Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Elearning tại trường đại học Hải phòng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 71 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

Phạm Thị Hƣơng

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
E-LEARNING TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Theo định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI – 2018


HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

Phạm Thị Hƣơng

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
E-LEARNING TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin
Mã số: 848.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin

(Theo định hướng ứng dụng)

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ VĂN THỎA



HÀ NỘI – 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn của TS. Vũ Văn Thỏa. Các tài liệu tham khảo có xuất xứ rõ ràng và đƣợc
trích dẫn hợp pháp. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng
đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hƣơng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn
thông, học viên luôn nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
của các thầy, cô và bạn bè. Học viên xin chân thành cảm ơn các thầy, cô của Khoa
Quốc tế và Đào tạo Sau Đại học, Khoa Công nghệ thông tin 1 của Học viện Công nghệ
Bƣu chính Viễn thông.
Học viên xin chân thành cảm ơn TS.Vũ Văn Thỏa là ngƣời thầy đã trực tiếp tận
tình hƣớng dẫn học viên hoàn thành luận văn này. Học viên cũng xin chân thành cảm
ơn các bạn bè đã sát cánh giúp học viên có đƣợc những kết quả nhƣ ngày hôm nay.
Tuy nhiên, công nghệ E-learning là một đề tài có nội dung bao phủ rộng và
phức tạp, trong khi đó, thời gian nghiên cứu và kiến thức của học viên còn hạn hẹp. Vì
vậy, luận văn có thể còn có những thiếu sót, học viên rất mong đƣợc sự đóng góp ý

kiến của thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................. vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ ix
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ..... 3
1.1. Giới thiệu tổng quan về E-learning ............................................................... 3
1.1.1. Lịch sử .................................................................................................3
1.1.2. Các khái niệm liên quan đến E-learning .............................................4
1.1.3. Hình thức triển khai và đối tƣợng của E-learning ..............................7
1.1.4. Ƣu điểm của E-learning ......................................................................7
1.1.5. Hạn chế của E-learning .......................................................................9
1.2. Xu hƣớng phát triển E-learning trên thế giới và tại Việt Nam ...................... 9
1.2.1. Xu hƣớng phát triển E-learning trên thế giới ......................................9
1.2.2. Thực trạng phát triển và ứng dụng E-learning tại Việt Nam ............11
1.3. Giới thiệu chuẩn đóng gói cho E-learning .................................................. 14
1.3.1. Chuẩn IMS ........................................................................................14
1.3.2. Chuẩn SCORM .................................................................................15
1.4. Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 19
CHƢƠNG 2. NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH, CẤU TRÚC VÀ PHƢƠNG THỨC HOẠT
ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG E-LEARNING .................................................................. 21
2.1. Cấu trúc và mô hình của hệ thống E-learning ............................................. 21

2.1.1. Cấu trúc của hệ thống .......................................................................21
2.1.2. Mô hình chức năng ...........................................................................23


iv

2.1.3. Mô hình hệ thống E-learning ............................................................25
2.2. Hoạt động của hệ thống E-learning ............................................................. 27
2.3. Khảo sát hệ thống Moodle........................................................................... 29
2.3.1. Giới thiệu chung ................................................................................29
2.3.2 Đặc điểm của Moodle ........................................................................30
2.3.3. Các tính năng của Moodle ................................................................32
2.4. Kết luận chƣơng 2 ....................................................................................... 32
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG E-LEARNING
CHO TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG .................................................................... 33
3.1. Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu ứng dụng E-learning của trƣờng Đại học
Hải Phòng ........................................................................................................... 33
3.1.1. Giới thiệu trƣờng Đại học Hải Phòng ...............................................33
3.1.2. Nhu cầu ứng dụng E-learning ...........................................................34
3.2. Giải pháp xây dựng hệ thống E-learning..................................................... 34
3.2.1. Mô hình vật lý ...................................................................................35
3.2.2. Mô hình logic ....................................................................................36
3.2.3. Mô hình triển khai .............................................................................37
3.3. Đề xuất mô hình thử nghiệm hệ thống E-learning cho trƣờng Đại học Hải
Phòng..................................................................................................................38
3.3.1. Mô tả tổng quan Hệ thống học trực tuyến trƣờng Đại học Hải Phòng
...............................................................................................................................38
3.3.2. Chức năng chi tiết hệ thống đào tạo trực tuyến trƣờng Đại học Hải
Phòng .....................................................................................................................39
3.3.3. Mô phỏng hệ thống ...........................................................................50

3.4. Nhận xét và đánh giá ................................................................................... 57


v

3.4.1. Ƣu điểm của hệ thống đề xuất ..........................................................57
3.4.2. Nhƣợc điểm của hệ thống đề xuất ....................................................57
3.5. Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 58
KẾT LUẬN...................................................................................................................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 60


