Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá ảnh hưởng các hoạt động sinh kế của người dân đến thực trạng công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng tại vùng đệm vườn quốc gia phong nha kẽ bàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN LÂM NGHIỆP - TRỒNG TRỌT

TRẦN CHÂU MỸ

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA
NGƯỜI DÂN ĐẾN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN
QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUẢNG BÌNH, NĂM 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN LÂM NGHIỆP - TRỒNG TRỌT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA
NGƯỜI DÂN ĐẾN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN
QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG

Họ tên sinh viên: Trần Châu Mỹ
Mã số: DQB05130060
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Phương

QUẢNG BÌNH, NĂM 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kì một công trình nào khác.

Đồng Hới, tháng 05 năm 2017
Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận
tình quý báu của quý Thầy, Cô trong Ban giám hiệu Trường Đại học Quảng
Bình, Khoa Nông - Lâm - Ngư. Xin trân trọng gửi tới quý Thầy, Cô lòng biết ơn
chân thành và tình cảm quý mến nhất.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Phương đã trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí tại Ban quản lý Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng. Đặc biệt là các đồng chí tại Trung tâm hạt kiểm lâm
Phong Nha - Kẻ Bàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi về thời gian cũng như
công việc để hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện
Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình, Hạt kiểm Lâm Khe Gát, cán bộ và nhân dân xã
Xuân Trạch đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ khi điều tra thực địa giúp tôi hoàn
thành khóa luận này.
Đây là lần đầu tiên thực hiện khóa luận nên sẽ không tránh khỏi những sai
sót, kính mong được sự đóng góp ý kiến tận tình của quý thầy cô và các bạn để
đề tài được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đồng Hới, tháng 05 năm 2017
Sinh viên


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 1
2.1. Tài nguyên rừng trên Thế giới ....................................................................... 1
2.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng trên Thế giới.................................................... 1
2.1.2 Tình hình nạn phá rừng và vấn đề quản lý, bảo vệ rừng ở trên Thế giới .... 1
2.2. Tài nguyên rừng ở Việt Nam ......................................................................... 4
2.2.1.Hiện trạng tài nguyên rừng ở Việt Nam....................................................... 4
2.2.2. Tình hình nạn phá rừng và vấn đề quản lý, bảo vệ rừng ở Việt Nam ......... 5
2.2.3. Hiện trạng tài nguyên rừng ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng ....................... 9
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................... 11
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 11
3.1.Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 11
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 11
3.3 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 11
3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 12
3.4.1. Chọn điểm nghiên cứu .............................................................................. 12
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................ 12
3.4.3. Phân tích thông tin..................................................................................... 12
PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 13
4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu ...................... 13
4.1.1 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 13
4.1.2. Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội ......................................................... 15
4.2. Thực trạng công tác QLBVR ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng .................... 18

4.2.1. Về công tác phòng chống cháy rừng (PCCR) ........................................... 18
4.2.2. Về công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản................................................... 23
4.2.3. Về công tác bảo tồn và phát triển rừng ..................................................... 26


4.3. Vai trò của các bên liên quan trong công tác QLBVR ở VQG Phong Nha –
Kẻ Bàng ............................................................................................................... 27
4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác QLBVR ở VQG Phong Nha –
Kẻ Bàng ............................................................................................................... 32
4.4.1. Thuận lợi ................................................................................................... 32
4.4.2. Khó khăn. .................................................................................................. 33
4.5. Ảnh hưởng các hoạt động sinh kế của người dân đến tài nguyên rừng của
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng ............................................................................... 34
4.5.1. Các hoạt động sinh kế của người dân ....................................................... 34
4.5.2. Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế ...................................................... 36
4.5.3. Đánh giá các mối đe dọa đối với tài nguyên rừng của VQG Phong Nha –
Kẻ Bàng. .............................................................................................................. 44
4.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác QLBVR ở VQG Phong
Nha – Kẻ Bàng .................................................................................................... 46
4.6.1. Nâng cao năng lực quản lý và thực thi pháp luật trong việc QLBVR ...... 46
4.6.2. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân sống trong vùng đệm
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng ............................................................................... 47
4.6.3. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng .......................................................... 48
4.6.4. Tăng cường đầu tư vào chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ cho
công tác QLBVR, bảo tồn ĐDSH và đảm bảo CBST ........................................ 49
PHẦN 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ................................................ 50
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 50
5.2. Tồn tại........................................................................................................... 50
5.3. Kiến nghị ...................................................................................................... 51



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ĐDSH:

Đa dạng sinh học

WWF:

Quỹ quốc tế và bảo tồn thiên nhiên

KBT:

Khu bảo tồn

VQG:

Vườn quốc gia

QLBVR:

Quản lý bảo vệ rừng

CBST:

Cân bằng sinh thái

GDMT&DLST:

Giáo dục môi trường và du lịch sinh thái


UBND:

Ủy ban nhân dân

TNR:

Tài nguyên rừng

BQL:

Ban quản lý

TPCG:

Thành phần cơ giới

LNXH:

Lâm nghiệp xã hội

BTTN:

Bảo tồn thiên nhiên

PCCR:

Phòng chống cháy rừng

NN&PTNT:


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

ĐVHD:

Động vật hoang dã

PTR:

Phát triển rừng

GD&ĐT:

Giáo dục và đào tạo

LSNG:

Lâm sản ngoài gỗ

TNTN:

Tài nguyên thiên nhiên

NLKH:

Nông lâm kết hợp

VACR:

