Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn kiến trúc tham chiếu cho Internet of things (IOT) ở Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 76 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến thầy
giáo hướng dẫn của tôi, PGS.TS Hà Hải Nam – Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ
thuật Bưu điện – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Thầy đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo Khoa
Công nghệ Thông tin 1, Khoa Quốc tế và Đào tạo Sau Đại học của Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông, những người đã trực tiếp giảng dạy cũng như giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Hà nội, ngày

tháng

năm

Học viên

Nguyễn Quý Thành Trung


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................................ i


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................ii
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................................. iv
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN KIẾN TRÚC THAM CHIẾU IOT ............... 3

1.1 Internet of things (IoT) là gì?........................................................................................ 3
1.1.1 Khái niệm ............................................................................................................................. 3
1.1.2 Các đặc tính.......................................................................................................................... 3

1.2 Kiến trúc tham chiếu IoT. ............................................................................................. 6
1.2.1 Tổng quan ............................................................................................................................ 6
1.2.2 Đối tượng và mục tiêu .......................................................................................................... 7

1.3 Xu thế tiêu chuẩn hóa trên thế giới liên quan đến kiến trúc tham chiếu cho IoT. .. 9
CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CHUẨN KIẾN TRÚC THAM
CHIẾU IOT HIỆN NAY .............................................................................................................. 12

2.1 Nghiên cứu đánh giá, so sánh một số kiến trúc tham chiếu IoT trên thế giới. ....... 12
2.1.1 Kiến trúc tham chiếu IoT của Microsoft Azure Services .................................................... 12
2.1.2 Kiến trúc tham chiếu IoT của WSO2 ................................................................................. 16

2.2 Đánh giá hiện trạng và nhu cầu chuẩn hóa về kiến trúc tham chiếu cho IoT ở Việt
Nam. .................................................................................................................................... 19
2.2.1 Hiện trạng phát triển IoT tại Việt Nam ............................................................................... 19
2.2.2 Nhu cầu chuẩn hóa về kiến trúc tham chiếu cho IoT .......................................................... 20
2.2.3 Khả năng áp dụng các tiêu chuẩn kiến trúc tham chiếu IoT quốc tế tại Việt Nam.............. 21
CHƢƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ TIÊU CHUẨN KIẾN TRÚC THAM CHIẾU CHO IOT Ở
VIỆT NAM .................................................................................................................................... 22

3.1 Nguyên lý xây dựng tiêu chuẩn kiến trúc tham chiếu cho IoT. ............................... 22
3.1.1 Các vấn đề chung ............................................................................................................... 22

3.1.2 Nguyên lý xây dựng tiêu chuẩn kiến trúc tham chiếu IoT .................................................. 29
3.1.3 Các kiến trúc tham chiếu IoT ............................................................................................. 42

3.2 Khuyến nghị tiêu chuẩn về kiến trúc tham chiếu cho IoT ở Việt Nam. ................. 43
3.2.1 Mô hình khái niệm ............................................................................................................. 43
3.2.2 Mô hình tham chiếu (RM) và kiến trúc tham chiếu (RA) của IoT ...................................... 50
KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 70


ii

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
5Vs

Tiếng Anh
Volume,

Velocity,

Tiếng Việt
Veracity, Dung lượng, Tốc độ, Độ chính

Variability, and Variety

xác, Sự linh hoạt, và Sự đa dạng

API


Application Programming Interface Giao diện lập trình ứng dụng

API

Application Programming Interface Giao diện lập trình ứng dụng

ASD

Application Service Domain

Miền dịch vụ ứng dụng

CRA

Communications Reference

Kiến trúc tham chiếu truyền thông

Architecture
CM

Conceptual Model

Mô hình khái niệm

HTTP

Hypertext Transfer Protocol

Giao thức truyền siêu văn bản


IoT

Internet of Things

Vạn vật kết nối

IS

International Standard

Tiêu chuẩn quốc tế

IRA

Information Reference Architecture Kiến trúc tham chiếu thông tin

LOB

Line of Business

Phạm vi nghiệp vụ

OD

Object Domain

Miền vật thể

OMD


Operation & Management Domain

Miền vận hành và quản trị

QoS

Quality of Service

Chất lượng dịch vụ

SCD

Sensing and Control Domain

Miền cảm biến và điều khiển

SPD

Service Provider Domain

Miền nhà cung cấp dịch vụ

SRA

System Reference Architecture

Kiến trúc tham chiếu hệ thống

RA


Reference Architecture

Kiến trúc tham chiếu


iii

RID

Resource Interchange Domain

Miền trao đổi tài nguyên

RM

Reference Model

Mô hình tham chiếu

TCP/IP

Transmission Control Protocol / Giao thức internet / giao thức điều
Internet Protocol

khiển truyền dẫn

UD

User Domain


Miền người dùng

VPN

Virtual Private Network

Mạng cá nhân ảo

WAN

Wide Area Network

Mạng diện rộng

WLAN

Wireless Local Area Network

Mạng vô tuyến địa phương


iv

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Cấu trúc của iot ra .................................................................................................. 8
Hình 2.1: Kiến trúc tham chiếu iot của microsoft azure……...............................................12
Hình 2.2: Các lựa chọn kết nối thiết bị khác nhau của microsoft azure iot ......................... 13
Hình 2.3: Quản lý cung cấp, nhận dạng và trạng thái thiết bị .............................................. 14
Hình 2.4: Bộ xử lý luồng ..................................................................................................... 15