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
API

Tiếng Anh
Application Programming

Tiếng Việt
Giao diện lập trình ứng dụng

Interface
CNTT

Công nghệ thông tin

E-learning


Electronic Learning

Đào tạo điện tử

HTML

Hyper Text Markup Language

Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
bản

LCMS

Learning Content Management

Hệ quản trị nội dung đào tạo

System
LMS

Learning Management System

Hệ quản trị đào tạo

PDF

Portable Document Format

Định dạng Tài liệu Di động


PHP

Hypertext Preprocessor

Ngôn ngữ lập trình kịch bản

SCORM

Sharable Content Object

Tập hợp các tiêu chuẩn và các

Reference Model

mô tả cho một chƣơng trình Elearning dựa vào web.

CD-ROM

XML

Compact Disc Read Only

Loại đĩa CD chứa dữ liệu chỉ

Memory

đọc.

Extensible Markup Language


Ngôn ngữ Đánh dấu Mở rộng


vii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Thành phần hệ thống E-learning [1]................................................................5
Hình 1.2. Mô tả tóm tắt các đặc tả thông dụng E-learning [1] ........................................6
Hình 1.3. Mô hình ứng dụng chuẩn SCORM [5] ..........................................................16
Hình 1.4. Các Asset khác nhau ......................................................................................17
Hình 1.5. Sự khác biệt giữa “SCO” với “Asset” ...........................................................18
Hình 1.6. Cấu trúc một Content Organization ...............................................................19
Hình 2.1. Kiến trúc chƣơng trình đào tạo E-learning ....................................................21
Hình 2.2. Mô hình chức năng hệ thống E-learning .......................................................24
Hình 2.4. Mô hình hệ thống E-learning .........................................................................26
Hình 2.5. Cấu trúc hoạt động cho hệ thống E-learning .................................................27
Hình 3.1. Mô hình vật lý hệ thống E-learning...............................................................35
Hình 3.2. Mô hình logic hệ thống E-learning ................................................................36
Hình 3.3. Mô hình triển khai hệ thống E-learning ........................................................37
Hình 3.4. Kiến trúc tổng quan hệ thống E-learning Đại học Hải Phòng .......................38
Hình 3.5. Chức năng chi tiết hệ thống ...........................................................................39
Hình 3.6. Màn hình danh sách vai trò mặc định trong hệ thống ...................................40
Hình 3.7. Màn hình một phần trong tập quyền theo module của hệ thống ...................41
Hình 3.8. Chức năng quản lý ngƣời dùng .....................................................................42
Hình 3.9. Chức năng quản lý khóa học .........................................................................44
Hình 3.10. Quá trình cập nhật khóa học của giảng viên ...............................................45
Hình 3.11. Danh mục khóa học .....................................................................................45
Hình 3.12. Màn hình thêm/sửa khóa học .....................................................................46
Hình 3.13. Giao diện chính của hệ thống ......................................................................50

Hình 3.14. Giao diện đăng nhập hệ thống .....................................................................51
Hình 3.15. Giao diện giáo viên sau khi đăng nhập vào hệ thống ..................................51
Hình 3.16. Giao diện chính của khóa học .....................................................................52
Hình 3.17. Thêm một tài nguyên, hoạt động vào hệ thống ...........................................52
Hình 3.18. Danh sách lớp học .......................................................................................53


viii

Hình 3.19. Báo cáo điểm thi ..........................................................................................53
Hình 3.20. Cập nhật hồ sơ cá nhân ................................................................................54
Hình 3.21. Giao diện nội dung bài học theo chuấn SCORM ........................................55
Hình 3.22. Giao diện ôn tập lý thuyết ...........................................................................55
Hình 3.23. Giao diện kiếm tra kết thúc khoá học ..........................................................56
Hình 3.24. Xem điểm tống kết ......................................................................................56
Hình 3.25. Trao đổi chủ đề trong diễn đàn ....................................................................57


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các cấp trong chƣơng trình đào tạo ......................................22
Bảng 3.1. Các vai trò của hệ thống ................................................................................39
Bảng 3.2. Các quyền của hệ thống ................................................................................41


1

MỞ ĐẦU
Giáo dục là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu ở mọi quốc gia trên thế giới. Tại

