Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HOÀI TRUNG

CÁC YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỨC KHỎE TRẺ EM VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2017


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Tên học viên: Nguyễn Hoài Trung
Học viên: lớp ME06D
Tên đề tài: Các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em Việt Nam.
Luận văn của học viên Nguyễn Hoài Trung đạt yêu cầu của Luận văn thạc sĩ. Đề nghị
Khoa Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Mở TP.HCM cho phép học viên làm thủ
tục bảo vệ.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Giảng viên hướng dẫn

TS. Trần Quang Văn

i



năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Người cam đoan

Nguyễn Hoài Trung

ii

năm 2017


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi muốn cảm ơn đến ba, mẹ tôi và gia đình tôi đó là những người

quan trọng nhất trong cuộc đời tôi đã quan tâm, khích lệ, động viên giúp đỡ tôi hoàn
thành tốt khoá học.
Tôi xin cảm ơn UBND tỉnh Bình Thuận đã hỗ trợ kinh phí cho toàn khóa học
và đặc biệt tôi xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến người hướng dẫn khoa học của tôi
- TS. Trần Quang Văn đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi suốt thời gian thực
hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy cô khoa Sau đại học trường Đại học Mở
Tp. Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt tri thức và quan tâm tạo mọi điều
kiện cho tôi hoàn thành khoá học.
Xin cảm ơn các anh/chị tập thể lớp ME06D đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian qua.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Nguyễn Hoài Trung

iii

năm 2017


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trẻ em suy dinh dưỡng đã gây ra 11% gánh nặng bệnh tật toàn cầu, không chỉ
tác động xấu đến tình trạng sức khỏe về lâu dài, ảnh hưởng đến khả năng học tập của
trẻ mà còn tác động đến sự phát triển chung của quốc gia, khu vực và thế giới.
Đã có nhiều nghiên cứu về trẻ em suy dinh dưỡng trên thế giới. Đa số các
nghiên cứu này tập trung vào các nước đang phát triển. Ở Việt Nam cũng đã có nhiều
nghiên cứu về suy dinh dưỡng trẻ em, nhưng đa phần chỉ tập trung vào các vấn đề dinh

dưỡng học và dịch tễ học. Đề tài này tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội
đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam. Các ảnh hưởng này
được xét đến ở cấp độ trẻ em, gia đình, cộng đồng. Số liệu được sử dụng để phân tích
là số liệu chéo từ Tổng cục Thống kê và UNICEF năm 2011. Kết quả phân tích cho
thấy các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em là: qui
mô hộ, trình độ học vấn của mẹ, mức sống hộ gia đình, dân tộc chủ hộ, nguồn nước sử
dụng, nhà vệ sinh, vật liệu làm tường nhà, vật liệu làm nền nhà. Nghiên cứu chỉ ra xu
hướng suy dinh dưỡng trẻ em theo độ tuổi: trẻ em lớn hơn 12 tháng tuổi có nguy cơ bị
suy dinh dưỡng cao hơn trẻ em dưới 12 tháng tuổi, đặc biệt là từ 36 đến 47 tháng tuổi
có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao nhất.
Thông qua những bằng chứng thực nghiệm, đề tài đã đưa ra một số chính sách
ở cấp độ Chính phủ, nhằm can thiệp để cải thiện sức khỏe trẻ em Việt Nam.

iv


MỤC LỤC

Trang
NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT....................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .............................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ ....................................................... viii
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Giới thiệu .................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 4
1.3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu............................................................... 4

1.4. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................... 6
1.5. Kết cấu luận văn ....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỨC KHỎE TRẺ EM..................................... 7
2.1. Một số khái niệm ...................................................................................................... 7
2.1.1. Sức khỏe trẻ em............................................................................................... 7
2.1.2. Tình trạng dinh dưỡng .................................................................................... 7
2.1.3. Suy dinh dưỡng ............................................................................................... 8
2.2. Cơ sở lý thuyết.......................................................................................................... 9
2.2.1. Hàm thỏa dụng hộ gia đình ............................................................................. 9
2.2.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng của UNICEF ............... 10
v


2.2.3. Khung phân tích của Mosley-Chen (1984). .................................................. 11
2.2.4. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ................. 12
2.2.4.1. Các thang phân loại tình trạng dinh dưỡng trước đây ......................... 13
2.2.4.2. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo Tổ chức Y tế thế giới ............... 15
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em......... 16
2.4. Tóm lược ................................................................................................................ 21
CHƯƠNG 3: SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 23
3.1. Số liệu ..................................................................................................................... 23
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 25
CHƯƠNG 4: SỰ KHÁC BIỆT VỀ SỨC KHỎE TRẺ EM GIỮA CÁC NHÓM DÂN
CƯ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ............................................................................ 31
4.1. Tình hình chung về sức khỏe của trẻ em Việt Nam ............................................... 31
4.2. Sự khác biệt về sức khỏe trẻ em giữa các nhóm dân cư ......................................... 35
4.3. Các yếu tố tác động lên sức khỏe trẻ em ................................................................ 42
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 50
5.1. Kết luận................................................................................................................... 50
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 55
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 59

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HAZ

Chỉ số Zscore chiều cao so với tuổi

HIV

Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người

IMR


Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi

KWASHIORKOR Suy dinh dưỡng thể phù
MARASMUS

Suy dinh dưỡng thể teo đét

MDG

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

MICS

Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ

ODA

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

SPSS

Phần mềm thống kê cho các môn khoa học xã hội

THCS

Trung học cơ sở

U5MR

Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi


UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

WAZ

Chỉ số Zscore cân nặng so với tuổi

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

WHZ

Chỉ số Zscore cân nặng so với chiều cao.

