Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

TIỂU LUẬN KẾ TOÁN QUỐC TẾ: THUÊ TÀI CHÍNH ĐH KINH TẾ LUẬT TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.19 KB, 87 trang )

MỤC LỤC
1
DANH SÁCH NHĨM

STT

DS

1

98

2

3

4

99

100

101

Họ

Lê Khánh

Lê Thùy

Nguyễn


Quỳnh

Nguyễn Thị
Thùy

Tên

Cơng việc phụ trách
Đánh giá
Làm lý thuyết cho thuê
TC; dịch và làm ví dụ tổng
quan cho thuê TC; nắm
Trang chính phần tổng hợp cho
100%
thuê TC; đóng kịch và
thuyết trình.
Dịch và làm ví dụ; tổng
hợp word phần lí thuyết
thuê tài chính và thuê hoạt
Trang
động (phần tổng quan);
đóng kịch.
Dịch và làm ví dụ; làm lý
thuyết và tổng hợp phần
Trang word thuê tài chính.

Trang

5


102

Bùi Thị
Phương

Trâm

6

103 Lê Ngọc Bảo

Trâm

Dịch và làm ví dụ; làm lý
thuyết th TC; đóng kịch;
đóng clip; viết kịch bản
kịch.

Dịch và làm ví dụ; làm lý
thuyết bài word thuê tài
chính; tham gia quay clip;
tham gia đóng kịch.
Dịch và làm ví dụ; dịch và
làm các ví dụ, bài tập cịn
thiếu; đóng kịch và thuyết
trình; phụ trách tổng hợp,
chỉnh sửa và bổ sung lại
toàn bộ bài word nộp lần
cuối (nắm chính); hỗ trợ ý


100%

95%

100%

95%

100%


2 IAS 17 - Leases
tưởng và power point kịch.

7

8

9

104

Nguyễn Thị
Huyền

105 Trần Thị

106

Nguyễn Đỗ

Đức

Trâm

Trinh

Dịch và làm ví dụ; tổng
hợp bài word; lịch sử và
phát triển TTC và THĐ.
Dịch và làm ví dụ; làm lý
thuyết phần th TC; nắm
chính thuyết trình phần
th TC; tham gia quay
clip.

Nhóm trưởng; so sánh
thuê TC và thuê HĐ; tổng
hợp word; viết tình huống;
Trung
đóng kịch, đóng clip

10

107 Đồn Ngọc

Tuân

11

108 Đỗ Anh


Tuấn

Dịch và làm ví dụ của thuê
TC; phụ trách phần hạn
chế IAS 17; làm power
point kịch, game và phần
thuyết trình cuối; nắm
phần quay và chỉnh sửa
clip; viết kịch bản clip,
kịch và thuyết trình; đóng
kịch và thuyết trình; tổng
hợp, chỉnh sửa và bổ sung
lại bài word nộp lần cuối.

Không tham gia

95%

100%

95%

100%

0%

Không tham gia
12


109 Nguyễn Anh

Tuấn

13

110 Nguyễn Thị
Mỹ

Uyên

0%
Dịch và làm ví dụ; phụ
trách một số nội dung
được phân cơng, thuyết
trình phần thuê hoạt động.

100%


MỤC LỤC
3

14

Phạm Kiều
111
Phương

15


112 Nguyễn Quốc

16

17

18

19

20

113

114

115

Phạm Hoàng
Bảo

Trần Võ
Khánh

Nguyễn Hữu
Khắc

116 Đào Hải


117 Trương Hải

Un
Vương
Vy

Vy

Dịch và làm ví dụ; tham
gia quay clip; đóng kịch.
Khơng tham gia
Dịch và làm ví dụ; tham
gia quay clip; đóng kịch.
Tham gia làm power
point; dịch và làm bài tập
ví dụ; tham gia làm phần
lý thuyết thuê họat động;
tổng hợp word (thuê tài
chính)

Dịch và làm bài tập ví dụ;
làm lý thuyết thuê hoạt
động; so sánh IAS 17 và
VAS 06; tổng hợp và
Xuyên
chỉnh sửa word; tham gia
clip.

Yến


Yến

Dịch và làm bài tập ví dụ;
phụ trách phần game;
tham gia clip; tham gia
kịch.
Làm power point nội dung
thuê TC và thuê HĐ; làm
bài tập trắc nghiệm; tổng
hợp word phần bán và cho
thuê lại, phần nội dung
thuê TC và thuê HĐ.

95%
0%
95%

95%

95%

100%

100%


4 IAS 17 - Leases

MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM......................................................................................................1

MỤC LỤC........................................................................................................................ 4
DANH MỤC VIẾT TẮT..................................................................................................7
DANH MỤC SƠ ĐỒ........................................................................................................7
1.

GIỚI THIỆU IAS 17...............................................................................................8

2.

TỔNG QUAN VỀ THUÊ TÀI SẢN.......................................................................8

3.

2.1.

Nội dung cơ bản.........................................................................................8

2.2.

Phân loại thuê tài sản.................................................................................9

2.2.1.

Th tài chính......................................................................................9

2.2.2.

Th hoạt động....................................................................................9

TH TÀI CHÍNH.................................................................................................9


3.1.

Giới thiệu sự ra đời của thuê tài chính.......................................................9

3.1.1.

Trung Quốc.......................................................................................10

3.1.2.

Hàn Quốc..........................................................................................11

3.1.3.

Indonesia...........................................................................................13

3.1.4.

Malaysia............................................................................................14

3.1.5.

Việt Nam............................................................................................14

3.2.

Định nghĩa thuê tài chính.........................................................................15

3.3.


Phân loại thuê tài chính............................................................................15

3.3.1.

Phương thức cho thuê chuẩn............................................................15

3.3.2.

Phương thức bán và tái thuê.............................................................17

3.3.3.

Phương thức cho thuê giáp lưng.......................................................17

3.3.4.

Phương thức cho thuê liên kết (hợp tác)...........................................18

3.4.

Điều kiện ghi nhận thuê tài chính............................................................19

3.5.

Bên đi thuê...............................................................................................20

3.5.1.

Thời điểm ghi nhận đối với thuê tài chính........................................20


3.5.2.

Giá trị ghi nhận ban đầu...................................................................20


3.5.3.

MỤC LỤC
5
Sau khi ghi nhận ban đầu..................................................................24

3.5.4.

Trình bày và cơng bố trên báo cáo tài chính....................................28

3.6.

4.

Bên cho thuê............................................................................................29

3.6.1.

Thời điểm ghi nhận...........................................................................29

3.6.2.

Ghi nhận ban đầu..............................................................................29


3.6.3.

Sau ghi nhận ban đầu........................................................................31

3.6.4.

