Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Quản lý hệ thống giao thông thị trấn phúc thọ, huyện phúc thọ, thành phố hà nội theo quy hoạch chung đến năm 2030 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.72 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------------------------------

NGUYỄN ĐÌNH TIẾN
KHÓA: 2015 - 2017

QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG THỊ TRẤN
PHÚC THỌ, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI THEO QUY HOẠCH CHUNG ĐẾN NĂM 2030

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM HỮU ĐỨC

Hà Nội - Năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Khoa đào tạo Sau đại
học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, sự tận tình giảng dạy của các thầy cô
trong suốt khóa học và sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp.
Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
Tiến sỹ Phạm Hữu Đức đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt
thời gian thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thông tin khoa học có giá trị


để luận văn này được hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo cơ quan Viện Quy hoạch xây
dựng Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo, cán bộ các cơ quan: Viện
Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Sở Giao thông
vận tải, UBND huyện Phúc Thọ đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá
trình thu thập các tài liệu phục vụ luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIả LUậN VĂN

Nguyễn Đình Tiến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIả LUậN VĂN

Nguyễn Đình Tiến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................................................1
* Lý do chọn đề tài .....................................................................................................................................1
* Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................................2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................................................2

* Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................................2
* Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................................................4
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................................................................4
* Cấu trúc luận văn ....................................................................................................................................8
NỘI DUNG..................................................................................................................................................9
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG THỊ
TRẤN PHÚC THỌ, HUYỆN PHÚC THỌ ...........................................................................................9
THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ............................................................................................................................9

1.1 Khái quát về huyện Phúc Phọ và thị trấn Phúc Thọ . ....................................... 9
1.1.1. Về huyện Phúc Thọ . ......................................................................... 9
1.1.2. Về thị trấn Phúc Thọ ........................................................................ 12
1.2 Thực trạng hệ thống giao thông thị trấn Phúc Thọ. ................................. 15
1.2.1 Thực trạng hệ thống giao thông thị trấn Phúc Thọ ........................... 15
1.2.2 Thực trạng kết nối hệ thống giao thông thị trấn Phúc Thọ với hệ thống
giao thông bên ngoài ..................................................................................... 19
1.2.3 Đánh giá thực trạng hệ thống giao thông thị trấn Phúc Thọ .............. 20
1.3 Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông thị trấn Phúc Thọ...... 20
1.3.1
1.3.2

Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông thị trấn Phúc Thọ. ...... 20
Thực trạng bộ máy quản lý hệ thống giao thông thị trấn Phúc Thọ ........ 21

1.4 Thực trạng về ban hành cơ chế chính sách. .............................................. 23
1.5 Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống giao thông
thị trấn Phúc Thọ. .............................................................................................. 24
1.6 Những vấn đề cần được giải quyết trong quản lý hệ thống giao thông thị
trấn Phúc Thọ..................................................................................................... 25
1.6.1. Tồn tại bất cập trong quản lý hệ thống giao thông thị trấn Phúc Thọ ........ 25

1.6.2. Nguyên nhân ........................................................................................ 27


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO
THÔNG THỊ TRẤN PHÚC THỌ.........................................................................................................29

2.1. Lý luận về phát triển đô thị bền vững. ....................................................... 29
2.1.1. Trên thế giới ...................................................................................... 29
2.1.2. Tại Việt Nam ...................................................................................... 30
2.2. Lý luận về quy hoạch hệ thống giao thông trong đô thị sinh thái . .................... 32
2.2.1. Các tiêu chí để đánh giá một đô thị sinh thái....................................... 32
2.2.2. Các nguyên tắc chính trong quy hoạch hệ thống giao thông trong đô thị
sinh thái ......................................................................................................... 34
2.3. Lý luận về công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị sinh thái ...................... 35
2.3.1. Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị ............................... 35
2.3.2. Hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý đô thị sinh thái36
2.4. Kinh nghiệm công tác quản lý quy hoạch hệ thống giao thông trong các
đô thị sinh thái .................................................................................................... 41
2.4.1. Kinh nghiệm tại các nước phát triển .................................................. 41
2.4.2. Kinh nghiệm tại các nước đang phát triển .......................................... 44
2.4.3. Kinh nghiệm trong nước .................................................................... 49
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG THỊ TRẤN
PHÚC THỌ, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO QUY HOẠCH CHUNG
ĐẾN NĂM 2030........................................................................................................................................52