Việt Nam, nền giáo dục luôn chú trọng, cải cách để phù hợp hơn với trình độ của các
cấp học trong nƣớc. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới đang bƣớc vào giai đoạn kinh tế
tri thức. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả chất lƣợng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống
còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình và cá nhân.
Hơn nữa, việc học tập không chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, học đại học mà là
học suốt đời. E-learning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này.
Đào tạo điện tử hay E-learning (viết tắt của Electronic Learning) là một thuật
ngữ dùng để mô tả việc học tập và giảng dạy dựa trên công nghệ thông tin và truyền
thông. Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, công nghệ Elearning đang thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của nhiều nƣớc trên thế giới cũng nhƣ
tại Việt Nam.
Với những lý do trên, học viên chọn đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Elearning tại Trường Đại học Hải Phòng” làm luận văn tốt nghiệp cao học.
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của luận văn là khảo sát, phân tích các khía cạnh của công
nghệ E-learning và đề xuất mô hình thử nghiệm hệ thống E-learning cho Trƣờng Đại
học Hải Phòng.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là E-learning và các công nghệ liên quan.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là cấu trúc, phƣơng thức hoạt động của Elearning và đề xuất mô hình thử nghiệm hệ thống E-learning phục vụ công tác đào tạo
tại Trƣờng Đại học Hải Phòng.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Về mặt lý thuyết: Thu thập, khảo sát, phân tích các tài liệu và thông tin có liên
quan đến công nghệ E-learning.


2

- Về mặt thực nghiệm: Khảo sát nhu cầu và đề xuất mô hình thử nghiệm hệ
thống E-learning phù hợp cho Trƣờng Đại học Hải Phòng.
Cấu trúc luận văn gồm 3 chƣơng nội dung chính nhƣ sau:
-


Chƣơng 1: Tổng quan về E-learning và các vấn đề liên quan.

-

Chƣơng 2: Nghiên cứu mô hình, cấu trúc và phƣơng thức hoạt động của hệ
thống E-learning.

-

Chƣơng 3: Đề xuất mô hình thử nghiệm hệ thống E-learning cho trƣờng Đại
học Hải Phòng.


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING VÀ CÁC VẤN
ĐỀ LIÊN QUAN
Chương 1 khảo sát một số vấn đề liên quan đến E-learning, lợi ích của việc sử
dụng E-learning; xu hướng phát triển của E-learning và hiện trạng tại Việt Nam, làm
cơ sở cho các chương tiếp theo.

1.1. Giới thiệu tổng quan về E-learning
1.1.1. Lịch sử
Vào đầu những năm 1960, các giáo sƣ tâm lý học của đại học Stanford Patrick
Suppes và Richard C. Atkinson đã thử nghiệm với việc dùng máy tính dạy toán và đọc
cho trẻ em tiểu học tại East Palo, California. Chƣơng trình giáo dục cho tài năng trẻ
của Standfors đƣợc bắt nguồn từ những thử nghiệm ban đầu này.
Hệ thống E-learning ban đầu dựa trên học/đào tạo với máy tính thƣờng cố gắng
nhân rộng phong cách giảng dạy trong đó vai trò của hệ thống E-learning. Từ năm

1993, William D. Graziadei đã miêu tả một bài giảng truyền tải của máy tính, hƣớng
dẫn và đánh giá dự án sử dụng thƣ điện tử. Năm 1997, ông công bố một bài báo miêu
tả sự phát triển một chiến lƣợc tổng thể cho việc quản lý và phát triển khóa học dựa
trên công nghệ cho hệ thống giáo dục. Ông cho rằng các sản phẩm phải dễ sử dụng,
duy trì, vận chuyển, nhân rộng, có khả năng mở rộng, giá cả phải chăng và chúng phải
có khả năng thành công cao trong dài hạn với hiệu quả về chi phí.
William D. Graziadei, Sharon Gallagher, Ronald N. Brown, Joseph Sasiadek đã
xây dựng một hệ thống dạy và học đồng bộ và không đồng bộ: khai thác một giải pháp
hệ thống quản lý các lớp học và khóa học. Năm 1997, Graziadei, W.D,... đã công bố
một bài báo với tựa đề "Xây dựng hệ thống dạy và học đồng bộ và không đồng bộ:
khai thác một giải pháp hệ thống quản lý các lớp học và khóa học". Họ miêu tả một
quá trình tại đại học State University of New York trong việc định giá các sản phẩm và
phát triển chiến lƣợc tổng thể cho việc quản lý và phát triển các khóa học dựa trên
công nghệ trong việc dạy và học. Sản phẩm này dễ sử dụng, duy trì, vận chuyển, nhân


4

rộng, có khả năng mở rộng, và chúng phải có khả năng thành công cao trong dài hạn.
Ngày nay, nhiều công nghệ có thể, hoặc đang đƣợc sử dụng trong E-learning, từ blogs
đến kết hợp phần mềm, ePortfolios và các lớp học ảo. Hầu hết các tình huống Elearning sử dụng sự kết hợp các công nghệ này.

