Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

THẾ GIỚI PHẲNG HAY KHÔNG PHẲNG CHIẾN TRANH SẢN PHẨM KHỐN NẠN NHẤT CỦA LOÀI NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.74 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
MÔN: ĐỊA LÍ VIỆT NAM GEO 311A

THẾ GIỚI PHẲNG HAY KHÔNG PHẲNG
“CHIẾN TRANH – SẢN PHẨM KHỐN NẠN
NHẤT CỦA LOÀI NGƯỜI”
GV: VÕ HỮU HÒA

THỰC HIỆN: DƯƠNG THỊ THUẬN
MSV

: 2220354025


LỜI MỞ ĐẦU
Chiến tranh và hoà bình được mọi quốc gia, mọi vùng lãnh thổ không kể lớn
nhỏ, giàu nghèo nhắc đến như một chủ đề không bao giờ cũ. Đó là vấn đề
then chốt trong quan hệ quốc tế qua mọi thời đại. Nó quyết định sự tồn tại
hay không tồn tại, phát triển hay không phát triển của một xã hội loài người.
Vấn đề này có thể được coi là điều kiện cần và đủ để có thể giải quyết có hiệu
quả hàng loạt các vấn đề toàn cầu khác. Điều này cũng lí giải vì sao “chiến
tranh và hoà bình” có một sức hút mạnh mẽ đến mức có thể tập hợp nhanh
chóng tất cả những người quan tâm đến nó, bất chấp những khác biệt về màu
da, về tôn giáo, về giai cấp, về trình độ văn hoá... Và vô hình chung vấn đề
này không chỉ bị bó hẹp trong nội bộ một vùng, một lãnh thổ hay một quốc
gia đơn nhất mà nó lan rộng sang các vùng kế cận rồi các vùng khác, nó thu
hút sự chú ý và tham gia của không chỉ những quốc gia trực tiếp bị ảnh
hưởng bởi nó mà còn cả các quốc gia gián tiếp chịu sự tác động của nó.
Trong một thế giới mà toàn cầu hoá đang diễn ra manh mẽ và ồ ạt như hiện
nay không tồn tại một quốc gia nào mà không có chút quan hệ phụ thuộc với
quốc gia khác. Và như vậy khi chiến tranh xảy ra ở nước này thì hệ quả của


nó như một móc xích ảnh hưởng lần lượt tới các nước khác nên dù có tham
gia hay không thì vẫn bị ảnh hưởng ít nhiều.
Rõ ràng, ngày nay cả thế giới đang nhìn nhận rằng: chiến tranh đã kết thúc
sau những cuộc chiến tranh mà lịch sử đã biết đến. Thế nhưng, thế giới vẫn
bỏ sót lại một khu vực mà suốt bao năm qua, người dân phải sống chung với
bom đạn mà đi cùng với nó là những hậu quả vô cùng xót xa, đau đớn – đó là
Trung Đông. Trong đó, nổi cộm lên là chiến sự Syria trong cuộc chiến chống
lực lượng Hồi Giáo tự xưng IS. Từ vấn đề “ chiến sự Syria ” kéo dài liên
miên ấy, lại tiếp tục nổ ra những biến động chính trị mới giữa Nga và
Ucraina, giữa Ấn Độ và Pakistan, trên hai miền bán đảo Triều Tiên châm ngòi
cho cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước. Từ đó khiến cho vấn đề Quan hệ
Quốc tế luôn trong tình trạng phức tạp, căng thẳng. Và “ chiến tranh và hòa
bình ” là một vấn đề toàn cầu, là sản phầm khốn nạn nhất của loài người.

PHẦN NỘI DUNG


I. Tại sao chiến tranh là sản phẩm khốn nạn nhất của loài người:
1. Lịch sử chiến tranh:
Người ta cho rằng khi nhắc đến lịch sử xã hội loài người thì cũng là đồng
nghĩa với việc nhắc đến lịch sử của các cuộc chiến tranh, chiến tranh cũng có
một lịch sử lâu dài như chính nền văn minh vậy.
Khi chữ viết được con người phát minh ra để ghi chép lại các sự kiện thì cũng
là các quân đội và các quốc gia được tổ chức thành các thể chế đầy đủ. Chiến
tranh được coi như là một phương thức hữu hiệu nhất giúp cho các cường
quốc đạt được mục đích mở rộng thị trường của mình, vì thế chúng ta cũng
không thấy gì là lạ khi bắt gặp tư tưởng của triết gia người Đức P.F.Niso
(1844-1890): “Chỉ có máu mới giải quyết được các vấn đề lớn, những tư
tưởng vĩ đại đòi hỏi phải có máu và chiến tranh là hình thức tồn tại của con
người thượng đẳng”.

Tuy nhiên, không phải mọi cuộc chiến tranh đều có mục đích, tính chất, nội
dung, phương thức tiến hành giống nhau. Suốt chiều dài nhiều thế kỉ, những
giai cấp thế lực mạnh, những quốc gia “văn minh” vì quyền lợi ích kỷ của
giai cấp mình thường dùng vũ khí để thôn tính lẫn nhau và nô dịch các dân
tộc, quốc gia nhỏ bé. Lịch sử đã từng biết đến các cuộc chiến tranh như vậy.
Một dải rộng lớn của lục địa Âu – Á đã từng rung chuyển dưới vó ngựa của
đạo quân Nguyên Mông thế kỉ XIII – XIV. Ở châu Âu đã từng diễn ra nhiều
cuộc chiến tranh lớn: chiến tranh trăm năm giữa Anh và Pháp (1337-1453),
chiến tranh Ba mươi năm (1618- 1648), cuộc chiến toàn châu Âu đầu tiên
giữa hai khối nước lớn, chiến tranh Balkan.... Sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX đã đưa một số nước tư bản lên thành
cường quốc thế giới như Anh, Pháp, Áo, Hung, Đức, Mỹ,.... Các cường quốc
đế quốc này đã hoàn toàn chi phối các hoạt động trong quan hệ quốc tế và
cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chiến tranh thế giới. So với trước, số
lượng các cuộc chiến tranh đã giảm đi rõ rệt song mức độ tàn phá của nó lại
tăng lên khủng khiếp, đặc biệt là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (19141918) - một cuộc chiến tranh mà lịch sử lần đầu tiên biết đến nó. Sau cuộc
chiến tranh với những sự tàn phá hủy diệt ghê gớm,ai cũng mong đó là trận
chiến cuối cùng của nhân loại, hoặc ít nhất loài người cũng được hưởng hòa
bình trong vài thế kỷ. Nhưng nước Đức bại trận đã châm ngòi nổ cho Đại
chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945) để lại những hậu quả vô cùng to lớn.


Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, loài người bước vào một thời kì
lịch sử gọi là “thời kì chiến tranh lạnh” - đây là một loại chiến tranh chưa
từng có trong lịch sử, đánh dấu 55 năm hòa bình giữa hai siêu cường của thế
giới. Tuy nhiên kể từ sau năm 1945 - đại chiến thế giới lần thứ 2 kết thúc, số
lượng các cuộc xung đột khu vực và nội chiến đã tiếp tục tăng lên, đạt đến
đỉnh điểm là 68 cuộc trong năm 2000, diễn ra chủ yếu ở châu Phi, khu vực
cận Sahara và ở Trung Đông như: xung đột trên dải Gaza giữa người Israel và
người Palextin...

Qua đó chúng ta có thể thấy "Lịch sử các cuộc chiến tranh
thế giới cho thấy các cuộc xung đột quân sự không tự nhiên
sinh ra - chúng được châm ngòi lên bởi những người mà tham
vọng vô trách nhiệm của họ được đặt lên trên quyền lợi của
cả một quốc gia, cả một lục địa và hàng triệu nhân dân". Vì
thế "Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để đảm bảo
rằng những thảm kịch như thế sẽ không bao giờ tái diễn"
(Tổng thống Nga Medvedev).
2. Tại sao chiến tranh và hoà bình là một vấn đề toàn cầu:
Để xem xét vấn đề này một cách kĩ lưỡng hơn, hãy xét nó ở các góc độ về qui
mô, về sự quan tâm của mọi người tới nó và về hướng giải quyết vấn đề đó.
Trước hết về qui mô. Như đã nói ở trên, qui mô của các cuộc chiến tranh
không chỉ bó hẹp trong phạm vi các nước tham chiến mà còn lan rộng sang
cả các nước khác. Ngoài sự hỗ trợ của các đồng minh các nước tham chiến
còn có viện trợ nhân đạo của các tổ chức, các nước khác trên thế giới và rất
nhiều vấn đề có liên quan khác (ví dụ: trong cuộc xung đột giữa Israel và
Palestine, Việt Nam đã gửi 20000 USD nhằm mục đích viện trợ nhân đạo cho
nhân dân Palestine). Rõ ràng hành động này thể hiện mối quan tâm đặc biệt
của Việt Nam đến cuộc chiến tranh giữa hai nước trên, đồng thời chứng tỏ
cuộc chiến tranh đó đã trực tiếp tác động mạnh mẽ không chỉ đến các nước
lớn như Nga, Mỹ, Anh… hay các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc mà còn
lên cả những nước nhỏ như Việt Nam. Nói như vậy để chứng tỏ một điều
rằng, qui mô của cuộc chiến đã không ngừng gia tăng về số lượng thành viên
trực tiếp và gián tiếp tham gia, nó thực sự đã xâm nhập sâu vào cả những
quốc gia nhỏ bé nhất, tưởng chừng như ít chịu ảnh hưởng nhất từ cuộc chiến.


Thứ hai, xét về sự quan tâm của cộng đồng Quốc tế tới vấn đề chiến tranh và
hòa bình. Điều dễ nhận thấy nhất đó là việc những tờ báo, các đài phát thanh
và truyền hình không ngừng đưa tin về tình hình các cuộc chiến tranh hay

vấn đề hoà bình của các quốc gia, các vùng lãnh thổ có liên quan. Nó thể hiện
rằng mọi nguời dân trên toàn thế giới đều đang hướng sự quan tâm của mình
đến vấn đề đó vì họ ý thức rất rõ ràng rằng vấn đề đó ảnh hưởng đến cuộc
sống của họ, đến tương lai con cháu họ, đến đất nước họ. Sự quan tâm không
chỉ dừng lại ở các phương tiện thông tin đại chúng mà còn được thể hiện
thông qua các cuộc hội đàm lớn nhỏ, qui mô khu vực và thế giới nhằm nỗ lực
tìm ra những hướng giải quyết mới, hiệu quả cho vấn đề chấm dứt chiến
tranh, lập lại hoà bình, ổn định lâu dài cho các quốc gia.
Từ những phương diện trên, có thể thấy rằng chiến tranh và hoà bình không
chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà nó là vấn đề chung của toàn nhân
loại, nó ảnh hưởng đến sự tồn tại của mọi quốc gia và nó ảnh hưởng đến sự
phát triển của xã hội loài người, bản thân nó không nghi ngờ gì nữa là một
vấn đề toàn cầu vì vậy nó cần được xem xét dưới một tư duy toàn cầu, đòi
hỏi sự quan tâm cũng như trách nhiệm của mọi người trên toàn thế giới. Giờ
đây, thế giới đang nóng hơn bao giờ hết trong chiến sự Syria và lực lượng
Hồi Giáo tự xưng IS. Cuộc chiến này sẽ làm rõ hơn vì sao chiến tranh – hòa
bình là vấn đề toàn cầu và vì sao chiến tranh lại là sản phẩm khốn nạn nhất
của loài người.
II. Vài nét về tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS:
1. Hoàn cảnh ra đời:
IS(Islamic State – Nhà nước Hồi giáo tự xưng) là tổ chức Nhà nước Hồi giáo
khủng bố đang ngang nhiên thách thức cả thế giới với các màn chặt đầu và xử
tử hàng loạt những người không cùng ý thức hệ với chúng, không chịu cải
theo đạo Hồi. Chúng cướp bóc, bóc lột, hãm hiếp và ép buộc phụ nữ phải kết
hôn, xâm chiếm các bản làng làm căn cứ địa để phá hoại, tấn công và bành
chướng khắp nơi.
Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Trung Đông có nguồn gốc trực tiếp từ cuộc
chiến tranh Iraq năm 2003. Lúc đó Tổng thống Saddam Hussein là dân Hồi
giáo hệ phái Sunni và chính quyền của ông nắm giữ quyền hành khống chế
dân Hồi giáo Shiite là thành phần đa số trong dân chúng. Khi Hussein bị lật