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Trang
Hình 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em của UNICEF .................. 11
Hình 2.2. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe trẻ của Mosley-Chen ....... 12
Bảng 2.1. Các thang phân loại tình trạng dinh dưỡng ................................................... 14
Bảng 2.2. Tình trạng dinh dưỡng trẻ dựa vào chỉ số cân nặng theo tuổi và cân nặng
theo chiều cao ............................................................................................................... 16
Hình 2.3. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe trẻ em ............................... 22
Hình 3.1. Bản đồ các huyện có địa bàn điều tra MICS 2011 ........................................ 24
Bảng 3.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em ..... 28

Bảng 4.1. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam suy dinh dưỡng từ 1985 – 2015 ...... 31
Hình 4.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi phân theo vùng năm 2015 ............ 32
Hình 4.2. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi ................................................... 33
Hình 4.3. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi theo các đặc trưng .................................. 35
Hình 4.4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ theo tháng tuổi ................................................ 36
Bảng 4.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em theo đặc tính trẻ, đặc tính hộ gia đình và
đặc tính cộng đồng ......................................................................................................... 37
Hình 4.5. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo qui mô hộ............................................................ 39
Bảng 4.3. Kết quả hồi quy Binary Logistis của mô hình nghiên cứu ........................... 43
Bảng 4.4. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ...................................................... 44
Bảng 4.5. Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình ....................................... 44
Bảng 4.6. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình .................................................... 45
Bảng 4.7. Bảng xác suất trẻ em rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng .............................. 45

viii


1

CHƯƠNG 1
PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Giới thiệu
Sau hơn ba mươi năm đổi mới, kể từ sau năm 1986 Việt Nam đã đạt được
những thành tựu quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Từ một quốc gia nghèo, thiếu thốn sau chiến tranh, một nền kinh tế nông nghiệp lạc
hậu với khoảng 90 phần trăm dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ
sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển.
Trong suốt 30 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn

thời kỳ trước đổi mới. Trong giai đoạn đầu đổi mới từ năm 1986 đến năm 1990 với
mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4 phần trăm, nền kinh tế Việt
Nam đã trải qua gần 20 năm với mức tăng trưởng rất ấn tượng. Giai đoạn 1991-1995,
GDP bình quân tăng 8,2 phần trăm trên năm gấp đôi so với 5 năm trước đó; giai đoạn
5 năm tiếp theo từ 1996 - 2000, mặc dù cùng chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính khu vực (1997-1999), nhưng GDP vẫn duy trì bình quân tăng 7,6 phần trăm trên
năm; giai đoạn 2001- 2005, GDP tăng bình quân 7,34 phần trăm; giai đoạn 2006 2010, do suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân 6,32 phần trăm/năm. Trong các năm tiếp theo, do chịu tác động từ cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng nơ ̣ công năm 2010, tốc độ tăng
trưởng GDP giai đoạn 2011 - 2015 của Việt Nam tuy đã chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9
phần trăm trên năm, là mức cao của khu vực và thế giới. Năm 2015, sau gần 30 năm
đổ i mới, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2.300 USD (Báo cáo tổng kết một số
vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới của Nhà xuất bản chính trị Quốc gia,
2015).
Trong tiến trình đổi mới, Việt Nam cũng đã đạt được những tiến bộ rất ấn tượng
trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Theo Báo cáo thống kê


2

năm 2015 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mặc dù đạt được nhiều tiến bộ đáng
khích lệ trong thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về y tế
tại 194 quốc gia trên thế giới, song vẫn còn khoảng cách lớn giữa các nước và trong
từng nước, cũng như vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết. Trong bối cảnh
nhiều nước không thể hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đúng thời hạn,
Việt Nam nổi lên như một điểm sáng toàn cầu trong việc thực hiện các mục tiêu này.
Theo báo cáo của WHO (2015), Việt Nam đã về đích sớm đối với Mục tiêu 1
về xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói từ năm 2002, tỷ lệ nghèo đã giảm
nhanh chóng từ 58,1 phần trăm (năm 1993) xuống 9,6 phần trăm (năm 2012) và còn 6
phần trăm (năm 2014); Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2010 và tiến tới

những mục tiêu cao hơn về phổ cập giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông;
Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ về bình đẳng giới, đặc biệt trong lĩnh vực giáo
dục, việc làm và các hoạt động chính trị. Việt Nam đã xóa bỏ bất bình đẳng giới trong
việc tiếp cận giáo dục tiểu học và có tỷ lệ nữ giới tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ
đại diện nữ giới trong Quốc hội khá cao; Tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản đã
liên tục giảm trong hai thập niên qua. Từ năm 1990 đến năm 2012, tỷ lệ này đã giảm
từ 233/100.000 ca đẻ sống xuống còn 60/100.000 ca đẻ sống (năm 2014); Việt Nam đã
khống chế được tỷ lệ lây nhiễm HIV ở dưới mức 0,3 phần trăm, thấp hơn mục tiêu đặt
ra trong Chiến lược Quốc gia giai đoạn 2004 – 2010, thành công trong việc kiểm soát
sốt rét, một số dịch bệnh nguy hiểm; Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với
gần 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, có quan hệ đầu tư với hơn 84 nước và vùng lãnh
thổ và ký kết trên 90 hiệp định thương mại song phương. Việt Nam là thành viên tích
cực của hơn 70 tổ chức quốc tế và trong khu vực, đã thu hút thành công một lượng vốn
hỗ trợ phát triển chính thức lớn phục vụ cho phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) đóng một vai trò là động lực quan trọng trong phát triển nền kinh tế, thu hút FDI
luôn là một trong những trọng tâm hàng đầu. Một thành tựu cũng khá quan trọng, nổi
bật trong tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ là Việt Nam đạt kết
quả cao trong giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Tỷ suất tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi đã giảm
nhanh từ 44,4 phần nghìn (năm 1990) xuống còn 15 phần nghìn (năm 2012), và 15,2


