Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

6 một số PT và quy định giao thông bé biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.97 KB, 66 trang )

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ:
MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ QUY ĐỊNH GIAO THÔNG BÉ BIẾT.
Thời gian thực hiện: 3 tuần.
Từ ngày 08 tháng 01 năm 2018 đến ngày 27 tháng 1 năm 2018.
I. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Mục tiêu GD

Nội dung GD

Hoạt động GD:
(Chơi, học, lao động, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân)

Giáo dục phát triển thể chất
1. Thực hiện
đúng, đầy đủ,
nhịp nhàng các
động tác trong
bài thể dục
theo hiệu lệnh

2. Trẻ kiểm
soát được vận
động.

Thực hiện các
động tác nhóm
tay; lưng, bụng,
lườn; chân trong
giờ thể dục sáng
và bài tập phát
triển chung giờ


hoạt động phát
triển thể chất.
Đi, chạy thay
đổi tốc độ theo
hiệu lệnh.

- TDBS: Tập kết hợp với lời ca bài: “Em
đi qua ngã tư đường phố”
- Tay : Hai tay đưa sang ngang, đưa lên
cao.
- Lưng: Quay sang trái, sang phải.
- Chân : Đứng nâng cao chân gập gối.
- Bật: Bật chụm tách.
- Các BTPTC:
- TDBS: Khởi động: Đi các kiểu chân
- HĐ học: Tổ chức các hoạt động thể dục
kỹ năng:
+ Đi theo hiệu lệnh.
TCVĐ: Chim sẻ và ô tô.

3. Trẻ biết phối Tung bắt bóng
hợp tay mắt
người đối diện.
trong vận
động.
4. Thực hiện
được các vận
động phối hợp
cử động của
bàn tay, ngón

tay...

Vo, xoáy, xoắn,
vặn, búng ngón
tay, vê, véo,
vuốt, miết, ấn
bàn tay, ngón tay,
gắn, nối ...

- HĐ học: Tổ chức các hoạt động thể dục
kỹ năng: Tung bắt bóng người đối diện .
- TCVĐ: Chuyền bóng
- HĐ chiều: TC: Nu na nu nống, Lộn cầu
vồng, Chi chi chành chành.
- HĐ chơi: Tổ chức cho trẻ chơi các trò
chơi giúp trẻ phối hợp các cử động của
bàn tay, ngón tay:
+ Chơi trò chơi: Gấp máy bay, thuyền
giấy, xếp các phương tiện giao thông
bằng hột hạt...
- HĐ học: Âm nhạc: Vận động: Đường
em đi.
Tạo hình: Vẽ, tô màu ô tô; Vẽ
1


thuyền trên biển, Tô màu khinh khí cầu.
- HĐNT: Xếp đoàn tàu bằng que, xếp ô tô
bằng các hình học, vẽ phấn về các PTGT,
xếp thuyền bằng lá cây, chơi với nước,

xếp PTGT đường hàng không bằng sỏi.
- HĐ chiều: Làm đồ dùng đồ chơi thừ
guyên liệu thế phải, gấp thuyền giấy…
5. Trẻ biết sử
dụng bát, thìa,
cốc đúng cách.

- Cầm bát bằng
tay trái, thìa
bằng tay phải.
- Biết lấy cốc để
đựng nước.

6. Thực hiện
được một số
việc khi được
nhắc nhở.

Tự rửa tay bằng
xà phòng. Tự
lau mặt, đánh
răng.

7. Có một số
hành vi tốt
trong ăn uống.

Tự cầm bát thìa
xúc ăn gọn gàng
không rơi vãi,

đổ thức ăn.
- Không cười
đùa khi ăn uống,
không chơi gần
những nơi nguy
hiểm: Ao, hồ,
sông…bếp
than…

8. Biết một số
hành động
nguy hiểm và
phòng tránh
khi được nhắc
nhở.

- Giờ ăn: Giúp trẻ biết cầm bát bằng tay
trái, thìa bằng tay phải, biết dùng cốc để
đựng nước uống.
- HĐ chơi: Tổ chức cho trẻ chơi ở góc
phân vai.
- HĐ chơi; HĐ lao động tự phục vụ:
Yêu cầu trẻ tự rửa tay trước khi ăn, sau
khi đi vệ sinh, khi tay bẩn và làm một số
việc tự phục vụ theo theo yêu cầu.
+ Chơi trò chơi: “Thi xem ai giỏi”, “Làm
theo yêu cầu của cô”.
- HĐ học : Yêu cầu trẻ tự rửa tay bằng xà
phòng sau khi thực hiện xong hoạt động
học : Vẽ, tô màu ô tô ; Vẽ thuyền trên

biển ; Tô màu khinh khí cầu.
- HĐNT: Yêu cầu trẻ tự rửa tay bằng xà
phòng sau khi thực hiện xong hoạt động
ngoài trời : Chơi với sỏi; Xếp các phương
tiện giao thông bằng hột hạt…
- HĐ chiều : Làm đồ dùng đồ chơi thừ
guyên liệu thế phải.
- Giờ ăn: Giúp trẻ tự cầm thìa xúc cơm
không bị vãi, đổ thức ăn.

- Giờ ăn: Giáo dục trẻ có hành vi văn
minh trong ăn uống: Không cười đùa khi
ăn; Che miệng khi ho…
- HĐ học: Giúp trẻ biết đi đúng phần
đường khi tham gia giao thông (đi bên
phải đường, ngồi ngay ngắn trên xe…).
+ Phương tiện và một số quy định giao
2


thông đường bộ, đường sắt.
- HĐ chiều: Một số kỹ năng phòng tránh
đuối nước.
9. Trẻ biết thu
thập thông tin
về đối tượng
bằng nhiều
cách khác nhau
có sự gợi mở
của cô giáo.

10. Trẻ biết mô
tả những dấu
hiệu nổi bật
của đối tượng
được quan sát
dưới sự gợi mở
của cô giáo.

11. Trẻ thể hiện
một số điều
quan sát được
qua các hoạt
động : chơi, âm
nhạc, tạo hình.

Giáo dục phát triển nhận thức
- Xem tranh ảnh,
- HĐ đón, trả trẻ : Cho trẻ xem tranh
trò chuyện về
ảnh, trò chuyện về các loại phương tiện
các đối tượng.
giao thông.

- So sánh sự
giống và khác
nhau của một số
phương tiện giao
thông.
- Phân loại một
số PTGT theo 1

đến 2 dấu hiệu.
- Ích lợi của
PTGT với đời
sống con người.

- Tạo ra các sản
phẩm tạo hình
về các PTGT.
- Hát một số bài
hát về các
PTGT.

- HĐ học: Giúp trẻ nhận biết, phân biệt
một số PTGT qua một vài dấu hiệu nổi
bật.
+ Nhận biết, phân biệt một số phương
tiện giao thông đường bộ, đường sắt.
+ Khám phá một số phương tiện giao
thông đường thủy.
+ Khám phá một số phương tiện giao
thông đường hàng không.
- HĐNT : Giúp trẻ nhận biết tên gọi, đặc
điểm, công dụng của một số PTGT:
+ Quan sát tàu hỏa, quan sát máy bay,
quan sát khinh khí cầu.
+ Quan sát, dạy trẻ xếp đoàn tàu bằng
que, xếp ô tô bằng các hình học, xếp
thuyền bằng lá cây....
- HĐ chiều : Xem tranh về 1 số PTGT
đường hàng không.

