Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

giáo án lịch sử lớp 10 bài 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.37 KB, 8 trang )

LỊCH SỬ LỚP 10
Chương III. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
Bài 21. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG
CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII

I.

MỤC TIÊU BÀI HỌC

Khi học xong bài yêu cầu học sinh cần nắm:

1. Về kiến thức
- Sự sụp đổ của triều Lê sơ đã dẫn đến sự phát triển của các thế lực phong kiến.
- Nhà Mạc ra đời và tồn tại hơn nửa thế kỉ đã góp phần ổn định xã hội trong
một thời gian.
- Chiến tranh phong kiến diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỉ XVI –
XVIII đã dẫn đến sự chia cắt đất nước.
- Tuy đất nước chia làm hai Đàng với hai chính quyền riêng nhưng chưa hình
thành hai nước.

2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh và đánh giá sự kiện.
- Bồi dưỡng khả năng nhận xét tính giai cấp của xã hội và nhà nước.

3. Về thái độ, tình cảm
- Bồi dưỡng ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước thống nhất.
- Bồi dưỡng tinh thần dân tộc..

II.

THIẾT BỊ DẠY HỌC



- Bản đồ Việt Nam, đánh dấu phân rõ ranh giới giữa Đàng Ngoài và Đàng
Trong.
- Một số tranh vẽ về triều Lê - Trịnh.
- Giáo trình Lịch Sử Việt Nam tập 1, SGK, Sách Giáo Viên.
III.

TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sỉ số, thái độ học tập của học sinh
1


2. Kiểm tra bài cũ
- Vị trí của Phật giáo Việt Nam trong các thế kỷ X – XVI ? Biểu hiện
nào chứng tỏ sự phát triển của Phật giáo trong giai đoạn này?
3. Giới thiệu bài mới

Sau một thời kỳ thinh vượng X-XV, nhà nước phong kiến Đại Việt có
những biến đổi lớn trong thế kỷ XVI, đó là những biến đổi gì ? Nó có
ảnh hưởng như thế nào đến sự tồn tại và phát triển của Đại Việt. Thì
hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 21: Những biến đổi của nhà
nước phong kiến trong các thế kỷ XVI – XVIII.
Tổ chức hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản cần nhớ
- GV khái quát:
+ Trong bài 21 này, chúng ta cần phải nắm rõ
được các vấn đề như: Thứ nhất, sự sụp đổ của

nhà Lê sơ nguyên cớ dẫn đến sự ra đời của
nhà Mạc; thứ hai, tình hình đất nước bị chia
cắt thành hai Đàng.
- GV chuyển ý: Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu vần đề thứ nhất, đó là quá trình sụp
đổ của triều Lê sơ và sự hình thành nhà Mạc.
1. Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc được 1. Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà
thành lập
Mạc được thành lập
• Hoạt động 1: Cả lớp
a. Sự sụp đổ của triều Lê sơ
a. Sự sụp đổ của triều Lê sơ
- GV nhắc lại kiến thức bài trước: Nhà Lê
sơ được đánh giá là một triều đại thịnh trị
trong lịch sử phong kiến Việt Nam ở thế kỉ X
– XV.
+ Bộ máy nhà nước của triều Lê sơ hoàn
chỉnh, với 6 bộ (Lại, Bộ, Lễ Binh, Hình,
Công) đứng đầu 6 bộ là Thượng thư, giúp việc
cho Thượng thư là Thị Lang.
+ Giáo dục thi cử đạt đến giai đoạn cực thịnh
của giáo dục phong kiến. Các nhà vua chú
trọng việc giáo dục, cho sữa sang tu bổ Văn
Miếu – Quốc Tử Giám.
+ Kinh tế được khôi phục và phát triển, kinh
đô Thăng Long là đô thị sầm uất nhất lúc bấy
giờ.
+ Khoa học kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu
có giá trị: sử học, toán học, địa lí.
2



