Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

THIẾT BỊ XƯỞNG CƠ KHÍ Ô TÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.45 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

BỘ MÔN KHUNG GẦM

Tài liệu học tập

THIẾT BỊ XƯỞNG Ô TÔ

ThS. Huỳnh Phước Sơn

TP.HCM, 06-2007


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

BỘ MÔN KHUNG GẦM

Tài liệu học tập

THIẾT BỊ XƯỞNG Ô TÔ

ThS. Huỳnh Phước Sơn

TP.HCM, 06-2007


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


BỘ MÔN KHUNG GẦM

Tài liệu học tập

THIẾT BỊ XƯỞNG Ô TÔ

Biên soạn: ThS. Huỳnh Phước Sơn

TP.HCM, 06-2007


Lời nói đầu
Trong quá trình đào tạo theo chương trình công nghệ (áp dụng từ khóa 2004),
sinh viên ngành Cơ khí Động lực của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố
Hồ Chí Minh được học môn Thiết bò xưởng ô tô (01 tín chỉ). Mục đích của môn học
nhằm trang bò cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các thiết bò được sử dụng
trong ngành công nghệ sửa chữa ôtô.
Nội dung của Tài liệu học tập trình bày các chức năng, đặc điểm, thông số kỹ
thuật, cấu tạo và hoạt động cơ bản, cũng như phạm vi ứng dụng, các nguyên tắc cơ
bản khi sử dụng thiết bò, giúp cho sinh viên có khả năng chọn lựa thiết bò thích hợp
cho công việc, sử dụng và vận hành đúng, chính xác, nâng cao hiệu quả sử dụng các
thiết bò trong xưởng.
Tài liệu gồm có 3 chương:
Chương 1: Các thiết bò cơ bản
Chương 2: Các thiết bò công nghệ
Chương 3: Một số hình thức bố trí nhà xưởng.
Tài liệu chỉ lưu hành nội bộ, và chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Người viết rất
mong nhận được các ý kiến đóng góp của q Thầy Cô giáo và các bạn sinh viên, xin
liên hệ: Huỳnh Phước Sơn, Bộ môn Khung gầm, Khoa Cơ khí Động lực, Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Tp.HCM (email:). Chân thành cảm ơn.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06-2007
ThS. Huỳnh Phước Sơn


MỤC LỤC
Chương 1: THIẾT BỊ CƠ BẢN
I. CÁC THIẾT BỊ CHUNG
I.1. Các dụng cụ sửa chữa cầm tay
I.2. Các dụng cụ đo
I.3. Bàn nguội, bàn rà
I.4. Máy ép
I.5. Máy khoan
I.6. Máy mài
I.7. Máy nén khí
I.8. Bồn rửa chi tiết
I.9. Các thiết bò khác
II. CÁC THIẾT BỊ CỐ ĐỊNH
II.1. Hầm xe
II.2. Cầu cạn
III. CÁC THIẾT BỊ NÂNG HẠ
III.1. Kích nâng thủy lực
III.2. Pa-lăng
III.3. Cầu nâng xe
IV. CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
IV.1. Bình chữa cháy
IV.2. Các thiết bò khác
Chương 2: THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ
I. THIẾT BỊ KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN
I.1. Thiết bò chẩn đoán cầm tay
I.2. Thiết bò chẩn đoán tổng hợp

I.3. Thiết bò phân tích khí xả
I.4 Thiết bò đo độ khói đen của khí xả động cơ Diesel
I.5. Thiết bò kiểm tra đồng hồ tốc độ
I.6. Thiết bò kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước
I.7. Thiết bò kiểm tra phanh
I.8. Thiết bò kiểm tra các góc đặt bánh xe
I.9. Máy cân bằng động bánh xe
I.10. Các thiết bò khác
II. THIẾT BỊ SỬA CHỮA
II.1. Máy nạp điện bình ắc-quy
II.2. Máy nạp ga hệ thống điều hòa
II.3. Phòng sơn
II.4. Máy hàn vòng đệm
II.5. Máy hàn MIG-CO2
1

3
3
3
7
9
10
11
12
13
14
14
16
16
18

18
18
18
19
21
21
22
23
23
23
24
25
27
28
29
30
32
34
35
36
36
37
38
39
40


II.6. Máy hàn bấm
II.7. Các thiết bò khác
Chương 3: MỘT SỐ HÌNH THỨC BỐ TRÍ NHÀ XƯỞNG

PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2

41
42
44
51
62


Chương 1:

THIẾT BỊ CƠ BẢN

I. CÁC THIẾT BỊ CHUNG
Các thiết bò chung trong xưởng sửa chữa ô tô bao gồm các dụng cụ sửa chữa
cầm tay như các bộ cờ-lê, đầu khẩu (đầu tuýp), tuốc-nơ-vít, kềm; các thiết bò đo
như thước kẹp, pan-me, so kế, thước lá, đồng hồ đo điện, đồng hồ đo áp suất,…
và các thiết bò hỗ trợ công việc gia công sửa chữa như máy mài, máy khoan,
bàn nguội,…
I.1. Các dụng cụ sửa chữa cầm tay
Hình 1.1 giới thiệu một số dụng cụ sửa chữa cầm tay thông dụng dùng để
tháo và lắp các bộ phận, chi tiết trên ô tô trong quá trình bảo dưỡng và sửa
chữa.

