Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Chu de su 6 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.23 KB, 19 trang )

TRƯỜNG THCS KIM ANH
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Kim Anh, ngày 1 tháng 9 năm 2017

KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ MÔN LỊCH SỬ 6
Năm học 2017-2018
- Căn cứ vào Kế hoạch hoạt động năm học 2017-2018 của nhóm chuyên
môn.
- Căn cứ vào nội dung chương trình và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 6
năm học 2017-2018
- Căn cứ vào tình hình thực tế của giáo viên bộ môn Lịch sử và năng lực
học tập của học sinh. Nhóm Lịch sử trường THCS Kim Anh xây dựng kế hoạch
thực hiện chủ đề môn Lịch sử 6 “ Xã hội cổ đại ” năm học 20417-2018 như
sau: Tên chủ đề: Xã hội cổ đại
I. Mục đích- yêu cầu
1. Mục đích
Xây dựng và dạy học theo chủ đề là một nội dung quan trọng nhằm khuyến
khích giáo viên chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học
trong môn học và các chủ đề tích hợp liên môn, đồng thời chủ động xây dựng
tiến trình dạy học theo chủ đề với các hoạt động tổ chức dạy học tích cực để phát
triển năng lực và phẩm chất của học sinh, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục phổ thông.
2. Yêu cầu
- Việc triển khai chủ đề thực hiện nghiêm túc, có kế hoạch, bám sát chuẩn
kiến thức kĩ năng và chương trình môn Lịch sử 6. Đảm bảo 100% giáo viên
trong nhóm Lịch sử được tham gia, đóng góp ý kiến và cùng áp dụng thực hiện.
- Nội dung chủ đề bám sát thực tế dạy học Lịch sử 6 của trường THCS Kim


Anh, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, tránh theo kiểu lí luận chung.
- Tổ chuyên môn dự giờ ít nhất 1 tiết trong chủ đề để nhận xét, góp ý cho bài
giảng và chủ đề.
- Sau khi thực hiện xong chủ đề có nhận xét rút kinh nghiệm, bổ sung chủ đề
để thực hiện những năm học tới
II. Nội dung kế hoạch:
1. Thời gian thực hiện: Tháng 9/2017
(Tổng số tiết: 3- thực hiện trong tuần 4, 5,6)
2. Tổ chức thực hiện
2.1. Phân phối chương trình thực hiện chủ đề“ Xã hội cổ đại ”
Tuần Tiết
Nội dung
4
4
Các quốc gia cổ đại phương Đông
5
5
Các quốc gia cổ đại Phương Tây.
Văn hóa cổ đại.
6
6
2.2. Tiến trình thực hiện


Bước 1: Tiếp tục xây dựng chủ đề dạy học
Trên cơ sở nội dung sinh hoạt nhóm chuyên môn, triển khai về dạy học
theo chủ đề, tiếp tục thảo luận nhóm chuyên môn xác định nội dung chính của
từng tiết theo chủ đề xây dựng; mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ, định hướng
phát triển năng lực; bảng mô tả mức độ nhận thức của chủ đề và hệ thống câu hỏi,
bài tập.....

Bước 2: Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề
Nhóm chuyên môn thảo luận để thiết kế tiến trình dạy học chủ đề gồm các
nội dung: hình thức, cách thức tổ chức dạy học; phương pháp, kỹ thuật dạy học;
nhiệm vụ của học sinh, nhiệm vụ của giáo viên... đối với từng tiết học của chủ đề.
Nhóm thảo luận xây dựng khung bài soạn cơ bản. GV dạy trực tiếp biên
soạn giáo án phù hợp với từng lớp.
Bước 3: Tổ chức dạy học và dự giờ, đánh giá kết quả
+ Nhóm chuyên môn tổ chức dự giờ, phân tích, thảo luận và đánh giá rút
kinh nghiệm. Căn cứ vào nội dung đánh giá những ưu điểm, hạn chế của bài dạy,
nhóm chuyên môn chỉnh sửa, hoàn thiện chủ đề để thực hiện theo PPCT
+ Tổ chức sinh hoạt nhóm, tổng kết đánh giá việc thực hiện dạy học theo
chủ đề ngay sau khi kết thúc.
2.3. Phân công nhiệm vụ
- Đ.c Oanh: Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức cho nhóm thực hiện
chủ đề.
- Đ.c Oanh: Viết dự thảo nội dung chủ đề báo cáo trước nhóm, tập hợp ý
kiến thảo luận của nhóm, hoàn thiện nội dung chủ đề, dạy thực nghiệm 1 tiết
- Các thành viên trong nhóm: Tham gia xây dựng chủ đề, dự giờ rút kinh
nghiệm tiết thực nghiệm, triển khai dạy học theo nội dung chủ đề của nhóm phù
hợp với từng lớp.
2.4. Biện pháp thực hiện
- Bám sát các văn bản chỉ đạo để tổ chức dạy học theo chủ đề đúng quy
trình, thiết thực và hiệu quả.
- Xây dựng nội dung chủ đề và tổ chức dạy học cần căn cứ vào chuẩn kiến
thức kĩ năng và thái độ và không được cắt xén chương trình, phải đảm bảo số
tiết/tuần cũng như tổng số tiết của môn học không đổi.
- Việc thực hiện chủ đề đảm bảo về thời gian, thông qua tổ chuyên môn và
nhà trường ít nhất 1 tuần trước khi thực hiện; việc rút kinh nghiệm giờ dạy và
tổng kết chủ đề đảm bảo tính kịp thời, ngay sau khi kết thúc hoạt động.
- Các thành viên trong nhóm nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vận

