Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp ở vùng cát ven biển tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN QUANG KHÁNH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VÙNG CÁT VEN BIỂN TẠI
HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUẢNG BÌNH, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VÙNG CÁT VEN BIỂN TẠI
HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Họ tên sinh viên: Nguyễn Quang Khánh
Mã số sinh viên: DQB05130051
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên & Môi trường
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Phương Văn

QUẢNG BÌNH, 2017



LỜI CÁM ƠN
Thực tập cuối khóa là hoạt động rất quan trọng đối với sinh viên chúng em,
đây là bước đầu cũng như là cơ hội để sinh viên vận dụng những kiến thức đã
học được từ nhà trường vào thực tiễn cuộc sống.
Để hoàn thành bài báo cáo này, ngoài sự cố gắng hết mình trong quá trình
thực tập em luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ hết sức quý báu từ gia đình,
thầy cô và bạn bè.
Trước hết, em xin gửi lời cám ơn và sự biết ơn sâu sắc đến thầy Th.S
Nguyễn Phương Văn người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, động viên, theo
dõi em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp.
Xin gửi lời cám ơn tới:
- Toàn thể quý thầy cô giáo khoa Nông – Lâm – Ngư đã nhiệt tình giúp đỡ
em trong thời gian thực tập tại địa phương.
Cuối cùng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn
động viên, chia sẻ và hỗ trợ về mọi mặt trong suốt thời gian qua.
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên nội dung của bài báo cáo tốt
nghiệp không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Kính mong nhận được
sự giúp đỡ, góp ý, chỉ dẫn của thầy, cô giáo và các bạn để bài báo cáo của em
được hoàn thiện hơn nữa.
Đồng Hới, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Quang Khánh


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu
hình


Tên hình

Trang

4.1

Diện tích, cơ cấu các loại đất nông nghiệp năm 2015

32


DANH MỤC BẢN ĐỒ
Số hiệu
hình

4.1

Tên hình
Bản đồ hành chính huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình

Trang

21


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
hình
4.1


Tên hình

Biểu đồ diện tích đất cát ven biển huyện Quảng Ninh

Trang

34


BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ Viết Tắt

Chú thích

LUT

Land unit type

LUTs

Land unit types

LMUs

Land map units

FAO


Food and Agriculture
Organization of the United
Nations

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
PHẤN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 3
2.1. Cơ sở lý luận đánh giá đất đai. .................................................................................. 3
2.1.1. Các khái niệm liên quan................................................................................................ 3
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai. .................................................................................... 3
2.1.1.2. Khái niệm về đánh giá đất đai ....................................................................... 3
2.1.1.3. Khái niệm về loại hình sử dụng đất (LUT) ................................................... 5
2.1.2. Những luận điểm cơ bản về đánh giá đất .................................................................... 5
2.1.2.1. Trên thế giới .................................................................................................. 5
2.1.2.2. Ở Việt Nam ................................................................................................... 8
2.2. Các nguyên tác và quy trình đánh giá đất ................................................................. 9
2.2.1. Các nguyên tắc và nội dung đánh giá đất .................................................................... 9
2.2.1.1. Các nguyên tắc đánh giá đất ......................................................................... 9
2.2.1.2. Nội dung đánh giá đất ................................................................................... 9
2.2.2. Các công đoạn quy trình của việc đánh giá đất ......................................................... 10
2.2.2.1. Bước chuẩn bị ............................................................................................. 10

2.2.2.2. Bước điều tra thực địa ................................................................................. 10
2.2.2.3. Bước nội nghiệp (tổng hợp, xây dựng tài liệu chính thức) ......................... 10
2.2.3. Ý nghĩa của các công đoạn đánh giá hiện trạng sử dụng đất.................................... 11
2.3. Nội dung đánh giá hiện trạng sử dụng đất. ............................................................. 12
2.3.1. Đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất đai .......................................................... 12
2.3.2. Đánh giá mức độ thích hợp sử dụng đất đai. ............................................................. 13
2.4. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 13
2.4.1. Thực trạng sử dụng đất ven biển tại Việt Nam ......................................................... 13
2.4.2. Phát triển kinh tế nông nghiệp ven biển..................................................................... 15
2.4.3. Hạn chế của hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển hiện nay ................................ 16
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................................... 19
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 19
3.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 19
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu tài liệu ......................................................................... 19


3.3.2. Phương pháp tồng hợp và xử lý tài liệu, số liệu ........................................................ 20
3.3.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo ..................................................................... 20
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................... 20
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................. 21
4.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................... 21
4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu ..................................................................... 21
4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên. ................................................................................. 24
4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội............................................................................................ 27
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường ..................... 30
4.2. Tình hình sử dụng đất cát ven biển huyện Quảng Ninh ........................................... 31
4.2.1. Tình hình sử dụng đất ................................................................................................. 31
4.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 ............................................................... 31

4.2.1.2. Đất nông nghiệp .......................................................................................... 32
4.2.1.3. Đất chưa sử dụng ........................................................................................ 33
4.2.1.4. Đất cát ven biển........................................................................................... 34
4.2.2. Các loại hình sử dụng đất phổ biến ............................................................................ 34
4.3. Đánh giá tình hình sử dụng đất cát ven biển huyện Quảng Ninh ............................ 41
4.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế ............................................................................................ 41
4.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội ............................................................................................ 42
4.3.3. Chỉ tiêu môi trường ..................................................................................................... 43
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 44
5.1.1. Mặt tích cực ................................................................................................................. 44
5.1.2 Những vấn đề còn tồn tại ............................................................................................. 44
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................... 45


