Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tổng hợp kịch bản giáo dục liêm chính cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.3 KB, 23 trang )

Bài dự thi
Giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên
KỊCH BẢN
LỪA HỨA SUÔNG...!
1. Nội dung:
Kịch bản “Lời hứa suông…!” dựa trên các tình huống có thật đã xảy ra tại một
trường THCS A, nội dung kịch bản xoay quanh tình bạn của nhóm học sinh cùng sinh hoạt
học tập vui chơi tại một trường cấp THCS, họ là những người bạn tốt của nhau chơi rất
thân với nhau và đã cùng chia sẽ những khó khăn hoạn nạn với nhau trong học tập cũng
như trong cuộc sống hằng ngày. Những tưởng tình bạn của họ thật sự bền chặt và dài lâu,
cần được phát huy và nhân rộng điển hình tại liên đội và các liên đội bạn. Nhưng có mấy ai
ngờ đâu, một bạn trong nhóm đã lợi dụng tình bạn, sự tín nhiệm của bạn bè mượn tiền sử
dụng không đúng mục đích; lâu ngày không trả; thất hứa nhiều lần đã dẫn đến tình bạn
rạng nức chỉ vì một hành động, một việc làm thiếu trung thực và thành thật của một bạn
trong nhóm đã làm cả nhóm bạn tan rã và liên tiếp vi phạm nội quy trường lớp.
Qua kịch bản “ Lời hứa suông…!” giáo dục cho các em những giá trị sống tốt đẹp
của cuộc sống trong lứa tuổi học trò, xây dựng tình bạn trong sáng, giản dị đừng vì những
chuyện nhỏ không đáng có mà đánh mất đi tình bạn trong sáng, giữ chữ tín với bản thân
bạn bè và mọi người xung quanh . . . dẫn đến vi phạm nội quy trường lớp xấu hỗ cùng bạn
bè, gia đình, nhà trường và xã hội, đánh mất danh dự uy tín…Trung thực và thành khẩn sẽ
giúp mọi vấn đề trở nên đơn giãn dễ dàng giải quyết, trái lại sự không trung thực thành
khẩn vấn đề trở nên phức tạp, càng ngày chúng ta tự đào hố sâu chôn vùi ta trong lo lắng
sợ hãy và tội lỗi.
Hiện tượng này, vấn đề này cần được quan tâm sâu sắc nếu không được ngăn chặn
phối hợp giáo dục kịp thời thì sau này sẽ nhận hậu quả lớn, một trong số các em lớn lên
chắc chắn sẽ rơi vào con đường tội lỗi, vi phạm pháp luật với những hành vi : lợi dụng tín
nhiệm dụ dỗ lừa gạt tài sản công dân, chiếm dụng tài sản nhà nước . . .
2. Ý tưởng:
- Góp phần giáo dục đạo đức học sinh, giảm thiểu tối đa những mâu thuẫn không
đáng có xảy ra trong học đường đặt biệt là trong lứa tuổi thanh thiếu nhi; lứa tuổi đang tự
muốn khẳng định mình. Tuy nhiên với nhận thức non nớt của các em thì chúng ta cần định


hướng giáo dục và hình thành nhân cách, bồi đắp cho các em những mầm xanh, những chủ
nhân tương lai của đất nước đầy đủ về trí tuệ, tràn đầy về sức khỏe, trong sáng về phẩm
chất đạo đức, có lối sống giản dị trung thực với bản thân, bạn bè, người lớn, thầy cô và mọi
người xung quanh.
- Tiếp tục tạo sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa ba môi trường giáo dục “ Gia đình –
Nhà trường - Xã hội” giáo dục rèn luyện nhân cách kỹ năng sống tính trung thực minh
bạch trong thanh thiếu niên.
Qua tiểu phẩm chúng ta sẽ thấy rõ hơn tinh thần trách nhiệm của những người làm
công tác giáo dục, thấy rõ hơn trách nhiệm của những bậc làm cha làm mẹ trong việc hình
thành nhân cách con em chúng ta. Từ đó chung tay góp sức cùng với cộng đồng xã hội có
trách nhiệm hơn trong việc giáo dục liêm chính tính minh bạch trung thực cho con em
minh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để những mầm xanh tương lai của đất nước
không bị mai một.
3. Phương pháp thực hiện:
- Sử dụng một số hình ảnh quay tại trường.
- Thời lượng 15 phút


4. Kịch bản:
Thái, Hiếu, Quang là những người bạn quen biết nhau từ khi vào học lớp 6 đầu cấp
THCS năm học 2011 – 2012; mỗi bạn có một gia đình với những hoàn cảnh khác nhau:
- Thái là con duy nhất của một gia đình khá giả, ba làm cộng tác viên cho đài tiếng
nói Việt Nam, thường xuyên vắng nhà, Thái rất được mẹ nuông chiều từ nhỏ.
- Hiếu cũng là con một trong gia đình, hiện đang sống cùng ông bà nội, cha mẹ làm
ăn xa.
- Tương tự trường hợp của Thái và Hiếu thì Quang là cũng là con một trong gia
đình, ba làm hồ, mẹ buôn bán nước giải khát tại Chợ, hiện Quang đang sinh sống chung ba
mẹ và bà nội.
* Tình bạn tâm giao :
Vào một buổi sáng trên đường đến trường học để học phụ đạo do nhà xa, xe bị

hỏng nên Thái đã đến trường trễ thời gian quy định của nhà trường, trong lúc đó Hiếu cũng
tương tự như Thái do đi học trễ giờ sợ thầy cô la rầy, Thái và Hiếu đã khẩn trương cho xe
đạp vào nhà xe và chạy thật nhanh vào lớp học, trong lúc chạy Thái bất cẩn té ngã thì Hiếu
đã đỡ bạn mình lên và dìu bạn vào lớp học, Hiếu trình bày lý do với thầy nên được thầy
thông cảm và cho vào lớp học.
* Lợi dụng tình bạn mượn tiền sử dụng sai mục đích:
Hiếu mượn Thái 1500 đồng để mua vải thực hành, Hiếu hứa một ngày sau sẽ trả
cho bạn Thái nhưng Hiếu không uy tín, đồng thời sử dụng đồng tiền mượn không đúng
mục đích ( không mua vải mà mua quà vặt).
* Phút nong nỗi :
Thái đã đem dao vào trường dự định hăm dọa Hiếu nhưng đã bị một bạn cùng
cùng lớp phát hiện và báo cáo thầy cô, người lớn ngăn chặn kịp lúc.
* Giúp bạn không cần lý do :
Khi Thái bị cô giáo phát hiện thì em thiếu trung thực không hợp tác và cùng một
bạn cùng lớp tên Quang đem giấu vào nhà vệ sinh.
* Phát hiện kịp lúc :
Hiếu Kỳ phát hiện trong đôi tất của Thái mỗi bên có 01 dao Thái bèn báo cáo ngay
bà 6 và giáo viên trực.
* Xử lý kịp thời :
Tại Văn phòng thầy Tổng phụ trách lập hồ sơ vi phạm của từng cá nhân gồm: Tờ
tường thuật, bản tự kiểm, biên bản làm việc . . . chuyển hồ sơ giáo viên chủ nhiệm phối
hợp giải quyết.
* Thụ lý hồ sơ :
Sau khi nhận hồ sơ từ phía giáo Tổng phụ trách giáo viên chủ nhiệm tiến hành giải
quyết sự việc xảy ra :
- Giáo viên chủ nhiệm tiến hành mời phụ huynh đến trường giải quyết:
Thế nhưng Quang, Thái, Hiếu cả 3 trường hợp đều thỏa thuận thống nhất không gởi
thư mời với nhiều lý do khác nhau; thậm chí Thái còn lợi dụng uy tín của người cha và mối
quan hệ gia đình, sự nuông chiều của mẹ, Thái đã có hành động về nhà dùng điện thoại giả
giọng nói của phụ huynh gọi đến cô chủ nhiệm hỏi : “Sự việc của em Thái thầy Hiệu

trưởng giải quyết như thế nào? Quả là một hành động hết sức quá quắc không thể chấp
nhận.
* Hối hận kịp lúc :
Lần làm việc cuối cùng : nắm thông tin và hồ sơ từ Tổng phụ trách, giáo viên chủ
nhiệm, nhân chứng, tang chứng . . . trực tiếp thầy Hiệu trưởng làm và phân tích thì cả 3
học sinh cuối đầu nhận lỗi trước sự chứng kiến phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm cả ba
trường hợp cuối đầu nhận lỗi trong nước mắt ngậm ngùi và sự hối hận kịp lúc.


Qua nội dung kịch bản, cơ bản cho chúng ta tìm thấy một số nguyên nhân chủ quan
và khách quan khác nhau chi phối các em như : tác hại từ Game online, sự nuông chều quá
mức, sự quan tâm không đúng cách đối với con em của một bộ phận không nhỏ của cha mẹ
học sinh; từ sự thiếu hợp tác lợi dụng mối quan hệ của người lớn dẫn đến các em có nhận
định sai về sự việc dẫn đến nhận thức hành động sai không kiểm sót được hành vi và việc
làm của chính bản thân mình; sự đỗ vỡ trong hạnh phúc gia đình làm cho các em thiếu nơi
nương tựa, thiếu tự tin trong cuộc sống . . . Ở đây các em chỉ là một trong số nạn nhân từ
những nguyên nhân vừa nêu phía trên, qua đây cho chúng ta có một cái nhìn đúng đắn và
chân thật hơn về lứa tuổi của các em. Cũng như có câu “ Nhân chi sơ tính bổn thiện” chính
vì lẽ đó nhiệm vụ ở đây đặt ra là chúng ta cần xây dựng nền móng giáo dục con cái ngay từ
nhỏ, phối kết hợp chặt chẽ hơn giữa ba môi trường giáo dục “ Gia đình – Nhà trường – Xã
hội” ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhằm góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân và toàn xã hội xây dựng một thế hệ trẻ Việt Nam cường tráng về thể lực, trong
sáng về đạo đức, hoàn mỹ về kiến thức sẵn sàng đáp ứng nhu cầu xã hội đặt ra.
1. TẠI KHU VỰC SÂN TRƯỜNG:
[ Cảnh ] : Vào buổi học chiều ngày thứ năm
Hiếu : Thái ơi ! Bạn có tiền không cho mình mượn một ít có được không?
Thái : Một ít là bao nhiêu? Mà bạn mượn để làm gì mới được?
Hiếu : Một ngàn rưỡi bạn có không ? Để tui mua vải để thực hành môn Công nghệ, không
có vải cô la chết.
Thái : Tôi còn nè, nhưng mà cho bạn mượn mai bạn phải trả lại tôi nhe