3.1. Quan điểm và nguyên tắc quản lý hệ thống giao thông............................. 52
3.1.1. Quan điểm .......................................................................................... 52
3.1.2. Nguyên tắc ......................................................................................... 52
3.2. Một số giải pháp về quản lý hệ thống giao thông thị trấn Phúc Thọ, huyện
Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. ............................................................................ 53

3.2.1. Các giải pháp trong quy hoạch............................................................ 53
3.2.2. Các giải tổ chức kết nối ...................................................................... 58
3.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho người đi bộ và xe đạp ............................. 59
3.2.4. Một số giải pháp về quản lý phương tiện giao thông........................... 60
3.2.5. Giải pháp định hướng mô hình phát triển giao thông theo hướng phát
triển bền vững ............................................................................................... 62
3.3. Đề xuất đổi mới bộ máy quản lý hệ thống giao thông thị trấn Phúc Thọ,
huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội theo quy hoạch chung đến năm 2030. ... 66


3.3.1. Đề xuất về tổ chức bộ máy phòng quản lý đô thị huyện Phúc Thọ, thành
phố Hà Nội .................................................................................................... 66
3.3.2. Tăng cường quyền hạn của Phòng Quản lý đô thị huyện Phúc Thọ,
thành phố Hà Nội .......................................................................................... 69
3.3.3. Phân cấp quản lý nhà nước trong công tác quản lý hệ thống giao thông.70
3.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.................... 72
3.4.Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ
thống giao thông thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. .... 75
3.4.1. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch hệ
thống giao thông ............................................................................................ 75
3.4.2. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác khai thác sử dụng
và duy tu bảo dưỡng ...................................................................................... 78
3.4.3. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác kiểm tra, giám sát,
xử lý vi phạm ................................................................................................ 82
3.4.4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác quản lý
hệ thống giao thông thị trấn Phúc Thọ ........................................................... 83
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................87
1. Kết luận..................................................................................................................................................87
2. Kiến nghị................................................................................................................................................88



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữa viết tắt

1.

BRT

Hệ thống xe buýt nhanh

2.

ĐTST

Đô thị sinh thái

3.

ĐSĐT

Đường sắt đô thị

4.

GPMB

Giải phóng mặt bằng


5.

GTĐT

Giao thông đô thị

6.

GTCC

Giao thông công cộng

7.

GTVT

Giao thông vận tải

8.

HĐND

Hội đồng nhân dân

9.

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật


10.

HTXH

Hạ tầng xã hội

11.

ITS

12.

KTCQ

Kiến trúc cảnh quan

13.

MLĐ

Mạng lưới đường

14.

QHC

Quy hoạch chung

15.


QHPK

Quy hoạch Phân khu

16.

QHCT

Quy hoạch chi tiết

17.

18.

QHCHN
TOD

Nội dung viết tắt

Hệ thống giao thông thông minh

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Transit Oriented Development