- GV hỏi: Tại sao đến đầu thế kỷ XVI, nhà Lê
sơ lại rơi vào tình trạng suy yếu? Những biểu
hiện của sự suy yếu đó như thế nào?
- HS trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý: Đầu thế kỉ XVI,
nhất là sau khi Lê Hiến Tông mất, xã hội Đại
Việt mất dần cảnh thịnh trị, kinh tế sa sút, đời
sống nhân dân cực khổ, các thế lực phong
kiến tranh chấp lẫn nhau.
+ Vua quan chỉ lo ăn chơi sa đọa, không quan
tâm đến triều chính và nhân dân. Đến năm
1505, vua Lê Uy Mục lên thay nhưng sao
nhảng triều chính, không bắt tay vào việc xây
dựng chính quyền. Năm 1509, Tương Dực lên
ngôi vua nhưng cũng trở nên sa đọa.
+ Quan lại, quý tộc thì chia bè kết cánh nắm
hết quyền hành, ra sức chiếm đoạt ruộng đất
của nhân dân.
- GV giảng:
+ Trong lúc chính quyền trung ương sa đọa.
Trong nước nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của
nông dân, tiêu biểu nhất các thế lực Mạc
Đăng Dung, và cũng chính điều đó đã làm cho
vị thế, quyền lực của Mạc Đăng Dung trong
triều ngày càng lớn.
- GV có thể đặt câu hỏi hoặc tự giới thiệu :
Mạc Đăng Dung là ai? GV cho HS thuyết
trình về nhân vật lịch sử Mạc Đăng Dung và

các em có đánh giá gì về Mạc Đăng Dung?
Mạc Đăng Dung (1483-1541) : quê làng Cổ
Trai, Nghi Dương, Hải Phòng. Vốn xuất thân
từ nghề chài lưới, có sức khỏe, đánh vật giỏi,
thi đậu đô lực sĩ được tuyển vào đội Túc vệ.
Nhờ có sức khỏe, cương trực lập được nhiều
công lớn trong việc dẹp yên xung đột giữa các
đại thần nên nhanh chóng được thăng quan,
tiến chức. Ông từng làm đến chức thái phó,
Tiết chế 13 đạo quân thủy bộ, có thế lực lớn
trong triều đình (thao túng triều đình).
- GV giảng thêm: Sau khi dẹp loạn các bè
phái trong triều. Mạc Đăng Dung đã ép buộc
vua Lê phải nhường ngôi vào năm 1527, lập
ra nhà Mạc. Nhưng sự ra đời của nhà Mạc
cũng là sự thay thế tất yếu và hợp quy luật của
sự phát triển. Khi một chính quyền đã suy yếu
thì tất nhiên sẽ có một chính quyền khác thay

- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê suy sụp:
- Biểu hiện:
+ Sau khi vua Lê Hiến Tông chết, các
vua Lê không quan tâm đến việc
nước, chỉ lo ăn chơi xa đọa.
+ Ruộng đất rơi vào tay quan lại, địa
chủ.
+ Các thế lực phong kiến tranh chấp
quyền hành, mạnh nhất là thế lực của
Mạc Đăng Dung.


b. Nhà Mạc được thành lập
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt vua
Lê nhường ngôi, lập triều Mạc.

*Chính sách của nhà Mạc

3


thế.. *Chính sách của Nhà Mạc
- GV hỏi: Sau khi lên ngôi, Mạc Đăng Dung
đã làm gì để cải thiện tình hình đất nước?
- HS theo dõi SGK và trả lời
- GV nhận xét và kết luận
+ Nhà Mạc tập trung củng cố chính quyền và
kỷ cương đất nước, xây dựng chính quyền
theo mô hình cũ của nhà Lê. Mục đích giữ lại
hình thức như thế vì mô hình nhà nước Lê sơ
bấy giờ tương đối hoàn thiện và chặt chẽ.
+ Tổ chức thi cử một cách đều đặn, tiêu biểu
vào năm 1529 nhà Mạc mở khoa thi Hội, lấy
được 27 người đỗ. Từ đó, cứ 3 năm nhà Mạc
lại tổ chức thi một lần. Nhà Mạc tồn tại gần
65 năm đã mở 21 kỳ thi Hội, tuyển chọn được
484 tiến sĩ, 13/46 trạng nguyên.
+ Nhà Mạc cố gắng điều chỉnh và khắc phục
những hạn chế trong chính sách quân điền ở
thời Lê, hạn chế việc sở hữu tư nhân về ruộng
đất. Ruộng đất công ở làng xã ngày càng ít.
Góp phần giải quyết vấn đề ruộng đất cho

