Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Các Biện pháp sử dụng đầy đủ, hợp lí LĐ NNNT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.2 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
***************
Phần I ; Đặt vấn đề ……………………………………………..........Trang 1
Phần I I; Nội dung của đề tài…………………………………............Trang 3
I ; Một số vấn đề lí luận ………………………………….........Trang 3
1; Khai niệm ,vai trò, đặc điểm của LĐ NNN……………........Trang 3
2; Sự cần thiết của việc sử dụng đầy đủ , hợp lí LĐ……...........Trang 4
3; Các nhân tố ảnh hưởng ………………………………..........Trang 5
II; Khái quát qúa trình sử dụng lao động NNNT………….......Trang 11
1; Về số lượng lao động ………………………………….......Trang 11
2; Thời gian lao động được sử dụng.........................................Trang 11
3; Về chất Lượng lao động ………………………………......Trang 12
Phần III; Các Biện pháp sử dụng đầy đủ, hợp lí LĐ NNNT…… .......Trang 13
1 ; Các biện pháp chung ………………………………….......Trang 13
2 ; Các biện pháp cụ thể…………………………………........Trang 13
2.1; Đa dạng hoá các loại hình kinh tế …………………….......Trang 13
2.2; Phân công lao động …………………………………........Trang 16
2.3; Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ………………………........Trang 19
Tài liệu tham khảo………………………………………………........Trang 20

Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lao động và vốn là một trong những nguồn lực quan trọng va chủ yếu trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Với sức lao động của mình người lao động đã
tạo ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống của con người. Điều đó được chứng
minh bằng tất cả những thành tựu mà xã hội loài người đã tạo ra để có được sự
phát triển văn minh như ngày hôm nay. Con người từ thời sơ, khai hoạt động
của họ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Cho đến nay cùng với sự phát triển của
kinh tế xã hội đã hình thành và phát triển nhiều loại hình sản xuất kinh doanh
khác như công nghiệp và dịch vụ…do đó lao động của con người cũng được
mở rộng, tham gia vào nhiều lĩnh vực, nhiều loại hinh sản xuất kinh doanh đó.


Cũng như các ngành các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, trong Nông nghiệp
lao động đóng vai trò hết sức quan trọng. Không chỉ trước kia mà bây giờ và
mai sau nông nghiệp nông thôn vẫn luôn luôn cần đến lao động của con người.
Việt Nam là một quốc gia có nền văn minh lúa nước truyền thống với tổng số
dân trên 84 triệu người (2004) và có khoảng 70% dân số hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp, chủ yếu là lao động nông nghiệp thuần tuý chưa qua đào tạo,
trình độ còn thấp. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người ở
nước ta còn rất thấp (0,1ha/ người ). Dân số đông và có xu hướng ngày càng gia
tăng. Bện cạnh đó đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp lại rất ít và có xu
hướng giảm dần, điều đó là do một một số nguyên nhân sau:
+ Đặc điểm tự nhiên, thời tiết khí hậu đất đai đã hình thành lên cơ cấu mùa vụ
của sản xuất nông nghiệp ,dẫn đến thất nghiệp theo mùa vụ của lao động nông
nghiệp nông thôn.
+ Quá trình đô thị hoá nông thôn diễn ra nhanh chóng nên một bộ phân đất
nông nghiệp được đưa vào sử dụng với mục đích khác (xây dựng các công trình
phúc lợi khu công nghiệp, dịch vụ …) do đó tổng diện tích đát nông nghiệp


2

giảm đi và cần ít lao động hơn trước dẫn đến dư thừa số lao động hoạt động trên
phần diện tích đó.
+ Một nguyên nhân khác cũng hết sức quan trọng dẫn đến tình trạng dư thừa
lao động trong nông nghiệp đó là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã
tạo lên một nền nông nghiệp hiện đại, được cơ giới hoá và tự động hoá. Đưa
máy móc thiết bi vào sản xuất thay cho sức người sức vật cho năng suất cao hơn
và hiệu quả hơn.
Trên đây là những yếu tố đẫn đến tình trạng dư thừa lao động trong nông
nghiệp nông thôn. Bởi vậy vấn đề giải quyết công ăn việc làm cũng như là sử
dụng đầy đủ và hợp lí nguồn lực lao động trong nông nghiệp nông thôn là một

vấn đề đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm nghiên cứu để tìm ra
phương hướng sử dụng có hiệu quả nhất.