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Trong vài thập kỷ trở lại đây, sự gia tăng dân số của thế giới đã thúc đẩy nhu
cầu ngày càng lớn về lương thực và thực phẩm. Song song với sự phát triển dân
số là sự phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Và để thỏa mãn nhu cầu ngày
càng cao, nhiều hoạt động của con người đã gây ảnh hưởng đến môi trường và
các nguồn tài nguyên đất đai, một dạng tài nguyên không tái tạo được. Do đó,
việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất hợp lý và phát triển bền vững là một nhiệm
vụ khó khăn trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, việc sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao là vấn đề quan
tâm hàng đầu trong công tác quản lý, sử dụng đất của nhà nước. Mà lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp là một ngành kinh tế lấy đất đai làm tư liệu sản xuất thì mỗi
mục đích sử dụng đất có những yêu cầu nhất định mà đất đai cần đáp ứng. Việc
lựa chọn, so sánh các kiểu sử dụng đất hoặc cây trồng khác nhau phù hợp với
điều kiện đất đai là đòi hỏi của người sử dụng đất, các nhà làm quy hoạch, để từ
đó có những quyết định đúng đắn, phù hợp trong việc sử dụng đất mang lại hiệu
quả kinh tế và bền vững. Vì vậy, đánh giá mức độ thích hợp tài nguyên đất đai

phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp là một việc làm tất yếu của bất kỳ một
quốc gia, một vùng lãnh thổ hay tại một địa phương nào đó là rất cần thiết.
Tình hình thực tế ở nước ta cho thấy, việc quản lý và sử dụng đất còn nhiều
bất cập. Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng được quản lý và sử dụng
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân và phụ thuộc vào thời tiết khí hậu.
Ngoài ra, việc canh tác cây trồng ít quan tâm đến bảo vệ và cải tạo đất đai đã
làm cho chất lượng đất ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, việc nghiên
cứu đánh giá hiệu quả đất đai hợp lý, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa
đang được quan tâm nghiên cứu trên phạm vi cả nước và từng vùng.
Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là địa phương mang đầy đủ các đặc
điểm về tự nhiên và nhân văn của khu vực Bắc Trung Bộ,có diện tích đất tự
nhiên lớn, lãnh thổ kéo dài từ biên giới phía Tây ra đến biển, diện tích đất có thể
sản xuất nông nghiệp hiệu quả không nhiều, là nơi hứng chịu nhiều thiên tai và
điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, là nơi giao thoa giữa lục địa và biển nên mang
tính nhạy cảm cao trước những hoạt động của con người, đặc biệt đối với dải cát
ven biển. Từ lý do đó, tôi đã nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu thực trạng và giải
pháp sử dụng đất Nông nghiệp ở vùng cát ven biển tại huyện Quảng Ninh
tỉnh Quảng Bình” nhằm tìm ra những hướng đi đúng đắn góp phần phát triển
bền vững dải cát ven biển Quảng Bình năm 2008 - 2016.
Trang 1


Trang 2


PHẤN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận đánh giá đất đai.
2.1.1. Các khái niệm liên quan.
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai.
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận như

một nhân tố sinh thái (FAO, 1976). Trên quan điểm nhìn nhận của FAO thì đất
đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh
hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Như vậy, đất được
hiểu như một tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm: (khí hậu, địa mạo/địa hình, đất,
thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật tự nhiên, những biến đổi
của đất do hoạt động của con người) [2].
“Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt như: khí hậu, bề mặt,
thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước
ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư
của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại
(san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá,….)” [3].
Đất đai là một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một phần diện tích bề mặt
của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất
chu kì có thể dự đoán được của môi trường bên trên, bên trong và bên dưới nó
như không khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động thực vật, những hoạt
động tác động từ trước và hiện tại của con người, ở chừng mực mà những thuộc
tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó của con người trong
hiện tại và tương lai [1].
Từ các định nghĩa trên, đất đai được hiểu là: Đất đai là một vùng đất có vị trí
cụ thể, có ranh giới và có những thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên,
kinh tế - xã hội như: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, địa chất/địa mạo, thủy văn,
động thực vật và các hoạt động sản xuất của con người.
2.1.1.2. Khái niệm về đánh giá đất đai
- Đánh giá đất đai là so sánh, đánh giá khả năng của đất theo từng khoanh
đất vào độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất.

Trang 3



- Theo Sôbôlev: đánh giá đất là học thuyết về sự đánh giá có tính chất so
sánh chất lượng đất của các vùng đất khác nhau mà ở đó thực vật sinh trưởng và
phát triển.
- Đánh giá đất đai là sự phân chia có tính chất chuyên canh về hiệu suất của
đất do những dấu hiệu khách quan (khí hậu thời tiết, thủy văn, thảm thực vật tự
nhiên, hệ động vật tự nhiên…) và thuộc tính của chính đất đai tạo nên.
- Đánh giá đất đai chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực một vùng có điều kiện tự
nhiên (trừ yếu tố đất), điều kiện kinh tế xã hội như nhau.
- Theo FAO (1976) đánh giá đất đai là quá trình so sánh đối chiếu những
tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà
loại hình sử dụng đất yêu cầu.
Trong sản xuất nông nghiệp, việc đánh giá đất nông nghiệp được dựa theo
các yếu tố đánh giá đất với những mức độ khác nhau. Mức độ khác nhau của các
yếu tố đánh giá đất được tính toán dựa trên những cơ sở khách quan, phản ánh
các thuộc tính của đất và mối tương quan giữa chúng với năng suất cây trồng
trong nhiều năm. Nói cách khác, đánh giá đất đai trong sản xuất nông nghiệp
thường dựa vào chất lượng (độ phì tự nhiên và độ phì hữu hiệu) của đất và mức
sản phẩm mà độ phì đất tạo nên [2].
Trong đánh giá đất đai có hai khái niệm cụ thể như sau:
- Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đất đai: Là việc phân chia hay phân hạng
đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng
như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, ngập úng, khô hạn,
…Trên cơ sở đó có thể lựa chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp.
- Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: Là quá trình xác định mức độ thích hợp
cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho
toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị
đất đa.