Vườn - Ao - Chuồng - Rừng


CVĐ CB

Các vấn đề cấp bách


DANH MỤC BẢN ĐỒ, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Bản đồ 4.1. Thôn 2, xã Xuân Trạch .................................................................. 13
Bảng 4.1 Đất đai thổ nhưỡng thôn 2, xã Xuân Trạch ....................................... 14
Bảng 4.2 Dân số và lao động của thôn 2, xã Xuân Trạch. ................................ 15
Bảng 4.3 Thu nhập của các hộ gia đình trong thôn 2........................................ 18
Bảng 4.4 Tổng hợp về tình hình tổ chức, xây dựng lực lượng và mua sắm dụng
cụ, phương tiện PCCR....................................................................................... 22
Bảng 4.5 Tổng hợp tình hình thực hiện công tác PCKTLS. ............................. 25
Bảng 4.6 Các hoạt động sinh kế của người dân ảnh hưởng đến tài nguyên rừng
Phong Nha – Kẻ Bàng ....................................................................................... 35
Hình 4.1. Rừng bị chặt hạ lấy đất làm rẫy ........................................................ 37
Hình 4.2. Trạng thái rừng sau canh tác ............................................................. 37
Hình 4.3. Hoạt động khai thác gỗ, củi của người dân thôn 2, xã Xuân Trạch .. 38
Sơ đồ 4.1. Kênh thị trường mua bán một số LSNG thuộc nhóm cây cảnh ...... 40
Hình 4.4. Một số hoạt động khái thác LSNG .................................................... 40
Bảng 4.7 Tỷ lệ phần bán và sử dụng ĐVHD .................................................... 41
Sơ đồ 4.2. Kênh thị trường buôn bán ĐVHD ................................................... 42
Hình 4.5. Một số ĐVHD bị săn bắt ................................................................... 42
Bảng 4.8 Bảng tỷ lệ phần bán và sử dụng các lâm sản ..................................... 43


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, đa dạng sinh học (ĐDSH) trên Trái Đất đã và đang
bị suy thoái. Theo Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) thì suy thoái
ĐDSH trên thế giới diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh mà nguyên nhân chính

là do các tác động tiêu cực của con nguời. Suy thoái ĐDSH không những đã gây
nên nhiều tổn thất nặng nề về tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái còn
ảnh hưởng lớn đến tính mạng, của cải vật chất của con người. Nhằm ngăn chặn
sự suy thoái ĐDSH ngày càng tăng, toàn thể nhân loại, đặc biệt là các tổ chức
Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức phi chính phủ suốt thời gian qua đã đầu tư
nhiều công sức cũng như tài chính để hạn chế và ngăn chặn sự suy thoái ĐDSH
một cách có hiệu quả nhất nhằm đáp ứng cho sự nghiệp bảo tồn. Những nỗ lực
trong sự nghiệp bảo tồn đã thu được những kết quả nhất định: nhiều loài động,
thực vật đã tránh được hiểm họa của sự tuyệt chủng, đảm bảo được sự cân bằng
sinh thái trên toàn cầu.
Nằm trong xu thế chung của thế giới, đa dạng sinh học ở Việt Nam cũng
đã và đang bị suy thoái, đặc biệt sự suy thoái này diễn ra với tốc độ rất nhanh
trong những năm gần đây do các tác động của con người như: khai thác lâm sản,
phát rừng làm nương rẫy, khai thác khoáng sản, do quá trình đô thị hoá... Trong
hơn 42 năm qua, dân số Việt Nam tăng gấp hai lần (hiện nay khoảng 96 triệu
người) [2], trong khi đó tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất của sự sống còn
lại có hạn. Dân số tăng nhanh đòi hỏi phải có thêm nhiều đất đai để trồng trọt,
cần nhiều rừng để cung cấp gỗ làm chất đốt và nguyên liệu cho xây dựng, nhưng
chính sự yếu kém trong công tác quản lí, bảo vệ rừng đã làm cho nguồn tài
nguyên ngày càng bị suy giảm, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, môi trường sống của
nhiều loài động, thực vật bị thu hẹp và ngày càng suy thoái nghiêm trọng gây ra
những hậu quả không nhỏ đối với đời sống, kinh tế - xã hội và môi trường sống
của con người. Vì vậy bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những vấn đề được
quan tâm hàng đầu ở Việt Nam, và một trong các giải pháp để bảo tồn đa dạng
sinh học là Nhà nước thành lập các khu rừng đặc dụng.
Năm 1962, khu bảo tồn (KBT) đầu tiên được thành lập trong hệ thống
KBT của Việt Nam có tên gọi là khu “rừng cấm” Cúc Phương. Từ đó đến nay,
hệ thống các KBT trên cạn đã được thiết lập và quản lý theo Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng với 180 KBT bao gồm: 30 vườn quốc gia (VQG), 58 khu dự trữ
thiên nhiên (DTTN), 16 KBT loài – sinh cảnh, 56 khu bảo vệ cảnh quan và 20

khu rừng nghiên cứu thực nghiệm [1]. Các VQG đã đem lại những thành tựu to
1


lớn trong công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng, đảm bảo ĐDSH và cân
bằng sinh thái.
Song, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong công tác QLBVR ở các
KBT, VQG vẫn không tránh vấp phải những khó khăn nhất định mà vấn đề nổi
cộm nhất đó là nạn khai thác tài nguyên rừng ngày càng tinh vi của bọn lâm tặc,
sự tác động vô ý thức của con người vào tài nguyên rừng, đặc biệt là sự tác động
của người dân sống xung quanh các KBT, VQG, thành phần mà nhu cầu về sự
sinh tồn, phát triển cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào tài nguyên rừng.
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là khu rừng đặc dụng ở tỉnh Quảng
Bình có giá trị đa dạng sinh học rất cao nhưng đây cũng là một trong những khu
rừng đang bị đe dọa mà nguyên nhân chủ yếu là các hoạt động của người dân
vùng đệm. Với mục đích nhằm tìm ra các giải pháp bảo tồn tài nguyên rừng của
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, chống xuống cấp nhanh chóng và đảm
bảo tính đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trong vườn.
Từ thực tiễn trên, tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng các hoạt
động sinh kế của người dân đến thực trạng công tác quản lý bảo vệ tài
nguyên rừng tại vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng”.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tài nguyên rừng trên Thế giới
2.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng trên Thế giới
Người ta ước tính rừng đã từng có diện tích khoảng 60 triệu km² và bị thu
hẹp xuống còn 44,05 triệu km² vào năm 1958 (chiếm khoảng 33% diện tích đất