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT

Tên Bản đồ


Trang

Bản đồ vị trí huyện Phúc Thọ trong Quy hoạch chung
Hình 1.1

xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến

10

năm 2050
Hình 1.2

Bản đồ vị trí thị trấn Phúc Thọ

13

Hình 1.3

Sơ đồ địa hình thị trấn Phúc Thọ

13

Hình 1.4

Bản đồ hiện trạng hệ thống giao thông

16

Hình 1.5


Hình ảnh minh họa Quốc lộ 32

17

Hình 1.6

Hình ảnh minh họa tỉnh lộ 418

17

Hình 1.7

Hình ảnh minh họa tỉnh lộ 419

18

Hình 1.8

Hình ảnh minh họa đường làng, ngõ xóm

19

Hình 2.1

Định hướng quy hoạch giao thông thị trấn sinh thái
Phúc Thọ

37


Hình 2.2

Tổ chức không gian xanh

42

Hình 2.3

Tổ chức giao thông dành cho người đi bộ

43

Hình 2.4

Tổ chức không gian sống

45

Hình 2.5

Tổ chức giao thông đi bộ

46

Hình 2.6

Tổ chức không gian trong công viên

48


Hình 2.7

Tổ chức giao thông xe đạp

49

Hình 3.1

Hình ảnh xe buýt nhanh BRT

55

Hình 3.2

Điểm gửi xe đạp để sử dụng phương tiện công cộng

58

Hình 3.3

Hình ảnh phân làn dành riêng cho xe đạp

59


1
MỞ ĐẦU

* Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hoá ở

Thủ đô Hà Nội và các khu vực lân cận Thành phố đã và đang có bước phát
triển mạnh mẽ đặc biệt sau khi địa giới hành chính Thành phố Hà Nội được
mở rộng. Hiện nay đồ án Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (QHCHN2030) đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, theo
đó Thủ đô Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị bao gồm khu đô thị
trung tâm, năm đô thị vệ tinh và các thị trấn sinh thái được ngăn cách với
nhau bằng hành lang xanh. Khu đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và thị trấn
sinh thái được liên kết với nhau bằng hệ thống giao thông vành đai kết hợp
các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng Thủ đô và
Quốc gia.
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, thị trấn Sinh thái Phúc Thọ
được hình thành trên cơ sở phát triển mở rộng thị trấn Phúc Thọ về phía
Đông, trở thành trung tâm hỗ trợ phát triển vùng nông thôn huyện Phúc Thọ
với các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm gắn với TTCN
làng nghề, dịch vụ công cộng, dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao và
các dịch vụ hỗ trợ sản xuất khác, chuyển giao công nghệ và đào tạo.
Hiện nay, đô thị sinh thái không còn là khái niệm mới mẻ tại Việt Nam.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều bài viết bàn về đô thị sinh
thái. Cùng với đó đã có nhiều dự án đi theo hướng đô thị sinh thái đã được
xây dựng như: Khu đô thị Ecopark ở Hưng Yên, khu đô thị Ecolake ở Bình
Dương...Tuy nhiên, cũng có rất nhiều dự án được gắn mác khu đô thị sinh thái
nhưng thực chất không có gì khác so vơi các khu đô thị bình thường. Rõ ràng,
chúng ta đang thiếu các mô hình phù hợp để quản lý cũng như các văn bản
pháp luật quy định về quy hoạch xây dựng đô thị sinh thái


