Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Quản lý nhà nước của sở KHĐT đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.66 KB, 119 trang )

MỤC LỤC

Lời cam đoan.........................................................................................................................i
Lời cảm ơn............................................................................................................................ii
Mục lục ................................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt..........................................................................................................v
Danh mục bảng....................................................................................................................vi
Danh mục hình, hộp...........................................................................................................vii
Trích yếu luận văn.............................................................................................................viii
Thesis abstract......................................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3

1.2.1.

Mục tiêu chung.........................................................................................................3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể.........................................................................................................3

1.3.

Đối tượng và phạm vị nghiên cứu.........................................................................3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn.........................................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận...........................................................................................................4

2.1.1.

Khái niệm và vai trò của QLNN đối với doanh nghiệp...........................................4

2.1.2.

Đặc điểm về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký..........................9

2.1.3.

Nội dung quản lý Nhà nước của Sở KH&ĐT đối với doanh nghiệp sau đăng
ký thành lập............................................................................................................11

2.1.4.

Xu hướng đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký
thành lập.................................................................................................................16


2.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước của Sở Kê hoạch và Đầu tư
đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập..........................................................20

2.2.

Cơ sở thực tiễn......................................................................................................28


2.2.1.

Kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành
lập ở một số địa phương.........................................................................................28

2.2.2.

Một số bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau
đăng ký thành lập của một số tỉnh mà Bắc Ninh cần quan tâm.............................32

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu...................................................34
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..............................................................................34

3.1.1.

Đặc điểm cơ bản của tỉnh Bắc Ninh.......................................................................34


3.1.2.

Giới thiệu về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh.............................................40

3.2.

Phương pháp nghiên cứu....................................................................................43

3.2.1

Phương pháp thu thập thông tin.............................................................................43

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu......................................................................................45

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu...............................................................................45

3.2.4.

Các chỉ tiêu nghiên cứu..........................................................................................45

Phần 4. Kết quả nghên cứu và thảo luận............................................................................47
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước của sở kế hoạch và đầu tư đối với doanh
nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh...............................47


4.1.1.

Thực trạng các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.........47

4.1.2.

Thực trạng xây dựng và ban hành các chính sách đối với doanh nghiệp..............54

4.1.3.

Cải cách thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp................................................57

4.1.4.

Thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh
doanh.....................................................................................................................59

4.1.5.

Kiểm tra, kiểm soát đối với doanh nghiệp.............................................................67

4.2.

Yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước của sở kế hoạch và đầu tư đối
với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập...........................................................71

4.2.1.

Các yếu tố thuộc về Sở Kế hoạch và Đầu tư..........................................................71


4.2.2.

Yếu tố bên ngoài....................................................................................................74

4.3.

Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước của sở kế hoạch và
đầu tư đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh.......................................................................................................................84

4.4.1.

Định hướng............................................................................................................84

4.4.2.

Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước của Sở Kế hoạch Đầu tư đối
với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.....................87


Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................101
5.1.

Kết luận...............................................................................................................101

5.2.

Kiến nghị.............................................................................................................102

5.2.1.


Kiến nghị với Chính Phủ và Bộ Kế hoạch và đầu tư...........................................102

5.2.2.

Kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Ninh....................................................................103

5.2.3.

Kiến nghị với các cơ quan QLNN liên quan........................................................104

Tài liệu tham khảo............................................................................................................105


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CNH
HĐH
QLNN
KH&ĐT
DNTN
TNHH
UBND
HĐND
QLKCN
TTHC
CCHC
ĐKDN
CCVC
ĐKKD

KTTT
XHCN
GDP
GTSX
DN
KSDN
QTKD
TBXH
CBCC
QLDN
DNNVV

Nghĩa tiếng Việt
Công nghiệp hóa
Hiện đại hóa
Quản lý nhà nước
Kế hoạch và đầu tư
Doanh nghiệp tư nhân
Trách nhiệm hữu hạn
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Quản lý khu công nghiệp
Thủ tục hành chính
Cải cách hành chính
Đăng ký doanh nghiệp
Công chức viên chức
Đăng ký kinh doanh
Kinh tế thị trường
Xã hội chủ nghĩa
Tổng sản phẩm quốc nội

Giá trị sản xuất
Doanh nghiệp
Khởi sự doanh nghiệp
Quản trị kinh doanh
Thương binh xã hội
Cán bộ công chức
Quản lý doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh.....................................................................35
Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế các ngànhcủa tỉnh Bắc Ninh từ 2012 - 2016.........................39
Bảng 3.3

Số lượng và cỡ mẫu điều tra..............................................................................45

Bảng 4.1. Số lượng doanh nghiệp đăng ký giai đoạn 2014 – 2016 trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh.......................................................................................................47


Bảng 4.2. Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh chia theo loại hình
doanh nghiệp giai đoạn 2014 – 2016................................................................48
Bảng 4.3. Tổng hợp số lượng doanh nghiệp theo tình trạng hoạt động thời
điểm 2014 – 2016.................................................................................................49
Bảng 4.4. Số lượng doanh nghiệp đăng ký phân theo ngành kinh tế...........................50
Bảng 4.5. Số lượng lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm
31/12/2016.............................................................................................................52
Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp....................................................53
Bảng 4.7. Tổng hợp các chính sách đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh................................................................................55

Bảng 4.8. Đánh giá của DN về thủ tục hành chính của Sở KH&ĐT tỉnh Bắc
Ninh.......................................................................................................................59
Bảng 4.9. Tình hình xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ
hoạt động của doanh nghiệp.............................................................................61
Bảng 4.10. Tình hình thực hiện hỗ trợ về đào tạo nhân lực cho các doanh
nghiệp...................................................................................................................62
Bảng 4.11. Đánh giá của doanh nghiệp về công tác hỗ trợ về thông tin, xúc tiến
thương mại và mở rộng thị trường..................................................................63
Bảng 4.12. Đánh giá của doanh nghiệp về chính sách đầu tư..........................................65
Bảng 4.13. Đánh giá của doanh nghiệp về công tác quy hoạch.......................................66
Bảng 4.14. Đánh giá của doanh nghiệp về công tác kiểm tra, kiểm soát.......................70
Bảng 4.15. Số lượng CCVC và lao động Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh
phân theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ.....................................................72
Bảng 4.16. Đánh giá của doanh nghiệp về trình độ cán bộ quản lý nhà nước sở
Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh........................................................................73
Bảng 4.17. Đánh giá của doanh nghiệp về các chính sách của Nhà nước......................76
Bảng 4.18. Đánh giá của doanh nghiệp về điều kiện kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh.......................................................................................................................78