Hình 2.5: Kiến trúc tham chiếu cho iot của wso2 ................................................................ 16
Hình 3.1: Mô hình khái niệm iot biểu diễn các miền và mối liên kết giữa các miền……...30
Hình 3.2: Mô tả kiến trúc tham chiếu được sử dụng trong tiêu chuẩn iot ra ....................... 35
Hình 3.3: Tiếp cận về mặt ngữ nghĩa đối với kiến trúc tham chiếu và kiến trúc mục tiêu .. 36
Hình 3.4: Mô hình tổng quát của các khái niệm iot trong cm.............................................. 44
Hình 3.5: Các khái niệm về thực thể và miền trong cm....................................................... 45
Hình 3.6: Tương tác giữa các miền trong cm ...................................................................... 45
Hình 3.7: Phân chia miền trong cm...................................................................................... 46
Hình 3.8: Khái niệm nhận dạng trong cm ............................................................................ 47
Hình 3.9: Các khái niệm về dịch vụ, mạng, thiết bị iot, và cổng iot trong cm .................... 48
Hình 3.10: Các khái niệm về người dùng iot trong cm ........................................................ 49
Hình 3.11: Khái niệm về thực thể ảo, thực thể vật lý và thiết bị iot trong cm ..................... 50
Hình 3.12: Mối quan hệ giữa cm, rm, và ra iot .................................................................... 51
Hình 3.13: Mô hình tham chiếu iot dựa trên thực thể .......................................................... 52
Hình 3.14: Mô hình tham chiếu dựa trên miền của iot ........................................................ 55
Hình 3.15: Mối quan hệ giữa rm dựa trên thực thể và rm dựa trên miền ............................ 57
Hình 3.16: Góc nhìn chức năng của iot ra – phân chia các thành phần chức năng của iot ra
............................................................................................................................................. 58
Hình 3.17: Góc nhìn hệ thống của kiến trúc tham chiếu iot ................................................ 61
Hình 3.18: Góc nhìn truyền thông của ra iot........................................................................ 64
Hình 3.19: Các loại thông tin liên quan đến các miền ......................................................... 66
Hình 3.20: Mối liên hệ giữa người dùng, các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà phát triển
dịch vụ iot ............................................................................................................................ 68
Hình 3.21: Vai trò và các hoạt động trong suốt vòng đời của một sản phẩm iot ................. 68


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Những năm trở lại đây, thế giới đã không còn xa lạ với một xu hướng công

nghệ được gọi là Internet of Things (IoT). Có rất nhiều định nghĩa, khái niệm về
IoT, tuy nhiên vẫn chưa có một khái niệm được chấp nhận rộng rãi nào về IoT. Có
thể nói một cách đơn giản, IoT là khái niệm để chỉ các thiết bị có khả năng kết nối
với nhau, kết nối với Internet và tạo nên một mạng lưới các thiết bị phục vụ cho
cuộc sống của con người.
Kể từ khi xuất hiện đến nay, IoT đã được sử dụng trong khá nhiều các sản
phẩm, công nghệ ứng dụng thông minh phục vụ cho cuộc sống của con người hiện
tại và trong tương lai, có thể kể đến như: ngồi nhà thông minh, điện thoại thông
minh, phương tiện thông minh, thành phố thông minh, bệnh viện thông minh…
Tuy nhiên, một vấn đề mà tất cả các nhà phát triển, cung cấp sản phẩm IoT
đang gặp phải là khả năng giao tiếp, tương thích và tích hợp giữa các sản phẩm,
thiết bị IoT. Chính bởi vấn đề này mà việc phát triển IoT hiện nay đang mang tính
cục bộ rất cao do các đơn vị phát triển, cung cấp sản phẩm, dịch vụ đều sử dụng
một tiêu chuẩn của riêng mình. Điều này dẫn đến việc mở rộng phạm vi của các sản
phẩm, ứng dụng IoT là rất khó khăn và cũng là yếu tố ngăn cản sự phát triển của
IoT trong tình hình hiện nay.
Đã có rất nhiều những buổi hội thảo, tọa đàm, những diễn đàn đề xuất việc
cần thiết phải đưa ra một tiêu chuẩn kiến trúc tham chiếu thống nhất về IoT trên
toàn thế giới. Qua đó nêu bật tầm quan trọng của việc các thiết bị IoT khác nhau
phải có khả năng giao tiếp và cung cấp những thông tin đáng tin cậy một cách thống
nhất và chuẩn mực. Đây là tiền đề và là yếu tố tối cần thiết nếu muốn phát triển IoT
lên những tầm cao mới, những khái niệm mới như: bệnh viện thông minh, trường
học thông minh, thành phố thông minh…
Vì vậy, một tiêu chuẩn chung của IoT là điều mà các tổ chức, nhà sản xuất,
cung cấp sản phẩm IoT trên thế giới rất quan tâm vào lúc này.


2

Từ những vẫn đề thực tiễn nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu, xây

dựng tiêu chuẩn kiến trúc tham chiếu IoT ở Việt Nam”.
Đề tài tập trung nghiên cứu các tiêu chuẩn kiến trúc tham chiếu IoT, đưa ra
nguyên lý xây dựng và khuyến nghị tiêu chuẩn về kiến trúc tham chiếu cho IoT tại
Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu và bố cục của đề tài:
- Phần Mở Đầu
- Chƣơng 1: Tổng quan về tiêu chuẩn kiến trúc tham chiếu IoT.
Tìm hiểu các định nghĩa, khái niệm về IoT của các tổ chức, đơn vị phát triển
công nghệ lớn trên thế giới. Các đặc điểm đặc trưng của các hệ thống IoT.
Nghiên cứu tổng quan về kiến trúc tham chiếu IoT, những yêu cầu chung,
các vấn đề và khía cạnh cần có của một kiến trúc tham chiếu IoT.
- Chƣơng 2: Nghiên cứu tình hình xây dựng tiêu chuẩn kiến trúc tham
chiếu IoT hiện nay.
Nghiên cứu, so sánh, đánh giá kiến trúc tham chiếu IoT của một số tổ chức,
đơn vị phát triển công nghệ trên thế giới: Microsoft Azure IoT RA, WSO2
IoT RA. Nghiên cứu tình hình phát triển IoT của các tổ chức, đơn vị và
doanh nghiệp ICT trong nước, đánh giá hiện trạng và nhu cầu chuẩn hóa về
kiến trúc tham chiếu cho IoT ở Việt Nam.
- Chƣơng 3: Khuyến nghị tiêu chuẩn kiến trúc tham chiếu cho IoT tại
Việt Nam.
Nghiên cứu, phân tích các yêu cầu chung, các khía cạnh của một kiến trúc
tham chiếu IoT, các tiêu chuẩn, quy chuẩn cần có đối với một kiến trúc tham
chiếu IoT, từ đó đề xuất nguyên lý xây dựng tiêu chuẩn kiến trúc tham chiếu
cho IoT. Xây dựng và khuyến nghị tiêu chuẩn kiến trúc tham chiếu cho IoT
tại Việt Nam.
- Kết luận