liền) và 37,37 triệu km² vào năm 1973, hiện nay chỉ còn khoảng 29 triệu km².
Tổng số rừng trên thế giới có trữ lượng gỗ trên 50 m³/ha chỉ còn 2,8 tỷ ha,
phần còn lại 1,2 tỷ ha là rừng thưa, có trữ lượng gỗ thấp. Phần lớn diện tích rừng
kín phân bố ở vùng nhiệt đới (60% diện tích rừng kín trên thế giới). Trong các
loại rừng nhiệt đới thì rừng mưa nhiệt đới với các loại cây lá rộng thường xanh
có vai trò quan trọng nhất. Khu rừng mưa nhiệt đới lớn nhất là rừng Amazon có
diện tích 330 triệu ha. Các rừng mưa nhiệt đới phân bố thành vành đai xanh
không liên tục xung quanh Trái Đất trong phạm vi 23,5 vĩ độ Bắc và 23,5 vĩ
độ Nam, chủ yếu là giữa 10 vĩ độ Bắc và Nam xung quanh đường xích đạo.
Những vùng có diện tích rừng mưa lớn trên thế giới là Châu Mỹ La Tinh, Tây
Phi và Đông Nam Á.
Rừng cây lá kim phân bố ở các vĩ độ lớn, thường nằm ở phía Bắc của
rừng rụng lá ôn đới. Hầu hết diện tích rừng lá kim phân bố ở 2 vành đai lớn là
Bắc Mỹ và vành đai Âu- Á từ Scandinavia đến Đông Xiberia. Khu rừng taiga ở
Nga có diện tích 1,1 tỷ ha (khoảng 25% diện tích rừng trên thế giới) được coi là
lớn nhất thế giới. Trong đó loài thông rừng chiếm 38% diện tích rừng.
Rừng trồng hiện nay có diện tích khoảng 150 triệu ha, chiếm 4% tổng
diện tích rừng.Hầu hết rừng trồng nằm ở các nước đang phát triễn và ở vùng ôn
đới. Trong những năm gần đây diện tích rừng trồng đã tăng đáng kể ở các nước
đang phát triễn. Nhìn chung rừng trồng có thành phần loài đơn giản và thường
bao gồm các loài cây có khả năng sinh trưởng nhanh so với rừng tự nhiên và
mức độ tăng trưởng ở rừng trồng cũng rất cao.
2.1.2. Tình hình nạn phá rừng và vấn đề quản lý, bảo vệ rừng ở trên Thế giới
Sự suy giảm diện tích rừng và suy thoái rừng. Theo tài liệu mới công bố
của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF, 1998), trong thời gian 30 năm (1960
– 1990) độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi gần 13%, tức diện tích
rừng đã giảm đi từ 37 triệu km² xuống 32 triệu km², với tốc độ giảm trung bình
160.000km²/năm. Sự mất rừng lớn nhất xãy ra ở các vùng nhiệt đới, ở Amazone
1



(Braxin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 19.000km² trong suốt hơn 20 năm
qua. Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rộng
60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng 45% và rừng khô
nhiệt đới lên đến khoảng 70%. Châu Á là nơi mất rừng nguyên sinh lớn nhất,
khoảng 70%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất rừng trên thế giới, tập trung
chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân sau đây:
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương
thực, trong đó những người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân quan trọng
nhất. Rowe (1992) cho rằng, có đến 60% rừng nhiệt đới bị chặt phá hàng năm là
do nguyên nhân này. Hiện nay mở rộng diện tích nông nghiệp ở Châu Á và
Châu Phi đang xãy ra với tốc độ mạnh hơn so với Châu Mỹ La Tinh.
- Nhu cầu lấy củi: Chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên
nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Lượng gỗ sử dụng
làm chất đốt trên thế giới đã tăng từ 600 triệu m3 vào năm 1963 lên 1.300 triệu
m3 vào năm 1983. Hiện nay vẫn còn khoảng 1,5 tỷ người chủ yếu dựa vào
nguồn gỗ củi cho nấu ăn. Riêng ở Châu Phi đã có 180 triệu người thiếu củi đun.
- Chăn thả gia súc: Sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác đòi hỏi phải
mở rộng các đồng cỏ cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng. Ở
Châu Mỹ La Tinh, có khoảng 35% rừng bị chặt phá do những người sản xuất
nông nghiệp nhỏ. Phần còn lại do chăn thả súc vật. Riêng ở Nam Mỹ việc mở
rộng diện tích đồng cỏ với tốc độ 20 nghìn km2/năm trong giai đoạn 1950 –
1980. Còn ở Braxin, khoảng 3/4 diện tích rừng bị phá hủy ở vùng Amazone đến
1980 có liên quan trực tiếp đến việc nuôi bò.
- Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng
như các tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên
nhân dẫn đến làm tăng tốc độ phá rừng ở nhiều nước. Hiện nay việc buôn bán gỗ
xãy ra mạnh mẽ ở vùng Đông Nam Á, chiếm đến gần 50% lượng gỗ buôn bán
trên thế giới. Ví dụ, ở Malaisia rừng nguyên sinh che phủ gần như toàn bộ đất
nước vào năm 1990, đến năm 1960 đã có trên 1/2 diện tích rừng bị khai thác gỗ

cho xuất khẩu. Còn ở Philippine, đến năm 1980 rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3
diện tích, trong đó khai thác gỗ cho xuất khẩu chiếm một phần lớn.
- Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản: nhiều diện tích rừng
trên thế giới đã bị chặt phá lấy đất trồng cây công nghiệp và các cây đặc sản
phục vụ cho kinh doanh. Mục đích là để thu được lợi nhuận cao mà không quan
tâm đến lĩnh vực môi trường. Ở Thái Lan, một diện tích lớn rừng đã bị chặt phá
2