DANH MỤC HÌNH, HỘP


Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh....................................................................35
Hình 3.2. Bộ máy tổ chức của Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh..............................................42
Hộp 4.1. Sự phối hợp giữa các Sở, Ban ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh..................81
Hộp 4.2. Ý thức của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh...............................83

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN



Tên tác giả: Trần Bá Thôn
Tên Luận văn: Quản lý nhà nước của Sở KH&ĐT đối với doanh nghiệp sau đăng
ký thành lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận QLNN của Sở KH&ĐT đối với doanh nghiệp sau đăng ký kinh
doanh, đề tài luận văn đánh giá thực trạng QLNN của Sở KH&ĐT đối với doanh nghiệp
sau đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện QLNN đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập thông tin
- Số liệu thứ cấp từ các thông tin công bố công khai của các cơ quan, tổ chức như:
thông tin của uỷ ban vật giá, báo và các tạp chí chuyên ngành, đài truyền hình, truyền
thanh…. Số liệu thống kê của các diễn đàn, thông tin báo chí trên các website điện tử.
- Số liệu sơ cấp trong khóa luận này tôi sử dụng phương pháp điều tra 100 doanh
nghiệp và 10 cán bộ quản lý thuộc cơ quan huyện và tỉnh, các phòng ban, các sở chức năng
có liên quan. Thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, gửi mail thông qua mẫu phiếu
điều tra được phát ra. Đây là thông tin quan trọng giúp cho việc tìm hiểu công tác QLNN
của Sở KH&ĐT đối với doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
 Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý tính toán bằng phần mềm Excel
 Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê: Những ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh về công tác quản lý của Nhà nước sau khi doanh nghiệp được thành lập thông
qua số tuyệt đối, số tương đối, bảng biểu số liệu,... và các nội dung khác của đề tài
- Phương pháp so sánh: Từ những ý kiến của đánh giá của các DN sau đó dùng
phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối, so sánh qua các năm để thấy được động

thái của sự phát triển
Kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu thực trạng Quản lý nhà nước của Sở KH&ĐT đối với doanh
nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho thấy:
- Tính đến thời điểm ngày 31/12/2016, trên địa bàn tỉnh có 6.647 doanh nghiệp
sau đăng ký thành lập, tăng 102,48% so với năm 2015. Doanh nghiệp thực tế đang hoạt


động là 4.389 doanh nghiệp chiếm 66,03%; Doanh nghiệp đã đăng ký thành lập nhưng
chưa đi vào hoạt động là 465 doanh nghiệp chiếm 7 %; Doanh nghiệp đã đăng ký thành
lập nhưng tạm ngừng hoạt động do gặp khó khăn là 531 doanh nghiệp chiếm 8%;
Doanh nghiệp phải tự giải thể do không thể hoạt động được có 598 doanh nghiệp,
chiếm 9 %.
- Công tác Kiểm tra, kiểm soát đối với doanh nghiệp được diễn ra thương xuyên.
Năm 2016, có 121 doanh nghiệp bị giải thể và thu hồi giấy phép kinh doanh, tăng gấp 1,8
lần so với năm 2015. Công tác cải cách thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp ngày
càng hoàn thiện. Năm 2016, đơn vị tiếp nhận 6.157 hồ sơ TTHC, trong đó chỉ có 10 trường
hợp bị trả quá hạn. Nguyên nhân hồ sơ bị trả quá hạn là do có nhiều hồ sơ phức tạp, cần có
ý kiến của các ngành, địa phương liên quan ảnh hưởng đến thực tế giải quyết…
- Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN của Sở KH&ĐT đối với doanh
nghiệp sau đăng ký thành lập như sau: (1)Các yếu tố thuộc về Sở Kế hoạch và Đầu tư
(năng lực của ban lãnh đạo Sở, số lượng và trình độ CCVC, cơ sở vật chất kỹ thuật); (2)
Yếu tố bên ngoài (chính sách của Nhà nước, điều kiện kinh tế, sự phối hợp giữa các cơ
quan quản lý Nhà nước, đặc điểm và ý thức của doanh nghiệp).
- Các giải pháp nhằm tăng cường QLNN của Sở KH&ĐT đối với doanh nghiệp sau
đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới là: Hoàn thiện các biện
pháp hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Hoàn thiện và thúc đẩy các chính
sách đối với doanh nghiệp; Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính đối với doanh
nghiệp; Xây dựng đội ngũ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập;
…Các giải pháp có tính khả thi, dễ áp dụng trong thực tiễn.



THESIS ABSTRACT
The writer: Tran Ba Thon
The master thesis: "State management of the Department of Planning and nvestment
for enterprises after registration established in the province of Bac Ninh ".
Major in: Business Administration

Code: 60340102

Training facility: Vietnam National University and Agriculture
Research purposes
On the basis of the State management theory of the Department of Planning and
Investment for enterprises after business registration, the thesis on the assessment of the
state of the state management of the Department of Planning and Investment for
enterprises after business registration in the province of Bac Ninh, To issue some solutions
to improve state management of enterprises after registration for establishment in Bac Ninh
province in the coming time.
Research Methods
- Method of information collection
+ Secondary data from publicly available information of agencies and organizations
such as: information of the pricing committee, newspapers and magazines, television and
radio stations. Statistics of the forums, press information on the website.
+ Primary data in this thesis I used the survey method of 100 enterprises and 10
managers of district and provincial agencies, departments and related departments.
Through questionnaires, live interviews, and e-mails, the questionnaires were distributed.
This is important information that helps to understand the state management of the
Department of Planning and Investment for enterprises after business registration in Bac
Ninh province.
- Data processing

Data is processed using Excel software
- Analysis method
+ Statistical methods: The opinions of enterprises in Bac Ninh province on the
management of the State after the enterprise was established by the absolute number,
relative number, tables of figures , ... and other contents of the topic