dụng PPDH và trang thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng thực hiện chủ đề.
- Báo cáo tổ chuyên môn và BGH nhà trường khi có khó khăn trong quá
trình thực hiện để đảm bảo tốt chất lượng chủ đề.
- Kết hợp với các đồng chí GV trong tổ và nhà trường tham gia góp ý
trong quá trình thực hiện hoặc phối hợp ở những nội dung có liên quan.
3. Dự kiến phương pháp, kĩ thuật, hình thức dạy học:
- Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật mảnh ghép, mô
hình trường học mới, thảo luận nhóm, làm việc cá nhân, trình bày, trò chơi.


- Nhận xét, đánh giá., vận dụng liên hệ....
4. Lịch thực hiện

Thời gian
Ngày 1/9
Ngày 3/9

Nội dung
Người thực hiện
Họp nhóm chuyên môn chọn chủ đề, xây
dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, xác
Cả nhóm
định thời gian thực hiện.
Họp nhóm thảo luận xây dựng bổ sung Cả nhóm, đ.c Oanh báo
nội dung chủ đề
cáo nội dung
Duyệt tổ CM và BGH
đ/c Oanh

Ngày 6/9

Từ ngày
Triển khai dạy học theo TKB
đ/c Oanh
15 /9- 30/9
Dự giờ thực nghiệm 1 tiết + điều chỉnh
15/9
Cả nhóm, đ.c Oanh dạy
nội dung chủ đề .
Tuần
Họp nhóm tổng kết chủ đề
Cả nhóm
(5/10)
HIỆU PHÓ

GV lập kế hoạch

Nguyễn Thị Kim Oanh



CHỦ ĐỀ: XÃ HỘI CỔ ĐẠI
I. Cơ sở hình thành chủ đề:
Bài 4, 5,6 SGK Lịch sử lớp 6, chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử.
II.Thời gian dự kiến: 3 tiết
Tiết 1: Khái quát chủ đề. Các quốc gia cổ đại phương Đông.
Tiết 2: Các quốc gia cổ đại Phương Tây.
Tiết 3: Văn hóa cổ đại.Tổng kết chủ đề.
III. Nội dung chủ đề:
1. Nội dung chủ đề:
a. Cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại

- Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý: những thuận lợi, khó khăn
- Phát triển kinh tế:
- Sự phân hóa của xã hội:
b. Sự ra đời của Nhà nước và thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại
b1. Sự ra đời của nhà nước
* Phương Đông: Nhà nước ra đời do 3 yếu tố
+Kinh tế nông nghiệp phát triển
+ Do nhu cầu công tác thủy lợi
+ Sự phân hóa XH thành 3 tầng lớp: Quý tộc, nông dân công xã và nô lệ.
* Phương Tây: Nhà nước ra đời do 2 yếu tố
+Kinh tế công nghiệp và thương nghiệp phát triển
+ Sự phân hóa XH thành 3 tầng lớp: chủ nô, tầng lớp bình dân và nô lệ.
b2. Thể chế chính trị
* Phương Đông: Quân chủ chuyên chế. Vua có quyền lực tối cao.
* Phương Tây: xã hội chiếm hữu nô lệ
- Dân chủ chủ nô Aten: Hội đồng công dân quyết định những vấn đề quan
trọng của nhà nước.
* Phương Đông: Quân chủ chuyên chế. Vua có quyền lực tối cao.
* Phương Tây: xã hội chiếm hữu nô lệ
- Dân chủ chủ nô Aten: Hội đồng công dân quyết định những vấn đề quan
trọng của nhà nước.
* Phương Tây: xã hội chiếm hữu nô lệ
- Cộng hòa quý tộc Rôma: Quyền lực NN do Hội đồng đại biểu Quý tộc là
Viện Nguyên lão quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
c. Văn hóa cổ đại: theo những thành tựu của văn hóa của các quốc gia cổ
đại phương Đông và phương Tây về các lĩnh vực: Lịch pháp và Thiên văn học;
chữ viết; khoa học và nghệ thuật (kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật….).
d. Tổng kết chủ đề
- Vẽ bản đổ tư duy để khái quát lại chủ đề đã học.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về những thành tựu văn hóa thời cổ đại.