2

Bên cạnh đó, quá trình thực hiện quy hoạch ở nước ta hiện nay còn

nhiều bất cập. Các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi nhuận, tìm mọi cách để gia
tăng giá trị lợi nhuận bất chấp làm không đúng với quy hoạch, phá vỡ cảnh
quan tự nhiên. Vấn đề này liên quan đến công tác quản lý sau quy hoạch và
trách nhiệm của các cơ qua có thẩm quyền.
Hiện nay thành phố Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch chung của các thị
trấn sinh thái. Thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ là khu vực có địa hình cảnh
quan tự nhiên đẹp, là vùng đất có nhiều giá trị lịch sử lâu đời. Việc đề xuất
giải pháp quản lý quy hoạch và xây dựng sẽ giúp các nhà quản lý định hướng
phát triển thị trấn theo đúng quy hoạch được duyệt.
Trong tổng thể cấu trúc của đô thị, hệ thống giao thông có ý nghĩa hết
sức quan trọng và luôn phải đi trước một bước. Vì vậy, tác giả đã tiến hành
nghiên cứu đề tài “ Quản lý hệ thống giao thông thị trấn Phúc Thọ, huyện
Phúc Thọ, thành phố Hà Nội theo quy hoạch chung đến năm 2030”, tác giả hy
vọng luận văn này sẽ góp phần đưa ra được một số cơ chế chính sách để quản
lý hệ thống giao thông tại các khu đô thị có tính chất tương tự tại Việt Nam.
* Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách và các giải pháp quản lý hệ
thống giao thông thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Từ
đó làm cơ sở khoa học triển khai nghiên cứu thực hiện tại các thị trấn có tính
chất tương tự khác trong thành phố Hà Nội.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống giao thông thị trấn Phúc Thọ,
huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, Thành phố
Hà Nội đến năm 2030.
* Phương pháp nghiên cứu


3


- Phương pháp thu thập số liệu: Trong quá trình nghiên cứu phải thu
thập các tài liệu tham khảo, từ những tài liệu thực nghiệm, thu thập số liệu phi
thực nghiệm (lập bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn, thảo luận nhóm) từ các tài
liệu trên sắp xếp và nghiên cứu theo thứ tự chọn lọc các tài liệu có liên quan
trong công tác quản lý hệ thống giao thông đưa ra các hướng đi cho luận văn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Là sưu tầm và nghiên cứu các tài
liệu, các đề tài khoa học liên quan đến đề tài về quản lý hệ thống giao thông
từ đó phân tích đánh giá, so sánh các ưu điểm nhược điểm tổng kết đúc rút ra
kinh nghiệm và kết quả từ đó đưa ra các giải pháp liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Trong lĩnh vực quản lý hệ thống giao thông
bao gồm rất nhiều ngành lĩnh vực khoa học có liên quan do đó trong quá trình
nghiên cứu rất cần thiết có sự tham gia các ý kiến quý báu của các chuyên gia
các nhà nghiên cứu từ đó đúc rút kinh nghiệm vạch ra hướng đi đúng đắn cho
bản thân cá nhân và Luận văn.
- Phương pháp so sánh giả định: Luận văn nghiên cứu vấn đề cơ cấu tổ
chức mà đặc tính cơ cấu tổ chức liên quan đến thể chế chính trị, hành chính
do đó một mô hình tổ chức khi bắt đầu thiết kế đều được so sánh giả định
ngầm, vì áp dụng một mô hình tổ chức vào thực tiễn cần rất nhiều điều kiện
cần và đủ.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu khoa học các kết quả đã
nghiên cứu là một trong những nội dung quan trong nhằm đảm bảo tính liên
tục, tính khoa học thực tiễn của Luận văn từ đó nghiên cứu vấn đề quản lý hệ
thống giao thông mang tính hiện thực có thể áp dụng ngay vào điều kiện hiện
tại và là cơ sở cho nhà quản lý Thành phố tham khảo. Nội dung kế thừa các
kết quả nghiên cứu như, các đề tài khoa học trong và ngoài nước liên quan
đến đề quản lý hệ thống giao thông, kế thừa các bài báo khoa học, các tài liệu
báo cáo các chuyên gia trong các hội thảo trong và ngoài nước, kế thừa và