+ Comparison method: From the opinions of the evaluation of the enterprises then
using the method of comparison absolute and relative numbers, compared over the years to
see the dynamics of development.
Main results and conclusions
Through the study of state management of the Department of Planning and
Investment for enterprises after registration established in Bac Ninh province shows that:
- Up to 31/12/2016, the province has 6,647 enterprises after registration established,
up 102.48% compared to 2015. The actual operating enterprises are 4,389 enterprises
accounting for 66, 03%; Enterprises registered but not yet in operation are 465 enterprises
accounting for 7%; Enterprises registered to establish but suspended operation due to
difficulties are 531 enterprises accounted for 8%; The enterprise has to dissolve itself by
failing to operate 598 enterprises, accounting for 9%.
- Inspection and control of enterprises is carried out regularly. In 2016, 121
enterprises were dissolved and the business license was revoked, 1.8 times higher than that
of 2015. The reform of administrative procedures for enterprises has been improved. In
2016, the unit received 6,557 ADR records, of which only 10 cases were overdue. Cause of
overdue documents is due to many complicated documents, need opinions of the
concerned branches and localities affect the actual settlement ...
- There are two groups of factors that affect the management of the Department of
Planning and Investment for the following enterprises: (1) Factors belonging to the
Department of Planning and Investment (the capacity of the Department of Planning and
Investment, Number and level of CCVC, technical facilities); (2) External factors
(government policy, economic conditions, coordination between state management

agencies, characteristics and awareness of enterprises).
- Solutions to enhance the State management of the Department of Planning and
Investment for enterprises after registration to establish in Bac Ninh province in the
coming time are: Complete measures to support business activities of enterprises;
Complete and promote policies for businesses; Promote the reform of administrative
procedures for enterprises; Establishing the state management team for enterprises after
registration of establishment ... The solutions are feasible and easy to apply in practice.


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở các quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử, Nhà nước đóng vai trò rất
khác nhau, song vai trò cơ bản của Nhà nước thường bao gồm: cung cấp hàng
hoá công; duy trì trật tự xã hội; hoạch định khung khổ thể chế điều tiết nền kinh
tế; khắc phục những bất cập của thị trường; phân phối lại thu nhập và đảm bảo
công bằng xã hội; đại diện hợp pháp cho quốc gia trên trường quốc tế; khuyến
khích bảo tồn và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong
nhiều trường hợp, Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy sự phát
triển kinh tế xã hội, nhưng nhiều trường hợp khác Nhà nước cũng có thể gây ra
những tác hại lớn cho xã hội xuất phát từ những hạn chế của mình như đặt ra các
chính sách sai lầm; gây ra tình trạng mất ổn định; can thiệp quá sâu vào các hoạt
động kinh tế; dễ bị tổn thương trước làn sóng toàn cầu hoá; bộ máy cồng kềnh
dẫn tới hiệu quả hoạt động kém; làm sói mòn năng lực cá nhân; tư tưởng vị kỷ,
cục bộ trong đội ngũ quan chức.
Trong lĩnh vực phát triển doanh nghiệp, sự can thiệp của Nhà nước vào
nền kinh tế để thúc đẩy, hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp xảy ra hết sức
phổ biến cả ở các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển. Trong
những năm gần đây, sự chuyển đổi của một loạt các quốc gia từ cơ chế kế hoạch
hóa tập trung sang cơ chế thị trường với định hướng phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần như Trung Quốc, Việt Nam,... cũng đã tạo cơ hội to lớn cho sự phát

triển của khu vực doanh nghiệp tại các quốc gia này. Ở nước phát triển như Hoa
Kỳ, Nhật Bản... (nơi tập trung nhiều tập đoàn kinh tế lớn, nổi tiếng thế giới), Nhà
nước cũng xác định vai trò quan trọng, lâu dài của doanh nghiệp trong nền kinh
tế, vì nó là bộ phận cấu thành không thể thiếu được của nền kinh tế. Các học giả
trên thế giới khá dễ dàng trong việc thống nhất về vai trò quan trọng của khu vực
doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế, song lại hết sức khác biệt trong quan
điểm thế nào là vai trò hợp lý của Nhà nước trong phát triển doanh nghiệp.
Ở nước ta Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: Nhà nước tạo môi
trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để
phát triển; bằng chiến lược quy hoạch, kế hoạch và chính sách, kết hợp với sử dụng
lực lượng vật chất của Nhà nước để định hướng phát triển kinh tế - xã hội, khai thác


hợp lý các nguồn lực của đất nước, bảo đảm cân đối vĩ mô nền kinh tế, điều tiết thu
nhập; kiểm tra, kiểm soát, thanh tra mọi hoạt động kinh doanh theo quy định của
pháp luật….Quán triệt chủ trương này, công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực
đăng ký doanh nghiệp trong những năm qua đã đánh dấu nhiều cải cách to lớn, đặc
biệt là trong việc tạo dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế ra đời và hoạt động. Cùng với sự phát triển nhanh
chóng của khu vực doanh nghiệp, công tác quản lý của Nhà nước đối với doanh
nghiệp sau đăng ký thành lập được đổi mới, khắc phục nhiều yếu kém của phương
thức quản lý trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, từng bước hoàn thiện
phù hợp với nền kinh tế thị trường, góp phần quan trọng vào sự phát triển và nâng
cao vai trò của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong tam giác tăng trưởng: Hà Nội - Quảng Ninh Hải Phòng. Trong những năm 2010 - 2015 cùng với sự chuyển biến của nền kinh
tế cả nước, nền kinh tế của tỉnh đã có những thay đổi và tạo bước phát triển đáng
kể. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, trung bình 10,4%/năm. Cơ cấu kinh tế của tỉnh
chuyển dịch mạnh theo hướng CNH, HĐH. Cùng với sự phát triển năng động
của nền kinh tế, các doanh nghiệp được đánh giá cao và có những đóng góp cho

tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Các DN đã giải quyết được nhiều việc làm, đóng
góp phần lớn nguồn thu ngân sách, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, làm
cho tình hình an ninh chính trị - xã hội được giữ vững.
Đi đôi với sự phát triển nhanh mạnh của các doanh nghiệp thì quản lý nhà
nước (QLNN) của các cơ quan Ban, Ngành trong tỉnh đóng vai trò rất quan
trọng. Đặc biệt là cơ chế quản lý và các chính sách của Nhà nước đối với các
doanh nghiệp của tỉnh trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp sau đăng ký thành lập của tỉnh cũng còn nhiều hạn chế như thiếu thống
nhất và đồng bộ giữa nội dung với tổ chức thực hiện, giữa phương thức với công
cụ quản lý, giữa quy định pháp luật với điều kiện để thực thi pháp luật đã trở
thành một nhu cầu bức thiết đối với Nhà nước và xã hội. Với những lý do nêu
trên, việc nghiên cứu chủ đề “Quản lý nhà nước của Sở KH&ĐT đối với doanh
nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” là đòi hỏi khách
quan và cần thiết, được chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này, với hy
vọng góp phần vào việc giải quyết vấn đề đặt ra.