3

phần nghìn (năm 2014). Tỷ suất tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi đã giảm hơn một nửa trong
hai thập niên qua, từ 58 phần nghìn (năm 1990) xuống còn 23,2 phần nghìn (năm
2012) và 22,9 phần nghìn (năm 2014). Mặc dù đã gần đạt được Mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ, nhưng tỷ suất tử vong trẻ em ở Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với các
nước phát triển hơn trong khu vực như Thái Lan (13 phần nghìn), Malaysia (9 phần
nghìn), Singapore (3 phần nghìn). Theo báo cáo UNICEF (2014) đã cảnh báo sẽ có
hơn một nửa các nước Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương không thực hiện

được Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi.
Bản báo cáo ghi nhận rằng trong thập kỷ vừa qua tại khu vực này tỷ lệ tử vong trẻ em
dưới 5 tuổi chỉ giảm trung bình dưới 2 phần trăm hàng năm, so với 5 phần trăm trong
suốt những năm 1960 và 1970. Mặc dù tỷ lệ tử vong chung của trẻ em dưới 5 tuổi
trong khu vực đã giảm trên 75 phần trăm từ năm 1960, hiện nay cứ trong 1.000 trẻ vẫn
có 43 trẻ không sống qua được ngày sinh nhật lần thứ 5 của mình. Ngoài các điều kiện
sinh đẻ không đảm bảo, các bệnh gây tử vong chủ yếu đối với trẻ em dưới 5 tuổi ở
Đông Á và khu vực Thái Bình Dương là: tiêu chảy (17 phần trăm), nhiễm khuẩn
đường hô hấp cấp (16 phần trăm), tai nạn (8 phần trăm), các bệnh có thể phòng tránh
được bằng vắc-xin và lao (7 phần trăm) và các bệnh do véc-tơ gây ra như sốt rét (5
phần trăm), suy dinh dưỡng cũng là yếu tố góp phần gây ra hơn một nửa những ca tử
vong trên. Để thực hiện được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về sự sống của trẻ em,
các nước cần giảm được 2/3 con số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi năm 1990. Điều này có
nghĩa yêu cầu các nước phải thực hiện giảm bình quân mỗi năm khoảng 4,4 phần trăm.
Như vậy, với tỷ suất tử vong trẻ em ở Việt Nam vẫn khá cao, cộng với việc cam
kết hoàn thành Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ thì vấn đề cải thiện tình trạng sức
khỏe trẻ em ở Việt Nam là vấn đề đáng quan tâm trong chính sách phát triển của quốc
gia. Đã có nhiều nghiên cứu liên quan vấn đề sức khỏe trẻ em ở Việt Nam, nhưng đa
phần chỉ tập trung vào khía cạnh dinh dưỡng học và dịch tễ học. Số lượng nghiên cứu
về nhân trắc học và các yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến sức khỏe trẻ em còn khá
khiêm tốn và chưa đầy đủ. Do vậy, việc đòi hỏi có những nghiên cứu chi tiết các yếu


4

tố kinh tế - xã hội tác động đến sức khỏe trẻ em là thực sự cần thiết bên cạnh những
nghiên cứu thiên về dinh dưỡng học.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm phân tích tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội lên sức
khỏe của trẻ em. Từ đó có những đề xuất chính sách phù hợp nhằm cải thiện sức khỏe

của trẻ em đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu sẽ hướng đến những mục tiêu cụ thể đó
là: i) Đánh giá trình trạng sức khỏe của trẻ em ở Việt Nam nói chung, ii) phân tích sự
khác biệt tình trạng sức khỏe trẻ em theo các nhóm dân cư khác nhau, và iii) phân tích
tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội lên sức khỏe trẻ em.
Như vậy, bài viết này nhằm trả lời ba câu hỏi nghiên cứu: i) tình trạng sức khỏe
trẻ em Việt Nam hiện nay như thế nào? ii) có sự khác biệt về sức khỏe trẻ em giữa các
nhóm dân cư ở Việt Nam hay không? và iii) những yếu tố kinh tế - xã hội nào quyết
định sức khỏe trẻ em?
Để trả lời ba câu hỏi nghiên cứu trên, bài viết này dựa trên hai giả thuyết nghiên
cứu. Một là, về tình hình chung thì sức khỏe trẻ em Việt Nam đã được cải thiện đáng
kể qua các năm, đặc biệt là tỷ lệ tử vong, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, tuy
nhiên việc tiếp cận với các chương trình mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe trẻ
em, cũng như tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu còn có sự chênh lệch
khá lớn giữa các nhóm dân cư nên vẫn có sự khác biệt về tình trạng sức khỏe trẻ em
giữa các nhóm dân cư ở Việt Nam. Hai là, yếu tố dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan
trọng đến tình trạng sức khỏe của trẻ em, tuy nhiên, bên cạnh yếu tố dinh dưỡng thì
các yếu tố kinh tế - xã hội cũng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe trẻ của trẻ em.
1.3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu
Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và
phụ nữ Việt Nam năm 2011 (MICS 2011) do Tổng cục Thống kê phối hợp với Bộ Y tế
và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài


5

chính của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Bộ số liệu này có thông tin từ hơn
11.000 hộ gia đình từ khắp Việt Nam, trong đó có thông tin của hơn 3.000 trẻ em trong
độ tuổi 0 đến 5.
Nghiên cứu này tập trung vào nhóm trẻ em 0 đến 5 tuổi vì đây là nhóm trẻ khá

nhạy cảm với điều kiện môi trường. Hơn nữa sức khỏe của trẻ em ở nhóm tuổi này có
liên quan tương đối chặt chẽ với điều kiện sống của gia đình ở hiện tại. Bài này không
nghiên cứu sức khỏe các nhóm tuổi lớn hơn vì sức khỏe của các nhóm tuổi này ngoài
phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt ở hiện tại, còn phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt
trong quá khứ, mà số liệu từ MICS 2011 không đủ thông tin về quá khứ để đánh giá
những tác động này.
Để tìm hiểu sự khác biệt về sức khỏe trẻ em giữa các nhóm dân cư, nghiên cứu
sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp phân tích, so sánh sự khác biệt sức khỏe
trẻ em giữa các nhóm dân cư. Bên cạnh các phân tích thống kê, bài viết này sẽ sử dụng
mô hình hồi quy Binary Logistic nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ
em. Trong nghiên cứu này, tình trạng sức khỏe của trẻ em được đo lường bằng biến
đại diện là chỉ số nhân trắc học cân nặng theo tuổi của trẻ. Nếu cân nặng theo tuổi của
trẻ có giá trị lớn hơn hoặc bằng -2 độ lệch chuẩn và nhỏ hơn hoặc bằng 2 độ lệch
chuẩn thì trẻ được xác định là phát triển bình thường, còn lại thì trẻ được xác định bị
suy dinh dưỡng. Các yếu tố kinh tế - xã hội được đưa vào mô hình để xem xét mức độ
tác động đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ là đặc tính của trẻ, đặc tính hộ gia đình
và đặc tính cộng đồng.
Đối tượng nghiên cứu: đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội lên tình
trạng sức khỏe trẻ em. Cụ thể các yếu tố này bao gồm: giới tính của trẻ, qui mô hộ gia
đình, dân tộc chủ hộ, trình độ học vấn của mẹ, mức sống hộ, loại nhà vệ sinh, nguồn
nước chính sử dụng, vật liệu làm tường nhà, vật liệu làm nền nhà, khu vực sống, vùng.
Nghiên cứu này được thực hiện cho toàn Việt Nam.


6

1.4. Những đóng góp mới của đề tài
Sức khỏe là một phần quan trọng của phát triển con người. Trong đó sức khỏe
trẻ em lại đặc biệt quan trọng hơn cả vì trẻ em là thế hệ tương lai của xã hội. Có rất
nhiều yếu tố tác động lên sức khỏe của trẻ em như điều kiện dinh dưỡng, điều kiện

chăm sóc, nước uống và nước sinh hoạt, và điều kiện môi trường gồm nhà ở, nhà vệ
sinh, và thời tiết. Trong nghiên cứu này, tôi muốn lượng hóa tầm quan trọng của các
đặc điểm cá nhân và hộ gia đình lên sức khỏe trẻ em ở các gia đình Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng các chính sách cải thiện sức khỏe trẻ
em, góp phần giảm nghèo và cải thiện chất lượng sống.
1.5. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm có 5 chương. Chương 1 sẽ giới thiệu vấn đề nghiên cứu, các mục
tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, những điểm nổi bật của luận văn và kết cấu luận văn. Chương 2 trình bày
các khái niệm về sức khỏe trẻ em, tình trạng dinh dưỡng cũng như vấn đề suy dinh
dưỡng ở trẻ em; cơ sở lý thuyết gồm hàm thỏa dụng hộ gia đình, các khung phân tích
về tình trạng sức khỏe trẻ em; đồng thời chương 2 cũng sẽ thảo luận các nghiên cứu
thực nghiệm về sức khỏe trẻ em ở một số nước trên thế giới và của Việt Nam để từ đó
rút ra được các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em cho luận văn này. Chương 3 mô
tả bộ dữ liệu, xác định phương pháp nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu.
Chương 4 thảo luận về các yếu tố tác động đến sức khỏe của trẻ em Việt Nam. Và cuối
cùng là Chương 5 kết luận những thông điệp chính của nghiên cứu.