- HĐ chơi: Tổ chức cho trẻ chơi các trò
chơi ở các góc: xây dựng, nghệ thuật...
+ Xếp bến xe ô tô...
+ Vẽ, nặn, tô màu...các PTGT.
+ Hát, múa...các bài hát về một số PTGT.
- HĐ học : Yêu cầu trẻ tạo ra được một số
sản phẩm tạo hình về một số PTGT.
+ Vẽ, tô màu ô tô.
+ Vẽ thuyền trên biển.
+ Tô màu khinh khí cầu.
- Trẻ biết tên bài hát và hát đúng giai điệu
của một số bài hát :
3


+ Đường em đi.
+ Em đi chơi thuyền.
- HĐ chiều : Gấp thuyền, gấp máy bay
12. Trẻ đếm
được trên đối
tượng giống
nhau và đếm
đến 5.

- Đếm các
PTGT trong
phạm vi 5 và
đếm theo khả
năng.


13. Trẻ biết
nhận dạng và
gọi tên các
hình : tròn,
vuông, tam
giác.

- Nhận dạng và
gọi tên các
hình : Vuông,
tròn, tam giác,
chữ nhật và
nhận dạng các
hình đó trong
thực tế.
- Sử dụng các
hình đó để chắp,
ghép.

- HĐ học : Yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm
vụ học tập theo yêu cầu trong thực hiện
các hoạt động học :
+ Đếm đến 5, nhận biết các nhóm có 5
đối tượng.
- HĐ chiều :
+ Thực hiện vở bé làm quen với toán.
- HĐ chơi: Tổ chức cho trẻ chơi các trò
chơi ở các góc: xây dựng, nghệ thuật...
+ Xếp bến xe ô tô...
+ Vẽ, nặn, tô màu...các PTGT.

- HĐ học : Yêu cầu trẻ biết tên gọi, đặc
điểm của các hình : Vuông, tròn, tam
giác, chữ nhật.
- Tạo hình : Trẻ biết sử dụng các hình đã
học để chắp ghép thành các sản phẩm.
+ Vẽ, tô màu ô tô.
+ Vẽ thuyền trên biển.
- HĐNT : Quan sát, dạy trẻ xếp một số
PTGT bằng lá cây, que, sỏi và các hình.

Giáo dục phát triển ngôn ngữ
14.Trẻ hiểu
được nghĩa một
số từ khái quát,
gần gũi.

Nghe, hiểu các
từ chỉ đặc điểm,
công dụng của
một số PTGT.

- HĐ chơi: Tổ chức cho trẻ chơi các trò
chơi ở các góc: xây dựng, nghệ thuật...
+ Xếp bến xe ô tô...
+ Vẽ, nặn, tô màu...các PTGT.
- HĐ học: Yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm
vụ học tập theo yêu cầu trong thực hiện
các hoạt động học khám phá một số
PTGT :
+ Nhận biết, phân biệt một số phương

tiện và quy định giao thông đường bộ,
đường sắt.
+ Khám phá một số phương tiện giao
thông đường thủy.
- Trò chơi : Trò chơi học tập :Nghe âm
4


thanh nói tên PTGT ; Ai đoán giỏi.
15. Trẻ biết sử
dụng các từ
thông dụng chỉ
sự vật, hoạt
động, đặc
điểm.

- Biết sử dụng
các từ cái gì ?
như thế nào ?
làm gì ? Để chỉ
sự vật, hoạt
động, đặc điểm.

- HĐ học: Yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm
vụ học tập theo yêu cầu trong thực hiện
các hoạt động học khám phá một số
PTGT.
+ Nhận biết, phân biệt một số phương
tiện và quy định giao thông đường bộ,
đường sắt.

+ Khám phá một số phương tiện giao
thông đường thủy.
- Tạo hình: Vẽ, tô màu ô tô ; Vẽ thuyền
trên biển, Tô màu khinh khí cầu.
- HĐNT : Quan sát tàu hỏa, khinh khí
cầu, máy bay.

16. Trẻ đọc
thuộc một số
bài thơ, ca dao,
đồng dao.

- Nghe, đọc một
số bài thơ, đồng
dao, ca dao về
một số PTGT.

- HĐ học: Trẻ nhớ tên bài thơ và đọc
thuộc một số bài thơ về một số PTGT.
+ Thơ : Đèn giao thông, Thuyền giấy, Ơi
chiếc máy bay.
- HĐ chiều: Đọc một số bài đồng dao, ca
dao
+ Đi cầu đi quán.

Giáo dục phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội
17. Nói được
điều bé thích,
không thích,
những việc gì

bé có thể làm
được.

18. Cố gắng
hoàn thành
công việc được
giao (trực nhật,
dọn đồ chơi).

Biểu lộ trạng
thái cảm xúc,
tình cảm phù
hợp qua cử chỉ,
giọng nói; trò
chơi; hát, vận
động; vẽ, nặn,
xếp hình.

- Giờ ăn: Biểu lộ thái độ khi bạn làm rơi
thức ăn, thích hoặc không thích món ăn
nào đó.
- HĐ chơi:
+ Dạo chơi cuối tuần.
+ Hoạt động góc

Thực hiện một
số quy định ở
lớp, gia đình và
nơi công cộng


- HĐ chơi:
+ Dạo chơi trong trường

- HĐ học: Thông qua các hoạt động:Hát
múa; Đọc thơ…

+ Hoạt động góc
- HĐ học: Cất đồ dùng, đồ chơi sau khi
học xong
- HĐNT: Nhặt lá rụng trên sân trường.
- Giờ ăn: Thực hiện một số quy định
trong giờ ăn.
5


19. Cùng chơi - Chơi hòa
với các bạn
thuận, đoàn kết
trong các trò
với bạn.
chơi theo nhóm
nhỏ.

- HĐ chơi: - Phối hợp chơi trong các góc,
liên kết vai chơi, nhóm chơi.
+ Trong giờ đón, trả trẻ.
+ Hoạt động góc
- HĐ học: Cùng nhau chơi theo nhóm
nhỏ dưới sự hướng dẫn của cô giáo.


Giáo dục phát triển thẩm mĩ
20. Chú ý
nghe, thích
được hát theo
vỗ tay nhún
nhẩy lắc lư
theo bài hát,
bản nhạc, thích
nghe đọc thơ,
đồng dao, cao
dao, tục ngữ,
thích nghe kể
câu chuyện.

21. Vui sướng,
chỉ, sờ, ngắm
nhìn và nói lên
cảm nhận của
mình trước vẻ
đẹp nổi bật (về
màu sắc, hình
dáng....) của
các tác phẩm
tạo hình.