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng QLNN của Sở KH&ĐT đối với doanh
nghiệp sau đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN của Sở KH&ĐT
đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập;
- Phân tích thực trạng QLNN của Sở KH&ĐT đối với doanh nghiệp sau
đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016;
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN của Sở

KH&ĐT đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2017 - 2022.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề cơ bản về QLNN của Sở
KH&ĐT đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập theo Luật Doanh nghiệp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung: Nghiên cứu Quản lý nhà nước của Sở KH&ĐT đối với doanh
nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
* Về không gian: Nghiên cứu thực hiện tại tỉnh Bắc Ninh
* Về thời gian: Nguồn số liệu phục vụ đề tài được thu thập giai đoạn 2014
- 2016. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn doanh nghiệp
năm 2016.


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm và vai trò của QLNN đối với doanh nghiệp
2.1.1.1. Một số khái niệm
a. Doanh nghiệp
Theo từ điển tiếng Việt "Doanh nghiệp là làm các công việc kinh doanh.
Giới doanh nghiệp, các nhà doanh nghiệp, là đơn vị kinh doanh như: Xí nghiệp,
công ty… Mở rộng doanh nghiệp; Doanh nghiệp nhà nước; Doanh nghiệp tư nhân"
(Viện Ngôn ngữ học, 2006)
Về góc độ pháp lý "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản,
có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh" (Quốc hội, 2009).
Trên thực tế, doanh nghiệp được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: cửa hàng, nhà
máy, xí nghiệp, hãng…
Như vậy, doanh nghiệp là một thuật ngữ được sử dụng ngày càng phổ biến. Tuy

nhiên bản thân khái niệm doanh nghiệp được các môn khoa học tiếp cận dưới nhiều
góc độ khác nhau và do vậy, có nhiều cách diễn đạt khác nhau.
- Dưới góc độ tổ chức thì doanh nghiệp là một tổng thể các phương tiện máy
móc, thiết bị và con người được tổ chức lại nhằm thực hiện mục đích kinh doanh
sinh lợi (Đỗ Tiến Thịnh, 2012).
- Dưới góc độ lợi ích thì doanh nghiệp là một tổ chức sản xuất, thông qua đó,
trong khuôn khổ một tài sản nhất định, người ta kết hợp nhiều yếu tố sản xuất khác
nhau, nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ để bán trên thị trường và thu khoản
chênh lệch giữa giá thành và giá bán sản phẩm (Đỗ Tiến Thịnh, 2012).
- Dưới góc độ chức năng thì doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh
nhằm thực hiện một, một số, hoặc tất cả các công đoạn trong quá trình đầu tư từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi (Đỗ
Tiến Thịnh, 2012).
- Dưới góc độ hệ thống thì doanh nghiệp là một bộ phận hợp thành trong hệ
thống kinh tế, mỗi đơn vị trong hệ thống đó phải chịu sự tác động tương hỗ lẫn


nhau, phải tuân thủ những điều kiện hoạt động mà Nhà nước đặt ra cho hệ thống
kinh tế đó nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng của xã hội (Đỗ Tiến Thịnh, 2012).
Theo nghĩa chung nhất doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh
được tổ chức để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị
trường, thông qua đó để tối đa hóa lợi nhuận, trên cơ sở tôn trọng luật pháp của Nhà
nước và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng (Quốc hội, 2005).
Các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân rất đa dạng về hình thức, quy
mô và ngành nghề hoạt động. Ở nước ta hiện nay, có nhiều tiêu chí để phân loại
doanh nghiệp. Phân loại theo trách nhiệm pháp lý có: DNTN, công ty TNHH, công ty
cổ phần, công ty hợp danh; phân loại theo tính chất sở hữu có: DNNN, DNTN, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; phân theo quy mô có doanh nghiệp nhỏ và vừa,
doanh nghiệp lớn; phân loại theo ngành nghề hoạt động có: doanh nghiệp công
nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.

b. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
- Quản lý nói chung là sự tác động của chủ thể bằng cơ chế quản lý tới đối
tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra (Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, 2014).
Từ khái niệm về quản lý, chúng ta có thể hiểu quản lý nhà nước là hoạt động
chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước được tiến hành trên
cơ sở pháp luật và để thi hành pháp luật. Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù các quốc
gia trên thế giới có các chế độ chính trị khác nhau, nhưng đều có điểm chung là
ngày càng coi trọng vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước. Như vậy, vai trò quản
lý kinh tế của Nhà nước, trong đó có quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngày
càng được nâng cao (Đinh Văn Ân và Lê Xuân Bá, 2006).
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là một bộ phận, đồng thời là nội
dung cơ bản của quản lý nhà nước về kinh tế, nên Nhà nước có chức năng và nhiệm
vụ quản lý đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoàn toàn có quyền tự chủ khi tiến hành hoạt
động kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm.
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là sự tác động có chủ đích, có tổ
chức và bằng pháp quyền nhà nước lên các doanh nghiệp và vì mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước, chủ thể quản lý, chỉ quản lý doanh