để trồng sắn xuất khẩu, hoặc trồng côca để sản xuất sôcôla. Ở Pêru, nhân dân
phá rừng để trồng côca; diện tích trồng côca ước tính chiếm 1/10 diện tích rừng
của Pêru.Các cây công nghiệp như cao su, cọ dầu cũng đã thay thế nhiều vùng
rừng nguyên sinh ở các vùng đồi thấp của Malaisia và nhiều nước khác.
- Cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến ở các nước trên thế
giới và có khả năng làm mất rừng một cách nhanh chóng. Ví dụ, năm
1977 đã xảy ra cháy rừng ở nhiều nước thuộc Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ.
Chỉ tính riêng ở Indonesia trong một đợt cháy rừng (năm 1977) đã thiêu hủy gần
1 triệu ha rừng. Còn ở Mỹ, trong năm 2000 đã có 2,16 triệu ha rừng bị cháy.
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp làm
tăng quá trình phá rừng trên thế giới. Đó là các chính sách quản lý rừng, chính
sách đất đai, chính sách về di cư, định cư và các chính sách kinh tế xã
hội khác. Các dự án phát triển kinh tế xã hội như xây dựng đường giao
thông, các công trình thủy điện, các khu dân cư hoặc khu công nghiệp cũng làm
gia tăng đáng kể tốc độ mất rừng ở nhiều nơi trên thế giới.
Trước thực trạng trên, Hội nghị quốc tế về các vùng rừng lớn trên thế giới
diễn ra ngày 11/03/2010 tại Pháp. Tại hội nghị này, các bên tham gia thảo luận
về các giải pháp chống tình trạng phá rừng trên thế giới, trong đó có việc triễn
khai khoản tài trợ 3,5 tỷ USD mà 6 nước (gồm Pháp, Australia, Nhật Bản, Anh,
Na Uy và Mỹ) đã cam kết hỗ trợ các nước đang phát triển giảm khí thải gây hiệu
ứng nhà kính xuất phát từ nạn phá rừng tại hội nghị thượng đỉnh Copenhagen

diễn ra vào tháng 12/2009.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy kêu gọi
các nước giàu và các nước phát triển cùng nhau gánh vác nhiệm vụ chống phá
rừng trên thế giới với mục tiêu giảm nạn phá rừng còn 50% vào năm 2020 và
xoá bỏ tình trạng phá rừng vào năm 2030. Ông Sarkozy nhấn mạnh rằng việc
chống phá rừng phải gắn với việc đảm bảo đời sống của người dân ở các nước
nghèo. Tổng thống Sarkozy nói: “Thật phi lý nếu phải lựa chọn giữa việc bảo vệ
rừng và sự nghèo đói của người dân sống ở các khu rừng và những vùng lân cận.
Tôi hy vọng sẽ có một nghiên cứu về tác động tích cực và tiêu cực của chương
trình chống phá rừng đối với vấn đề an ninh lương thực để từ đó đưa ra giải
pháp tốt nhất nhằm dung hoà hai nhiệm vụ chống phá rừng và an ninh lương
thực.”
Để nâng cao nhận thức về bảo tồn cũng như tăng cường quản lý và phát
triển rừng bền vững vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai, Liên Hợp
3


Quốc đã chính thức tuyên bố năm 2011 là Năm Quốc tế về rừng, với mục tiêu
chính là thúc đẩy việc quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tất cả các loại
rừng; đồng thời tăng cường cam kết chính trị lâu dài giữa các quốc gia dựa trên
“Tuyên bố Rio” (1992), các nguyên tắc trong Chương trình nghị sự 21 về công
tác chống phá rừng.
Cụ thể, thông qua các hoạt động trong Năm Quốc tế về rừng tại các quốc
gia và khu vực, Liên Hợp Quốc mong muốn mật độ che phủ rừng trên toàn thế
giới sẽ gia tăng đáng kể thông qua quản lý rừng bền vững, bao gồm bảo vệ, phục
hồi trồng rừng và tái trồng rừng, cùng những nỗ lực ngăn chặn suy thoái rừng.
Đồng thời, giảm những tác động kinh tế, xã hội và môi trường đến rừng bằng
cách cải thiện sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng.
Kể từ năm 1997, trên toàn thế giới có khoảng 30.000 khu bảo tồn thiên
nhiên, chiếm hơn 132 triệu ha, 8,84% diện tích đất liền.Đến năm 2004, trên thế

giới có hơn 100.000 khu bảo tồn thiên nhiên, chiếm 11,7% diện tích đất liền
toàn thế giới. Vườn quốc gia chiếm số lượng và diện tích lớn nhất, tiếp đến là
các khu bảo tồn loài và sinh cảnh. [11].
2.2. Tài nguyên rừng ở Việt Nam
2.2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng ở Việt Nam
Theo tài liệu của Maurand và tổng cục lâm nghiệp Việt Nam thì trước
năm 1945, Việt Nam có 14 triệu ha rừng, chiếm hơn 42% diện tích tự nhiên của
cả nước, năm 1990 diện tích rừng chỉ còn 28,4 %, Năm 2000 diện tích tăng lên
33,2 % (11 triệu ha) (Niên giám thống kê, 2000), trong đó có 8 triệu ha rừng đã
được giao cho chủ rừng (Hà Công Tuấn, 2001)…
Trên thực tế, rừng vẫn bị xâm hại và chỉ còn khoảng 10 % là rừng nguyên
sinh và từ năm 1996-2000, mỗi năm vùng Tây Nguyên mất đi 10.000 ha rừng.
Trong cả nước thì hiện nay mỗi năm chúng ta trồng được 200.000 ha rừng nhưng
diện tích rừng bị mất khoảng 120.000-150.000ha [3]. Do nước ta trải dài từ Bắc
xuống Nam và điạ hình có nhiều cao độ khác nhau so với mực nước biển nên
rừng phân bố trên khắp các dạng địa hình, với nét độc đáo của vùng nhiệt đới và
rất đa dạng: có nhiều rừng xanh quanh năm, rừng già nguyên sinh, rừng cây lá
rộng, rừng cây hỗn giao lá kim và lá rụng, rừng cây bụi và rừng ngập mặn...
Rừng Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật rất đa dạng. Có thể nói nước
ta là trung tâm du nhập của các luồng thực vật và động vật từ phía Bắc xuống,
phía Tây qua, phía Nam lên và từ đây phân bố đến các nơi khác trong vùng.
4