Trình bày và cơng bố trên báo cáo tài chính....................................33

TH HOẠT ĐỘNG............................................................................................34

4.1.

Định nghĩa...............................................................................................34

4.1.1.

Trường hợp đặc biệt của thuê hoạt động..........................................35

4.1.2.
thuê

Sự phân loại hợp đồng thuê khác biệt giữa bên đi thuê và cho
...........................................................................................................35

4.2.

Kế toán thuê tài sản đối với bên đi thuê..................................................36

4.2.1.


Ghi nhận trên báo cáo tài chính đối.................................................36

4.2.2.

Hợp đồng thuê ưu đãi đối (theo SIC 15)...........................................36

4.2.3.

Công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính.....................................37

4.3.

Kế tốn th tài sản đối với bên cho thuê................................................38

4.3.1.

Ghi nhận trên báo cáo tài chính.......................................................38

4.3.2.

Hợp đồng thuê ưu đãi (theo SIC 15).................................................38

4.3.3.

Công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính.....................................38

5.

SO SÁNH IAS 17 VÀ VAS 06...............................................................................40


6.

SO SÁNH THUÊ TC VÀ THUÊ HĐ...................................................................41

7. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ THUÊ
TÀI SẢN (IAS 17) TẠI BÊN ĐI THUÊ:......................................................................43
8.

HOẠT ĐỘNG BÁN VÀ THUÊ LẠI....................................................................46

8.1.

Lý do xuất hiện hoạt động bán và thuê lại...............................................46

8.2.

Hợp đồng bán và thuê lại là hợp đồng thuê tài chính..............................47

8.3.

Hợp đồng bán thuê lại là hợp đồng thuê hoạt động.................................48

TỔNG HỢP GIẢI ĐÁP BÀI TẬP.................................................................................52

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.................................................................................52
BÀI TẬP VÍ DỤ..................................................................................................54
BÀI TẬP SÁCH GIÁO TRÌNH..........................................................................83


6 IAS 17 - Leases

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................87

Tài liệu tiếng Việt................................................................................................87
Tài liệu tiếng Anh................................................................................................87


MỤC LỤC
7
DANH MỤC VIẾT TẮT

IAS: International Accounting Stardard
SIC: Standing Interpretations Committee standards
BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCTC: báo cáo tài chính
CĐKT: cân đối kế tốn
CTCP: cơng ty cổ phần
CTTC: cho thuê tài chính
DNNVV: doanh nghiệp nhỏ và vừa
NHTM: ngân hàng thương mại
TSCĐ: tài sản cố định

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Hình 1 - PHƯƠNG THỨC CHO THUÊ CHUẨN
Hình 2 – PHƯƠNG THỨC BÁN VÀ TÁI THUÊ
Hình 3 – PHƯƠNG THỨC CHO THUÊ GIÁP LƯNG
Hình 4 – PHƯƠNG THỨC CHO THUÊ LIÊN KẾT


8 IAS 17 - Leases

1. GIỚI THIỆU IAS 17
Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế về thuê tài sản (IAS 17-Leases) có q trình
hình thành như sau:












10/1980: Bản thảo E19-kế toán đối với việc thuê tài sản (Accounting for Leases)
12/1982: Phát hành IAS 17-Kế toán thuê tài sản (Accounting for Leases);
1/1/1984: IAS 17 có hiệu lực
1994: IAS 17 (1992) được chỉnh sửa lại
4/1997: Ban hành bản nháp E56- Thuê Tài sản (Leases)
12/1997: Ban hành IAS 17
1/1/1999: IAS 17 bắt đầu có hiệu lực
18/12/2003: Chỉnh sửa lại IAS 17 được ban hành bởi IASB
1/1/2005: IAS 17 (2003) có hiệu lực
16/4/2009: IAS 17 được sửa lại theo chương trình cải cách hàng năm của IFRSs

2009 về việc phân loại tài sản là đất
 1/1/2010 : IAS 17 2009 bắt đầu có hiệu lực
Mục đích của IAS 17 là miêu tả đối với bên đi thuê, bên cho thuê và chính sách kế
tốn phù hợp và sự cơng bố đối với việc áp dụng trong mối quan hệ tài chính và hoạt

động thuê.

2. TỔNG QUAN VỀ THUÊ TÀI SẢN
2.1.

Nội dung cơ bản

IAS 17 áp dụng đối với tất cả các hợp đồng thuê, ngoại trừ các thoả thuận thuê có
hướng dẫn riêng biệt cho ngành như khống sản, dầu, khí ga, các nguồn lực tái sinh và
các bản quyền đối với phim, video, ca nhạc, băng đĩa, bằng phát minh sáng chế và những
trường hợp tương tự.
IAS 17 cũng không áp dụng thước đo cơ bản đối với những tài sản dưới đây:
 Bất động sản đầu tư được nắm giữ bởi người đi thuê và được kế toán như khoản
bất động sản đầu tư, sử dụng phương pháp giá trị hợp lý như IAS 40.
 BĐS đầu tư được cung cấp bởi người cho thuê theo phương thức thuê hoạt động.
 Tài sản sinh học được nắm giữ bởi người đi thuê theo phương thức thuê tài chính.


MỤC LỤC
9
 Tài sản sinh học được cung cấp bởi người cho thuê theo phương thức thuê hoạt
động
2.2.

Phân loại thuê tài sản

2.2.1. Thuê tài chính
Thuê tài sản là thuê tài chính nếu phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu tài sản được chuyển giao cho bên đi thuê. Vấn đề cần thiết để phân loại thuê tài sản
là việc xác định phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu có được quyền

chuyển giao cho bên đi thuê sau khi thực hiện tất cả các điều khoản quy định trong hợp
đồng thuê. Tùy theo bản chất của tài sản, rủi ro và lợi ích sẽ được xác định cụ thể.
Rủi ro có thể là do doanh nghiệp khơng tận dụng hết năng lực sản xuất, sự lỗi thời
của tài sản, kết quả hoạt động khơng như mong đợi. Ví dụ, đối với th thiết bị sản xuất
có cơng nghệ cao, rủi ro từ việc thuê tài sản là sự lỗi thời của công nghệ nhưng bên đi
thuê vẫn phải sử dụng do hợp đồng khơng thể hủy ngang.
Lợi ích từ tài sản có thể là lợi nhuận ước tính từ tài sản trong suốt thời gian hữu
dụng của tài sản, khoản lãi từ việc đánh giá lại tài sản, hay khoản lãi từ giá trị thanh lý
của tài sản. Ví dụ với việc thuê thiết bị sản xuất, lợi ích phát sinh từ khoản doanh thu bán
sản phẩm được sản xuất từ thiết bị này và thu nhập từ giá trị còn lại của thiết bị sau khi
đã khấu hao hết trong một hợp đồng thuê mà bên đi thuê được chuyển giao quyền sở hữu
tài sản thuê sau khi kết thúc hợp đồng.
2.2.2. Thuê hoạt động
Tất cả những tài sản còn lại được phân loại là thuê hoạt động. Trong thuê hoạt động,
bên đi thuê không nhận phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản.