3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN KIẾN TRÚC
THAM CHIẾU IOT
1.1 Internet of things (IoT) là gì?
1.1.1 Khái niệm
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về IoT được đưa ra bởi các tổ chức phát
triển tiêu chuẩn, các liên minh và các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới. Dưới
đây là định nghĩa về IoT từ một vài tổ chức tiêu biểu.
International Telecommunication Union (ITU-T): IoT là một cơ sở hạ tầng toàn cầu
cho xã hội thông tin, cho phép triển khai các dịch vụ tiên tiến bằng cách kết nối
những vật thể (vật lý và ảo) dựa trên các thông tin hợp tác và công nghệ truyền
thông sẵn có cũng như đang được phát triển.
Institute of Electrical and Electronics Engineers (IEEE): IoT là sự thực hiện việc
trao đổi thông tin giữa một trạm thuê bao với một máy chủ trong mạng lõi (thông
qua một trạm cơ sở) mà không có sự tương tác của con người.
The European Telecommunications Standards Institute (ETSI): IoT là sự truyền
thông giữa hai hay nhiều thực thể mà không nhất thiết cần đến sự can thiệp trực tiếp
của con người.
Internet Engineering Task Force (IETF): IoT là một mạng toàn cầu kết nối các đối
tượng với các địa chỉ riêng, dựa trên các giao thức truyền thông tiêu chuẩn.
International Organisation for Standardisation (ISO): IoT là một cơ sở hạ tầng
dành cho các vật thể, con người, hệ thống và các nguồn thông tin được kết nối với
nhau, cùng với các dịch vụ thông minh để cho phép chúng xử lý thông tin cũng như
phản ứng về thế giới vật lý và thế giới ảo.

1.1.2 Các đặc tính
a. Các đặc tính hệ thống của IoT
Tự cấu hình: là tính năng tự động đặt cấu hình của các thiết bị dựa trên sự tương tác
của các quy tắc được xác định trước. Tự động cấu hình rất hữu ích cho các hệ thống
IoT, một hệ thống có nhiều thành phần khác nhau có thể thay đổi theo thời gian.



4

Tính phân tán: Các hệ thống IoT có thể bao phủ toàn bộ các tòa nhà, bao phủ khắp
các thành phố, và thậm chí bao phủ toàn cầu. Hiện nay, số lượng các thiết bị di
động đã chính thức vượt quá số người trên thế giới. Các thiết bị di động và mạng di
động là những ví dụ điển hình nhất cho tính phân tán của hệ thống IoT.
Mạng truyền thông đa dạng: Các hệ thống IoT hoạt động dựa vào khả năng trao đổi
các đơn vị thông tin trên nền tảng có cấu trúc từ các loại mạng khác nhau nhưng có
thể tương tác với nhau. Các Thiết bị truyền và nhận dữ liệu cũng như cần liên lạc
với các dịch vụ phần mềm có thể được đặt gần hoặc nhau. Các cổng giao tiếp được
sử dụng để kết nối các loại mạng khác nhau, thông thường là giữa các mạng liền kề
với mạng diện rộng.
Thời gian thực: Các hệ thống IoT thường hoạt động theo thời gian thực; dữ liệu
được truyền liên tục trong quá trình các sự kiện đang diễn ra và hệ thống cần phải
có phản hồi kịp thời đối với các sự kiện đó.
Tự mô tả: là đặc tính cần thiết cho khả năng kết hợp và tương tác giữa các hệ thống
IoT cũng như các thiết bị IoT. Tự mô tả đặc biệt rất có lợi trong những trường hợp
mà một hệ thống IoT cần phải kết nối với các hệ thống IoT khác, hoặc những
trường hợp mà một hệ thống IoT cần được mở rộng bằng cách bổ sung các thiết bị
IoT mới.

b. Các đặc tính dịch vụ của IoT
Các tính năng nhận diện nội dung: tính năng này tạo điều kiện thuận lợi cho việc
vận hành các chức năng phù hợp với hệ thống, chẳng hạn như định tuyến dữ liệu,
tốc độ phân phối dữ liệu, các tính năng bảo mật như mã hóa, dựa trên các yếu tố
như vị trí, chất lượng yêu cầu dịch vụ và độ nhạy cảm của dữ liệu.
Các tính năng nhận diện bối cảnh: là thuộc tính của một thiết bị, dịch vụ, hoặc hệ
thống IoT cho phép nó có thể giám sát môi trường hoạt động của mình cùng các sự
kiện trong môi trường đó để xác định các thông tin như khi nào, ở đâu hoặc theo

trình tự nào mà một hoặc nhiều hiện tượng xảy ra trong thế giới thực.
Tính kịp thời: Tính kịp thời là thuộc tính thể hiện việc thực hiện một hành động,
chức năng hoặc dịch vụ nào đó trong vòng một khoảng thời gian nhất định.


