Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.27 KB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO TP.HCM
TRƯỜNG THPT TẠ QUANG BỬU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA SƯ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI

THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

Trường thực tập : THPT TẠ QUANG BỬU

TP. Hồ Chí Minh ngày 8 tháng 3 năm 2017


MỤC LỤC

I.

PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU

1.

Nghe báo cáo

2.

Điều tra thực tế

II.

KẾT QUẢ TÌM HIỂU


1.

Tình hình giáo dục tại quận 8

1.1

Điều kiện tự nhiên – xã hội quận 8

1.2

Đặc điểm giáo dục quận 8

2.

Đặc điểm của nhà trường

2.1

Tiểu sử của ông Tạ Quang Bửu

2.2

Lịch sử hình thành của nhà trường

3.

Cơ cấu tổ chức trường học

3.1 Cơ cấu nhân sự
3.2 Thành tích đạt được

3.3 Cơ sở vật chất của nhà trường
4.

Chức năng và nhiệm vụ của giáo viên


4.1 Chức năng của giáo viên
4.1 Nhiệm vụ của giáo viên
5.

Hồ sơ của giáo viên và học sinh

6.

Cách đánh giá hạnh kiểm học lực của học sinh

6.1 Xếp loại hạnh kiểm
6.2 Cách đánh giá và xếp loại học sinh
7. Các loại hoạt động giáo dục trong nhà trường
7.1 Dạy và học môn văn hóa
7.2 Các hoạt động khác
III.
1.
2.

NHỮNG BÀI HỌC SƯ PHẠM
Kinh nghiệm trong công tác giảng dạy
Kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm

IV. LỜI CẢM ƠN

3.


THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC
I.

PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU
1. Nghe báo cáo
Thực tế địa phương.
Tình hình giáo dục tại địa phương.
Cơ cấu trường học.
Các hoạt động của trường.

Người trình bày: thầy Nguyễn Văn Hồng – Phó Hiệu trưởng trường
THPT Tạ Quang Bửu.

Thời gian: 7h30-8h30, ngày 13 tháng 02 năm 2017.
2. Điều tra thực tế
Tham quan tìm hiểu về cơ sở vật chất của trường.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra lớp kiến tập chủ nhiệm vào đầu giờ
học, giờ ra chơi.
Tham gia đứng lớp trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm.
Tập đánh giá một giờ dạy khi dự giờ thực tập giảng dạy và thực tập
giảng dạy trên lớp theo quy chế và kế hoạc của trường, hướng dẫn của giáo

viên hướng dẫn thực tập giảng dạy.
II.
KẾT QUẢ TÌM HIỂU
1. Tình hình giáo dục tại quận 8
1.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội quận 8

 Vị trí địa lý
Quận 8 thuộc khu vực nội thành và nằm ở phía Nam Thành phố Hồ Chí
Minh, có tọa độ địa lý từ 10045’8’’ đến 10041’45’’ vĩ độ Bắc; 106035’51’’
đến 106041’22’’ kinh đô Đông:
- Phía Đông giáp quận 4, quận 7.
- Phía Tây giáp quận Bình Tân và huyện Bình Chánh.
- Phía Nam giáp huyện Bình Chánh.
- Phía Bắc giáp quận 5, quận 6.
Quận có diện tích tự nhiên 1.917,49 ha, dân số 423.129 người, gồm 16 đơn
vị hành chính cấp phường. Toàn bộ diện tích Quận 8 là đồng bằng có địa


hình thấp với cao độ trung bình so với mặt nước biển là 1,2m trong đó thấp
nhất là 0,3m (phường 7) và cao nhất là 2,0 m (phường 2), với chu vi
khoảng 32 km.
Quận 8 nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khu đô thị cũ (quận 5 và quận 6) và
khu đô thị mới Nam Thành phố, nên chịu tác động của sự phát triển đô thị
hóa cao, có hệ thống giao thông khá phát triển ngày càng được cải thiện với
một số tuyến chính nối từ trung tâm thành phố qua quận 8 đến khu đô thị
Nam Sài Gòn: Đại lộ Đông Tây, Đại lộ Nguyễn Văn Linh, đường Phạm Thế
Hiển, đường Tạ Quang Bửu, đường An Dương Vương,...; do đó, Quận 8 hội
đủ các nhân tố cần thiết cho ngành thương mại, dịch vụ phát triển (ngành
trọng điểm phát triển trên địa bàn trong những năm qua) một cách toàn
diện. Ngoài ra với vị trí thuận lợi, Quận 8 còn có tiềm năng để thu hút vốn
đầu tư trong nước và nước ngoài cho phát triển: công nghiệp và xây dựng
phát triển đô thị.
Cùng với sự phát triển của hệ thống hạ tầng là các dự án cải thiện môi
trường nước, các dự án bồi thường hỗ trợ, tái định cư nhà ở ven sông, các
dự án công viên cây xanh dọc sông, kênh… đến nay Quận 8 dần thoát khỏi
tình trạng “vùng nước đen” của khu vực.