3. THUÊ TÀI CHÍNH
3.1.

Giới thiệu sự ra đời của thuê tài chính

Theo các văn tự cổ, cho thuê ra đời từ rất sớm. Khoảng 2000 năm trước Công
nguyên ở Sumerians đã có hoạt động cho thuê về dụng cụ nông nghiệp và dụng cụ cầm
tay.


10 IAS 17 - Leases
Đến thế kỉ 19 đã phát triển các loại tài sản cho thuê có giá trị lớn như toa xe, đầu
máy tàu hoả, đường ray ở Anh năm 1984 và ở Mỹ.
Hoạt động cho thuê đã trải qua hàng nghìn năm nhưng mãi đến cuối thế kỉ 20 mới

trở thành ngành kinh doanh thực sự. Công ty đầu tiên được thành lập tại Mỹ vào tháng
5/1952 đó là cơng ty th HK, từ đó hoạt động cho thuê phát triển rộng rãi ở Mỹ và châu
Âu. Ở châu Á, Nhật là quốc gia có ngành kinh doanh cho thuê ra đời sớm nhất. Đầu
những năm 70 hoạt động cho thuê tài chính cũng bắt đầu xuất hiện ở Hàn quốc, Ấn
Độ, Indonesia, đến đầu những năm 80 hoạt động cho thuê tài chính đã phát triển ở hầu
hết các nước châu Á. Dưới đây là sự phát triển hoạt động cho thuê tài chính ở một số
nước :
3.1.1. Trung Quốc
Hoạt động CTTC ở Trung Quốc được triển khai từ đầu thập niên 80 nhờ có chính
sách mở cửa, cải cách đầu tư mà sau 10 năm ngành CTTC ở Trung Quốc phát triển nhanh
chóng về số lượng cũng như loại hình cơng ty CTTC rất đa dạng. Trong 60 cơng ty
CTTC thì có 25 liên doanh với nước ngồi. Các cơng ty tài chính đầu tư, cơng ty tài
chính tư vấn vẫn được phép thực hiện hoạt động CTTC như là một nghiệp vụ phụ bên
cạnh hoạt động kinh doanh chính. Doanh thu từ hoạt động CTTC tăng đáng kể qua các
năm. Cụ thể chỉ sau khi thành lập 1 năm thì doanh số CTTC là 13,2 triệu USD (năm
1981) thì đến năm năm 1987 con số này gần 1 tỷ USD. Như vậy chỉ sau 6 năm đưa vào
vận hành hoạt động CTTC doanh số CTTC đã đạt 3 tỷ USD.
Trong nghiệp vụ CTTC, các công ty CTTC ở Trung Quốc thực hiện thuê tài sản
trong đó bên thuê được quyền chọn những tài sản cho thuê cho đến hết thời hạn hợp đồng
và được trích khấu hao tài sản thuê.
Điều đặc biệt là hoạt động CTTC chịu sự chi phối bởi kế hoạch và chính sách của
nhà nước. Ngay cả nguồn vốn đưa ra và lịch thanh toán nợ đều dựa trên kế hoạch nhà
nước. Và để tránh việc đầu tư vào những máy móc thiết bị lạc hậu,lỗi thời và khơng phục
vụ cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, chính phủ quy định thiết bị cho thuê phải
được đưa vào danh mục quản lý của nhà nước hoặc kế hoạch của địa phương và là đối
tượng phải được sự chấp thuận của nhà nước hoặc các cơ quan quản lý. Đồng thời chính
phủ quy định tất cả các cơng ty CTTC phải tìm một nhà cung cấp thích hợp, nắm được
giá cả cung ứng thiết bị cũng như chất lượng, công nghệ và các đặc tính kỹ thuật khác



MỤC LỤC
11
của các máy móc thiết bị đó. Thậm chí, cơng ty CTTC cịn phối hợp với bên cung ứng để
huấn luyện cho bên thuê cách sử dụng và vận hành tài sản.
Với những quy định như trên, chính phủ đã dẫn dắt và định hướng đối với hoạt
động CTTC như hạn chế các hoạt động mang tính chất tự phát của các công ty CTTC,
đồng thời hạn chế được việc mua bán tài sản, thiết bị CTTC không đúng so với giá trị của
thiết bị đó. Những vấn đề này nếu không được quy định chặt chẽ sẽ gây ảnh hưởng tiêu
cực đối với hoạt động CTTC nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Mặt khác, bằng việc tạo dựng được môi trường pháp lý thuận lợi và ban hành chính
sách khuyến khích sự phát triển của loại hình dịch vụ này thích hợp như: Các cơng ty
CTTC được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm đầu và sau năm thứ ba nếu
có lợi nhuận mới phải nộp thuế, quy định thuế suất thuế lợi tức ưu đãi đối với dịch vụ
CTTC và một loạt các văn bản khác đã làm cho thị trường CTTC phát triển mạnh mẽ và
nhanh chóng.
Để thúc đẩy hoạt động CTTC, ở Trung Quốc đã nhanh chóng hình thành hiệp hội
CTTC với mục đích bảo vệ lợi ích của hoạt động CTTC, đồng thời tăng cường quan hệ
hợp tác của các thành viên trong hiệp hội. Thông qua hiệp hội, các thành viên sẽ nhận
được sự hỗ trợ, hợp tác phát triển, học hỏi lẫn nhau và đưa ra những vướng mắc chung
kêu gọi chính phủ quan tâm giải quyết.
3.1.2. Hàn Quốc
Hoạt động CTTC được áp dụng ở Hàn Quốc vào những năm 1970 và được coi là
một trong những quốc gia đầu tiên tại châu Á áp dụng hoạt động này để tài trợ vốn cho
nền kinh tế. Ở Hàn Quốc những năm 1970, tình hình kinh tế ở trạng thái nhu cầu đầu tư
thiết bị vượt quá tiền vốn đòi hỏi cần bổ sung loại hình tài trợ mới và hoạt động CTTC
được đưa vào áp dụng dưới sự giám sát của Bộ Tài chính, ngay sau khi đưa vào áp dụng
CTTC đã trở thành công cụ để thúc đẩy đầu tư trong nước cho tăng trưởng kinh tế. Năm
1995, có 25 cơng ty CTTC hoạt động với quy mơ thị trường là 18 tỷ USD, chiếm 30% so
với toàn bộ thiết bị trong nước và đứng thứ 4 thế giới về doanh số CTTC.
Điều chỉnh hoạt động CTTC tại Hàn Quốc bởi “Luật khuyến khích ngành cho thuê”