nghiệp với tư cách là cơ quan quyền lực nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp quyền
tự do kinh doanh theo pháp luật. Còn doanh nghiệp, đối tượng bị quản lý, tuy là
một tổ chức nhưng được coi như một “công dân” của nền kinh tế. Mỗi tổ chức
kinh tế, mỗi doanh nghiệp từ khi bắt đầu thành lập cho đến suốt quá trình kinh
doanh đều phải tuân thủ những quy định của pháp luật (thường được gọi chung là
thế chế quản lý bao gồm cả thủ tục hành chính). Điều đó cũng có nghĩa là mọi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp của bộ máy hành chính. Từ các nguyên tắc và nội dung về Nhà nước và doanh
nghiệp, trong mối quan hệ quản lý, tiếp cận nghiên cứu là từ phía Nhà nước trong

việc quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp, phải được thể hiện
đồng thời hai tính chất: vừa thực hiện quyền lực nhà nước trong đăng ký, giám
sát, kiểm tra doanh nghiệp và vừa phải phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp
(Đinh Văn Ân và Lê Xuân Bá, 2006).
c. QLNN cấp tỉnh đối với doanh nghiệp
- Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong phạm vi địa phương gồm nội
dung chính sau:
Tổ chức và chỉ đạo cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký đầu tư thực
hiện công tác cấp đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp và
thu hồi các loại giấy này;
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho người quản lý kinh doanh, người lao động và
cán bộ công chức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp;
Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
Chỉ đạo các cơ quan trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện các
quy định của pháp luật về thuế, các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật
và hướng dẫn tương ứng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; trực tiếp xử lý hoặc kiến
nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm quy định về quản lý nhà nước trong
lĩnh vực nói trên; giải quyết khó khăn, cản trở trong đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp trong phạm vi thẩm quyền; tổ chức kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp và xử lý
vi phạm theo quy định của pháp luật (Quốc hội, 2005),
Quản lý nhà nước về thuế: Quản lý nhà nước về thuế là nội dung quản lý
mang tính tổng hợp. Thuế là nguồn thu chủ yếu đối với ngân sách quốc gia, đồng


thời chi tiêu của bộ máy cơ quan nhà nước nói chung được sử dụng từ nguồn thu do
doanh nghiệp nộp thuế mang lại. Nếu coi quốc gia, địa phương là một doanh nghiệp
thì doanh nghiệp đó phải hoạt động kinh tế để có nguồn thu nhập nhằm duy trì và
phát triển hoạt động của mình. Do đó, nhiệm vụ quản lý của cơ quan thuế các cấp, ở
mọi quốc gia, lãnh thổ trên thế giới là thu thuế cho Nhà nước theo quy định và nuôi

dưỡng nguồn thu để có thể thu thuế được nhiều hơn. Để làm được điều đó, cơ quan
thuế phải chấp hành nghiêm quy định của pháp luật và phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan nhà nước địa phương để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình (Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, 2011).
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo quy định của Luật chuyên
ngành là nhiệm vụ của các Bộ, các Sở, ngành trực thuộc UBND cấp tỉnh trong
quản lý ngành, nghề và điều kiện kinh doanh theo quy định của các luật, khi
doanh nghiệp đi vào hoạt động như: Luật Khám chữa bệnh, Luật Dược, Luật
Phòng cháy chữa cháy, Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, Luật Xây dựng,
Luật kinh doanh bất động sản v.v.. Cụ thể các Sở như: Y tế, Công an, Ngân hàng
nhà nước, Xây dựng v.v.. là các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh
vực cấp Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh v.v.. và tiến hành kiểm tra, thanh hoạt động của doanh nghiệp đáp ứng
điều kiện kinh doanh theo quy định của những loại giấy tờ đó; đồng thời thu hồi,
xử lý vi phạm khi doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đó
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011).
Quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với doanh nghiệp những đặc điểm sau:
- Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp phải phù hợp với thể chế kinh tế
thị trường, lấy cơ chế thị trường làm nền tảng để định hướng cho việc áp dụng các
công cụ quản lý (Nguyễn Phương, 2011).
- Việc quản lý đối với doanh nghiệp được tiến hành theo các phương pháp
và với những công cụ khác với phương pháp và công cụ quản lý ở giai đoạn
trước đó, pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước đối với kinh tế được
tăng cường. Do nền kinh tế nước ta đã được đa dạng hoá về hình thức sở hữu và
chuyển sang cơ chế thị trường. Với đối tượng này, Nhà nước không thể không
quản lý bằng pháp luật. Tình trạng buông lỏng kỷ luật, kỷ cương, sự hữu khuynh
trong chức năng tổ chức, giáo dục, chức năng chuyên chính của nhiều cơ quan
quản lý nhà nước về kinh tế, tình trạng xem nhẹ pháp chế trong hoạt động kinh



tế của nhiều doanh nhân đã làm cho trật tự kinh tế của nước ta trong những năm
qua có nhiều rối loạn, gây tổn thất không nhỏ cho đất nước nói chung, Nhà nước
nói riêng, làm giảm sút nghiêm trọng uy tín và làm lu mờ quyền lực của Nhà
nước ta. Để khắc phục tình trạng trên, cần phải tăng cường lập pháp và tư pháp.
Về lập pháp, phải từng bước đưa mọi quan hệ xã hội trên lĩnh vực kinh tế vào
khuôn khổ pháp luật, các đạo luật phải được xây dựng đồng bộ, chính xác, có
chế tài rõ ràng và đúng mức. Trong tư pháp, mọi việc phải nghiêm, từ khâu giám
sát, phát hiện, điều tra, công tố đến khâu xét xử, thi hành án, không để xảy ra
tình trạng lọt tội phạm, có tội phạm không bắt, bắt rồi không xét xử hoặc xét xử
nhẹ, xử rồi không thi hành án, thi hành án nửa vời,… (Nguyễn Phương, 2011).
- Nước ta đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế (ASEAN, APEC,
…), đặc biệt ngày 01/11/2006 nước ta đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO.
Ký nhiều hiệp định song phương và đa phương (Hiệp định thương mại Việt Nam –
Hoa Kỳ, Việt Nam – EU, ký và triển khai thực hiện AFTA,…). Chức năng chính
của quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với doanh nghiệp là định hướng về mặt chiến
lược cho sự phát triển của các doanh nghiệp được thực hiện gián tiếp qua các công
cụ chính sách kinh tế vĩ mô, công cụ pháp luật; hình thành môi trường hoạt động
cho các doanh nghiệp mà cơ bản là môi trường pháp lý và thể chế; hỗ trợ và điều
tiết hoạt động của các doanh nghiệp bằng các công cụ kinh tế vĩ mô; kiểm tra, giám
sát sự tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp; tham gia khắc phục những khuyết
tật của thị trường. Nhà nước phải đặc biệt coi trọng và thực hiện tốt chức năng hỗ
trợ công dân lập thân, lập nghiệp về kinh tế, coi đó là một trong những nét đặc thù
của sự đổi mới chức năng quản lý nhà nước về kinh tế so với trước thời kỳ đổi mới
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011).
Mục tiêu chủ yếu của quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với doanh nghiệp nói
chung và đối với doanh nghiệp nói riêng là nhằm tạo môi trường hoạt động
thuận lợi, bình đẳng, cạnh tranh; đảm bảo để doanh nghiệp tuân thủ pháp luật;
bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp (Nguyễn
Phương, 2011).
2.1.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký

Sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường, hay quản lý nhà nước về kinh tế
mà trước hết và chủ yếu là các doanh nghiệp - hệ thống tế bào sinh sản của nền kinh
tế, đã và đang xuất hiện tại tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Sự can thiệp của nhà


nước chỉ chấm dứt khi hình thành một thị trường hoàn hảo đủ khả năng tự điều
chỉnh và thực hiện tất cả các chức năng can thiệp của Nhà nước. Nhà nước can
thiệp một mặt là để ngăn chặn, hạn chế các tác hại do các hoạt động của doanh
nghiệp gây ra, mặt khác can thiệp để giúp đỡ các doanh nghiệp, doanh nhân thành
đạt trong doanh nghiệp của họ, nhờ đó mà quốc gia cũng hùng mạnh theo tinh thần
“dân giàu, nước mạnh” (Lê Quang Mạnh, 2011).
Vai trò quan trọng của Nhà nước đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hội
nhập WTO. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt như hiện nay, thì vai trò của
Nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và đối với các doanh nghiệp có ý nghĩa
quan trọng hơn bao giờ hết, do đó Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, tạo mọi điều
kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển, từ việc tạo môi trường kinh doanh
thuận lợi bao gồm xây dựng và ban hành các luật về doanh nghiệp, tạo thuận lợi
trong cấp giấy phép, tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh đến cung cấp thông tin,
hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ về tín dụng và đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho doanh
nghiệp (Lê Quang Mạnh, 2011).
Hơn nữa, doanh nghiệp là chủ thể, là nhân vật trung tâm trong cuộc gia nhập
WTO, bởi lẽ doanh nghiệp là nơi sản xuất ra sản phẩm, cung ứng cho thị trường các
hàng hoá, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của cuộc cạnh tranh
toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế thắng hay thua chủ yếu dựa vào doanh nghiệp.
Vì vậy, Nhà nước phải tập trung nỗ lực tạo đào, tạo thế cho doanh nghiệp, tạo môi
trường pháp lý, quyết định thể chế, chính sách khuyến khích, trợ giúp; tổ chức bộ
máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hết lòng phục vụ doanh nghiệp, chăm
lo cho doanh nghiệp bảo đảm mọi thể chế, chính sách đều hướng về doanh nghiệp
mà phục vụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, không để
doanh nghiệp đơn thương độc mã trong cuộc chiến cam go này

2.1.2. Đặc điểm về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký
QLNN đối với doanh nghiệp tại các địa phương do Nhà nước hoạch định,
việc quản lý được thực hiện thông qua các quan hệ pháp lý và được thể chế hóa
bằng luật và các văn bản quy phạm pháp luật đối với các thành phần kinh tế. Tất
nhiên, QLNN là sản phẩm mang tính chủ quan, nên yêu cầu phải phù hợp với từng
điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thực tiễn. QLNN đối với các doanh nghiệp
thường bao gồm các đặc điểm sau:


- Quản lý mang tính quyền lực Nhà nước: Quản lý Nhà nước là sự tác động
có tổ chức và điều chỉnh của các chủ thể mang quyền lực nhà nước; được thực hiện
bằng bộ máy công cụ đồng bộ trong gắn kết phối hợp của Nhà nước. Các chủ thể
quản lý mang quyền lực nhà nước, nói gọn là các cơ quan quản lý Nhà nước, phải
thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước bằng quyền lực công cụ và bộ máy của Nhà
nước, cụ thể là: (i) Phải chấp hành theo các cơ quan quyền lực Nhà nước cấp trên
đã lập ra chính cơ quan quản lý Nhà nước đang thực hiện công vụ; (ii) Điều hành,
trên cơ sở chấp hành, để tổ chức thực hiện nội dung công việc quản lý Nhà nước
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011).
- Quản lý của Nhà nước phải phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp: (i)
Tôn trọng quy luật hoạt động của thị trường: chức năng quản lý của Nhà nước chỉ là
tạo môi trường pháp lý, hướng dẫn, điều tiết và xử lý vi phạm, chứ không làm thay
chức năng kinh doanh của doanh nghiệp; tôn trọng và tạo điều kiện cho khả năng tự
điều chỉnh của thị trường; (ii) Phát huy cơ chế tự kiểm tra giữa các chủ thể trong
khi giao dịch và cơ chế tự kiểm soát của chính bản thân doanh nghiệp; (iii) Trong
quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp, tìm cách tháo gỡ khó khăn là nhiệm vụ chính, chế tài
chỉ là bất đắc dĩ; (vi) Nhà nước ban hành kịp thời các cơ chế chính sách phù hợp
với sự vận động của cơ chế thị trường. Bảo đảm cho doanh nghiệp, các thành phần
kinh tế đều bình đẳng trên thị trường; đồng thời, tăng cường quản lý vĩ mô của Nhà
nước, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với yêu
cầu phát triển của nền kinh tế thị trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011).