Hiếu : Ừ! Mai tôi trả.
(Sau khi Hiếu mượn tiền của Thái xong, Hiếu không thực hiện như lời đã nói và hứa với
Thái; Hiếu đã dùng số tiền một ngàn rưỡi xuống căn tin trường đã mua quà vặt để ăn)
Tại căn tin trường :
Hiếu gặp Quang bạn học cùng lớp.
Hiếu : Quang nè! Thằng Thái lớp mình coi vậy cũng dễ chịu hén mậy, tui hỏi mượn tiền là
bạn ấy cho mượn ngay à!
Quang : Ừ ! Bạn ấy tốt lắm, vả lại nhà bạn của khá dã, mà bạn ấy xin cái gì ba mẹ bạn
cũng đáp ứng cho bạn ấy hết ! Mà bạn mượn tiền để làm gì?
Hiếu : Tui mượn để ăn bánh, uống nước nè, đói bụng quá.
Quang : Bộ bạn đi học nội bạn không có cho tiền hay sao?
Hiếu : Có, hôm nào đi học nội cũng cho tui 10.000 đồng, nhưng mà hồi sáng đi học Thể
dục ăn sáng với lại ghé chơi game hết tiền rồi.
Quang : Vậy sao tui nghe Thái nói với tôi là cho bạn mượn đển bạn mua vải thực hành
Công nghệ nên bạn ấy mới cho mượn mà.
Hiếu : Bạn ngu quá đi, không nói như vậy là sao bạn ấy cho mượn?
Quang : Như vậy là bạn đã nói dối, bạn không trung thực với bạn Thái rồi! Bạn ấy rất ghét
những ai nói dối và qua mặt như thế.
Hiếu : Tại bạn ấy ngu thôi, mới nói vài ba câu là cho mượn tiền liền.
Quang : Bạn nói như vậy là không được ! Thái giúp Hiếu sao Hiếu nói vậy? Chuyện này
mình sẽ nói với bạn Thái.
Hiếu : Tui thách bạn đó tui không sợ đâu.
Trong lúc Hiếu và Quang đang trò chuyện thì Thái tình cờ đứng phía ngoài căn tin
nghe tất cả câu chuyện của Hiếu và Quang. ( Thái tỏ thái độ rất bực tức )
MỘT NGÀY SAU :


Trước cổng trường Hiếu dẫn xe vào, Thái đến nhắc lại số tiền mà ngày hôm trước Hiếu đã
mượn.
Thái : Hiếu, nay bạn có tiền chưa trả tui?

Hiếu : Giờ tui chưa có tiền, sáng nội tui đi làm sớm nên tui chưa xin được tiền, vài ba ngày
xin được tiền tui trả cho bạn, bạn thông cảm nhe.
Thái : Ừ ! Thôi vậy cũng được nhưng mà bạn hứa uy tín nhe. Thất hứa là có chuyện với
tui đó.
Hiếu : Được rồi mà, bạn bè không có một ngàn rưỡi mà làm gì dữ vậy.
Hiếu và Thái cùng đi vào lớp học.
NĂM NGÀY SAU :
Vào sáng thứ hai đầu tuần
Hiếu nghỉ học với lý do bệnh. Nhưng sự thật không đúng như vậy : Vì Hiếu không
có tiền trả bạn Thái nên không dám đi học.
[Cảnh]: Tại khu vực Thể dục - Thể thao của trường : Trước giờ vào học thể dục cũng như
mọi khi Thái đang đá cầu cùng nhóm bạn, trong quá trình đá cầu thì bị bạn Hiếu Kỳ cùng
lớp phát hiện trong đôi tấc của Thái có cất dấu hai con dao thái lan.
Hiếu Kỳ : ( Chạy vào căn tin báo cáo bà 6 ) : Bà 6 ơi ! con thấy bạn Thái dấu hai con dao
ở trong đôi vớ của bạn, không biết bạn đem dao để là gì?
( Bà 6 chuẩn bị bước ra khu vực sân thể dục xác minh sự việc ) trong lúc đó : Quang thấy
Hiếu Kỳ đi báo với bà 6, Quang lại nắm tay Thái chạy xuống nấp ở khu vực nhà vệ sinh.
Quang : Bạn đem dao vào trường làm chi vậy Thái?
Thái : Đâu có đâu Quang! Mình đâu có đem dao đâu.
Quang : Tui với bạn là chỗ bạn thân mà bạn giấu làm gì?
Thái : Đâu có? Tui nói dóc với bạn làm gì?
Quang : (Vừa nói vừa khôm xuống rút 02 con dao trong tấc của Thái và nói) Vậy chứ cái
này là cái gì? Mà tui hỏi thật bạn, bạn đem dao vô trường làm gì vậy?
Thái : Tui tui… đem vào để hù thằng Hiếu, nó mượn tui một ngàn rưỡi mà mấy ngày nay
nó không trả nên thành thử hôm nay tui đem vào để hù nó.
Quang : Trời ơi! bạn bè không, có gì thì nói chuyện với nhau chứ bạn làm gì kỳ vậy? Lỡ
ngày hôm nay bạn Hiếu có đi học rồi sao thì bạn tính sao? Đăm nó hả?
Thái : Tại Hiếu nói sạo với tui nhiều lần rồi, mà bạn thấy đó hôm đó mượn tiền tui bạn ấy
nói mai trả mà có trả đâu? Vả lại bạn ấy mượn tiền tui không có mua vải mà mua bánh ăn
bạn thấy có tức không? Tui ghét nhất là mấy người nói sạo và qua mặt tui.

Quang : Thái nè ! Tui với bạn với thằng Hiếu chơi thân từ đó giờ mà bạn làm vậy tui buồn
lắm. Bạn hãy suy nghĩ lại đi, Hiếu thiếu bạn có 1500 đồng hà có gì từ từ bạn trả còn không
nói với cô chủ nhiệm mình, chứ bạn là vậy là không đúng còn gì là tình bạn. Vả lại bạn
đem dao vào trường là bạn đã vi phạm nội quy và các hành vi cấm rồi đó. Tui thấy thằng
Kỳ nó đi báo với bà 6.
Thái : Mà tui chưa làm gì mà. Tui chỉ dự định hù bạn ấy thôi mà.
Quang : Không có hù gì hết! Bạn đem dao vào trường là không đúng!
Thái : Vậy bây giờ tính sao Quang ?
Quang: Thôi trong lúc bà 6 chưa xuống để tui giấu vào nhà vệ sinh rồi coi tình hình như
thế nào rồi mình tính tiếp.
Quang và Thái trở lại sân thể dục bình thãn như không có chuyện gì xảy ra, thì bà 6
đến mời cả hai đối tượng và các học sinh có liên quan về Văn phòng.
Tuy nhiên giấy không gói được lửa, giáo viên trực và bà 6 bán căn tin đã trực tiếp
đến hiện trường cùng các nhân chứng có liên quan; cả nhóm được nời về văn phòng làm
việc.
2.TẠI VĂN PHÒNG TRƯỜNG:


*Thầy Tổng phụ trách Đội làm việc với nhóm học sinh vi phạm:
Các em biết lý do mà giáo viên trực mời các em lên văn phòng gặp thầy chứ.
Thầy mong rằng qua sự việc vừa rồi các em hết sức trung thực tường thuật lại tất
cả sự việc đã và đang diễn ra cho thầy rõ, tường thuật hết sức từng chi tiết nhỏ để thầy xem
mức độ thành khẩn và hợp tác của các em đến mức nào. Sống cần phải trung thực, trung
thực giúp cho tâm hồn ta luôn bình an, sông không thắp tha thắp thởm lo sợ, lòng không
thanh thản . . .
Trong cuộc sống con người chúng ta dù lớn hay nhỏ bất kỳ ở cương vị nào? không
ai không mắc lỗi, không sai phạm dù lớn hay nhỏ, cốt lỗi chúng ta nhận biết được cái đúng,
cái sai nhận lỗi và sửa chữa mới là điều đáng quý. Đó chính là sự trung thực mà các em
cần nên hiểu ! Các em nghe rõ chứ!
- Cả nhóm ậm ờ: dạ rõ.

- Cả nhóm học sinh đang viết tường thuật dưới sự chứng kiến của thầy Tổng phụ
trách:
Lúc này có lẽ Quang người yêu cầu Thái đem dao để đem dấu vào nhà vệ sinh là
người đầu tiên đã nhận ra lỗi của mình sớm nhất Quang ngồi viết tường thuật mà rưng
rưng nước mắt hai dòng lệ cứ tuôn trào làm ước đẫm cả tờ tường thuật.
Riêng Thái tỏ thái độ bực tức vì Hiếu Kỳ đã tố cáo mình với cô giáo, thái độ không
thành khẩn và thiếu hợp tác.
Còn Hiếu Kỳ thì cảm thấy mình tự hào vì đã lập thành tích cho nhóm Ống kính
xanh của liên đội.
Còn lại Hiếu người mượn tiền kẻ gián tiếp thúc đẩy để Thái có hành động đem dao
vào trường để hù dọa thì tỏ ra ung dung cho rằng mình không có lỗi trong việc này.
Viết tường thuật xong thầy Tổng phụ trách yêu cầu từng cá nhân đọc bản tường
thuật.
Sau đó thầy lập biên bản và chuyển toàn bộ hồ sơ cho giáo viên chủ nhiệm tiếp tục xử
lý theo Điều lệ trường phổ thông.
HẾT
BÀI DỰ THI GIÁO DỤC LIÊM CHÍNH
TIỂU PHẨM “TẠI NGÃ BA ĐƯỜNG”
NỘI DUNGTIỂU PHẨM:
Tý là một học sinh giỏi có hoàn cảnh gia đình khá nhưng có tính “cá biệt”. Tý hay giúp
đỡ bạn vì những điều kiện trói buộc, hết lần này đến lần khác đối với Tý việc giúp người
vẫn phải là “điều kiện”. Mẹ Tý cũng không là trường hợp ngoại lệ. Sự bất đồng giữa bố mẹ
cũng nảy sinh từ cái gọi là “điều kiện” ấy mà mình đã tự đặt ra.
Câu chuyện “Tại ngã ba đường” đánh thức những người làm cha mẹ và những người
thầy, cô ý thức về trách nhiệm giáo dục con em có cách nhìn ngay chính. Từ việc ý thức
ngay chính và đúng đắn mới có được hành động đúng.
Câu chuyện “Tại ngã ba đường” muốn gửi đến mọi người một thông điệp giữa sự “lựa
chọn” hoặc lối rẽ theo hướng tích cực hoặc phải đi về đến một lối tắt mờ mịt trong hành
trình hướng tới một xã hội tiến bộ văn minh phát triển.
**Lời dẫn: (Tý là tổ trưởng trong lớp 5A, Tý hay làm bài tập ở nhà thay bạn để đối pho

với cô giáo hoặc hướng dẫn bạn làm bài mỗi lần như thế Tý luôn đặt “điều kiện” với bạn.)
Cảnh 1: Tại quán nước
Tý: Ê! Các bạn ơi! Vô đây ăn kem nè.