5

c. Các đặc tính thành phần của IoT
Kết hợp: Đây là khả năng liên kết các thành phần IoT rời rạc vào thành một hệ
thống với nhau, nó thể hiện khả năng lắp ráp các thành phần chức năng để tạo thành
một hệ thống IoT hoàn chỉnh, và làm cho các thành phần chức năng kết nối lẫn
nhau cũng như kết nối với các cơ chế ràng buộc trong hệ thống
Tìm kiếm: Tính năng tìm kiếm không chỉ cho phép người dùng, dịch vụ, và các thiết
bị tìm thấy các thiết bị trên mạng mà còn giúp chúng biết được những năng lực và
dịch vụ mà các thiết bị đó cung cấp vào bất kỳ thời điểm cụ thể nào.
Modul: Đây là tính năng của một thành phần riêng lẻ cho phép nó có thể kết hợp
với các thành phần khác để tạo thành các hệ thống khi cần thiết.
Kết nối mạng: Trong các hệ thống IoT, các thành phần trao đổi thông tin với nhau
thông qua các đường kết nối mạng. Những kết nối này có thể dưới hình thức vô
tuyến hoặc hữu tuyến. Những thiết bị phục vụ quá trình thiết lập, định tuyến, hoặc
kết thúc các kết nối giữa các thành phần IoT được gọi là những nút mạng.
Chia sẻ: Đây là một tính năng của IoT cho phép nhiều hệ thống kết nối với nhau có
thể sử dụng chung một thiết bị nào đó.
Nhận dạng: Đây là đặc tính của một hệ thống IoT cho phép các thực thể mạng được
nhận dạng và có thể theo dõi được. Các thực thể này bao gồm các thành phần của hệ
thống IoT, chẳng hạn như các cảm biến, các thiết bị truyền động…

d. Các đặc tính khác
Dữ liệu, dung lượng, tốc độ, tin cậy, biến đổi, đa dạng: Năm đặc điểm (5V) của dữ
liệu là khối lượng, vận tốc, tin cậy, biến đổi, và đa dạng đôi khi áp dụng đúng cho

các hệ thống IoT. Các đặc điểm này của dữ liệu được đúc rút từ các hệ thống Big
Data. Các hệ thống IoT có thể tạo ra một lượng lớn dữ liệu từ nhiều vị trí địa lý
khác nhau. Dữ liệu có thể được tổng hợp tại các điểm tập trung hoặc có thể được
lưu trữ phân tán tại nhiều nơi.
Không đồng nhất: Một hệ thống IoT thường bao gồm tập hợp rất nhiều thành phần
cũng như các thực thể vật lý khác nhau, và chúng tương tác với nhau theo nhiều
cách khác nhau. Để có thể tận dụng đầy đủ tiềm năng của IoT thì đòi hỏi phải có sự


6

tương hợp giữa tất cả các thành phần cũng như hệ thống không đồng nhất bên trong
nó.
Mở rộng: Các hệ thống IoT bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau như thiết bị,
mạng, dịch vụ, ứng dụng, người dùng, dữ liệu lưu trữ, dữ liệu truyền tải, các báo
cáo sự kiện. Khả năng mở rộng là đặc tính của một hệ thống cho phép nó tiếp tục
hoạt động hiệu quả khi quy mô của hệ thống, sự phức tạp của nó, hoặc khối lượng
công việc mà hệ thống thực hiện được tăng lên.
Tin cậy: Độ tin cậy của thiết bị, dữ liệu và dịch vụ là điều cực kỳ quan trọng đối với
các hệ thống IoT, đặc tính này nói về mức độ mà người sử dụng hoặc người đầu tư
tin tưởng rằng một sản phẩm hoặc hệ thống sẽ hoạt động đúng theo thiết kế.

1.2 Kiến trúc tham chiếu IoT.
1.2.1 Tổng quan
Kiến trúc tham chiếu IoT (IoT RA) là kiến trúc ở mức hệ thống mang tinh
khái quát chung, tổng quát cho các hệ thống IoT có sử dụng chung các miền. Do đó,
một kiến trúc hệ thống IoT đang được phát triển cho một ứng dụng hoặc dịch vụ
nhất định có thể tái sử dụng một số, hầu hết, hoặc tất cả các miền và thực thể trong
kiến trúc tham chiếu. Kiến trúc sư có thể chọn một vài miền và thực thể IoT RA nào
đó cho việc phát triển một kiến trúc ứng dụng hoặc dịch vụ IoT để tái sử dụng mà

không cần quan tâm đến các miền và các thực thể khác trong IoT RA. Mặt khác,
kiến trúc sư cũng có thể bổ sung các miền và các thực thể nào đó trong kiến trúc
ứng dụng hoặc dịch vụ IoT nếu như các miền và thực thể này chưa tồn tại trong IoT
RA. Những miền và thực thể nói trên cần được xem xét kỹ lưỡng để bổ sung vào
danh mục tiêu chuẩn quốc tế về IoT RA khi quá trình cập nhật tiêu chuẩn được tiến
hành. Ngoài ra, IoT có thể cung cấp các tiêu chuẩn kỹ thuật và chính sách để xây
dựng một kiến trúc hệ thống IoT cụ thể.
IoT RA cung cấp một điểm khởi đầu nhất quán để phát triển và triển khai các
giải pháp kiến trúc cho các hệ thống IoT sao cho tất cả các hệ thống được tạo ra đều
có các điểm chung như sau:
- Nhất quán về sự tổ hợp thành phần cũng như các mảng thiết kế hệ thống;


7

- Giảm chi phí bằng cách tận dụng tối đa việc tái sử dụng các dịch vụ, sản phẩm,
dữ liệu, các định nghĩa, vv;
- Giảm thời gian bằng cách bắt đầu với IoT RA hiện tại và có thể điều chỉnh cho
kiến trúc của một hệ thống IoT mục tiêu;
- Giảm nguy cơ bằng cách:
 Kết hợp các khả năng toàn cầu cần thiết;
 Tận dụng các bài học kinh nghiệm và chuyên môn liên quan được nhúng trong
IoT RA.
IoT RA không chỉ liệt kê những gì cần thiết phải có trong cấu trúc tổng thể
nhằm thúc đẩy khả năng cộng tác giữa các hệ thống IoT với nhau bằng việc mô tả
cấu trúc kiến trúc, mà còn chỉ rõ cách thức hoạt động của kiến trúc đó cùng với các
miền/thực thể của nó bằng việc phát triển các định nghĩa giao diện một cách tường
minh. Tóm lại, IoT RA cung cấp các quy tắc và hướng dẫn để phát triển một kiến
trúc hệ thống IoT cùng với các giao diện bên trong kiến trúc đó.
Mỗi một nhà phát triển cũng như kiến trúc sư sẽ có các yêu cầu về thống một

cách cụ thể đối với các năng lực ứng dụng và dịch vụ mà một hệ thống IoT mục tiêu
cần đáp ứng. Cho dù các yêu cầu hệ thống có thể thay đổi từ một hệ thống IoT này
tới một hệ thống IoT khác nhưng IoT RA vẫn đảm bảo cung cấp nền tảng kiến trúc
chung cùng với các quy tắc và hướng dẫn giống nhau để IoT RA có thể được tái sử
dụng. Việc tuân theo các quy tắc và hướng dẫn chung do IoT RA đặt ra sẽ đảm bảo
việc phát triển nên các hệ thống IoT có thể hợp tác và tương tác với nhau.