Ðồng thời, nước ta có độ cao ngang từ mực nước biển đến trên 3.000m nên có
nhiều loại rừng với nhiều loại thực vật và động vật quý hiếm và độc đáo mà các
nước ôn đới khó có thể tìm thấy được:
- Về thực vật: Theo số liệu thống kê gần đây thì có khoảng 12.000 loài
thực vật, nhưng chỉ có khoảng 10.500 loài đã được mô tả (Phạm Hoàng Hộ,
1991- 1993), trong đó có khoảng 10% là loài đặc hữu; 800 loài rêu; 600 loài

nấm... Khoảng 2.300 loài cây có mạch đã được dùng làm lương thực, thực
phẩm, làm thức ăn cho gia súc. Về cây lấy gỗ gồm có 41 loài cho gỗ quý (nhóm
1), 20 loài cho gỗ bền chắc (nhóm 2), 24 loài cho gỗ đồ mộc và xây dựng (nhóm
3)..., loại rừng cho gỗ này chiếm khoảng 6 triệu ha. Ngoài ra, rừng Việt Nam
còn có loại rừng tre, trúc chiếm khoảng 1,5 triệu ha gồm khoảng 25 loài đã được
gây trồng có giá trị kinh tế cao. Ngoài những cây làm lương thực, thực phẩm và
những cây lấy gỗ ra, rừng Việt Nam còn có những cây được sử dụng làm dược
liệu gồm khoảng 1500 loài trong đó có khoảng 75% là cây hoang dại. Những
cây có chứa hóa chất quý hiếm như cây Tô hạp (Altingia sp) có nhựa thơm,
được tìm thấy ở vùng núi Tây Bắc và Trung bộ; cây Gió bầu (Aquilaria crassna)
sinh ra trầm hương, phân bố từ Nghệ Tĩnh đến Thuận Hải; cây dầu rái
(Dipterocarpus) cho gỗ và cho dầu nhựa...[12]
- Về động vật: Cũng rất đa dạng, ngoài các loài động vật đặc hữu, Việt
Nam còn có những loài mang tính chất tổng hợp của khu hệ động vật miền Nam
Trung Hoa, Ấn Ðộ, Mã Lai, Miến Ðiện. Hiện tại đã thống kê được khoảng 774
loài chim, 273 loài thú, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 475 loài cá nước ngọt
và 1.650 loài cá ở rừng ngập mặn và cá biển; chúng phân bố trên những sinh
cảnh khác nhau, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa khoa
học. Nhiều loài quý hiếm có tên trong “Sách đỏ của thế giới”[6].
2.2.2. Tình hình nạn phá rừng và vấn đề quản lý, bảo vệ rừng ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nhiệt đới và đất rừng chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ,
rừng kinh tế đang là một thế mạnh của đất nước.Tuy nhiên, tài nguyên rừng ở
Việt Nam cũng đang bị suy thoái nghiêm trọng.Theo thống kê của Viện Điều
tra-Quy hoạch năm 1997, hàng năm nước ta mất khoảng 20.000-25.000ha rừng,
chiếm 5% diện tích rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Ở nước ta, tốc độ kinh tế tăng
nhanh tương ứng với tốc độ phá rừng, mỗi năm rừng Việt Nam mất đi 13-15
nghìn ha chủ yếu do nạn du canh du cư, lấy gỗ, đốt rừng lấy đất trồng cây công
nghiệp xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu giao thông, khai thác mỏ, xây dựng đô
thị,…Bên cạnh đó, hậu quả cuộc chiến tranh hoá học của Mỹ để lại một tổn thất
5



không nhỏ, đã làm mất đi 1/4 diện tích rừng nguyên sinh ở Việt Nam.Rừng bị
tàn phá, bị khai thác quá mức đã trở nghèo kiệt, các hệ sinh thái rừng bị phá hủy.
Nhiều loại thực vật rừng quý đang bị chặt hạ, thu hái không có kế hoạch nên
đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có một
phương pháp quản lí, bảo vệ rừng một cách có hiệu quả.
Quản lý và bảo vệ rừng không còn là một vấn đề mới mẻ nhưng hiện nay
đó đang là một vấn đề hết sức cấp bách. Trong cuộc sống, do những nhận thức
về rừng chưa đầy đủ cùng với sức ép về dân số, sức ép về xã hội, con người đã
lợi dụng các sản phẩm từ rừng một cách trực tiếp hay gián tiếp. Dù có ý thức
hay không có ý thức, con người đã luôn tác động đến rừng, ở đây nghĩa là tác
động đến thành phần của hệ sinh thái rừng, tác động và làm thay đổi các quy
luật vận động đang diễn ra một cách ổn định, dù chỉ một tác động nhỏ đến rừng
cũng làm thay đổi rất nhiều mối quan hệ khác nhau trong rừng.
Dự đoán trong tương lai, nếu không có chính sách bảo vệ hữu hiệu của
Nhà nước thì rừng Việt Nam ngày càng bị ảnh hưởng xấu nghiêm trọng: gây lũ
lụt, xói mòn đất, diện tích đất trống đồi trọc ngày càng tăng,…Nguồn tài nguyên
rừng, đất rừng quốc gia hiện có cũng như trong tương lai trên cơ sở ổn định lâu
dài để đáp ứng nhu cầu của Nhà nước về lâm sản, bảo vệ môi trường và đảm bảo
cân bằng sinh thái, nâng cao sản lượng rừng,…Hệ sinh thái rừng luôn có khả
năng duy trì và điều hoà, điều đó có nghĩa là nếu rừng được bảo vệ tốt, tức là các
quá trình vận động, các chu trình trong hệ sinh thái rừng không bị ảnh hưởng.
Bảo vệ rừng tốt tức là ngăn chặn các tác động có hại đến rừng như lửa rừng, phá
rừng để thực hiện các hoạt động phi lâm nghiệp, khai thác rừng quá mức để cho
các quá trình tự điều chỉnh của rừng diễn ra thuận lợi theo đúng qui luật vốn có
của nó.
Từ những năm 60, nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề này và cho đến
nay đã có một hệ thống bảo tồn tại chỗ dưới 3 hình thức khác nhau: Vườn Quốc
gia, Khu bảo tồn, Khu văn hoá- lịch sử và môi trường gọi chung là hệ thống

rừng đặc dụng. Bảo tồn nguồn gen thực vật rừng là một việc làm cấp thiết và
thường xuyên, vừa nhằm phục vụ các mục tiêu trước mắt và lâu dài của công tác
cải thiện giống, vừa góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo
vệ sự đa dạng sinh học. Quan trọng hơn là tăng cường sự tham gia của nhân dân
vào việc trồng, bảo vệ và quản lý, phát triển rừng có hiệu quả vì lợi ích của môi
trường chung.