Các bạn: Chà! Hôm nay thằng Tý chịu chơi quá bây. Có tới 9 đứa lận đó có bao nỗi không?
Tý: -Khỏe! ...Hôm nay, tụi bây ăn kem thoải mái có tao bao cho. Cho 9 ly kem nữa đi Dì
tám ơi!
(Ăn kem xong Tý khoát tay và bảo các bạn)
Tý: Các bạn ăn kem xong cứ tự nhiên ra về.
Cảnh 2: Trên đường đến trường
(Hôm sau Nam đến trường với vẻ mặt buồn rượi. Lan gạn hỏi)
Lan: -Sao hôm nay bạn buồn quá vậy? Có chuyện gì vậy? Có ai hiếp bạn phải không?
Nam: -Đâu có!
Lan: -Sao mình thấy bạn không vui?
Nam: -Đâu có buồn gì đâu.
Lan: -Nói thật mình nghe đi! Có chuyện gì?
Nam:-Mình đã đập ống heo rồi!
Lan:-Đập ống heo mà sao buồn!
Nam: -Ống heo mình để dành 5 tháng nay để chuẩn bị chuyến tham quan Suối Tiên.
Nhưng chuyến này chắc là không đi được rồi!
Lan:-À! Mình biết rồi có phải hôm qua tiền kem bạn trả phải không? Tý bắt bạn trả tiền
chứ gì?
Nam: -Hôm qua mình không có đủ tiền phải xin thiếu dì Tám
Lan: -Hèn chi, mình tưởng Tý tốt bụng muốn trả tiền giúp bọn mình. Mà nhà của Tý giàu
mà lại ép bạn quá đáng thế.! Để mình mách với cô chủ nhiệm cho xem.
Nam: -Thôi đi Lan! Mình không muốn bạn làm lớn chuyện vậy đâu.
Lan: -Để mình tính xem (Lan gật gù) 45 ngàn đồng tiền kem. Dữ thiệt!
Nam:-Đâu có vậy không. Tý còn mượn mình 20 ngàn để chơi game nữa đó.
Lan:-Vậy là 65 ngàn

Nam:-Nhưng thực ra Tý đã mượn mình nhiều lần.
Lan:-Rồi Tý có trả cho bạn không?
Nam: (lắc đầu)
Cảnh 3: Tại nhà Tý
Mẹ Tý: -Anh à! Sắp đến ngày 20.11 rồi, ngày Tết của cô chủ nhiệm thằng Tý nhà mình.
Em định chuyến này mình sẽ tặng cho cô giáo Tý 1 cặp Com-lê khá khá một chút anh thấy
được không?
Bố: -Thôi đi em à! Đơn giản thôi. Không cần phải phô trương vậy đâu.
Mẹ Tý: (gắt) –Sao là phô trương chứ! Mình muốn con của mình được cô chủ nhiệm nó
quan tâm hơn, thì mình phải quan tâm đến thầy cô chứ!
Bố: -Biết rằng như thế! Nhưng đó không phải là cách tốt.
Mẹ Tý:-Sao không tốt chứ! Mệt với ông này quá đi!
Bố: -Thầy cô thì luôn luôn có ý thức trách nhiệm quan tâm đến học sinh của mình. Ở lớp
mỗi em đều phải được đối xử ngang nhau. Em làm như thế, những gia đình có hoàn cảnh
khó hơn họ không có quà tặng cho cô giáo sẽ bị đối xử phân biệt sao? Việc làm này của em
chẳng khác gì mua chuộc lòng cô giáo.
Mẹ Tý:-Anh này càng nói càng quá đáng. Mua chuộc là sao chứ!
(Bên ngoài co tiếng gõ cửa, lúc này cô giáo chủ nhiệm của Tý bước vào)
Bố và mẹ Tý: -Chào cô
Mẹ Tý: -Tý ơi! Có cô đến nhà chơi Tý ra chào cô nè con.
Tý:-Con chào cô mới đến.
Bố: -Mời cô ngồi!... Cô đến chơi hay có chuyện gì không cô?
Cô: -Dạ! ....Có anh và chị ở đây cùng với cháu Tý, em cũng có chút việc.
(Cô giáo quay sang Tý)
Cô:-Bây giờ cô hỏi Tý, Tý phải thật lòng trả lời cho cô biết.
Tý: (ngạc nhiên) –Dạ!
Cô:-Có phải suốt 3 tuần nay Tý làm bài tập về nhà cho Nam phải không?


Tý: (ngập ngừng, lúng túng...) –Dạ....ư

Bố và mẹ Tý: -Có không con nói đi!
Tý:-Dạ!....!..có
Cô:-Tý rũ Nam đi chơi game và hứa làm Bài tập ở nhà cho Nam, khi vào lớp cô kiểm tra
bài thấy đầy đủ nhưng sơ sót là không xem lại chữ viết, nên đã bị Tý và Nam đánh lừa.
Còn một chuyện nữa là Tý đã nhiều lần mượn tiền của Nam và không trả có phải không?
Tý:-Dạ!....!..có (gật đầu)
Bố: -Con mượn tiền Nam để chơi game phải không!? (Gắt)
Tý:-....!
Bố:-Còn tiền bố mẹ cho, con trả tiền chơi game hết có phải không?
Mẹ: -Con mượn Nam hết số tiền là bao nhiêu? Nói đi! (mẹ giục)
Tý:-Dạ! Tất cả khoảng 100.000 đồng.
Cô:-Cô được biết tiền Nam đã dành trong heo đất dùng để đi tham quan nhưng Tý đã
mượn chơi game và còn rũ chúng bạn đãi kem nữa.
Bố:-Thôi hết nói nỗi đứa con này rồi! Tại sao con hư đốn như vậy hở Tý? Con nghiện chơi
game từ lúc nào vậy hả!?
Tý: (giọng sợ sệt) –Dạ mới đây thôi!
Cô: -Cũng may là nhờ bạn Lan đã kịp mách cho cô biết. Cô gặp Nam gạn hỏi nên mới biết
sự việc như thế.
Mẹ: Không tiền mà còn mời cả đám bạn đến mời kem rồi bắt bạn phải trả tiền thay mình.
Con có thấy đối xử với bạn quá đáng không?
Tý: (lặng thinh, cúi đầu)
Mẹ: -Ngày mai con đi gặp Nam xin lỗi bạn và trả hết số tiền mà con mượn bạn cùng với số
tiền mời kem các bạn. Từ nay, bố mẹ sẽ theo dõi sát giờ giấc sinh hoạt và học tập của con.
Bố mẹ cấm con không được lui tới tiệm Nét nữa có nghe không?
Tý: -Dạ
Bố:-Con hãy xin lỗi cô vì những việc làm sai trái của mình đi!
Tý: -Dạ thưa cô! Em xin lỗi cô vì đã làm sai mong cô tha thứ.
Cô:-Em không đúng với bạn thì em phải xin lỗi bạn.
(quay sang bố mẹ Tý)
Cô: -Em có việc này muốn thưa với anh chị!

Bố: -Có chuyện chi không cô?
Cô: -Đúng ra vì em cảm thấy ngại nên không muốn nói, nhưng nói ra thì tốt hơn.... Hồi nãy
trước khi vào nhà em đã chợt nghe được câu chuyện của anh chị.
Mẹ: -Thật ngại quá! Cô à!
Cô:-Em rất cảm ơn sự quan tâm của anh chị, nhưng điều em muốn nói là không nhất thiết
phải có món quà trong ngày Nhà giáo. Món quà quý nhất của em chính là học sinh biết
ngoan ngoãn, vâng lời dạy bảo của thầy cô, có phấn đấu học tập tiến bộ, như thế là em rất
mừng. Đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm, em luôn luôn tôn trọng và không bao giờ đối
xử phân biệt. Cũng như dành tất cả sự yêu thương chăm sóc đến từng em. Anh chị đừng có
băn khoăn và lo lắng thái quá!
Bố+mẹ Tý: -Cám ơn cô nhiều!
Kết thúc
BÀI GIẢNG NGOẠI KHÓA GIÁO DỤC LIÊM CHÍNH
CHO THANH THIẾU NIÊN BẾN TRE
Hoạt động I: KHỞI ĐỘNG: Trao đổi ý kiến ( 7’)
- GV có thể cho HS ngồi thành vòng tròn và nêu câu hỏi:
Hàng ngày, các em làm rất nhiều việc để thể hiện tính trung thực. Vậy em hãy nêu
một vài biểu hiện thể hiện tính trung thực mà em biết?
- Mỗi HS bước ra khỏi vòng tròn và và trả lời theo suy nghĩ của mình.