Hình 1.1: Các dụng cụ sửa chữa cầm tay.
a/ Cờ-lê (chìa khóa): dùng để tháo hay siết chặt các bu lông, đai ốc. Có
nhiều loại cờ-lê khác nhau (hình 1.2):

Loại 2 đầu hở: giúp thao tác tháo lắp nhanh nhưng dễ bò trượt nếu siết với
mô men lớn, loại này thích hợp cho việc giữ hay khóa các bu lông, đai ốc.
Loại 2 đầu vòng (6 hay 12 cạnh): đầu cờ-lê ôm chặt các mặt bên của đầu bu
lông, đai ốc nên khi mở hay siết khó bò trượt. Loại 6 cạnh thích hợp cho việc
siết với mô men lớn do diện tích tiếp xúc nhiều, loại 12 cạnh siết với mô men
nhỏ hơn nhưng có tầm xoay thuận tiện hơn khi thao tác ở các vùng hẹp.
Loại tổ hợp một đầu vòng và một đầu hở: được sử dụng phổ biến nhất do
thuận tiện trong thao tác.
Loại 2 đầu vòng hở miệng: dùng để tháo lắp các đai ốc đầu ống dầu, ống
hơi.
3


Hình dáng của cờ-lê cũng có nhiều kiểu khác nhau tùy theo công dụng để
đáp ứng các nhu cầu tháo lắp khác nhau.

Hình 1.2: Các loại cờ-lê.
b/ Bộ đầu khẩu (tuýp): bao gồm các đầu khẩu có kích thước khác nhau, các
loại cần siết, thanh nối, khớp nối (hình 1.3). Chức năng của bộ đầu khẩu tương
tự như của cờ-lê đầu vòng nhưng cho mô men siết lớn hơn và có thể thao tác ở
những vò trí đặc biệt như vùng hẹp, lỗ sâu, trong nghách…
Đầu khẩu có các loại: 4 cạnh, 6 cạnh, 8 cạnh và 12 cạnh. Độ sâu của đầu
khẩu có 2 loại: loại tiêu chuẩn và loại sâu (sâu gấp 2÷4 lần so với loại tiêu
chuẩn).
Kích thước các đầu nối với cần siết có các cỡ 1/4’’, 3/8’’, 1/2’’, 3/4’’.
Kích thước của các đầu khẩu cũng như các đầu cờ-lê được phân loại theo hệ
mét (ví dụ 8, 10, 19mm) hay hệ inch (ví dụ 1/2’’, 15/16’’).
Cần siết có nhiều loại như cần thường, cần có cóc xoay một chiều, cần quay
nhanh (ma-ni-ven) dùng để mở hay siết nhanh.
Đầu khẩu thường có hai màu: loại màu sáng có độ cứng thấp thích hợp cho

việc vặn bằng tay, loại màu đen có độ cứng lớn hơn được sử dụng với súng hơi.
Ngoài ra còn có một số bộ đầu khẩu có dạng đầu khẩu đặc biệt như đầu lục
giác lồi, đầu bông bát giác lồi,… để vặn các đầu bu lông hay đai ốc đặc biệt.

Hình 1.3: Bộ đầu khẩu.
- Tuốc-nơ-vít: gồm có loại đầu bằng, đầu chữ thập và một số đầu đặc biệt
khác với nhiều kích thước khác nhau, được sử dụng chủ yếu trong việc tháo lắp
4


các bộ phận và chi tiết thuộc hệ thống điện và nội thất xe.

Hình 1.3: Các loại tuốc-nơ-vít.
c/ Kềm: Có nhiều loại kềm (hình 1.4) có chức năng khác nhau như:
Kềm răng, kềm mỏ quạ, kềm mỏ nhọn: dùng để kẹp, giữ hay kéo và mở một
số chi tiết.
Kềm cắt để cắt và tuốt dây điện, một số dây thép nhỏ. Kềm mở khoen để
tháo và lắp các khoen chặn, có hai kiểu kềm bung và kềm bóp khoen chặn.
Kềm bấm dùng để kẹp giữ chặt hay mở một vài chi tiết đặc biệt cần có lực
vặn lớn hơn so với các kềm thường…

Hình 1.4: Các loại kềm.
Trên hình 1.5 giới thiệu hai loại mỏlếch thường và mỏ-lếch răng. Ưu điểm
của mỏ-lếch là có thể thay đổi kích
thước của rãnh ngàm nên thuận tiện
trong việc giữ và mở một số chi tiết thay
cho cờ-lê. Riêng mỏ-lếch răng nhờ sự
vấu chặt của ngàm răng nên thường
dùng để mở các chi tiết có kích thước
lớn hay các ống hình trụ.