- Nghe các bài
hát, bản nhạc
(nhạc thiếu nhi,
dân ca)


- HĐ mọi lúc, mọi nơi:
+ Đón, trả trẻ
+ Thể dục buổi sáng
…………………
- HĐ học: Chú ý lắng nghe, nhận ra giai
điệu của bài hát quen thuộc và hứng thú
hưởng ứng theo giai điệu, nhịp điệu của
bài hát đó.
Thể hiện được tình cảm qua bài hát, bài
thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ:
+ Dạy hát: Em đi chơi thuyền.
+ Vận động : Đường em đi
+ Nghe hát: Em đi qua ngã tư đường phố,
Lá thuyền ước mơ, Anh phi công ơi.
+ Trò chơi âm nhạc : Nghe tiếng kêu đoán
PTGT, Nghe âm thanh đoán dụng cụ âm
nhạc, Thi ai nhanh.
- Văn học :
+ Thơ : Đèn giao thông, Thuyền giấy, Ơi
chiếc máy bay.
- HĐ chiều : Đồng dao : Đi cầu đi quán.

- Vui sướng,
ngắm nhìn, chỉ,
sờ và nói lên
cảm xúc của
mình.

- HĐ mọi lúc, mọi nơi: Trẻ vui sướng khi
nhìn ngắm, sờ vào tranh ảnh, đồ chơi về

một số loại PTGT.
- HĐ học: Trẻ vui sướng, ngắm nhìn, chỉ,
sờ và nói lên cảm xúc của mình qua các
sản phẩm tạo hình.
+ Vẽ, tô màu ô tô
+ Vẽ thuyền trên biển.
+ Tô màu khinh khí cầu.
- HĐNT : Xếp một số PTGT bằng hột
hạt….
6


22. Vận động
theo nhịp điệu
bài hát, bản
nhạc (vỗ tay
theo phách,
nhịp, vận động
minh họa)
23. Trẻ biết vẽ
các nét thẳng,
xiên, ngang để
tạo thành bức
tranh đơn giản.

24. Tạo ra sản
phẩm tạo hình
theo ý thích.

- Vận động đơn

giản theo giai
điệu của các bài
hát, bản nhạc.

- HĐ học : Yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm
vụ học tập theo yêu cầu trong thực hiện
các hoạt động âm nhạc:
+ Vận động : Đường em đi.
- HĐ chơi: Tổ chức cho trẻ chơi ở góc
nghệ thuật...: Hát và vận động theo ý
thích.

- HĐ học : Yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm
vụ học tập theo yêu cầu trong thực hiện
- Sử dụng một
các hoạt động tạo hình:
số kĩ năng, vẽ,
nặn, cắt, xé, dán + Vẽ, tô màu ô tô.
+ Vẽ thuyền trên biển.
để tạo ra sản
phẩm đơn giản. + Tô màu khinh khí cầu.
- HĐNT : Dùng phấn vẽ các nét để tạo
thành một số PTGT bé thích.
- HĐ chơi: Tổ chức cho trẻ chơi ở góc
nghệ thuật: Vẽ PTGT bé thích.
- Tự chọn dụng - HĐ chơi: Tổ chức cho trẻ chơi ở góc
cụ, nguyên vật
nghệ thuật: Trẻ tạo ra các sản phẩm tạo
liệu để tạo ra sản hình theo ý thích với nguyên vật liệu có
phẩm theo ý

sẵn.
thích.
- HĐ học: Yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm
vụ học tập theo yêu cầu trong thực hiện
các hoạt động học tạo hình:
+ Vẽ, tô màu ô tô.
+ Vẽ thuyền trên biển.
+ Tô màu khinh khí cầu.
- HĐNT: Xếp một số PTGT bằng sỏi,
que, các hình; Gấp thuyền...

7


II. MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
1. Môi trường giáo dục trong lớp:
- Các tranh ảnh giới thiệu về các phương tiện giao thong.
- Tranh ảnh theo chủ đề.
- Bàn, ghế, khăn lau,….
- Nguyên phế liệu làm đồ dùng đồ chơi
- Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện...về những PTGT.
- Sáp màu, sỏi, các hình ...
- Bàn ghế, đồ dùng của cô, của trẻ.
- Trang trí lớp theo chủ đề “ Một số phương tiện và quy định giao thông bé biết”
- Đồ dùng đồ chơi các góc chơi:
+ Góc phân vai: Quầy bán vé, cửa hàng bán xe ôtô, xe máy..., đóng vai gia đình.
+ Góc học tập: Lô tô các phương tiện giao thông, sách, tranh truyện, đọc các bài
thơ trong chủ đề.
+ Góc nghệ thuật: Xắc xô, mũ múa, sáp màu, hồ dán, giấy,…
+ Góc xây dựng: Bộ đồ chơi lắp ghép, xếp hình.

2. Môi trường giáo dục ngoài lớp:
- Sân chơi: Sân chơi sạch sẽ, đảm bảo an toàn
- Góc thiên nhiên: Dụng cụ chăm sóc cây.
- Góc tuyên truyền: Tranh ảnh về 1 số quy định giao thông phổ biến.
- Đồ dùng đồ chơi ngoài trời.
- Các góc vận động cho trẻ.

8


KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN I
Chủ đề nhánh : “PT và quy định giao thông đường bộ + đường sắt ”
Thời gian thực hiện 1 tuần từ ngày 08/ 01/ 2018 đến ngày 12/ 01/ 2018
I. Mục đích- yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ biết hát quốc ca và chào cờ vào sáng thứ 2.
- Trẻ biết một số phương tiện giao thông đường bộ: Ô tô, xe máy, xe đạp,…
và phương tiện ở địa phương như xe bò, xe công nông,…
- Trẻ biết một số phương tiện giao thông đường sắt: tàu hỏa.
- Trẻ biết về tên gọi, cấu tạo, công dụng, nơi hoạt động,… của một số phương
tiện giao thông đường bộ + đường sắt.
- Trẻ thuộc bài thơ và hiểu nội dung bài thơ “ Đèn giao thông”
- Trẻ thuộc lời bài hát, hiểu nội dung, vận động bài hát “ Đường em đi”.
- Trẻ biết tập theo cô các động tác thể dục theo nhịp.
- Trẻ biết về đúng các góc chơi mà mình đã nhận, biết thực hiện các nhiệm vụ
của vai chơi gắn liền với chủ đề “ Một số PT và quy định giao thông bé biết”.
- Bước đầu trẻ biết xây ngã tư đường phố, xây bến xe,…theo sự hướng dẫn của
cô. Trẻ biết tô màu ô tô,…
- Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình trong góc chơi, biết phân vai chơi, phối hợp
hành động chơi theo nhóm, phát huy tính sáng tạo trong khi chơi.