- HS có thể trả lời:
Trung thực là không tham lam; không noi dối; không bao che; không ăn hối lộ;
nhặt của rơi biết trả lại người đánh mất;không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra, không
dấu điểm kém chỉ báo điểm tốt với ba mẹ; dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm,…
- GV kết luận: Những việc làm các em vừa kể đã thể hiện tính trung thưc .Trung
thực là một đức tính quý. Chúng ta cần phải biết trung thực trong học tập cũng như trong
cuộc sông hàng ngày.Vậy trung thực trong học tập ta sẽ được lợi ích gì? Sau đây, các em sẽ
cùng nhau thưởng thức một tiểu phẩm do các bạn biểu diễn.
Hoạt động 2:Tiểu phẩm “ CÔ ƠI! HÃY THA LỖI CHO EM! ( 10’)

(Các vai: 01 em vai cô giáo, 01 em vai lớp trưởng tên Thư, 02 em vai học sinh tên
Vy, Nam)
Nội dung: Cảnh trong giờ kiểm tra
Cô giáo bước vào lớp, học sinh hô khẩu hiệu chào cô.
- Cô giáo: Cô đã dặn các em, hôm nay lớp chúng ta sẽ làm bài kiểm tra Lịch sử, các
em đã sẵn sàng chưa?
-Dạ rồi! (Cả lớp đồng thanh)
Cô giáo bảo cả lớp lấy giấy viết ghi đề vào và bắt đầu làm bài.
Mười phút trôi qua, Nam loay hoay mãi mà chưa viết được câu nào.( Nam gãy đầu,
bứt tóc, cắn bút, mình toát mồ hôi…) Nam liền đá chân Thư hỏi nhỏ:
- Ê Thư, câu này làm sao?
Thư đang làm bài, đưa mắt nhìn cô giáo và nói khào khào:
- Làm đại đi, cô nhìn kìa!
Hỏi Thư không được gì, một lát sau, Nam quay sang cầu cứu Vy. Nam nói như
mếu:
- Vy ,Vy! Chỉ dùm tui bài này với, bửa nay tôi không có học bài. Nếu bửa nay làm
bài “hột vịt”, tôi sẽ bị mẹ đánh.
Vy nhìn Nam vẻ tội nghiệp nên liền ngồi xít lại và bảo Nam:
-Nè, chép lẹ vô đi, gần hết giờ rồi đó!
Nam mừng quýnh, liền ngồi sát lại Vy và chép lia chép lịa….
Hết giờ kiểm tra, cô giáo bảo :
- Các em hãy nộp bài, đã hết giờ rồi!
Lớp trưởng thu bài và nộp cho cô.
Ra chơi vào, cô giáo phát bài kiểm tra và có lời nhận xét:
- Bài kiểm tra hôm nay các em làm rất tốt, đa số các em đều đạt điểm 9, điểm 10,
không có em nào dưới 5 cả. Cô có lời tuyên dương cả lớp!(Một tràng pháo tay vang lên
giòn giã…)
Nhưng Nam thì mặt rũ xuống và không vỗ tay, thấy lạ cô giáo liền hỏi:
- Nam, em được mấy điểm?
Nam ngập ngừng và trả lời:

- Thưa cô, em được 10 điểm .
- Vậy sao em không vui và không vỗ tay tuyên dương mình?
- Thưa cô,…10 điểm này không phải của em.
Cô giáo nhíu mày và hỏi tiếp:
- Vậy của ai? Cô chấm nhầm à?
Nam nhìn xuống bàn không nói gì,….Bỗng Nam đứng lên nói như khóc:
-Thưa cô, cô hãy tha lỗi cho em!…Hôm nay em không có thuộc bài,… em đã lén
cô chép bài của bạn Vy…
Cả lớp ngạc nhiên :
-Ồ, hèn chi….
Cô giáo trố mắt nhìn Vy (Mặt Vy tái mét và đứng lên thì thào ):
-Thưa cô!…Vì sợ bạn Nam bị Mẹ đánh đòn nên em đã lén Cô cho bạn chép bài
Xin cô tha lỗi cho em!


Cô giáo tỏ vẻ thất vọng, lắc đầu. Cô nói:
- Các em thấy đó, một bạn thì không chịu học bài mà đi chép bài của bạn để lấy
điểm cao. Còn một bạn giúp bạn bằng cách cho bạn chép bài của mình. Như vậy việc làm
của hai bạn đã nói lên tính thiếu trung thực trong học tập. Đây là một việc làm xấu, chúng
ta cần tránh.Tuy nhiên, hai bạn đã kịp thời nhận ra việc làm sai trái của mình và đã biết
nhận lỗi. Hôm nay, cô tha lỗi cho hai bạn, mong rằng từ nay về sau các em phải trung thực
trong học tập, các em phải có ý thức hơn về nhiệm vụ học tập của mình mà phải tự học, tự
làm bài, có như thế các em học hành mới mau tiến bộ và được mọi người quý mến. Các em
có rõ chưa?
- Dạ rõ! (Cả lớp cùng hô to).
Hai bạn cùng noi lớn: Cám ơn cô. Chúng em hứa từ nay trở đi em không tái phạm
nũa.
- Để xua tan bầu không khí nặng nề, lớp chúng mình cùng nhau hát một bài đi- Lớp
trưởng đề nghị. Cả lớp cùng vui vẻ vang lên: “Lớp chúng mình rất rất vui…..”
Hoạt động 3: Trò chơi: Phỏng vấn ( 10’)

Một – hai Học sinh xung phong làm phóng viên để phỏng vấn các bạn qua tiểu
phẩm vừa xem. (Phong viên hỏi, học sinh trả lời)
- Phóng viên: Chào bạn, mình là phóng viên của Báo Khăn quàng đỏ. Xin bạn cho biết,
bạn có nhận xét gì về việc làm của bạn Nam trong tiểu phẩm vừa rồi?
- Học sinh: Chào bạn, theo tôi thì bạn Nam đã thiếu trung thưc trong học tập vì đã
chép bài của bạn.
- Phóng viên:Còn bạn, bạn có ý kiến gì qua việc làm của bạn Vy?
- Học sinh:Theo tôi, bạn Vy cũng không thành thật với cô, bạn đã lén cô cho bạn Nam
chép bài, làm như vậy là đã hại bạn chứ không phải giúp bạn.
-Phóng viên: Vậy nếu bạn là bạn Nam trong trường hợp này bạn sẽ làm gì?
- Học sinh: Nếu tôi là Nam thì tôi sẽ cố gắng suy nghĩ, làm đến đâu hay đến đấy chứ
không chép bài của bạn.
- Phóng viên: Riêng bạn, bạn sẽ làm gì nếu bạn là Vy?
- Học sinh: Nếu tôi là Vy , tôi sẽ cương quyết không cho bạn coi bài, mà động viên bạn
ráng suy nghĩ để tự làm bài.
- Phóng viên: Bạn thấy thế nào khi hai bạn Nam và Vy đã dám đứng lên nhận lỗi?
- Học sinh: Tôi thấy hai bạn đã thành thật nhận lỗi như vậy cũng đáng khen nhưng
điều quan trọng là phải biết sửa chữa lỗi lầm của mình.
- Phóng viên: Đã bao giờ bạn thiếu trung thực trong học tập chưa?Nếu có, bây giờ
nghĩ lại bạn cảm thấy thế nào?
- Học sinh: Có, hồi còn học lớp Ba, mình đã lén Cô xem bảng cửu chương để làm
Toán, bây giờ nghĩ lại mình cảm thấy rất xấu hổ….
- Phóng viên: Vâng, cám ơn các bạn. Xin chào, hẹn gặp lại!
Giáo viên: Kết luận:
Qua tiểu phẩm và trò chơi phỏng vấn các em đã nhận ra được đâu là việc làm đúng thể
hiện tính trung thực, và đâu là hành vi thiếu trung thực trong học tập cần phải tránh.
Vậy trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.Trung thực trong học tập được
lợi ích gì?
- Học sinh trả lời: Trung thực trong học tập, em sẽ được mọi người quý trọng.
Giáo viên: khẳng định và yêu cầu vài học sinh nhắc lại nội dung chính cần ghi nhớ cho

bài học hôm nay.Vài học sinh nhắc lại.
Giáo viên liên hệ giáo dục tư tưởng: Khi các em đã làm được những việc làm trung
thực là các em đã thực hiện đúng theo một trong năm điều Bác Hồ đã dạy cho thiếu niên
nhi đồng. Cả lớp có thể đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy ?
- Cả lớp đồng thanh.
- Giáo viên: Vậy điều dạy thứ mấy thể hiện tính thật thà, trung thực?
- Học sinh: Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.


- Giáo viên: Thực hiện được tính trung thực là các em đã dũng cảm và thể hiện rõ sự
khiêm tốn của bản thân mình.
Hoạt động 4: Luyện tập và thực hành: (1’)
Giáo viên dặn dò học sinh thực hiện trung thực trong học tập cũng như trong cuộc
sống hàng ngày và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
THUYẾT MINH VỀ THIẾT KẾ BÀI DẠY
* Nội dung bài giảng:
GV cho HS khởi động bằng hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến: HS sẽ cùng bày tỏ ý kiến
của mình qua câu hỏi của GV. Sau đó GV kết luận về các biểu hiện tính trung thực.
Hoạt động 2: HS sẽ tham gia biểu diễn tiểu phẩm “ CÔ ƠI! HÃY THA LỖI CHO
EM! ( 10’). Sau đó các em sẽ tham gia trò chơi Phỏng vấn qua Hoạt động 3 để tìm hiểu về
nội dung của tiểu phẩm.Từ đó rút ra ghi nhớ của bài học .GV liên hệ giáo dục tư tưởng
qua 5 điều Bác Hồ dạy. Cuối cùng nhắc nhở HS luyện tập thực hành qua bài học trung
thực.
*Điểm trọng tâm của bài giảng:
Nhằm giúp cho học sinh nhận biết và có ý thức đúng về tính trung thực trong học tập
đồng thời biết được những hành vi, việc làm sai thể hiện tính thiếu trung thực mà khắc
phục sửa chữa.
Qua hoạt động bày tỏ bày tỏ ý kiến, trò chơi phỏng vấn và qua tiểu phẩm giúp học
sinh :
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể lớp về tính trung thực.