Hình 1.5: Các loại mỏ-lếch.

d/ Búa: Tùy theo mục đích sử dụng mà có nhiều loại búa khác nhau được
trang bò trong xưởng sửa chữa ô tô như búa sắt (thép), búa đồng, búa nhựa, búa
5


cao su với nhiều hình dáng và kích cỡ khác nhau (hình 1.6).
Các loại búa sắt thường được dùng để đóng tạo ra xung lực để tháo và thay
thế chi tiết nào đó, sửa chữa bề mặt thân xe, hay kiểm tra độ siết chặt của các
bu lông và gầm xe. Đầu búa có nhiều hình dáng khác nhau như đầu tròn, đầu
nhọn, đầu bằng, đầu ngang, đầu dọc…
Búa đồng và búa nhựa do có độ mềm nên không phá hỏng bề mặt các chi
tiết được đóng.

Hình 1.6: Các loại búa.
Ngoài một số dụng cụ cơ bản nói trên, còn có một số dụng cụ thuộc nhóm
gia công như các loại mũi đục, mũi đột, mũi ta-rô, cưa sắt, các loại giũa,…
(hình 1.7).

Hình 1.7: Các dụng cụ gia công.
e/ Tủ dụng cụ: Để bảo quản tốt dụng cụ và thuận tiện trong sử dụng, tất cả
các dụng cụ sửa chữa cầm tay thông dụng thường được bố trí đầy đủ và sắp xếp
hợp lý trong một tủ dụng cụ. Một tủ dụng cụ có thể được trang bò từ vài chục
đến vài trăm dụng cụ sửa chữa cầm tay thông dụng và một số dụng cụ hỗ trợ
đặc biệt khác đáp ứng nhu cầu sửa chữa.
Tủ dụng cụ có thể được treo cố đònh trên tường hay được thiết kế dưới dạng
xe đẩy để thuận tiện trong sử dụng.
6



Hình 1.8: Tủ dụng cụ.
I.2. Các dụng cụ đo
a/ Thước kẹp: dùng để đo đường kính ngoài, đường kính trong, chiều dài và
độ sâu. Độ chính xác của phép đo thông thường là 0,05mm. Đối với một số
thước kẹp có gắn đồng hồ điện tử thì độ chính xác của phép đo có thể đạt 0,02
hay 0,01mm. Phạm vi đo của thước gồm có các cỡ: 0∼150, 0∼200, 0∼300 mm.
Thước kẹp thường được dùng để đo các chi tiết mà không cần độ chính xác
cao như đường kính của phốt chắn dầu và lỗ lắp phốt, ổ đỡ, chiều dài cần đẩy,
ly hợp,…

Hình 1.9: Thước kẹp.
b/ Pan-me: là dụng cụ dùng để đo chiều dày và đường kính ngoài của các
chi tiết, có độ chính xác phép đo cao: 0,01mm. Có nhiều kích cỡ pan-me theo
phạm vi đo: 0 ∼ 25mm, 25 ∼ 50mm, 50 ∼ 75mm, 75 ∼ 100mm.

Hình 1.10: Pan-me.
7


Trên ô tô, pan-me thường được sử dụng để đo các chi tiết cần có độ chính
xác cao như chiều dày đệm chỉnh khe hở xú-páp, đường kính ngoài pít-tông, ắc
pít-tông, các cổ trục khuỷu, trục cam,…
Ngoài ra còn có loại pan-me đo đường kính trong.
c/ Đồng hồ so (so kế): là dụng cụ đo hiển thò bằng kim. Chuyển động lên
xuống của đầu đo được chuyển thành chuyển động quay của kim chỉ ngắn và
dài. Có hai đồng hồ đo: đồng hồ lớn chia thành 100 vạch, mỗi vạch tương ứng
0,01mm, có kim dài chỉ thò kết quả. Đồng hồ nhỏ chia thành 10 vạch, mỗi
vạch tương ứng 1mm, được chỉ thò kết quả bằng kim ngắn. Khi kim dài quay

được một vòng thì kim ngắn quay được một vạch. Độ chính xác của phép đo là
0,01mm.
Đồng hồ so dùng để đo độ độ lệch hay cong của trục, độ vênh của các bề
mặt, ví dụ như độ rơ dọc trục của các trục khuỷu, trục và bánh răng trong hộp
số, hành trình của các pít-tông trong hộp số tự động, độ đảo của trục cạc-đăng,
độ vênh của bánh đà, đóa phanh,…
Đầu đo của đồng hồ so có nhiều kiểu:
Loại dài (A): dùng để đo những chi tiết ở những nơi chật hẹp.
Loại con lăn(B): dùng để đo những bề mặt lồi lõm, như đo độ vênh của đóa
ma sát trong bộ ly hợp.
Loại bập bênh (C): dùng để đo những chi tiết mà do dao động nên đầu đo
không thể chạm trực tiếp vào.
Loại phẳng (D): dùng để đo trên bề mặt các vấu lồi.