7

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỨC KHỎE TRẺ EM

2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Sức khỏe trẻ em
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới thì sức khỏe trẻ em là một trạng thái
thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không đơn thuần là không có bệnh tật.
Sức khỏe của trẻ em (tức là cơ thể khỏe mạnh) có thể được hiểu ở ba mặt: thể chất,
tinh thần và xã hội. Cả ba mặt của sức khỏe làm thành một thể thống nhất, tác động

qua lại với nhau và cùng quan trọng như nhau. Đây chính là khái niệm cơ bản về sức
khỏe trẻ em và là cơ sở để đề ra phương hướng đúng đắn trong việc chăm lo sức khỏe
cho trẻ. Việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ là điều kiện quan trọng đảm bảo cho
mỗi người sau này có sức khỏe tốt, có khả năng học tập và lao động đạt hiệu quả cao.
Để phân loại sức khỏe, có thể dựa vào các cơ sở như trạng thái bên ngoài cơ
thể; chức năng hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan; mức độ mắc bệnh mãn tính.
Sức khỏe trẻ em có thể được chia thành năm loại như sau: loại I là những trẻ thực sự
khỏe mạnh; loại II là những trẻ khỏe mạnh, nhưng có những sai lệch về chức năng khi
mắc các bệnh mãn tính; loại III là những trẻ mắc các bệnh mãn tính ở mức độ chưa
ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng thích nghi với lao động và điều kiện sống; loại IV là
những trẻ mắc các bệnh mãn tính ở mức độ ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng thích nghi
với lao động và điều kiện sống; loại V là những trẻ không có khả năng lao động và khó
thích nghi với điều kiện sống.
2.1.2. Tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng phản ánh tình trạng sức khỏe chung của trẻ em. Khi
được cung cấp thức ăn thích hợp, không bị ốm đau triền miên và được chăm sóc tốt,
trẻ em sẽ phát triển bình thường và được coi là có tình trạng dinh dưỡng tốt. Tình trạng
dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc và hóa sinh, phản ánh mức
đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng là kết quả tác động của


8

một hay nhiều yếu tố như tình trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình, thu nhập, điều
kiện vệ sinh môi trường, công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, gánh nặng công việc lao
động của bà mẹ... Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 0 đến 5 tuổi thường được coi là
đại diện cho tình hình dinh dưỡng và thực phẩm của toàn cộng đồng (Trần Thị Minh
Hạnh, 2011).
2.1.3. Suy dinh dưỡng
Khái niệm suy dinh dưỡng trẻ em được hiểu theo nhiều cách định nghĩa khác

nhau. Tuy nhiên, theo tổ chức WHO suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein,
năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Điều đó có nghĩa là có một sự mất cân bằng
giữa việc cung cấp protein và năng lượng so với nhu cầu của cơ thể để đảm bảo tăng
trưởng và tối ưu các chức năng của cơ thể. Sự mất cân bằng này bao gồm cả năng
lượng ăn không đủ và quá mức; dẫn đến các hình thức suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ
cân và sau này dẫn đến thừa cân và béo phì. Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu
hiện ở nhiều mức độ khác nhau nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất,
tinh thần và vận động của trẻ. Suy dinh dưỡng protein năng lượng thường kèm theo là
các bệnh nhiễm khuẩn.
Những trường hợp suy dinh dưỡng nặng hay gặp nhất là suy dinh dưỡng thể teo
đét (Marasmus), đó là do hậu quả của một chế độ ăn thiếu cả năng lượng và protein.
Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) ít gặp hơn thể teo đét, thường là do chế độ ăn
quá nghèo protit nhưng tạm đủ các chất gluxit. Ngoài ra, có thể phối hợp giữa
Marasmus và Kwashiorkor (Michael H.N.Golden, trích bởi Trần Thị Lan, 2013). Suy
dinh dưỡng là vấn đề sức khỏe ở nhiều nước đang phát triển. Nguyên nhân suy dinh
dưỡng thường phức tạp và có các đặc thù của mỗi nước. Nghiên cứu các đặc điểm đó
dựa vào các chỉ tiêu thích hợp là công việc cần thiết để xây dựng các can thiệp dự
phòng và điều trị thích hợp.
Suy dinh dưỡng là một kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm ba
nhóm chính là tiêu thụ lương thực thực phẩm trực tiếp; chăm sóc và các yếu tố kinh tế
- xã hội gián tiếp khác như phúc lợi xã hội, dịch vụ chăm sóc sức khỏe; tương quan


9

giữa văn hóa, giáo dục và xã hội. Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong các nguyên nhân
chủ yếu tạo nên bệnh tật và tử vong ở trẻ em. (Lê Cảnh Dũng và cộng sự, 2011)
2.2. Cơ sở lý thuyết
2.2.1. Hàm thỏa dụng hộ gia đình
Trong kinh tế học, sức khỏe có thể được coi như một hàng hóa mà không có thị