- Giáo dục học sinh có trách nhiệm đối với bản thân mình
- Giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh : giao tiếp, lắng nghe, bày tỏ ý kiến.
- Qua tiểu phẩm, học sinh được đóng vai, được rèn luyện thực hành kỹ năng ứng xử,
bày tỏ thái độ. Tập cho học sinh làm quen với vai diễn một cách tự niên.
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh.
- Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo cho học sinh.
- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực.
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của vai diễn.
*Tính sáng tạo trong bài giảng:
Nội dung tiểu phẩm được tái hiện thực trạng của học sinh trong giờ kiểm tra hiện
nay.Từ đó giáo dục học sinh tính trung thực trong học tập.
Người dự thi
VÕ THỊ THANH HỒNG LOAN

Kịch bản tiểu phẩm: Phải chi …
Câu chuyện xoay quanh gia đình ông Năm Dần, vợ ông mất sớm, ông gà trống nuôi
con, ông có duy nhất 1 cậu con trai.
*Một buổi sáng đẹp trời tại nhà Ông Năm.
- Bà tám hàng xóm: Ông Năm ơi ông Năm có nhà không?
- Ông Năm: Có! Có Năm đây! Ủa bà tám hả? vậy mà tui tưởng người đến đóng lãi
cho tui chứ!
- Bà tám hàng xóm: Ông có hay chuyện gì chưa?
- Ông Năm: Trời ơi! Tui đâu có rảnh, suốt ngày tui chỉ biết lo làm kiếm tiền, từng
giây từng phút của tui đều là tiền. Bà thấy không, thằng quí tử Nhất Duy của tui đó, Tui
mới tậu cho nó chiếc xe đua cực độc nghen! Tui dám chắc trong xóm này chưa xe thằng
nào qua xe của con trai tui.


- Bà tám hàng xóm: Hèn gì! Ông thế này con ông như vậy phải rồi! Cha nào con
nấy!

- Ông Năm:Bà nói vậy là ý gì! Cha con tôi làm sao?
- Bà tám hàng xóm: Ông bình tĩnh đi, tui cho ông biết nè, con ông vừa gây tai nạn
giao thông, nạn nhân không ai khác là con bà hai ở xóm mình. Con ông và nạn nhân đều
được đưa đi bệnh viện rồi. Còn chiếc xe xịn của ông được đưa về phòng cảnh sát giao
thông rồi!
- Ông Năm: Trời! xe của tôi! Đau lòng quá! Không được, bằng mọi giá, dù phải tốn
bao nhiêu tiền tui cũng phải đem xe về nhà!
- Bà tám hàng xóm: Tui sống bao năm nay bây giờ tui mới gặp được người cha
như ông. Ông không lo con mình gãy chân, gãy tay mà chỉ lo cho chiếc xe. Người cha cao
thượng quá!
- Ông Năm: Tại bà chưa từng có của như tui nên bà không hiểu đâu! Tay chân nó
gãy thì mai mốt cũng lành lại. Còn xe thì tiêu rồi ….
* Tại phòng Cảnh sát giao thông:
- Anh Công An: Chào chú! Có gì không chú!
- Ông Năm: Chào cán bộ! Tui đi chuộc xe cho con trai tui, nó mới gây tai nạn hồi
sáng này.
- Anh Công An: Xin lỗi chú! Xe bây giờ chưa lấy ra được! khi nào giải quyết xong
vụ việc thì chúng tôi sẽ thông báo cho chú! Bây giờ chú cho xem giấy tờ và bằng lái xe của
con chú!
- Ông Năm: Đưa bằng lái, giấy tờ xe ( có kèm theo tiền hối lộ)
- Anh Công An: Thưa chú! Chú đợi chút lấy xe về luôn ạ! Còn lại vụ việc sẽ được
giải quyết sau.
* Một tháng sau: Cũng tại nhà Ông Năm
- Một người hàng xóm: Ông Năm ơi! Ở trên chợ cho hay con trai ông lái xe quá
nhanh đụng chết người rồi!
- Ông Năm: Trời ơi! Khổ nữa rồi!
* Tại UBND Xã:
- Trưởng Công An Xã: Chào chú Năm, mời chú Năm ngồi.
- Ông Năm: Chào cán bộ.
- Trưởng Công An Xã: Chú biết con trai chú gây tai nạn chết người không?

- Ông Năm: Dạ! Tui có nghe nói!
- Trưởng Công An Xã: Trong 1 tháng con chú đã gây ra 2 vụ tại nạn. Chưa giải
quyết xong vụ trước thì lại tiếp vụ này. Nhưng thiệt hại nặng nề hơn. Đau đớn hơn là làm
chết Anh Nam, lao động chính đang nuôi 1 vợ 2 con trong độ tuổi còn ăn học!
- Ông Năm: Cán bộ ơi, người chết cũng chết rồi, sống chết có số, chắc ổng tới số
rồi, còn con ông ta tui sẽ bồi thường tiền nuôi con. Tui gửi cán bộ cái này! Cho Tui chuộc
xe ra rồi mình thương lượng tiếp, bao nhiêu tiền cũng được …
- Trưởng Công An Xã: Chú đừng coi thường người khác như vậy! Tôi lập biên bản
chú vì cách đưa hối lộ này!
- Ông Năm: Cán bộ chỉ đáng tuổi con tui thôi. Cấp cao hơn cán bộ còn nhận tiền
kìa. Bây giờ còn giả bộ!
- Trưởng Công An Xã: Bởi vậy còn nhiều người có tư tưởng giống chú và cán bộ
cấp cao đó nên xã hội này mới còn nhiều tiêu cực. Tôi sẽ đề nghị cấp trên truy cứu và xử lý
nghiêm đồng chí nhận hối lộ đó để làm gương cho những người còn lại.
- Con trai Ông Năm: Cha ơi! Bây giờ cha chưa tỉnh sao cha? Tại cha lúc nào cũng
nuông chiều con! Cha không cho con đi học! Tối ngày cha chỉ biết có tiền. Cha không dạy
con điều hay lẽ phải! Con đã gây ra hậu quả này thì con tự chịu mọi hình phạt của pháp
luật.


- Ơng Năm: Cha cũng vì thương con, sợ con thua thiệt người ta. Nhưng vơ tình làm
hại con. Từ đây cha hứa làm người cơng dân tốt, người cha mẫu mực, có cách sống đúng
đắn hơn!
 Qua câu chuyện trên chúng ta thấy xã hội mn màu mn vẻ, còn nhiều cán bộ
chưa thể hiện hết chức trách nhiệm vụ, còn ham lợi, nhận tiền hối lộ, gia đình chưa giáo
dục tốt con cái, người lớn chưa nêu gương cho các em noi theo! Xã hội còn nhiều người vi
phạm pháp luật. Hiện nay chúng ta đang thực hiện theo chỉ thị 03/CT-TW của Bộ Chính
Trị Về việc thực hiện và làm theo tấm gương, tác phong đạo đức, phong cách của Hồ Chí
Minh, mỗi người dân phải có cách sống đúng đắn nhất để góp phần xây dựng xã hội cơng
bằng – dân chủ - văn minh.

TIỂU PHẨM: AI LÀ HOA ĐẸP NHAÁT
Với các vai:
-Nguyễn Hoàng Phát trong vai học sinh ngoan.
-Phạm Trần Tú Quyên: vai học sinh cá biệt.
-Phạm Thò Hoa Quỳnh: vai chò hai(bí danh sư tỷ).
-Nguyễn Thò Thanh Tuyền: vai cô giáo.
-Nguyễn Thành Lập: vai Huy cận.
Cảnh 1: Sân trường trước giờ vào học.
-Quyên:Sao tới giờ không thấy tỷ tới vậy cà,bực mình gì đâu.
-Quỳnh: Ê Quytên đợi có lâu không? Sao mặt mày bí xò vậy?
Quyên: Có gì đâu đang bực mình muốn chết nè, ngày nào củng kiểm tra, nay
kiểm tra 1 tiết toán nữa nè.
-Quỳnh: Có gì phải lo,xem hai nè,có học gì đâu, vậy mà kiểm tra lần nào
củng 10 điểm không hà.Nể chưa?
-Quyên: Hai nói em mới thấy nghe, chò hay quá hà,chỉ cho em tuyệt chiêu này
coi. Em hứa sẽ khao một chầu lẫu xứng đáng mà.
-Quỳnh: Để suy nghó chút coi …củng được nhưng phải là chầu lẫu thái mới
xứng đáng nha.
-Quyên:Được thôi, chuyện nhỏ.
-Quỳnh: Dễ như cơm bữa,có tiền như em việc gì mà chẳng làm được.
-Quyên: Chính xác, có tiền mua tiiên cũng được mà. Nhưng vụ này thì….hai
làm em đau đầu quá, nói lẹ đi sốt ruột quá rồi nè.
- Quỳnh: Từ từ,nghe nè( kề tai nói nhỏ): Thằng Huy cận lớp cưng đó.
-Quyên: cái gì thằng cận đó hả, em mới thuê nó viết bài đòa ngày hôm qua
nè.
- Quỳnh : Thì đó, mục tiêu chò nhắm tới đó.
- Quyên: Hai nói sao, nó học rất giỏi mà.
- Quỳnh; Đồng ý là giỏi thiệt, nhưng biết tập tành và chòu chơi rồi, hôm
bữa chò thấy nó ngồi lì mấy tiếng đồng hồ trong tiệm nét, chò dành máy
không lợi nó luôn.

- Quyên: Vậy hả, được rồi để em Alô cho nó, hai canh Thầy Cô cho em điện
cái nghen.
-Quỳnh: Yên tâm đi, không ai thấy đâu.
- Quyên: (Bấm điện thoại) Alô Huy hả?
- Huy: Alô, ai gọi vậy? Có gì không?
- Quyên: Quyên nè. chiều nay nhớ đem tập địa hơm bứa mình th bạn viết nghen.
- Huy: Thôi mình không lấy tiền công chép bài nữa đâu , cô mà biết được
chắc Huy bò đuổi học học quá.