được ban hành vào năm 1973 và được sửa đổi liên tục do thị trường CTTC được mở rộng
và đến năm 1993 được đổi tên thành “Luật kinh doanh cho thuê”. Điều này thể hiện tính
tự do hố của thị trường tài chính Hàn Quốc và đến 1998 cùng với sự cơ cấu lại thị


12 IAS 17 - Leases
trường tài chính Luật kinh doanh cho thuê được thay thế bằng “Luật kinh doanh tài trợ tín
dụng đặc biệt”.
Hoạt động CTTC đã đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế Hàn Quốc trong việc cung
cấp khoản tài trợ vốn thay thế. Trong quá trình phát triển kinh tế, CTTC đã đóng góp
đáng kể cho đầu tư quốc gia vào thiết bị. Chẳng hạn năm 1996, quy mô thị trường CTTC
đạt 16,9 tỷ USD, chiếm 28,5% tổng đầu tư quốc gia vào thiết bị trong những năm 1990.
Hỗ trợ một cách đáng kể cho các DNNVV đầu tư vào thiết bị với số tiền là 4,9 tỷ
USD chiếm 52,7% tổng doanh số CTTC trong năm 1993. Theo Luật khuyến khích cho
th thì bên cho th được hướng dẫn duy trì mức tối thiểu 50% tổng cho thuê dành cho
DNNVV.
Cũng trong Luật khuyến khích cho thuê hướng dẫn các cơng ty CTTC phải duy trì
mức tối thiểu 40% tổng cho thuê dành cho ngành sản xuất trong nước. Cũng trong năm
1993, tổng số cho thuê máy móc thiết bị, ngành sản xuất máy móc trong nước chiếm
59,1% với số tiền 5,4 tỷ USD. Điều này đã nói CTTC đã đóng góp vào sự phát triển của
ngành sản xuất máy móc trong nước.
Tiêu chuẩn xử lý kế tốn trong CTTC được Chính phủ ban hành vào ngày
01/01/1985 và được sửa đổi vào tháng 3/1993, trường hợp giá trị hiện tại của phí cho
thuê áp dụng là trên 90% giá chính thức thì có khả năng khấu hao thiết bị trong thời gian
thuê. Một trong những nhân tố giúp hoạt động CTTC tại Hàn Quốc thốt ra khó khăn
quản lý bằng việc tăng cường tiêu chuẩn kế toán. Ngày 18/03/2005, Uỷ ban tiêu chuẩn kế
toán- Viện nghiên cứu kế tốn Hàn Quốc cơng bố và thơng qua bản tiêu chuẩn kế toán
doanh nghiệp và tiêu chuẩn này cũng áp dụng đối với bản hợp đồng cho thuê. Như vậy,
có thể khẳng định hoạt động CTTC ở Hàn Quốc phát triển nhanh là do những nguyên
nhân sau:

 Thứ nhất, có sự tham gia của chính phủ trong việc có định hướng về cơ cấu tài sản
cho thuê, áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ, hạn chế tín dụng ngân hàng đối với
các tập đoàn kinh tế lớn nên những quy định thơng thống của CTTC giúp ngành
này trở nên hấp dẫn.


MỤC LỤC
13
 Thứ hai, thực hiện khuyến khích đầu tư và ưu đã thuế. Chính phủ chủ động hỗ trợ
ngành cơng nghiệp này phát triển bằng những chính sách thuế, hạch toán khấu hao
tài sản và quy định nhiều quyền có lợi cho bên cho thuê.
 Thứ ba, có hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động CTTC Và được cụ thể hoá thành
luật. Đồng thời quy định rõ ràng việc xử lý kế toán nghiệp vụ kế toán CTTC.
 Thứ tư, khuyến khích phát triển các DNNVV cùng với nền kinh tế phát triển như
vũ bão kéo Theo nhu cầu lớn về vốn cho việc đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị,
cơng nghệ sản xuất.
 Thứ năm, khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư của người nước ngồi.
3.1.3. Indonesia
Hoạt động CTTC ở Indonesia được hình thành và phát triển vào năm 1974 trên cơ
sở một pháp lệnh liên Bộ Tài chính – Cơng nghiệp – Thương mại. Pháp lệnh này có hiệu
lực thi hành từ năm 1974 đến năm 1988, trong thời gian này, hoạt động CTTC chưa thật
sự phát triển. Chỉ đến khi Tổng thống ban hành pháp lệnh số 61/1188 và pháp lệnh của
Bộ trưởng Bộ Tài chính thì hoạt động CTTC có một bước phát triển đáng ghi nhận. Các
pháp lệnh trên đã thay đổi một các đáng kể hoạt động của cơng ty CTTC, nó cho phép
các cơng ty CTTC hoạt động rộng hơn. Theo pháp lệnh này, một công ty CTTC có thể
cung cấp cả hợp đồng CTTC và hợp đồng cho thuê vận hành. Nếu công ty muốn mở rộng
hoạt động tài chính khác thì có thể xin giấy phép của Bộ trưởng Bộ Tài chính để trở
thành cơng ty tài chính hoạt động trong lĩnh vực sau: CTTC, cho thuê vận hành, đầu tư
dài hạn, kinh doanh chứng khốn, mua nợ, thẻ tín dụng, tài trợ tiêu dùng.
CTTC ở Indonesia đã đáp ứng một khối lượng lớn đầu tư máy móc thiết bị đáng kể

cho nền kinh tế. Trị giá hợp đồng cho thuê năm 1998 là 4.061.600 triệu Rupi, tăng gấp
6,2 lần năm 1986. Số lượng các cơng ty tài chính cũng phát triển rất nhanh chóng từ 79
công ty năm 1986 đến 100 công ty năm 1990. Thị trường CTTC phát triển được là do
chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi như: Miễn giảm thuế đối với tài sản cho thuê cả khi
nhập cũng như khi bán tài sản, hệ thống tài chính và ngân hàng ln cải cách có lợi cho
cơng ty CTTC, điều kiện vay trung -dài hạn của ngân hàng ngặt nghèo hơn làm cho các
DN khó có đủ điều kiện để được vay vốn ngân hàng và nếu có cho vay được thì thời hạn
cho vay rất ngắn. Chính vì vậy CTTC trở nên hấp dẫn với các DN.


