Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích tính nghề nghiệp của quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.95 KB, 11 trang )

A.LỜI MỞ ĐẦU
Nhà quản lý là người có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của
doanh nghiệp.
Theo tài liệu điều tra của Bộ Khoa học-Công nghệ và môi trường,thời
gian qua cả nước có khoảng 4584 doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ
thì có hơn 2630 doanh nghiệp bị thua lỗ chủ yếu do người quản lý không có
trình độ học vấn gây nên (chiếm gần 60% doanh nghiệp thua lỗ).
Hiện nay nước ta trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường thì quản lý phải là một nghề .Mà muốn có nghề thì phải có đào tạo
.Tuy nhiên ,việc đào tạo người quản lý không chỉ diễn ra ở trường lớp mà
phải chú trọng quá trình tự đào tạo .Học hỏi trong sách vở ,đúc rút ra kinh
nghiệm của bản thân ,của đồng nghiệp …Dù đào tạo bằng cách nào thì quản
lý cũng phải nắm cho được nghề và hơn thế nữa phải có tay nghề cao-nghệ
thuật.
Cũng chính vì vậy mà em chọn đề tài này: “Phân tích tính nghề
nghiệp của quản lý ” …Đây là chủ đề không mới ở Việt Nam,vì thế em chỉ
muốn nói đôi nét về vấn đề này bằng những kiến thức mà
em được học.
Do kiến thức có hạn nên em không thể trình bày hết các luận điểm
một cách chặt chẽ ,mong các thầy thông cảm và giúp đỡ em.Em xin chân
thành cám ơn.
1
B.NỘI DUNG
I.CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
1.Quản lý là gì?
Quản lý ở đây ta hiểu là giám đốc doanh nghiệp.vì vậy ta sẽ hiểu khái
niệm của quản lý theo kháI niệm giám đốc doanh nghiệp.
Theo quan điểm truyền thống thì chỉ có nhà Nước mới có quyền thành
lập doanh nghiệp và những doanh nghiệp được thành lập ra đều là doanh
nghiệp nhà nước .Vì vậy ,khái niệm giám đốc doanh nghiệp chỉ được giới
hạn trong phạm vi doanh nghiệp nhà nước.Theo khái niệm này thì “giám đốc


doanh nghiệp nhà nước vừa là người đại diện cho nhà Nước,vừa là đại diện
cho tập thể những người lao động ,quản lý doanh nghiệp theo chế độ một thủ
trưởng ,có quyền quyết định việc điều hành mọi hoạt động của doanh
nghiệp”.
Trong cuốn : “Hệ thống quản lý của Nhật Bản , tryền thống và sự đổi
mới”,khái niệm giám đốc doanh nghiệp được hiểu như sau: “Giám đốc (tổng
giám đốc) là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty
và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ
và quyền hạn được giao”.Còn ở Mỹ thì “Giám đốc là người được ủy nhiệm
đầy đủ quyền hạn để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty và có
quyền hành động nhân danh công ty trong mọi trường hợp”.
2.Tính nghề nghiệp?
Đó có thể coi là một hoạt động được hinh thành từ sự phân công
chuyên môn hóa do một số người được đào tạo đảm nhận.
2
Vậy tính nghề nghiệp của quản lý là :là một chức năng đặc biệt hình
thành từ sự phân công chuyên môn hóa lao động xã hội ,hoạt động quản lý
kinh doanh phải do một số người đào tạo ,có kinh nghiệm và làm việc
chuyên nghiệp thực hiện.
II.CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ QUẢN LÝ CÓ TÍNH NGHỀ
NGHIỆP
1.Năng khiếu quản lý và ý chí làm giàu
Có một điều chắc chắn rằng ,con người ta ai cũng mong muốn ,cũng
hy vọng giàu sang . Song, mong muốn và hy vọng giàu sang với khát vọng
làm giàu là hai phạm trù khác nhau.
Trước hết , mong muốn và hy vọng giàu sang ,đó là nguyện vọng
chính đáng ,sẵn có ở tất cả mọi người .Nhưng khát vọng làm giàu thì không
phải ai cũng có.
Khác với hy vọng ,mong muốn ,khát vọng là một thứ mong muốn đến
cháy bỏng ,là động lực nội tâm luôn luôn day dứt ,thúc đẩy con người phải