Địa hình, địa mạo

Địa hình và địa mạo Quận 8 được hình thành bởi sự chia cắt của các con
sông và kênh rạch.
Địa hình của Quận bằng phẳng, độ dốc của địa hình nhỏ hơn 0,1% nhưng
thấp, trũng. Cao độ trung bình của Quận là 1,20m trong đó khu vực có độ
cao thấp nhất là phường 7 (0,3m) và khu vực có độ cao cao nhất là phường
2 (2,0m) quận có đến 2/3 diện tích tự nhiên nằm dưới ngưỡng của đỉnh
chiều cường lịch sử 1,60m (tháng 11 năm 2011) trong đó vùng bị ảnh


hưởng lớn nhất cũng là khu vực có địa hình thấp nhất là phường 6, phường
7, phường 15 và phường 16.
Đặc điểm địa mạo (hay hình thể) của Quận bị các kênh Đôi, Tầu Hủ, sông
Cần Giuộc, rạch Hiệp Ân, rạch Ông Lớn, Ông Nhỏ, Xóm Củi, Ruột Ngựa,
Bà Tàng, Lò Gốm, Kênh Ngang số 1, Kênh Ngang số 2, Kênh Ngang số 3
lại chia nhỏ Quận 8 thành những khu vực riêng biệt được kết nối qua hệ
thống cầu.
 Khí hậu
Quận 8 nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận xích
đạo với 2 mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau. Quận nằm trong vùng rất ít thiên tai về khí hậu,
biến động thời tiết đáng kể nhất ở Quận cũng như của thành phố là tình
trạng hạn cục bộ trong mùa mưa (mùa mưa đến muộn hoặc kết thúc sớm
hoặc có các đợt hạn trong mùa mưa).
 Thủy văn
Hệ thống sông, kênh, rạch của Quận 8 khá dày, bao gồm nhiều kênh rạch
lớn nhỏ như: sông Bến Lức, sông Ông Lớn, kênh Lò Gốm, kênh Tàu Hủ,

rạch Hiệp Ân, rạch Nước Lên,... với tổng chiều dài khoảng 30km. Hệ thống
kênh rạch này kết hợp với các rạch nhỏ, mạng lưới thoát nước dọc tuyến
đường giao thông tạo ra hệ thống thoát nước chính cho toàn Quận, tạo khả
năng tiêu nước về mùa mưa cũng như khi triều cường.
Hệ thống sông, kênh, rạch như trên đã tạo nên những lợi thế riêng của quận
trong giao thông đường thủy, điều tiết không khí, tiêu thoát nước mưa, nước
thải trong khu dân cư, các cơ sở sản xuất...
1.2 Đặc điểm giáo dục quận 8


- Đối tượng phụ huynh và đối tượng học sinh :
+ Quận 8 là khu vực vùng ven của thành phố Hồ Chí Minh, tập trung nhiều
thành phần là người dân lao động phổ thông. Trong tiến trình đô thị hóa,
tình hình phát triển dân số rất nhanh do tỷ lệ tăng tự nhiên và do có nhiều
dân nhập cư với đa số thành phần là dân lao động nghèo. Vì vậy sự quan
tâm đối với con em của một số phụ huynh còn rất ít.
+ Trong buổi đầu thành lập, học sinh đến trường chủ yếu là con em của
những gia đình ở quận 8. Những năm gần đây, việc đầu tư xây dựng trường
lớp và cơ sở vật chất đã kéo theo sự phát triển của giáo dục. Mở thêm nhiều
lớp học, thu nhận nhiều học sinh không chỉ ở quận 8 mà còn ở quận 5.
- Sự phát triển của giáo dục tại quận 8:
+ Trong tiến trình đô thị hóa, bên cạnh sự phát triển của kinh tế thì giáo dục
cũng có sự phát triển rất lớn về cơ sở vật chất ( mở thêm nhiều lớp học,
trường học), về số lượng học sinh ( không chỉ có hs ở quận 8 mà còn có học
sinh ở quận 5,quận 3),đội ngũ giáo viên có năng lực và nhiều kinh nghiệm,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở quận 8.
+ Quận có 17 trường mần non, 20 trường tiểu học, 12 trường trung học cơ
sở và 4 trường THPT: THPH Lương Văn Can, THPT Tạ Quang Bửu, THPT
Ngô Gia Tự, THPT năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định. Trong
đó có 1 trường mầm non tư thục và một trường mầm non tư thục đạt chuẩn

Quốc gia. Tất cả đều được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất cũng như đội
ngũ giáo viên nhiều năng lực và trách nhiệm.
+ Hiện nay quận 8 đã hoàn thành phổ cập tiểu học và đang từng bước tiến
hành phổ cập giáo dục THCS và THPT.
- Xã hội hóa giáo dục:


+ Huy động được nhiều nguồn lực và sự quan tâm của tất cả các ban ngành(
mặt trận tổ quốc, hội chữ thập đỏ, hội khuyến học, hội ái hữu của cựu học
sinh, hội phụ huynh học sinh…,). hàng năm trao rất nhiều suất học bổng
(mỗi suất trị giá từ 500.000đ đến 800.000đ) cho học sinh nghèo hiếu học,
hạn chế tình trạng lưu ban, bỏ học vì học sinh không có tiền đóng học phí.
2. Đặc điểm của nhà trường
2.1 Tiểu sử của ông Tạ Quang Bửu
Ông sinh ngày 23 tháng 7 năm 1910, trong một gia đình nhà giáo tại thôn
Hoành Sơn, xã Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1922,
ông thi vào trường Quốc học Huếvà đỗ thứ 11. Sau đó ông ra Hà Nội học
trường Bưởi. Năm 1929, sau khi đỗ đầu tú tài Việt và đỗ đầu tú tài Tây ban
Toán, ông nhận được học bổng của Hội Như Tây Du học của Nguyễn Hữu
Bài và sang Pháp học.
Tại Pháp, năm 1929, ông đăng ký học lớp toán đặc biệt của trường Louis le
Grand về toán học và vật lý lý thuyết, đăng ký học cử nhân toán ở Viện
Henri Poincaré. Ông đã đến nghe giảng ở cả giảng đường Hermite (dành
cho cử nhân) lẫn tham dự các buổi xê-mi-na ở giảng đường Darboux (dành
cho những người học trên đại học). Tại đây, ông đã tiếp xúc với nhiều nhà
toán học trẻ của nước Pháp, bí mật tham gia nhóm Nicolas Bourbaki. Đó là
cơ sở để năm 1961, ông cho ra đời tác phẩm Về cấu trúc của Bourbaki.
Ông thi đỗ vào trường Centrale Paris năm 1930, theo học chương trình cử
nhân khoa học ởĐại học Sorbonne, học toán ở các Đại học Paris, Đại học
Bordeaux (Pháp) từ 1930 đến1934 và được trường Bordeaux trao đổi sang

Đại học Oxford (Anh) trong một thời gian ngắn. Tại đây ông học thêm vật
lý lượng tử.
Trở về nước năm 1934, ông không ra làm quan mà đi dạy toán và tiếng Anh
tại trường tư, ban đầu là trường Phú Xuân, sau là trường dòng Providence


(Thiên Hựu) ở Huế. Ngoài tiếng Anh và toán, lí, hóa ông còn dạy các môn
khoa học tự nhiên khác theo yêu cầu của nhà trường. Các môn này (động
vật, thực vật, khoáng vật) ông tự nghiên cứu trong sách chuyên ngành cao
hơn nhiều so với chương trình trung học rồi lên lớp với những mẫu hiện vật
tự sưu tầm.
Bên cạnh đó, ông cũng chơi tốt thể thao và truyền đạt kinh nghiệm luyện
tập cho các học sinh như: đánh bóng bàn theo kiểu Barma (đương kim vô
địch thế giới về bóng bàn, người Hunggary), tập điền kinh theo phương
pháp khoa học nhất, bơi sải (crawl)...
Từ 1942 đến 1945, ông đi làm công cho hãng Điện-Nước SIPEA, được cử
phụ trách nghiên cứu. Ông đã thiết kế nhiều bộ phận cho các nhà máy điện,
tái sinh dầu nhờn cho Qui Nhơn. Ông đã khước từ Huân chương Bắc đẩu
do Pháp trao vì thiết kế đường dây điện cao thế cho nhà máy vôi Long Thọ.
Ngoài ra ông vẫn tranh thủ học thêm và nghiên cứu cơ học lượng tử và
phương trình vi phân.
Ông là một trong những người tiên phong của Việt Nam dự trại Tráng sĩ
của tổ chức Hướng đạo Việt Nam. Thi đỗ ông được cấp bằng trại trưởng và
là đại diện huấn luyện cho toàn Đông Dương. Ông được bầu làm Huynh
trưởng Hướng đạo sinh Trung Kỳ.
1945-1954: Hoạt động trong kháng chiến
Sau 1954: Tiếp tục hoạt động giáo dục và nghiên cứu
Ông đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam tặng thưởng
nhiều huân chương: Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng
chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương

Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất,
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba.


Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về
khoa học công nghệ với tập hợp các công trình "Giới thiệu khoa học kĩ
thuật hiện đại (sau 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ quan trọng trong kháng
chiến chống Mỹ cứu nước và những quan điểm xây dựng ngành Đại học và
Trung học chuyên nghiệp nước nhà". Các công trình của ông được đánh giá
là đã định hướng phát triển một số ngành khoa học cơ bản; chỉ đạo kỹ thuật
việc rà phá bom mìn phong toả Vịnh Bắc Bộ, Hải Phòng và chỉ đạo những
nhiệm vụ kỹ thuật quan trọng khác trong cuộc chiến chống Mỹ của Việt
Nam Dân chủÔng được đặt tên cho bốn đường phố (ở Quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội và Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Huế và thành phố
Đà Nẵng) và thư viện lớn nhất của Đại học Bách khoa Hà Nội.
2.2 Lịch sử hình thành của nhà trường
- Trường THPT Tạ Quang Bửu là một trường mới thành lập của thành phố
(trực thuộc Sở Giáo Dục và Đào Tạo TP.Hồ Chí Minh). Được thành lập
theo quyết định số 259/QĐ_UB, do ông Nguyễn Thành Tài, phó chủ tịch
UBND TP.HCM ký ngày 12/07/2001. Trường được thành lập vào năm
2001. Trên khuôn viên 26.000m2.
- Ban đầu trường không có tên là Tạ Quang Bửu mà chỉ gọi là trường
Phường 5 Quận 8, TP.Hồ Chí Minh về sau khi trục đường Tạ Quang Bửu
được xây dựng và mở rộng trường mới lấy tên Tạ Quang Bửu – người có
nhiều đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam.
- Trường được quyết định xây dựng theo tiêu chuẩn Trường chuẩn Quốc
Gia.
- Năm học đầu tiên 2001 – 2002, trường tuyển sinh vào lớp 10 gồm 8 lớp
với số học sinh khoảng 360. Đến nay, sĩ số toàn trường dao động qua các
năm từ 1650 đến 1700 học sinh. Là trường thực hiện 2 hoạt động thí điểm:



+ Thí điểm dạy 2 buổi/ngày: với các buổi sáng tập trung vào các giờ học
chính khóa, buổi chiều giờ học ngoại khóa bao gồm việc rèn luyện kỹ năng
ở các môn học tự chọn: Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh, Và giờ tự chọn các môn
thể thao: Bóng đá, bóng chuyền, bóng rỗ, bơi lội, cầu lông…
+ Thí điểm dạy môn giáo dục quốc phòng theo phương pháp học rãi trong
suốt năm học.
- Nhờ sự hòa hợp và tận tâm của các thầy cô mà giờ đây trường Tạ Quang
Bửu đã đạt nhiều thành tích trong học tập.
- Sau 5 năm thực hiện công tác giáo dục, bắt đầu từ năm học 2005 – 2006
trường đã vượt tỉ lệ Tốt nghiệp Trung học Phổ Thông của Thành Phố.
- Do địa bàn quận 8 là dạng quận ven, mới đô thị hóa, số dân nhập cư đông,
điều kiện sinh sống của người dân còn khó khăn, vấn đề học tập của con em
ít được quan tâm đầy đủ. Nên hang năm điểm đầu vào thấp so với một số
trường trong cụm và trong thành phố chính (Vd: Điểm đầu vào năm 2009 –
2010 ở 1 số trường Quận 1, Quận 3, Quận 5 từ 30 đến 38 điểm trong khi
trường Tạ Quang Bửu điểm đầu vào là 21,5 điêm) . Vì vậy việc ổn định sĩ
số HS là một vấn đề được quan tâm thường xuyên.
- Từ năm học 2006 – 2007 đến nay, với điểm chuẩn đầu vào lớp 10 của
trường THPT Tạ Quang Bửu tính tổng cộng trên 3 môn thi (Toán hệ số 2,
Anh hệ số 1) như sau:
+ 2006 - 2007: 23,50/50 điểm
+ 2007 - 2008: 20,75/50 điểm
+ 2008 - 2009: 25,75/50 điểm
+ 2009 - 2010: 21,50/50 điểm


+ 2010 - 2011: 23,50/50 điểm
+ 2011 - 2012: 23,50/50 điểm

+ 2012 - 2013: 25,00/50 điểm
+ 2013 - 2014: 23,50/50 điểm
+ 2014 - 2015: 25,00/50 điểm
+ 2015 - 2016: 27,25/50 điểm
-

Kết quả học tập của học sinh năm học 2015 - 2016
 Hạnh kiểm
Xếp loại
Khối
10
11
12
Tổng
số

Trung

Tốt

Khá

424 HS
67.7%
319 HS
67.7%
278
84%
1021
66.3%


162 HS
25.9%
201 HS
34.5%
51 HS
15.4%
414
26.9%

bình
39 HS
6.2%
52 HS
8.9%
2 HS
0.6%
93
6%

Yếu
1 HS
0.2%
10 HS
1.7%
0 HS
0%
11
0.7%


 Học lực
Xếp loại
Khối
10
11
12

Giỏi

Khá

27 HS
4.3%
28 HS
4.8%
27 HS
8.2%

187 HS
29.9%
161 HS
27.7%
155 HS
46.8%

Trung
bình
378 HS
60.4%
360 HS

61.9%
141 HS
42.6%

Yếu

Kém

28 HS
4.5%
22 HS
3.8%
8 HS
2.4%

6 HS
1%
11 HS
1.9%
0 HS
0%

Lưu ban
27 HS
34 HS
0 HS


Tổn
g số


-

82 HS
5.3%

503 HS
32.7%

879 HS
57.1%

58 HS
3.8%

17 HS
1.1%

Số lượng học sinh năm học 2016 - 2017

12
15
13

Học sinh
Tổng số
514
623
547


Nữ
255
319
279

40

1684

853

Khối

Số lớp

10
11
12
Tổng
cộng



số TB Số HS lưu

HS/lớp
43
42
42


ban
0
19
23
42

- Thông tin về trường
+ Địa chỉ : 909 Tạ Quang Bửu, phường 05, quận 8, Tp.Hồ Chí Minh.
+ Điện thoại : 08.39.861.191.
3. Cơ cấu tổ chức trường học
3.1 Cơ cấu nhân sự
Ban giám hiệu
Hiệu trưởng: Thầy Phạm Đức Hùng
Phó Hiệu trưởng chuyên môn: Thầy Nguyễn Văn Hồng
Phó Hiệu trưởng CSVC: Cô Trần Thị Bích
Chi bộ:
Phó Bí thư Chi bộ: Thầy Nguyễn Văn Hồng
Số lượng Đảng viên: 35
Công Đoàn
Chủ tịch Công Đoàn: Thầy Nguyễn Gia Mến
Số lượng: 7
Đoàn trường