1.2.2 Đối tượng và mục tiêu
Tiêu chuẩn về kiến trúc tham chiếu IoT cung cấp mô hình khái niệm (CM),
mô hình tham chiếu (RM) và kiến trúc tham chiếu (RA) từ các góc nhìn kiến trúc
khác nhau. IoT RA không chỉ phác thảo những điều cần thực hiện trong quá trình
xây dựng các hệ thống IoT dưới dạng mô tả kiến trúc tổng quan, mà còn chỉ ra cách
thức vận hành của các thành phần cũng như toàn bộ kiến trúc sẽ được xây dựng.
Tóm lại, IoT RA cung cấp các quy tắc và chỉ dẫn để phát triển kiến trúc hệ thống
IoT. Hình 1.1 cho chúng ta thấy cấu trúc của một IoT RA.


8

Hình 1.1: Cấu trúc của IoT RA
Kiến trúc tham chiếu IoT phục vụ các mục tiêu sau:
- Mô tả các đặc tính của các hệ thống IoT;
- Xác định các miền của hệ thống IoT;
- Mô tả CM, RM và các góc nhìn kiến trúc IoT;
- Mô tả khả năng tương tác của các thực thể của hệ thống IoT.
Mỗi hệ thống IoT đều có các yêu cầu hệ thống cụ thể cần được đáp ứng, và
các yêu cầu hệ thống cụ thể có thể khác nhau từ hệ thống IoT này sang hệ thống IoT
khác tùy thuộc vào mỗi nhóm người và(hoặc) miền sử dụng. IoT RA cung cấp các
phần chung làm tiền đề để tạo ra một kiến trúc hệ thống cụ thể.
IoT RA hỗ trợ các mục tiêu chuẩn hóa quan trọng sau đây:

- Tạo ra một bộ tiêu chuẩn mang tính quốc tế chặt chẽ cho IoT;
- Cung cấp thông tin tham chiếu độc lập về công nghệ để xác định tiêu chuẩn cho
IoT;
- Khuyến khích sự cởi mở và minh bạch trong quá trình phát triển kiến trúc hệ
thống IoT và trong việc xây dựng hệ thống IoT.
IoT RA cũng hướng đến các mục đích sau:
- Tạo thuận lợi cho sự hiểu biết về cấu trúc tổng thể của các hệ thống IoT;


9

- Minh hoạ và cung cấp các kiến thức về IoT RA với các quan điểm kiến trúc khác
nhau;
- Cung cấp một tài liệu tham khảo kỹ thuật để cho phép cộng đồng quốc tế hiểu,
thảo luận, phân loại và so sánh các hệ thống IoT;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích các kịch bản hoạt động/ứng dụng bao
gồm cả các luồng dữ liệu/thông tin cụ thể.

1.3 Xu thế tiêu chuẩn hóa trên thế giới liên quan đến kiến trúc tham
chiếu cho IoT.
Một số tổ chức đã đưa ra các tài liệu khác nhau có nội dung về kiến trúc
tham chiếu IoT. Đó là: bản nháp về tiêu chuẩn IoT RA của ISO [1], tài liệu về kiến
trúc tham chiếu cho internet công nghiệp (IIRA) [2], mô hình kiến trúc tham chiếu
cho công nghiệp 4.0 (RAMI 4.0) [3], và bản nháp về kiến trúc của web cho vạn vật
(WoT Architecture) [4].
Dự thảo tiêu chuẩn của ISO về IoT RA bao gồm các thông tin IoT tổng quát.
Tài liệu này trình bày về các đặc trưng của hệ thống, mô hình khái niệm, mô hình
tham chiếu, và các góc nhìn kiến trúc của IoT. Tài liệu được xây dựng tại buổi làm
việc nhóm số 10 của Uỷ ban liên kết kỹ thuật của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế
và Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (ISO/IEC JTC1 WG10). Sau này, nếu tài liệu này

trở thành một tiêu chuẩn quốc tế, nó sẽ là một tài liệu tham khảo chính thống cho
các thuật ngữ và các khái niệm về IoT. Các đặc tính của IoT được phân tích bao
gồm 33 điểm, và được gom thành chín nhóm. Mô hình khái niệm bao gồm một mô
hình tổng thể cho các khái niệm IoT (bức tranh tổng thể) cộng với 5 khái niệm quan
trọng của IoT: khái niệm về các miền, khái niệm về nhận dạng, khái niệm về dịch
vụ và truyền thông, khái niệm về người dùng IoT, và khái niệm về thiết bị IoT. Có
hai loại mô hình tham chiếu bao gồm: mô hình tham chiếu dựa trên thực tể và mô
hình tham chiếu dựa trên miền..
IIRA định nghĩa Internet công nghiệp là "internet của sự vật, máy móc, máy
tính và con người, cho phép thực hiện các hoạt động công nghiệp thông minh trong
đó có sử dụng các phân tích dữ liệu tiên tiến nhằm tạo ra các kết quả kinh doanh


