chủ
yếu định cư ở thị trấn, trung tâm các xã và dọc theo 2 bên bờ sông, bờ kênh lớn,
nhằm thuận tiện giao thông thuỷ, bộ, dân cư của huyện phân bổ phân tán theo
kiểu tiện canh tiện cư, ít quần tụ; đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu dân cư nhất là về điện, đường giao thông,
trường học... dân số thành thị của huyện tăng từ 5.632 người năm 2000 lên
6.975 người năm 2014 [10].
1.1.2.2. Lao động
Số lao động trong độ tuổi của huyện năm 2014 là 69.385 người, chiếm
66,8% dân số của huyện, trong đó lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
35.448 chiếm trên 51,1%; lao động chuyên sản xuất công nghiệp, xây dựng và
dịch vụ chiếm 48,9%. Nhìn chung lao động của huyện là lao động trẻ, có thể lực
tốt, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng hàng năm, đến nay là 28%.
Nguồn lực lao động của huyện hiện nay sử dụng còn hạn chế, ngoài việc
thời gian nông nhàn ở nông thôn còn lớn thì số lượng khá lớn lao động nữ của
huyện chủ yếu làm các việc nội trợ gia đình. Số lao động nữ tham gia làm việc
trong các ngành kinh tế chỉ chiếm khoảng 32% đến 38%.
1.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội các xã ven biển huyện U Minh
1.1.3.1. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Khánh Tiến
Kinh tế xã Khánh Tiến có sự phát triển qua các năm. Sinh kế chủ yếu của
người dân là nông nghiệp và ngư nghiệp.
8



Về nông nghiệp, năm 2015, tổng diện tích cấy lúa mùa là 3.720 ha (trong
đó lúa tôm 120 ha), sản lượng ước đạt trên 13.000 tấn. Các cây trồng khác trên
địa bàn xã như mía, dừa, cây ăn quả, chuối… Chăn nuôi khá phát triển với đàn
gia súc 5.500 con và gia cầm 15.500 con.
Về thủy sản, tổng sản lượng khai thác thủy sản năm 2015 ước đạt 9.500 tấn
tôm, cá các loại. Nuôi trồng thủy sản phát triển với diện tích nuôi tôm quảng
canh cải tiến là 30,6 ha, năng suất đạt 360 kg/ha; nuôi tôm quảng canh 90 ha với
năng suất 250 kg/ha.
Về lâm nghiệp, Khánh Tiến có 1.114 ha rừng, qua nhiều năm chăm sóc, bảo
vệ, đến nay rừng đã đủ tuổi khai thác, riêng trong năm 2015 khai thác được 55 ha,
bình quân mỗi ha 50 triệu đồng, hiện tại đã trồng lại sau khai thác đảm bảo.
Về thương mại, dịch vụ, trên địa bàn xã có 02 doanh nghiệp kinh doanh
vàng bạc đá quý, 03 cơ sở kinh doanh xăng, dầu, nhớt và gas, 02 cơ sở thu mua
và sơ chế sản phẩm thủy sản và 01 doanh nghiệp sản xuất nước đá. Nhìn chung,
các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh đều hoạt động có hiệu quả, góp phần vào
sự phát triển chung của kinh tế xã Khánh Tiến.
1.1.3.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Khánh Hội
Tình hình kinh tế - xã hội của xã Khánh Hội có sự phát triển, hạ tầng kinh
tế được quan tâm đầu tư, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một
nâng cao.
Về nông nghiệp, năm 2015, diện tích canh tác lúa hè thu là 719 ha, năng
suất bình quân 4,6 tấn/ha. Diện tích canh tác lúa mùa, lúa lấp vụ 2 là 2.150 ha.
Xã đã tổ chức thực hiện mô hình cánh đồng mẫu ở ấp 5 có 107 hộ với diện tích
là 161,9 ha. Diện tích trồng hoa màu, cây ăn trái đạt 31 ha. Chăn nuôi khá phát
triển với tổng đàn gia súc là 3.950 con, đàn gia cầm là 32.500 con.
Về thủy sản, toàn xã có 361 phương tiện khai thác biển, trong đó 134
phương tiện có công suất dưới 90 CV, 227 phương tiện từ 90 CV trở lên. Sản
lượng khai thác ước đạt 21.500 tấn tôm, cá các loại. Ngoài ra, trong năm 2015,
thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ, xã có 09 hồ sơ được UBND tỉnh phê
9