trường và được sản xuất bởi các hộ gia đình. Do đó, điều kiện sống trong các gia đình
sẽ trở thành yếu tố quan trọng quyết định tình trạng sức khỏe trẻ em (Barrera, 1990).
Mô hình phân tích các yếu tố tác động đến sức khỏe trẻ em dựa trên hàm thỏa dụng hộ
gia đình - Beckerian (Shoshana Grossbard, 2010) và hàm sức khỏe của Michael
Grossman (1972) được trích bởi nghiên cứu của Nguyễn Quốc Khoa (2011). Hộ gia
đình tối đa hóa hàm thỏa dụng dựa trên tình trạng sức khỏe của trẻ và sự tiêu dùng của
các thành viên trong gia đình. Với giả định là nguồn thu nhập của các thành viên trong
gia đình là để tiêu dùng chung. Hàm thỏa dụng hộ gia đình được định nghĩa như sau: U
= u(H, X). Trong đó X là tiêu dùng của hộ gia đình, bao gồm hàng tiêu dùng và dịch
vụ giải trí; H là hàm sức khỏe của trẻ, H = f(N, Vtr, Vgđ, Vcđ, µ) với N là véc tơ yếu tố
đầu vào của sức khỏe của trẻ như chăm sóc tiền sinh sản cho mẹ, cho trẻ bú sữa mẹ,
cung cấp vi chất cho trẻ, chế độ tiêm vắc xin cho trẻ; Vtr là véc tơ đặc tính của trẻ như
tuổi, giới tính; Vgđ là véc tơ đặc tính hộ gia đình như tuổi của mẹ khi sinh em bé, vị trí
của người mẹ trong gia đình, trình độ giáo dục của người mẹ, dân tộc, số thành viên
trong hộ gia đình, thu nhập của hộ gia đình; Vcđ là véc tơ đặc tính của cộng đồng như
nước sạch, hệ thống vệ sinh, hạ tầng thông tin; Và µ là véc tơ các đặc tính không quan
sát được của trẻ, hộ gia đình và cộng đồng.
Tiêu dùng của hộ gia đình bị giới hạn bởi PX*X + PN*N = I. Trong đó PX là véc
tơ giá tiêu dùng; PN là véc tơ giá các yếu tố đầu vào sức khỏe; I là tổng thu nhập hộ
gia đình. Do đó, hàm sức khỏe của trẻ được biểu diễn như sau: H = f(PN, PX, I, Vtr,
Vgđ, Vcđ, µ). Với PX là véc tơ giá tiêu dùng; PN là véc tơ giá các yếu tố đầu vào sức
khỏe; I là tổng thu nhập hộ gia đình; Vtr là véc tơ đặc tính của trẻ như tuổi, giới tính;
Vgđ là véc tơ đặc tính hộ gia đình như tuổi của mẹ khi sinh em bé, vị trí của người mẹ


10

trong gia đình, trình độ giáo dục của người mẹ, dân tộc, số thành viên trong hộ gia
đình, thu nhập của hộ gia đình; Vcđ là véc tơ đặc tính của cộng đồng như nước sạch, hệ
thống vệ sinh, hạ tầng thông tin; Và µ là véc tơ các đặc tính không quan sát được của

trẻ, hộ gia đình và cộng đồng.
2.2.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng của UNICEF
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Năm
1990, UNICEF đã phát triển mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em (Hình
2.1). Mô hình cho thấy nguyên nhân của suy dinh dưỡng là đa ngành, có mối liên quan
chặt chẽ với vấn đề thực phẩm, y tế và thực hành chăm sóc tại gia đình. Mô hình này
cũng chỉ ra các nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân sâu xa và các
yếu tố ở cấp độ này ảnh hưởng đến cấp độ khác. Mô hình này có thể sử dụng được ở
tất cả các cấp, cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã giúp xây dựng kế hoạch
hành động nhằm cải thiện vấn đề suy dinh dưỡng hiệu quả.
Nguyên nhân trực tiếp phải kể đến là thiếu ăn về số lượng hoặc chất lượng và
mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Trẻ em trước tuổi học đường là đối tượng bị suy dinh
dưỡng cao nhất bởi vì cơ thể ở giai đoạn phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng cao và
vì nhiều lý do khác nhau chúng không được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Người ta
thường qui rằng những vùng ăn chủ yếu các loại ngũ cốc, củ … thường hay dẫn đến
thiếu protein, nhưng nhiều nghiên cứu sau đó lại cho thấy khẩu phần ăn của trẻ thiếu
năng lượng trầm trọng, ngay cả khi mức thiếu protein mới ở mức đe dọa.
Nguyên nhân sâu xa của suy dinh dưỡng do sự bất cập trong dịch vụ chăm sóc
bà mẹ, trẻ em, các vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và tình trạng nhà không đảm
bảo, mất vệ sinh. Nguyên nhân gốc rễ của suy dinh dưỡng là tình trạng đói nghèo, lạc
hậu về các mặt phát triển nói chung bao gồm sự mất bình đẳng về kinh tế.


11

Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em của UNICEF

Trẻ em suy
dinh
dưỡng


Kết quả

Nguyên nhân
trực tiếp

Nguyên nhân ở
cấp độ hộ gia đình

Hấp thu dinh
dưỡng kém

Hạn chế tiếp cận
thực phẩm

Bệnh

Thiếu kiến thức
chăm sóc bà mẹ,
trẻ em

Thiếu nước sạch/
nhà vệ sinh, dịch
vụ sức khỏe

Số lượng và chất lượng nguồn lực
con người, kinh tế, tổ chức và cách
thức chúng được vận hành.

Thiếu kiến thức và

thái độ phân biệt đối xử
đã hạn chế hộ gia đình
tiếp cận nguồn lực.

Nguyên nhân ở cấp
độ cộng đồng

Tiềm lực: môi trường, công nghệ,
con người

Hệ thống chính trị, văn
hóa, tôn giáo, kinh tế, xã
hội, bao gồm vị trí người
phụ nữ, sự hạn chế trong
việc sử dụng tiềm lực.

Nguồn: UNICEF 1990

2.2.3. Khung phân tích của Mosley-Chen (1984).
Khung phân tích của Mosley - Chen (1984) thường được sử dụng trong nghiên
cứu về khả năng sống sót của trẻ. Trong khung phân tích của Mosley - Chen (Hình
2.2), các yếu tố kinh tế - xã hội hoạt động thông qua năm yếu tố “gần” hay những yếu
tố sinh học để tác động đến sức khoẻ trẻ như sau: Yếu tố thuộc về người mẹ (tuổi,
khoảng cách giữa các lần sinh, bình đẳng); Ô nhiễm môi trường (không khí, thức ăn,


12

nước, đất, côn trùng gây bệnh); Thiếu hụt chất dinh dưỡng (calo, protein, vitamin,
khoáng chất); Chấn thương (cố ý hoặc không cố ý); và kiểm soát bệnh cá nhân (biện

pháp dự phòng và điều trị).

