Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Biến đổi cơ cấu xã hội nông dân tỉnh bình dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.33 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Vũ Duy Định

SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN TỈNH BÌNH
DƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
ĐẠI HÓA

Chuyên ngành: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62 22 03 08

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội, 2018

1


Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH
PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

Phản biện:
Phản biện:
Phản biện:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm
luận án tiến sĩ họp tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn


– Đại học Quốc gia Hà Nội
Vào hồi: giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:
-Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Biến đổi CCXH - nghề nghiệp nông dân tỉnh Bỉnh Dương trong
sự nghiệp CNH, HĐH đã tạo ra sự chuyển dịch lao động với quy mô
và tốc độ nhanh chóng sang công nghiệp và dịch vụ với trình độ, tay
nghề, chuyên môn được nâng cao, đồng thời góp phần tích cực vào
tái cơ cấu sản xuất kinh tế nông nghiệp, từng bước thích ứng môi
trường sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, bên cạnh đó
cũng đang có nhiều khó khăn không nhỏ, mà xuyên suốt vẫn là giải
quyết, bố trí việc làm lao động nông dân, cân đối nguồn nhân lực trên
nền tảng nguồn nhân lực được đào tạo nhằm đáp ứng cho tính chất,
yêu cầu trong bối cảnh mới, vì vậy đòi hỏi cần kịp thời tổng kết để có
những giải pháp và chính sách can thiệp hiệu quả, đặc biệt đối với
CCXH - nghề nghiệp nông dân.
Biến đổi CCXH - dân số nông dân tỉnh Bình Dương trong sự
nghiệp CNH, HĐH cho thấy sự dịch chuyển và biến đổi mạnh mẽ
cũng như tính đặc thù nổi bật. Không thể phủ nhận, biến đổi CCXH dân số nông dân đã góp phần làm cho khu vực nông thôn có những
thay đổi nhanh chóng, trở thành không gian năng động về các mặt
kinh tế - chính trị; không gian văn hóa - xã hội, nguồn nhân lực nông
dân được khai thác khá hiệu quả. Tuy vậy, bên cạnh đó cũng phải

nhận thấy sự nghiệp CNH, HĐH là nguyên nhân tạo ra biến đổi
CCXH - dân số nông dân với tính chất phức tạp cả về quy mô và
phạm vi biến đổi. Ngoài ra, cho đến thời điểm hiện nay, Bình Dương
là địa phương có lượng lao động nhập cư tìm kiếm việc làm cao nhất

3


cả nước, đây là nguồn lực to lớn đóng góp vào thành quả hiện nay
của tỉnh, tuy nhiên phần lớn lại xuất thân từ nông dân đến từ vùng
miền, địa phương trên cả nước với trình độ, tập quán, phong tục đa
dạng góp phần vào biến đổi CCXH nông dân trong nhiều chiều cạnh
liên quan như: nghề nghiệp; dân tộc; giới tính; tôn giáo... Vì vậy,
nhận diện biến đổi CCXH - dân số nông dân tỉnh Bình Dương còn
nhằm góp phần nâng cao tính giao thoa, cộng cảm với lực lượng lao
động nhập cư để có được đánh giá tổng thể, đa chiều góp phần vào
hoạch định chính sách, chiến lược phát triển nguồn nhân lực tỉnh
trong sự nghiệp CNH, HĐH.
Từ lĩnh vực biến đổi CCXH - trình độ, tay nghề nông dân tỉnh
Bình Dương trong sự nghiệp CNH, HĐH một mặt cho thấy tính tích
cực góp phần nâng cao trình độ học vấn, tay nghề sản xuất để từ đó là
điều kiện nâng cao thu nhập và thụ hưởng những giá trị vật chất và
tinh thần, hơn nữa giúp cho quá trình chuyển đổi nghề nghiệp hiệu
quả cũng như xây dựng khu vực nông thôn ngày càng tiến bộ, hiện
đại, thu hẹp dần khoảng cách giữa nông dân và thị dân; giữa nông
thôn và thành thị… Mặt khác cũng chính từ biến đổi CCXH - trình
độ, tay nghề nông dân đã đặt ra yêu cầu cần có chiến lược đào tạo,
trang bị tay nghề nhằm nâng cao hơn nữa để khai thác tiềm năng, lợi
thế đang có rất lớn và những chủ trương, chính sách của tỉnh trong sự
nghiệp CNH, HĐH.