- Chơi trò chơi ghép tranh.
2. Mục tiêu của chủ đề.
1. Kiến thức:


- HS biết được: Sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Đông và
phương Tây, các tầng lớp, giai cấp trong xã hội cổ đại; thành tựu chính của nền
văn hóa cổ đại phương Đông
- HS hiểu được: Sự giống và khác nhau về sự ra đời của các quốc gia cổ
đại; hiểu sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại.
- HS có thể vận dụng những hiểu biết về lịch sử cổ đại thế giới để tìm hiểu
lịch sử nhân loại, đặc biệt là lịch sử Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng tư duy lôgic; xâu chuỗi các sự kiện, các vấn đề lịch sử
- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng nhận xét, đánh giá
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất.
- Hs thấy rõ sự bất bình đẳng trong xã hội có giai cấp.
- Hs tự hào về những thành tựu của nhân loại thời cổ đại
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học: Phát hiện kiến thức cơ bản trong
sách giáo khoa. Khả năng tự sưu tầm, thu thập kiến thức về sự hình thành, tổ
chức nhà nước và đời sống, thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương
Đông và phương Tây. Khả năng hệ thống hóa kiến thức, so sánh, liên hệ
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện sự hình thành, đời sống,
những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại. Năng lực thực hành bộ môn:
Sưu tầm tư liệu văn hóa cổ đại và viết bản báo cáo, làm bài thực hành tìm hiểu
thành tựu văn hóa cổ đại.

IV. Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu và biện soạn câu hỏi, bài tập
kiểm tra, đánh giá.
1. Bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi, bài
tập trong chủ đề.
Nội
Nhận biết
Thông hiểu
Vận
dụng Vận dụng cao
dung
thấp
Các
quốc
gia cổ
đại
phươn
g Đông

Nêu được sự xuất
hiện các quốc gia
cổ đại ở phương
Đông và phương
Tây.
Trình bày được các
đặc điểm về tổ chức
nhà nước và đời
sống của các quốc
gia cổ đại phương
Đông


- Giải thích
được sự ra đời
của quốc gia cổ
đại
- Xác định
được vị trí của
quốc gia cổ đại
phương Đông.
Giải thích được
khái niệm “nhà
nước chuyên
chế cổ đại”,

- Vẽ sơ đồ bộ
máy nhà nước
cổ
đại
phương
Đông.

Liên hệ được
với sự ra đời
nước Văn Lang,
của nền văn
minh lúa nước
sông Hồng.
- Đánh giá vai
trò của tầng lớp
nông dân công
xã trong xã hội

cổ đại phương
Đông.


Các
quốc
gia cổ
đại
phươn
g
Tây.

Trình bày được các
đặc điểm về tổ chức
nhà nước và đời
sống của các quốc
gia cổ đại phương
Tây.

- Phân biệt
được các đặc
điểm về tổ
chức bộ máy và
đời sống của
các quốc gia cổ
đại
phương
Đông

phương Tây.

- Giải thích
được khái niệm
“chế độ chiếm
hữu nô lệ”.

- Lập được
bảng so sánh
sự khác nhau
về thời gian
xuất hiện các
quốc gia , tổ
chức bộ máy
nhà nước và
đời sống xã
hội của các
quốc gia cổ
đại phương
Đông

phương Tây.

- Nhận xét được
quyền lực của
nhà vua , chất
của nhà nước
trong xã hội cổ
đại.
- Đánh giá vai
trò của tầng lớp
nô lệ trong XH

phương Tây.

Văn
- Trình bày được Phân biệt được - Lập được - Nhận xét, đánh
hóa cổ những thành tựu những
thành bảng thống kê giá được giá trị
đại
tiêu biểu của các tựu của văn hóa về lịch sử xã của những thành
quốc gia cổ đại phương Đông hội cổ đại (sự tựu văn hóa cổ
phương Đông và và phương Tây. hình thành, tổ đại.
phương Tây (về
chức
nhà - Viết được các
lịch, chữ viết, khoa
nước,
đời bài giới thiệu về
học, kiến trúc…).
sống, những một thành tựu
- Lập được bảng
thành tựu văn văn hóa cổ đại
thống kê những
hóa của các (trong bài tập
thành tựu văn hóa
quốc gia cổ vận dụng kiến
của các quốc gia cổ
đại).
thức liên môn
đại.
vào thực tiễn)
Định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực chung: Năng lực tự học: Phát hiện kiến thức cơ bản trong
sách giáo khoa. Khả năng tự sưu tầm, thu thập kiến thức về sự hình thành, tổ
chức nhà nước và đời sống, thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương
Đông và phương Tây. Khả năng hệ thống hóa kiến thức, so sánh, liên hệ
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện sự hình thành, đời sống,
những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại. Năng lực thực hành bộ môn:
Sưu tầm tư liệu văn hóa cổ đại và viết bản báo cáo, làm bài thực hành tìm hiểu
thành tựu văn hóa cổ đại.
2/ Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập
Nhận biết
Câu 1. Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây được hình
thành ở đâu và từ bao giờ ?
Câu 2. Nền kinh tế nào được hình thành ở các quốc gia này ?có thuận lợi
và khó khăn gì?
Câu 3. Khi sản xuất phát triển, của cải dư thừa sẽ dẫn đến tình trạng gì ?