4

trích dẫn các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành tại Việt Nam liên quan
đến công tác quản lý hệ thống giao thông, kế thừa và ghi nguồn trích dẫn các
bài viết trên Internet nhằm tham khảo cho Luận văn.
- Phương pháp hệ thống hóa: Khái quát hóa hệ thống, diễn dịch và quy
nạp, nghiên cứu các mô hình tổ chức chính quyền, mô hình tổ chức hành
chính, các hình thức đấu nối hệ thống hệ thống giao thông từ đó kết hợp với
các phương pháp kế thừa, đưa ra được mô hình lý tưởng trong công tác quản
lý hệ thống giao thông.
- Các phương pháp khác.
* Nội dung nghiên cứu
- Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng về công tác Quản lý hệ thống
giao thông tại thị trấn Phúc Thọ, làm rõ những tồn tại và những kết quả đã đạt
được.
- Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hệ thống giao thông trong
khu đô thị sinh thái.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để quản lý hệ thống giao thông có
hiệu quả.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
- Đề xuất đồng bộ hệ thống các giải pháp quản lý, đề xuất tổ chức bộ
máy quản lý và các nguyên tắc quản lý hệ thống giao thông để làm cơ sở áp
dụng vào thực tiễn.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Áp dụng hệ thống các giải pháp quản lý vào quản lý hệ thống giao
thông trên địa bàn thị trấn Phúc Thọ. Qua đó có thể tham khảo để áp dụng vào
các thị trấn có tính chất tương tự khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
* Những khái niệm khoa học, thuật ngữ dùng trong luận văn



5

- Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm
nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.[17]
- Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới
đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở.[17]
- Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để
tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể
hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.[17]
- Quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị là quản lý nhà nước về đầu tư
cải tạo và xây dựng các công trình đô thị theo đúng quy hoạch được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật về quy
hoạch và xây dựng đô thị.[17]
- Khái niệm về phát triển bền vững (PTBV): Theo Ủy ban thế giới về
môi trường và Phát triển (World Commission on Environment and
Development) trong báo cáo chung “Tương lai của chúng ta” năm 1987, chính
là “Phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau” - (Development that
meets the need of the present without compromising the ability of future
generations to meet their own needs). PTBV được thể hiện ở cả 3 lĩnh vực:
kinh tế - xã hội - môi trường và hạt nhân của nó chính là con người.
- Đô thị sinh thái là đô thị đảm bảo sự phát triển bền vững về môi
trường và bền vững về kinh tế, nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân
đô thị, tiến tới xây dựng một xã hội bền vững về văn hóa. (Theo World Bank)
- Đô thị sinh thái là đô thị phát triển đảm bảo sự cân bằng với thiên

nhiên hay cụ thể hơn là sự định cư cho phép các cư dân sinh sống trong điều


6

kiện chất lượng cuộc sống nhưng sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên
nhiên (Theo tổ chức sinh thái đô thị, Australia)
- Theo quan điểm của Richard Register (Nhà thiết kế, nhà xây dựng,
một người theo chủ nghĩa thực dụng, nhìn xa trông rộng, ông là người suốt ba
mươi năm chống lại sự lộn xộn đô thị, trong khi ủng hộ việc tái thiết các
thành phố hài hòa với thiên nhiên. Ông là tác giả của hai cuốn sách, trong đó
có cuốn sách nổi tiếng là Village Wisdom: Future Cities và hàng loạt các bài
viết về các vấn đề sinh thái đô thị) về các thành phố sinh thái bền vững, thì đó
là các đô thị mật độ thấp, dàn trải, được chuyển đổi thành mạng lưới các khu
dân cư đô thị mật độ cao hoặc trung bình có quy mô giới hạn được phân cách
bởi các không gian xanh. Hầu hết mọi người sinh sống và làm việc trong
phạm vi khoảng cách đi bộ và đi xe đạp.
Quản lý đô thị trước hết là quản lý Nhà nước ở đô thị. Quản lý Nhà
nước ở đô thị là hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước can thiệp vào
các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, tài chính và con người nhằm tạo
dựng một môi trường thuận lợi cho hình thức định cư ở đô thị, trên cơ sở kết
hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích đô thị để hướng tới mục tiêu phát
triển bền vững.[17]
Nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở đô thị bao gồm xây dựng khuôn khổ
pháp lý cho sự nghiệp phát triển bao gồm các văn bản pháp quy, lập quy
hoạch, kế hoạch thực hiện chương trình đầu tư phát triển; tổ chức triển khai
thực hiện các nhiệm vụ trong quyền hạn và phạm vi quản lý đảm bảo cho các
hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn và kiểm soát sự phát triển vì mục tiêu
bền vững.
Ba lĩnh vực chính của công tác quản lý đô thị là: Quản lý phát triển

không gian; Quản lý cung cấp dịch vụ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội; và
Quản lý trật tự, an toàn và công bằng xã hội ở đô thị.