đổ, dân Hồi giáo Sunni mất quyền lực và họ là những lực lượng đầu tiên nổi
dậy chống sự hiện diện quân sự của Mỹ.


Tháng 10/2004, một lãnh đạo phe nổi dậy là Abu Musab al-Zaqawi, dân gốc
Jordan và là người đã tuyên thệ trung thành với Osama bin Laden, thành lập
tổ chức “Thánh chiến Hồi giáo miền Lưỡng Hà” (Mesopotamia, tên cổ của
Iraq nơi có 2 con sông Euphrates và Tigris). Truyền thông phương Tây quen
gọi tổ chức này là AQI (Al Qaeda in Iraq) tuy nhiên đây không phải danh
xưng chính thức.
Đầu năm 2006, AQI tập hợp nhiều nhóm kháng chiến nổi dậy khác lập ra
“Mujahideen Shura Council”. Tới tháng 6, nhận được các tin tình báo chính
xác, hai máy bay F-16 của Không quân Mỹ đã đến oanh kích và giết chết alZarqawi tại một ngôi nhà cách Baghdad khoảng 60km về phía Bắc. Tháng
mười năm 2006, sau khi chấn chỉnh lại cơ cấu và sát nhập thêm các nhóm
kháng chiến khác, tổ chức này tự xưng là ISI (Islam State of Iraq, Nhà nước
Hồi giáo Iraq). ISI ra tuyên cáo nguyện giải phóng người Hồi giáo Sunni Iraq
khỏi “sự áp bức của Hồi giáo Shiite và ngoại bang”, đồng thời tìm cách tách
rời sự lệ thuộc vào al-Qaeda và những hành động tấn công khủng bố ở nước
ngoài.
Ngày 29/6/2014, ISI có một tân vương Hồi giáo, Abu Bakr al-Baghdadi, đổi
tên là IS (Islamic State, Nhà nước Hồi giáo), tuyên bố đặt thủ đô ở ArRaqqah, Syria.
2. Tôn chỉ mục đích của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS:
Mục tiêu tối hậu của IS là thiết lập một nhà nước Hồi giáo thống nhất toàn
Trung Đông, áp dụng luật Hồi giáo Sharia. Nhưng qua các hành động ác độc
của nó, toàn thế giới đều phải nhìn nhận đây là một tổ chức khủng bố và là
hiểm họa của nhân loại dù cho chỉ thành công tới một giới hạn là chiếm lĩnh
một quốc gia, một vùng lãnh thổ chứ chưa tới mức phát triển toàn cầu như lý
tưởng tối cao của nó. Những Nhà nước thế tục khác tại Trung Đông bị IS coi
là sự đi ngược lại các nguyên tắc thánh khiết của Đạo Hồi. Đặc biệt người
Hồi giáo dòng Shiite bị IS coi là những kẻ phản đạo và sẽ phải bị trừng trị

nếu không chấp nhận cải đạo sang Hồi giáo Sunni. Chúng còn tiêu diệt cả
người Kitô giáo và người dân tộc thiểu số Yazidi ở những vùng mà nó chiếm
đóng.
Các quan sát viên nhận thấy IS là tổ chức đặc biệt chú trọng đến công tác
tuyên truyền và sử dụng hệ thống thông tin điện tử, mạng xã hội hơn bất cứ
một nhóm nào khác từ trước đến nay. Do đó, một mặt tạo sự hăm dọa, mặt
khác IS có thể thu hút nguồn lực vô tận từ các phần tử cực đoan quá khích và


bất mãn với xã hội. Lực lượng chiến binh của IS ước lượng từ 7.000 đến
20.000 và có thể cao hơn nữa. Nhiều nguồn khác nhau ước lượng IS có tài
sản trị giá 2 tỷ USD, nghĩa là tổ chức Thánh chiến giàu nhất trên thế giới.
Một trong những phương pháp kiếm tiền của IS là hăm dọa, bắt cóc đòi tiền
chuộc mạng và gạ gẫm phụ nữ giầu có.
IS có nhiều tổ chức đồng minh, chẳng hạn như nhóm khủng bố Boko Haram
ở Nigeria, nhưng cũng không thiếu đối nghịch, từ các quốc gia Iraq, Syria,
Thổ Nhĩ Kỳ, Iran cho đến hàng chục nhóm khủng bố Hồi giáo khác. Tình
trạng ấy là mầm mống bất ổn triền miên trước hết tại Trung Ðông và Bắc Phi
rồi tác động đến khắp nơi trên thế giới.
3. Sự phát triển của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS:
a. IS lớn mạnh nhờ vấn nạn tham nhũng và thừa hưởng nguồn vũ khí rồi dào
từ quân đội Iraq:
Điều làm nên sự khác biệt của IS so với các tổ chức khủng bố Hồi giáo khác
là họ không theo đuổi việc tổ chức các hành động khủng bố gây tiếng vang
rồi rút lui. IS theo đuổi việc thành lập một nhà nước Hồi giáo thuần túy.
Thành công của IS (chỉ trong vòng 3 tháng đã chiếm một nửa Iraq) nằm ở
tính kỷ luật cao và giàu lý tưởng tôn giáo của các chiến binh. Mặt khác, quân
đội Iraq lại tỏ ra bạc nhược, tinh thần chiến đấu thấp do binh sĩ bất mãn bởi
các vấn nạn tham nhũng, sự thiếu đoàn kết trong chính phủ (Kết quả một
cuộc điều tra sơ bộ cho thấy quân đội Iraq có ít nhất 50.000 "lính ma" nằm