6


Thực tiễn cho thấy, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng cần phải được
tiếp cận và tiến hành gắn liền với các biện pháp quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội để "người dân có thể dựa được vào rừng để sống, nhưng cũng có biện pháp
bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả nhất" như tinh thần ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ thời gian gần đây. Quy hoạch, sản xuất, khai thác tài nguyên
rừng phải đi đôi với bảo vệ, bồi đắp tài nguyên rừng.Đối với những vùng rừng
núi còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, cần có giải pháp chuyển đổi cơ cấu
kinh tế thích hợp, giảm sức ép đối với rừng từ các hoạt động khai thác thái quá
có tính huỷ hoại.Song song với vấn đề đó cần phải đóng góp cải thiện đời sống,
tăng việc làm cho nhân dân, đặc biệt là các cộng đồng miền núi.Có một vấn đề
tồn tại lớn nhất hiện nay ở nước ta là tình trạng nghèo đói của cư dân vùng rừng
núi và vùng cận rừng. Cho đến nay, dân cư vùng lâm nghiệp đã tăng lên chiếm
tới 1/3 tổng dân số của nước ta. Trong số 2,8 triệu hộ nông dân nghèo ở nước ta
thì hơn 80% sinh sống trong các vùng rừng núi, cuộc sống hàng ngày của họ
phải dựa vào rừng. Vì vậy việc bảo vệ tài nguyên rừng ở đây chỉ thực sự có hiệu
quả nếu có những biện pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong đời sống
người dân, kết hợp với công tác tuyên truyền giáo dục và xử lý nghiêm những
hành vi vi phạm Luật bảo vệ rừng.
Công tác quản lí, quy hoạch tài nguyên rừng trong những năm qua cũng
có những chuyển động tích cực. Trên phạm vi cả nước đã và đang hình thành

các vùng trồng rừng tập trung nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Chẳng
hạn, vùng Đông bắc và Trung du Bắc bộ đã trồng 300 nghìn hecta rừng nguyên
liệu công nghiệp, Bắc Trung bộ có 70 nghìn hecta rừng thông. Ngoài ra, hơn 6
triệu hecta rừng phòng hộ và 2 triệu hecta rừng đặc dụng được quy hoạch, đầu tư
phát triển nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học; có tới 15 vườn
quốc gia và hơn 50 khu bảo tồn thiên nhiên được xây dựng, quy hoạch và quản
lí...[10]. Trong 10 năm qua, hàng năm giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt xấp xỉ 6.5
nghìn tỷ đồng, chiếm 3-5% giá trị sản lượng nông, lâm thuỷ sản.[8]
Mặc dù có những kết quả tích cực trong quy hoạch, sản xuất cũng như
trong bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, song nhìn chung chất lượng
rừng ở nước ta hiện nay vẫn còn rất thấp, rừng nước ta đã ít mà trong đó có tới
hơn 6 triệu hecta rừng nghèo kiệt, năng suất rừng trồng còn thấp. Đặc biệt,
nguồn tài nguyên rừng nước ta vẫn tiếp tục đứng trước những nguy cơ nghiêm
trọng như bị huỷ hoại, suy thoái, giảm sút và mất dần tính đa dạng sinh học của
rừng. Hậu quả khôn lường của những vụ tàn phá rừng trước đây và gần đây nhất
là thảm họa cháy rừng U Minh (3/2002), đã khiến cho gần 8 nghìn hecta rừng U
7


Minh Thượng và U Minh Hạ bỗng chốc trở thành đống tro tàn, đã thực sự là
những lời cảnh báo nghiêm khắc đối với chúng ta trong "sứ mệnh" bảo vệ và
phát triển tài nguyên rừng nói riêng và bảo vệ môi trường sống- chiếc nôi dung
dưỡng sự sống của con người nói chung. Thảm hoạ cháy rừng U Minh vừa qua
càng đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với công tác quy hoạch, sản xuất, quản
lí, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay.Trước hết, cần
khẩn trương đề ra những biện pháp tăng cường sự quản lí, nâng cao trách nhiệm
của các cơ quan chức năng về quản lí, bảo vệ tài nguyên rừng. Tinh thần trách
nhiệm, ý thức cảnh giác cao và năng lực thực thi chức trách của các cá nhân và
cơ quan quản lí chuyên ngành là những yếu tố tối cần thiết góp phần ngăn chặn
những tai họa, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Trên thực tế, các khu rừng hiện

nay đều có sự phân công quản lí của các lâm, ngư trường và các hạt kiểm lâm,
nhưng phần lớn các vụ cháy rừng từ trước đến nay đều chưa thể xác định
nguyên nhân rõ ràng và truy cứu trách nhiệm cụ thể. Những sự việc nêu trên cho
thấy những hạn chế và sự lơi lỏng trong công tác quản lí, kiểm tra, kiểm soát
thường xuyên cũng như tinh thần thiếu cảnh giác của các cá nhân và cơ quan
hữu trách. Sự kiện cháy rừng U Minh bộc lộ rõ sự yếu kém về tinh thần trách
nhiệm và sự chủ quan của đội ngũ những người đảm trách nhiệm vụ bảo vệ rừng
[9].
Nói tóm lại, để bảo vệ, khai thác và phát triển tài nguyên rừng - món quà
của sự cấu thành chức năng tự nhiên của thiên nhiên ban tặng - rất cần thiết phải
hoàn chỉnh và thực thi ngay một chiến lược, chính sách đồng bộ, có tính khả thi
về bảo vệ tài nguyên rừng. Song hành với việc nâng cao nhận thức về quản lí,
bảo vệ rừng thông qua công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục thiết thực, đòi
hỏi phải có một khung khổ pháp lý cụ thể cho các khâu trong quy trình bảo vệ
và phát triển tài nguyên rừng; đồng thời cần phải đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao
trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên trách đủ mạnh, có tinh thần trách nhiệm và
khả năng tác nghiệp cao, được đầu tư thoả đáng và trang bị phương tiện kỹ thuật
chuyên ngành hiện đại. Vấn đề có ý nghĩa mấu chốt trong việc thực hiện Chiến
lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001-2020 nhằm đạt được mục tiêu đề ra là
nâng độ che phủ của rừng ở nước ta lên 43%, bảo vệ tính đa dạng sinh học và
tính ổn định, bền vững của quá trình phát triển tài nguyên rừng thì nhất thiết
phải đặt sự nghiệp bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sống là
bộ phận cấu thành hữu cơ không thể thiếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, của chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong đó, cần chú
trọng hơn nữa đến đổi mới cơ chế chính sách nhằm chuyển mạnh một cách hiệu
8