14 IAS 17 - Leases
3.1.4. Malaysia
Ở Malaysia, hoạt động CTTC cũng được thành lập năm 1974 và phát triển nhanH
chóng vào cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, đến năm
1985-1986, với những kinh nghiệm còn yếu và sự sửa đổi các biện pháp hành chính của
Chính phủ nhằm xóa bỏ những lổ hỗng về thuế và thắt chặt việc sử dụng Thuật ngữ “Cho
thuê” đã ảnh hưởng đến hoạt động CTTC. Và đến năm 1989-1990, nền kinh tế của
Malaysia phục hồi, phần lớn các khu vực kinh tế được mở rộng, đặc biệt là khu vực cơng
nghiệp, điều đó lại thúc đẩy hoạt động CTTC phát triển. Ở Malaysia, công ty CTTC chủ
yếu thực hiện các dịch vụ cho thuê thiết bị và tiến hành cả hai hình thức CTTC và cho
thuê vận hành. Cho thuê vận hành có chiều hướng tăng lên: Năm 1989, CTTC chiếm
86%, cho thuê vận hành chiếm 14% trong tổng số hợp đồng cho thuê thì đến năm 1990, tỉ
lệ này tương ứng là 79,3% và 20,7%. Như vậy, hoạt động CTTC ở Malaysia phát triển là
do có sự quan tâm của Chính phủ trong việc khuyến khích phát triển hoạt động này thơng
qua các chính sách thuế và các quy định liên quan đến hoạt động CTTC. Ngồi ra, các
cơng ty CTTC đã đẩy mạnh các hoạt động của mình thơng qua việc đa dạng hố các sản
phẩm và loại hình cho thuê.
3.1.5. Việt Nam
So với các nước châu Á, ngành công nghiệp cho thuê xâm nhập vào Việt Nam
muộng hơn. Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng đầu tiên thành lập cơng ty cho th

tài chính vào năm 1994. Tuy nhiên đến ngày 27/05/1995, thống đốc ngân hàng Nhà nước
Việt Nam mới ban hành thể lệ tín dụng thu mua (Quyết định 149/QD-NH5) và ngày
09/10/1995 Chính phủ đạ ban hành nghị định 64/CP về “quy chế tạm thời về tổ chức và
hoạt động của các công ty CTTC tại Việt Nam”. Nhờ đó, hiện nay cả nước có 13 cơng ty
CTTC gồm các cơng ty trực thuộc các NHTM, công ty liên doanh và công ty 100% vốn
nước ngồi.
Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận một thực tế là thời gian qua cịn ít doanh nghiệp
mặn mà với hoạt động này. Nếu như ở các nước đang phát triển, tỷ trọng của thị trường
cho thuê tài chính so với thị trường tín dụng vào khoảng từ 15 đến 20% thì ở Việt Nam,
tỷ lệ này mới chỉ đạt khoảng 1,4%. Như vậy, cứ 100 doanh nghiệp thì chưa đến 2 doanh
nghiệp sử dụng những tiện ích của hoạt động cho th tài chính.Sự vắng bóng khách
hàng trên thị trường CTTC cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi vì nó là một hoạt động khá mới


MỤC LỤC
15
mẻ của Việt Nam, nhất là khi tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng vẫn còn quen
thuộc và được nhiều doanh nghiệp và cá nhân coi là biện pháp truyền thống dùng để vay
vốn. Nhưng nguyên nhân lớn nhất khiến cho hoạt động CTTC kém hấp dẫn là do còn quá
nhiều “khoảng trống” trong các văn bản luật.
Tóm lại, hoạt động cho th tài chính là một loại hình tín dụng có nhiều ưu điểm,
đặc biệt phát huy hiệu quả trong hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư chiều sâu, máy
móc, thiết bị… để mở rộng sản xuất. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thường hạn chế về
vốn tự có, uy tín cũng như tài sản thế chấp dẫn đến khó tiếp cận với nguồn vốn tài chính,
nên đi th máy móc, thiết bị của cơng ty cho th tài chính đã được nhiều doanh nghiệp
thực hiện.
3.2.

Định nghĩa thuê tài chính


Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và
lợi ích gắn liền với tài sản cho bên đi thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể hoặc khơng thể
được chuyển giao vào cuối thời hạn th.
Ví dụ: Cơng ty P kí hợp đồng với công ty Q thuê 1 tài sản cố định trong 6 năm, thời
hạn sử dụng của tài sản này được xác định là 6 năm. Số tiền mà công ty P phải trả mỗi
năm là CU 50.000. ước tính giá trị còn lại của tài sản này là CU 5.000. Lãi suất ngầm
định trên hợp đồng là 5%.
3.3.

Phân loại thuê tài chính

Có 4 phương thức th tài chính
 Phương thức cho thuê chuẩn.
 Phương thức bán và tái thuê.
 Phương thức cho thuê giáp lưng.
 Phương thức cho thuê liên kết.
3.3.1. Phương thức cho thuê chuẩn
Theo phương thức này, giao dịch cho th tài chính có sự tham gia của 3 chủ thể,
gồm: bên cho thuê, bên đi thuê và nhà cung cấp. mối quan hệ giữa các bên như sau:


16 IAS 17 - Leases
 Bên cho thuê và nhà cung cấp: bên cho thuê có trách nhiệm trả tiền mua thiết bị đã
được bên thuê lựa chọn, bên cung cấp phải giao hàng theo đúng các điều khoản
hợp đồng về chất lượng, thời gian giao hàng…
 Bên đi thuê và nhà cung cấp: lựa chọn thiết bị và giao hàng, lắp đặt chạy thử (nếu
có yêu cầu). Bên thuê phải có trách nhiệm về việc kiểm tra chất lượng thiết bị do
nhà cung cấp giao.
 Bên cho thuê và bên đi thuê: bên đi thuê tiếp nhận quyền sử dụng tài sản th và
có trách nhiệm thanh tốn tiền thuê cho bên cho thuê theo đúng thời hạn đã cam

kết.
 Trong trường hợp tài sản có sẵn và thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bên cho
thuê cũng đồng thời là nhà cung cấp thì giao dịch cho th tài chính chỉ có sự tham
gia của 2 bên: bên cho thuê và bên kí kết hợp đồng, bên cho thuê chuyển giao
quyền sử dụng tài sản cho bên thuê và bên đi thuê thanh toán tiền thuê theo đúng
thời hạn đã cam kết, 2 bên cùng bàn bạc xử lí các nội dung có liên quan khi kết
thúc hợp đồng.