Trước yêu cầu cần có cơ sở lý luận mang tính hệ thống và phân
tích thực trạng biến đổi mang tính toàn diện để làm rõ biến đổi
CCXH nông dân trong tính gắn kết, tổng thể của sự nghiệp CNH,

4


HĐH tỉnh Bình Dương, qua đó nhằm nâng cao thuận lợi và khắc
phục khó khăn thì cho đến nay vẫn còn bỏ ngỏ với nhiều nội dung
cần được làm rõ. Đó là lý do tôi chọn đề tài Luận án tiến sỹ Triết học,
Chuyên ngành Chủ nghĩa Xã hội Khoa học: “Biến đổi cơ cấu xã hội
nông dân tỉnh Bình Dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa” để nghiên cứu, triển khai thành luận án.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.1. Mục đích của luận án
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về biến đổi CCXH nông dân
trong sự nghiệp CNH, HĐH, để từ đó luận án nhận diện, phân tích và
làm rõ thực trạng biến đổi CCXH nông dân tỉnh Bình Dương trong sự
nghiệp CNH, HĐH. Đồng thời là căn cứ đề xuất những quan điểm cơ
bản và nhóm giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao thuận lợi, khắc
phục khó khăn của biến đổi CCXH nông dân tỉnh Bình Dương trong
sự nghiệp CNH, HĐH.
1.2. Nhiệm vụ của luận án
Một là, trình bày khái niệm CCXH và biến đổi CCXH, từ đó là
cơ sở lý luận đi đến tìm hiểu khái niệm CCXH nông dân và biến đổi
CCXH nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH, làm rõ đặc điểm và
tính chất của biến đổi CCXH nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH
đề từ đó soi chiếu, nhận diện thực trạng biến đổi CCXH nông dân
tỉnh Bình Dương.
Hai là, nhận diện, phân tích thực trạng biến đổi CCXH nông

dân tỉnh Bình Dương trong sự nghiệp CNH, HĐH, đặc biệt đi sâu
vào những cơ cấu nổi bật: biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp nông

5


dân; biến đổi cơ cấu xã hội - dân số nông dân; biến đổi cơ cấu xã hội
- trình độ, tay nghề nông dân.
Ba là, đề xuất những quan điểm cơ bản và nhóm giải pháp chủ
yếu cho biến đổi CCXH nông dân tỉnh Bình Dương trong sự nghiệp
CNH, HĐH nhằm nâng cao thuận lợi, đồng thời khắc phục khó khăn
nảy sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là biến đổi CCXH nông dân
tỉnh Bình Dương trong sự nghiệp CNH, HĐH được tập trung vào
những biến đổi CCXH nổi bật: biến đổi CCXH - nghề nghiệp nông
dân; biến đổi CCXH - dân số nông dân; biến đổi CCXH - trình độ,
tay nghề nông dân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu biến đổi
CCXH - nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương, ngoài ra có tham
khảo, so sánh, đối chiếu cùng địa phương khác trong vùng kinh tế
Đông Nam Bộ.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu từ năm 1997
từ khi Bình Dương được tách tỉnh đến nay, đây là giai đoạn sự
nghiệp CNH, HĐH có những tác động tới biến đổi CCXH nông dân
diễn ra mạnh mẽ với thuận lợi, khó khăn nổi bật.
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Biến đổi CCXH nông dân tỉnh
Bình Dương trong sự nghiệp CNH, HĐH được tác giả tập trung làm

rõ ttrong ba biến đổi CCXH nông dân tiêu biểu: biến đổi CCXH -

6


nghề nghiệp nông dân; biến đổi CCXH - dân số nông dân; biến đổi
CCXH - trình độ, tay nghề nông dân. Từ đó là cơ sở đề ra những
quan điểm cơ bản và nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn
nữa thuận lợi, đồng thời khắc phục khó khăn nảy sinh.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin trong nhận diện và phân tích
xã hội.
Luận án vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng, chính sách Nhà nước về CCXH nông dân và biến đổi CCXH
nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH, được soi chiếu qua những
quan điểm, chủ trương phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
nước ta.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng, kết hợp phương pháp nghiên cứu khoa học xã
hội: phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, so sánh, đối chiếu, hệ
thống hóa và khái quát hóa… Ngoài ra, còn sử dụng các kết quả
nghiên cứu liên ngành như: sử học, thống kê… nhằm làm rõ biến đổi
CCXH nông dân tỉnh Bình Dương trong sự nghiệp CNH, HĐH.
5. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất: Luận án làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến
biến đổi CCXH nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH (biến đổi
CCXH - nghề nghiệp nông dân; biến đổi CCXH - dân số nông dân;
biến đổi CCXH - trình độ, tay nghề nông dân), đồng thời đó cũng là