Hình 1.11: Đồng hồ so.
Ngoài các dụng cụ đo thông dụng trên, còn có một số dụng cụ đo khác như:
Dưỡng so (ca-lip đo trong) dùng để đo đường kính trong của một số chi tiết
như bạc lót, lỗ trục,…
Đồng hồ đo trong có độ chính xác phép đo cao (0,01mm) dùng để đo đường
kính trong của các xy lanh.
Thước lá (bộ lá cỡ) gồm nhiều cỡ lá có chiều dày khác nhau dùng để đo các
khe hở như khe hở xú-páp, độ rơ dọc trục của các bánh răng số,…
8


Đồng hồ đo điện (đồng hồ VOM) loại hiển thò bằng kim hay bằng số dùng để
đo điện trở, hiệu điện thế, cường độ dòng điện, đi-ốt,…

(a)


(b)

(c)

(d)

Hình 1.12: Dưỡng so (a), đồng hồ đo trong (b),
đồng hồ đo điện (c), thước lá (d).
I.3. Bàn nguội, bàn rà
Bàn nguội là bàn làm việc chính trong xưởng sửa chữa, phần lớn công việc
thao tác, sửa chữa được thực hiện trên bàn nguội. Bàn nguội thường được bố trí
ở sát vách xưởng, cách xa khu vực xe đậu. Bàn nguội được làm bằng khung sắt,
mặt gỗ hay tấm sắt dày. Đặc điểm của bàn nguội là có khối lượng lớn, không bò
rung động hay xê dòch khi thao tác. Trên bàn nguội thường gắn các ê-tô để gá
hay kẹp các chi tiết cần kiểm tra, sửa chữa. (Hình 1.13)

Hình 1.13: Bàn nguội mặt gỗ và mặt cao su.
9


Một số bàn nguội dùng để thao tác các chi tiết nhỏ, chính xác hay cần vệ
sinh sạch sẽ thì mặt bàn thường được bọc một tấm i-nox, nhôm hay một tấm
cao su để dễ vệ sinh và bảo vệ các chi tiết. Một số khung bàn được gá trên các
bánh xe để dễ di chuyển.
Bàn rà cho phép thực hiện các thao tác chà nhám, mài rà mặt phẳng chi tiết
trên mặt bàn rà, đồng thời cho phép thực hiện một số phép đo, kiểm tra chi tiết
trên đó. Do yêu cầu như vậy, nên bàn rà phải có độ phẳng cao, láng, không bò
giãn nở, cong vênh. Do đó, mặt bàn rà thường được làm bằng đá hay hợp kim
thép có chiều dày lớn từ 150 – 200 mm, không bò biến dạng bề mặt. (Hình
1.14).


Hình 1.14: Bàn rà.
I.4. Máy ép
Máy ép tạo ra lực ép lớn dùng để tháo rời hay lắp ghép các chi tiết có độ
dôi, ví dụ như ép hay tháo rời các vòng lăn của ỗ đỡ bánh xe, các khớp cao su
trong hệ thống treo.
Hiện nay, máy ép thủy lực điều khiển bằng tay là loại được sử dụng thông
dụng nhất trong các xưởng sửa chữa ô tô. Ưu điểm của máy ép loại này là vận
hành đơn giản và nhờ nguyên lý truyền động thủy lực có tỉ số truyền lớn nên
người sử dụng chỉ cần tác dụng một lực nhỏ lên cần bơm là có thể tạo ra một
lực ép lớn ở trụ ép.

Hình 1.15: Máy ép thủy lực.
10


Cách sử dụng: Đặt cụm chi tiết cần tháo hay lắp lên bàn ép, điều chỉnh độ
cao bàn ép để đúng tầm với hành trình làm việc của trụ ép, đònh vò chắc chắn
chi tiết cần ép. Dùng tay điều khiển cần bơm dầu nén dầu có áp suất vào xy
lanh đẩy trụ ép tác dụng lên cụm chi tiết. Nên mang kính bảo hộ và cẩn thận
khi thao tác. (Hình 1.15).
Thông số cơ bản của một số loại máy ép thủy lực thông dụng:

Model
33497-5
VGA (USA)
32879-8
VGA (USA)
JTL - 30


Tải trọng
(sức ép)
(tấn)

p suất
làm việc
(kg/cm2)

Hành
trình làm
việc (mm)

Kích thước
H-D-W (mm)

Khối
lượng
(kg)

12

380

0 - 620

1.346x482x480

55

20


400

0 - 820

1.524x660x673

90

30

400

0 - 850

I.5. Máy khoan
Máy khoan dùng để gia công các lỗ trên các chi tiết bằng kim loại như sắt,
thép, nhôm, gang hay bằng nhựa, gỗ. Chúng được phân loại như sau:
- Theo chức năng có máy khoan cầm tay và máy khoan bàn; (Hình 1.16)
- Theo nguồn năng lượng dẫn động có máy khoan điện và máy khoan hơi;
- Theo cỡ mũi khoan lớn nhất mà vấu kẹp có thể kẹp được có máy khoan cỡ
1/2 inch, 1/4 inch,…
Các chú ý khi sử dụng:
- Dùng đục và búa tạo một lỗ nhỏ để đánh dấu vò trí khoan trên chi tiết giúp
cho mũi khoan không bò trượt.
- Cố đònh vật được khoan chắc chắn, tránh bò xê dòch, xoay tròn. Tất cả các
khoan điện đều rất rung.
- Đối với khoan tay nên giữ khoan tại vò trí thích hợp và tì đủ lực để đâm
xuyên vật khoan.
- Ngay trước khi khoan đâm thủng, cần giảm bớt lực ép để tránh xóc.