Trang 4



2.1.1.3. Khái niệm về loại hình sử dụng đất (LUT)
LUT là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả theo các thuộc tính nhất
định. LUT là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những
phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật được
xác định. Trong sản xuất nông nghiệp, loại hình sử dụng đất được hiểu khái quát là
hình thức sử dụng đất đai để sản xuất hoặc phát triển một nhóm cây trồng, vật nuôi
trong một chu kỳ hoặc chu kỳ nhiều năm. Ngoài ra, LUT còn có nghĩa là kiểu sử
dụng đất [2].
2.1.2. Những luận điểm cơ bản về đánh giá đất
2.1.2.1. Trên thế giới
Các nghiên cứu về đất trên thế giới xuất hiện khá sớm. Cách đây hơn bốn
nghìn năm, người Trung Quốc đã có sơ đồ thổ nhưỡng và đã biết sử dụng để làm
cơ sở cho việc đánh thuế (Nycle C. Brady, 1974). Nhưng mãi đến thế kỷ XIV
sau Công nguyên, việc đánh giá đất mới được đi sâu, nghiên cứu và ứng dụng ở
nhiều nước châu Âu. Đến giữa thế kỷ XIX, Đocutraiev đã đưa ra cơ sở phân
hạng đất theo quan điểm phát sinh, từ đó nhiều nhà thổ nhưỡng học trên thế giới
đã nghiên cứu và đưa ra nhiều quan điểm và phương pháp đánh giá đất khác
nhau. Các phương pháp đánh giá đất mới đã dần dần phát triển thành lĩnh vực
nghiên cứu liên ngành mang tính chất hệ thống nhằm kết hợp các kiến thức khoa
học về tài nguyên đất và mục đích sử dụng đất. Vì vậy, có các luận điểm đánh
giá đất của một số nước và tổ chức trên thế giới như sau:
a/ Luận điểm đánh giá đất của Đô-cu-trai-e (Đocutraiev)
Đánh giá đất đai của Đôcutraiev cho rằng để đánh giá đất đai có hiệu quả
cần nghiên cứu khả năng tự nhiên của đất. Theo ông, khả năng tự nhiên của đất
là yếu tố quyết định giá trị của đất và sự thu nhập từ đất [2].
- Những yếu tố đánh giá đất và chỉ tiêu của chúng ở những vùng khác nhau
thì khác nhau.
- Những yếu tố đánh giá đất dự đoán chủ yếu là những yếu tố có mối liên
quan chặt chẽ với năng suất cây trồng và được thể hiện giá trị tương đối bằng

điểm.
- Những yếu tố đánh giá đất chủ yếu là:
+ Loại đất theo phát sinh.
Trang 5


+ Những số liệu phân tích về tính chất đất (tính chất hóa học, tính chất lý
học và các dấu hiệu khác).
- Việc lựa chọn các yếu tố đánh giá đất cần được hoàn thiện để phù hợp với
điều kiện khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội của vùng.
b/ Luận điểm đánh giá đất của Rozop và cộng sự
Tại hội nghị Quốc tế về Đánh giá đất lần thứ 10 tổ chức tại Matscơva
(1974), một luận điểm mới về đánh giá đất của Rozop và cộng sự đã được trình
bày và nhất trí cao. Nội dung luận điểm của Rozop bao gồm những điểm sau:
- Đánh giá đất phải dựa vào các vùng địa lý, thổ nhưỡng khác nhau có các
yếu tố đánh giá đất khác nhau.
- Đánh giá đất phải dựa vào đặc điểm của cây trồng.
- Cùng một loại cây trồng, cùng một loại đất nhưng không thể áp dụng hoàn
toàn những tiêu chuẩn đánh giá đất của vùng này cho vùng khác.
- Đánh giá đất phải dựa vào trình độ thâm canh.
- Có một mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng đất và năng suất cây
trồng.
Trường hợp không có sự tương quan giữa năng suất cây trồng và chất lượng
đất là do:
+ Trình độ thâm canh khác nhau.
+ Trong quá trình sản suất, tiềm năng của đất chưa có điều kiện thuận lợi
để biểu hiện cụ thể bằng năng suất [2].
c/ Luận điểm đánh giá đất của Pháp
Theo Đôlômông, khả năng của đất ảnh hưởng rất lớn đến đặc tính dinh
dưỡng của cây trồng và ở mức độ nhất định, sinh trưởng phát triển và khả năng

cho năng suất của cây trồng đã thể hiện được tính chất đất. Theo luận điểm này,
có thể lập được một thang năng suất biểu thị tương quan sơ bộ với đặc tính đất
đai và với đánh giá đất theo độ phì đất dựa trên nguyên tắc thống kê năng suất
cây trồng nhiều năm. Tuy nhiên đánh giá đất theo độ phì đất có những bất cập
sau:
- Không thể chỉ dựa vào một loại cây trồng để làm tiêu chuẩn đánh giá đất
có giá trị mà cần phải thống kê năng suất của các loại cây trồng trong hệ thống
luân canh.
Trang 6