trong hệ thống trả lương của Bộ Quốc phòng Iraq. Tham nhũng tràn lan trong
quân đội Iraq được cho là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của 4 trong số 14
sư đoàn quân đội nước này trước những đợt tấn công cơ hội, dữ dội của IS.
Các chuyên gia tính toán, sau khi chiếm được Mosul, quân đội Iraq đã bỏ lại
40 vạn đơn vị vũ khí cho IS bao gồm không chỉ vũ khí bộ binh, mà còn nhiều
trang bị quân sự hạng nặng, hiện đại. Nhiều thành viên của IS giờ đã được
trang bị không kém tiêu chuẩn binh sĩ hiện đại với quân phục, áo giáp chống
đạn, thiết bị nhìn đêm và vũ khí cá nhân.
Hậu phương của IS còn được đảm bảo theo tinh thần của thủ lĩnh IS, AbuBakr al-Baghdadi, một giáo sĩ Hồi giáo có đầu óc tổ chức và tầm nhìn. Tại
các vùng lãnh thổ do IS kiểm soát, luật Hồi giáo Sharia ngay lập tức có hiệu
lực. Những giáo luật hà khắc nhanh chóng ổn định tình hình ở nhiều vùng tại
miền Bắc Iraq vốn chìm trong bất ổn trong hơn 10 năm qua do dự yếu kém


của chính quyền địa phương. Và điểm quan trọng nhất là người dân Hồi giáo
Sunni cảm thấy được đối xử công bằng, điều chưa từng có dưới chính phủ
Iraq của người Shitte.
b. IS giàu có nhờ nắm trong tay một khu vực tải nguyên khoáng sản thuộc
lãnh thổ Iraq và Syria:
Phiến quân Hồi giáo hiện đang nắm trong tay một khu vực thuộc lãnh thổ
Iraq và Syria lớn hơn cả diện tích nước Anh. Theo giới chức tình báo Mỹ và
các chuyên gia về tài chính chống khủng bố, lực lượng này có khả năng huy
động hơn 2 triệu USD mỗi ngày nhờ nguồn thu từ bán dầu, tống tiền, cướp
bóc, thuế và buôn lậu. “Lực lượng Nhà nước Hồi giáo có lẽ là nhóm khủng
bố giàu có nhất mà chúng tôi từng được biết đến”, ông Matthew Levitt, một
cựu chuyên gia tình báo thuộc Bộ Tài chính Mỹ, đánh giá. “Chúng không bị
ràng buộc bởi hệ thống tài chính quốc tế, và bởi thế không dễ bị ảnh hưởng”
bởi các lệnh trừng phạt hay luật chống rửa tiền.
Nhờ quyền kiểm soát các khu vực lớn dầu lửa và quyền tiếp cận với các
khoản thuế địa phương, Nhà nước Hồi giáo đã có một nguồn thu lớn từ đây.

Theo ông Luay al-Khatteeb, một chuyện gia của viện nghiên cứu Brookings
Institution, Nhà nước Hồi giáo kiểm soát 7 mỏ dầu và 2 nhà máy lọc dầu ở
miền Bắc Iraq, 6/10 mỏ dầu ở Đông Syria. Với nguồn dầu thô có được, Nhà
nước Hồi giáo bán ra với giá 25-60 USD/thùng. Mức giá “rẻ bèo” so với giá
thị trường này phản ánh rủi ro lớn mà những tay buôn lậu trung gian phải đối
mặt khi giao dịch với các phần tử khủng bố. Hiện giá dầu thô Brent tại thị
trường London khoảng hơn 50 USD/thùng.
Theo những thông tin mà ông al-Khatteeb có được, các mỏ dầu ở Iraq mà
Nhà nước Hồi giáo kiểm soát có khả năng cho sản lượng 80.000 thùng mỗi
ngày, và hiện tốc độ khai thác đang ở mức khoảng một nửa con số này. Theo
vị chuyên gia, Nhà nước Hồi giáo đang kiếm mỗi ngày khoảng 2 triệu USD
từ bán dầu, và số tiền này có thể được trả dưới dạng tiền mặt hoặc hàng đổi
hàng.
Giới chức tình báo Mỹ nhận định, một chiến địa tài chính quan trọng của Nhà
nước Hồi giáo là nhà máy lọc dầu Baiji ở Bắc Iraq. Đây là nhà máy sản xuất
gần 1/3 tổng sản lượng dầu của nước này.
Ông al-Khateeb nói, nguồn thu từ dầu lửa sẽ “duy trì hoạt động của cỗ máy
chiến tranh” tại khu vực mà Nhà nước Hồi giáo chiếm giữ ở Iraq và Syria,


đồng thời phục vụ cho việc tuyển mộ thêm binh sỹ của lực lượng này. Một
quan chức Mỹ nói rằng, trong mấy năm trở lại đây, nhóm này đã kiếm được
10 triệu USD từ các vụ bắt cóc. IS cũng được tin là đã bán nhiều cổ vật ăn
cắp được từ các địa điểm lịch sử.
c. Chúng tạo dựng niềm tin cho người dân tại các vùng tạm chiếm:
Tại các vùng tạm chiếm, đại diện phong trào IS luôn tìm cách trấn an người
dân ở lại. Tại Mosul, ngay khi chiếm được thành phố, IS phát cho mỗi người
dân một bình gas miễn phí để nấu nướng. Khi những người dân băn khoăn
rằng làm sao họ có thể tin được IS, đại diện phong trào này trả lời: "Hãy cho
chúng tôi thêm thời gian, chúng tôi sẽ nhanh chóng cung cấp số điện thoại.