Câu 4. Xã hội cổ đại phương Đông và Phương Tây gồm có những tầng
lớp nào?
Câu 5. Kể tên các thành tựu văn hóa cổ đại ?
Câu 6. Em hãy cho biết chữ viết ra đời trong hoàn cảnh nào? ý nghĩa của
nó.?
Câu 7 : Trong lĩnh vực kiến trúc, các quốc gia cổ đại đạt những thành tựu
gì ?
Thông hiểu
Câu 1. Vì sao nô lệ nổi dậy? Trước sự nổi dậy của nô lệ, giai cấp thống trị
đã làm gì để ổn định xã hội.?
Câu 2. Em hãy vẽ sơ đồ nhà nước cổ đại phương Đông và phân tích sơ đồ ?
Câu 3. Tại sao các quốc gia cổ đại Phương Tây ra đời muộn hơn Phương Đông?
Câu 4. Tại sao gọi nhà nước Phương Đông là chế độ quân chủ chuyên chế ?

Câu 5. Tại sao gọi xã hội cổ đại phương Tây là “xã hội chiếm hữu nô lệ” ?
Câu 6. Vì sao người Ai Cập lại giỏi hình học ?
Vận dụng cấp thấp
Câu 1. So sánh được sự ra đời của các quốc gia cổ đại?
Câu 2. So sánh được sự khác nhau về tổ chức bộ máy nhà nước và đời sống
xã hội ?
Câu 3. Giải thích sự khác nhau về thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại?
Vận dụng cấp cao
Câu 1. Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước của các quốc gia cổ đại
phương Đông và Phương Tây ?
Câu 2. Em có nhận xét gì về những thành tựu văn hoá của người cổ đại ?
Những thành tựu ấy có ý nghĩa gì đối với lịch sử nhân loại .?
Câu 3. Theo em những thành tựu văn hoá thời cổ đại nào còn được sử
dụng đến ngày nay ? Bản thân em thấy mình cần phải làm gì để bảo vệ công
trình văn hoá đó.?
V. Tổ chức dạy học chủ đề
Tuần 4.
BÀI 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Học sinh nêu được sự xuất hiện của các quốc gia cổ đại phương Đông( thời
gian, địa điểm).
- Hs hiểu và giải thích được sự ra đời của các quốc gia cổ đại . Xác định được vị
trí của các quốc gia cổ đại phương Đông .
- Vận dụng: - Lập bảng so sánh sự khác nhau về thời gian xuất hiện các quốc gia
cổ đại phương Đông. Liên hệ được với sự ra đời nước Văn Lang, của nền văn
minh lúa nước sông Hồng
- Tích hợp giáo dục môi trường tự nhiên và xã hội.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, kĩ năng quan sát.

- Kĩ năng nhận xét, đánh giá vấn đề, sự kiện lịch sử.
3. Thái độ:


- Có ý thức về sự bất bình đẳng, phân chia giai cấp trong xã hội và nhà nước
quân chủ chuyên chế.
4. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Đọc, viết, sử dụng ngôn ngữ, trình bày sự kiện, quan sát, giải
quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Hs biết nhận xét, đánh giá các vấn đề lịch sử.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- Gv: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng môn Lịch sử THCS, Sách
giáo khoa lịch sử 6, SGV Lịch sử 6. Tư liệu Lịch sử 6.
- Hs: sgk, vở ghi, vở bài tập.
- Máy chiếu.Phiếu học tập.
C. Tiển trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Kiếm tra bài cũ :
? Con người xuất hiện như thế nào? Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã.
* Bài mới:
- Nêu vấn đề: Xã hội nguyên thủy tan rã , xã hội có giai cấp nhà nước hình
thành, quốc gia đầu tiên được ra đời ở Phương Đông, đó là những quốc gia nào..
- Tổ chức các hoạt động dạy học:
I. Khái quát chủ đề.
- Qua chủ đề này các em cần nắm được cơ sở hình thành, thời gian xuất hiện,
thuận lợi khó khăn về kinh tế, tên các quốc gia cổ đại.
- Hiểu được sự phân hóa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại.
- Hiểu được các giá trị của thành tựu văn hóa cổ đại, nhận xét được vai trò của
thành tựu này đối với ngày nay.
II. Nội dung chủ đề:
1. Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao

giờ ?
- GV cho HS quan sát lược đồ két hợp tư liệu SGK để hoàn thành PHT


- GV chia 4 hs 1 nhóm và yêu cầu hs đọc sgk, làm việc theo nhóm và điền vào phiếu nội
dung sau:

Tiêu chí
Phương Đông cổ đại
Tên quốc gia
Thời gian hình thành
Địa bàn xuất hiện
Kinh tế
- Hs trình bày kết quả, các nhóm bổ sung ý kiến.
Tiêu chí
Phương Đông cổ đại
Tên quốc gia
Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc
Thời gian hình thành Cuối thiên niên kỉ thứ IV đầu thiên niên kỉ thứ III TCN
Địa bàn xuất hiện
Lưu vực các dòng sông lớn: Sông Nin ( Ai C ập), Sông
Hằng (Ấn Độ), Sông Hoàng Hà (Trung quốc) ...
Kinh tế