- Giữ quần áo, ống tay áo cách xa khỏûi mũi khoan. Không được mang găng
tay khi khoan.
- Cho vào vò trí khoan một lượng nhỏ dầu cắt sẽ giúp cho việc khoan thép tốt
hơn.
- Mũi khoan được mài với góc độ thích hợp sẽ cắt nhanh và êm, tạo ra các
phôi có kích thước đều nhau.
- Chú ý tháo dây điện khỏi ổ cắm hay tắt công tắc khi tháo hay lắp mũi
khoan vào vấu kẹp, Không được sử dụng khoan điện khi đứng trên vũng nước
hay trên sàn ướt.
Các thông số cơ bản của máy khoan:
11


- Điện áp, công suất của mô-tơ điện: thông thường 220VAC; 0.5, 1 HP,…
- Số vòng quay của cần khoan (mũi khoan): thông thường từ 250 đến khoảng
5.000v/p.
- Đối với khoan bàn có thể thay đổi được nhiều tốc độ.
- Đường kính mũi khoan.
- Hành trình mũi khoan (khoan bàn).

Hình 1.16: Các loại máy khoan.
I.6. Máy mài
Máy mài được dùng để mài bề mặt của các vật liệu và chi tiết khác nhau,
hoặc dùng để mài sắc các mũi đục, đột,…
Máy mài cầm tay có loại sử dụng điện, loại sử dụng khí nén.
Máy mài cố đònh sử dụng điện, có hai đóa đá mài, thường là một đóa mài thô
và một đóa mài tinh. (Hình 1.17)

Hình 1.17: Các loại máy mài.
Khi sử dụng máy mài cần phải thận trọng và tuân thủ theo các nguyên tắc an

toàn:
- Sử dụng kính bảo hộ hay kính chắn bảo vệ để tránh bụi đá mài bay vào
mắt;
12


- Khi khởi động và sử dụng máy mài, tránh đối mặt với mặt trước của đá mài
càng nhiều càng tốt;
- Nên giữ các chi tiết nhỏ bằng kềm hay kẹp, tránh giữ bằng tay. Không sử
dụng găng tay khi mài vì chúng dễ bò cuốn vào đá mài;
- Không nên sử dụng mặt bên của đá mài;
- Công việc mài cần tránh xa các chất bay hơi gây cháy nổ như xăng, chất
pha sơn, ắc quy;
- Khi lắp đặt đá mài mới, cần chắc chắn rằng nó được thiết kế phù hợp với
tốc độ quay của máy mài. Đồng thời quay đá mài tại tốc độ cao nhất xem nó có
tiếng động lạ hoặc bò rung lắc không.
Thông số cơ bản của một số loại máy mài cố đònh:
Model
Mô-tơ điện
Số vòng quay không tải
Đường kính đóa đá mài
Chiều dày đóa đá mài
Chiều cao tổng thể
Chiều dài tổng thể

BG1000G Snap-on
220VAC,1pha,
50Hz,1HP
1.425 v/p
10 inches

1 inch
13 1/2 inches
23 inches

BG500G Snap-on
220VAC,1 pha,50Hz,
1/2HP
2.850 v/p
7 inches
1 inch
9 3/4 inches
19 inches

I.7. Máy nén khí
Máy nén khí dùng để cung cấp nguồn khí có áp suất cao phục vụ cho công
tác sửa chữa. Rất nhiều công việc trong xưởng phải cần đến nguồn khí nén như:
các thiết bò dẫn động bằng khí nén như súng vặn bu-lông, máy mài, máy khoan
cầm tay loại hơi, xả gió hệ thống phanh, sơn xe, bơm bánh xe, vệ sinh, thổi
sạch các chi tiết,…Máy nén khí phải có công suất và dung lượng đủ lớn để có
khả năng phục vụ đồng thời nhiều thiết bò và công việc trong xưởng. Nguồn khí
nén được phân phối đến nhiều trạm trong xưởng thông qua hệ thống lọc (kể cả
sưởi nếu cần thiết như khí nén dùng để phun sơn) và các đường ống phân phối
khí nén.

Hình 1.18: Máy nén khí.
13


Phần lớn các máy nén khí hiện đang sử dụng là loại bơm pít-tông. Cấu tạo
chung gồm có: một mô-tơ điện dẫn động trục khuỷu của bơm nén pít-tông thông

qua dây đai, khí nén được đưa vào bình chứa. Ngoài ra còn có các công tắc áp
suất, đồng áp suất khí nén, cơ cấu điều chỉnh áp lực khí nén và các van an
toàn. (Hình 1.18).
Các máy nén khí đều nên đặt ở chế độ tự động và có các van xả an toàn.
Thông số cơ bản của một số máy nén khí thông dụng:
Model
Công suất
Lưu lượng
Tốc độ
p suất làm việc
Bình chứa

B7000/500CT- ABAC-Ý
10HP
1.210 lít/phút
816 v/p
7.5 -9.6 kG/cm2
500 lít

HANSHIN-KOREA
20HP
2.518 lít/phút
660 v/p
7.5 -9.9 kG/cm2
514 lít

I.8. Bồn rửa chi tiết
Bồn rửa chi tiết (hình 1.8) sử dụng một dung dòch chất tẩy rửa được đốt nóng
và phun ra với một áp suất cao giúp cho quá trình rửa chi tiết được sạch và
nhanh, đồng thời tiết kiệm dung dòch chất tẩy rửa. Một lượng dung dòch trong

bình chứa được lọc sạch và được bơm dầu đưa lên vòi phun rửa chi tiết (áp suất
khoảng 300 – 400 PSI) sau đó trở về lại bình chứa.