- Trẻ nhớ và kể được việc tốt của mình, của bạn trong ngày, tuần. Biết được
những việc chưa tốt của mình, của bạn. Nhớ và nhận xét được những bạn ngoan
trong ngày, tuần.
2. Kĩ năng.
- Rèn cho trẻ kĩ năng nhận biết, đếm, so sánh, phân loại các phương tiện giao
thông.
- Rèn kĩ năng tô màu và làm phương tiện giao thông từ các nguyên liêu khác
nhau.
- Rèn cho trẻ kĩ năng thực hành luật lệ giao thông.
- Rèn cho trẻ kĩ năng chơi ở các góc linh hoạt, sáng tạo, chơi ở các góc chơi một
cách tự lập, thể hiện hành động chơi phù hợp với vai chơi và chơi đoàn kết với
bạn bè.
- Rèn cho trẻ kĩ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Rèn kĩ năng giao tiếp qua các hoạt động, các tố chất nhanh nhẹn, khéo léo
thông qua các trò chơi về phương tiện giao thông.
3. Thái độ.
- Trẻ biết yêu quý người điều khiển các phương tiện giao thông.
- Trẻ biết giữ an toàn bản thân khi ngồi trên các phương tiện giao thông.
- Trẻ biết giữ gìn các loại xe trong gia đình.
- Có ý thức lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định. Có ý thức giữ gìn đồ chơi.
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động. Hứng thú trò chuyện cùng cô.
9


II. Chuẩn bị.
- Hệ thống câu hỏi.
- Sân tập và lớp học sạch sẽ. Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
- Tranh ảnh về các phương tiện giao thông.
- Lô tô tranh về các phương tiện giao thông.
- Trang trí lớp theo chủ đề nhánh “ PT và quy định giao thông đường bộ +

đường sắt”.
- Đồ dùng đồ chơi phù hợp với các góc.
- Bảng bé ngoan, cờ và phiếu bé ngoan.
III. Tổ chức hoạt động.
Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6

- Vệ sinh, thông thoáng phòng học chuẩn bị đón trẻ.
- Mở nhạc các bài hát trong chủ đề nhánh“ PT và quy định giao
Đón trẻ thông đường bộ + đường sắt”, đón trẻ vào lớp.
- Nhắc nhở phụ huynh đưa con đi học đúng giờ, kết hợp với giáo
viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
- Cho trẻ chơi với đồ chơi. Cô bao quát trẻ chơi.
* Nội dung dự kiến:
- Trò chuyện về những phương tiện giao thông đường bộ + đường
Trò
sắt và 1 số quy định giao thông đường bộ + đường sắt.
chuyện - Cho trẻ xem tranh những phương tiện giao thông đường bộ +
đường sắt và 1 số quy định giao thông đường bộ + đường sắt.
- Trò chuyện với trẻ về phương tiện giao thông mà trẻ được đưa đi
đến trường, cho trẻ kể những phương tiện mà nhà trẻ có và cách an
toàn khi ngời trên các phương tiện giao thông.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý người điều khiển các phương tiện giao
thông.
* Khởi động:
- Đi thường kết hợp với các kiểu đi rồi về đội hình 2 hàng dọc.

* Trọng động:
- Hô hấp: Máy bay ù…ù…ù…
Thể
- Tay : Hai tay đưa sang ngang, đưa lên cao.
dục
- Lưng: Quay sang trái, sang phải.
buổi
- Chân : Đứng nâng cao chân gập gối.
sáng
- Bật: Bật chụm tách.
* Hồi tĩnh:
- Cùng trẻ chơi trò chơi chim bay cò bay nhẹ nhàng đi quanh sân tập
2 – 3 vòng.
KPKH
Tạo hình
Văn học
Âm nhạc
NGHỈ SƠ
Tìm hiểu 1 Vẽ, tô màu Thơ “ Đèn NDTT:
KẾT HỌC số phương ô tô.
giao thông” Dạy vận
Hoạt
KÌ I
tiện giao
động:
động
thông
Đường em
10



học

đường bộ.

đi.
NDKH:
+ Nghe hát:
Em đi qua
ngã tư
đường phố.
+ TCÂN:
Nghe tiếng
kêu đoán
tên PTGT.
- HĐCMĐ: - HĐCMĐ: - HĐCMĐ: - HĐCMĐ:
Xếp đoàn
Xếp ô tô
Vẽ phấn về Dạo chơi
Chơi,
tàu bằng
bằng các
các phương cuối tuần.
hoạt
que.
hình học.
tiện giao
động
thông.
ngoài

- TCVĐ:
- TCVĐ:
-TCVĐ:
- TCVĐ:
trời
Ô tô màu.
Ô tô
Người tài
Ô tô và
về bến
xế giỏi.
chim sẻ.
Chơi tự do Chơi tự do Chơi tự do Chơi tự do
* Trò chuyện: Hát “ Đèn đỏ, đèn xanh”
- Hôm nay chúng mình sẽ chơi với chủ đề nhánh “PT và quy định
giao thông đường bộ + đường sắt”
- Trong gia đình các con những phương tiện giao thông nào?
- Các con thích chơi ở góc nào? Ở góc đó con sẽ chơi như thế nào?
- Có những bạn nào chơi ở góc phân vai? Con có ý định nhập vào
vào vai nào? Con sẽ làm gì?
- Bạn nào thích làm kĩ sư xây dựng cầu đường? Các bác kĩ sư có ý
Chơi, định xây dựng những gì? Bạn nào thích làm kĩ sư trưởng nào
hoạt - Góc nghệ thuật có ý định chơi như thế nào?
động ở - Trước khi chơi các con phải chơi như thế nào? Trong quá trình
các
chơi phải chơi như thế nào? Muốn đổi góc chơi phải như thế nào?
Góc
* Trẻ vào góc chơi:
- Góc nghệ thuật: Tô màu ô tô, …
- Góc phân vai: Bán hàng, bác tài xế chở hàng, chở khách,…

- Góc xây dựng: Xây ngã tư đường phố,...
(Cô chú ý rèn nề nếp của trẻ khi chơi, chú ý quan sát trẻ chơi, nhắc
nhở trẻ giao lưu giữa các nhóm chơi, gợi mở cho những trẻ chơi
lúng túng.)
* Kết thúc:
- Cô nhắc nhở trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định.
Chơi,
-TC: Qua
-TC: Đua ô
-TC: Đi tàu - TC: Tín
hoạt
đường.
tô.
hỏa.
hiệu.
động
- HĐ: Làm - HĐ: Làm - HĐ: Làm - HĐ:
theo ý
đồ dùng, đồ quen bài thơ: quen bài
LĐVS
11


chơi từ
Đèn giao
hát: Đường - Nêu
nguyên vật thông.
em đi.
gương cuối
thích

liệu phế
tuần.
buổi
thải.
-LHVN
chiều
Chơi tự
Chơi tự
Chơi tự
Chơi tự
chọn
chọn.
chọn.
chọn.
Nêu gương cuối ngày
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Cô cùng trẻ hát 1 số bài hát về chủ đề nhánh “PT và - Trẻ hát.
quy định giao thông đường bộ + đường sắt”
- Cô cùng trẻ kể về những việc làm tốt trong lớp.
- Trẻ kể.
- Cô khen ngợi, tuyên dương chung cả lớp.
- Trẻ lắng nghe.
- Tặng cờ cho trẻ
- Trẻ nhận cờ
- Cô nhận xét và nhắc nhở giao nhiệm vụ cho ngày
- Trẻ lắng nghe.
mai cần làm.
- Cho trẻ chơi trò chơi nhẹ nhàng.
- Trẻ chơi.