Hình 2.2. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe trẻ
của Mosley-Chen (1984)
Yếu tố quyết định về kinh tế - xã hội

Yếu tố thuộc về
người mẹ

Ô nhiễm môi
trường

Suy dinh dưỡng

Chấn thương

Ốm

Khỏe mạnh

Dự phòng

Kiểm soát bệnh
cá nhân

Chữa trị

Phát triển kém

Tử vong


Nguồn: Mosley-Chen, 1984

2.2.4. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
Tình trạng dinh dưỡng là tình trạng sức khỏe của cá nhân hay cộng đồng ảnh
hưởng bởi chế độ ăn và việc sử dụng các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Hiện nay có
bốn phương pháp được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em: Điều tra
khẩu phần và tập quán ăn uống; các chỉ tiêu nhân trắc; thăm khám thực thể để phát
hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh tật có liên quan đến ăn uống; các xét nghiệm hóa
sinh.


13

Nhân trắc học dinh dưỡng có mục đích đo các biến đổi về kích thước và cấu
trúc cơ thể theo tuổi và tình trạng dinh dưỡng. Thu thập các kích thước về nhân trắc là
bộ phận quan trọng trong cuộc điều tra dinh dưỡng và là các chỉ số trực tiếp đánh giá
tình trạng dinh dưỡng của trẻ em. Theo khuyến cáo của WHO ba chỉ tiêu nhân trắc
thường dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em là cân nặng theo tuổi (WAZ),
chiều cao theo tuổi (HAZ) và cân nặng theo chiều cao (WHZ).
Cân nặng theo tuổi là chỉ số được dùng sớm nhất và phổ biến nhất. Chỉ số này
được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cá thể hay cộng đồng. Cân nặng theo
tuổi thấp là hậu quả của thiếu dinh dưỡng hiện tại. Vì việc theo dõi cân nặng tương đối
đơn giản hơn chiều cao ở cộng đồng nên tỷ lệ nhẹ cân vẫn được xem như tỷ lệ chung
của thiếu dinh dưỡng. Có bằng chứng cho thấy rằng trẻ nhẹ cân mức trung bình sẽ tăng
nguy cơ tử vong và nhẹ cân mức độ nặng thì nguy cơ tử vong sẽ tăng lên nhiều hơn.
Chiều cao theo tuổi phản ánh tiền sử dinh dưỡng. Chiều cao theo tuổi thấp phản
ánh tình trạng dinh dưỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ làm cho trẻ bị còi. Chỉ số này
đã được khuyến cáo sử dụng của WHO để phát hiện trẻ thấp còi.
Cân nặng theo chiều cao là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại. Chỉ

số này phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng cấp hay còn gọi là “wasting”. Khi chỉ số
này dưới -2 độ lệch chuẩn so với quần thể tham khảo được định nghĩa là gầy còm, hay
suy dinh dưỡng cấp tính. Tỷ lệ gầy còm được quan sát rõ nhất khi xảy ra các nạn đói,
mất mùa hoặc những bệnh nặng, nhưng khi có biểu hiện phù thì chỉ số này sẽ không
còn chính xác.
Có nhiều thang phân loại suy dinh dưỡng như sau:
2.2.4.1. Các thang phân loại tình trạng dinh dưỡng trước đây
Năm 1956, Gomez - một thầy thuốc người Mexico đã dựa vào cân nặng theo
tuổi để phân loại tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Cách phân loại của Gomez đã xác định
cân nặng của đối tượng theo phần trăm so với cân nặng chuẩn vào quần thể tham khảo
Havard. Theo đó, suy dinh dưỡng độ I tương ứng 75% - 90% của cân nặng chuẩn. Suy
dinh dưỡng độ II tương ứng 60% - 75%. Suy dinh dưỡng độ III khi dưới 60% cân nặng


14

chuẩn. Trong một thời gian dài, cách phân loại này đã được sử dụng như là chỉ tiêu
duy nhất phân loại suy dinh dưỡng ở cộng đồng.
Năm 1966, Jelliffe - người đã có công đưa ra khái niệm suy dinh dưỡng protein
- năng lượng, tức là đã nhấn mạnh đến vai trò năng lượng ăn vào đối với bệnh sinh suy
dinh dưỡng - cũng đã đưa ra cách phân loại dựa vào quần thể tham khảo Havard. Sau
đó còn có các đóng góp của các tác giả khác như Welcome dựa vào triệu trứng lâm
sàng bổ sung và của Waterlow đưa ra chỉ tiêu chiều cao theo tuổi và cân nặng theo
chiều cao nhằm phân biệt suy dinh dưỡng cấp tính mới xảy ra hay đã trường diễn.
Cách phân loại của Waterlow dựa vào quần thể tham khảo. Mặc dù quần thể tham
khảo chưa thể được coi là lý tưởng nhưng để có được quần thể tham khảo tốt không
phải là dễ dàng. Vào thời điểm thập kỷ những năm 70, 80 của thế kỷ XX, quần thể
tham khảo đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết và được sử dụng rộng rãi trên thế
giới nên rất thuận tiện cho việc so sánh quốc tế.
Bảng 2.1. Các thang phân loại tình trạng suy dinh dưỡng