3

Phần II
NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
1. Khái niệm, vai trò , đặc điểm của lao động nông nghiệp nông thôn
1.1 Khái niệm;
+ Khái niệm về lao động ; Theo tổ chức lao động khoa học : “lao động là
hoạt động có mục đích của con người nhằm thoả mãn nhu cầu về đời sống của
mình là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển xã hội loài người ”
+ Khái niệm về lao động nông thôn ; Lao động nông thôn là tổng thể sức lao
động thực tế tham gia vào quá trình lao động bao gồm những người trong độ
tuổi lao động (nam từ 15 đến 60, nữ từ 15 đến 55) và những người trên, dưới độ
tuổi lao động có thể tham gia lao động.
1.2 Vai trò của lao động nông thôn
Nguồng lực lao động trong nông nghiệp nông thôn đóng vai trò hết sức quan
trọng đối với sự phát triển bền vững của kinh tế nông nghiệp nói riêng và của
kinh tế xã hội nói chung. Bởi vì nông thôn có vai trò và vị trí hàng đầu trong
giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nước ta. Nguồn lao
động nông thôn rất phong phú chiếm gần 70% tổng số lao động xã hội. Với lực
luợng lao động đông đảo như vậy lao động nông thôn đóng vai trò quyết định
đối với kinh tế nông thôn họ là những người làm ra của cải vật chất cho khu vực
nông nghiệp, đồng thời cũng là những người tạo lên sức mạnh để thúc đẩy sự
phát triển của nông nghiệp nước ta.
1.3 Đặc điểm của lao động nông nghiệp nông thôn
Nguồn lao động ở nông thôn có những đặc điểm riêng so với các ngành sản xuất

vật chất khác.
+ Trước hết là lao động nông thôn mang tính thời vụ cao. Đây là nét điển hình
của lao động nông thôn, Sở dĩ như vậy là vì lao động nông thôn ngắn chặt với


4

sản xuất nông nghiệp mà sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ cao do đó
tình trạng thất nghiệp trá hình ở nông thôn tương đối cao khoảng 25% .
+ Lao động nông thôn có xu hướng giảm về số lượng do xu hướng di chuyển
lao động nông thôn từ nông nghiệp sang một số ngành sản xuất dịch vụ khác
như công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
+ Lao động trong nông nghiệp nông thôn nhìn chung có trình độ văn hoá kĩ
thuật thấp hơn so với các ngành sản xuất khác.
+ Lao động ở lại trong nông thôn thường là những người có độ tuổi trung
bình cao và lao động phụ ngoài độ tuổi lao động. Vì số lao động trẻ có trình độ
tay nghề đã bị thu hút sang một số ngành khác. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến chất lượng lao động trong nông nghiệp nông thôn thấp và
có xu hướng già hoá.
+ Lực lượng lao động đông đảo nhưng phân bố không đồng đều giữa các
vùng và giữa các khu vực. Lao động chủ yếu tập trung ở hai vùng đồng bằng lớn
là Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Các vùng miền núi và
trung du thì lại rất thưa thớt.
2. Sự cần thiết phải sử dụng đầy đủ , hợp lí lao động nông nghiệp nông thôn
Có thể nói là hiện nay chúng ta đang đứng trước một thực tế là lực lượng lao
động nông nghiệp đông nhưng không mạnh. Cung về lao động tiếp tục tăng
trong những năm tới do sự gia tăng về dân số, trong khi đó quỹ đất sử dụng
trong nông nghiệp lại giảm dần do chuyển mục đích sử dụng. Cơ cấu nông
nghiệp ít đổi mới , các doanh nghiệp nông nhiệp gặp nhiều khó khăn về thị
trường, vốn nên ít có khả năng mở rộng qui mô và chủng loại nên không thu hút

được thêm nhiều lao động. Mặt khác cũng do một số lao động mới thành lập có
xu hướng hiện đại hoá, tự động hoá nên dùng ít nhân công hơn, đặc biệt là lao
động phổ thông điều đó làm cho việc sử dụng lao động nông nghiệp không có
hiệu quả sử dụng không đúng người, đúng việc, người lao động không có cơ hội
phát huy hết khả năng về sức lực và trí lực của mình đẫn đến lãng phi nguồn lao
động và năng suất lao động không cao.


5

Bên cạnh đó vấn đề sử dụng lao động nông nghiệp nông thôn vẫn chưa thực sự
hợp lí trong từng ngành từng bộ phận, thậm trí cả ngay trong từng hộ gia đình.
Khi người lao động không có việc làm họ sẵn sàng làm bất kì công việc gì mà
họ có thể, không cần biết la họ có thể phát huy được khả năng của mình không
miễn là họ co việc làm có thu nhập để đảm bảo cuộc sống của họ.
Trong dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng phát huy sức mạnh dân
tộc, tiếp tục đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nhà
nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng ta chỉ rõ “Đường lối kinh tế của Đảng ta
là đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
đưa nước ta trở thành một nước Công nghiệp …” (báo nhân dân 3-2 2001). Mục
tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội mười năm 2001- 2010
là :“Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt chất lượng
đời sống vật chất , văn hoá tinh thần của nhân dân , tạo nền tảng đến năm 1020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Muốn đạt
được như vậy chúng ta cần phải có bước đi phù hợp với nhiều biện pháp thích
hợp đối với nguồn nhân lực, cân nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sử dụng
một cách có hiệu quả, Tạo động lực thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và lao động, nâng cao chất lương đời sống của nhân dân theo tiêu chuẩn của
một nước công nghiệp.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn lực lao động nông nghiệp