7

- Định nghĩa thuật ngữ “Sự tham gia của cộng đồng” Theo Clanrence
Shubert là quá trình trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động và quá
trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang
thiết bị hay phạm vi hoạch động. Các hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ
không được coi là sự tham gia của cộng đồng.
- Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà Chính phủ và cộng
đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung
cấp các dịch vụ đô thị cho tất cả cộng đồng.
- Sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo cho những người chịu ảnh
hưởng của dự án được tham gia vào việc quyết định dự án.
- Sự tham gia của cộng đồng là tìm và huy động các nguồn lực của
cộng đồng, qua đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí,
tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị cho nhà nước.
Quy hoạch chung là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình
hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp
với sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và
phát triển bền vững.
Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng [2]
- Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy
hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công
trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ
tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.
- Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình
trên lô đất.

Giao thông đối ngoại, giao thông nội thị
- Giao thông đối ngoại: Là các phương thức giao thông đường bộ,
đường thủy, đường sắt, đường hàng không nối liền hệ thống giao thông nội thị
với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế.


8

- Giao thông nội thị: Là hệ thống các loại đường nằm trong nội bộ, nội
thị thuộc phạm vi địa giới hành chính của thành phố.
Giao thông công cộng
Giao thông công cộng là giao thông bằng các phương tiện thường có
sức chở lớn, chạy theo tuyến đường nhất định được quy hoạch trước, nhằm
phục vụ cho toàn đô thị như tàu điện, tàu điện ngầm, ô tô điện, xe buýt.
* Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận kiến nghị.
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông thị trấn
Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
Chương 2: Cơ sở khoa học trong công tác quản lý hệ thống giao thông
thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp về quản lý hệ thống giao thông thị trấn Phúc
Thọ, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


87
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

UBND huyện Phúc Thọ đã và đang tập trung cho việc đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng nói chung và đầu tư hệ thống giao thông và tập trung khai thác
nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng của thị trấn . Tuy
vậy, do là một thị trấn mới, xây dựng phát triển hệ thống giao thông đòi hỏi
một nguồn lực lớn ngoài khả năng đầu tư của huyện và thị trấn, nên việc đầu
tư xây dựng còn thiếu và chưa đồng bộ cho nên hiệu quả còn hạn chế. Công
tác triển khai thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt nhưng việc đầu tư
xây dựng còn chậm và còn phân tán. Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất một
số giải pháp về quản lý hệ thống giao thông của thị trấn để đưa thị trấn phát
triển theo hướng đô thị sinh thái là cần thiết. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài
luận văn “Quản lý hệ thống giao thông thị trấn Phúc Thọ, huyện phúc
thọ, thành phố Hà Nội theo quy hoạch chung đến năm 2030” .
- Công tác quản lý hệ thống giao thông cần phải dựa trên các yếu tố kỹ
thuật cũng như các văn bản pháp quy của nhà nước và một bộ máy tổ chức
hợp lý hiệu quả.
- Đề tài luận văn đã dựa vào các cơ sở khoa học như: nghiên cứu cụ thể
các nội dung, hình thức, phương thức về công tác quản lý mạng lưới đường
đô thị theo quy hoạch; Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý
mạng lưới đường đô thị thị trấn Phúc Thọ ngoài thực địa để đảm bảo việc
thực thi nghiêm túc và không bị quy hoạch treo.