Sơ đồ 1 - PHƯƠNG THỨC CHO THUÊ CHUẨN1

Người cho thuê (lessor)

2C
2A

1B

Người cung cấp (supplier)

1C
2B

1A

2D

3

Người đi thuê (lessee)


1A: Hợp đồng thuê tài chính

2B: Chuyển giao tài sản

1B: Hợp đồng mua tài sản

2C: Trả tiền mua tài sản

1C: Hợp đồng bảo trì, bảo hành sửa chữa

2D: Giao quyền sử dụng

2A: Giao quyền sở hữu tài sản

3: Định kỷ trả tiền th

1 Giáo trình Thị trường tài chính – chủ biên PGS.TS. Bùi Kim Yến – NXB Kinh tế TP.HCM (2012) – trang 20


MỤC LỤC
17
3.3.2. Phương thức bán và tái thuê
Theo phương thức này, bên cho thuê mua lại máy móc thiết bị, phương tiện vận
chuyển và các tài sản khác thuộc sở hữu của bên đi thuê và bên đi thuê thuê lại chính tài
sản đó để tiếp tục hoạt động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Sơ đồ 2 – PHƯƠNG THỨC BÁN VÀ TÁI THUÊ2

Người cho thuê (Cơng ty
tài chính)


2A
2B
1A
1B
2C

Người đi th (Doanh
nghiệp)

3
1A: Ký hợp đồng mua

2B: Lập thủ tục giao quyền sử dụng

1B: Ký hợp đồng thuê

2C: Trả tiền mua tài sản

2A: Lập thủ tục giao quyền sở hữu

3: Thanh toán tiền thuê theo định kỳ

3.3.3. Phương thức cho thuê giáp lưng
Là phương thức cho thuê tài chính mà thơng qua sự đồng ý của bên cho thuê, bên
thuê thứ nhất cho bên thuê thứ hai thuê lại tài sản mà trước đó gọ đã thuê. Người thứ nhất
mặc dù không phải chịu những rủi ro liên quan trực tiếp đến tài sản thuê bởi đã chuyển
giao cho người thứ hai nhưng phải chịu trách nhiệm như là một người thuê thực sự theo
những điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Vai trò của người thuê thứ nhất vừa là người
thuê tài sản vừa là người cho thuê và tổ chức đứng ra tài trợ ban đầu chỉ biết đến người

thuê tài sản thứ nhất mà khơng cần biết đến người th thứ hai. Hình thức này thường
được sử dụng trong trường hợp bên thuê thứ nhất khơng cịn nhu cầu trực tiếp sử dụng
đối với tài sản thuê, họ phải tìm bên thứ hai để trút bỏ gánh nặng về chi phí tiền thuê.

2 Giáo trình Thị trường tài chính – chủ biên PGS.TS. Bùi Kim Yến – NXB Kinh tế TP.HCM (2012) – trang 20


18 IAS 17 - Leases
Sơ đồ 3 – PHƯƠNG THỨC CHO THUÊ GIÁP LƯNG3

Người cho thuê
3B

1A

2
3A

Người đi thuê 1

Người đi thuê 2

1B

1A: Ký hợp đồng thuê

3A: Trả tiền thuê

1B: Ký hợp đồng thuê


3B: Trả tiền thuê

2: Chuyển giao tài sản
3.3.4. Phương thức cho thuê liên kết (hợp tác)
Hình thức này có sự tham gia của bên thứ tư – bên cho vay gồm 1 hay nhiều ngân
hàng hay nhà tài chính cho bên cho thuê vay vốn để mua thiết bị cho thuê. Mối quan hệ
giao dịch giữa bên cho thuê, bên thuê và bên cung cấp giống như các quan hệ trong cho
thuê tài chính thuần. Riêng bên cho thuê phải ký thêm hợp đồng tín dụng với bên cho vay
và thanh toán tiền vay.

Sơ đồ 4 – PHƯƠNG THỨC CHO THUÊ LIÊN KẾT4
3B

Người cho vay
(Lender)

Người cho thuê
(Lessor)

1C

2B
2A
1B

Người cung cấp
(Supplier)

2D
1D


1A

2C

3A

Người đi th
(Lessee)

3 Giáo trình Thị trường tài chính – chủ biên PGS.TS. Bùi Kim Yến – NXB Kinh tế TP.HCM (2012) – trang 21
4 Giáo trình Thị trường tài chính – chủ biên PGS.TS. Bùi Kim Yến – NXB Kinh tế TP.HCM (2012) – trang 21


MỤC LỤC
19
1A: Ký hợp đồng thuê

2B: Thanh toán tiền mua

1B: Ký hợp đồng thuê

2C: Lập thủ tục chuyển quyền sử dụng

1C: Ký hợp đồng tín dụng

3A: Thanh tốn tiền th

1D: Ký hợp đồng bảo hành bảo dưỡng


3B: Thanh toán tiền vay

2A: Lập thủ tục chuyển quyền sở hữu
3.4.

Điều kiện ghi nhận thuê tài chính

Theo chuẩn mực IAS 17, đoạn 10: “Một hợp đồng được phân loại là thuê tài chính
hay thuê hoạt động phụ thuộc vào bản chất của giao dịch chứ khơng phải là hình thức của
hợp đồng.” Các trường hợp thỏa mãn một trong các điều kiện sau thì được phân loại là
th tài chính:
a. Bên cho th chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên đi th khi hết thời hạn
th.
Ví dụ: Vào ngày 1/1/20X1, cơng ty X kí hợp đồng khơng hủy ngang 1 tài sản cố
định có thời hạn thuê là 5 năm. Tài sản này có đời sống kinh tế là 10 năm. Giá trị thanh
lí ước tính bằng 0. Tại thời điểm kí hợp đồng, giá trị hợp lí của tài sản là CU100.000.
Cuối năm công ty sẽ trả cho bên cho thuê CU 23.000. Khi kết thúc hợp đồng quyền sở
hữu tài sản này sẽ chuyển giao cho công ty X với giá CU 23.539. lãi suất ngầm định trên
hợp đồng là 5%.
b. Bên đi thuê có quyền lựa chọn mua tài sản với một mức giá dự kiến thấp hơn giá
trị hợp lí.
Ví dụ: Vào ngày 1/1/20X1, cơng ty X kí hợp đồng khơng hủy ngang 1 tài sản cố
định có thời hạn thuê là 5 năm. Tài sản này có đời sống kinh tế là 10 năm. Giá trị thanh
lí ước tính bằng 0. Tại thời điểm kí hợp đồng, giá trị hợp lí của tài sản là CU100.000.
Cuối năm công ty sẽ trả cho bên cho thuê CU 23.000. Khi kết thúc hợp đồng quyền sở
hữu tài sản này sẽ không tự động chuyển giao cho công ty X mà thay vào đó cơng ty X
phải mua lại với giá CU1 vào ngày 1/1/20X6. lãi suất ngầm định trên hợp đồng là 5%.
c. Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn đời sống kinh tế của tài sản ngay cả khi tài
sản không được chuyển giao quyền sở hữu cho bên đi thuê.