1.1.2. Các khái niệm liên quan đến E-learning
Thuật ngữ E-learning đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong những năm gần
đây. Cùng với sự phát triển của tin học và mạng truyền thông, các phƣơng thức giáo
dục, đào tạo ngày càng đƣợc cải tiến nhằm nâng cao chất lƣợng, tiết kiệm thời gian và
tiền bạc cho ngƣời học. Ngay khi mới ra đời, E-learning đã xâm nhập vào hầu hết các
hoạt động huấn luyện đào tạo của các nƣớc trên thế giới.
Có rất nhiều quan điểm, định nghĩa E-learning đã đƣợc đƣa ra:



E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập và đào tạo dựa trên
công nghệ thông tin và truyền thông [1].



E-learning là sự phân phát nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại
nhƣ máy tính, mạng máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,… trong
đó, nội dung học có thể thu đƣợc từ các Website, đĩa CD, Video, Audio...
Ngƣời dạy và ngƣời học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dƣới các hình
thức nhƣ: thƣ điện tử (e-mail), thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum),
truyền hình trực tuyến (video conference)…

Tóm lại, E-learning đƣợc hiểu một cách chung nhất là quá trình học thông qua
các phƣơng tiện điện tử, quá trình học thông qua mạng Internet và các công nghệ web.
Nhìn từ góc độ kỹ thuật, có thể định nghĩa “E-learning” là hình thức đào tạo có sự hỗ
trợ của công nghệ điện tử, quá trình học thông qua web, qua máy tính, lớp học ảo và
sự liên kết số. Nội dung đƣợc phân phối đến các lớp học thông qua mạng Internet,
Intranet/Extranet, băng audio và video, vệ tinh quảng bá, truyền hình, CD-ROM, và
các phƣơng tiện điện tử khác.


5

Hình 1.1. Thành phần hệ thống E-learning [1]

Các thành phần hệ thống E-learning đƣợc trình bày trong hình 1.1. Trong mô
hình này, hệ thống đào tạo bao gồm 4 thành phần, đƣợc chuyển tải đến ngƣời đọc
thông qua các phƣơng tiện truyền thông điện tử.



Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng đƣợc thể hiện thông qua các phƣơng

tiện truyền thông điện tử, đa phƣơng tiện. Ví dụ, một file hƣớng dẫn ngƣời học sử
dụng Moodle đƣợc tạo lập bằng phần mềm adobe pdf, bài giảng CBT viết bằng công
cụ Toolbook, Flash,…


Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo đƣợc thực hiện thông qua các

phƣơng tiện điện tử. Ví dụ, tài liệu đƣợc gửi cho học viên thông qua email, học viên
học trên trang web, học qua đĩa CD-ROM đa phƣơng tiện,…


Quản lý: Quá trình học tập, đào tạo đƣợc thực hiện hoàn toàn nhờ các phƣơng

tiện truyền thông điện tử. Ví dụ nhƣ việc đăng ký học đƣợc thực hiện qua mạnghay
bằng tin nhắn SMS; việc theo dõi tiến độ học tập, thi, kiểm tra đánh giá đều đƣợc thực
hiện qua mạng Internet hay các phƣơng tiện điện tử…


6



Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của ngƣời học cũng đƣợc thông qua phƣơng tiện

truyền thông điện tử. Ví dụ nhƣ việc trao đổi thảo luận thông qua email, chatting, diễn
đàn trên mạng,…
Với sự phát triển của Viễn thông – Công nghệ thông tin, E-learning đƣợc hiểu

một cách trực quan hơn là quá trình học thông qua mạng Internet và công nghệ web.
Có hai hình thức giao tiếp giữa ngƣời dạy và học: giao tiếp đồng bộ
(Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous).
Toàn bộ quá trình phát triển của E-learning bắt đầu từ khi máy tính mới ra đời
cho đến khi có World Wide Web. Kết quả cuối cùng của quá trình phát triển này là
SCORM, trong đó, tách biệt phần trình bày và nội dung, các nội dung học tập có thể
sử dụng lại đƣợc.

Hình 1.2. Mô tả tóm tắt các đặc tả thông dụng E-learning [1]

Một số đặc tả thông dụng trong E-learning (Hình 1.2) bao gồm:
-

Siêu dữ liệu (Metadata)

-

Thông tin trao đổi (Exchange information)

-

Gói nội dung (Content Packaging)

-

Phiên bản kế tiếp (Simple SequencingVersion)


7


1.1.3. Hình thức triển khai và đối tượng của E-learning
Một số hình thức triển khai đào tạo bằng E-learning, bao gồm:
-

Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology - Based Training).

-

Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer - Based Training).

-

Đào tạo dựa trên Web (WBT – Web - Based Training).

-

Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training).

-

Đào tạo từ xa (Distance Learning).

Các đối tƣợng có thể sử dụng E-learning rất đa dạng, cụ thể:
-

Doanh nghiệp: sử dụng E-learning để đào tạo nhân viên những kỹ thuật
mới, nâng cao trình độ, góp phần tăng hiệu quả công việc.