10

chuyển đổi", và chỉ ra rằng "internet công nghiệp là sự hội tụ của hệ sinh thái công
nghiệp toàn cầu, quá trình tính toán và sản xuất tiên tiến, hệ thống cảm rộng khắp,
và kết nối mạng mọi lúc mọi nơi". Tài liệu này thừa nhận định nghĩa về "vạn vật kết
nối" của ISO, và chủ yếu tập trung vào các ứng dụng công nghiệp của IoT. IIRA đã
được xuất bản vào tháng 6 năm 2015. Nó bao gồm một sự mô tả ngắn gọn và toàn
diện về kiến trúc IoT từ đầu cuối tới đầu cuối cho nền công nghiệp Internet công
nghiệp. Tài liệu này cung cấp một định nghĩa về các thành phần cấu thành nền cùng
các giao diện IoT, với các yêu cầu chức năng và các công nghệ thực hiện. Nó được
xây dựng và được chứng thực dựa trên các kịch bản vận hành cốt lõi, và đã được
triển khai và thử nghiệm trong môi trường thí nghiệm của IIC. Mục tiêu trọng tâm
của IIRA là cung cấp và đảm bảo các đặc tính hệ thống đầu cuối then chốt là an
toàn, an ninh, tin cậy, riêng tư và khả năng phục hồi. Báo cáo kỹ thuật IIRA có hai
phần. Phần đầu tiên mô tả một số quan điểm và các miền chức năng cần thiết để
đánh giá hệ thống Internet công nghiệp. Phần thứ hai bao gồm sự phân tích về các
vấn đề trọng tâm của hệ thống, bao gồm cả sự phổ biến và đảm bảo các đặc điểm hệ

thống then chốt.
RAMI 4.0 tập trung vào mô tả IoT và các hệ thống mạng vật lý trong lĩnh
vực sản xuất công nghiệp. RAMI 4.0 nhận định rằng chúng ta đang trải qua cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư, và cuộc cách mạng này dựa trên các hệ thống
IoT và mạng vật lý. Trọng tâm của tài liệu là về các ứng dụng công nghiệp, về việc
sử dụng các công cụ vi tính, cùng các vấn đề liên quan đến những khái niệm này.
RAMI 4.0 là một mô hình kiến trúc tham khảo cho cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư này. Đây là ma trận ba chiều có thể được sử dụng để định vị các tiêu chuẩn
và mô tả các kịch bản sử dụng. Nó đề cập tới sự hội nhập giữa các nhà máy, kỹ
thuật kết nối đầu cuối tới đầu cuối, cùng sự kết hợp với giá trị con người. Học viện
Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Đức (ACATEC) đã tiến hành nghiên cứu về nền
tảng công nghiệp 4.0 từ tháng 4 năm 2013. Một tổ chức chuyên trách về nền tảng
công nghiệp 4.0 sau đó được hình thành để quản lý quá trình triển khai ý tưởng này.


11

W3C diễn giải các hoạt động về web của vạn vật theo cách sau: "vạn vật kết
nối (IoT) chịu ảnh hưởng của việc thiếu khả năng tương tác giữa các nền tảng công
nghệ. Hệ quả là các nhà phát triển đang phải đối mặt với các kho dữ liệu khổng lồ,
chi phí cao, và tiềm năng thị trường hạn chế. Điều này có thể được so sánh với tình
cảnh trước khi có Internet, khi đó tồn tại những công nghệ mạng không có khả năng
tương thích lẫn nhau. Internet ra đời đã tạo điều kiện cho việc phát triển các ứng
dụng của những công nghệ độc lập đó được kết nối với nhau một cách dễ dàng.
W3C đang tìm cách làm tương tự đối với IoT". Ở đây, Internet được xem như là
một mô hình chứ không phải là một thành phần thiết yếu (cho dù trên thực tế nó
thường đóng vai trò là một thành phần thiết yếu). Trọng tâm của tài liệu là về khả
năng tương tác nói chung, chứ không tập trung vào bất kỳ lĩnh vực ứng dụng cụ thể
nào. Web của vạn vật đưa ra khái niệm về một lớp tương hợp dành cho IoT, theo đó
nó có thể được sử dụng trên nhiều nền tảng và tiêu chuẩn khác nhau. Web vạn vật

cũng làm đơn giản hóa việc phát triển ứng dụng và chuyển gánh nặng về khả năng
tương tác giữa các nền tảng cho các nhà phát triển nền tảng dựa trên việc sử dụng
siêu dữ liệu. Web vạn vật sử dụng khung mô tả tài nguyên (RDF) như là một ngôn
ngữ chuyển đổi cho siêu dữ liệu, đồng thời hỗ trợ phát hiện, tích hợp dịch vụ, và
đánh giá dựa trên các mô hình dịch vụ có tính ngữ nghĩa. Web vạn vật cung cấp một
khuôn khổ cho sự tương hợp giữa các hệ thống IoT, dựa trên các tiêu chuẩn liên nền
tảng, và sử dụng các khái niệm của World-Wide-Web. Hiện nay đã tồn tại một kiến
trúc nháp không chính thức, tính đến tháng 9 năm 2016, nhưng nó chưa được chính
thức hóa thành tài liệu về kiến trúc tham chiếu.


12

CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XÂY DỰNG
CHUẨN KIẾN TRÚC THAM CHIẾU IOT HIỆN NAY
2.1 Nghiên cứu đánh giá, so sánh một số kiến trúc tham chiếu IoT trên
thế giới.
2.1.1 Kiến trúc tham chiếu IoT của Microsoft Azure Services
a) Kiến trúc tham chiếu của Microsoft Azure IoT
Hình 2.1 là một kiến trúc khái niệm ở mức cao của Microsoft Azure IoT.
Kiến trúc này gồm các dịch vụ nền tảng cốt lõi và các thành phần ở mức ứng dụng,
nó cung cấp các giải pháp xử lý cho một hệ thống IoT điển hình:
- Kết nối thiết bị
- Xử lý dữ liệu, phân tích và quản lý
- Biểu diễn và kết nối nghiệp vụ

Hình 2.1: Kiến trúc tham chiếu IoT của Microsoft Azure
Các thành phần kiến trúc:
Kết nối thiết bị: Cách thức kết nối thiết bị của Microsoft Azure IoT được thể hiện
bởi hình 2.2.