Tham khảo kinh nghiệm của thế giới và Việt Nam về công tác quản lý
mạng lưới đường đô thị. Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp
dụng cho công tác quản lý mạng lưới đường tại thị trấn Phúc Thọ là: Xây
dựng kế hoạch, phân kì đầu tư hợp lí để đảm bảo nhu cầu giao thông đô thị
hiện tại và tương lai, tuân thủ các tiêu chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng của nhà
nước, quản lý tốt QHXD đã được phê duyệt, xã hội hóa nguồn lực đầu tư xây
dựng mạng lưới đường; huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác


88

quản lý mạng lưới đường; xây dựng khung chính sách quản lý mạng lưới
đường một cách hợp lý.
- Trên cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn của thị trấn Phúc Thọ đề tài
luận văn có đề xuất một số giải pháp sau:
- Đề xuất giải pháp phát triển hệ thống giao thông gắn kết với việc phát
triển các dự án lớn theo quy hoạch trong những năm tiếp theo.
- Đề xuất quản lý tốt vỉa hè và chỉ giới xây dựng chống lấn chiếm vừa
tạo đô thị có bộ mặt đẹp vừa đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch đã ban hành.
- Đề xuất nhóm giải pháp cải tiến bộ máy quản lý hệ thống giao thông
thị trấn Phúc Thọ. Trong đó đề xuất bổ sung thêm chức năng cho phòng Quản
lý đô thị là đơn vị chỉ đạo trực tiếp công tác quản lý hệ thống giao thông trên
địa bàn.
- Đề xuất nhóm giải pháp về chính sách, khung pháp lý quản lý mạng
lưới đường thị trấn. Trong đó quan tâm tới công tác huy động sự tham gia của
người dân đặc biệt là công tác bảo trì hệ thống đường xá.
Với tình hình kinh tế trong nước, thế giới suy giảm như hiện nay và tốc
độ phát triển kinh tế xã hội của thị trấn Phúc Thọ thì cần ưu tiên 2 nhóm giải
pháp không cần quá nhiều tiền nhưng lại có hiệu quả tốt đó là:
- Nhóm giải pháp cải tiến bộ máy quản lý hệ thống giao thông thị trấn

Phúc Thọ
- Nhóm giải pháp về chính sách, khung pháp lý quản lý hệ thống giao
thông thị trấn Phúc Thọ.
2. Kiến nghị
UBND huyện Phúc Thọ xem xét việc thành lập hoặc cơ cấu lại cơ quan
quản lý phụ trách riêng về quy hoạch giao thông với tổ chức và chức năng
quyền hạn trách nhiệm cụ thể đảm bảo đủ năng lực quyền hạn trong việc quản
lý điều hành và kiểm soát việc thực hiện quy hoạch.
Điều chỉnh quy hoạch đất, dành quỹ đất hợp lý và quản lý chặt chẽ quỹ
đất giành cho giao thông theo quy hoạch để phát triển kết cấu hạ tầng GTVT


89

bao gồm cả dải hành lang an toàn giao thông và quỹ đất để đầu tư phát triển
hệ thống giao thông tĩnh, các quỹ đất phục vụ cho công tác đền bù GPMB.
Cần phân cấp mạnh hơn trong việc đầu tư xây dựng, cải tạo các tuyến
đường nội bộ, khuyến khích xã hội hóa, tạo các điều kiện ưu đãi về thủ tục
hành chính, thuế… cho các tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng, cải tạo các
tuyến đường. Các chính sách này cần được phổ biến rộng rãi và quá trình thực
hiện thủ tục hành chính này phải được thực hiện với ưu đãi tối đa, có thể
UBND huyện sẽ thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng các tuyến đường rồi
công bố cho phép thực hiện đầu tư để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu
tư xây dựng.
Xây dựng trung tâm thông tin thông tin trực tuyến, điều hành giao
thông và cơ sở dữ liệu về hệ thống giao thông.
Sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp, giải pháp quản lý liên quan tới
mạng lưới đường nói riêng như hệ thống giao thông nói chung để từng bước
cải thiện tình trạng giao thông như hiện nay.
Những giải pháp cần đề cập để từng bước giải quyết các vấn đề cụ thể