Hình 1.19: Bồn rửa chi tiết.
I.9. Các thiết bò khác
a/ Nhóm dụng cụ chuyên dùng: dùng để tháo lắp các chi tiết đặc biệt được
dễ dàng, nhanh chóng và không phá hỏng chi tiết, bao gồm một số vam, cảo.
- Nhóm dụng cụ chuyên dùng tháo lắp phần động cơ (hình 1.20):
Kềm tháo và lắp xéc-măng vào pít-tông (a).
Dụng cụ lắp cụm pít-tông, xéc-măng vào xy lanh (b).
14


Cảo tháo và lắp xú-páp vào nắp máy (c).
Bộ dụng cụ tháo lọc nhớt động cơ có nhiều cỡ khác nhau để mở được nhiều
loại lọc nhớt (d).
Cần siết đo lực dùng để siết các bu lông, đai ốc đúng lực siết qui đònh (e).
Cần siết đo lực có nhiều cỡ khác nhau theo phạm vi lực đo và có nhiều cách đo
khác nhau như đo bằng đồng hồ, thang đo,…

(a)

(b)

(c)

(e)
(d)
Hình 1.20: Các dụng cụ chuyên dùng tháo lắp động cơ.
- Nhóm vam, cảo sửa chữa hệ thống gầm ô tô (hình 1.21):

Cảo 2 hay 3 chấu (a), cảo đóa dùng để tháo ổ đỡ, bánh răng,…
Cảo các khớp cầu của hệ thống treo và lái (b).
Cảo nén lò xo: nén và giữ các lò xo của hệ thống treo trong quá trình tháo
lắp (c).
Bộ búa giật tạo nên xung lực mạnh để tháo một số chi tiết như bán trục (d).

(a)

(c)

(b)

(d)

Hình 1.21: Các dụng cụ chuyên dùng tháo lắp hệ thống gầm.
15


b/ Nhóm dụng cụ phục vụ tháo hộp số, bôi trơn (hình 1.22):
- Đội nâng hạ hộp số điều khiển bằng thủy lực sử dụng khi tháo lắp hộp số
lên xe (a).
- Bình hứng và hút dầu thải bằng khí nén (b).
- Thùng bơm mỡ hay dầu nhớt bằng tay hay khí nén (c).

(c)

(b)

(a)


Hình 1.22: Các thiết bò nâng hạ hộp số và bôi trơn.
c/ Nhóm thiết bò vệ sinh (hình 1.23):
- Máy súc rửa hệ thống nhiên liệu loại dùng cho động cơ xăng và động cơ
diesel, máy chứa hóa chất tẩy rửa đặc biệt và có thể súc rửa hệ thống nhiên liệu
khi động cơ đang nổ.
- Máy kiểm tra và phun cát vệ sinh bu-gi đánh lửa.

(b)

(a)

Hình 1.23: Máy súc rửa nhiên liệu (a) và vệ sinh bu-gi (b).
II. CÁC THIẾT BỊ CỐ ĐỊNH
II.1. Hầm xe
Hầm xe được đào âm xuống dưới mặt nền xưởng và được xem là một thiết bò
vạn năng được dùng nhiều ở các xưởng sửa chữa ô tô và dùng để kiểm tra xe ở
các trạm đăng kiểm. Nó cho phép thực hiện đồng thời nhiều công việc từ mọi
phía của xe, đặc biệt là các thao tác ở phía dưới gầm xe.
Cấu tạo của hầm xe phụ thuộc vào loại ô tô, các trang thiết bò và nhiệm vụ
của hầm. Hầm xe có nhiều kiểu kết cấu và bố trí khác nhau (hình 1.24) được phân
loại như sau:
16


- Theo chiều rộng hầm: có hầm rộng, hầm hẹp;
- Theo cách xe vào, ra: có hầm tận đầu và hầm thông qua;
- Theo kết cấu: có hầm ở giữa hai bánh xe, hầm ở hai bên cạnh xe, hầm
nâng, hầm treo bánh xe.
Các loại hầm có thể làm độc lập hoặc giữa các hầm có hào nối thông các
hầm với nhau.