-Quyên: Sợ gì Quyên không nói , Huy không nói ai biết. Ê chiều kiểm tra
môn toán cho Quyên coi bài nha, Huy giỏi toán mà , có lại cả 2 . Mục tiêu
chiều nay của Quyên là điểm 10. Xong như ý quyên trả bạn tờ 100.
-Huy: Mình không nhận đâu…
-Quyên : Suy nghó gì nữa, OK nghen . Cúp máy à, rũi bò phát hiện cái điện
thoại này bò lên văng phòng giam 1 tháng đó.
-Quỳnh :Càng ngày chò thấy em càng tiến bộ nha. Mà nè coi chừng thằng
phát lớp em nghe . Thằng đó nghiêm túc và uy tín với thầy cô lắm đó.
-Quyên : hai yên tâm đi em biết phải làm gì mà. Tới giờ vào học rồi, vô lớp
đi tan giờ gặp nha.
Cảnh 2: Trong giờ kiểm tra tóan
-Quyên nhìn bài huy
-Cô giáo: Quyên và huy bài ai náy làm, coi bài bạn nữ cô đổi chổ 2 em
nghen.
-Quyên cố ý đưa bài cho Quyên chép,
_Cô giáo: Huy , cô đề nghò em lên bàn trên này ngồi làm bài. Còn Quyên
ngồi đúng vò trí và tiếp tục làm bài đi.(Quyên ngồi cắn bút không làm bài
được)
-Quỳnh đứng ngoài khe cửa nhìn vào. Quyên làm bài được không,
_Quyên: lắc đầu và nộp bài ra khổi lớp.

-Huy : Tại cô đổi chổ chứ không phải Huy không làm tròn sứ
mệnh nhe.
Quyên: Thôi bỏ đi, xuôi sẻo lảnh sê rô là cái chắt. nè
môn đòa ngày mai kiểm tra nữ đó nghen. 100.000 này tính luôn
ngày mai đó.
Huy: (Cắm tiền) biết rồi mà .
_ Phát: Chứng kiến từ đầu phát hỏi: Huy bạn nhận tiền của Huy thật hả.
Huy : Tiền không nhận , nhận thứ gì thằng này hỏi lạ .
_ Phat: Huy này mình nói thật nha nếu là mình mình sẻ không làm như thê,
mình sẽ không nhận tiền gì đó là hành vi sấu . là đồng rõ với cái sai , là
vụ lợi. Theo mình bạn nên thẳng thắng báo cho cô chủ nhiệm mới đúng .
-Huy: Mày ganh tỵ hả thấy tao có tiền mày không có mày tức hả .
-Phát: Mình không tức mình chỉ lo cho bạn thôi , gì để có tiền mà bạn làm
theo tất cả yêu cầu của quyên sau ? Như thế là hại Quyên đó.
-Quyên: Ê thằng kia , tao không cần mày dạy dời tụi tao đâu , tao có tiền
việc gì mà tao làm không được, Không phải chuyện của mày đinh thèo lẻo
hả, coi chừng tao à nhen.
Phát: mình muốn tốt cho bạn thôi , cứ như thế hoài , bạn sẽ không hiểu bài,
là vụ lợi , là dói tá đó. Co mà biết coi chừng bò lên văn phòng đó nhen.
-Quyên: Tao thách mày mét đó tao không sợ đâu
-Phát: Không cần mét cô cũng biết, mấy lần kiểm tra trước lúc nào bạn
cũng 10 điểm , lần xem có được 10 không nhen.
-Huỳnh: Ê thằng kia mày từu ẻo đó hả, cô mà biết tao bầm thòch mày ra
à.
-Cô giáo đi tới: Sao um sùm vây; bạn bè sao goi nhau bằng mày tao, Vô hjọc
rồi lớp nào về lớp đấy mao lên
_ Cảnh 3: Tiết sinh hoạt lớp.
-Cô giáo: Quyên em cho cô và cả lớp biết. Lý do tại sao bài kiểm tra 1 tiết
toán em nộp giấy trắng hả.
-Quyên: Đứng êm.

Cô giáo : Có phải cô đổi bạn Huy khiến em không làm bài được.
-Sau em kông trả lời .


-Quyên: Liết nhìn Phát toả vẻ cáo bực bội.
-Cô giáo : Ngoài giờ cô ra ,m các tiết hỵoc khá bạn quyên học như thế nào ?
(cả lớp êm phân phắt)
-Phát: Giơ tay xin được phát biểu.
-Cô giáo: hát em có ý kiến gì?
-Phát: Dạ thưa cô ! Bạn quyên và bạn phát rất thường hay trao đổi bài ạ
-Cô giáo thế à: bạn còn có lổi gì nữa không, em nào có ý kiến khác.
-Phát: Dạ còn thưa cô, còn có lỗi khác nữa.
-Quyên: Liếc nhìn phát ra vẽ cấm không cho Phát nói
-Phát: Bạn quyên còn đưa tiền cho bạn huy mỗi khi bạn Huy chép bài dùm,
mỗi bài là 20 nghìn đồng. có khi 50 nghìn đồng, mới đây là tờ 100 đó cô ,
chuyện này có thật đó cô, em thưa cô!
-Cô giáo(Nét mặt nghiêm nghò) Chuyện này là thế nào hả Quyên, Huy
- Hai em hãy trả lời trước lớp về hành vi mà bạn phát vừa nêu.
- Quyên(gục đầu)
-Huy: Dạ …. dạ …dạ có ạ!
-Cô giáo : Hai em đã thú nhận việc làm của mình, cô sẽ cõ biện pháp với 2
em sau giờ học này.(Nhìn sang Phat) cô đề nghò cả lớp hãy vỗ tay tiên dương
bạn Phát , bạn đã thẳng thắng nêu lên khuyết điểm của 2 bạn. Một lần nữa
cô tuyên dương em
-Cô giáo; Cả lớp cho cô biết sự việc vừa qua ai là hoa đẹp nhất. Cả lớp
đồng thanh: Bạn Phát là bong hoa đẹp nhất
-Cơ giáo: Cô huy vọng không chỉ riêng bạn Phát, cô huy vọng tất cả các em
ngồiđây vẫn luôn là những bông hoa trong vườn hoa của Bác(Cả lớp haut
bài hoa thơm dâng Bác)
-Cô giáo : Tiết học đến đay là kết thúc , các em nghó 2 em Huy và Quyên lên

văn phòng gặp cô.

Tiết : 5
Bài : 4

GIỮ CHỮ TÍN

I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là giữ chữ tín
- Nêu biểu hiện của giữ chữ tín
- Ý nghĩa của việc giữ chữ tín .
2. Kĩ năng: - Phân biệt hành vi giữ chữ tín và khơng giữ chữ tín.
- Biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hàng ngày .
3. Thái độ: có ý thức giữ chữ tín.
II. Tài liệu và phương tiện :
- GV: SGK, Tài liệu.
- HS: SGK, sưu tầm câu chuyện.
III. Phương pháp day học :
- Nêu và giải quyết vấn đề .
- Thảo luận nhóm .
- Kết hợp phương pháp đàm thoại .
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : ( Khơng có )
3. Bài mới: ( 2 p )
Giới thiệu bài: GV đưa ra câu ca dao “ Người sao một hẹn mà nên


Tôi sao chín hẹn mà quên cả mười ” vào bài 4.
H Đ Trò

Nội Dung
I. Đặt vấn đề.
Đọc đặt vấn đề.

H Đ Thầy
* Hoạt động 1:10p Tìm hiểu
đặt vấn đề.
a. Mục tiêu: hiểu giữ chữ tín là
giữ lời hứa
b. Cách tiến hành:
Nhóm ( 5p)
Tìm hiểu và trả lời
+Nhóm 1: Tại sao Nhạc Chính
Tử đem đỉnh sang thì vua Tề
mới tin?

+ Nhóm 1:Vì Nhạc
Chính Tử rất trọng chữ
tín; sẽ không đưa đỉnh
giả.
+Nhóm 2 : Em bé ở Pắc Bó đã + Nhóm 2: Em bé nhờ
nhờ Bác Hồ điều gì? Bác đã
Bác mua chiếc vòng bạc,
thể hiện lời hứa như thế nào?
sau hai năm trở về Bác
Vì sao Bác làm như vậy?
vẫn nhớ lời hứa của
mình với em bé là mua
chiếc vòng bạc mới tinh.
Vì Bác là người trọng

+ NHóm 3 :Cơ sở kinh doanh
chữ tín.
phải làm gì để giữ vững lòng
+ Nhóm 3: Đảm bảo
tin và sự tín nhiệm của khách
chất lượng, giá thành
hàng đối với họ? Nếu hai bên
hợp lí ,hình thức mẫu mã
không thực hiện đúng kí kết
đẹp ,thái độ phục vụ tốt .
trong hợp đồng?
Nếu không làm như vậy
thì sản phẩm làm ra sẽ
+ Nhóm 4: Nếu một người
không tiêu thụ được.
làm việc gì cũng qua loa, đại
+ Nhóm 4: Nếu một
khái, không làm tốt trách
người việc gì cũng làm
nhiệm của mình với công việc
qua loa ,đại khái, không
được giao, thì người đó có
làm tốt trách nhiêm của
nhận được sự tin cậy, tín nhiệm mình với công việc được
của người khác không? Vì sao? giao ,thì người đó không
nhận được sự tin cậy của
người khác .Bởi vì : mỗi
một người làm việc gì
cũng phải cẩn thận chu
đáo ,làm tốt trách

nhiệm ,nếu làm qua
loa ,đại khái ,không cẩn
thận ,gian dối sẽ không
được tin cậy ,tín nhiệm
vì chính người đó không
tôn trọng mình ,không
c. Kết luận: luôn tin tưởng
tôn trọng người khác
nhau, giữ đúng lời hứa và tín
,không biết giữ chữ tín .
nhiệm của người khác đối với
mình trong mối quan hệ với
mọi người xung quanh. Nói đi
đôi với làm.
* Hoạt động 2 Liên hệ thực tế


( 6p)
a. Mục tiêu: nhận biết hành vi
b. Cách tiến hành:
Trò chơi
Giữ chữ
tín
Gia đình
Nhà
trường
Xã hội

Không
giữ chữ

tín

Đi học về
đúng giờ.
Vào lớp
nghiêm
túc.
Hàng hóa
chất
lượng

Trò chơi giữa 2 đội
à n. xét

c. Kết luận:phân tích rõ tình
huống b sgk/13
GD HS thái độ giữ chữ tín
* Hoạt động 3 nội dung bài
học ( 10 p)
a. Mục tiêu: khắc sâu kiến
thức.
b. Cách tiến hành:
- Thế nào là giữ chữ tín?