- Đánh giá đất theo năng suất cây trồng ở mức độ nhất định cũng thể hiện
trình độ của người sử dụng đất, bởi vì kết quả tổng hợp của tất cả các biện pháp
kỹ thuật tác động là tiền đề để tăng độ màu mỡ của đất.
- Độ phì nhiêu của đất phụ thuộc nhiều vào hình thái phẫu diện đất,
nhưng độ phì đất chỉ đạt mức độ tối đa khi lượng dinh dưỡng cung cấp cho
cây trồng đạt mức tối ưu [2].
d/ Luận điểm đánh giá đất ở Anh
Theo Ruanell, nhà thổ nhưỡng học người Anh thì:“ Đánh giá đất theo năng
suất cây trồng gặp rất nhiều khó khăn vì năng suất cây trồng biểu hiện cả sự hiểu
biết của người sử dụng đất. Bởi vậy đánh giá đất theo năng suất chỉ được sử
dụng để sơ bộ đánh giá độ phì của các loại đất khác nhau” [2].
e/ Luận điểm đánh giá đất của FAO
Phương pháp đánh giá đất theo quan điểm của Đocutraiev và các nhà khoa
học đất Liên Xô cũ là nêu lên sự tương tác giữa cây trồng – đất – môi trường và
điều kiện kinh tế - xã hội. Sự đánh giá tổng hợp của yếu tố mang tính khách
quan cao, nhưng điều chung nhất là các phương pháp đó quan tâm chủ yếu đến
năng suất cây trồng và yếu tố được xếp vào vị trí quan trọng nhất liên quan đến
năng suất cây trồng là độ phì nhiêu của đất. Phương pháp này có tác dụng tốt đối
với việc đánh giá đất một cách tổng quát. Khi áp dụng đánh giá cho các tiểu

vùng cụ thể thì còn mắc phải những hạn chế nhất định. Năm 1970, nhiều nhà
khoa học đất trên thế giới đã cùng nhau nghiên cứu để đưa ra một phương pháp
đánh giá đất có tính khoa học và thống nhất các phương pháp hiện tại. Năm
1972 tổ chức lương thực thế giới (FAO) đã phác thảo “ Đề cương đánh giá đất”
và công bố vào năm 1973. Năm 1975, Hội nghị đánh giá đất ở Rome dự thảo đề
cương đánh giá đất của FAO, được các nhà khoa học đất hàng đầu bổ sung và
công bố vào năm 1976 (Khung đánh giá đất – Frameword for Evaluation). Tài
liệu này đã được nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng cho đến ngày nay.
Theo FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ
khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, bền vững, ổn định và hợp lý. Vì
vậy khi đánh giá đất được nhìn nhận như là “một vạt đất xác định về mặt địa lý,
là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc
thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường xung quanh nó
như không khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động thực vật, những tác
động trước đây và hiện nay của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính
Trang 7


này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó trong hiện tại và trong
tương lai”.
Như vậy, theo luận điểm này, đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi
rất rộng, bao gồm cả không gian và thời gian, cần xem xét cả điều kiện kinh tế,
tự nhiên và xã hội. Cũng theo luận điểm này thì những tính chất đất có thể đo
lường hoặc ước lượng, định lượng được. Vấn đề quan trọng là cần lựa chọn chỉ
tiêu đánh giá đất thích hợp, có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa đối với
vùng nghiên cứu [2].
2.1.2.2. Ở Việt Nam
Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có cách phân hạng ruộng đất thành ruộng tốt,
ruộng xấu. Đánh giá phân hạng ruộng đất là một đòi hỏi của thực tiễn sản xuất
nông nghiệp. Từ thời phong kiến, các triều đại phong kiến nước ta đã thực hiện

đo đạc, phân hạng theo kinh nghiệm nhằm quản lý đất đai cả số lượng lẫn chất
lượng. Năm 1092, nhà Lý tiến hành đo đạc ruộng đất lần đầu tiên và lập danh bạ
để đánh thuế đất đai. Đến nhà Hậu Lê, ruộng đất đã được phân chia thành các
hạng: nhất đẳng điền, nhị đẳng điền… nhằm phục vụ việc quản điền và thu thuế.
Ngoài ra trong thời gian này nhà Lê cũng ban hành chính sách quan điền (1429)
và chính sách lộc điền (1477). Những kiến thức về đất đai liên quan đến cây
trồng được tìm thấy trong “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi và một số các công
trình nghiên cứu của Lê Quý Đôn, Lê Tắc, Nguyễn Nghiêm.
Sau khi lên nắm quyền (1802), nhà Nguyễn đã chỉ đạo xây dựng địa bàn
thống nhất cho các xã, thôn. Ruộng đất lúc này đã phân thành sáu hạng (lục
hạng thổ) đối với ruộng trồng màu và thành bốn hạng (tứ đẳng điền) đối với
ruộng trồng lúa làm cơ sở cho việc mua bán cũng như chính sách ban hành
ruộng đất.
Thời kỳ Pháp thuộc, cách phân hạng được thực hiện đối với một số đồn điền
nhằm đánh thuế. Vào năm 1886, Pavie và cộng sự đã tiến hành khảo sát đất
vùng Trung Lào, Trung bộ và Đông Nam Bộ Việt Nam. Cuối cùng, vào năm
1890 kết quả này được xem là tài liệu nghiên cứu về đất đầu tiên của Việt Nam
và cả Đông Dương. Trong thời gian này có một số công trình nghiên cứu về đất
như Báo cáo kết quả của phòng phân tích Nam Bộ do P.Morange (1898 - 1901),
Bei (1902) và một số nhận xét về thành phần lý hóa học của đất lúa Nam Bộ
được công bố thực hiện.
Năm 1954, đất nước ta chia làm hai miền: Ở miền Bắc cùng với công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc đánh giá đất đai bắt đầu được nghiên cứu, chủ
Trang 8