nông thôn
3.1. Nhân tố đất đai và khí hậu
• Về đất đai;
Ruộng đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Ruộng đất là đối
tượng lao động khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động vào đất làm
cho đất đổi hình đổi dạng như cày, bừa…
Ruộng đất là tư liệu lao động khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động
lên đất thông qua các thuộc tính lý học, hoá học, sinh học…


6

Trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và
đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất có chất lượng
ngày càng tốt hơn và sức sản xuất của ruộng đất là không có giới hạn.
Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người ở nước ta vào loại thấp khoảng
0,1 ha/ người hơn nữa ruộng đất nông nghiệp lại phân bố không đồng đều giữa
các vùng trong cả nước, phân bố không đồng đều và chất lượng đất cũng không
đồng đều. Mỗi vùng, khu vực có một loại đất khác nhau, chất đất khác nhau. Ví
dụ: vùng núi Trung du bắc bộ chủ yếu là đất Feranit đá vôi, còn đất vùng Tây
Nguyên chủ yếu là đất đỏ Bazan nên đã hình thành lên những vùng sản xuất
mang đặc trưng riêng. Quỹ đất nông nghiệp hiện nay đang bị giảm dần do đó
phải sử dụng một cách hểt sức tiết kiệm. Đồng thời phải biết phân bố và sử dụng
lao động một cách phù hợp và có hiệu quả. Chánh tình trạng có nơi thì thừa lao
động có nơi thì thiếu lao động .
• Nhân tố khí hậu;
Ngoài đất đai khí hậu cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất nông nghiệp , ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng vật nuôi và ảnh hưởng
đế mùa vụ của sản xuất nông nghiệp .
Nước ta nằm trong khu vực co khí hậu nhiệt đới gió mùa do đó nông nghiệp

nước ta cũng mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Sản phẩm của nông nghiệp chủ
yếu là các loại sản phẩm nhiệt đới. Khí hậu chia làm hai mùa, mùa khô và mùa
mưa. Tính chất mùa vụ của khí hậu gián tiếp ảnh hưởng đến lao động nông
nghiệp nông thôn.Và đây cũng là một đặc điểm cơ bản của lao động nông
nghiệp nông thôn.
3.2 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến phân bổ lao
động trong các ngành kinh tế . Sự phân bố về qui mô , số lượng , chất lượng lao
động. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến dẫn đến sự di chuyển của lao động


7

giữa các ngành. Những ngành nào phát triển nhanh mạnh và cần nhiều lao động
thì sẽ thu hút nhiều lao động. Do đó cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi và dịch
chuyển theo. Để đáp ứng sự phát triển và ổn định xã hội.
Sau gần 20 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nền kinh tế nước ta đã đạt
được những thành tựu quan trọng. Tăng trưởng kinh tế bình quân cả nước hàng
năm đạt > 7%. Nông nghiệp đạt mức tăng trưởng trung bình là 5,7% .Tổng số
lao động nông thôn là 31 941 500 người chiếm 75,82% lao động cả nước, Nông
nghiệp phát triển liên tục góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung giữ
vững ổn định kinh tế xã hội... Công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng
bình quân là 13,5%. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển góp phần tích cực cho
tăng trưởng kinh tế nói chung.
Nhìn chung cơ cấu các ngành kinh tế đã từng bước chuyển dịch tích cực theo
hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng
giảm dần và tăng tỷ trọng dần các ngành công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra trong
bản thân các ngành cũng diễn ra sự chuyển dịch về cơ cấu.
Năm
Ngành

1995
%
2000
%
2005(dự kiến)
%
Nông nghiệp 27,2 24,3 20-21
Công nghiệp 27,8 36,6 38-39
Dịch vụ 44,1 39,1 41-42
3.3 Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn
Trong từng giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Sự phát triển của nông
nghiệp nông thôn được dựa trên một hệ thống cớ sở hạ tầng có trình độ phát
triển nhất định. Sự đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn có vai trò to
lớn. Cho đến nay cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn của
nước ta vẫn còn yếu, thiếu, lạc hậu hoạt động kém hiệu quả. Chính vì vậy ngay
từ đầu Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương đầu tư khá lớn để thực hiện các
hoá; thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, hoá học hoá, sinh học hoá …


8

×