Hầm hẹp: là loại hầm có chiều rộng nhỏ hơn khoảng cách giữa hai mép
trong của lốp, chiều rộng khoảng 0,7-1,1m, có thể dùng cho tất cả các loại xe.
Hầm rộng: là loại hầm có khoảng cách lớn hơn khoảng cách giữa hai mép
ngoài bánh xe thường rộng 1,4 – 3m.
Đối với hầm rộng thường thiết kếù có chiều dài dài hơn ô tô từ 1- 1.2m, hầm
phải có bậc lên xuống. Để an toàn cho xe di chuyển, dọc theo hai thành hầm
phải có gờ chắn cao khoảng 15 cm bằng bê tông cốt thép hoặc bằng kim loại,
hầm tận đầu phải có gờ chặn ở cuối hầm. Đáy hầm nên lót sàn gỗ để tránh ẩm
ướt. Bên thành hầm có thể bố trí các hộc làm tủ đựng dụng cụ, bố trí đèn chiếu
sáng, thông gió, có thể bố trí các thiết bò nâng, tra dầu, mỡ.
Hầm xe

Hình 1.24: Kết cấu các loại hầm xe.
Ưu điểm của hầm xe thể hiện ở tính vạn năng của nó, có thể tiến hành cùng
một lúc các công việc ở mọi phía đều đảm bảo an toàn, tránh bệnh nghề
nghiệp cho công nhân.
Nhược điểm: Khả năng chiếu sáng và thông gió tự nhiên kém, tốn diện tích,
cản trở đến việc quy hoạch mặt bằng sản xuất.
17


II.2. Cầu cạn
Cầu cạn là cầu nâng bố trí cao hơn mặt đất từ 0.7 – 1.4m có độ đốc khoảng
20–25% để ô tô lên xuống dễ dàng.
Cầu cạn có thể làm bằng gỗ, sắt để di chuyển hoặc xây bằng gạch, bê tông.
Cầu cạn có ưu điểm là kết cấu đơn giản, có thể di chuyển được, thuận tiện cho
việc bảo dưỡng ở phía dưới và hai bên nhưng cũng còn nhược điểm là không
nâng bánh xe lên được và có độ dốc để xe lên xuống nên chiếm diện tích lớn.
III. CÁC THIẾT BỊ NÂNG HẠ
III.1. Kích nâng thủy lực

Kích nâng thủy lực là loại thiết bò di động, dùng để nâng một phần xe lên
khỏi mặt đất đến một độ cao nào đó để dễ dàng thao tác, bảo dưỡng hay sửa
chữa.
Có hai loại kích nâng thường sử dụng:
- Loại xách tay, điều khiển bằng cơ khí, có thể xếp gọn được (thường được
gọi là đội xếp), hay loại kích hình trụ, điều khiển bằng thủy lực (thường được
gọi là đội dầu).
- Loại kích điều khiển bằng thủy lực, bố trí trên các bánh xe, đẩy di động dễ
dàng (có hình dáng gần giống như cá sấu, nên thường được gọi là đội cá sấu,
hình 1.25).
Cần
điềukhiển

Bệ đỡ
Bàn đạp
bơm dầu

Hình 1.25: Kích nâng thủy lực (đội cá sấu).
III.2. Pa-lăng
Pa-lăng là thiết bò di động dùng để nâng hạ và di chuyển một cụm chi tiết
nào đó của ô tô như động cơ, hộp số, cầu xe,… khi tháo lắp hay sửa chữa.
Pa-lăng loại nhỏ được điều khiển bằng cơ khí hay thủy lực, loại pa-lăng có
hai trụ và dầm ngang, ròng rọc thường được điều khiển bằng tay, còn loại palăng một trụ được điều khiển bằng thủy lực, thay đổi được độ cao của cần hay
gọi là cẩu móc động cơ (hình 1.26). Pa-lăng loại lớn thường được bố trí trên trần
nhà của xưởng, có hệ thống cáp treo, ròng rọc di chuyển và được điều khiển
bằng điện.
18


Hình 1.26: Pa-lăng.

III.3. Cầu nâng xe
Cầu nâng là thiết bò dùng để nâng hạ ô tô lên khỏi mặt đất đến một độ cao
thích hợp nào đó để dễ thao tác, bảo dưỡng và sửa chữa.
Hầu hết các loại cầu nâng hiện nay đều được điều khiển bằng điện và thủy
lực. Có các loại cầu nâng phổ biến sau:
a/ Cầu nâng 2 trụ: Là loại cầu nâng có 2 trụ, mỗi trụ có 2 càng đỡ dùng để
nâng thân xe, khi đó các bánh xe được treo tự do. Loại này thích hợp cho việc
bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết thuộc cụm bánh xe như cơ cấu phanh, hệ
thống treo, lái, tháo bán trục, hộp số,…
b/ Cầu nâng 4 trụ: gồm có 4 trụ và 2 tấm sàn đỡ, xe được đặt trên 2 tấm
sàn. Loại này nâng hay hạ cả xe (tức nâng bánh xe), thích hợp cho việc kiểm
tra, bảo dưỡng và sửa chữa gầm xe (hình 1.27).
Có loại cầu nâng 4 trụ kết hợp với thiết bò đo góc đặt bánh xe dùng để cân
chỉnh các góc đặt bánh xe.