-


Cơ quan nhà nƣớc: sử dụng E-learning để phổ biến pháp luật, các văn
bản mới một cách nhanh chóng với chi phí đào tạo thấp.

-

Tổ chức giáo dục: sử dụng E-learning giúp cho học sinh, sinh viên dễ
dàng tiếp cận với kiến thức cũng nhƣ nâng cao đƣợc chất lƣợng đào tạo.

-

Trung tâm đào tạo: sử dụng E-learning tại các trung tâm đào tạo góp
phần nâng cao và mở rộng chƣơng trình đào tạo cho nhiều đối tƣợng
khác nhau.

1.1.4. Ưu điểm của E-learning
E-learning đƣợc xem là phƣơng thức đào tạo cho tƣơng lai. Về bản chất, có thể
coi E-learning cũng là một hình thức đào tạo từ xa và nó có những điểm khác biệt so
với đào tạo truyền thống. Những ƣu điểm nổi bật của E-learning so với đào tạo truyền
thống là:
Giảm chi phí Với sự phát triển của Internet, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh
đều có lợi trong việc xây dựng chính sách giá cho khách hàng của mình và dịch vụ Elearning không phải là ngoại lệ. Theo đó, chi phí khóa học sẽ đƣợc giảm đến mức đáng
kể. Thông thƣờng một học viên phải trả cho một khóa học dạy về Quản lý thƣơng hiệu
trung bình khoảng 5 triệu đồng, thì đối với một khóa học trực tuyến chi phí chỉ vào
khoảng 500.000 đồng, nghĩa là chỉ 1/10. Hay một khóa học tiếng Anh có giá khoảng 3


8

triệu đồng thì nếu học theo kiểu E-learning, học viên chỉ phải tốn khoảng 300.000
đồng.

T định hƣớng: Vì là khóa học trực tuyến trong một số dịch vụ, bạn có thể tự
định hƣớng cho mình, bằng cách chọn khóa học phù hợp nhất đối với trình độ, sở
thích, mục tiêu của bản thân, hoặc một công ty có thể yêu cầu công ty cung cấp dịch
vụ học trực tuyến thiết kế khóa học theo yêu cầu của mình, theo định hƣớng hay theo
nhu cầu kiến thức nhân viên.
T điều ch nh: Là một học viên học trực tuyến, bạn có thể tự điều chỉnh nhịp
điệu khóa học cho mình, nghĩa là bạn có thể học từ từ hay nhanh do thời gian mình tự
sắp xếp hay do khả năng tiếp thu kiến thức của mình.
Tính inh hoạt Tính linh hoạt của một khóa học trực tuyến là rõ ràng bởi vì bản
chất của Internet, nền tảng của công nghệ cho việc học trực tuyến là linh hoạt. Từ khi
đăng ký học đến lúc hoàn tất bạn có thể học theo thời gian biểu mình định ra. Không
bị gò bó bởi thời gian và không gian lớp học dù bạn vẫn đang ở trong lớp học “ảo”.
Tính linh hoạt còn thể hiện ở “tự định hƣớng” và “tự điều chỉnh” nhƣ trình bày ở phần
trên.
Tính đ ng ộ Giáo trình và tài liệu của các khóa học trực tuyến là có tính đồng
bộ cao vì các hầu hết học trình cùng tài liệu đƣợc soạn thảo và đƣa vào chƣơng trình
dạy đƣợc xem xét và đƣa lên trang trực tuyến từ ban đầu. Do vậy, tính đồng bộ đƣợc
đảm bảo.
Tƣơng tác và hợp tác: Học trực tuyến bạn có thể giao lƣu và tƣơng tác với
nhiều ngƣời cùng lúc. Bạn cũng có thể hợp tác với bạn bè trong nhóm học trực tuyến
để thảo luận và làm bài tập về nhà. Ngày nay, việc tƣơng tác và hợp tác trên Internet là
phổ biến qua Forum, Blog, Facebook… và bạn có thể tận dụng Internet để “vừa làm
vừa học vừa chơi”.
Hiệu quả Học trực tuyến giúp học viên là cá nhân và công ty không chỉ tiết
kiệm chi phí mà còn đáp ứng đúng với nhu cầu của mình.


9

Dễ ti p c n và thu n tiện Dịch vụ học trực tuyến dựa trên công nghệ là

Internet, vì vậy việc tiếp cận rất dễ dàng. Bạn có thể tiếp cận và học bất cứ nơi đâu.
Đây cũng chính là tính thuận tiện của việc học trực tuyến.
Tóm lại, với E-learning ngƣời học trở nên năng động hơn. Cán bộ, học sinh và
sinh viên có thể dùng quỹ thời gian của mình để tham gia các hoạt động khác (tại nhà,
tại cơ sở đào tạo ở xa, quán cafe hay một địa điểm nào đó có kết nối Internet). Elearning đóng một vai trò rất quan trọng trong giảm thiểu lƣợng thời gian dành cho đào
tạo cán bộ, học sinh và sinh viên.