-

-

Ban chấp hành Đoàn trường
+ Bí thư: Dương Thị Thanh Tuyền 11A1

+ Phó Bí thư: Nguyễn Võ Ngọc Bích 11A6
+ Ủy viên thường vụ: Phạm Nguyễn Ngọc Tú 10A1
+ Ủy viên ban chấp hành: gồm 8 đồng chí
Số lượng Đoàn viên: 450
Trợ lý thanh niên: Thầy Lương Hải Huy (là giáo viên, giữ vai trò cầu nối

giữa Chi Bộ, Ban Giám hiệu với Đoàn trường, trợ lý Ban Giám hiệu trong công tác quản
lý Đoàn viên.
Chi Đoàn giáo viên
Bí thư: Thầy Phan Thanh Tuân – GV Văn
Số lượng: 22
Ban đại diện cha mẹ học sinh: Gồm có Ban đại diện cha mẹ học sinh ở mỗi lớp
và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, giữ vai trò cầu nối, hỗ trợ công tác giáo dục,
quản lý học sinh trong và ngoài trường.
3.2 Thành tích đạt được
a. Tập thể
- Chi bộ trong sạch vững mạnh – Tiêu biểu 03 năm liên tục.
- Công đoàn đạt tiên tiến xuất sắc.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đạt tiên tiến.
- Trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố. Nhận cờ thi đua của UBND
thành phố Hồ Chí Minh.
- Được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
b. Cá nhân
- Có 31 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
- Có 04 chiến sĩ thi đua cấp thành phố.


- Có 07 giáo viên dạy giỏi cấp trường.
- Có 04 giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.

- Có 03 học sinh giỏi cấp thành phố và hàng chục Huy chương các loại về
các hoạt động phong trào.
3.3 Cơ sở vật chất hiện nay của nhà trường
- Gồm 40 phòng học.
- 28 phòng chức năng.
- Văn phòng :
• 1 hội trường 300 chỗ ngồi.
• 2 thư viên.
• 2 phòng bộ môn.
• 2 phòng vi tính.
- Phòng tư vấn tâm lý học sinh
• 3 phòng thí nghiệm (lý, hóa, sinh).
• Phòng nghỉ trưa cho giáo viên.
• Phòng dạy nghề điện dân dụng, dinh dưỡng.
• Nhà thi đấu.
- 1 phòng y tế và các phòng ban chấp hành.
- 2 sân cỏ nhân tạo, 2 sân bóng rổ, 2 sân bóng chuyền.
- 1 đường chạy, 1 sân cỏ học giáo dục quốc phòng.


4. Chức năng và nhiệm vụ của giáo viên
4.1 Chức năng của giáo viên
Làm công việc theo dõi quản lý giáo dục SV và chịu trách nhiệm trước
Hiệu trưởng Nhà trường về nhiệm vụ được phân công như; cố vấn, giúp đỡ
và chỉ đạo các khoá SV thực hiện tốt mọi quyền lợi, nghĩa vụ của SV, để
thực hiện công việc theo quy chế cũng như sự điều hành của phòng Công
tác chính trị & quản lý sinh viên về công tác quản lý SV chung trong Nhà
trường.
4.2 Nhiệm vụ của giáo viên
- Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài,

chuẩn bị thí nghiệm; kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học
bạ đầy đủ; lên lớp đúng giờ; không tuỳ tiện bỏ giờ, bỏ buổi dạy; quản lý
học sinh trong các hoạt động do nhà trường tổ chức; Coi thi, chấm thi: thi
học kỳ, thi lên lớp, thi tuyển vào lớp đầu cấp, thi tốt nghiệp ... Tham gia các
họat động sinh hoạt chuyên môn: Họp hội đồng giáo dục, họp tổ chuyên
môn, dự giờ, rút kinh nghiệm giáo dục và giảng dạy học sinh.
- Tham gia công tác phổ cập giáo dục tại địa phương
- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao
chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trừơng; thực
hiện quyết định của hiệu trưởng; chịu sự kiểm ta của hiệu trưởng và của các
cấp quản lý giáo dục.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương
yêu, tôn trọng học sinh; đối xử công bằng với học sinh; bảo vệ các quyền
lợi và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ các bạn đồng
nghiệp.
- Phối hợp các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong các
hoạt động giảng dạy và giáo dục.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Hồ sơ của giáo viên và học sinh
Học bạ
a. Nội dung trên trang 1 phải được ghi đầy đủ khi lập học bạ cho học sinh;
hiệu trường nhà trường kí, đóng dấu (trang 1) xác nhận việc lập học bạ cho


học sinh; quá trình học tập ghi đầy đủ từ lớp 10 đến lớp 12 (tên trường,
huyện, tỉnh).
b. Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh ở mỗi lớp được ghi trên hai
trang liên tiếp ( 2-3, 4-5, 6-7, 8-9) và ghi hoàn chỉnh trước khi vào năm học
tiếp theo.