yếu là việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh giá đất của Liên Xô cũ theo
trường phái Đocutriev.
Ở thập kỷ 70 Nguyễn Văn Thân (Viện thổ nhưỡng nông hóa) đã tiến hành
nghiên cứu phân hạng đất với một số cây trồng trên một số loại đất. Sau đó

những tiêu chuẩn xếp hạng ruộng đất được xây dựng và thực hiện ở Thái Bình
năm 1980 – 1982.
Vào đầu những năm 1990, nước ta tiến hành nghiên cứu ứng dụng phương
pháp đánh giá đất đai của FAO trong dự án quy hoạch tổng thể ĐBSCL năm
1990 của Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp.
Từ năm 1992 đến nay, phương pháp đánh giá đất đai của FAO bắt đầu được
thực hiện nhiều ở nước ta. Đánh giá đất đai theo FAO được triển khai rộng khắp
ở nhiều mức độ chi tiết và tỷ lệ bản đồ khác nhau. Từ việc đánh giá đất đai cho 9
vùng sinh thái Việt Nam của Phạm Dương Hưng, Công Phò, Bùi Thị Ngọc Duy
ở bản đồ tỷ lệ 1: 250000, tới đánh giá đất cấp tỉnh trên bản đồ 1: 100000,
1:50000, cấp huyện 1: 25000 và một số dự án nhỏ 1: 10000.
Đến nay, nước ta đã phân chia toàn bộ đất đai thành 6 hạng từ hạng I đến
hạng VI, với 3 cấp độ thích nghi. Rất thích hợp (S1), thích hợp (S2) và ít thích
hợp (S3), không thích hợp (N). Trong đó chia ra đất không thích hợp hiện tại
(N1), đất không thích hợp vĩnh viễn (N2) [2].
2.2. Các nguyên tác và quy trình đánh giá đất
2.2.1. Các nguyên tắc và nội dung đánh giá đất
2.2.1.1. Các nguyên tắc đánh giá đất
- Đánh giá đất tập trung cho một số cây trồng chính: Lúa và các loại cây
lương thực khác, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả…
- Đánh giá đất dựa vào điều kiện tự nhiên của đất và không đề cập đến đặc
điểm kinh tế - xã hội.
- Đánh giá đất trên một số loại đất chính. Ở mỗi loại đất chính trên mỗi loại
cây trồng tiến hành xây dựng 3 khung đánh giá đất cho 3 trình độ thâm canh
(cao, trung bình và thấp).
- Dựa vào kinh nghiệm sản xuất của nông dân [2].
2.2.1.2. Nội dung đánh giá đất
- Xác định các yếu tố đánh giá đất.
Trang 9



- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá đất.
- Xây dựng bản đồ đất (thể hiện các yếu tố đánh giá đất).
- Xây dựng bản đồ đánh giá đất [2].
2.2.2. Các công đoạn quy trình của việc đánh giá đất
2.2.2.1. Bước chuẩn bị
- Xác định mục tiêu, địa bàn, ranh giới, mức độ cần thiết điều tra và tỷ lệ bản
đồ và xây dựng đề cương chi tiết.
- Thu thập tài liệu về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội.
- Chuẩn bị công cụ, vật tư kỹ thuật và kinh phí.
- Phác thảo tài liệu ban đầu như các bản đồ cơ sở: Bản đồ thổ nhưỡng, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thủy lợi…
- Dự kiến nội dung điều tra, chỉnh lý và bổ sung trên thực địa.
- Tổ chức lực lượng tham gia.
2.2.2.2. Bước điều tra thực địa
- Điều tra bổ sung, chỉnh lý, hoàn thiện các số liệu về tình hình cơ bản và các
loại bản đồ chuyên đề như hiện trạng sử dụng đất, thủy lợi, giao thông...
- Điều tra đất, đào phẫu diện đất, mô tả, chỉnh lý ranh giới, chụp ảnh hình
thái phẫu diện đất, cảnh quan theo các hệ thống sử dụng đất tại các điểm đã dự
kiến.
- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp nông dân và cán bộ địa phương về hiệu quả kinh
tế sử dụng đất đai theo mẫu phiếu điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông
nghiệp.
- Xem xét các tác động ảnh hưởng tới môi trường, mức độ và nguyên nhân
gây thoái hóa hoặc ô nhiễm môi trường trong khu vực điều tra, thu thập các số
liệu ảnh hưởng đã có. Nếu cần thiết thì lấy mẫu đất, mẫu nước hoặc nông sản để
phân tích theo quy định chuyên ngành.
- Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra dã ngoại với cơ sở để tranh thủ sự tham gia
góp ý của cán bộ, nông dân địa phương.
2.2.2.3. Bước nội nghiệp (tổng hợp, xây dựng tài liệu chính thức)