13

Hình 2.2: Các lựa chọn kết nối thiết bị khác nhau của Microsoft Azure IoT
Các lựa chọn kết nối thiết bị của Microsoft Azure IoT gồm:
 (1): Kết nối trực tiếp thiết bị với cổng của đám mây
 (2): Kết nối qua cổng trường
 (3): Kết nối qua một cổng tùy chỉnh của đám mây
 (4): Kết nối qua cổng trường và cổng tùy chỉnh của đám mây
Nhận dạng thiết bị: Bộ nhận dạng thiết bị là nơi quản lý tất cả thông tin về thiết bị
của hệ thống. Phương thức quản lý nhận dạng thiết bị của Microsoft Azure IoT
được thể hiện qua hình 2.3.


14

Hình 2.3: Quản lý cung cấp, nhận dạng và trạng thái thiết bị
Bộ nhận dạng lưu trữ thông tin và chứa các mã xác thực phục vụ việc xác thực các
thiết bị từ máy khách. Cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin đăng ký thiết bị được tách
riêng để đảm bảo yếu tố bảo mật.
Đăng ký thiết bị: đây là một cơ sở dữ liệu chỉ mục bên cạnh bộ nhận dạng, chứa các
dữ liệu phục vụ mục đích khai phá và tham chiếu đến các thiết bị đã được cấp phép,
xác thực. Các thay đổi trên các thiết bị đã đăng ký phải được cho phép và thực hiện
qua một giao diện API.
Cấp phép thiết bị: việc cấp phép cho thiết bị giúp hệ thống thực hiện các bước nhận
diện và xử lý thông tin trong suốt vòng đời của thiết bị. Nó cho phép xử lý các tác
vụ như kích hoạt, khóa hoặc đình chỉ các thao tác truy cập từ thiết bị.
Trạng thái thiết bị: dữ liệu hoạt động của thiết bị được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu
về trạng thái của thiết bị. Cơ sở dữ liệu trạng thái này tách biệt với cơ sở dữ liệu

đăng ký thiết bị và các thông tin đăng ký của thiết bị sẽ được trỏ tới cơ sở dữ liệu
trạng thái của thiết bị.
Luồng dữ liệu và xử lý luồng: dữ liệu sau khi đi qua cổng kết nối sẽ vào đến đám
mây, luồng dữ liệu qua hệ thống được xử lý bởi các bộ chuyển dữ liệu và tác vụ
phân tích. Bộ chuyển dữ liệu có chức năng định tuyến dữ liệu mà không chuyển đổi


15

bất kỳ trạng thái nào của dữ liệu, trong khi các tác vụ phân tích thực hiện nhiệm vụ
xử lý các sự kiện phức tạp.
Luồng và các tác vụ điều khiển luồng của kiến trúc Microsoft Azure IoT
được thể hiện bởi hình 2.4:

Hình 2.4: Bộ xử lý luồng
Giải pháp UX: là một phần của giải pháp thực hiện truy câp và quản lý dữ liệu, lưu
trữ và phân tích thiết bị, phát hiện thiết bị thông qua các chức năng đăng ký và kiểm
soát các luồng công việc. Giải pháp UX có thể là một trang web nhưng cũng có thể
là một giao diện API với đồ họa dạng lưới trên thiết bị di động hoặc máy tính. Giải
pháp UX cho các hệ thống IoT thường bao gồm các dịch vụ định vị vật lý và trên
giao diện người dùng được cung cấp các tính năng kiếm soát và tích hợp.
Tích hợp hệ thống nghiệp vụ: là lớp có nhiệm vụ tích hợp môi trường IoT vào các
hệ thống nghiệp vụ cơ sở như CRM, ERP và các ứng dụng LOB. Điển hình là các
hệ thống nghiệp vụ về dịch vụ thanh toán, hỗ trợ khách hàng…

b) Đánh giá
Kiến trúc tham chiếu của Microsoft Azure IoT đưa ra một mô hình kiến trúc
cho các giải pháp IoT dựa trên nền tảng của Microsoft Azure (hệ thống đám mây
cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin của Microsoft). Mục đích của kiến trúc
này là cung cấp một tầm nhìn và hướng dẫn cho các khách hàng, đối tác của



16

Microsoft, những người đang sử dụng cũng như cung cấp các dịch vụ IoT trên nền
tảng của Microsoft Azure.
Do vậy, kiến trúc tham chiếu này chỉ có thể được sử dụng như một tài liệu
tham khảo và chưa đủ các yếu tố để trở thành một tiêu chuẩn chung cho các hệ
thống IoT.

2.1.2 Kiến trúc tham chiếu IoT của WSO2
a) Kiến trúc tham chiếu cho IoT của WSO2
WSO2 đưa ra mô hình kiến trúc tham chiếu IoT với các lớp và kết cấu
như 2.5:

Hình 2.5: Kiến trúc tham chiếu cho IoT của WSO2
Lớp thiết bị: là lớp cuối cùng của kiến trúc, chúng là những thiết bị phải có kết nối
trực tiếp hoặc gián tiếp với internet. Ví dụ:
- Arduino với kết nối Arduino ethernet;
- Arduino với kết nối wifi;
- Raspberry kết nối qua ethernet hoặc wifi;


17

- Intel Galileo kết nối qua ethernet hoặc wifi;
- Zigbee được kết nối qua Zigbee Gateway;
- Bluetooth hoặc các thiết bị Bluetooth Low Energy kết nối qua điện thoại di động.
Lớp truyền thông: là lớp hỗ trợ kết nối của các thiết bị. Có nhiều giao thức để thực
hiện giao tiếp giữa các thiết bị và cloud. Có thể kể tới các giao thức như:

- HTTP/HTTPS: đây là một giao thức phổ biến và có nhiều thư viện hỗ trợ.
- MQTT 3.1/3.1.1: là một giao thức được thiết kế để truyền qua TCP.
- CoAP: là một giao thức từ IETF được thiết kế để truyền qua UDP.
WSO2 lựa chọn sử dụng MQTT làm giao thức truyền thông mạng và giao thức
HTTP là lựa chọn thay thế.
Lớp tổ hợp/kênh: là lớp kiến trúc quan trọng trong việc tổng hợp và truyền thông
tin. Vai trò của chúng là:
- Hỗ trợ máy chủ HTTP và/hoặc truyền giao thức MQTT giữa các thiết bị;
- Có khả năng kết hợp và gộp thông tin được truyền từ các thiết bị khác nhau và
định tuyến tới một thiết bị cụ thể (có thể phải sử dụng Gateway);
- Có khả năng kết nối và chuyển đổi giữa các giao thức khác nhau.
Lớp xử lý và phân tích sự kiện: lớp này lấy các sự kiện từ các kênh và có khả năng
xử lý dữ liệu theo các sự kiện này. Điểm mấu chốt của lớp này là yêu cầu lưu trữ dữ
liệu và cơ sở dữ liệu. WSO2 khuyến cáo một số phương thức xử lý của lớp này như
sau:
- Dữ liệu được lưu ngay tại địa phương, sau đó xử lý các sự kiện tính toán theo
dạng map-reduce cho hàng loạt dữ liệu cùng lúc.
- Các sự kiện phức tạp được xử lý nhanh tại bộ nhớ trong để đảm bảo hiệu năng
trong thời gian thực và tự động và tự động xử lý trên dữ liệu của các thiết bị và
hệ thống khác nhau.
- Lớp này còn hỗ trợ nèn tảng xử lý các ứng dụng truyền thống như JavaBeans,
logic JAX-RS, PHP, Ruby hoặc Python.


18

Lớp truyền thông nội/ngoại: kiến trúc tham chiếu cần cung cấp một cách thức cho
các thiết bị để có thể giao tiếp ra bên ngoài hệ thống điều hướng thiết bị. Có ba cách
tiếp cận chính:
- Tạo các giao diện người dùng trên web và cổng có khả năng tương tác với các

thiết bị và lớp xử lý sự kiện.
- Cung cấp một giao diện có tầm nhìn tổng quan để phân tích và xử lý sự kiện.
- Tương tác với các hệ thống bên ngoài bằng cách sử dụng giao tiếp máy-máy
(APIs).
Lớp quản lý thiết bị: được xử lý bởi hai thành phần. Một hệ thống phía máy chủ,
một phần mềm ứng dụng từ xa được cài đặt trên thiết bị. Có ba cấp độ quản lý thiết
bị: không quản lý, bán quản lý và quản lý đầy đủ. Đối với một hệ quản lý thiết bị
đầy đủ, cần đáp ứng những đặc điểm sau:
- Quản lý bằng phần mềm trên thiết bị;
- Bật/tắt các tính năng của thiết bị (trực tiếp hoặc từ xa);
- Kiểm soát an ninh và nhận dạng;
- Theo dõi tình trạng của thiết bị;
- Định vị thiết bị;
- Khóa hoặc xóa thiết bị từ xa nếu phát sinh vấn đề về an ninh, bảo mật…
Lớp quản lý nhận dạng và truy nhập: là lớp cuối cùng trong kiến trúc tham chiếu,
lớp này cung cấp những dịch vụ sau:
- Phát hành và xác thực mã OAuth2
- Các dịch vụ nhận dạng khác như: SAMO 2 SSO và Open ID Connect để xác định
các yêu cầu từ lớp Web.
- PDAC XACML
- Thư mục của người dùng
- Các chính sách kiểm soát truy nhập
c) Đánh giá
Kiến trúc tham chiếu cho IoT của WSO2 được WSO2 khuyến cáo sử dụng
trên nền tảng WSO2 (WSO2 Platform), đây là một nền tảng mã nguồn mở dạng mô-


19

đun được phát triển hoàn toàn bởi WSO2 theo mô hình đám mây. Nền tảng này

cung cấp một kiến trúc tổng quan phía máy chủ, bao gồm cổng kết nối và một số
thành phần tham chiếu cho lớp thiết bị. Nền tảng WSO2 hỗ trợ triển khai dựa trên
các nội dung:
- Sử dụng trên các máy chủ truyền thống như: Linux, Windows, Solaris và AIX.
- Triển khai các dịch vụ đám mây công cộng như: Amazon EC2, Microsoft Azure
và Google Compute Engine.
- Phát triển điện toán đám mây trên các nền tảng gồm: OpenStack, Suse Cloud,
Eucalyptus, Amazon Virtual Private Cloud và Apache Stratos.
Kiến trúc tham chiếu cho IoT của WSO2 được mô tả khá đầy đủ, tuy nhiên
vẫn còn ở mức tổng quát và thiếu những quy chuẩn cụ thể để có thể sử dụng làm
một tiêu chuẩn về kiến trúc tham chiếu chung cho các hệ thống IoT.

2.2 Đánh giá hiện trạng và nhu cầu chuẩn hóa về kiến trúc tham chiếu
cho IoT ở Việt Nam.
2.2.1 Hiện trạng phát triển IoT tại Việt Nam
Tình hình phát triển IoT của các tổ chức, doanh nghiệp ICT Việt Nam
IoT đã tạo ra cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trên thế giới và Việt Nam cũng
không nằm ngoài xu thế đó. Đã có một số ứng dụng IoT tạo ra sự ảnh hưởng và
thay đổi lớn trong xã hội Việt Nam, điển hình như Grap và Uber trong lĩnh vực giao
thông. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều lĩnh vực tiềm năng mà các ứng dụng IoT chưa
thể tiếp cận và tạo ra sự đột phá như nông nghiệp, y tế, nhà ở…
Rất nhiều các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu và phát triển của
Việt Nam đã bước đầu hình thành nên những sản phẩm IoT của mình, nổi bật trong
số đó có thể kể đến như: nền tảng IoT Smart Connected Platform (SCP) của VNPT
trong phát triển thành phố thông minh (Smart City), Rogo Alfa của FPT trong phát
triển nhà ở thông minh (Smart House)…
IoT tại Việt Nam đang có một tiềm lực phát triển rất lớn, do vậy nó đã trở
thành xu hướng khởi nghiệp trong giới trẻ và cộng đồng đam mê công nghệ trong
một vài năm trở lại đây. Đã có rất nhiều hoạt động hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động



×