- Các nội dung cần chú ý:
• Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: gọi chung là tỉnh;
• Huyện. quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: gọi chung là huyện;
• Xã, phường, thị trấn: gọi chung là xã;
c.
Nơi sinh: ghi tên xã, huyện, tỉnh theo giấy khai sinh;
d.
Các nội dung không viết tắt: con liệt sĩ, con thương binh (hạng nào),
bệnh binh (hạng nào), được lên lớp, không được lên lớp.
e.
Các chữ viết tắt: Giáo dục công dân:GDCD, Giáo dục Quốc phòng
và An ninh (GDQP-AN), kiểm tra: KT; điểm trung bình: ĐTB, tự chọn
(môn học): TC, học lực: HL, hạnh kiểm: HK, cả năm học: CN.
f. Môn học tự chọn: có 1 dòng để ghi môn học tự chọn, giáo viên ghi rõ tên
môn học và điểm trung bình của môn học đó (ở của ban Cơ bản, môn học
tự chọn nâng cao thì ghi vào dòng môn học đó, không ghi vào dòng này).
Khai sinh
- Ghi lí lịch, họ tên cha mẹ và một số trường hợp đặc biệt để GVCN theo
dõi học sinh.
Sổ chủ nhiệm
- Ghi lí lịch, họ tên cha mẹ và một số trường hợp đặc biệt để giáo viên chủ
nhiệm theo dõi học sinh.
- Công tác chủ nhiệm hàng tuần, hàng tháng thông tin liên lạc với PHHS.
Sổ điểm danh
- Theo dõi tình hình chuyên cần của lớp.
Sổ điểm thi đua
- Theo dõi tình hình lớp về mặt kỹ luật, tác phong, lao động… có chia điểm
cho từng cột (sổ này do phòng giám thị quản lý)
Sổ đầu bài
- Theo dõi tình hình lớp về mặt học tập, nề nếp của lớp trong từng tiết học,

từng môn học.
Sổ liên lạc
- Thông báo định kỳ hàng tháng cho phụ huynh biết về tình hình học tập và
rèn luyện của học sinh.


6. Cách đánh giá hạnh kiểm học lực của học sinh
 Nội quy học sinh của trường:
 Học sinh phải kính trọng, lễ phép với thầy cô, nhân viên nhà trường
và người lớn tuổi; tôn trọng, hòa nhã với bạn bè tong và ngoài lớp
học.
 Luôn giữ đúng tác phong của người học sinh khi đến trường.
Đồng phục:
 Nam: áo sơ mi, quần màu xanh đậm, bỏ áo vào quần, manng giày
bata.
 Nữ: bộ áo dài kín đáo, trang nhã (Ví dụ: quần áo không quá mỏng,
không vắt tà lên, không mặc đồ lót màu, phải có áo lá,...); mang giày
sandal có quai hậu.
 Các buổi chiều hoặc có giờ thể dục hay quốc phòng thì nam, nữ đều
mặc đồng phục thể dục của trường và mang giày bata.
 Áo trắng (không có hình hay sọc), sạch, cài đủ nút. Không mặc quần
jean.
 Phù hiệu có thêu tên, may vào bên trái ngực áo, đúng quy định.
 Cắt và chải tóc gọn gàng, không lập dị, không nhuộm màu hay xịt
keo. Không đeo đồ trang sức.
 Không sơn móng tay, móng chân hoặc để móng dài.
Khi đến trường:
 Chấp hành nội quy và các yêu cầu, hướng dẫn của thầy cô, nhân viên
nhà trường.
 Cấm các việc sau: trốn học; cúp tiết; mang vào trường sách báo,

phim ảnh đồi trụy, phản động; phao tin đồn nhảm; tuyên truyền mê
tín dị đoan; bài bạc; hút thuốc. Nghiêm cấm uống rượu, bia hay sử
dụng các loại ma túy, chất kích thích, gây nghiện.
 Không xả rác, không làm hư hỏng tài sản nhà trường. Nghiêm cấm
đốt pháo hay gây cháy, nổ.
 Chấp nhận luật giao thông, không đi xe phân khối lớn, cấm chạy xe
trong sân trường.
 Không gây gổ, đánh nhau. Cấm mang hung khí hay vật sắc, nhọn
vào trường.


 Không sử dụng các phương tiện thu, phát, truyền tin (Ví dụ: điện
thoại di động, máy nghe nhạc,...) khi chưa được phép của thầy cô
phụ trách.
 Không trộn cấp vật dụng, tiền bạc, tư trang của người khác.
 Không mang theo tiền bạc hay đồ dùng dắt tiền. Nếu mất, trường
không chịu trách nhiệm.
 Học sinh phải luôn chuyên cần, tích cực học tập:
 Đi học đầy đủ, đúng giờ:
 Sáng: học sinh phải có mặt tại trường lúc 6h45 (riêng thứ 2 có mặt
trước 6h30), đúng 7h00 vào tiết 1.
 Chiều: học sinh có mặt tại trường vào 13h30, 13h45 vào tiết 1.
 Học sinh đi trể đến lần thứ 3 thì không được vào lớp, trường sẽ nhờ
phụ huynh đến nhận học sinh về.
 Học sinh nghỉ phải có lý do chính đáng theo quy định và phải do phụ
huynh trực tiếp xin phép, chậm nhất một ngày sau đó. Nhưng không
giải quyết cho học sinh ra về giữa buổi học,trừ trường hợp khẩn cấp
hay có lý do chính đáng và khi đó học sinh phải được cha, mẹ trực
tiếp đón về.
 Học sinh phải học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; trật tự và