- Xác định và lựa chọn loại hình sử dụng đất đai (LUTs).
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (LMUs).
Trang 10


- Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội trong sử dụng đất đai:
+ Các chỉ tiêu kinh tế cần phân tích: Đầu tư cơ bản, tổng thu nhập, thu nhập
thuần, giá trị ngày công lao động, hiệu suất đồng vốn.
+ Các chỉ tiêu xã hội cần phân tích: Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng
lợi ích của người nông dân; đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của
vùng; thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân; góp
phần định canh, định cư và chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản
xuất; tăng cường sản phẩm hàng hóa xuất khẩu.
+ Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng.
- Phân tích tác động môi trường: Phân tích tác động môi trường là yêu cầu
bắt buộc trong đánh giá và sử dụng đất đai. Đó là việc xem xét thực trạng và
nguyên nhân xảy ra sự suy thoái môi trường, nhằm loại trừ các loại sử dụng có
khả năng gây ra thảm họa về môi trường sinh thái trong và ngoài vùng.
- Phân hạng mức độ thích hợp đất đai.
+ Tổng hợp kết quả phân hạng đất đai.
+ Tổ hợp các kiểu thích hợp đất đai.
+ Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai.
+ Xây dựng bản đồ phân hạng theo kiểu thích hợp đất đai.
+ Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai tương lai.
- Đề xuất sử dụng đất đai.
* Quan điểm trong đề xuất sử dụng đất đai:
- Bảo đảm sự phù hợp giữa mục tiêu phát triển của nhà nước, của địa
phương và mục tiêu của người sử dụng đất đai.
- Có đủ điều kiện và khả năng phát triển trước mắt và lâu dài.
- Gia tăng lợi ích cho người sử dụng đất đai.

- Không gây tác động xấu tới môi trường.
- Đáp ứng được các yêu cầu về xã hội: thu hút lao động, định canh, định cư.
2.2.3. Ý nghĩa của các công đoạn đánh giá hiện trạng sử dụng đất.
- Công đoạn đánh giá đất đai giúp chúng ta biết được một cách tổng quát
toàn bộ tính chất của một loại hình nào đó về đất để sử dụng tốt cho cây trồng và
các ngành kinh tế quốc dân nói chung.
Trang 11


- Công đoạn đánh giá đất đai là gắn liền đánh giá đất đai và quy hoạch sử
dụng đất đai, coi đánh giá đất đai là một phần của quá trình quy hoạch sử dụng
đất đai.
- Công đoạn đánh giá đất đai có ý nghĩa khoa học là kết quả nghiên cứu góp
phần về cơ sở lý luận cho phương pháp đánh giá đất theo FAO ứng dụng vào
điều kiện cấp xã của nước ta nhằm phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất hợp lý.
- Công đoạn đánh giá đất đai có ý nghĩa thực tiễn là kết quả nghiên cứu của
đề tài phản ánh mức độ thích hợp của một đơn vị đất đai đối với mỗi loại hình
sử dụng đất hiện tại, từ đó có hướng khai thác sử dụng hợp lý trong tương lai.
2.3. Nội dung đánh giá hiện trạng sử dụng đất.
2.3.1. Đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất đai
* Bền vững về kinh tế: là chỉ tiêu mô tả mối quan hệ giữa lợi ích mà người sử
dụng đất nhận được và chí phí bỏ ra để nhận được lợi nhuận đó. Đối với những
hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thì hiệu quả kinh tế là một nhân tố để
thúc đẩy sản xuất phát triển. Bền vững về kinh tế được đánh giá thông qua các
chỉ tiêu sau:
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ
được tạo ra trong sản xuất trong một thời gian nhất định thường là một năm.
- Chi phí trung gian (IC): bao gồm các chi phí vật chất và dịch vụ được sử
dụng trong quá trình sản xuất.
- Giá trị gia tăng (VA): là kết quả cuối cùng sau khi trừ đi chi phí trung gian

của hoạt động sản xuất, kinh doanh nào đó. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh
giá hiệu quả sản xuất ( VA=GO-IC).
* Bền vững về mặt xã hội: Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất, ngoài việc xác
định hiệu quả kinh tế mang lại thì cần phải xác định hiệu quả xã hội về việc giải
quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, khả năng thu hút lao động.
* Bền vững về mặt môi trường: Trong quá trình sản xuất để nâng cao năng
suất sản phẩm thì con người tìm mọi cách tác động một cách không hợp lý vào
đất gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Để đánh giá bền vững về mặt
môi trường, chúng tôi tiến hành đánh giá trên các khía cạnh tác động tích cực và
tác động tiêu cực.

Trang 12


2.3.2. Đánh giá mức độ thích hợp sử dụng đất đai.
Mức độ thích hợp sử dụng đất đai biểu thị sự phù hợp của các thuộc tính của
đất đai với mục đích đang sử dụng. Đất đai có nhiều công dụng khác nhau, tuy
nhiên khi sử dụng cần căn cứ vào các thuộc tính của đất đai để lựa chọn mục
đích sử dụng là tốt nhất và có lợi nhất. Để đánh giá mức độ thích hợp sẽ dựa vào
kết quả đánh giá mức độ thích nghi của đất đai [3].
2.4. Cơ sở thực tiễn
2.4.1. Thực trạng sử dụng đất ven biển tại Việt Nam
Kinh tế biển và ven biển hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các hoạt
động kinh tế trực tiếp sử dụng các nguồn lực của biển, ven biển và các hoạt động
kinh tế hỗ trợ cho hoạt động kinh tế trực tiếp sử dụng các nguồn lực của biển và
ven biển.
Các hoạt động kinh tế diễn ra gắn trực tiếp với các nguồn lực của biển và
ven biển gồm: Kinh tế vận tải biển và dịch vụ cảng biển; Kinh tế nông nghiệp
(trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, làm muối, công nghiệp chế
biến nông, lâm, thủy sản); Khai thác dầu khí; Du lịch, nghỉ ngơi, giải trí biển.