quả ngành lâm nghiệp theo hướng lâm nghiệp xã hội - lâm nghiệp cộng đồng,
huy động được mọi nguồn lực và lực lượng xã hội tham gia quản lý, bảo vệ rừng

vì lợi ích trực tiếp của cộng đồng. Đây là một trong những hướng đi thiết thực
nhằm ngăn chặn và đẩy lùi những thảm họa như đã từng xảy ra làm huỷ hoại tài
nguyên rừng của Việt Nam.
2.2.3. Hiện trạng tài nguyên rừng ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng là nơi có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi
lớn nhất Việt Nam, với diện tích 123.326 ha rừng đặc dụng, trong đó diện tích
rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi độ cao dưới 700m là
55.337 ha (chiếm 47,4%), rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá
vôi cao trên 700m là 42.542 ha (chiếm 37,3%), rừng thứ sinh nhân tác trên núi
đá vôi là 1.336 ha (chiếm 1,1%), cây bụi gỗ rải rác trên núi đá vôi là 1.328 ha
(chiếm 1,1%), rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên
núi đất là 9.174 ha (chiếm 7,9%), rừng thứ sinh nhân tác trên núi đất vùng thấp
là 1.731 ha (chiếm 1,5%), rừng hành lang ngập nước định kì là 154 ha (chiếm
0,1%), trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đất là 3.830 ha (chiếm 3,3%),
sinh cảnh trên đất khác là 392 ha (chiếm 0,3%). Ngoài ra, còn được giao quản
lý bảo vệ 2.842 ha rừng phòng hộ nằm ngoài ranh giới vùng lõi VQG Phong
Nha – Kẻ Bàng. Có 96,2% diện tích khu vườn quốc gia này được rừng bao phủ.
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng được coi là nơi có tính đa dạng sinh học cao vào
bậc nhất của Việt Nam, với đặc trưng là hệ sinh thái rừng nguyên sinh trên núi
đá vôi cùng với sự hình thành địa chất ở đây đã tạo cho khu vực này có tính đa
dạng cao và có nhiều yếu tố đặc hữu. Nơi đây đang lưu giữ nhiều nguồn gen quí
về động vật thực vật, là nơi hội tụ các yếu tố địa lý thực vật
Toàn bộ khu vực có 6 kiểu hệ sinh thái bao gồm: hệ sinh thái rừng trên
núi đá vôi; hệ sinh thái rừng trên núi đất; hệ sinh thái hang động; hệ sinh thái
sông ngầm; hệ sinh thái ao hồ; hệ sinh thái khe suối.
Về thực vật, các cuộc khảo sát sơ bộ trong VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã
ghi nhận có 2.935 loài thực vật thuộc 1.002 chi, 198 họ bậc cao với 208 loài
Lan trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và
IUCN. Có 8 kiểu thảm thực vật, trong đó có nhiều quần thể rừng điển hình như
rừng Bách xanh (Calocedrus rupestris) trên núi đá vôi với trên 500 năm tuổi và

được đánh giá là quần thể rừng Bách xanh nguyên sinh lớn nhất còn lại ở Việt
Nam phân bổ trên phạm vi hơn 2.400 ha, đây là những khu rừng có ý nghĩa rất
quan trọng về giá trị bảo tồn trên toàn cầu. [4].
9


Với tiềm năng to lớn về giá trị đa dạng sinh học, VQG Phong Nha - Kẻ
Bàng được xếp vào các khu vực bảo tồn đa dạng sinh học quan trọng ưu tiên cả
trong ''Kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia'' và ''Chiến lược
bảo tồn vùng sinh thái Trường Sơn'', đồng thời Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng còn được Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đánh giá là một trong
238 vùng sinh thái quan trọng trên toàn cầu.
Hiện nay, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đang đệ trình UNESCO công nhận
là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai về tiêu chí đa dạng sinh học. Những giá
trị da đang sinh học cũng như những giá trị tiềm ẩn của VQG Phong Nha - Kẻ
Bàng sẽ trở thành địa chỉ lý tưởng cho nghiên cứu khoa học phục vụ cho công
tác bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch và phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn
Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng chính là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của Việt
Nam mà đối với toàn nhân loại. [4]
Vì vậy, để đảm bảo nguồn tài nguyên rừng của VQG Phong Nha – Kẻ
Bàng được phong phú, đa dạng và giữ được tính nguyên vẹn của cánh rừng
nguyên sinh này thì chúng ta cần đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo
vệ môi trường sinh thái, đáp ứng nhu cầu và nâng cao mức sống của những cộng
đồng dân cư sống trong rừng, gần rừng và phụ thuộc vào rừng.

10


PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các hoạt động sinh kế của người dân đến công tác quản lý bảo
vệ tài nguyên rừng tại vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
• Không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tạiThôn 2 thuộc xã Xuân
Trạch thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
• Thời gian:Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2017
3.3 Nội dung nghiên cứu
• Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu.
• Thực trạng công tác QLBVR ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.
• Vai trò của các bên liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại VQG
Phong Nha Kẻ Bàng.
• Những thuận lợi và khó khăn trong công tác QLBVR ở VQG Phong Nha
– Kẻ Bàng.
• Ảnh hưởng các hoạt động sinh kế của người dân đến tài nguyên rừng của
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.
+ Các hoạt động sinh kế của người dân
+ Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế.
+ Đánh giá các mối đe dọa đối với tài nguyên rừng của VQG Phong Nha –
Kẻ Bàng.
• Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác QLBVR ở VQG Phong
Nha – Kẻ Bàng.
+ Nâng cao năng lực quản lý và thực thi pháp luật trong việc QLBVR
+ Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân sống trong vùng đệm
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.
+ Nâng cao nhận thức cho cộng đồng.
+ Tăng cường đầu tư vào chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ cho
công tác QLBVR, bảo tồn ĐDSH và đảm bảo CBST.
11



3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Chọn điểm nghiên cứu
• Các xã thuộc vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng.
• Một thôn thuộcxã vùng đệm mà hầu hết đời sống của người dân phụ thuộc
vào rừng.
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin
• Thu thập thông tin thứ cấp: từ các cơ quan liên quan (Vườn quốc gia
Phong Nha Kẻ Bàng, Phòng Thống kê, Phòng địa chính,UBND xã,...)
• Thu thập thông tin sơ cấp thông qua:
- Phỏng vấn những người cung cấp thông tin chính (Cán bộ của Phòng quản
lý, bảo vệ rừng; Hạt kiểm lâm của Vườn quốc gia; Cán bộ xã; Trưởng thôn,...).
- Điều tra hộ gia đình: 30 hộ đại diện cho các nhóm hộ (khá, cận nghèo,
nghèo); 10 hộ/nhóm.
3.4.3. Phân tích thông tin
• Phân tích SWOT
• Phân tích các bên liên quan.
• Sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh để minh họa cho kết quả nghiên
cứu.