Nông nghiệp trồng lúa và hoa màu; chăn nuôi và thủ
công nghiệp
- Em có nhận xét gì về địa điêm hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông?
- Để chống lũ lụt, ổn định sản xuất người nông dân đã làm gì?
- Em hãy mô tả cảnh làm ruộng của người Ai Cập ?
- Hs: + Hình trên: Người nông dân đập lúa

+ Hình dưới: Người nông dân cắt lúa
- Khi sản xuất phát triển, của cải dư thừa sẽ dẫn đến tình trạng gì
- Xã hội xuất hiện người giàu, người nghèo
- Xã hội phân chia giai cấp
-> Nhà nước ra đời để điều hành và quản lí xã hội
GV chốt : giới thiệu vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của các quốc gia và khẳng
định đây là các quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người.
2. Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào ?
- GV cho HS đọc SGK.
- Xã hội cổ đại phương Đông gồm có những tầng lớp nào?
* Xã hội cổ đại phương Đông gồm 2 giai cấp:
- Giai cấp thống trị: Quí tộc, quan lại( Vua đứng đầu)Có nhiều của cải và quyền
thế.
- Giai cấp bị trị:
+ Nông dân công xã là tầng lớp lao động chính trong xã hội.
+ Nô lệ có thân phận thấp kém nhất trong xã hội.
3. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông:
- Yêu cầu hs đọc mục 3 SGK và giới thiệu tổ chức xã hội của các quốc gia cổ
đại phương Đông.
?Hãy vẽ sơ đồ nhà nước cổ đại phương Đông .
- Sơ đồ bộ máy nhà nước các quốc gia cổ đại phương Đông:


Vua
Quý tộc
(quan lại)
Nông dân
Nô lệ
-> Đó là nhà nước quân chủ chuyên chế (vua nắm mọi quyền hành từ trung
ương đến địa phương )

* Củng cố:
? Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và cho biết vị trí của các quốc gia
này? Thể chế của các quốc gia cổ đại phương Đông ?
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và nắm nội dung bài học
- Chuẩn bị : Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây.
? Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành từ bao giờ? Xác định vị trí
của các quốc gia này trên bản đồ.
? Xã hộiCổ đại phương Tây đã hình thành những giai cấp nào? Nêu rõ vị thế
của mỗi giai cấp.
Tuần 5
BÀI 5- CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
A.Mục tiêu : Giúp hs
1. Kiến thức:
- Hs nhận biết: Sự xuất hiện của các quốc gia cổ đại phương Tây( thời gian, địa
điểm). Trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia này
- Hs hiểu: Giải thích được sự ra đời của các quốc gia cổ đại .Xác định được vị trí
của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây
- Hs vận dụng: Lập được bảng so sánh sự khác nhau về thời gian xuất hiện,
thành tựu văn hóa của các quốc gia này
- Tích hợp giáo dục môi trường: miêu tả điều kiện tự nhiên của bán đảo Ban
căng và I-ta-li-a nơi hình thành 2 quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô Ma. ĐKTN
không thuận lợi cho trồng lúa, nên cư dân phát triển thủ công nghiệp, thương
nghiệp, nhất là ngoại thương.
- Hai giai cấp cơ bản của xã hội chiếm hữu nô lệ. Vai trò nô lệ trong lao động
sản xuất ra của cải vật chât.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, sử dụng bản đồ, phân tích, đánh giá vấn đề và sự kiện
lịch sử.
3. Thái độ:

- Có ý thức về sự bất bình đẳng trong xã hội có giai cấp; mối quan hệ giữa điều
kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế ở nỗi khu vực.
4. Định hướng năng lực hình thành:


- Năng lực chung: Đọc, viết, sử dụng ngôn ngữ, trình bày sự kiện, quan sát, giải
quyết vấn đề, miêu tả.
- Năng lực chuyên biệt: Hs biết nhận xét, đánh giá, so sánh sự khác nhau về thời
gian xuất hiện, thành tựu văn hóa của các quốc gia này
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo :
- GV : Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng môn Lịch sử THCS, SGK,
SGV Lịch sử 6, tư liệu Lịch sử 6, Đổi mới thiết kế bài giảng Lịch sử 6.
- Hs: Sgk, vở ghi, vở bài tập.
- Máy chiếu. Phiếu học tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy cho biết sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông( kết hợp xác
định vị trí của các quốc gia trên bản đồ)
* Bài mới:
- Nêu vấn đề: Các quốc gia cổ đại Phương Tây ra đời có điểm gì khác so với
quốc gia cổ đại phương Đông cô và các em cùng tìm hiểu bài hôm nay.
- Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây. Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rô
ma gồm những giai cấp nào ?
a. Sự hình thành các quốc gia cổ đại.
- Gv chia 4 hs 1 nhóm và yêu cầu hs đọc sgk, làm việc theo nhóm và điền vào phiếu nội dung
sau:

Tiêu chí
Phương Tây cổ đại

Tên quốc gia
Thời gian hình thành
Địa bàn xuất hiện
Kinh tế
Thuận lợi
Khó khăn
- Hs thảo luận, trình bày kết quả.
Tiêu chí
Phương Tây cổ đại
Tên quốc gia
HiLạp và Rôma.
Thời gian hình thành
Địa bàn xuất hiện
Kinh tế
Thuận lợi

Đầu thiên niên kỉ thứ I TCN
Trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a.
Thủ công, thương nghiệp
Có nhiều hải cảng tốt, thuận lợi cho buôn bán đường
biển.
Khó khăn
Đất ít và xấu , nên chỉ thích hợp cho cây lâu năm ,
lương thực thiếu, luôn phải nhập khẩu
- Gv giới thiệu vị trí của các quốc gia này trên bản đồ và xác định ở phía Nam
Âu có hai bán đảo nhỏ vươn ra Địa Trung Hải. Đó là bán đảo Ban Căng và
Italia. Đây là vùng đồi núi, ít đồng bằng, đất đai khô cứng nhưng có nhiều hải
cảng tốt, thuận lợi cho buôn bán đường biển.
? Tại sao các quốc gia cổ đại Phương Tây ra đời muộn hơn Phương Đông



-Đất đai khô cằn , nhỏ hẹp không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông
nghiệp mà chủ yếu thích hợp cho trồng cây lâu năm , công cụ bằng đá, bằng
đồng canh tác vùng này không hiệu quả -> lương thực thiếu phải nhập khẩu.
Đầu thiên niên kỉ I, công cụ bằng sắt xuất hiện mới đạt năng suất cao là cơ sở ra
đời của nhà nước
? Theo em địa hình của các quốc gia cổ đại phương Tây khác với các quốc gia
cổ đại phương Đông ntn? Địa hình đó ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế ?
b.Các giai cấp
- Gọi một HS đọc mục 3 SGK
? Cho biết xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Đứng đầu nhà
nước là ai
- Hs liên hệ kiến thức đã học
3. Chế độ chiếm hữu nô lệ.
? Cho biết xã hội cổ đại phương Tây gồm những tầng lớp nào.
? Tại sao gọi xã hội cổ đại phương Tây là “xã hội chiếm hữu nô lệ”
- Xh có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, một xã hội chủ yếu dựa vào lao
động của nô lệ và bóc lột nô lệ tàn bạo. Cho nên XH đó gọi là XH chiếm hữu
nô lệ
* Củng cố:
? So sánh sự khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Tây với các quốc gia cổ
đại phương Đông
KHÁC NHAU
QGCĐP ĐÔNG
QGCĐP TÂY
Tên các quốc gia
Thời gian hình thành
Địa bàn xuất hiện
Thuận lợi
Khó khăn

Dễ lũ lụt, gây mất mùa... Đất ít và xấu
Cơ sở kinh tế
* Hướng dẫn về nhà
- Học bài và nắm nội dung bài học
- Chuẩn bị: Bài 6: Văn hoá cổ đại.
+ Đọc bài và kể tên các thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại.
+ Trả lời câu hỏi trong sgk phần cuối bài.
Tuần 6
Bài 6 . VĂN HOÁ CỔ ĐẠI
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết: Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của các quốc gia cổ đại
phương Đông và phương Tây (về lịch, chữ viết, khoa học, kiến trúc…).Lập được
bảng thống kê những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại.
- Hs hiểu: Phân biệt được những thành tựu của văn hóa phương Đông và phương
Tây
- Hs vận dụng : Lập được bảng thống kê về lịch sử xã hội cổ đại (sự hình thành, tổ
chức nhà nước, đời sống, những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại. Nhận xét,
đánh giá được giá trị của những thành tựu văn hóa cổ đại.


- GD môi trường tự nhiên và xã hội
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật thời cổ
đại, kĩ năng đánh giá thành tựu văn hoá thời cổ đại.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng tự hào về những thành tựu văn minh của người cổ đại. Giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường ( có ý thức và trách nhiệm bảo vệ, tìm hiểu di tích lịch
sử, văn hoá của nước ta, của địa phương)
4. Định hướng năng lực hình thành:

- Năng lực chung: Đọc, viết, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, trình bày sự kiện, quan
sát, giải quyết vấn đề, miêu tả.
- Năng lực chuyên biệt: Hs biết nhận xét, đánh giá, so sánh sự khác nhau những
thành tựu của văn hóa phương Đông và phương Tây.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo:
- GV: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng môn Lịch sử THCS , sgv,
sgk, tài liệu tham khảo. Tranh sgk: Kim tự tháp; Tượng người ném đĩa
- Hs: vở ghi, sgk, vở bài tập.
Máy chiếu, tranh sưu tầm.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Kiểm tra bài cũ:
? Xã hội cổ đại phương Tây gồm những tầng lớp nào ?
? Tại sao gọi xã hội cổ đại phương Tây là xã hội chiếm hữu nô lệ?
* Bài mới
- Nêu vấn đề: trong buổi bình minh của lịch sử các dân tộc phương Đông và
phương Tây đã sáng tạo nên những thành tựu rực rỡ..
- Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?.
? Em hãy cho biết nền kinh tế chính của các quốc gia phương Đông là gì.
? Để có thể cày cấy đúng thời vụ, người phương Đông đã có những kiến thức gì
GV giải thích : Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, người nông dân dần dần
đã biết được quy luật của tự nhiên, quy luật quay của mặt trăng quanh trái đất và
trái đất quay xung quanh mặt trời. Do vậy họ đã có những kiến thức đầu tiên về
thiên văn học
? Con người tìm hiểu quy luật của mặt trăng quay xung quanh trái đất và trái đất
quay xung quanh mặt trời để làm gì.( Biết làm lịch và dùng lịch)
- HS làm việc theo nhóm: Kể tên những thành tựu văn hóa của các quốc cổ đại
phương Đông) : chữ viết, hình học, các công trình kiến trúc,...
Giới thiệu vườn treo Ba- bi- lon: Là một trong 7 kì quan của thế giới cổ
đại. Được xây dựng vào năm 600 TCN. Theo truyền thuyết, đây là món quà đặc

biệt của vua Na-bu-cho-do-no-so tặng cho hoàng hậu sủng ái của ông
- GV cho hs quan sát tranh và giới thiệu Kim tự tháp Ai Cập: Đây là một
trong 7 kì quan của thế giới cổ đại. Cao 146,6m tương đương với toà nhà 40-50
tầng, người ta ước tính dùng 2,6 triệu tảng đá, trong đó có những tảng nặng tới
55 tấn. Kim tự tháp được xây dựng để giữ gìn xác của các Pha-ra-ông sau khi họ


chết-> Đó là những kì quan của thế giới trong thời cổ đại mà loài người rất thán
phục.
? Em có nhận xét gì về những thành tựu văn hoá của người phương Đông ?
Những thành tựu ấy có ý nghĩa gì đối với lịch sử nhân loại
2. Người Hi Lạp và Rô –ma đã có những đóng góp gì về văn hóa?
Gv chia lớp thành 3 nhóm: Kể những thành tựu văn hoá Người Hi Lạp và Rô
Ma:
- Nhóm 1: Lịch, chữ viết
( dựa trên quy luật của Trái Đất quay quanh Mặt Trời: 1 năm = 365 ngày + 6 giờ
= 12 tháng ( mỗi tháng có 30 ngày hoặc 31 ngày)
- Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c ( có 26 chữ cái gọi là hệ chữ La Tinh ->
Đặt cơ sở cho sử dụng chữ viết ngày nay.)
- Nhóm 2: Khoa học
Toán học, Thiên văn, Vật lí, Triết học, Sử học, Địa lí..mỗi lĩnh vực đều xuất hiện
những nhà khoa học nổi tiếng -> Nền móng, đặt cơ sở cho xây dựng, phát triển
các ngành khoa học cơ bản mà chúng ta đang học ngày nay
- Nhóm 3: văn học, kiến trúc
Văn học cổ Hi Lạp phát triển rực rỡ với những bộ sử thi nổi tiếng thế giới như :
I-li-át, Ô-đi-xê...
- Kiến trúc và điêu khắc: tạo hình Đạt được nhiều thành tựu rực rỡ với những
công trình nổi tiếng như đền Pác-tê-nông ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma,
tượng lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ ở Mi-lô...
- Đại diện các nhóm trả lời.

- GV giáo dục các em có ý thức tìm hiểu về các thành tựu văn hoá của người cổ
đại, ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hoá của đất nước, của địa phương…
(THMT)
III. Tổng kết chủ đề.
GV cho HS sưu tầm và làm báo ảnh về đề tài các thành tựu của nền
văn háo cổ đại: HS sưu tầm và chuẩn bị trước bài thuyết trình ở nhà. Sắp xếp
báo ảnh theo nội dung phù hợp, cử đại diện lên thuyết trình.
GV theo dõi, đánh giá bài thực hành của HS. Một số hình ảnh minh họa:


Lĩnh vực toán học

* Củng cố:
- GV liên hệ về các thành tựu văn hóa Việt Nam từ thời kì dựng nước cho
đến ngày nay. HS vẽ sơ đồ tổng kết chủ đề. GV hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và nắm nội dung bài học.
- Sưu tầm tranh ảnh về kì quan của các quốc gia cổ đại thế giới.
- Chuẩn bị: Ôn tập( ôn tập lại những kiến thức đã học)
- Câu hỏi thu hoạch chủ đề:
1.Em có nhận xét gì về những thành tựu văn hoá các dân tộc cổ đại?
- Những thành tựu ấy đã phản ánh điều gì trong trí tuệ con người thời cổ
đại ? có ý nghĩa như thế nào đối với ngày nay ?
- Theo em những thành tựu văn hoá thời cổ đại nào còn được sử dụng
đến ngày nay ? Bản thân em thấy mình cần phải làm gì để bảo vệ công trình văn
hoá đó.