20 IAS 17 - Leases
Ví dụ: Ngày 1/1/20X0, 1 cơng ty đi thuê một thiết bị thời hạn 5 năm. Thiết bị này có
đời sống kinh tế là 6 năm và giá trị thanh lí bằng 0.
d. Tại thời điểm bắt đầu thuê, giá trị hiện tại của những khoản tiền thuê tối thiểu
chiếm phần lớn giá trị hợp lí của tài sản được th.
Ví dụ: Ngày 1/1/20X2, cơng ty A đi thuê 1 tài sản có thời hạn thuê là 5 năm. Giá trị
hợp lí của tài sản là CU 100.000. Cuối mỗi năm, công ty A phải trả cho công ty cho thuê
CU 25.000.
e. Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên đi thuê có khả năng sử dụng,
khơng có thị trường giao dịch.
Ví dụ: Ngày 1/1/20X3, công ty T thuê một dây chuyền sản xuất có giá trị hợp lí là
CU 300.000. Cơng ty đem tài sản này về sử dụng mà không cần phải sửa chữa.
Cũng theo đoạn 11 của IAS 17 quy định: “Hợp đồng thuê tài sản cũng được coi là
hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồng thỏa mãn ít nhất một trong 3 trường hợp sau:
a. Nếu bên đi thuê hủy hợp đồng thì phải đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc
hủy hợp đồng cho bên cho thuê.
b. Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lí của giá trị cịn lại của tài sản
thuê gắn với bên đi thuê.
c. Bên đi thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với
tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường.”
3.5.

Bên đi thuê

3.5.1. Thời điểm ghi nhận đối với thuê tài chính
Thời điểm khởi đầu thuê tài sản: Là ngày xảy ra trước của một trong hai (2) ngày:
Ngày quyền sử dụng tài sản được chuyển giao cho bên thuê và ngày tiền thuê bắt đầu
được tính theo các điều khoản quy định trong hợp đồng.
3.5.2. Giá trị ghi nhận ban đầu

Theo IAS 17, đoạn 20: “Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên đi thuê ghi nhận tài
sản thuê tài chính là tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán theo giá trị bằng với
giá trị hợp lý của tài sản hay khoản hiện giá của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu thể


MỤC LỤC
21
hiện giá của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu thấp hơn, các giá trị này được xác định
tại thời điểm khởi đầu thuê”.
Các hợp đồng thuê tài chính về bản chất là mua quyền sử dụng tài sản và sử dụng
tài sản để đảm bảo cho các khoản vay. Vì vậy, bên đi thuê phải ghi nhận tài sản thuê tài
chính là tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán.
Tại thời điểm khởi đầu của thời hạn thuê, bên đi thuê ghi nhận tài sản và nợ phải trả
theo giá trị thấp hơn giữa giá trị hợp lý của tài sản và hiện giá của khoản tiền thuê tối
thiểu.
Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được
thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ sự hiểu biết trong sự trao đổi
ngang giá. Giá trị hợp lý của tài sản cho thuê có thể được xác định như sau:
 Bên cho thuê là nhà sản xuất hoặc phân phối: giá trị hợp lý của tài sản có thể là
giá bán thông thường không phân biệt bán sỉ hay bán lẻ.
 Bên cho thuê không là nhà sản xuất hoặc phân phối: Thông thường, giá trị hợp lý
của tài sản có thể là giá bán thơng thường khơng phân biệt bán sỉ hay bán lẻ. Tuy
nhiên, nếu bên cho thuê đã mua tài sản cách đây nhiều năm thì điều kiện thì trường
tại thời điểm khởi đầu hợp đồng thuê cần được xem xét khi xác định giá trị hợp lý.
Điều này cho thấy giá trị hợp lý có thể thấp hơn hay cao hơn giá gốc hay giá trị
còn lại.
 Tài sản thuê là tài sản đã sử dụng: Nếu giá trị hợp lý không thể xác định, giá trị
hợp lý sẽ được căn cứ vào giá trị thay thế đã khấu hao của tài sản mới có thể so
sánh được.
Hiện giá của khoản tiền thuê tối thiểu: Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu đối với

bên đi thuê là khoản bên đi thuê phải thanh toán trong thời hạn hợp đồng thuê cùng với
các khoản khác như:
 Khoản đảm bảo thanh toán bởi bên đi thuê hay bên có liên quan đến bên đi thuê:
như phần giá trị còn lại của tài sản thuê được bên đi thuê hay bên liên quan với
bên đi thuê đảm bảo thanh toán cho bên cho thuê.


22 IAS 17 - Leases
 Khoản thanh toán thể thực hiện quyền chọn mua tài sản: nếu hợp đồng thuê bao
gồm điều khoản bên thuê được quyền mua lại tài sản và khả năng chắc chắn bên đi
thuê sẽ thực hiện quyền chọn.
 Tiền thuê trả cho thời gian hợp đồng được gia hạn (nếu chắc chắn sẽ được gia hạn)
 Khoản bồi thường do kết thúc hợp đồng trước thời hạn (nếu chắc chắn bên đi thuê
sẽ kết thúc hợp đồng trước thời hạn)
Các khoản khơng được tính trong khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là:
 Các khoản thuê có thể phát sinh thêm: Là một phần của khoản tiền thuê nhưng
không cố định và được xác định căn cứ trên số liệu tương lai của một yếu tố nào
đó thay đổi khác với yếu tố thời gian.
Ví dụ: Tỷ lệ phần trăm trên doanh thu, số lượng sử dụng, chỉ số giá hay lãi suất thị
trường trong tương lai.
 Chi phí dịch vụ: chi phí bảo trì
 Thuế do bên thuê đã trả nên bên đi thuê phải hồn lại.
 Chi phí quản lý.
 Các khoản thanh toán của bên đi thuê cho bên thứ ba.
Lãi suất chiết khấu được sử dụng để tính hiện giá của khoản tiền thuê tối thiểu là lãi
suất ngầm định trong hợp đồng th, nếu có thể xác định. Nếu khơng thể xác định được
lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê, lãi suất biên đi vay của bên thuê sẽ được sử
dụng. Lãi suất biên đi vay là lãi suất mà bên đi thuê phải trả cho một hợp đồng thuê
tương tự, hoặc là lãi suất tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản mà bên thuê sẽ phải trả để đi
vay một khoản cho việc mua tài sản với một thời hạn tương tự và với một đảm bảo tương

tự.
Ví dụ: Vào ngày 1/1/20x1 một cơng ty ký hợp đồng th tài sản với cơng ty cho th
tài chính FLC để th một máy móc CU100,000. Cơng ty này ký một hợp đồng thuê liên
tục trong 5 năm, thanh toán khoản tiền thuê định kỳ CU23,000 trong bốn năm đầu và
CU23,539 cho năm thứ năm (trả vào ngày 31/12 hàng năm). Quyền sỡ hữu của máy cho