1.1.5. Hạn chế của E-learning
Do đã quen với phƣơng pháp học tập truyền thống nên ngƣời tham gia sẽ gặp
một số khó khăn về cách học tập và giảng dạy.
Tiếp đến, đào tạo từ xa là môi trƣờng học tập phân tán nên mối liên hệ gặp gỡ
giữa ngƣời giảng dạy và học viên bị hạn chế.
Mặt khác, E-learning đƣợc tổ chức cho đông đảo học viên tham gia, thuộc
nhiều vùng quốc gia, khu vực trên thế giới nên mỗi học viên có thể gặp các khó khăn
về yếu tố tâm lý, văn hóa.
Tuy có nhiều ƣu điểm, song không thể phủ nhận đƣợc điểm hạn chế của Elearning đó chính là ngƣời giảng dạy sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để soạn
bài giảng, tài liệu giảng dạy, tham khảo cho phù hợp với phƣơng thức học tập Elearning.

1.2. Xu hƣớng phát triển E-learning trên th giới và tại Việt Nam
1.2.1. u hướn ph t triển -learning trên thế giới
E-learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới, trong đó, phát
triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ. Ở châu Âu, E-learning cũng rất có triển vọng,
trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn. Tại Mỹ, dạy và học
điện tử đã nhận đƣợc sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của chính phủ ngay từ cuối
những năm 90. E-learning không chỉ đƣợc triển khai ở các truờng Đại học mà ngay ở
các công ty việc xây dựng và triển khai E-learning cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Có nhiều


10


công ty thực hiện việc triển khai E-learning thay cho phƣơng thức đào tạo truyền
thống và mang lại hiệu quả cao. Do thị trƣờng rộng lớn và sức thu hút mạnh mẽ của Elearning nên hàng loạt công ty đã chuyển sang hƣớng nghiên cứu và xây dựng các giải
pháp về E-learning nhƣ: Click2Learn, Global Learning Systems, Smart Force…
Trong những năm gần đây, châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với việc phát
triển công nghệ thông tin cũng nhƣ ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội,
đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nƣớc trong cộng đồng châu Âu đều
nhận thức đƣợc tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong việc mở rộng
phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lƣợng của nền giáo dục.
Công ty IDC ƣớc tính thị trƣờng E-learning của châu Âu đạt tới 4 tỷ USD trong
năm 2010 với tốc độ tăng 96% hàng năm. Ngoài việc tích cực triển khai E-learning tại
mỗi nƣớc, giữa các nƣớc châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực Elearning. Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu EuroPACE, đây là mạng
E-learning của 36 trƣờng đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia nhƣ: Đan
Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty E-learning của Mỹ Docent
nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực nhƣ khoa học, nghệ thuật, con ngƣời phù
hợp với nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở
châu Âu.
Tại châu Á, E-learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chƣa có nhiều thành
công vì một số lý do nhƣ: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, sự quan liêu, sự ƣa chuộng đào
tạo truyền thống của văn hoá châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng
nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu Á. Tuy vậy, đó chỉ là rào cản
tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này đang trở nên ngày càng cao không thể đáp
ứng đƣợc bởi các cơ sở giáo dục truyền thống buộc các quốc gia châu Á đang dần dần
phải thừa nhận tiềm năng không thể chối cãi đƣợc mà E-learning mang lại.
Nhật Bản là nƣớc có ứng dụng E-learning nhiều nhất so với các nƣớc khác trong
khu vực. Môi trƣờng ứng dụng E-learning chủ yếu là trong các công ty lớn, các hãng
sản xuất, các doanh nghiệp,… và dùng để đào tạo nhân viên.