bao gồm:
Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch đồng bộ và chi tiết;
Nghiên cứu tổ chức giao thông hợp lý trên các tuyến chính; Tăng
cường khả năng lưu thông, giảm thời gian các phương tiện dừng tại các nút
giao thông.
Lập lại và quản lý vỉa hè, lòng đường. Giải phóng thông thoáng vỉa hè
các tuyến đường. Cải thiện điều kiện đi lại của người đi bộ và xe đạp.
Quy hoạch, quản lý chặt chẽ các nút giao thông để tăng cằng khả năng
lưu thông của các phương tiện qua nút giao.
Phát triển mạnh mẽ vận tải công cộng và xây dựng cơ chế chính sách
thu hút đầu tư cho Vận tải công cộng cũng như thu hút được nhiều người sử
dụng các phương tiện giao thông công cộng;
Tạo vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị .v.v...


90

Xây dựng lộ trình thực hiện các quy hoạch liên quan để đảm bảo việc
thực hiện thành công quy hoạch hệ thống giao thống giao thông
Việc giải quyết các đề về giao thông của thị trấn để đưa thị trấn đi theo
hướng đô thị sinh thái phụ thuộc rất nhiều vào việc hoạch định và xây dựng
một kế hoạch thực hiện phù hợp. Để thực hiện các mục tiêu đề ra, phải có các
giải pháp phù hợp thực tế, mang tính khả thi. Cần có sự đầu tư nhiều hơn
trong lĩnh vực tham mưu tư vấn, lập quy hoạch, xây dựng cơ chế chính sách
và đề xuất giải pháp thực hiện. Cần công khai rộng rãi quy hoạch cũng như
các giải pháp để mọi người dân biết và ủng hộ vì các mục tiêu, lợi ích chung.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] . Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 15/2010/TT-BXD về quy định cắm

mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị.
[2] . Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016
về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ
thuật.
[3] . Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016
về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô
thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
[4]. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày
03/04/2008 về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch
xây dựng”.
[5]. Chính phủ (2013), Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về
quản lý đầu tư phát triển đô thị .
[6]. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
[7]. Chính phủ (2010), Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 về
quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
[8]. Chính phủ (2010), Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về
quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị.
[9]. Chính phủ (2013), Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013
sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày
24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ.
[10]. Chính phủ (2007), Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007
về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật xây dựng
về xử lý vi phạm trật tự đô thị.
[11]. Hồ sơ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm
nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011


[12]. Hồ sơ Quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến

năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt năm 2016.
[13]. Hồ sơ Quy hoạch chung xây dựng huyện Phúc Thọ, thành phố Hà
Nội đến năm 2030 đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt năm 2014.
[14]. Hồ sơ Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ,
thành phố Hà Nội đến năm 2030 đã được UBND thành phố Hà Nội phê
duyệt năm 2014.
[15]. Nguyễn Thế Bá (2004), “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị”,
NXB Xây dựng.
[16]. Nguyễn Tố Lăng “Một số bài học kinh nghiệm nước ngoài về quản
lý đô thị” (tài liệu tham khảo, giảng dạy).
[17] . Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12.
[18] . Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
[19]. Quốc hội (20014), Luật đầu tư số 67/2014/QH13.
[20]. TS.Nguyễn Đình Bồng & PGS. TS. KTS Đỗ Hậu (2005),Giáo trình:
Quản lý đất đai và bất động sản đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
[21]. Phạm Trọng Mạnh (2005), “Quản lý đô thị”, NXB Xây dựng.
[22]. Trang Web: www.ashui.com của Hội quy hoạch phát triển đô thị
Việt Nam.



×