MỤC LỤC
23
thuê chuyển qua bên thuê khi kết thúc hợp đồng thuê.Giá trị hiện tại của khoản tiền thuê
được chiết khấu theo tỷ lệ lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê là CU100,000.
Giải đáp:
Theo đề bài ta tính được lãi suất ngầm định :
23,000/(1+r)1 + 23,000/(1+r)2 + 23,000/(1+r)3 + 23,000/(1+r)4 + 23,539/(1+r)5
= 100,000



r= 5%

Bảng phân bổ thu nhập tài chính trong suốt thời gian th:
Năm

Khoản phải thanh tốn

Hệ số chiết khấu

Hiện giá

1


23,000

1.05

21,904.76

2

23,000

1.10

20,861.68

3

23,000

1.16

19,868.26

4

23,000

1.22

18,922.16


5

23,539

1.28

18,443,14

Hiện giá khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu

100,000

Các hợp đồng th tài chính thường có thời hạn trên 1 năm nên thường được phân
loại là tài sản dài hạn. Các chính sách kế tốn áp dụng cho tài sản thuê phải nhất quán với
các chính sách kế toán đã áp dụng cho các tài sản sở hữu tương tự.
Thời hạn hữu dụng của tài sản thuê sử dụng để tính khấu hao là thời gian sử dụng
ước tính hay thời gian ngắn hơn giữa thời hạn thuê và thời gian hữu dụng của tài sản.
Chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu như các chi phí đàm phán và đảm bảo hợp đồng
thuê thường phát sinh liên quan đến các hợp đồng thuê tài sản cụ thể nên được ghi nhận
vào giá trị của tài sản đi th.
Ví dụ: Cơng ty PL ký một hợp đồng th tài sản thời hạn 4 năm với công ty cho
thuê tài chính FLC để thuê một máy vi tính với giá trị hợp lý là 5.000 USD. Theo hợp
đồng, công ty PL sẽ giao lại máy vi tính cho cơng ty FLC khi kết thúc hợp đồng thuê.


24 IAS 17 - Leases
Hiện giá của khoản thành toán tiền thuê tối thiểu là 4.800 USD. Công ty PL đã thanh
tốn 100 USD tiền phí tư vấn pháp luật liên quan đến hợp đồng này. Công ty PL khấu
hao tương tự như các máy vi tính đang sở hữu theo thời gian sử dụng ước tính là 5 năm.

Yêu cầu: Ghi nhận các bút toán nhật ký liên quan đến tài sản thuê.
Giải đáp:
Do hiện giá khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm 98% (4,800 USD/5,000
USD) giá trị hợp lý của tài sản thuê nên hợp đồng này được xem là hợp đồng thuê tài
chính.

 Ghi nhận ban đầu:
Nợ Tài sản th tài chính

4,800

Có Nợ phải trả

4,800

 Chi phí tư vấn pháp luật liên quan trực tiếp đến hợp đồng thuê nên được ghi nhận
tăng giá trị của tài sản th:
Nợ Tài sản th tài chính
Có Tiền

100
100

 Ghi nhận khấu hao tài sản:
Chi phí khấu hao hằng năm = 4,900/4 = 1.225 USD
Nợ Chi phí khấu hao
Có Khấu hao lũy kế

1.225
1.225


3.5.3. Sau khi ghi nhận ban đầu
Đoạn 25 của IAS 17: Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu phải được chia ra thành
chi phí tài chính và khoản giảm nợ phải trả gốc. Chi phí tài chính phải được phân bổ cho
mỗi kỳ kế toán trong suốt thời hạn thuê theo tỷ lệ lãi suất cố định trên số dư nợ còn lại
của nợ phải trả gốc. Các khoản thuê phát sinh thêm phải được ghi nhận là chi phí trong
kỳ mà chúng phát sinh.


MỤC LỤC
25
Đoạn 26 của IAS 17: Trong thực tế, trong phân bổ chi phí tài chính trong thời gian
thuê, bên đi th có thể sử dụng các phép ước tính để đơn giản hóa việc tính tốn.
Đoạn 27 của IAS 17: Một hợp đồng thuê tài chính sẽ làm tăng chi phí khấu hao cho
các tài sản được khấu hao cũng như chi phí tài chính cho mỗi kì kế tốn. Chính sách khấu
hao cho tài sản th tài chính được khấu hao sẽ nhất quán với tài sản đang được khấu hao
thuộc sở hữu của công ty, và khoản chi phí khấu hao được ghi nhận và tính tốn phù hợp
với IAS 16 (Bất động sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị) và IAS 38 (Tài sản vơ hình).
Nếu khơng có khả năng chắc chắn bên th sẽ được sở hữu tài sản vào cuối kì thuê, tài
sản sẽ hoàn toàn được khấu hao hoàn toàn trong khoảng thời gian ngắn hơn giữa đời sống
hữu ích và thời gian thuê.
Ví dụ về lựa chọn thời gian khấu hao:
Ví dụ 1: Ngày 1/1/20X1, công ty bắt đầu một hợp đồng th tài chính 5 năm khơng
thể hủy ngang để thuê một chiếc máy có đời sống kinh tế là 4 năm và giá trị thanh lý
bằng không. Vào ngày 1/1/20X1 (ngày khởi đầu thuê tài chính), giá trị hợp lý của chiếc
máy là CU100,000 và hiện giá khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (được chiết khấu theo
lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài chính) là CU105,000.Giả định công ty khấu
hao tài sản theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
Giải đáp: Trong ví dụ này, ta khơng thể xác định chắc chắn bên đi thuê sẽ được sở
hữu chiếc máy vào cuối kì thuê. Vì thế, ta lựa chọn thời gian khấu hao của máy là

khoảng thời gian ngắn hơn giữa đời sống hữu ích và thời gian thuê. Thời gian thuê trong
ví dụ này là 5 năm trong khi thời gian sử dụng hữu ích chỉ có 4 năm. Thời gian khấu hao
trong ví dụ này là 4 năm.
Ví dụ 2: Đề bài giống như ví dụ trên, tuy nhiên, trong ví dụ này, đời sống kinh tế
của máy là 10 năm và doanh nghiệp có ý định sử dụng máy trong suốt toàn bộ đời sống
kinh tế của nó. Dự kiến máy sẽ khơng cịn giá trị vào cuối của đời sống hữu ích của nó.
Quyền sở hữu của máy cho thuê chuyển từ bên cho thuê sang bên đi thuê khi kết thúc hợp
đồng thuê.
Giải đáp: Trong ví dụ này, ta thấy rằng chiếc máy chắc chắn sẽ được bên đi thuê sở
hữu vào cuối kì thuê. Vì vậy, ta xác định thời gian khấu hao theo IAS 16, trong trường
hợp này thời gian khấu hao sẽ là 10 năm.


×