7


những quan niệm công cụ có tính lý luận trong nhận diện biến đổi
CCXH nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH.
Thứ hai: Từ cơ sở nhận thức lý luận, luận án khảo sát thực trạng
biến đổi CCXH nông dân, mang lại những luận cứ được hệ thống hóa
trên cơ sở những số liệu tin cậy. Từ đó đưa ra một số quan điểm cơ
bản và nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao thuận lợi và khắc
phục khó khăn biến đổi CCXH nông dân tỉnh Bình Dương trong sự
nghiệp CNH, HĐH.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa về mặt lý luận:
Thực trạng biến đổi CCXH nông dân trong sự nghiệp CNH,
HĐH tỉnh Bình Dương được hệ thống hóa với những luận cứ tin cậy,
là cơ sở lý luận phục vụ cho các nghiên cứu, đánh giá tác động sự
nghiệp CNH, HĐH đến biến đổi CCXH nông dân, trở thành nguồn
tham khảo hữu ích, đồng thời đóng góp những quan điểm và nhóm
giải pháp góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Bình Dương trong sự nghiệp CNH, HĐH.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Góp phần cung cấp nguồn tư liệu đã được hệ thống, sắp xếp, hiệu
chỉnh hoàn chỉnh và là cơ sở cho các cơ quan, tổ chức hoạch định
chính sách có được luận cứ tham khảo cần thiết về biến đổi CCXH
nông dân tỉnh Bình Dương trong sự nghiệp CNH, HĐH. Đồng thời,
qua đó góp phần mang lại cho Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình
Dương một số quan điểm và nhóm giải pháp tham khảo trước thực

8



trạng biến đổi CCXH nông dân tỉnh Bình Dương trong sự nghiệp
CNH, HĐH hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu nội dung của luận án
gồm 4 chương 12 tiết.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG DÂN TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

1.1.1. Những công trình nghiên cứu trực tiếp biến đổi cơ cấu
xã hội nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CCXH luôn là đề tài lớn trong nghiên cứu của những tổ chức
chính trị, cơ quan, các nhà khoa học trong và ngoài nước, đặc biệt từ
khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới và thực hiện quá trình CNH,
HĐH đã tạo ra nhiều biến đổi. Từng lĩnh vực trong CCXH được
nghiên cứu đều có những đóng góp mang lại giá trị cao về mặt khoa
học, được thể hiện qua số liệu và minh chứng thiết thực, trở thành
nguồn tham khảo phong phú, hữu ích trong định hướng cũng như giải
pháp thực tiễn. Từ những công trình sách tham khảo, chuyên khảo,
đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và trên các tạp chí chuyên ngành, CCXH
và biến đổi CCXH từng bước được luận giải, minh chứng bằng
những số liệu phong phú.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về biến đổi cơ cấu xã hội
nông dân qua sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn

9



Biến đổi CCXH nông dân luôn có mối quan hệ trực tiếp từ sản
xuất kinh tế nông nghiệp và xã hội nông thôn và chủ thể là người
nông dân, thực tế những công trình nghiên cứu thực trạng nông
nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta đã có đóng góp quan trọng
với nhiều luận cứ hữu ích, góp phần vào nhận diện biến đổi CCXH
nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH.
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI CƠ CẤU
XÃ HỘI NÔNG DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA

1.2.1. Biến đổi cơ cấu xã hội nông dân tỉnh Bình Dương trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp cận từ những công
trình nghiên cứu Vùng Đông Nam Bộ
Trong sự nghiệp CNH, HĐH, biến đổi CCXH nông dân tỉnh Bình
Dương diễn ra mạnh mẽ, đồng thời đó cũng là thực tiễn phong phú để
các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu, tổng kết đánh giá. Thực tế,
vùng kinh tế Đông Nam Bộ luôn là thực tiễn với biến đổi CCXH điển
hình và trong đó tỉnh Bình Dương luôn là minh chứng rõ nhất cho
tính chất điển hình đó.
1.2.2. Biến đổi cơ cấu xã hội nông dân trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp cận từ công trình nghiên cứu tỉnh
Bình Dương
1.3. GIÁ TRỊ KHOA HỌC NHỮNG CÔNG TRÌNH TỔNG QUAN
VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Giá trị khoa học của những công trình tổng quan
Thứ nhất: Những công trình tổng quan đã mang lại tiếp cận đa
chiều với nhiều góc độ về khái niệm CCXH và biến đổi CCXH, cũng