tích cực xây dựng bài.
Học sinh không được vi phạm nội quy thi, kiểm tra (như quay cóp hay nhắc
bài cho bạn,...).
 Học sinh có ý thức tự quản tốt:
 Đóng góp đầy đủ, kịp thời các tài khoản chính cho nhà trường theo quy
định; gìn giữ trường lớp xanh, sạch, đẹp; tham gia các phong trào do
nhà trường phát động; tôn trọng truyền thống và danh dự nhà trường.
 Học sinh nào thực hiện tốt nội quy này sẽ được khen thưởng, học sinh nào
vi phạm sẽ bị xử lý kỉ luật.
6.1 Xếp loại hạnh kiểm
- Loại Tốt: học lực khác, giỏi tích cực học tập, rèn luyện lao động, tham gia
các công tác của trường, lớp, không mắc bất cứ một sai phạm nào dù rất
nhỏ.


- Loai Khá:học sinh chưa đạt tốt trong rèn luyện hạnh kiểm, học tập rèn
luyện thân thể. Nếu có một mặt nào đó chỉ đạt tới mức trung bình đều xếp
loại khá, có thể mắc một số lỗi nhỏ, sửa chữa nhanh và không tái phạm.
- Loại trung bình: học sinh có ý thức thực hiện nhiệm vụ của học sinh, có
tiến bộ nhưng chậm, còn mắc một số khuyết điểm ít nghiêm trọng, chưa
thành hệ thống. Nếu vi phạm nội quy kiểm tra thì xếp loại trung bình.
- Loại Yếu: học sinh được xếp loại yếu nếu: vô lễ, xúc phạm đến thầy cô
trong ngoài trường, quá lười học, nhiều lần quay cóp, nhiều lần trốn lao
động và hoạt động tập thể, tự tiện bỏ học nhiều tiết. Đánh nhau gây mất trật
tự, học sinh bị cảnh cáo hoặc đuổi học một tuần ở học kì nào thì xếp hạnh
kiểm yếu ở học kỳ đó.
6.2 Cách đánh giá và xếp loại học sinh
* Cách tính điểm trung bình học tập
 TBKT = ( 1KT miệng + 3 bài KT 15’ + 2*3 bài 1 tiết)/10
 TB môn = ( 2* TBKT + điểm thi HK)/3

 TB môn cả năm = (2* TB môn HKII) + TB môn HKI/3
 TBHK = ( Tổng trung bình môn * hệ số )/ tổng hệ số
 TB cả năm = ( Tổng TB môn cả năm * hệ số từng môn)/ tổng hệ số.
* Cách cho điểm và tính điểm trung bình môn đối với lớp 10 phân ban (Theo quy chế 40
ngày 5 tháng 10 năm 2006):
a. Hệ số điểm kiểm tra:
- Hệ số 1: (KTtx) kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra thực hành 1 tiết.
- Hệ số 2: (KTtx) điểm kiểm tra viết, kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên.
- Hệ số 3: điểm kiểm tra học kỳ.
b. Số lần kiểm tra trong một học kỳ:
- Số lần KTtx: (bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn).


* Môn học có 1 tiết/ tuần: ít nhất 2 tuần.
* Môn học có 2 tiết/tuần: ít nhất 3 lần.
- Số lần kiểm tra định kì: được qui định trong phân phối chương trình từng môn
học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn.
 Lưu ý:
- Những học sinh không có đủ số bài kiểm tra theo qui định thì phải được kiểm tra bù.
Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời lượng tương
đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học sinh không dự kiểm tra bù thì bị điểm 0.
- Nếu bị thiếu bài kiểm tra tx môn nào thì giáo viên môn đó phải bố trí cho HS kiểm tra
bù kịp thời (bài kiểm tra miệng phải đủ cho tất cả HS trong lớp)
- Nếu thiếu bài kiểm tra viết, bài kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên của 1 môn học ở học
kì nào thì kiểm tra bù trước khi kiểm tra học kì môn học đó
- Nếu thiếu bài kiểm tra hk của học kì nào thì tiến hành kiểm tra bù ngay sau khi kiểm
tra học kì đó (theo lịch kiểm tra bù của trường)
c. Cách cho điểm:
- Điểm kiểm tra thường xuyên( kttx): Miệng, 15 phút, thực hành thí nghiệm
- Bài làm theo hình thức tự luận cho điểm số nguyên

- Nếu theo hình thức trắc nghiệm hoặc có hình thức trắc nghiệm: được lấy đến một chữ
số thập phân sau khi đã làm tròn số.
** Điểm kiểm tra học kì(ktđk): kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kì (kthk)
Được lấy đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số
Ví dụ:


 7,25 7,3
 6,56,5
 7,757,8
d. Hệ số điểm môn học khi tham gia tính điểm trung bình các môn học kỳ và cả
năm học:
1) Ban khoa học tự nhiên (KTTN):
- Hệ số 2: các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học.
- Hệ số 1: các môn còn lại.
2) Ban khoa hoc xã hội nhân văn (KHXH-NV):
- Hệ số 2: các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ
- Hệ số 1: các môn còn lại.
3) Ban cơ bản:
- Hệ số 2: các môn Toán và Ngữ văn.
- Hệ số 1: các môn còn lại.
e. Điểm trung bình môn học:
* Điểm trung bình môn học kỳ: (ĐTBmhk)
ĐTBtx + 2 x ĐTBđk + 3 x ĐKThk
ĐTB mhk =