Khi mọi người cần chúng tôi sẽ lập tức giúp đỡ". Giới phân tích quốc tế đã
thực sự bất ngờ khi thấy IS sở hữu một bộ máy công quyền và dân sự khá
hoàn chỉnh có tòa án, cảnh sát, trường học và các tổ chức từ thiện. Tại vùng
Al-Raqqa, IS đã xây dựng chợ, đường xá, các đường dây điện, trạm xá, bưu
điện, bến xe… quản lý khí đốt để đảm bảo phân chia công bằng và tổ chức
một loạt các hoạt động cứu trợ từ thiện cho người dân địa phương.
d. IS chiêu mộ binh sĩ dưới nhiều hình thức:
Thông qua việc tạo dựng niềm tin cho người dân tại vùng tạm chiếm, chúng
đã chiêu mộ được hàng trăm ngàn binh sĩ là những thanh niên gốc Trung
Đông sinh ra và lớn lên ở châu Âu tự nguyện vượt biên giới đến tham gia
chiến đấu tại Iraq và Syria.
Ước tính có khoảng 3.000 công dân từ các quốc gia phương Tây hiện đang
chiến đấu cho IS tại Iraq, Syria, Viện Hoàng gia về nghiên cứu quốc phòng,
an ninh (RUSI) tại London cho biết.
Theo RUSI, phần đông các tay súng nước ngoài được tin là đến từ Anh, Bỉ,
Hà Lan, Đức, Pháp và các quốc gia ở tây bắc châu Âu.
Chính phủ Anh cho hay có tới 400 công dân Anh đang chiến đấu cho các
nhóm phiến quân, và nhiều các tình nguyện viên từ các quốc gia Ả-rập như
Tunisia, Morocco và Ả-rập Xê-út.
Một báo cáo hồi tháng 6/2014 từ hãng tư vấn Soufan Group tại New York,
Mỹ cho biết các công dân từ ít nhất 81 quốc gia khác nhau đã tham gia vào
các nhóm phiến quân, trong đó có các công dân từ Úc, Mỹ, Canada, Ireland
và Tây Ban Nha.


Có dấu hiệu còn cho thấy Nhà nước Hồi giáo IS tuyển mộ ở Đông Nam Á, ở
Ấn Độ và Pakistan thông qua hình thức truyền đơn trong các tổ chức ủng hộ
IS.
Nhà nước Hồi giáo tuyển chiến binh nữ, chúng cần phụ nữ bởi Phụ nữ luôn
đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh. Ngoài chiến đấu, họ tham gia vào

các nhiệm vụ thiết yếu như thu thập thông tin tình báo, chăm sóc y tế, chuẩn
bị thức ăn và hỗ trợ các chiến binh. Chiến dịch của IS nhằm xây dựng một
nhà nước cũng tương tự như vậy, mặc dù luật lệ nghiêm ngặt của họ không
cho phép phụ nữ chiến đấu trên tiền tuyến.
Theo Shiraz Maher, Trung tâm Nghiên cứu Cực đoan Quốc tế, một nhà nước
phải có phụ nữ mới có thể hoạt động. Họ chiêu mộ các nữ bác sĩ, y tá và kỹ
sư. Khi IS chiếm thành phố Raqqa, Syria vào năm 2013, họ cần một lực
lượng an ninh nữ để đảm bảo phụ nữ địa phương tuân thủ quy định về ăn mặc
và ứng xử của Hồi giáo. Ngoài ra, họ cũng cần nữ cảnh sát để kiểm tra phụ
nữ đi qua trạm kiểm soát, nhằm đề phòng họ mang vũ khí để tuồn cho kẻ thù.
Trên hết, Nhà nước Hồi giáo cần các chiến binh của tổ chức lập gia đình và
sinh con để phát triển quy mô.
IS nói với các nữ thành viên tương lai rằng đóng góp chính của họ cho cái gọi
là "cách mạng Hồi giáo" phải thông qua các cuộc hôn nhân chứ không phải tử
đạo; sinh đẻ chứ không phải trực tiếp chiến đấu. IS còn giầu lên từ những
khối tài sản kếch xù của phụ nữ mà chúng lừa gạt được.
IS dụ dỗ Phụ nữ phương Tây qua mạng xã hội bằng những lời hứa hẹn về
niềm vinh quang khi chồng của họ chết vì đạo.
Các quan chức Anh cho biết, tính đến nay, có khoảng một chục phụ nữ Anh
đã đến Syria, nhưng họ lo lắng con số này sẽ gia tăng do các nhóm Hồi giáo
đang thúc đẩy các hoạt động truyền bá trực tuyến, nhằm thu hút những người
phụ nữ yếu đuối đến Syria.
Đã có nhiều trường hợp phụ nữ phương Tây đến Syria để tham gia vào nhóm
vũ trang Hồi giáo. Hai thiếu nữ người Áo, khoảng 15, 16 tuổi, hồi tháng 4,
theo anh trai đến Syria. Hồi tháng 5, Salma và Zahra Halane, cặp song sinh
16 tuổi người Anh tại Manchester, bí mật bỏ nhà đến Syria để kết hôn với các
chiến binh Hồi giáo. Khi gọi điện thoại cho cha mẹ để thông báo họ đã đến
Syria, hai cô tuyên bố sẽ không trở về.



