Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

đề cương sử 10 hk1 chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.71 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI SỬ 10 . 
TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN:
3.Vương triều Hồi giáo Đê –li :
_ Qúa trình hình thành : do sự phân tán không đem lại sức mạnh thống nhất
để chống lại các cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Trung Á.
_Năm 1206 người Hồi giáo tấn công vào đất Ấn Độ  lập nên vương triều
Hồi giáo Ấn Độ gọi là Đê-li .
_ Chính sách thống trị : truyền bá và áp đặt Hồi giáo . tự dành cho mình
quyền ưu tiên về ruộng đất , địa vị trong bộ máy quan lại .
_Về tôn giáo : thi hành chính sách mềm mỏng , song xuất hiện sự phân biệt
tôn giáo .
_ Về văn hoá : văn hoá Hồi giáo du nhập vào Ấn Độ .
_ Về kiến trúc : xây dựng công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn kiến trúc Hồi
giáo , xây dựng kinh đô Đê-li trở thành thành phố lớn nhất thế giới .
• Vị trí của vương triều Đê-li :
_ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá giữa Đông và Tây .
Vương triều Môn-gôn :
_Do người Hồi Giáo gốc mông cổ Mông Cổ tấn công Ấn Độ lập ra vương
triều Môn – gôn .
_ Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hoá , xây dựng đất nước
, đưa Ấn Độ bước phát triển , đặc biệt dưới thời Acơba ( 1556 -1605 ) .
_ Đến giai đoạn sau do chính sách thống trị hà khắc của các vua Ấn Độ bước
vào thời kì suy yếu .
_ Ấn Độ đứng trước thách thức xâm lược của thực dân phương Tây ( Bồ Đào
Nha , Anh ) .

TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN:

4.Sự ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á :
_ ĐNÁ có điều kiện tự nhiên ưu đãi , gió mùa , thuận lợi cho việc phát triển
của cây lúa nước và nhiểu loại cây trồng.


Điều kiện ra đời của các vương quốc cổ ở ĐNÁ :
_Đầu Công Nguyên cư dân ĐNÁ đã biết sử dụng đồ sắt . nông nghiệp vẫn là
nghành sản xuất chính , nghề thủ công truyền thống phát triển ( tre , dệt , làm
gốm , đúc đồng , rèn sắt … )
_Do sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ với việc mỗi nước phát triển nên văn
hoá cổ của mình .
_ Đó là điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở ĐNÁ .
Sự hình thành các vương quốc cổ :
_ Khoảng mười TK đầu sau CN hàng loạt các vương quốc nhỏ hình thành :
Chăm Pa ở Trung Bộ ( Việt Nam ) , Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Kông , các
vương quốc ở hạ lưu song Mê-Nam (Inđônêxia).
Sự hình thành và phát triển các vương quốc phong kiến ĐNÁ :


_ Từ TK VII  TK X ở ĐNÁ đã hình thành một số quốc gia phong kiến dân
tộc như vương quốc Cam – Pu – Chia của người Khơ – me , các vương quốc
của người Môn và người Miến ở hạ lưu sông Mê – Nam . Người Inđônêxia ở
Xu-ma-tơ-ra và Gia-va .
_ Từ nửa sau TK X đến nửa đầu TK XVIII là thời kì phát triển nhất của các
quốc gia phong kiến ĐNÁ .
TRẮC NGHIỆM:
5.Vương quốc Cam-pu-chia :
_ Ở Cam-pu-chia dân tộc chủ yếu là người Khơ-me .
_ Địa bàn sinh sống : ở phía Bắc Cam-pu-chia ngày nay , trên cao nguyên CòRạt và mạn trung lưu sông Mê Kông .
_ Đến TK VI vương quốc Cam-pu-chia thành lập .
_ Thời kì Ăng-co ( 802-1432) là thời kì phát triển nhất của vương quốc
Cam-pu-chia , họ quần cư và xây dựng kinh đô Ăng-co ở Tây Bắc Biển Hồ .
* Biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt :
_ Về kinh tế : nông nghiệp , ngư nghiệp và thủ công nghiệp đều phát triển.
_Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn .

_ Ăng-co còn chinh phục các nước láng giềng trở thành cường quốc trong
khu vực .
_Văn hoá : sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cở sở chữ Phạn của Ấn
Độ .
_ Văn học dân gian , văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ
thuật.
_ Kiến trúc : nổi bật nhất là quần thể kiến trúc quần thể Ăng-co .
6.Vương Quốc Lào:
Người Lào Thơng tạo ra chum đá (cánh đồng Chum ở Xiêng
Khoảng).
Thế kỷ XIII người Thái di cư đến gọi là người Lào Lùm
Vua -Lan Xang (XV – XVII): chia đất nước thành các mường ; xây
dựng quân đội ; quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.Cương
quyết chống xâm lược Miến Điện.
Thế kỷ XVIII Lang Xang suy yếu bị Xiêm chiếm (khởi nghĩa của
Chậu A Nụ chống Xiêm năm 1827).
Thế kỷ XIX là thuộc địa của Pháp.
Người Lào thích ca hát
Thế kỷ XIII, đạo phật truyền vào theo một dòng mới.
Kiến trúc có Thát Luổng.

TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN:

7.Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu:
_ Thế kỉ III Đế quốc Rô-ma lâm vào khủng hoảng , nô lệ nổi dậy đấu tranh ,
SX xuất kém , XH rối ren .
_ Cuối thế kỉ V người Giec-man xâm lược Rô-ma . Năm 476 Đế quốc
Rô – ma bị diệt vong , thời đại phong kiến châu Âu hình thành .
• Những việc làm của người Giec-man :



_ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ , thành lập nhiều vương quốc mới .
_ Tịch thu ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau .
_ Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủ , tiếp thu Ki-tô giáo , xây dựng nhà thờ và
tìm cách chiếm đoạt ruộng đất của nông dân .
_ Các giai cấp hình thành lãnh chúa phong kiến và nông nô . Quan hệ SX pk
Châu Âu hình thành .
8.Nguyên nhân ra đời và vai trò của thành thị trung đại
a. Nguyên nhân ra đời của thành thị:
+ Sản xuất phát triển và có nhiều biến đổi, xuất hiện tiền đề của kinh tế hàng
hoá, sản phẩm xã hội ngày càng nhiều, không bị đóng kín trong lãnh địa.
+ Thủ công
nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hoá mạnh mẽ, nhiều người bỏ ruộng
đất, thoát khỏi lãnh địa.
b. Vai trò của thành thị:
+ Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá giản
đơn phát triển.
+ Tạo ra không khí dân chủ tự do trong các thành thị, hình thành các trường
đại học lớn.
+ Góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia.
--- THE END ---



×