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Thứ 3 ngày 12 tháng 01 năm 2016
I. Mục đích.
* Trẻ nhận biết và gọi tên một số phương tiện giao thông đường bộ, biết được
đặc điểm của xe đạp, xe máy, xe ôtô.
- Trẻ biết xếp đoàn tàu bằng que.
- Trẻ biết làm đồ chơi,đồ dùng từ nguyên vật liệu phế thải.
* Rèn khả năng xếp, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
- Rèn kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Trẻ chơi không sai luật.
* Giáo dục trẻ có ý thức và an toàn khi tham gia giao thông.
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị.
- Hệ thống câu hỏi.
- Tranh các phương tiện giao thông; lô tô xe đạp, xe máy, ô tô.
- Đồ dùng đồ chơi các góc.
- Sân sạch gọn, xắc xô, que, lá cờ,…
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
1. Hoạt động học: Khám phá khoa học:
“ Tìm hiểu 1 số phương tiện giao thông”
* HĐ 1: Gây hứng thú.
- Cô cho trẻ hát bài hát “ Bác đưa thư vui
tính”
- Trẻ hát.
- Cô hỏi trẻ:
12



+ Bác đưa thư đi bằng phương tiện gì?
+ Nhà các con có xe đạp không?
+ Ngoài xe đạp ra các con còn biết những
phương tiện giao thông đường bộ nào nữa?
- Hôm nay, cô cùng các con tìm hiểu về
một số phương tiện giao thông đường bộ
nhé!
* HĐ 2: Quan sát và đàm thoại.
* Quan sát tranh xe đạp.
- Nhìn xem, nhìn xem
- Các con nhìn xem cô tặng lớp mình tranh
gì?
- Các con có nhận xét gì về xe đạp?
- Đây là cái gì?
- Còn đây là cái gì?
- Chuông xe đạp kêu như thế nào?
- Cho trẻ bắt chước tiếng chuông xe đạp
- Vậy đây là gì các con?
- Làm thế nào xe đạp chạy được?
- Thế đây là gì?
- Xe đạp chở được mấy người?
- Người ngồi đằng sau phải ngồi như thế
nào?
- Xe đạp là phương tiện giao thông đường
gì?
- Xe đạp có máy bánh?
- Bánh xe có dạng hình gì?
=> Xe đạp là phương tiện giao thông
đường bộ, xe đạp gồm có tay lái, chuông

xe, yên xe, bàn đạp, gác ba ga, bánh xe, xe
đạp dùng để chở hàng hóa và người.
* Quan sát ô tô.
- Lắng nghe, lắng nghe
" Xe gì bốn bánh
Tiếng máy nổ giòn
Trên phố bon bon
Còi kêu bíp bíp"?
Là xe gì?
- Xe ô tô có đặc điểm gì nổi bật?
- Xe ô tô con có màu gì?
- Còi kêu như thế nào?
- Đây là cái gì?
- Ô tô con có mấy bánh? Bánh xe có dạng
hình gì?

- Xe đạp.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.

- Xem gì, xem gì
- Xe đạp.
- Trẻ nhận xét.
- Tay lái.
- Yên xe.
- Trẻ trả lời.
- Kính coong.
- Bàn đạp.
- Phải có người đạp.

- Gác ba ga.
- 2 người.
- Trẻ trả lời
- Đường bộ.
- 2 bánh.
- Tròn.
- Trẻ lắng nghe.

- Nghe gì, nghe gì.

- Ôtô
- Trẻ nêu đặc điểm.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Bánh xe.
- Trẻ trả lời.
13


- Bên trong ô tô có mấy ghế ngồi?
- Người lái xe gọi là gì?
- Đây là cái gì? Xe có mấy đèn?
- Vậy còn đây là gì?
- Ô tô con dùng để là gì?
- Các con đã được đi ô tô chưa?
- Ô tô con là phương tiện giao thông
đường gì?
- Khi ngồi trên ô tô chúng mình phải ngồi
như thế nào?
=> Đây là ô tô có bốn bánh, có cửa ra vào

và có bốn chỗ ngồi, ô tô con dùng để chở
người và chở hàng. Là phương tiện giao
thông đường bộ, khi ngồi trên ô tô chúng
mình phải ngồi ngay ngắn không được thò
tay, thò đầu ra ngoài.
* Quan sát xe máy.
- Cô đưa tranh xe máy ra cho trẻ quan sát
và hỏi tương tự như trên.
- Các con vừa được tìm hiểu những loại
phương tiện nào?
- Ngoài 3 loại xe các con vừa tìm hiểu ra
các con còn biết xe gì là phương tiện giao
thông đường bộ nữa?
* HĐ 3: Kết thúc.
+ Trò chơi “ Giơ theo hiệu lệnh của cô”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
+ Cách chơi: Cô yêu cầu trẻ lấy nhanh
phương tiện giao thông nào thì trẻ lấy
nhanh phương tiện đó ra, giơ lên và nói tên
phương tiện đó. Nếu bạn nào không giơ
được hoặc nói sai thì sai bạn đó sẽ bị phạt
theo yêu cầu các bạn trong lớp.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi, kiểm tra kết quả
chơi, khen ngợi và động viên trẻ.
+ Trò chơi “ Về đúng bến”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi, kiểm tra kết quả
chơi, khen ngợi và động viên trẻ.

2. Chơi, hoạt động ngoài trời.
* HĐCMĐ: Xếp đoàn tàu bàng que.
- Cô cho trẻ lắng nghe bài hát : Đoàn tàu

- 4 ghế ngồi.
- Bác tài xế.
- Đèn xe.
- Gương xe.
- Chở người và hàng.
- Trẻ trả lời.
- Đường bộ.
- Ngay ngắn.

- Xe đạp, xe máy, ôtô
con.
- Trẻ kể.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi 2-3 lần.

- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi 2-3 lần.

- Trẻ lắng nghe.
14


nhỏ xíu” và hỏi trẻ:
+ Các con vừa nghe bài hát gì?

+ Bài hát nhắc đến PTGT nào?
- Cô cho trẻ đứng quang cô.
- Cô hướng dẫn trẻ xếp đoàn tàu bằng que.
- Cô cho trẻ thi đua thực hiện theo nhóm.
- Cô nhắc nhở trẻ đoàn kết khi thực hiện.
- Cô nhận xét sản phẩm, tuyên dương trẻ.
* Trò chơi vận động: Ô tô màu.
- Cô giới thiệu tên trò chơi,cách chơi.
+ Cách chơi: Trẻ đứng ở một phía của sân
chơi, đó là các ô tô trong gara. Mỗi trẻ cầm
trong tay 1 lá cờ. cô đứng ở giữa sân cầm 4
lá cờ. Khi cô giơ 1 lá cờ hoặc nhiều lá cờ
thì những trẻ có lá cờ tương ứng sẽ chạy
trên sân, mô phỏng các ô tô đang chạy trên
đường, bấm còi. Khi cô hạ cờ xuống các ô
tô đều dừng lại, sau đó quay về gara của
mình.
- Cô cho trẻ chơi 4 – 5 lần.
- Cô bao quát động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
* Chơi tự do.
3. Chơi, hoạt động theo ý thích buổi.
* Trò chơi: Qua đường.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
+ Cách chơi: Trẻ đứng ở một bên của con
đường, con bên kia là lá cờ đặt lên trên một
cái ghế. Trẻ làm theo hướng dẫn của cô:
Trước tiên trẻ lần lượt nhảy qua 2 con
đường và đến bên cái ghế lấy lá cờ, vẫy cờ,
sau đó đặt lá cờ xuống, đi sang bên cạnh và

trở về vị trí ban đầu. Sau vài lần thì trò
chơi sẽ phức tạp hơn.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát động viên trẻ kịp thời.
* Hoạt động: Làm đồ chơi về phương
tiện giao thông từ nguyên vật liệu phế
thải.
- Cô cho trẻ kể tên 1 số phương tiện giao
thông đường bộ mà trẻ biết.
-> Cô giáo dục trẻ biết tuân thủ luật lệ giao
thông: Biết đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên
xe máy,…

- Trẻ trả lời.
- Trẻ đứng quanh cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ hứng thú chơi.
- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ hứng thú chơi.