FBI hồi tháng 7 bắt giữ Shannon Maureen Conley, một nữ y tá Mỹ 19 tuổi, đã
cải đạo sang Hồi giáo. Vụ bắt giữ xảy ra khi cô lên máy bay đến Thổ Nhĩ Kỳ,
để từ đó bay tiếp đến Syria. Cô được tổ chức khủng bố tuyển dụng qua mạng
bởi một người đàn ông Tunisia nói rằng anh ta đang chiến đấu cho IS.
Cuối năm ngoái, Aqsa Mahmood, nữ sinh 20 tuổi người Anh, đã đến Syria và
kết hôn với một thành viên của IS. Bố mẹ Mahmood xác nhận con gái mình
giữ liên lạc với nhóm này thông qua mạng xã hội và bị một thành viên của tổ
chức lôi kéo.
III. Cuộc chiến chống phiến quân IS của quân đội Syria:
1. Con đường nào đưa Syria đến chiến tranh:
Chế độ chính trị kiểu “cha truyền con nối”, kinh tế suy giảm, chậm trễ trong
việc tái cơ cấu nền kinh tế cùng với nạn thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát lên cao,
chênh lệch giàu nghèo, kỳ thị sắc tộc, mâu thuẫn tôn giáo… được xem là
những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bất ổn và nội chiến tại Syria.
Một thuyết khác cho rằng, sau hàng loạt các cuộc biểu tình trên cả nước, cuộc
nội chiến chính thức bắt đầu vào tháng 4/2011 khi quân đội chính phủ đã bắn
vào đoàn người biểu tình từ đây châm ngòi cho một cuộc nổi dậy vũ trang
toàn diện ở Syria.
2. Cuộc chiến chống IS ở Syria trở nên phức tạp:
Cuộc chiến chống IS ngày 13/10 đã chứng kiến những tuyên bố trái chiều
nhau của Mỹ và Thổ Nhỹ Kỳ, về việc Ankara mở cửa các căn cứ của mình
cho các lực lượng nước ngoài sử dụng để tấn công IS.
Ngày 13/10, ngày thứ 20 kể từ khi Mỹ và các đồng minh mở rộng cuộc chiến
chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Trung Đông, bằng các
cuộc không kích bên trong lãnh thổ Syria, tình hình chiến sự ở cả Iraq và
Syria vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Liên quân quốc tế chống IS do Mỹ
đứng đầu, cũng như các lực lượng tại chỗ, vẫn chưa thể ngăn chặn hiệu quả
những bước tiến mạnh mẽ của IS.
Tại Iraq, chiều 13/10, các tay súng IS đã giành toàn quyền kiểm soát thành
phố chiến lược Hit, thuộc tỉnh miền Tây Anbar, sau khi đã gây ra nhiều tổn

thất lớn cho lực lượng vũ trang Chính phủ Iraq tại đây. Ngoài hơn 10 binh sỹ
Iraq tử thương, 1 số quân nhân khác đã bị lực lượng phiến quân bắt làm tù


binh. Một lượng lớn vũ khí, đạn dược và phương tiện vận tải của quân đội
Iraq, cũng đã bị các tay súng IS tước đoạt.
Một nguồn tin quân đội Iraq đã chính thức xác nhận, lực lượng quân Chính
phủ đã phải thoái lui khỏi Hit ngày 13/10, và tập trung tại tuyến phòng thủ
mới ở ngoại ô Bagdad.
Còn tại Syria, sau 1 ngày buộc phải tạm dừng đánh chiếm, do vấp phải các
cuộc không kích ác liệt của Mỹ, ngày 13/10, các tay súng IS đã đồng loạt mở
lại các cuộc tấn công mạnh mẽ với nhiều loại hỏa lực mạnh, nhằm giành
quyền kiểm soát các vị trí quan trọng ở thành phố chiến lược Kobani giáp
biên giới Thổ Nhỹ Kỳ, nằm dưới sự bảo vệ của các tay súng người Cuốc.
Tuy nhiên, theo truyền hình tiếng A-Rập Aljazeera, cho đến đêm 13/10, các
tay súng IS vẫn chưa thể tiến lên, do vấp phải các cuộc không kích yểm trợ
liên tiếp của Mỹ và đồng minh. Nhiều nguồn tin khẳng định, việc giữ nhịp
các cuộc không kích yểm trợ hiệu quả, đang giúp lực lượng dân quân người
Cuốc bảo vệ thành công các vị trí phòng thủ bên trong Kobani.
Trên bình diện phi thực địa, cuộc chiến chống IS ngày 13/10 đã chứng kiến
những tuyên bố trái chiều nhau của Mỹ và Thổ Nhỹ Kỳ, về việc Ankara mở
cửa các căn cứ của mình cho các lực lượng nước ngoài sử dụng để tấn công
IS. Theo đó, phía Thổ Nhỳ Kỳ đã chính thức bác bỏ tuyên bố trước đó của
phía Mỹ, về việc Thổ Nhỳ Kỳ mở cửa các căn cứ cho lực lượng nước ngoài
tiến đánh IS. Nhiều nhà phân tích nhìn nhận, những tuyên bố trái chiều này
của 2 nước được coi là có ảnh hưởng quyết định đến cuộc chiến chống IS, là
1 tín hiệu không có lợi cho cuộc chiến chống IS vốn đang đến hồi cam go.
Trước những diễn biến mới được cho là khá bất lợi cho các nỗ lực tiêu diệt tổ
chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng này, dư luận quốc tế và khu vực đang đổ
dồn sự chú ý, cũng như đặt kỳ vọng vào cuộc họp đặc biệt của tham mưu