Thang phân loại
Gomez (1956)

Quần thể
tham khảo
Harvard

Jelliffe (1966)

Harvard

Waterlow (1977)

Harvard

Phương pháp

Cách đánh giá

Trên 90%: Bình thường
90 – 70%: Độ I
75 – 60%: Độ II
Dưới 60%: Độ III
% của trung bình
Trên 90%: BT
90 - 81%: Độ I
80 - 61%: Độ II và III
Dưới 60%: Độ IV
% của trung bình
100-90%: Bình thường

90 - 80%: Thể nhẹ
80 - 70%: Thể trung bình
Dưới 70%: Thể nặng
Nguồn: Trích của Trần Thị Lan (2013)
% của trung bình


15

2.2.4.2. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo Tổ chức Y tế thế giới
Cách phân loại của Gomez và Jelliffe ở trên khá đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên
các ngưỡng phần trăm đề ra chưa tính đến các phân phối bình thường (đôi khi còn gọi
là phân bố chuẩn hay phân phối Gaussian) trong cộng đồng và cách phân loại này
không phân biệt được suy dinh dưỡng mới xảy ra hay đã lâu.
Hầu hết các số đo nhân trắc của tất cả các nhóm người dân tộc khác nhau đều
tuân theo quy luật phân phối bình thường Gaussian. Giới hạn thường được sử dụng
nhất là từ -2 đến +2 độ lệch chuẩn (SD). Năm 1981, Tổ chức Y tế Thế giới chính thức
khuyến nghị sử dụng khoảng giới hạn từ -2 độ lệch chuẩn đến + 2 độ lệch chuẩn để
phân loại tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Quần thể tham khảo NCHS (National Center
for Health Statistic) của Hoa Kỳ được dùng để phân loại suy dinh dưỡng. Đến năm
2005, nhận thấy quần thể NCHS chỉ gồm trẻ em Mỹ da trắng không đủ tính đại diện
cao nên Tổ chức Y tế thế giới đã tiến hành xây dựng chuẩn WHO 2005 tập hợp số liệu
của bảy quốc gia từ các châu lục khác nhau theo mức đại diện dân số với điều kiện trẻ
được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và những trẻ này sống ở
địa phương có độ cao dưới 1.500 m so với mặt nước biển, đồng thời môi trường sống
không có khói thuốc lá và được nuôi dưỡng tốt. WHO sau đó đã khuyến nghị toàn thể
các nước thành viên sử dụng chuẩn WHO và Việt Nam cũng đã sử dụng chuẩn này.
Cách phân loại suy dinh dưỡng tương tự như với chuẩn NCHS nhưng thay vì dùng SD
thì nay sử dụng Zscore-SD. Trong đó, chỉ số Zscore-SD được tính toán theo công thức:
zscore-𝑖 =


X-𝑖 − X-𝑟 σ𝑟

Với Xi là giá trị quan sát của trẻ i trong tổng thể khảo sát, Xr và σr là giá trị
trung bình và độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu do Tổ chức Y tế thế giới công bố.
Theo tiêu chuẩn của WHO (2005), chỉ số Zscore nằm trong khoảng [-2, 2] độ lệch
chuẩn thì trẻ em được xác định là phát triển bình thường (Bảng 2.2).


16

Bảng 2.2. Tình trạng dinh dưỡng trẻ dựa vào chỉ số cân nặng theo tuổi
và cân nặng theo chiều cao
Đánh giá

Chỉ số zscore
<-3 độ lệch chuẩn

Trẻ suy dinh dưỡng mức độ nặng

<-2 độ lệch chuẩn

Trẻ suy dinh dưỡng mức độ vừa

-2 độ lệch chuẩn <= zscore <= 2 độ Trẻ bình thường
lệch chuẩn
>2 độ lệch chuẩn

Trẻ thừa cân


>3 độ lệch chuẩn

Trẻ béo phì
Nguồn: Viện dinh dưỡng 2014

2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ
em
Đã có một số nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ
em trên thế giới và trong nước. Đa phần các nghiên cứu đều phân loại các yếu tố quyết
định đến sức khỏe trẻ em thành các nhóm như: đặc điểm của trẻ, đặc điểm hộ gia đình
và đặc điểm cộng đồng.
Nghiên cứu về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Ethiopia, Christiansen và
Alderman (2004) sử dụng dữ liệu khảo sát 54.462 trẻ em được thu thập từ năm 1995
đến 1998. Bằng phương pháp hồi qui với biến phụ thuộc là tình trạng suy dinh dưỡng
của trẻ được đo bằng chỉ số chiều cao theo tuổi, biến độc lập là các đặc tính của trẻ
(giới tính, tuổi), các đặc điểm của hộ gia đình (qui mô hộ, trình độ học vấn của mẹ, của
ba, chi tiêu hộ) và các đặc điểm cộng đồng (nguồn nước hộ sử dụng, nhà vệ sinh,
khoảng cách đến trung tâm y tế gần nhất, hộ gia đình sở hữu radio, tivi). Nghiên cứu
của Christiansen và Alderman (2004) cho thấy bé trai bị suy dinh dưỡng nhiều hơn bé
gái; trình độ giáo dục của người mẹ có tác động tích cực lên tình trạng suy dinh dưỡng
của trẻ và tác động của trình độ giáo dục của người mẹ lên dinh dưỡng của trẻ mạnh
gấp đôi tác động của người cha. Trong nghiên này, Christiaensen và và Alderman


×