Tổng các hệ số

* Điểm trung bình môn học cả năm (ĐTBmcn)



ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhk II

ĐTBmcn =
3
f. Điểm trung bình các môn các môn học kỳ, cả năm học:
* Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTB hk):
a x ĐTBmhk Toán + b x ĐTBmhk Vật Lý+…

ĐTBhk =

Tổng các hệ số

a x ĐTB mcn Toán + b x ĐTB mcn Vật Lý+ …

ĐTBcn=

Tổng các hệ số

Lưu ý: ĐTBhk hoặc ĐTBcn là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập
phân thứ nhất sau khi đã làm tròn số.
* Tiêu chuẩn xếp loại học lực học kỳ và cả năm:
1- Loại Giỏi: điểm trung bình các môn từ 8.0 trở lên, không có môn nào bị điểm trung
bình dưới 6.5 và phải có 1 trong 2 môn toán, văn từ 8.0 trở lên.
2- Loại Khá: Điểm trung bình các môn từ 6.5 trở lên, không có môn nào bị điểm trung
bình dưới 5.0 và phải có 1 trong 2 môn toán, văn từ 6.5 trở lên.
3- Loại Trung bình: Điềm trung bình các môn từ 5.0 trở lên, không có môn nào bị điểm
trung bình 3.5 và phải có 1 trong 2 môn toán, văn từ 5.0 trở lênn.
4. Loại Yếu: Điểm trung bình các môn từ 3.5 trở lên, không có môn nào bị điểm trung
bình dưới 2.0.

5. Loại kém: Các trường hợp còn lại


Lưu ý:
- Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt loại Giỏi nhưng do điểm trung bình của 1 môn học:
* Phải xuống loại TB thì được điều chỉnh xếp loại Khá
* Phải xuống loại Yếu hoặc Kém thì được điều chỉnh xếp loại TB
- Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt loại Khá nhưng do ĐTB của 1 môn:
* Phải xuống loại yếu thì được điều chỉnh xếp loại TB.
* Phải xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Yếu
- Học sinh có xếp loại hạnh kiểm cả năm từ trung bình trở lên nhưng học lực bị xếp loại
Yếu, được lựa chọn một số trong các môn học có điểm trung bình cả năm dưới 5.0 để
kiểm tra lại. Điểm kiểm tra lại thay cho ĐTBcn của môn học đó để tính lại điểm trung
bình các môn học cả năm và xếp loại lại về học lực.
- Nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
-

Xét công nhận đạt danh hiệu học sinh Giỏi học kỳ và cả năm, thì phải đạt hạnh
kiểm tốt, học lực giỏi.

-

Xét công nhận đạt học sinh tiên tiến học kỳ hoặc cả năm học: thì phải đạt hạnh
kiểm, học lực từ loại khá trở lên.
 Cách tính điểm, tiêu chuẩn xếp loại học lực (theo Thông tư 29/TT/GD, ngày
6/10/1990, áp dụng cho khối 12 NH: 2007-2008):

* Tính điểm:
- Tính điểm trung bình các bài kiểm tra :là trung bình cộng tổng điểm các bài kiểm tra
thường xuyên sau khi nhân hệ số theo quy định(TBKT)

- Tính điểm trung bình môn/học kỳ :(TBm)

 TBKT �2   KTHK
3
-

Tính điểm trung bình các học kỳ (TBCmHK)(TOÁN,VĂN hệ số 2,các môn khác

-

hệ số 1) :Là trung bìng cộng các điểm TBm học kỳ sau khi đã nhân hệ số .
Tính điểm trung bình các môn cả năm (TBCmCN),có hai cách tính :




TBCmHKI   TBCmHKII �2 
3



Trung bình cộng các điểm TBm cả năm sau khi đã nhân hệ số

(Trường hợp kề với ngưỡng xếp loại :chọn các có lợi cho HS)
* Tiêu chuẩn xếp loại :
- GIỎI :điểm TB các môn từ 8,0 trở lên ,không có môn nào dưới 6,5
- KHÁ : Điểm TBCm từ 6,5→7,9 , không có môn nào dưới 5,0
- TB

: Điểm TBCm từ 5,0→3,5 ,không có môn nào dưới 3,5


- YẾU : Điểm TBCm từ 3,5→4,9 ,không có môn nào dưới 2,0
- KÉM : Những trường hợp còn lại.
1/Điểm trung bình môn:
a/ Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm các bài KT
thường xuyên ,KT định kỳ và KThk với các hệ số quy định(tại Điều 7 mục 2 của Quy
chế):

ĐKTtx +2 xĐKTđk +3xĐKThk

ĐTBmhk =
Tổng các hệ số

b/ Điểm trung bình môn học cả năm (ĐTBmcn) là trunh bình cộng của ĐTBmhkI với
ĐTBmhkII ,trong đó ĐTBmhkII theo hệ số 2:


×