- Nhà nước chỉ nên quản lý tối thiểu, nghĩa là chuyển sang làm tốt các
nhiệm vụ chủ yếu là định hướng, đề ra các thể chế, chính sách quản lý vĩ mô, làm
tốt các công việc như quy hoạch, kế hoạch phát triển, kiểm tra, giám sát… chỉ
quản lý những nội dung chủ yếu liên quan đến tư cách pháp nhân, tình hình tài
chính, chất lượng sản phẩm, các nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thực hiện với
Nhà nước và trách nhiệm đối với xã hội, trong sự tuân thủ pháp luật.
- Doanh nghiệp ngoài sự chi phối của thị trường, còn chịu sự điểu chỉnh bởi
hệ thống pháp luật và quản lý vĩ mô của Nhà nước kể từ khi thành lập cho đến khi
giải thể. Quan hệ giữa Nhà nước với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường chủ
yếu là quan hệ quản lý bằng pháp luật, cơ chế chính sách, kế hoạch, định hướng, hỗ
trợ, điều chỉnh và không chế trong phạm vi cần thiết để đảm bảo lợi ích chung của
quốc gia, dân tộc (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011).


- Nhà nước với doanh nghiệp có mối quan hệ qua lại với nhau và tác động
lẫn nhau, bởi vì: Về phía Nhà nước, việc thiết lập quản lý đối với các doanh nghiệp
là cần thiết vì quan hệ giữa doanh nghiệp với nền kinh tế nói chung là quan hệ giữa
bộ phận và tổng thể, nhiều khi quyền lợi giữa bộ phận và tổng thể là không thống
nhất, thậm chí còn mâu thuẫn nhau. Vai trò của quản lý nhà nước là duy trì kỷ luật
thị trường, không làm tổn hại tới lợi ích của quốc gia, xã hội và của các doanh
nghiệp khác. Về phía các doanh nghiệp, cũng cần có sự quản lý của Nhà nước, vì
đó chính là chỗ dựa về mặt pháp lý để doanh nghiệp hoạt động. Nhà nước không
những đóng vai trò trong việc tạo lập môi trường kinh doanh, mà còn hỗ trợ,
khuyến khích thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Phần lớn hoạt động này thực hiện
thông qua sự điều tiết, quản lý của Nhà nước.
- Nhà nước với các doanh nghiệp có mối quan hệ qua lại chắt chẽ với nhau.
Nhà nước có ảnh hưởng quyết định tới cách thức hoạt động của doanh nghiệp; ngược
lại, sự phát triển và lớn mạnh của các doanh nghiệp ảnh hưởng tới sức mạnh của Nhà
nước và tác động đến kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước có nhiệm vụ hướng các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp

trên cơ sở pháp luật cho phép. Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý có những tác
động đến hoạt động của doanh nghiệp, có thể ưu đãi cho những doanh nghiệp đầu tư
vào những lĩnh vực mà nhà nước khuyến khích hoặc có tác động mạnh vào kinh tế - xã
hội; hoặc có thể ngăn cản, hạn chế nếu hoạt động của doanh nghiệp làm tổn hại đến lợi
ích quốc gia, dân tộc (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011) .
- Trong hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hiệu quả là mục
tiêu, là các đích của hoạt động quản lý. Xét trong tổng thể nền kinh tế, doanh
nghiệp phát triển ổn định và hiệu quả là mục tiêu, là cơ sở tiền đề cho sự phát triển,
vì nó là chỉ tiêu đánh giá đầy đủ nhất, tổng hợp nhất về chất cũng như về lượng đối
với toàn bộ quá trình tăng trưởng kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả về kinh tế sẽ gắn
kết với hiệu quả về mặt xã hội trong hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp. Đó là thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống
của nhân dân, ổn định chính trị, phát triển văn hoá và phúc lợi xã hội...
2.1.3. Nội dung quản lý Nhà nước của Sở KH&ĐT đối với doanh nghiệp sau
đăng ký thành lập
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, nội dung quản lý nhà nước của sở Kế hoạch
và Đầu tư đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập bao gồm:


2.1.3.1. Xây dựng và ban hành các chính sách đối với doanh nghiệp
Nhà nước xây dựng hai loại pháp luật để điều chỉnh các doanh nghiệp:
Tổ chức các loại hình doanh nghiệp như: Luật Doanh nghiệp Nhà nước,
Luật doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, …theo đó, các chủ thể sản xuất kinh doanh có
thể ra đời (Quốc hội, 2014).
Luật quy định các mặt hoạt động của các doanh nghiệp như: Luật Tài
nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Lao động, Tài chính…để điều
chỉnh các hành vi của doanh nhân khi hoạt động của họ có liên quan đến các yếu tố
nói trên (Quốc hội, 2014).
Tổ chức bộ máy QLNN đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay
gồm: HĐND, UBND tỉnh và các Sở, Ngành liên quan như: Sở Kế hoạch và Đầu

tư; Ban QLKCN, Sở Công thương, Cục thuế và các Sở, Ngành khác có liên quan;
UBND tỉnh chỉ đạo và quản lý thông qua các Sở, Ngành, UBND huyện. UBND
tỉnh thực hiện chức năng QLNN ở địa phương, bảo đảm quản lý thống nhất trong
bộ máy hành chính ở địa phương và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về QLNN ở
địa phương. Việc QLNN đối với doanh nghiệp chủ yếu là ban hành các văn bản
liên quan đến doanh nghiệp, cung cấp thông tin, gặp gỡ, tiếp xúc với doanh nghiệp
(Quốc hội, 2014).
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, UBND tỉnh ra các
văn bản và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản liên quan đến QLNN
đối với doanh nghiệp.
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp việc cho UBND tỉnh, có chức năng
tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện QLNN về kế hoạch và đầu tư gồm: Tổng hợp
về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về
cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước,
đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ chính thức (ODA), nguồn
viện trợ phi chính phủ; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trên phạm vi địa phương;
tổng hợp thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi QLNN của Sở theo quy
định của pháp luật. Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các chức năng nhiệm vụ liên
quan trực tiếp đến doanh nghiệp như: Quy hoạch, cơ chế chính sách thu hút đầu
tư, đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các dự án
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng... (Quốc hội, 2014).