- Trẻ kể.
- Trẻ lắng nghe.


15


- Cô gợi ý hỏi trẻ xem hôm nay lớp mình
có gì khác. Với những vật liệu phế thải từ
hộp sữa,… Hôm nay, cô giới thiệu cách
làm một số đồ chơi.
- Cô hướng dẫn cách làm cho trẻ.

- Trẻ lắng nghe.

- Cô tổ chức cho trẻ làm theo tổ.
- Trẻ thực hiện.
- Cô động viên trẻ thực hiện sau.
* Chơi tự chọn.
- Trẻ chơi tự chọn.
* Nêu gương cuồi ngày.
Đánh giá hàng ngày
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………

Thứ 4 ngày 10 tháng 01 năm 2018
I. Mục đích.
* Trẻ biết cần bút tay phải, ngôi đúng tư thế, biết vẽ theo các nết chấm mờ để
hoàn thành bức tranh, vẽ thêm bánh xe và biết cách tô màu cho ô tô thật đẹp.
- Trẻ biết ô tô thuộc nhóm phương tiện ô tô gì?
- Trẻ biết xếp ô tô bằng các hình học.
- Trẻ biết tên bài thơ “ Đèn giao thông ”, hiểu nội dung bài thơ.

- Trẻ nhớ tên trò chơi và chơi đúng cách.
* Rèn trẻ kĩ năng vẽ và tô màu tốt.
- Rèn kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
* Giáo dục trẻ tính thẩm mĩ, biết hoàn thành tác phẩm của mình và biết giữ gìn
tác phẩm đó.
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị.
- Hệ thống câu hỏi.
- Tranh mẫu, vở tạo hình, màu,..
- Tranh bài thơ “ Đèn giao thông ”.
- Đồ dùng đồ chơi các góc.
- Sân sạch gọn, xắc xô,các hình…
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
1. Hoạt động học: Tạo hình: Vẽ, tô
màu ô tô.
* HĐ 1: Gây hứng thú.
16


- Cô cho trẻ hát và vận động bài hát
“ Em tập lái ô tô”
- Các con vừa hát bài hát nói về xe gì?
- Ô tô thuộc loại phương tiện gì?
- Ô tô dùng để làm gì?
-> Giáo dục trẻ biết yêu quý các bác tài
xế,…
* HĐ 2: Quan sát tranh mẫu.

- Cô có bức tranh gì đây.
* HĐ 3: Đàm thoại.
- Ai có nhận xét gì bức tranh ô tô này?
- Ô tô có những bộ phận gì?
- Đầu ô tô có hình gì?
- Thùng ô tô có hình gì?
- Bánh xe có hình gì?
- Cô khái quát lại: Đầu xe có hình
vuông, thùng xe có hình chữ nhật, bánh
xe có hình tròn.
* HĐ 4: Cô làm mẫu.
- Để có được bức tranh như của cô các
con hãy cùng nhìn lên đây xem cô vẽ ô
tô như thế nào nhé!
- Trước tiên cô đặt bút vẽ theo nét chấm
mờ và cô vẽ thêm bánh xe vậy cô được
chiếc xe ô tô hoàn thiện, sau đó cô tô
màu vào đầu xe trước, rồi đến thùng xe,
cuối cùng là bánh xe cô tô làm sao cho
thật đều màu và không ra ngoài.
* HĐ 5: Trẻ thực hiện.
- Cô hỏi trẻ cách ngồi và cách cầm bút.
- Cô cho trẻ thực hiện. Cô chú ý quan
sát và giúp đỡ trẻ nếu cần.
* HĐ 6: Nhận xét sản phẩm.
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm.

- Trẻ vận động cùng cô.
- Xe ô tô.
- Đường bộ.

- Chở người, chở hàng.
- Trẻ lắng nghe.
- Bức tranh về ô tô.
- Trẻ nhận xét.
- Đầu, thân, đuôi.
- Hình vuông.
- Hình chữ nhật.
- Hình tròn.
- Trẻ lắng nghe.

- Vâng ạ.
- Trẻ chú ý quan sát.

- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.

- Trẻ trưng bày sản phẩm
của mình.
- Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của - Trẻ nhận xét.
bạn.
Con thích nhất bức tranh nào? Vì sao
con thích bức tranh đó?
- Trẻ lắng nghe.
- Cô nhận xét chung.
* HĐ 7: Kết thúc.
2. Chơi, hoạt động ngoài trời.
* HĐCMĐ: Xếp ô tô bằng các hình
học.
- Trẻ vận động.
17



- Cô cho trẻ vận động bài hát : Lái ô tô
và hỏi trẻ:
+ Các con vừa nghe bài hát gì?
+ Bài hát nhắc đến PTGT nào?
+ Lớn lên các con có thích lái ô tô
không?
- Cô cho trẻ đứng quang cô.
- Cô cho trẻ khám phá món quà và hỏi
trẻ:
+ Trong hộp quà của cô có gì đây?
+ Những hình này các con xếp được
những gì?
- Cô cho trẻ thi đua thực hiện.
- Cô nhận xét sản phẩm, tuyên dương
trẻ
* Trò chơi: Ô tô về bến.
- Cô giới thiệu tên trò chơi,luật chơi,
cách chơi.
+ Luật chơi: Ô tô vào đúng bến của
mình.Ai đi nhầm phải ra ngoài một lần
chơi.
+ Cách chơi: Chia sân chơi làm 4 đến 5
chỗ tương ứng với các màu của lá cờ.
Cô phát cho trẻ 1 lá cờ có cùng màu với
các lá cờ của cô. Trẻ làm ô tô với nhiều
màu khác nhau. Cô nói: “Ôtô chuẩn bị
về bến”.Khi ấy cô đưa hiệu lệnh màu
cờ nào thì ô tô màu đó sẽ vào bến. Cô

cho trẻ chạy tự do, vừa chạy trẻ vừa
quay tay trước ngực như lái ôtô, vừa
nói: “Bim, bim, bim…” Cứ khoảng
30giây, cô ra hiệu lệnh 1 lần. Khi cô
giơ cờ nào thì ôtô màu đó chạy về
bến.Các ôtô khác vẫn tiếp tục chạy
nhưng chạy chậm hơn.Ai nhầm bến
phải ra ngoài 1 lần chơi.
- Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Cô bao quát động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
* Chơi tự do.
3. Chơi, hoạt động theo ý thích buổi
* Trò chơi: Đua ô tô.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
+ Cách chơi: Chọn 2 hoặc 3 trẻ một

- Bài hát : Lái ô tô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ khám phá.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi tự do.

- Trẻ lắng nghe.

18


lượt lên giả làm những chiếc ô tô. Các
ô tô có nhiệm vụ bò từ vạch xuất phát
đến chỗ cắm cờ. Ô tô phải chạy nhặt lá
cờ lên và vẫy cao cờ lên đầu, sau đó đặt
lại cờ lại vị trí cũ và bò về quay về vị trí
ban đầu.
- Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Cô bao quát động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
* Hoạt động: Làm quen bài thơ
“ Đèn giao thông”
- Cô giới thiệu tên bài thơ và tên tác
giả.
- Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần.
+ Lần 1: Đọc thơ kết hợp cử chỉ, điệu
bộ.
+ Lần 2: Đọc kết hợp với tranh.

- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe và quan
sát.

- Trẻ trả lời.
- Đèn giao thông.
- Trẻ lắng nghe.

- Cô hỏi trẻ tên bài thơ và tên tác giả.
- Trong bài thơ nhắc đến cái gì?
- Giáo dục: Trẻ thực hiện đúng luật lệ
giao thông quy định : Đèn xanh được
đi, đèn vàng đi chậm, đèn đỏ dừng lại. - Trẻ chơi tự chọn.
* Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuồi ngày.
Đánh giá hàng ngày

……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………

Thứ 5 ngày 11 tháng 01 năm 2018
I. Mục đích.
* Trẻ nhớ tên tác phẩm, tác giả, thuộc và hiểu nội dung bài thơ.
- Trẻ biết vẽ các phương tiện giao thông.
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả bài hát “ Đường em đi”
- Trẻ nhớ tên trò chơi và chơi đúng cách.
* Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm, trẻ biết ngắt nghỉ đúng câu thơ và tính tự tin
cho trẻ khi đọc thơ.
- Rèn kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
* Giáo dục trẻ thực hiện đúng luật lệ giao thông quy định : Đèn xanh được đi,
đèn vàng đi chậm, đèn đỏ dừng lại.
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động.

19


II. Chuẩn bị.
- Hệ thống câu hỏi.
- Tranh bài thơ “ Đèn giao thông”
- Đồ dùng đồ chơi các góc.
- Sân sạch gọn, xắc xô,…
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
1. Hoạt động học: Thơ “ Đèn giao thông”
* HĐ 1: Gây hứng thú.
- Cho trẻ hát bài hát “Em đi qua ngã tư
đường phố”
- Bài hát nói đến điều gì?
- Cho trẻ kể một số biển báo giao thông trẻ
biết.
* HĐ 2: Cô đọc thơ.
- Hôm nay, cô có 1 bài thơ nhắc đến một
biển báo giao thông nằm ở giữa ngã tư
đường phố báo hiệu đèn giao thông.
- Bài thơ có tên là “ Đèn giao thông” của tác
giả “ Mỹ Trang”. Các con hãy lắng nghe cô
đọc thơ nhé!
- Lần 1: Cô đọc cho trẻ nghe.
+ Bài thơ cô vừa đọc có tên là gì?
+ Của tác giả nào?
- Lần 2: Đọc thơ kết hợp với tranh minh
họa.
* HĐ 3: Đàm thoại.

- Cô hỏi tên bài thơ, tên tác giả.
- Bài thơ nói về gì?
- Đó là 3 đèn gì?
+ Giảng từ: “Tín hiệu” báo hiệu 1 điều sắp
sẽ xảy ra sau đó,“Đèn tín hiệu”: Có nghĩa là
báo hiệu của của đèn giao thông bật sáng ở
ngã tư đường phố.
- Khi đi đường phải như thế nào?
- Khi nào thì bé mới được đi?
+ Giảng từ: “Thông đường”: có nghĩa là trên
đường phố đã cho phép các loại phương tiện
giao thông và người đi bộ được phép đi
- Khi đèn vàng bật thì như thế nào?
- Đèn đỏ bật sáng thì phải làm sao?

Hoạt động của trẻ

Ghi chú

- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

- Vâng ạ.
- Bài thơ “Đèn giao
thông”
- Tác giả: Mỹ Trang
- Trẻ lắng nghe và
quan sát.

- Trẻ trả lời.
- Nói về 3 đèn tìn
hiệu giao thông.
- Đèn xanh, đèn đỏ,
đèn vàng.
- Trẻ lắng nghe.

- Đi bên phải.
- Khi có đèn xanh.
- Trẻ lắng nghe.
- Đi chậm.
- Dừng lại.
20


+ Giảng từ: “Đâm nhau” có nghĩa là các
phương tiện tham gia giao thông va vào
nhau bị ngã.
- Bé ngoan phải như thế nào?
- Khi tham gia giao thông các con phải như
thế nào?
* Giáo dục: Khi các con đi đường tại ngã tư
đường phố phải chú ý đèn tín hiệu giao
thông, khi nào đèn xanh bật sáng thì mới
được đi qua, đèn đỏ bật sáng thì phải dừng
lại
+ Cho trẻ đọc từ khó trong bài thơ: “tín
hiệu”; “giao thông”; “thông đường”; “đâm
nhau”
* HĐ 4: Dạy trẻ đọc thơ.

- Cô mời cả lớp đọc 2 lần.
- Mời tổ, nhóm, cá nhân lên đọc.
( Sau mỗi lần trẻ đọc cô luôn lắng nghe và
sửa sai cho trẻ)
* HĐ 5: Kết thúc.
2. Chơi. hoạt động ngoài trời.
* HĐCMĐ: Vẽ phấn về các phương tiện
giao thông đường bộ.
- Cho trẻ kể tên các phương tiện giao thông
đường bộ mà trẻ biết.
- Cô cho trẻ nêu cách vẽ về phương tiện
giao thông đường bộ.
- Cô tổ chức cho trẻ vẽ phương tiện giao
thông đường bộ trên sân. Cô hướng dẫn và
tham gia vẽ cùng trẻ.
- Kết thúc: Cô khái quát lại và giáo dục trẻ
phải biết yêu quý các bác tài xế.
* Trò chơi: Người tài xế giỏi.
- Cô giới thiệu tên trò chơi cách chơi.
+ Cách chơi: Cô nói tên các phương tiện
giao thông, trẻ làm động tác lái phương tiện
giao thông tương ứng và đi theo tín hiệu đèn
- Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Cô bao quát động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
* Chơi tự do.
3. Chơi, hoạt động theo ý thích buổi
* Trò chơi: Đi tàu hỏa.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.


- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ đọc.

- Trẻ đọc thơ.
- Trẻ đọc thơ.

- Trẻ kể.
- Trẻ nêu cách vẽ.
- Trẻ vẽ.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.
21


- Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Cô bao quát động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
* Hoạt động: LQBH“ Đường em đi”
- Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe 1 – 2 lần.
- Cô giảng nội dung bài hát.
- Cô cho trẻ hát 2 – 3 lần.

- Giáo dục: Trẻ biết một số quy định giao
thông đường bộ và tuân thủ theo quy định
đó.
* Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuồi ngày.

- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nghe ,cảm
nhận.
- Trẻ lắng nghe.
- Cả lớp hát.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi tự chọn.