11


1.2.2. Thự trạn ph t triển và ứng dụng E-learning tại Việt Nam
Vào khoảng năm 2002 trở về trƣớc, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về Elearning ở Việt Nam không nhiều. Trong hai năm 2003 - 2004, việc nghiên cứu Elearning ở Việt Nam đã đƣợc nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội
thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-learning và
khả năng áp dụng vào môi trƣờng đào tạo ở Việt Nam nhƣ: Hội thảo nâng cao chất
lƣợng đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học năm
2001 và gần đây là Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển
và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học
quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông ICT/rda 9/2004, và hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do
Viện Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin
(Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học
về E-learning đầu tiên đƣợc tổ chức tại Việt Nam.
Các trƣờng đại học ở Việt Nam cũng bƣớc đầu nghiên cứu và triển khai Elearning. Một số đơn vị đã bƣớc đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho
các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện CNTT Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM,
Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông,... Gần đây nhất, Trung tâm Tin học Bộ
Giáo dục & Đào tạo đã triển khai cổng E-learning nhằm cung cấp một cách có hệ
thống các thông tin E-learning trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công
ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trƣờng một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo đào tạo.
Tuy các sản phẩm này chƣa phải là sản phẩm lớn, đƣợc đóng gói hoàn chỉnh nhƣng đã
bƣớc đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển E-learning ở Việt Nam.
Việt Nam đã gia nhập mạng E-learning châu Á (Asia E-learning Network AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa
học - Công nghệ, trƣờng Đại học Bách Khoa, Bộ Bƣu chính Viễn thông...
Hiện nay, E-learning ở Việt Nam cũng đã có một vài website đào tạo trực tuyến
(E-learning) nhƣ:


12

- website dạy kế toán trực tuyến.
- Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA là đơn vị đào tạo

trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á và là tổ chức Việt Nam đầu tiên xuất khẩu công
nghệ giáo dục ra nƣớc ngoài với đội ngũ hơn 1.000 giảng viên bán thời gian, hơn
1.400 nhân viên toàn thời gian và 1.000 cộng tác viên tâm huyết với đào tạo tại các
văn phòng Manila, Singapore, Bangkok, Jakarta, Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.
TOPICA UNI là một sản phẩm của Tổ hợp công nghệ giáo dục TOPICA, cung cấp hạ
tầng công nghệ và dịch vụ cho 15 trƣờng Đại học ở Việt Nam, Mỹ và Philippines để
triển khai chƣơng trình đào tạo Cử nhân trực tuyến chất lƣợng cao với đội ngũ hơn
1.000 Giảng viên doanh nhân và 6.300 Cựu sinh viên thăng tiến thành đạt. Trong đó,
các trƣờng đại học là đơn vị chủ trì tuyển sinh, chuyên môn vận hành, khảo thí và cấp
bằng đại học. Thêm vào đó, TOPICA Native triển khai chƣơng trình luyện nói tiếng
Anh trực tuyến cho học viên tại Thái Lan, Indonesia và Việt Nam và là đơn vị đầu tiên
trên thế giới phát triển ứng dụng luyện nói qua Google Glass. Nền tảng học Tiếng Anh
trực tuyến, tập trung vào phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua việc giúp Học viên
luyện nói hàng ngày với Giáo viên Âu – Mỹ – Úc. Mỗi ngày, từ 8 giờ đến 24 giờ,
TOPICA NAVITE mở các lớp học trực tuyến, Giáo viên bản ngữ sẽ giảng dạy trực
tiếp cho Học viên qua lớp học trực tuyến đƣợc thiết kế trực quan, sinh động: Luyện
nói tối đa 16 giờ mỗi ngày với Giáo viên Âu – Mỹ – Úc; Học trực tuyến mọi lúc mọi
nơi và Bắt đầu ngay với lộ trình học của riêng mình, không phải chờ mở lớp. TOPICA
Founder Institute là vƣờn ƣơm khởi nghiệp duy nhất tại Việt Nam đã có các startup
nhận đầu tƣ tổng cộng gần 10 triệu USD. TOPICA IVY là chuỗi sản phẩm công nghệ
giáo dục cao cấp của TOPICA dựa trên nền tảng hợp tác với các tổ chức danh tiếng,
các trƣờng Đại học và các chuyên gia hàng đầu trên thế giới. Các chƣơng trình đào tạo
của Topica IVY: TOPICA Founder Institute, TOPICA IVY English, TOPICA
Executive và TOPICA Professional đƣợc sáng lập nhằm đào tạo các nhà doanh nhân
và lãnh đạo toàn cầu.
- - của Trung tâm VASC (trực thuộc Bộ Bƣu chính Viễn
thông) kết hợp với công ty TMC với mục tiêu hỗ trợ luyện thi đại học trực tuyến, thì