2.1.3.2. Cải cách thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp
Thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp bao gồm từ khâu thành lập, hoạt
động đến giải thể, phá sản doanh nghiệp. Trong đó, thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ
tục về thuế... có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đi vào sản
xuất kinh doanh, gia nhập thị trường.
Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động

hành chính Nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư tích cực thực hiện đồng bộ công tác cải cách hành
chính (CCHC) theo cơ chế "một cửa, một cửa liên thông" nhằm đơn giản hóa
TTHC, tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp
Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác
CCHC, trong đó chú trọng rà soát TTHC, xây dựng phương án rút ngắn thời gian
thực hiện TTHC trong thẩm quyền giải quyết của sở. Để tạo bước chuyển biến
mạnh mẽ, sở chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động, quán triệt đảng
viên, công chức, viên chức trong cơ quan, cùng “chung tay cải cách TTHC” với
tinh thần, trách nhiệm cao. Công tác CCHC được triển khai trên nhiều nội dung
như: Cải cách thể chế, cải cách TTHC, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức, hiện đại hóa nền hành chính... Qua đó bảo đảm tính pháp lý,
hiệu quả trong giải quyết công việc hành chính, loại bỏ những thủ tục rườm rà gây
khó khăn cho người dân và các nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và nâng cao
tính minh bạch, dân chủ trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn (Sở Kế hoạch và Đầu
tư Bắc Ninh, 2014).
Các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư được
công khai trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh và của sở. Các văn bản pháp quy và
biểu mẫu quy định về thành phần hồ sơ, mẫu đơn, mẫu tờ khai, trình tự, cách thức,
thời gian, lệ phí thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động nhà đầu
tư và đăng ký kinh doanh, thẩm định dự án được niêm yết minh bạch, khoa học, tạo
điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, các nhà đầu tư, doanh nghiệp và cá nhân chủ
động tiếp cận, tra cứu khi đến liên hệ công tác tại bộ phận một cửa, một cửa liên
thông, nơi tiếp nhận hồ sơ. Ngoài thủ tục hành chính trên thì Sở Kế hoạch và Đầu
tư QLNN đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn thực hiện nhiều thủ tục hành
chính liên quan đến doanh nghiệp như: thủ tục cấp phép xây dựng; thủ tục giải thể;
thủ tục phá sản doanh nghiệp... (Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh, 2014).


2.1.3.3. Thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh

doanh
Để thực hiện nội dung quản lý này, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải tiến hành
hàng loạt công việc như:
- Thực hiện các hỗ trợ pháp lý, đặc biệt là hỗ trợ tư pháp quốc tế đối với các
doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế.
- Thực hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức quản trị kinh doanh, giúp các
doanh nghiệp hiện đại hoá đội ngũ viên chức nghiệp vụ quản trị kinh doanh.
- Mở ra các trung tâm thông tin, các triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật
để tạo môi trường cho các doanh nghiệp giao tiếp và liên kết sản xuất kinh
doanh với nhau.
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo điều kiện cho sự hình thành đồng
bộ các loại thị trường. Đồng thời quản lý các loại thị trường đó để các doanh nghiệp
có được môi trường thuận lợi trong giao lưu kinh tế như: thị trường hoá thông
thường, thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường khoa học công nghệ, thị
trường thông tin, thị trường chất xám,…Nhà nước bảo đảm một môi trường thị
trường chân thực để giúp các doanh nghiệp không bị lừa gạt trên thị trường đó (Sở
Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh, 2014).
- Chính sách đầu tư: là việc Nhà nước cho phép doanh nghiệp được hưởng
những ưu đãi gồm: miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất;
hỗ trợ kinh phí đầu tư kết cấu hạ tầng dự án, kinh phí đào tạo lao động; hỗ trợ kinh
phí tư vấn đầu tư, thủ tục hành chính về đầu tư... Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi
đầu tư, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện. Đồng thời, qua thanh tra, kiểm tra
Nhà nước có quyền thu hồi những ưu đãi đã cho doanh nghiệp hưởng trong trường
hợp doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định về ưu đãi đầu tư (Sở Kế
hoạch và Đầu tư Bắc Ninh, 2014).
- Công tác quy hoạch: Triển khai quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế
xã hội nói chung, các khu, cụm công nghiệp nói riêng được triển khai thực hiện kịp
thời, đáp ứng nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thành lập các trung tâm trợ giúp doanh nghiệp: Trung tâm Thông tin Tư vấn
và Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh, 2014).



- Tạo nguồn vốn đầu tư ưu đãi cho các chương trình kinh tế trọng điểm của
Nhà nước, cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực mà
Nhà nước khuyến khích.
- Xây dựng và tiến hành bảo hiểm sản xuất kinh doanh cho những doanh
nghiệp thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo định hướng của Nhà nước
và thực hiện các quy định của bảo hiểm.
- Thực hiện miễn giảm thuế cho những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
theo định hướng ưu tiên của Nhà nước.
- Chuyển giao đến các nhà kinh doanh những thông tin chính trị, thời sự
quan trọng có giá trị trong sản xuất kinh doanh để họ tham khảo.
Ngoài ra còn một số hoạt động khác: Hoạt động ứng dụng khoa học công
nghệ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nguồn vốn là một trong chính sách quan
trọng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.3.4. Kiểm tra, kiểm soát đối với doanh nghiệp
Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh là nội dung cơ bản của công tác QLNN đối với doanh nghiệp.
Hoạt động này diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Việc kiểm
tra, kiểm soát đối với doanh nghiệp được thông qua bằng các hình thức chủ yếu
như: giám sát, kiểm tra, thanh tra và kiểm toán nhà nước.
Mọi hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đều mang tính
hai mặt tích cực và tiêu cực. Do đó, Nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, kiểm
soát mọi hoạt động của doanh nghiệp, của cá nhân và tổ chức có liên quan để phát
hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.
Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát đối với doanh nghiệp chính là bảo
đảm cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đứng vững được trong nền kinh tế
thị trường đầy biến động và bảo vệ lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp. Mục
đích của công tác kiểm tra, kiểm soát là hướng dẫn các doanh nghiệp chấp hành
đúng pháp luật, phát hiện những sai sót trong quá trình thực thi pháp luật để kịp

thời uốn nắn và ngăn chặn những sai sót đáng tiếc xảy ra. Thông qua việc kiểm tra,
kiểm soát mà các cơ quan QLNN có được những thông tin phản hồi cần thiết để
đánh giá hiệu quả và mức độ hợp lý của hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách đã


×