trưởng quân đội 20 nước tại Mỹ trong ngày (14/10). Cuộc họp dự kiến tập
trung bàn thảo những đối sách hữu hiệu và cụ thể hơn cho cuộc chiến chống
IS ở cả Iraq và Syria.
IV. Chiến tranh để lại gì cho người dân Syria:
Cuộc chiến ác liệt ở Syria càng kéo dài bao nhiêu thì số lượng thương vong
phải gánh chịu sẽ càng tăng lên bấy nhiêu, nhưng đối tượng bị ảnh hưởng


nhiều nhất là những trẻ em Syria - một thế hệ đầy mất mà, lớn lên không biết
gì ngoài chiến tranh.
Nhiều đứa trẻ đã phải chứng kiến những cảnh tượng hãi hùng và lớn lên bên
những câu chuyện về những người thân yêu, những người đã chết hoặc mất
tích. Nhiều đứa trẻ khác thì mất nhà cửa và thậm chí mất cả cha mẹ trong các
cuộc chiến.
Trong khi trẻ em ở những nơi khác trên thế giới lớn lên với trò chơi "trốn
tìm", thì đối với những đứa trẻ ở Syria, đó không phải là một trò chơi mà là
vấn đề của sự sống và cái chết, khi đạn pháo và âm thanh của tiếng súng rền
vang khắp sân chơi của chúng.

Trẻ em Syria – một thế hệ đầy mất mát do chiến tranh

Xung đột bạo lực – không có chỗ lánh nạn cho trẻ em. Trong khi trẻ em là đối
tượng được pháp luật bảo vệ chống lại sự lạm dụng của người lớn. Trong
Công ước về quyền của trẻ em của LHQ có quy định: “Thừa nhận rằng, để
được phát triển cân đối đầy đủ về nhân cách, trẻ em cần được nuôi dưỡng và
lớn lên trong khung cảnh hạnh phúc, tin yêu và hiểu biết”. Nhưng trong cuộc
chiến tranh này, trẻ em hoàn toàn không được bảo vệ. Hòa bình là mong ước
của trẻ em, còn chiến tranh thì vẫn là quyết định của người lớn. Bần cùng và
đói khổ, nhiều rẻ em buộc phải làm việc để kiếm miếng ăn. Nhiều trường hợp
làm việc bị bóc lột tới mức không được trả lương hoặc được trả rất thấp,

không ít trẻ em còn phải làm việc trong những môi trường và điều kiện hết
sức nguy hiểm.


Hiện hàng triệu trẻ em Syria đang cần hỗ trợ nhân đạo vì nội chiến. Trong đó
2,3 triệu trẻ em phải bỏ nhà, chạy trốn khỏi Syria; 2,8 triệu trẻ em khác bị kẹt
tại những khu vực khó tiếp cận nhân đạo; 1,7 triệu em không được đến
trường… Trong khi Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) mới là kẻ đáng bị trừng
phạt cho những hành động tàn ác mà chúng gây ra thì trẻ em Syria lại trở
thành nạn nhân của những đòn trả đũa…Tương lai nào cho trẻ em ở Syria là
một câu hỏi lớn đang chờ đáp án của nhiều tổ chức quốc tế và các nhà hoạt
động xã hội. Trẻ em thơ ngây là vô can nhưng lại là nạn nhân bị ảnh hưởng
trực tiếp nhất, nặng nề nhất trong các cuộc xung đột gay gắt và đẫm máu của
người lớn ích kỷ và độc ác. Họ nên tự hỏi họ chém giết nhau vì điều gì khi họ
đang tự tay hủy diệt thế hệ tương lai của một dân tộc.
Chiến tranh để lại cho Syria những đống đổ nát...

Dấy lên một làn sóng di cư, họ di cư đi đâu…?? Khi cánh cửa Châu Âu
không chào đón dân tị nạn, phần lớn là di cư sang Đức. Làn sóng người di cư
khổng lồ, chủ yếu đến từ Syria, đã khiến nhiều quốc gia ở châu Âu bất lực và
đẩy EU vào tình trạng “rối như canh hẹ” trong việc giải quyết chủ đề này. Bất
đồng giữa các nước thành viên về vấn đề này càng lớn hơn sau khi Thủ tướng
Đức Angela Merkel mở cửa biên giới Đức cho người tị nạn, gây ra tình trạng
“mắc kẹt” tại các nước trung chuyển, buộc một số nước phải tái khởi động
các chốt kiểm tra biên giới. Không chỉ gây ra tình trạng quá tải, năm 2015 và
2016, làn sóng người di cư từ Syria còn trở nên nguy hiểm hơn khi các phần
tử khủng bố Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là phiến quân thuộc IS lợi dụng trà
trộn vào dòng người này để tràn vào các nước mục tiêu ở phương Tây. Thực
tế, đây không còn là mối đe dọa mà đã trở thành nỗi sợ hãi sau hàng loạt vụ
tấn công khủng bố kinh hoàng ở Pháp, Đức, Bỉ. Các nhóm khủng bố, đặc biệt

là IS, cũng không hề che giấu âm mưu phát triển những “mầm mống” của IS
ra toàn thế giới, nhất là châu Âu.


V. Cả thế giới đang nín thở hướng về Syria:
Từ những mất mát tàn bạo do chiến tranh – sản phẩm khốn nạn nhất của loài
người đã để lại những đau thương cho người dân Syria. Do đó, có thể thấy
rằng tất cả mọi người dân trên toàn thế giới đều đang rất cần hòa bình.
Liệu rồi tương lai Syria sẽ đi về đâu? Các phe phái đang toan tính những gì
trên xương máu và mất mát của người dân vô tội Syria? Chiến tranh có bùng
nổ, vượt ra khỏi biên giới Syria hay biên giới khu vực? Cả thế giới đang nín
thở hướng về Syria.