duyệt đóng mới, có 01 tàu dịch vụ hậu cần. Thành lập 13 tổ hợp tác có 87
phương tiện tham gia và được hỗ trợ các dụng cụ an toàn về đánh bắt, đồng thời
lập thủ tục hỗ trợ bảo hiểm thuyền viên cho 87 phương tiện.
Về lâm nghiệp, công tác bảo vệ rừng phòng hộ luôn được quan tâm, xã
phối hợp chặt chẽ với hạt kiểm lâm thường xuyên tuyên truyền vận động nhân
dân thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng.
Về công nghiệp – TTCN, thương mại, trên địa bàn xã có 178 doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể… đáp ứng được nhu
cầu cung ứng và tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn. Một số ngành nghề phát triển tại
địa phương như: chế biến thủy sản, sửa chữa cơ khí, sản xuất nước đá, kinh
doanh vàng bạch, xăng dầu…
Có thể thấy, tại hai xã Khánh Tiến và Khánh Hội, phát triển nổi bật nhất là
nông nghiệp và thủy sản. Bên cạnh đó, là sự phát triển của các ngành thương
mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Sự phát triển đa dạng của các hoạt động
sinh kế sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, song việc sử dụng không gian
cho nhiều mục đích hoạt động sẽ gây ra xung đột, ảnh hưởng tiêu cực giữa các
ngành, gây giảm hiệu quả kinh tế và suy thoái môi trường. Quy hoạch tổng hợp
không gian biển có quan tâm tới tất cả các ngành trong nền kinh tế. Sự phát triển
của các ngành kinh tế tại khu vực hai xã cũng như những tác động của các
ngành này tới môi trường trong bối cảnh phát triển chung của tỉnh và vùng, sẽ là
cơ sở để phân vùng và lựa chọn ngành nghề ưu tiên phát triển.
1.1.4. Tổng quan vùng biển huyện U Minh
1.1.4.1. Giới thiệu chung
Huyện U Minh có chiều dài bờ biển 31 km, bằng 11,2% chiều dài bờ
biển của tỉnh Cà Mau, là huyện có bờ biển dài thứ ba ở tỉnh Cà Mau sau huyện
Ngọc Hiển và huyện Trần Văn Thời.
Vùng biển huyện U Minh thuộc vùng biển Tây Nam Bộ, theo Chiến lược
Biển Việt Nam đến năm 2020 thì các vùng biển và ven biển thường có điều kiện

10


tự nhiên, tài nguyên phong phú, có điều kiện phát triển kinh tế xã hội nhanh hơn.
Hàng năm huyện có thể khai thác hơn 20.000 tấn hải sản các loại. Ngoài ra, vùng
biển của huyện U Minh (cũng như vùng biển của tỉnh Cà Mau) có thể nuôi được
hải sản ở mặt nước ven biển, vùng ven bờ có thể nuôi được nghêu, lụa, sò huyết.

Hình 1.2: Cửa biển Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà mau
Với chiều dài bờ biển trên 31 km và có các cửa biển Khánh Hội, Hương
Mai, Tiểu Dừa huyện U Minh là một trong những huyện trọng điểm về kinh tế
biển của tỉnh Cà Mau. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế của vùng
biển, ven biển kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng tạo thế và lực tốt hơn để
phát triển kinh tế - xã hội huyện, góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển phía Tây
Nam của Tổ quốc.
1.1.4.2. Thực trạng nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện U Minh
Huyện U Minh có diện tích dải rừng ngập mặn (RNM) ven bờ biển khoảng
1.540ha và bãi ương dưỡng nguồn giống thủy sản (tôm, cua, cá con) khoảng
10.760. Theo các tài liệu điều tra, nghiên cứu 2005 – 2011 [9], tài nguyên,
nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ phía Tây Cà Mau nói chung và ven bờ các
xã ven biển nói riêng được đánh giá như sau:
11


* Thành phần loài cá:
Có 179 loài cá thuộc 21 bộ, 56 họ, 125 giống với nhiều loài quý hiếm và có
giá trị kinh tế. Trong đó, cá đáy chiếm 67% và cá nổi chiếm 33% tổng số loài. Đa
số các loài cá sống trong vùng biển ven bờ đang trong giai đoạn còn non, kích cở
nhỏ. Mật độ cá giống cao nhất vào tháng 4, thấp nhất vào tháng 1 hàng năm.
* Thành phần loài giáp xác:

Có 53 loài giáp xác thuộc 30 giống, 18 họ và 4 bộ. Trong đó, ghi nhận
được 24 loài tôm thuộc 05 họ, 02 bộ, 12 giống; nhóm cua ghẹ (Brachiura) xác
định được 6 loài có giá trị kinh tế thuộc 2 họ, 3 giống (trong số đó, các loài có
giá trị kinh tế và nguồn lợi giống phong phú - cua Xanh (Scylla paramamosain),
ghẹ (Postunus pelagicus, Charybdis affinis, Varuna litterata). Thành phần tôm
chủ yếu là tôm Thẻ, Chì, Rây,...
Tỷ lệ phần trăm (%) các loại tôm trong tổng sản lượng đánh bắt như sau:
Tôm Thẻ chiếm 43% tổng số ngư cụ và 29% tổng sản lượng tôm; tôm Chì chiếm
42% tổng số ngư cụ và 52% tổng sản lượng tôm; tôm Gậy chiếm 3% tổng số
ngư cụ và 3% tổng sản lượng tôm;...
* Thành phần loài thân mềm:
Có 63 loài thân mềm thuộc 9 bộ, 28 họ, 40 giống. Trong đó, có 59 loài thân
mềm chân bụng (Gastropoda) và thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) thuộc 07 bộ,
25 họ, 40 giống. Các họ có mức đa dạng loài cao như: Veneridae (07 loài),
Solenidae (07 loài), Arcidae (05 loài), Tellinidae (5 loài), Mytilidae (04 loài),
Ostreidae (03 loài).... Một số loài có tỷ lệ bắt gặp cao như Hàu cửa sông
(Crassostrea rivularis), Sò,.. Đối với nhóm lớp chân đầu (Cephalopoda) xác định
được 4 loài, 2 bộ, 3 họ, 4 giống, 4 loài.
Ngoài ra, còn có một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang ngày
càng cạn kiệt, cần được duy trì và bảo vệ như cá Mú, cá Hồng, cá Đù, Tôm Tít, ...
Theo số liệu điều tra từ các hộ ngư dân tại xã Khánh Tiến và Khánh Hội
vào năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy, sản lượng đánh bắt hải sản
trung bình của 1 tàu dưới 20cv là 6,6 tấn/tàu/năm, giảm khoảng 40% so với 5
năm trước đây. Các đối tượng khai thác giảm mạnh là các loài thủy sản có giá trị
12