HIỆU PHÓ


Người viết

Nguyễn Thị Kim Oanh


TRƯỜNG THCS KIM
LƯƠNG
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
------- # -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
----------------------------Kim Lương, ngày 7 tháng 4 năm 2016

BIÊN BẢN TỔNG KẾT, RÚT KINH NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: “ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH VÀ CHIẾN THẮNG LÀM
NÊN BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ DÂN TỘC TA ĐẦU THẾ KỈ X”
Thời gian: 16giờ 30 ngày 7 tháng 4 năm 2016
Địa điểm: Văn phòng tổ KHXH.
Chủ toạ:
Lương Trung Kiên – Nhóm trưởng.
Thư ký:
Nguyễn Thị Phương Lan
I. Nhận xét giờ dạy :
- Đ/ c Nguyễn Thị Phương Lan
- Lớp dạy 6B
Tiết 30- Bài 26 : Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ
của họ Khúc, họ Dương.
* Ưu điểm :

- Giáo viên có sự chuẩn bị bài chu đáo, giảng dạy nhiệt tình
- Khai thác sâu kiến thức bài học.
- Sử dụng phương pháp phù hợp .
* Hạn chế :
- Phân bố thời gian chưa hợp lí.
- Đưa hình ảnh cần sinh động và phù hợp hơn.
* Đánh giá tiết dạy 16.5 đ - xếp loại khá.
II. Nghiệm thu chủ đề :
1. Ưu điểm:
- Lựa chọn chủ đề phù hợp, khả thi với HS và cả GV
- Nhóm chuyên môn đã xây dựng kế hoạch thực hiện khá chi tiết, rõ ràng.
Các thành viên trong nhóm tích cực và hoàn thành công việc được giao đảm bảo
về thời gian cũng như chất lượng.
- Việc phân chia mạch kiến thức và thời lượng trong các tiết dạy khoa học,
mạch lạc.
- Xây dựng giáo án, sử dụng phương pháp và hình thức dạy học phù hợp
với đối tượng HS.
- Sử dụng phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới, tăng cường
sự độc lập, tích cực, phát huy được năng lực của HS. Từ đó phát hiện, đánh giá
việc tự học, sự say sưa nghiên cứu, tìm tòi của HS: Đặc biệt khi GV yêu cầu HS
sưu tầm các tư liệu, các hình ảnh hay đoạn video liên quan tới bài học


- Khi dạy học theo chủ đề, GV thường nêu vấn đề yêu cầu HS tìm hiểu
trước đến lớp báo cáo trước tập thể lớp, trước GV. Vì vậy việc tổ chức thực hiện
trên lớp sẽ đỡ vất vả hơn mà hiệu quả tương đối tốt hơn nữa lại rèn năng lực tự
học, tự tìm hiểu và giải quyết vấn cho HS, rèn kĩ năng trình bày, phát biểu trước
tập thể, chỗ đông người cho HS.
2. Hạn chế
- HS cần có nhiều thời gian để chuẩn bị bài ở nhà, bài tập, phiếu học tập rồi cả

việc thực hành. Vì vậy có nhiều HS không đáp ứng được yêu cầu của GV và
trong quá trình chuẩn bị, học sinh còn lúng túng, giáo viên mất nhiều thời gian
hướng dẫn.
- Khi thực hiện trên lớp, giáo viên còn phải dành một thời lượng cho phần
tổng kết chủ đề mà kiến thức vẫn phải đảm bảo đầy đủ, không được cắt xén dẫn
tới nội dung trong 1 tiết dạy thường rất dài, không có nhiều thời gian cho việc
luyện tập, củng cố.
- Hs chưa quen với việc học theo chủ đề nên ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng
tiết dạy.
3. Nghiệm thu chủ đề :
- Qua chủ đề này học sinh nắm được hoàn cảnh diễn ra các cuộc đấu tranh và
chiến thắng làm nên bước ngoặt lịch sử dân tộc ta đầu thế kỉ.
- Kết quả, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử các cuộc đấu tranh và chiến
thắng làm nên bước ngoặt lịch sử dân tộc ta đầu thế kỉ X.
- Đánh giá được công lao của họ Khúc , Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền đối
với lịch sử dân tộc.
4. Bài học kinh nghiệm:
- GV chuẩn bị chu đáo, chi tiết, cụ thể từng nội dung bài dạy, lựa chọn
phương pháp phù hợp, dành thời gian giao nhiệm vụ, hướng dẫn cho HS chuẩn
bị bài chu đáo ở nhà. Có như vậy khi thực hiện trên lớp GV chỉ cần yêu cầu HS
báo cáo nội dung đã chuẩn bị thì đó là nội dung của bài học.
- Sau mỗi tiết dạy cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc dặn dò, yêu
cầu cần thực hiện trong tiết sau. Đến mỗi tiết mới cần kiểm tra, đánh giá và
khuyến khích bằng điểm số với những HS chuẩn bị và thực hiện tốt nội dung
trên.
- Đối với phần Tổng kết chủ đề, giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn cho Hs
có kĩ năng thành thạo trong việc thâu tóm, khái quát kiến thức của toàn chủ đề.

Lan


Chủ tọa

Thư kí

Lương Trung Kiên

Nguyễn Thị Phương



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×