nông dân giúp nông nghiệp có bước phát
triển.
+ Tổ chức lại quân đội, nhà Mạc đặt ra 4 vệ là
Hưng Quốc, Chiêu Vũ, Cẩm Y, Kim Ngô. Bốn
vệ này thống lĩnh toàn bộ quân đội thường
trực ở Kinh thành vã trấn quan trọng (Hải
Dương, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc). Ngoài
ra, quân đội ở các đạo được phiên chế thành
các đơn vị trực thuộc 5 phủ. Tiến hành phong
tước hầu cho những người có công lập ra nhà
Mạc.
- Sau khi lên ngôi vua được 3 năm, Mạc Đăng
Dung nhường ngôi cho con (Mạc Đăng
Doanh) lên làm chức Thái Thượng hoàng.
- GV hỏi: Các em có đánh giá gì về những
việc làm của Mạc Đăng Dung?Và tại sao nhà
Mạc vẫn không được nhân dân chấp nhận?
- HS suy nghỉ trả lời.
- GV nhận xét:
+ Đánh giá: Các chính sách của Mạc Đăng
Dung góp phần củng cố lại bộ máy chính
quyền Nhà nước, quyền lực tập trung vào tay
vua. Tuyển chọn người tài giúp nước qua thi
cử.  Đất nước ổn định, đời sống nhân dân
ngày càng được cải thiện.

- Xây dựng chính quyền theo mô
hình cũ của nhà Lê.

- Tổ chức thi cử để chọn quan lại.


- Giải quyết vấn đề ruộng đất.

- Tổ chức lại quân đội.

4


+ Tại sao không được nhân dân chấp nhận:
Chính sách cắt đất dân cho nhà Minh. Năm
1540 cắt vùng đất Đông Bắc trước đây vốn
thuộc châu Khâm ( Quảng Đông) nộp cho nhà
Minh. Dâng sổ sách vùng này cho quân Minh.
Việc làm này bị nhân dân lên án, mất lòng tin
vào nhà Mạc. Vậy nên nhà Mạc bị cô lập. Các
cựu thần nhà Lê nổi lên chống đối, đất nước
rơi vào tình trạng chiến tranh chia cắt. Theo
luật Hồng Đức thời Lê, ai mà đem lãnh thổ 2. Đất nước bị chia cắt
nước mình dân cho nước khác thì đáng tội
chém. Vì vậy, nhân dân không chấp nhận nhà
Mạc.
 Muốn giáo dục chúng ta rằng: Trong thời
đại ngày nay, dù ở triều đại nào. Thì những
chính sách của nhà nước phải phục vụ nhu
cầu của dân, được nhân dân ủng hộ thì triều
đại đó mới tồn tại lâu dài được. “Đẩy thuyền
cũng là nước, lật thuyền cũng là nước”.
- GV chuyển ý: Nhà Mạc đã ra đời trong bối
cảnh đó, tuy bước đầu có góp phần ổn định
lại xã hội nhưng lại trở thành nguyên cớ gây