13


E-learning bắt đầu đƣợc dƣ luận chú ý đến nhƣ một phƣơng pháp học mới mẻ. Chi phí
khá rẻ, thủ tục đăng ký đơn giản (dùng thẻ mệnh giá 50.000 đồng và 100.000 đồng),
nội dung phong phú, chỉ sau gần 2 năm, số thành viên của Trƣờng Thi đã lên tới
100.000 ngƣời. Số lƣợng thành viên truy cập trung bình một ngày: 30.000 lƣợt, có
những ngày cao điểm lên tới 50.000 lƣợt. Truongthi.com.vn đã đánh dấu một bƣớc
nhảy vọt về nhận thức của ngành giáo dục Việt Nam và ngƣời dân nói chung. Tiềm
năng của hình thức học này cũng thể hiện rõ qua những số liệu trên.
Sau thành công của truongthi.com.vn, hàng loạt E-learning web ra đời, nổi bật
nhất là trang elearning.com.vn chuyên đào tạo tiếng Anh trực tuyến do công ty FPT
kết hợp với Englishtown.com thực hiện. Đây đƣợc đánh giá là trang web vụ E-learning
chuyên nghiệp với hàng loạt dịch vụ mới mẻ: học viên có thể download tài liệu tự học,
tham gia học trực tuyến với các giảng viên từ Anh, Mỹ, Úc và Canada và đƣợc cấp
chứng chỉ của Englishtown. Điểm lại các ứng dụng E-learning hiện có, một điều nổi
bật là số lƣợng ngƣời dùng ngày càng tăng nhanh, điều đó có thể lý giải bởi:


Giá cả phải chăng;



Hình thức truyền tải mới mẻ, dễ cập nhật;



Chi phí truyền thông ngày càng giảm, số ngƣời dùng Internet ngày càng tăng;

Tuy vẫn còn khá nhiều hạn chế, chủ yếu do vẫn chƣa có chính sách hỗ trợ và
định hƣớng phát triển từ các cơ quan chủ quản, nhƣng E-learning vẫn đang dần khẳng
định tƣơng lai mở rộng thị trƣờng ở Việt Nam. Có thể nói, ngành nào, đơn vị nào cũng

có thể sử dụng E-learning nhƣ một công cụ phục vụ cho bất cứ hoạt động đào tạo nội
bộ, đặc biệt là các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đào tạo. Các trƣờng đại học điển
hình nhƣ trƣờng đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Ngoại ngữ… đã bắt đầu có kế
hoạch xây dựng hệ thống E-learning hỗ trợ phƣơng pháp đào tạo truyền thống của
mình. Chính phủ cũng đang lập các kế hoạch dài hạn nhằm hỗ trợ xúc tiến triển khai
E-learning cho các hoạt động tuyên truyền và giáo dục cho nhân dân.
Tại Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông, Trung tâm đào tại Bƣu chính
Viễn thông I là đơn vị đƣợc giao nhiệm vụ phát triển hình thức đào tạo E-learning áp
dụng vào công tác đào tạo dài hạn, đào tạo bồi dƣỡng ngắn hạn. Trải qua nhiều năm


14

nghiên cứu, phát triển và áp dụng vào thực tiễn, Trung tâm đã có đầy đủ năng lực, kinh
nghiệm triển khai dịch vụ đào tạo E-learning, trong đó nổi bật là: Cung cấp hệ thống
quản lý học tập E-learning; Quản lý đào tạo E-learning; Phát triển nội dung đào tạo Elearning và Cung cấp hệ thống đánh giá và quản lý theo khung năng lực.
Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang
đƣợc quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nƣớc trong khu vực E-learning ở
Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nƣớc. Khai
thác E-learning ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới và bƣớc đầu đã đƣợc sử dụng
tại một số trƣờng Đại học Bách khoa và Đại học Quốc gia... của Việt Nam. Tuy nhiên,
khái niệm E-learning vẫn còn tỏ ra mới lạ với nhiều ngƣời. Một số công ty trong nƣớc
cũng có phát triển công nghệ E-learning nhƣng vẫn chƣa công bố đƣợc các sản phẩm
rộng rãi trong thực tế và nếu có thì cũng không đầy đủ các kiến thức E-learning cần
thiết cho mọi ngƣời.

1.3. Giới thiệu chuẩn đóng gói cho E-learning
1.3.1. Chuẩn IMS
IMS (Instructional Management System) - Global Learning Consortium [2]
phát triển và xúc tiến các đặc tả mở để hỗ trợ các hoạt động học tập phân tán trên

mạng nhƣ định vị và sử dụng nội dung giáo dục, theo dõi quá trình học tập, thông báo
kết quả học tập và trao đổi thông tin về học viên giữa các hệ thống quản lý.
IMS có hai mục tiêu chính:
-

Xây dựng các đặc tả phục vụ cho việc khả chuyển giữa các ứng dụng và các

dịch vụ học tập phân tán.
-

Đƣa các đặc tả của IMS vào các dịch vụ trên toàn thế giới. IMS xúc tiến việc

thực thi các đặc tả sao cho môi trƣờng học tập phân tán nội dung từ nhiều nguồn khác
nhau có thể hiểu nhau.
IMS đã xây dựng một bộ đặc tả bao gồm nhƣ sau:
-

Meta-data: Thuộc tính mô tả tài nguyên học tập nhằm hỗ trợ cho việc tìm kiếm

và phát hiện tài nguyên.


×