Các hoạt động phục vụ phát triển kinh tế biển, ven biển trên đất liền, hải đảo
gồm: Đóng và sửa chữa tàu biển; Cung cấp dịch vụ biển; Thông tin liên lạc biển;
Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển; Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển
kinh tế biển; và các ngành nghiên cứu, khai thác tài nguyên - môi trường
biển.
Các ngành nghề trên đây có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng
và phát triển kinh tế của Việt Nam, là một lợi thế lớn để Việt Nam nhanh chóng
phát triển thành quốc gia giàu mạnh và thịnh vượng về kinh tế.
Chính vì vậy, từ nhiều năm qua, Ðảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ
trương, chính sách nhằm quản lý, bảo vệ và khai thác biển. Tiêu biểu là Nghị
quyết 03- NQ/TW ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị về Một số nhiệm vụ phát
triển kinh tế biển trong những năm trước mắt Trong đó khẳng định rằng, phải
đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ
quyền và lợi ích quốc gia. Sau Nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ đã có các
chỉ thị triển khai thực hiện như: Chỉ thị 399 ngày 5/8/1993 về Một số nhiệm vụ
phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt và Chỉ thị 171/TTg năm 1995
triển khai Nghị quyết 03-NQ/TW.
Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về Đẩy mạnh
phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và đưa ra một
Trang 13


số quan điểm trong phát triển kinh tế biển. Đó là: “Thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá kinh tế biển hướng mạnh vào xuất khẩu, dựa trên những tiến bộ
khoa học, công nghệ”.
Gần đây nhất, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư Khóa X đã đề ra
định hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 như sau: “ Đến năm 2020
phát triển thành công, có bước đột phá về kinh tế biển, ven biển trên các mặt:
Khai thác, chế biến dầu khí; Kinh tế hàng hải; Khai thác và chế biến hải sản; Du
lịch biển và kinh tế hải đảo; Xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập

trung và khu chế xuất ven biển gắn với các khu đô thị ven biển.
Trước mắt tập trung phát triển du lịch biển, xây dựng cảng biển, phát triển
công nghiệp đóng tàu, phát triển ngành dịch vụ mũi nhọn như vận tải biển, các
khu kinh tế biển. Tạo các điều kiện cần thiết bảo đảm an ninh, an toàn cho
những người dân hoạt động trên biển, người dân sinh sống ở những vùng thường
bị thiên tai; đồng thời xây dựng các cơ sở bảo vệ môi trường biển. Hạn chế,
ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường biển, bảo vệ và phát triển bền vững
các hệ sinh thái biển và ven biển, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế-xã
hội phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững đất nước.
Chính phủ đã chỉ đạo định hướng phát triển các ngành công nghiệp để phát
triển kinh tế ven biển là: ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế,
công nghiệp cơ bản, then chốt như: chế biến khí, công nghiệp điện, công nghiệp
đóng tàu, sản xuất xi măng, chế biến thủy sản công nghệ cao. Ngoài ra, phát
triển các ngành công nghiệp khác như: may mặc, da giày, chế biến gỗ, điện tử,
điện gia dụng... phù hợp với điều kiện từng địa phương. Đặc biệt ưu tiên phát
triển công nghiệp phục vụ nông thôn ven biển.
Nguồn nhân lực dồi dào là điều kiện vừa thuận vừa không thuận để phát
triển kinh tế vùng ven biển
Tại các vùng ven biển có số dân trên 20 triệu người đang sinh sống, với lực
lượng lao động khoảng 12,8 triệu người, chiếm 35,5% lao động cả nước là điều
kiện quan trọng về nhân lực để Việt Nam khai thác các nguồn tiềm năng đã trình
bày ở trên để phát triển nông nghiệp.
Tuy nhiên, nếu nguồn nhân lực đông đảo ven biển không được đào tạo
những kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thả thủy sản và làm muối thì nó
vừa không phát triển được nông nghiệp ven biển, đồng thời sẽ là gánh nặng đối
với phát triển kinh tế nói chung ở các vùng này.