nên chiến tranh. Và các cuộc chiến tranh đó
diễn ra như thế nào? Hậu quả ra sao, thì
chúng ta cùng bước sang tìm hiểu phần II của
bài, phần “Đất nước bị chia cắt”.
2. Đất nước bị chia cắt
• Hoạt động 2: Cả lớp
- GV khái quát: Trong lịch sử thời phong
kiến của dân tộc, nước ta đã trải qua 3 lần bị
chia cắt: thứ nhất là sự kiện loạn 12 sứ quân;
thứ hai là hậu quả của cuộc chiến tranh Nam –
Bắc triều, thứ ba là cuộc chiến tranh Trịnh – a. Chiến tranh Nam – Bắc triều
Nguyễn. Thời kì loạn 12 sứ quân đã được
chúng ta học ở chương trước, bây giờ cả lớp
cùng tìm hiểu đến lần chia cắt thứ hai với sự
kiện cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều.
a. Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều
- GV cho HS xem bản đồ và khái quát khái
niệm và sự phân chia vị trí của Nam – Bắc
triều
+ Bắc triều là tên gọi cho nhà Mạc, phía bắc
tính từ Thanh Hóa trở ra, đóng đô ở Thăng
Long.
+ Nam triều là tên gọi cho nhà Lê, tức triều
Lê Trung Hưng, nằm ở phía Nam Thăng
5


Long, bắt đầu từ năm 1546 thì hoàn toàn làm
chủ vùng đất từ Thanh Hóa trở vào Nam.
- GV hỏi: Dựa vào SGK, các em hãy cho biết

nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của cuộc
chiến tranh Nam – Bắc triều là gì?
- HS trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý: Một số cựu thần
nhà Lê mà đứng đầu là An Thành hầu Nguyễn
Kim (sau này là Trịnh Tùng, Trịnh Kiểm)
không chấp nhận nền thống trị của nhà Mạc.
Bởi vì, Mạc Đăng Dung không thuộc dòng
dõi quý tộc, chính vì vậy họ đã nổi lên ở
Thanh Hóa – quê hương của nhà Lê với khẩu
hiệu “Phù Lê diệt Mạc” để chống lại nhà Mạc
 Chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ.
-GV cho HS thuyết trình về nhân vật Nguyễn Kim.
- GV hỏi: Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều
kéo dài đến thế kỉ thứ mấy thì kết thúc? Và kết
quả ra sao?
- HS trả lời.
- GV nhận xét và bổ sung ý: Cuộc nội chiến
Nam – Bắc triều kéo dài gần 50 năm gần 40
trận lớn nhỏ. Với 3 giai đoạn sau:
+ Từ năm 1545 – 1569: Nam triều giành thế
chủ động, nhiều lần tấn công ra Bắc. Trong
giai đoạn này, Nguyễn Kim bị đầu độc chết,
vua Lê phong cho người con rễ của Nguyễn
Kim là Trịnh Kiểm làm Thái sư, nắm giữ toàn
bộ binh quyền.
+ Từ năm 1570 – 1583: quân Mạc phản công
với hơn 13 lần đưa quân tấn công Thanh Hóa.
+ Từ năm 1583 – 1592: nhà Mạc suy sụp,
quân Trịnh giành thế chủ động tấn công chiếm

lại được Thăng Long.
+ Cuối thế kỉ XVI, nhà Mạc bị lật đổ. Đất
nước thống nhất.
-GV cho HS thảo luận từng cặp, tìm hiểu
nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của triều
Mạc?
-HS trả lời:
- GV nhận xét: Sự chống đối của các cựu
thần nhà Lê, nhiều lần tấn công ra Bắc, chính
sách cắt đất của nhà Mạc làm cho nhân dân vô
cùng căm phẩn.
- GV chuyển ý: Do nhà Mạc không được

- Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh:
+ Sự phản đối nhà Mạc của các cựu
thần nhà Lê sơ, đứng đầu là Nguyễn
Kim.
- Nguyễn Kim tập họp quân nổi dậy ở
vùng Thanh Hóa chống lại nhà Mạc.
Chiến tranh Nam – Bắc triều bùng
nổ

- Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều
kéo dài gần 50 năm.
 Cuối thế kỉ XVI, nhà Mạc bị lật đổ.
Đất nước thống nhất.