Đánh giá hàng ngày
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………

Thứ 6 ngày 12 tháng 01 năm 2018
I. Mục đích.
*Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả bài hát “ Đường em đi”
- Trẻ hát thuộc bài hát, hát đúng cao độ, trường độ của bài hát “ Đường em đi”
- Trẻ hiểu nội dung và cảm nhận được giai điệu bài hát, biết vân động theo nhịp
bài hát “ Đường em đi”
- Trẻ hứng thú nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô bài “ Em đi qua ngã tư đường
phố”

- Trẻ nhớ tên trò chơi và chơi đúng cách.
* Rèn luyện cho trẻ kỹ năng hát rõ lời và đúng giai điệu.
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng vận động theo nhịp bài hát.
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng chú ý và ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ chơi không sai luật.
* Giáo dục trẻ biết một số quy định giao thông .
- Thích thú khi được đi dạo ngoài trời, cảm nhận những cảnh vật xung quanh.
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên và biết bảo vệ môi trường.
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị.
- Hệ thống câu hỏi.
22


- Nhạc bài hát “ Đường em đi” và “ Em đi qua ngã tư đường phố”
- Đồ dùng đồ chơi các góc.
- Sân sạch gọn, xắc xô,…
- Bảng bé ngoan, cờ và phiếu bé ngoan.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động học: Âm nhac:
Dạy vận động bài hát : Đường em đi.
Nghe hát: Em đi qua ngã tư đường phố.
TCÂN: Nghe tiếng kêu đoán phương tiện
giao thông.
* HĐ 1: Gây hứng thú.
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “ Khi đi ra
- Trẻ đọc thơ.
đường”

“ Khi đi ra đường
Nhớ lời cô dặn
Không đùa không chạy
Đi ở vỉa hè
Kẻo lỡ gặp xe
Thì không tránh kịp”
- Cô và các con vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ “Khi đi ra
đường”
- Cô giáo đã dạy các con những gì nào?
- Không đùa không
chạy.Đi ở vỉa hè.
- Các con ạ, bài thơ giáo dục chúng mình
- Trẻ lắng nghe.
khi đi ra đường thì đi đúng phần đường của
mình luôn luôn đi bên phía tay phải . Khi
các con đi bộ các con nhớ đi trên vỉa hè,
không được nô đùa trên đường. Chú Tường
Vân cũng đã sáng tác bài thơ nói về điều
này và đã được nhạc sỹ Ngô Quốc Tính phổ
nhạc rất hay. Đó là bài hát gì vậy các con?
* HĐ 2: Ôn bài hát “ Đường em đi”
- Cô mở 1 đoạn nhạc trong bài hát “ Đường - Trẻ lắng nghe
em đi” và hỏi trẻ:
+ Vừa các con được nghe giai điệu bài hát
- Bài hát “ Đường em
gì?
đi”
- Bạn nào có thể nêu ý tưởng về cách vận
- Trẻ trả lời.

động bài hát này nào?
* HĐ 3: Dạy vận động minh họa bài hát
“ Đường em đi”
- Cô giới thiệu vận động.
- Trẻ lắng nghe
Lần 1: Cô hát và vận động cho trẻ xem.
- Trẻ lắng nghe và
quan sát.

Ghi chú

23


Lần 2: Cô hát và vận động kết hợp với
phân tích động tác minh họa theo lời bài
hát.
+ Động tác 1: “ Đường em đi…bên phải”:
Trẻ vẫy tay về bên phải.
+ Động tác 2: “Đường em đi…bên tái”: Trẻ
vẫy tay về bên trái.
+ Động tác 3: “ Đường bên trái…không
đi”: Chỉ tay về phía trái kết hợp với lắc tay.
+ Động tác 4: “Đường bên phải…em đi”:
Chỉ tay về phía phải kết hợp với gập đầu.
* HĐ 4: Trẻ vận động.
- Cô cho cả lớp hát và vận động minh họa.
Sau đó đến tổ, nhóm, cá nhân. Rồi lớp múa
lại lần nữa.
* HĐ 5: Nghe hát bài hát “ Em đi qua

ngã tư đường phố.
- Hôm nay, cô thấy bạn nào cũng hát và
múa giỏi, thế lên cô sẽ hát tặng các con 1
bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố” của
nhạc sĩ “ Hoàng Văn Yến” nhé.
- Lần 1: Cô hát kết hợp với cử chỉ điệu bộ.
- Lần 2: Cô mở nhạc cho trẻ nghe, trẻ
hưởng theo và vận động tùy thích.
* HĐ 6: Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng
kêu đoán phương tiện giao thông.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
+ Cách chơi: Cô nói tiếng kêu của phương
tiện nào thì trẻ nói tên phương tiện đó.
Ví dụ:
+ Cô nói: Kính coong.
+ Cô nói: Tu tu.
+ Cô nói: Ù ù.
+ Cô nói: Bim bim.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 -4 lần.
- Cô nhận xét trẻ sau khi chơi.
* HĐ 3: Kết thúc.
- Cho trẻ làm động tác lái xe đi ra ngoài.
2. Chơi, hoạt động ngoài trời
* HĐCMĐ: Quan sát tàu hỏa.
- Cho trẻ hát và vận động bài hát “ Mời bạn
lên tàu lửa”

- Trẻ lắng nghe và
quan sát.


- Trẻ vận động.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe và
hưởng ứng theo giai
điệu của bài hát.
- Trẻ chú ý lắng nghe.

- Trẻ nói: Xe đạp.
- Trẻ nói: Tàu hỏa.
- Trẻ nói: Máy bay.
- Trẻ nói: Ô tô.
- Trẻ hứng thú chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ làm động tác lái
xe.
- Trẻ hát.
24


- Vậy tàu lửa còn có tên gọi gì khác không
nào?
- Tàu hỏa là phương tiện giao thông đường
gì?
- Hôm nay, cô cùng các con tìm hiểu phám
phá về tàu hỏa, lớp mình có đồng ý không
nào?
- Các con vừa được quan sát về tàu hỏa, các
con có nhận xét gì về tàu hỏa nào?

- Cô thấy các con có rất nhiều ý kiến về tàu
hỏa. Để khẳng định ý kiến của các bạn có
đúng không, lớp mình cùng hướng lên đây
để kiểm tra cùng cô nhé!
- Các con thấy tàu hỏa nó như thế nào, nó
có những gì?
- Chúng mình cùng kiểm tra xem đầu tàu có
những gì nào? ( Đèn để làm gì? Kính dùng
để làm gì?...). Đầu tàu có nhiệm vụ gì các
con?
- Phía sau đầu tàu có gì? Các con có nhận
xét gì về số toa tàu? Các toa tàu dùng để
làm gì? Tàu hỏa và ô tô thì loại phương tiện
nào chở hàng, khách được nhiều hơn? Vì
sao?
- Đầu tàu và các toa tàu được nối nhau bằng
gì các con?
- Vậy tàu hỏa chạy ở đâu? Vì sao tàu hỏa
chạy được trên đường ray.
- Theo các con khi đi tàu, ngồi trên tàu
mình phải ngồi như thế nào?
* Giáo dục :
- Khi đi tàu hỏa phải ngồi cần thận, không
thò đầu hay tay ra ngoài cửa sổ.
- Khi đi đến các đoạn đường có giao nhau
với đường ray gặp tàu chạy thì phải đứng
sau gác chắn, nếu không có gác chắn thì
phải đứng cách xa, chờ tàu đi qua mới được
đi.
- Các con không được chơi ở đường ray,

không đi trên dường ray, không ném đất đá
hay vật gì khác lên tàu.
* Trò chơi: Đi tàu hỏa.
- Cô giới thiệu tên trò chơi,luật chơi, cách
chơi.

- Tàu hỏa.
- PTGT đường sắt.
- Có ạ.
- Trẻ nhận xét.

- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.
25


×