Dấu ấn khủng bố IS – xung đột biến thành cuộc “ chiến tranh tôn giáo”

HƯỚNG GIẢI QUYẾT


I. Nỗ lực của cộng đồng Quốc tế trong việc giải quyết chiến tranh tại
Syria:
Toàn nhân loại đều nhận thức được mức độ nguy hiểm của cuộc chiến tranh
này, giờ đây thế giới đang nỗ lực trong việc giải quyết chiến tranh tại Syria từ
làn sóng phản đối chiến tranh của nhân dân toàn thế giới đến các nỗ lực ngoại
giao.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống
Nga Vladimir Putin gọi những tiến triển hòa bình trong quá trình giải quyết
cuộc khủng hoảng Syria là “một thành công chung” giữa Nga và Thổ Nhĩ
Kỳ sau các cuộc thương lượng với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo ông Putin, các vùng giảm xung đột tại Syria đã “tạo ra những điều kiện
cần thiết cho việc kết thúc cuộc chiến tranh tại Syria và sự thất bại cuối cùng

của những kẻ khủng bố, cũng như giúp người dân Syria có thể quay trở lại
cuộc sống thường ngày.”

Tổng thống Nga và người đồng cấp đến từ Thổ Nhĩ Kỳ tại cuộc họp báo chung

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng bày tỏ sự “vui mừng”
trước những bước tiến có được sau các cuộc đàm phán tại Astana, đồng thời
cho rằng, những nhà bảo trợ của Astana -bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Nga -giờ
đây nên “tập trung hơn nữa vào các biện pháp xây dựng niềm tin.” Ông
Erdogan cũng khẳng định Moscow và Ankara “cam kết với giải pháp chính
trị cho cuộc khủng hoảng Syria.”


Tuy nhiên sự nỗ lực này có thực sự khả quan hay không vẫn chưa có câu trả
lời chính thức. Hơn bao giờ hểt, ở bất cứ một thời đại nào cũng vậy, cũng đều
đòi hỏi phải có những giải pháp nhằm khắc phục chiến tranh, cũng cố hòa
bình để phát triển. Đó thực sự là yêu cầu tiên quyết, là nhân tố quan trọng để
đạt tới sự thịnh vượng về kinh tế và tiến bộ của xã hội loài người. Tuy nhiên,
giải quyết như thế nào và làm thế nào để thực sự đạt được hiệu quả như mong
muốn lại không để gì có thể tìm ra một câu trả lời có thể thực hiện ngay trong
chốc lát được. Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn bế
tắc, không thể tìm ra hướng giải quyết cụ thế cho vấn đê nóng bóng mang
tính toàn cầu này. Bên cạnh những phương pháp, những bước đi đã được định
hình sẵn, đó là quá trình đàm phán cắt giảm vũ khí hạt nhân và vũ khí tiến
công chiến lược giữa các nước lớn, sự nỗ lực phối hợp và hợp tác, tăng cường
trung gian hòa giải các mâu thuẫn, các xung đột cục bộ nhằm tìm ra giải pháp
chính trị cho những xung đột lớn, như xung đột Syria trên đây và chỉ cần
trong ý thức của mỗi người hiểu được tầm quan trọng, vai trò to lớn của hòa
bình như thế nào đối với sự phát triển của nhân loại nói chung và nhân dân
Syria nói riêng thì chắc chắn rằng chiến tranh sẽ sớm được đẩy lùi.


Hướng về Syria


LỜI KẾT
Vẫn biết chiến tranh là một thảm hoạ của xã hội loài người nhưng hàng ngày,
hàng giờ ở nhiều nơi trên thế giới vẫn có những cuộc chiến tranh nổ ra mà
nạn nhân của những cuộc chiến ấy không ai khác chính là những người dân
thường vô tội. Bắt đầu một cuộc chiến tranh bao giờ cũng dễ dàng hơn là kết
thúc nó và hậu quả mà nó gây ra là vô cùng khủng khiếp đối với một quốc
gia, một dân tộc. Cuộc chiến tranh tại Syria thực sự là một thảm kịch kinh
hoàng đối với người dân Syria và gây nên sự phẫn nộ đối với nhân dân thế
giới, hậu quả của nó khiến cho sự phát triển ở dải đất nhỏ bé đói nghèo đầy
đau thương và tang tóc này có thể bị lùi lại hàng chục năm. Khủng hoảng
nhân đạo, thảm họa nhân đạo. Đó là những từ mà cộng đồng quốc tế đã buộc
phải thốt lên khi chứng kiến những gì mà hàng triệu người dân Syria đang
phải trải qua trên chính mảnh đất, quê hương của mình. Bất chấp sự phản đối
của cộng đồng quốc tế, bất chấp các quy tắc Hiến chương LHQ, bất chấp luật
quốc tế về nhân quyền và quyền trẻ em, hành động tấn công Syria của đạo
quân IS thực sự là việc làm mà thế giới không thể làm ngơ. Việc giải quyết
vấn đề xung đột này tại Syria không phải là vấn đề mà chỉ riêng Syria có thể
giải quyết. Sống trong hoà bình là khát vọng đối với người dân Syria và hy
vọng ấy được đặt lên vai của Chính phủ Syria đồng thời đòi hỏi sự nỗ lực tìm
kiếm giải pháp triệt để cho cuộc khủng bố dai dẳng cho đất nước này của cả
cộng đồng Quốc tế. Từ tất cả các góc độ: quy mô, tư duy toàn cầu và hướng
giải quyết ta đều nhận ra cuộc chiến này nói riêng và vấn đề chiến tranh, hòa
bình nói chung là một vấn đề toàn cầu. Thế giới chẳng bao giờ là “PHẲNG”!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách tham khảo:
- Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI - GS.TS
Nguyễn Trọng Chuẩn
- Hai chủ nghĩa một trăm năm - Tiêu Phong
2. Website:
- Info.net
- Vietnamnet
- vnmedia.vn
- dantri.com.vn
- vietbao.vn
- phapluat.vn



×