kinh tế thuộc họ tôm He, cua ghẹ, sò Huyết, mực, cá Đù, cá Ba Thú (Rastrelliger
brachysoma),cá Lạc (Muraenesox), cá Ngát, cá Chét, cá Chẽm, cá Khoai, ...
* Tình trạng bãi đẻ, bãi giống/ương nuôi ấu trùng thủy sản:

Bãi giống, bãi ương nuôi ấu trùng thủy sản có diện tích 10.760 ha, liền kề
với dải RNM ven bờ 1.540 ha và vùng nước ven bờ 7.300 ha tạo ra vùng nước
giàu dinh dưỡng, thu hút và tập trung tôm, cá non và con giống thủy sản với mật
độ cao. Trong vùng biển ven bờ của xã có các bãi Sò huyết giống với diện tích
khoảng 1.500 ha với mật độ khoảng 50 – 1.000 cá thể/m2, trong đó diện tích Sò
phân bố mật độ cao > 500 cá thể/m2 khoảng 600 ha kéo dài dọc theo dải RNM
ven biển.
Theo khảo sát ngư dân 2 xã Khánh Tiến và Khánh Hội, nguồn lợi thủy sản
vùng ven biển huyện U Minh tính từ mép bờ ra phía biển như sau:
Bảng 1.1. Nguồn lợi thủy sản vùng ven biển huyện U Minh
Vùng biển Nguồn lợi thủy sản
Đánh giá trữ lƣợng Mùa vụ khai thác
Sò huyết giống
Rất ít
Cua
Trung bình khá
Cách bờ 1
Từ tháng 11 đến
hải lý
tháng 1
Tôm
Trung bình khá
Mực nang
Trung bình khá
Từ tháng 9 đến
Mực nang, mực ống
Trung bình thấp
tháng 4
Từ 1 đến 3 Cá đù, cá mai, cá ngát,
Tương đối nhiều

Cả năm
hải lý
cá bớp
Trung bình khá
Tôm chì, tôm thẻ
Cả năm
Tôm
Trung bình khá
Cá ba thú, cá bạc má,
Trung bình khá
cá sòng, cá vược
Cả năm
Từ 3 đến 6
Cá chim, cá thu
Trung bình thấp
hải lý
Cá ngân
Tương đối nhiều
Từ tháng 9 đến
Mực ống
Trung bình khá
tháng 4
Từ tháng 9 đến
Mực nang
Trung bình khá
tháng 4
Trung bình khá
Ngoài 6 hải Cá mai, cá ba thú, cá
vược
Cả năm


Tôm thẻ, tôm chì
Trung bình khá
Bạch tuộc
Trung bình khá
Cả năm
Nguồn: Tổng hợp tham vấn ngư dân vùng ven biển U Minh
13


Hiện trạng nguồn lợi và đa dạng sinh học khu vực biển ven bờ huyện U Minh
theo kết quả tham vấn của người dân được mô tả chi tiết trong Hình 1.3.

Hình 1.3: Bản đồ hiện trạng nguồn lợi và đa dạng sinh học
Từ hình 1.3 có thể thấy khu vực 0-1 hải lý là nơi có đa dạng sinh học cao
nhất với nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh tế như tôm, cua, mực. Đặc biệt
khu vực này có nguồn lợi sò huyết giống có giá trị kinh tế cao cần được bảo vệ
và khai thác một cách bền vững nhằm duy trì sinh kế cho người dân địa phương.
1.1.5. Tổng quan về ngành thuỷ sản huyện U Minh
1.1.5.1. Về khai thác thủy sản
Tổng số tàu thuyền khai thác biển trên địa bàn huyện năm 2015 là 730
chiếc với tổng công suất là 44.825 CV, trong đó có 127 chiếc trên 90 CV. Tổng
sản lượng khai thác biển đạt 23.420 tấn, gồm có tôm, cá, mực các loại, trong đó
tôm khai thác đạt 2.100 tấn.
14


×