II. Nội dung bài học:

+ HS phát biểu
- Ý nghĩa của việc giữ chữ tín?

- Cách rèn luyện?

c. Kết luận:
ca dao ( tục ngữ) về giữ chữ
tín
* Nói lời thì phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi
lại bay ( ca dao)
* Thuyền dời nào bến có dời
Khăng khăng quân tử một
lời nhất ngôn( ca dao)
* Nói chín thì nên làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười
người chê ( ca dao)
à Giữ chữ tín là đức tín quan
trọng và cần thiết của con
người.
@.GDHS gương Bác Hồ
giữ lời hứa với mọi người và
coi trọng lòng tin của mọi

Cá nhân
N. xét

Liên hệ ca dao ( tục ngữ)

1. Thế nào là giữ chữ tín?
Là coi trọng lòng tin của
mọi người đối với mình,
biết trọng lời hứa và biết
tin tưởng nhau .
2. Ý nghĩa :

Mọi người tin cậy, tín
nhiệm của người khác với
mình.
Giúp mọi người đoàn kết
và hợp tác với nhau.
3. Rèn luyện:
Cần phải làm tốt nhiệm vụ
Giữ đúng lời hứa
Đúng hẹn
Giự được lòng tin


người với mình.
* Hoạt động 4 ( 5p)Luyện tập
a. Mục tiêu: vận dụng kiến
thức qua bài tập.
b. Cachtiến hành:
Tìm hiểu bài 1, 3sgk/12- 13
Cá nhân
c. Kết luận:
Thái độ giữ đúng lời hứa với
bạn bè thầy cô, cha mẹ, anh chị
em, mọi người xung quanh.
Cá nhân nêu
N. xét
HS chú ý phân biệt
không giữ chữ tín cố
tình hay vô tình.

III. Luyện tập:

Bài1 sgk/12
a .sai vì không giữ đúng lời
hứa
b. không phải vì do việc
đột xuất
c .Nam sai vì nếu đã nhận
lỗi và hứa sữa chữa lỗi thì
phải thực hiện được mới
tiến bộ .
d. Ông Vĩnh sai vì không
làm được nhưng vẫn hứa .
đ Lan sai vì Lan đã sai hẹn
không đúng lời hứa với
Trang .
e Nga sai vì do vô tình .
Bài 3 sgk13
- Phân biệt được những
biểu hiện của hành vi giữ
chữ tín và không giữ chữ
tín.
- Rèn luyện theo gương
của những người giữ chữ
tín .
- Thật thà, trung thực, tôn
trọng người khác và danh
dự của cá nhân .

3. Củng cố:( 4p )
- Thế nào là giữ chữ tín ? VD.
-Ý nghĩa của giữ chữ tín.

4. Đánh giá:( 5 p ) Cho HS diễn tiểu phẩm .( Đã chuẩn bị trước )
5. Hoạt động nối tiếp: ( 3 p ) - Học bài và chuẩn bị bài 5 theo gợi ý sgk.
-Chú ý cho VD sự khác nhau giữa KL và PL
* Rút kinh nghiệm:

BÀI GIẢNG NGOẠI KHÓA GIÁO DỤC LIÊM CHÍNH
CHO THANH THIẾU NIÊN BẾN TRE

CÁC THÔNG TIN CÁ NHÂN
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP


NGHE KỂ CHUYỆN VỀ BÁC HỒ
- THỰC HÀNH TIẾT KIỆM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua các hoạt động, học sinh (HS):
- Biết về tình yêu thương của Bác đối với thiếu niên nhi đồng và có ý thức thực hiện Năm
điều Bác Hồ dạy.
- Biết một trong những phẩm chất lớn của Bác Hồ để lại cho muôn đời sau là đức tính tiết
kiệm của Người.
- Có ý thức thực hành tiết kiệm và kĩ năng tự phục vụ thông qua hoạt động làm đồ chơi từ
những vật dụng cũ, rẻ tiền.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên (GV):
- Phim tư liệu về Bác Hồ với thiếu nhi.
- Máy vi tính, máy chiếu.
- Bài tóm lược một số câu chuyện thể hiện đức tính tiết kiệm vì dân vì nước của Bác
Hồ.
- Mẫu bông vụ đã hoàn thành.
- Đĩa CD, VCD, DVD cũ, 1 viên bi ( bằng nhựa, thủy tinh, . . .) và băng keo trong.
Học sinh:

- Đĩa CD, VCD, DVD cũ, 1 viên bi ( bằng nhựa, thủy tinh, . . .) và băng keo trong.
III. TIẾN TRÌNH – CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:

TG
2’
1’

35’
5’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Khởi động:
Yêu cầu HS hát .

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hát bài: Ai yêu nhi đồng bằng Bác
Hồ Chí Minh.

2. Giới thiệu bài:
Trong tháng 5 có một ngày kỉ niệm rất ý
nghĩa, đó là Kỉ niệm ngày sinh của Bác Hồ
(19/5/1890 – 19/5/2012). Trong tiết Hoạt động
ngoài giờ lên lớp hôm nay, cô sẽ cùng các em
trải qua 3 hoạt động:
- Xem phim tư liệu về Bác Hồ với thiếu
nhi.
- Nghe kể chuyện về Bác Hồ.
- Làm đồ chơi: Bông vụ.
3. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Xem phim tư liệu về Bác với

thiếu nhi
Đính câu hỏi, gọi HS đọc à yêu cầu HS
Đọc câu hỏi: Em nghĩ gì về Bác
Hồ khi xem đoạn phim?
xem phim và chú ý để trả lời các câu hỏi.
Cho HS xem đoạn phim tư liệu về Bác Hồ
Xem phim và ghi nhớ theo câu hỏi
với thiếu nhi, nhi đồng (đoạn 2’).
gợi ý của GV.
Yêu cầu HS trả lời từng câu hỏi:
- Em nghĩ gì về Bác Hồ khi xem đoạn phim?
- Nêu cảm nghĩ về Bác: Bác rất yêu
thiếu nhi.
- Em sẽ làm gì để xứng đáng là cháu ngoan của - Thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy,


Bác Hồ.

13’

học tập giỏi, lễ phép, trung thực, nhặt
của rơi biết trả lại, giúp đỡ người khó
khăn. . . .

GV chốt và giáo dục đạo đức học sinh: Lúc
còn sống, Bác Hồ chúng ta đã rất yêu thương,
quan tâm đến thiếu nhi. Để xứng đáng là cháu
ngoan của Bác, các em cần phấn đấu học tập,
rèn luyện đạo đức theo Năm điều Bác Hồ dạy
để trở thành một công dân Việt Nam có ích.

Các em cần thể hiện lòng kính yêu Bác bằng
những hành động cụ thể như: cố gắng học tập,
trau dồi tri thức , trung thực, thật thà, có trách
nhiệm với việc làm của mình, thực hiện tốt nội
quy trường lớp, . . . . Các em có hứa với cô
không?
Thể hiện ý kiến bằng cách giơ tay.
* Hoạt động 2: Nghe kể chuyện về Bác Hồ
GV nêu: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại
mang trong mình rất nhiều phẩm chất cao quý.
Một trong những phẩm chất cao quý mà Người
để lại cho muôn đời sau đó là đức tính tiết kiệm
vì dân vì nước. Đức tính đó được thể hiện hằng
ngày, hằng giờ qua thái độ hành vi của Người.
Bác đã tiết kiệm như thế nào? Các em hãy cùng
nghe cô kể chuyện nhé.
GV đính bảng phụ ghi yêu cầu, gọi HS đọc
HS đọc: Bác đã tiết kiệm những
à nhắc nhở HS lắng nghe câu chuyện để có gì?
thể trả lời đúng câu hỏi.
GV kể:
Lắng nghe.
Là một vị Chủ tịch nước nhưng quần áo của
Bác cũng chỉ co vài bộ may cùng kiểu. Áo dùng
lâu, giặt nhiều nên cổ áo bị sờn và rách dần.
Anh em đề nghị may thêm bộ mới, Bác bảo:
“Cả cái áo chỉ sờn chỗ cổ mà vứt đi thì không
được. Các chú chịu kho tháo cổ rồi lộn phía
trong ra phía ngoài, may lại thì vẫn lành như
mới”. Thấy thế ai nấy đều hiểu và làm theo ý

Bác. Mỗi khi tiếp khách, Bác thường mặc bộ
quần áo bằng vải kaki tuy cũ nhưng phẳng
phiu, sạch sẽ. Anh em xin phép Bác may thêm
bộ mới để Bác thay đổi. Bác noi: “Đất nước
còn nghèo, đời sống nhân dân còn kho khăn.
Bác co 2 bộ kaki tuy cũ nhưng vẫn mặc tốt, các
chú đừng may thêm kẻo lãng phí”.
Đôi dép cao su Bác đi khi còn ở chiến khu
Việt Bắc, về Hà Nội Bác vẫn dùng. Nhưng đôi
dép của Bác đi đã lâu, sửa lại nhiều lần và
phải đong đinh giữ cho quai dép khỏi tuột. Các
đồng chí phục vụ mua cho Bác đôi dép mới,
Bác không nhận ma tặng lại một đồng chí bảo
vệ và Bác đề nghị đưa đôi dép cũ đi chữa lại
đế. Người noi: “Khi nào không sửa được nữa
thì hãy mua, giờ mua đôi khác không cần thiết


vì vẫn dùng được. Thực ra không phải Bác
không muốn dùng đôi mới để đi lại dễ dàng,
thuận tiện hơn mà vì Bác nghĩ :“Dân ta còn
nghèo, mỗi người kể cả Chủ tịch nước cũng
phải tiết kiệm”.
Bữa ăn hằng ngày của Bác chỉ ba bốn mon:
tương, cà, dưa muối, cá kho với lá gừng, . . .
Bữa ăn nào Bác cũng tiết kiệm vừa đủ, không
để thừa, không rơi vãi một hột cơm. Trong bữa
ăn, mon nào nhiều cảm thất ăn không hết, Bác
đều san bớt từ trước để người khác co thể dùng
hoặc để lại bữa sau.