6



nhân dân ủng hộ, vì vậy bị lật đổ. Đất nước ta
được thống nhất hoàn toàn. Nhưng không lâu
sau, quyền hành tập trung vào trong tay của
Trịnh Kiểm. Và từ đây, một cuộc chiến tranh
phong kiến mới lại bùng nổ: chiến tranh Trịnh
– Nguyễn. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta
sang tìm hiểu tiếp phần 2 của bài, “Chiến
tranh Trịnh – Nguyễn”.
b. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn
- GV hỏi: Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến
tranh Trịnh – Nguyễn là gì?
- HS dựa vào đoạn chữ nhỏ trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý: Khi lên thay quyền
cho cha vợ, Trịnh Kiểm vì muốn giữ vững
quyền lực của mình nên đã tìm cách triệt tiêu
những phe cánh của Nguyễn Kim, mà trước
hết là các con trai của của ông. Người con thứ
của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng lo lắng,
tìm cách rời khỏi Thăng Long. Sau đó,
Nguyễn Hoàng xin Trịnh Kiểm cho vào trấn
thủ vùng đất Thuận Hóa và được chấp nhận.
Từ đó cơ nghiệp của họ Nguyễn ở phía Nam
dần dần được xây dựng trở thành thế lực các
cứ ở Đàng Trong, tách khỏi sự lệ thuộc của họ
Trịnh ở Đàng Ngoài.
-GV: Cho HS thuyết trình về nhân vật Trịnh
Kiểm, Nguyễn Hoàng?
- GV hỏi: Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn
diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?
- HS trả lời.

- GV nhận xét và chốt ý:
+ Trong vòng 45 năm , quân Trịnh đã 6 lần
đem quân tấn công vào Đàng Trong với quy
mô lớn lần lượt là 1627, 1633, 1643, 1661,
1672.
+ Sau nhiều lần tấn công không phân được
thắng bại, 2 bên quyết định chọn sông Gianh
làm ranh giới.
- GV cho HS xem bản đồ phân chia hai
Đàng.
- GV giảng thêm
+ Nhìn vào lực lượng, họ Trịnh tuy mạnh hơn,
có lúc có đến 18 vạn quân nhưng phải đi đánh
xa, hành quân và vận chuyển khó khăn. Hơn
nữa, trong giai đoạn này, họ Trịnh phải dùng
quân đánh lên Cao Bằng để xóa bỏ hoàn toàn

b. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn

- Năm 1627 – 1672, chiến tranh bùng
nổ không phân thắng bại  Lấy sông
Gianh làm giới tuyến chia đất nước:
Đàng Trong và Đàng Ngoài.

7


thế lực nhà Mạc.
+ Trong khi đó, họ Nguyễn có lúc lên đến 16
vạn quân, nhưng nhờ chiến đấu trên đất mình

nên có nhiều thuận lợi về địa hình, khí
nhưỡng…  Hai bên ngang tài ngang sức
không phân thằng bại, nếu cứ đánh liên tiếp
thì sẽ không bên nào có lợi nên cả 2 bên đã
chọn con đường hòa hoãn.
+ Tình trạng phân chia 2 Đàng (Trong và
Ngoài) kéo dài mãi đến những năm cuối thế kỉ
XVIII, khi phong trào Tây Sơn thắng lợi thì
sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được
hoàn thành. Quá trình thống nhất đất nước của
Vương triều Tây Sơn diễn ra như thế nào thì
chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài 23 của chương.
3. Nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài
(Giảm tải)
- Cho HS đọc thêm SGK
4.Nhà nước phong kiến ở Đàng Trong
(Giảm tải)
- Cho HS đọc thêm SGK
4. Sơ kết – cũng cố bài học
-

Thế kỉ XVI – XVIII, nhà Lê sơ sụp đổ ; chiến tranh phong kiến diễn ra,

-

dẫn đến sự hình thành của nhà Mạc và tiếp đó là sự chia cắt đất nước.
Hình thành hai chính quyền ở hai miền, tồn tại cho đến cuối thế kỉ

-


XVIII.
Đất nước đứng trước nguy cơ bị chia thành hai quốc gia.

6. Dặn dò
- Về nhà học thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị trước bài 22 “Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII” chú
ý xem trước và trả lời các câu hỏi in nghiên ở cuối mỗi mục.

8



×