12


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thôn 2 thuộc xã Xuân Trạch là một thôn nằm trong vùng đệm VQG
Phong Nha – Kẻ Bàng nên ngoài một số đặc điểm cơ bản vốn có của vùng đệm
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng thì nó cũng mang những đặc điểm riêng của nó.
4.1.1.1. Về vị trí địa lý

Phía Bắc giáp rừng được giao khoán.
Phía Nam khu đất phù sa tiếp giáp rừng tự nhiên.
Phía Đông giáp thôn 3.
Phía Tây giáp thôn 1.

Bản đồ 4.1. Thôn 2, xã Xuân Trạch
4.1.1.2. Đất đai, thổ nhưỡng
Đất trong thôn chủ yếu thuộc hệ đất pheralit với các nhóm chính là: đất
phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện
tích đất tự nhiên của thôn, chủ yếu ở phía đồi núi phía Tây.

13


Bảng 4.1 Đất đai thổ nhưỡng thôn 2, xã Xuân Trạch
Loại đất

Diện tích

Đất lâm nghiệp

730 ha

Đất khoanh nuôi bảo vệ

2,5 ha

Đất thổ cư

537,14 ha


Đất nông nghiệp

34 ha

Đất chuyên dùng

146,34 ha

Đất khác đất rừng đã trồng, đất rừng
đặc dụng, đất bùn ao hồ….

991,61 ha

Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn
thôn

2.441,59 ha
(Nguồn: UBND xã Xuân Trạch, 2017)

4.1.1.3. Địa hình
Thôn 2, xã Xuân Trạch là một thôn miền núi nên địa hình chủ yếu là đồi
núi và các dãy núi có độ dốc từ trung bình đến lớn thuộc dãy Trường Sơn. Do
đặc điểm đại hình đã tạo nên những thung lung nhỏ hẹp nằm xen kẽ với những
dãy đồi núi. Đây là những cánh đồng ruộng có diện tích nhỏ hẹp, là nơi nhân
dân trong xã sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đồi núi có những lớp
phủ thực vật kém do độ dốc lớn nên hiện tượng xói mòn rữa trôi diễn ra phổ
biến. Điều kiện địa hình tạo ra một không gian có diện tích sản xuất, canh tác ít,
nên gây ra khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân trong thôn.
4.1.1.4. Khí hậu

Thôn 2, xã Xuân Trạch nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động
bởi khí hậu phía Bắc và phía Nam, được chia làm hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 09 đến tháng 03 năm sau. Lượng mưa trung bình hang
năm 2.000 – 2.300 mm/năm. Thời gian tập trung vào tháng 09, 10 và 11.
Mùa khô từ tháng 04 đến tháng 08 với nhiệt độ trung bình từ 24˚C 25˚C.Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 06, tháng 07 và tháng 08.
Vào mùa lũ thôn 2 và một số thôn trong xã gần như bị cô lập hoàn toàn do
nước khe dâng cao.
14


4.1.2. Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân số và lao động
Toàn thôn có 136 hộ với 780 nhân khẩu, có tới 99% số hộ làm nông
nghiệp. Tỉ lệ tăng dân số hằng năm là 1,50%. Người dân trong xã Xuân Trạch
bao gồm nhiều dân tộc như Kinh, Tày, Nùng…nhưng thôn 2 chủ yếu là dân tộc
Kinh. Trong đó một bộ phận khá lớn theo công giáo, số giáo dân trong xã là
2.822 khẩu, chiếm tỷ lệ 48,52%.
Bảng 4.2 Dân số và lao động của thôn 2, xã Xuân Trạch.
Đơn vị

Số lượng

Cơ cấu(%)

Dân số

Người

780


100

Dân số trong độ tuổi lao động

Nguời

379

48.58

Lao động nam

Người

186

23.84

Lao động nữ

Người

193

24.74

Tổng số hộ

Hộ


136

100

Hộ khá

Hộ

35

25.73

Hộ cận nghèo

Hộ

60

40.11

Hộ nghèo

Hộ

41

30.14

Tiêu chí


(Nguồn: UBND xã Xuân Trạch, 2017)
Toàn thôn có 347 khẩu nam, 433 khẩu nữ. Trong đó số người trong độ
tuổi lao động có 379 người (chiếm 51,3%) với 186 lao động nam (ở độ tuổi 1661) và 193 lao động nữ (ở độ tuổi 16-55). Số còn lại chủ yếu là người già yếu và
trẻ em. Chính vì lực lượng lao động khá dồi dào, chiếm hơn một nửa dân số
trong thôn nhưng đất sản xuất nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ ít trong tổng diện tích
đất tự nhiên của toàn thôn cho nên đời sống của người dân nơi đây gặp nhiều
khó khăn, họ không chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp mà còn phải phụ thuộc
vào rừng để có thể tồn tại… Điều này có liên quan đến việc khai thác gỗ, săn bắt
ĐVHD và việc tận dụng các lâm sản phụ cũng như các LSNG của người dân
gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên rừng của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.
4.1.2.2. Y tế và Giáo dục
Về y tế: Cơ sở y tế của thôn còn rất thiếu thốn và lạc hậu. Cả thôn chỉ có 1 y
tá ở trong thôn và toàn xã Xuân Trạch có 1 trạm y tế nhưng chỉ là nhà cấp 4, chưa
15


×