Trang 14



2.4.2. Phát triển kinh tế nông nghiệp ven biển
Từ các lợi thế và bất lợi nêu trên cho thấy kinh tế nông nghiệp ven biển
thường hướng vào phát triển các hoạt động khái thác, nuôi trồng thủy sản như:
đánh bắt thủy sản nước mặn trên biển; nuôi trồng các loại thủy sản nước mặn,
nước lợ trên biển (bằng các phương tiện lồng bao nhân tạo); nuôi trồng thủy sản
trên đất liền bằng cách lấy nước biển (tạo các ao nuôi thủy sản nhân tạo); nuôi
trồng đánh bắt trên các vùng nước lợ ở các vùng cửa sông đổ ra biển.
Kèm theo các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản biển và ven biển là
các hoạt động chế biến các loài thủy sản nước mặn và nước lợ, các hoạt động
dịch vụ cho hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản.
Nghề làm muối được phát triển gắn chặt với sử dụng, khai thác nguồn nước biển
ở những vùng có lợi thế về đất phù hợp cho sản xuất muối và có đủ ánh nắng
mặt trời để làm khô nước biển.
Tình hình phát triển các hoạt động kinh tế nông, lâm, thủy sản và diêm
nghiệp ven biển, hải đảo trong thời gian qua như sau:
- Về đánh bắt (khai thác) thủy sản trên biển
Đánh bắt thủy sản là nghề truyền thống từ lâu đời, tạo ra nguồn lợi thực
phẩm thủy sản cao cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tạo công ăn việc
làm, thu nhập, cải thiện đời sống ngư dân các tỉnh ven biển; đảm bảo sự hiện
diện, bảo vệ chủ quyền quốc gia ở các vùng biển, ven biển.
Vì vậy,, từ năm 1993 đến nay ngành đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản biển, ven biển
được coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong hệ thống ngành nông nghiệp, trong đó
nghề đánh bắt thuỷ sản đã có những bước phát triển đáng kể. Trong giai đoạn
1995-2006, sản lượng thuỷ sản tăng bình quân 7,7%/năm, đạt gần 4,2 triệu tấn
vào năm 2007, trong đó sản lượng đánh bắt đạt gần 2,1 triệu tấn (chiếm gần
50%), riêng đánh bắt thủy sản biển đạt trên 1,8 triệu tấn.
Hoạt động đánh bắt đã tạo việc làm cho hơn 50.000 vạn lao động trực tiếp và
100.000 vạn lao động dịch vụ. Số lượng tàu thuyền tăng trong 15 năm vừa qua
(1990 – 2006). Số tàu đánh cá Việt Nam tăng 4,7 lần về số lượng (đạt 95.000
chiếc vào năm 2006 so với 41.000 chiếc vào năm 1990) và tăng 5,7 lần về công

suất, bình quân công suất trên 60 CV/tàu (năm 2000 mới đạt 44 CV/tàu).
- Về nuôi trồng thủy sản ven biển
Bên cạnh đánh bắt, hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển có rất nhiều tiềm
năng và lợi thế. Trên phạm vi cả nước, diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản
ven biển khoảng trên 400.000 ha ở các vịnh và đầm phá. Ở Quảng Ninh - Hải
Phòng là hơn 200.000 ha; Thừa Thiên - Huế đến Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 41.000
Trang 15


ha; Ðông và Tây Nam Bộ có hơn 62.000 ha. Riêng vịnh Văn Phongtỉnh Khánh
Hòa có hơn 20.000 ha có thể phát triển nuôi trồng thủy sản biển với giống loài
phong phú, nhưng tập trung chủ yếu vào các loại tôm hùm, cá song, cá giò, cá
cam, cá hồng, cua, ghẹ, hải sâm, bào ngư, trai lấy ngọc, ngao, nghêu, hầu, trồng
rong sụn, nuôi sứa đỏ và san hô...
Trước tình trạng nguồn lợi hải sản đang suy kiệt, ngư dân đã chuyển mạnh
nghề thủy sản từ khai thác sang nuôi trồng ven biển với nhiều hình thức đa dạng.
Nhà nước đã ban hành các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi
cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và
nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên các vùng ven biển và
hải đảo. Chính phủ đã phân cấp cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương toàn quyền quyết định giao, cho thuê đất và mặt nước ven biển cho các tổ
chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng vào nuôi trồng, phát triển kinh tế
thủy sản. Nhà nước đã đầu tư cho quy hoạch các vùng nuôi thả thủy sản ven
biển đất liền và hải đảo. Cho phép nhập khẩu một số giống, loài đặc sản sạch
bệnh có giá trị kinh tế cao, quý hiếm và kỹ thuật sản xuất giống thủy sản biển
nhân tạo.
Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nuôi trổng thủy sản biển;
ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác khuyến ngư. Hỗ trợ tín dụng cho các dự án
xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các vùng nuôi trồng thủy sản ven biển, cụ thể
là Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng khác đã đáp ứng nhu

cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vay vốn nuôi trồng thủy sản
ven biển và hải đảo.
Nuôi trồng thủy sản ven biển còn giúp người dân có cơ hội tăng thu nhập,
giảm đói nghèo, tham gia bảo vệ an ninh các vùng ven biển và hải đảo. Dự kiến
đến năm 2015 nghề nuôi trồng thủy sản ven biển ở nước ta ước đạt khoảng
200.000 tấn cá, khoảng 380.000 tấn nhuyễn thể, rong biển đạt 50.000 tấn khô,
đuổi kịp và vượt các nước tiên tiến trong khu vực và vùng lãnh thổ về trình độ
nuôi hải sản trên biển.
2.4.3. Hạn chế của hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển hiện nay
Do nghề nuôi trồng thủy sản ven biển và hải đảo đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Vì
vậy, thời gian vừa qua chỉ các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh
và một số hộ nông dân có khả năng về vốn mới có khả năng đầu tư phát triển.
Sản xuất mang nặng tính tự phát ở hầu hết các vùng ven biển; từng hộ, từng chủ
doanh nghiệp tự lo sản nghiệp của mình, mà chưa cùng nhau hợp tác để cùng
phát triển nuôi trồng trên diện tích rộng, quy mô sản phẩm hàng hóa lớn…
Trang 16


×