Không chỉ tiết kiệm của công mà trong đời
sống sinh hoạt hằng ngày, Bác cũng rất co ý
thức tiết kiệm từ những cái nhỏ nhất. Ngay từ
bánh xà phòng Bác dùng cũng được Bác để
cẩn thận trong hộp nhựa, dưới để những viên
sỏi nhỏ. Bác bảo: “Sỏi sẽ hút nước làm xà
phòng rắn lại, làm như thế sẽ lâu hết, tiết kiệm
để các cháu vùng cao hàng tháng co xà phòng
dùng. Những ngày hè oi bức, Bác dùng chiếc
quạt lá cọ do các đồng chí bảo vệ làm cho Bác,
rất ít khi dùng quạt điện, vì Bác muốn tiết kiệm
điện dành cho sản xuất, cho đời sống sinh hoạt
của dân.
Hỏi:
- Bác đã tiết kiệm những gì?
GV chốt ý và giáo dục: Bác Hồ luôn đặt lợi
ích của dân, của nước lên trên lợi ích của bản
thân mình. Bác tiết kiệm từng hạt cơm, từng cái
áo, từng miếng xà phòng; tiết kiệm điện, . . . Vì
Bác xem đó đều là tiền, là công sức của nhân
dân. Bác tôn trọng và không muốn lãng phí;
Bác tiết kiệm cho dân, cho nước.
- Học tập theo Bác, trong hoạt động hằng ngày,
các em có thể tiết kiệm những gì?
- Ở nhà trường, các em sẽ tiết kiệm cho nhà
trường bằng những việc làm gì?

17’

Chốt và chuyển ý: Thực hiện được những

việc trên là các em chẳng những tiết kiệm được
cho bản thân mà còn tiết kiệm tài sản chung
của nhà trường. Trong cuộc sống hằng ngày, có
những vật tưởng chừng bỏ đi, nhưng nếu chúng
ta biết tận dụng sẽ tạo ra được những vật dụng
rất hữu ích. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em
làm đồ chơi “Bông vụ” từ đĩa CD, VCD, DVD
cũ.
* Hoạt động 3: Làm đồ chơi: Bông vụ.
GV giới thiệu đồ chơi “Bông vụ” đã hoàn
thành và thực hiện chơi cho HS xem.

Trả lời:
- Tiết kiệm quần áo, giày dép, thức ăn,
xà phòng, điện.

- Tiết kiệm tiền, điện, nước, giấy, sách,
bút, . . .
- Ra khỏi phòng phải tắt quạt, tắt đèn.
Không vẽ bậy lên bàn ghế. Tiết kiệm
nước, . . .

Quan sát.


2’

Hỏi HS:
Trả lời.
- Các em có thích đồ chơi này không?

- Các em có muốn tự tay mình làm được đồ
chơi này không?
Kiểm tra dụng cụ của HS: đĩa CD, viên bi,
Bày vật dụng lên bàn.
băng keo trong, kéo.
GV hướng dẫn cách làm:
HS quan sát.
- Cắt 2 đoạn băng keo, mỗi đoạn khoảng 6cm.
- Dán băng keo lên viên bi, sao cho 2 đoạn
băng keo vuông góc nhau.
- Đặt viên bi lên đĩa CD (ở lỗ tròn chính giữa
đĩa), dán phần băng keo còn lại vào mặt đĩa CD
à sao cho viên bi cố định ở chính giữa đĩa.
GV thực hiện cách chơi cho HS xem và nêu:
Các em có thể dán hình để bông vụ của các em
đẹp hơn.
Yêu cầu HS thực hành làm đồ chơi “Bông
Thực hành
vụ” à theo dõi, giúp đỡ.
HS đã hoàn thành, GV có thể hướng dẫn lại
Chơi “Bông vụ”.
và yêu cầu HS chơi thử.
GV chốt: Bông vụ mà các em vừa làm vừa
Lắng nghe.
đẹp, chơi lại rất vui. Cách làm thì rất dễ, dụng
cụ đều là những vật dụng dễ tìm. Các em có thể
tự làm đồ chơi cho mình để khỏi tốn tiền mua,
đồng thời tận dụng được những vật tưởng
chừng đã bỏ đi. Như vậy là các em đã biết tiết
kiệm rồi đó.

4. Nhận xét, dặn dò:
Hỏi HS: - Qua tiết hoạt động hôm nay, các
Trả lời theo hiểu biết của mình: tình
em đã biết được những gì?
cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, ý thức
tiết kiệm trong cuộc sống, . . . .
à Bác Hồ là một tấm gương sáng ngời cho
chúng ta noi theo. Cô và các em sẽ cùng nhau
phấn đấu và học tập theo tấm gương của Bác để
xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
Nhận xét tiết học và tuyên dương ý thức
tham gia các hoạt động của HS.
Dặn dò: Tìm cách tự làm những đồ chơi
cho mình bằng những vật dụng đã bỏ đi.

THUYẾT MINH:

NGHE KỂ CHUYỆN VỀ BÁC HỒ
- THỰC HÀNH TIẾT KIỆM
1. Hoạt động 1: Xem phim tư liệu về Bác với thiếu nhi và trả lời câu hỏi
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương lớn về đạo đức, nhân cách, lối sống, . . .
Và Bác Hồ thì rất yêu thương thiêu nhi, nhi đồng. Không sinh ra và lớn lên trong thời điểm


lịch sử nên các em chưa từng được gặp Bác, các em chỉ hình dung, tưởng tượng được hình
ảnh Bác Hồ qua những câu chuyện thú vị về Bác mà các em được nghe, được đọc. Đối với
học sinh tiểu học, những tri thức thường được tiếp thu qua hình ảnh trực quan sinh động.
Do đó, tôi muốn cung cấp cho HS một số hình ảnh thật, sống động về tình cảm của Bác Hồ
với thiếu nhi. Tôi muốn giúp HS thấy được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, sự gần
gũi, chân tình của Bác đối với thiếu nhi. Từ đó nuôi dưỡng tình yêu của HS đối với Bác Hồ

kính yêu một cách tự nhiên, giáo dục HS biết kính yêu Bác và thực hiện theo tấm gương
đạo đức của Bác.
Khi HS có được tình cảm và sự kính yêu, ngưỡng mộ đối với Bác thì HS sẽ quyết
tâm hơn trong việc thực hiện những hành vi, việc làm tốt theo 5 điều Bác Hồ dạy.
2. Hoạt động 2: Nghe kể chuyện về Bác Hồ
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại mang trong mình rất nhiều phẩm chất cao quý. Bác
Hồ có dạy rằng: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Trong đó, “kiệm” là tiết kiệm, là
“không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Bác Hồ là tấm gương mẫu mực về thực
hành tiết kiệm trong đời sống cá nhân. Đức tính đó được thể hiện hằng ngày, hằng giờ qua
thái độ hành vi của Người.
Để HS nhận thức rõ về đức tính thực hành tiết kiệm của Bác, tôi đã chọn lọc một số
câu chuyện và kết hợp những câu chuyện đó lại với nhau thành một chuỗi hành vi thể hiện
tính tiết kiệm của Bác. Đây là một điểm sáng tạo, bởi với cách xâu chuỗi nhiều hành vi
như thế, HS sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về đức tính tiết kiệm của Bác: Bác Hồ không chỉ
tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày mà Bác còn tiết kiệm của công, không lãng phí tiền
bạc của nhân dân. Trên lớp, tôi kể lại câu chuyện này và yêu cầu HS nêu lại những gì mà
Bác Hồ đã tiết kiệm. Từ đó tôi giáo dục ý thức tiết kiệm cho học sinh: không chỉ tiết kiệm
cho mình mà còn biết tiết kiệm cho người khác, tiết kiệm cho nhà trường, cho xã hội.
3. Hoạt động 3: Làm đồ chơi: Bông vụ.
HS tiểu học, lứa tuổi mà mọi chi phí ăn ở, họ hành, . . . đều đè nặng lên đôi vai của
các bậc phụ huynh. Có lẽ do chưa hiểu được sự vất vả của cha mẹ nên các em thường rất
“phung phí”. Ở trường tôi, hằng ngày hằng tuần đều có nhiều trường hợp HS nhặt được
của rơi, giao cho lớp trực nhưng ít khi (hoặc rất hiếm) có trường hợp nào đến nhận lại. Các
em không biết mình mất? Hay các em thấy đồ vật đó không đáng bao nhiêu tiền cả, có thể
mua cái khác đẹp hơn? Nhưng điều đó đã cho ta thấy rằng ý thức tiết kiệm của các em
chưa tốt. Đồng thời, các em lại rất thích đồ chơi mới và thường thì cha mẹ phải rất khó
khăn để thuyết phục con mình là những món đồ chơi ấy rất đắt, chưa phù hợp với khả năng
kinh tế của gia đình.



Đề giúp các em nhận thấy rằng không phải đồ vật nào cũ, xấu thì không còn sử
dụng được, cần phải vứt bỏ và bản thân có thể tự làm đồ chơi cho mình mà không cần phải
tốn nhiều tiền để mua. Tôi đã chọn hoạt động hướng dẫn các em làm đồ chơi “Bông vụ” từ
đĩa CD cũ, viên bi và băng keo trong (những đồ vật cũ, xấu, chán mà các em không thích
nữa). Mục đích của tôi là giáo dục HS có ý thức thực hành tiết kiệm (sử dụng những vật
liệu cũ, rẻ tiền) và kĩ năng tự phục vụ bản thân (tự làm đồ chơi cho mình).
Giáo dục tình cảm kính yêu và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, hình thành ý
thức thực hành tiết kiệm và giáo dục kĩ năng tự phục vụ bản thân thông qua 3 hoạt động
trên, tôi thất rất khả thi.



×