đạt tới .Những người có khát vọng làm giàu là những người không bao giờ
chấp nhận và thỏa mãn với hiện tại ,cho dù so với xung quanh họ đã khấm
khá hơn.
Tóm lại ,khát vọng làm giàu là một trong những tư chất cực kỳ quan
trọng của người quản lý (hay ông chủ) .Tất cả những ai mong nuốn trở thành
ông chủ ,không bao giờ được phép chôn mình trong nỗi nghèo túng ,thiếu
thốn :không bao giờ được chấp nhận và thỏa mãn với những gì đã có,mà
phải luôn vươn lên để giàu sang hơn .Và cái mong muốn đó ,phải được coi
như một mệnh lệnh của trái tim ,phải theo đuổi đến cùng với tất cả năng
lực ,thiện chí ,cố gắng.Đó là một thứ ám ảnh ,day dứt cả đời người.
3
Bên cạnh ý chí làm giàu thì yếu tố :năng khiếu quản lý cũng rất quan
trọng…Đó có thể là khả năng bẩm sinh hoặc khi sống và tiếp xúc nhiều với
môi trường kinh doanh thì con người cũng dần có khẳ năng đó.Nhưng nếu là
một nhà quản lý tốt thì đó là cả một quá trình phấn đấu lâu dài.Trong cuốn
“Những nhà quản lý đương đại” có nói tới trường hợp của BillGates(tỉ phú
người Mỹ).Khi mới 17 tuổi ,ông đã nung nấu ý tưởng thành lập một công ty
tin học riêng do mình làm chủ…Với bản quyền là phiên bản “hệ điều hành
Windown” ông đã trở thành “BOSS” thực sự khi mới bước qua tuổi 20 .Và
cho đến bây giờ tập đoàn Microsoft do Billgates đứng đầu vẫn đang là một
trong những tập đoàn lớn nhất thế giới. Điều đó khẳng định rằng năng khiếu
quản lý và ý chí làm giàu của ông khi còn rất trẻ.
2.Phải có nền tảng kiến thức vững chắc
Ai cũng biết nhiệt tình cộng với ngu dốt là đại phá hoại ,vì thế không
một nghề nào trên đời lại không cần đến kiến thức .Là nhà quản lý lại cần
phải có .
Kiến thức của người quản lý trước hết phải là kiến thức tổng quát ở
tầm vĩ mô ,để xác định đầu tư vào đâu ,lĩnh vực nào ,khi nào là thuận lợi
,hiệu quả nhất .Điều này được thể hiện rất rõ qua các doanh nhân nước ngoài
đầu tư vào Việt Nam .Họ không thể không nghiên cứu chính sách mở cửa

của Việt Nam.Họ cần phải biết tình hình kinh tế ,chính trị ,xã hội thế nào?
Ngành nào ,khu vực nào được ưu tiên ,ưu đãi :ở đâu năng động thoáng
đãng ,ở đâu có thể làm ăn yên ổn lâu dài …
Tuy nhiên ngoài kiến thức tổng quát người quản lý còn phải có kiến
thức chuyên môn. Một nhà quản lý nếu không biết nghề của mình ,công việc
của mình thì chắc chắn không thể hoạch định được chiến lược hành động
,không thể tổ chức ,chỉ huy và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp
.Không thể nói có chuyên môn nghiệp vụ mà không gắn liền với bằng cấp
4
.Tiêu chuẩn này yêu cầu các nhà quản lý phải tốt nghiệp ở một trường
chuyên đào tạo giám đốc.Tại Mỹ ,một cán bộ quản lý tối thiểu phải học qua
trình độ MBA(Master of Business Administration) .Chứng chỉ MBA ở Hoa
Kỳ được xem như “Tấm hộ chiếu để thành đạt trong đời”.Nhà trường đầu
tiên trên thế giới về thương mại và công nghiệp tại đại học Penxivania ra đời
từ năm 1881 .Việc đào tạo và quản lý tại Hoa kỳ thành công lớn những năm
60 đã dẫn tới việc thành lập cả một thế hệ trường kinh doanh khắp thế
giới.Những trường đã dựa trên mô hình trường kinh doanh Harvard ,kể cả
các trường của Anh ở London và Manchester.Tiêu chuẩn để vào các trường
này là phảI có bằng tốt nghiệp đại học .Sau khi tốt nghiệp người học sẽ được
trang bị trình độ nghiệp vụ và quản lý xuất sắc.
Vì vậy bồi bổ kiến thức cho các nhà quản lý là điều rất quan trọng.
3.Tích lũy kinh nghiệm và tạo dựng ê-kíp giúp việc
Kinh doanh là một lĩnh vực hoạt động phong phú ,đa dạng và phức tạp
nên nhà quản lý phải trang bị cho mình những kinh nghiệm cần thiết được
rút ra từ những cách làm của các doanh nghiệp thành đạt và thất bại.Từ đó tự
đặt cho mình một đường đi đúng đắn.Song song với điều đó ,nhà quản lý
phảI xây dựng được một ê-kíp giúp việc tâm đầu ý hợp .Đây là ý nghĩa sống
còn đối với mọi ông chủ .Về nguyên tắc ,để xây dựng được một ê-kíp giúp
việc có hiệu quả thì những thành viên của nó phải thực sự cùng làm việc với
nhau để cùng thực hiện một công việc chung .Song điều đó không có nghĩa

là chọn các thành viên có cùng cá tính,cùng nhận thức ,cùng quan điểm vào
một ê-kíp ,vì nếu như vậy thì mọi người sẽ dễ có cách nghĩ ,cách hành động
giống nhau và điều đó sẽ làm mất đi tính tích cực sáng tạo của ê-kíp ,cũng
như khả năng bổ sung kiến thức và kinh nghiệm cho nhau giữa các thành
viên .
5

×