Hình 1.27: Cầu nâng 2 trụ và 4 trụ.
19


Thông số cơ bản của một số loại cầu nâng 2 và 4 trụ thông dụng như sau:
Kiểu
Sức nâng
Hoạt động
Chiều cao tổng
thể
Chiều cao nâng
Độ rộng trong
lòng giữa hai cột
Tổng trọng lượng
Chiều dài

Thời gian nâng
Điện áp cung cấp
-Công suất

R-10
(2 trụ)
4.5 tấn
Điện – thuỷ lực

9.000KT
(2 trụ)
4 tấn

3.783 mm

3.581 mm

≥ 1.980 mm

2.000 mm

≥ 2.910 mm

3.430 mm
681 kg

≤ 45s

50s


220VAC/60Hz.1Ph

220 VAC, 2HP

QJY-3.2-2C1
(4 trụ)
3.5 tấn

1.650 mm

1.500 kg
4.800 mm
380V, 50Hz,
2.2KW

c/ Cầu nâng xếp: là loại cầu nâng chỉ có các càng xếp và không có trụ,ï được
thiết kế chìm dưới nền nhà xưởng. Khi chưa nâng thì các càng xếp lại, toàn bộ
mặt sàn của cầu nằm sát mặt đất nên xe có thể dễ dàng chạy lên sàn. Khi nâng,
nó sẽ bung các càng xếp dựng lên để nâng xe lên cao. Loại này có thể nâng
được cả khung xe hay các bánh xe thích hợp cho việc kiểm tra, bảo dưỡng và
sửa chữa gầm xe. Cơ cấu khóa an toàn của loại này được sử dụng bằng nguồn
khí nén. Ưu điểm lớn của loại cầu nâng xếp là kết cấu gọn, có thể xếp được
dưới nền nhà xưởng, nên không choán diện tích sử dụng như hai loại cầu nâng
kể trên.

Hình 1.28: Cầu nâng xếp.
Toàn bộ hoạt động của cầu được điều khiển từ bảng điều khiển thông qua hệ
thống điện tử và thủy lực. Cơ cấu chấp hành của cầu là các xy lanh thủy lực
nằm ở dưới chân các càng xếp. Cầu có cơ cấu khóa an toàn được điều khiển
bằng điện, khí nén hay thủy lực. Bề mặt sàn của cầu cũng có thể tăng rộng

20


thêm trong trường hợp xe có bề rộng lớn hay có bánh kép, hai đầu mặt sàn có
tấm chặn để ngăn không cho bánh xe bò trượt.. Ngoài ra để thuận tiện khi làm
việc, trên cầu còn bố trí một đường ống dẫn khí nén để cung cấp khí nén cho
các thiết bò sử dụng khí nén như máy mở và siết bu lông, bình hút dầu phanh,…
Kết cấu của một vài loại cầu nâng xếp như hình 1.28.
Thông số cơ bản của một loại cầu nâng xếp thông dụng:
Chiều cao tối đa
Thời gian nâng
Thời gian hạ
Nguồn điện
Điều khiển
Khóa an toàn

Kích thước

1.804 mm
40 ~ 60 giây
Độ nâng
1.620 mm
35 ~ 45 giây
Trọng lượng
1.000 kg
1P:2.5HP x 4P x 220V/50Hz (60Hz)
3Ph: 2HP x 4P x 220V/380V/50Hz (60Hz)
Bằng bảng điều khiển hoặc Remote (lựa chọn thêm)
Hệ thống
Bằng bình khí

Nguồn
Air 5 ~ 8 bar
Điều khiển
Nhấn nút khoá trên
bảng điều khiển
Tổng thể
1.970 x 910 x 2.870 (mm)
Chiều cao tối đa
1850 mm
Bệ nâng
1.970 x 910 x 1.557 (mm)

Ngoài ra, còn có loại cầu nâng 1 trụ và hai bàn đỡ dùng để nâng cả bánh và
thân xe lên, chủ yếu được sử dụng trong các cơ sở rửa xe.
IV. CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
IV.1. Bình chữa cháy
Công tác phòng cháy chữa cháy ở xưởng sửa chữa ô tô cần phải được đầu tư
và tổ chức thật tốt, vì đây là nơi tập trung nhiều chất dễ cháy như xăng, dầu,
sơn và các chất phụ gia, máy hàn hơi, hệ thống điện,… dễ dẫn đến nguy cơ
cháy nổ. Thiết bò chữa cháy chủ lực tại chỗ trong các xưởng là các bình chữa
cháy. Số lượng bình chữa cháy và chủng loại phải đầy đủ theo qui đònh. Vò trí
đặt các bình chữa cháy phải hợp lý, ở nơi dễ nhìn thấy. Hiện nay có hai loại
bình chữa cháy thông dụng được sử dụng trong xưởng là bình CO2 và bình bột.
Bình CO2 dùng để chữa các đám cháy về điện là tốt nhất. Nó không chữa
được kim loại cháy, hồ quang và một số chất giàu ô-xy. Loại bình này có thể sử
dụng được nhiều lần nếu áp suất khí trong bình còn cao.
Bình bột dùng để chữa cháy các chất rắn, chất lỏng, chất khí và các chất
khí hóa lỏng dễ cháy như xăng, dầu, các chất tẩy rửa và phụ gia. Trên bình bột
có gắn đồng hồ đo áp suất trong bình, loại bình này chỉ được sử dụng một lần
và phải nạp lại.

Có hai loại bình xách tay và bình có xe đẩy như hình 1.29.
21


×