10


như CCXH nông dân và biến đổi CCXH nông dân
Thứ hai: Những công trình tổng quan đã làm rõ thực trạng biến
đổi CCXH nông dân từ nhiều lĩnh vực khác nhau của CCXH
Thứ ba: Những công trình tổng quan đã đưa ra nhiều chỉ báo
quan trọng cũng như quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao tính tích cực và hạn chế khó khăn của biến đổi CCXH nông dân
nước ta hiện nay
1.3.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Về lý luận:
Quá trình biến đổi CCXH nông dân tỉnh Bình Dương có tính đặc
thù, việc tổng kết về mặt lý luận hiện nay là cơ sở cần thiết nhằm có
được đánh giá, giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa về chất của quá
trình CNH, HĐH.
Về mặt thực tiễn:
Quá trình CNH, HĐH tỉnh Bình Dương đang diễn ra với tốc độ
và quy mô nhanh chóng, đi kèm đó tạo ra những biến đổi CCXH
nông dân của tỉnh, thực tiễn đó đòi hỏi cần nhận diện mang tính
thường trực, những kết quả phân tích hiện tại sẽ là cơ sở quan trọng
góp phần vào giải pháp và chiến lược phát triển KT - XH của tỉnh
trong thời gian tới.

11


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA BIẾN
ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG

SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
2.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT
CỦA BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG DÂN TRONG SỰ
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

2.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến biến đổi cơ cấu xã
hội nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Khái niệm cơ cấu xã hội:
CCXH là khái niệm đa tầng với nhiều lát cắt từ những phân hệ
phong phú, tùy vào lý thuyết và chuyên ngành nghiên cứu, CCXH
được luận giải theo nhiều chiều kích khác nhau.
CCXH luôn phản ánh những đặc trưng bản chất của xã hội, nhận
diện CCXH sẽ chỉ ra sự phân công, hợp tác và tổ chức hoạt động trên
cơ sở trình độ phân công lao động, trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất và các quan hệ xã hội nảy sinh trên cơ sở các mối quan hệ
sản xuất. Trong các xã hội khác nhau sẽ có cách thức hợp tác, liên kết
của các thành tố xã hội theo những phương thức nhất định để thoả
mãn nhu cầu của các cá nhân, cũng như của tập thể. Do đó, mỗi xã
hội có cấu trúc, vận hành với đặc điểm riêng
Khái niệm biến đổi cơ cấu xã hội:
Biến đổi CCXH chính là sự thay đổi, dịch chuyển của CCXH
trong xã hội và bao giờ cũng tạo ra những kết quả khác nhau tùy vào
điều kiện, bối cảnh lịch sử cụ thể, bởi thực tế biến đổi CCXH luôn
tạo ra tính tích cực, thuận lợi nhưng đồng thời cũng có những khó

12


khăn, hạn chế nhất định. Việc nhận diện đúng những biến đổi đó sẽ
có chính sách, giải pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy thuận lợi và khắc

phục khó khă hạn chế.
2.1.2. Đặc điểm, tính chất của biến đổi cơ cấu xã hội nông dân
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trong lịch sử, khu vực nông thôn luôn là nơi kém phát triển hơn
so với đô thị với những tiêu chí để phân biệt: dân số và mật độ dân
số, trình độ và kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, bản sắc văn hóa dân
tộc và tỷ trọng lao động làm nông nghiệp. Tuy nhiên, trong sự nghiệp
CNH, HĐH hiện nay, nông thôn đã có rất nhiều thay đổi, ngành nghề
phi nông nghiệp đã xuất hiện nhiều hơn, thậm chí nhiều nơi sản xuất
nông nghiệp chỉ còn chiếm một bộ phận nhỏ, không gian sinh hoạt và
cơ sở hạ tầng, cũng không khác nhiều so với đô thị, và do đó khu vực
nông thôn tính mở, năng động ngày càng lớn hơn. Hơn thế, với tiến
bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ sinh học nhiều địa phương sản
xuất nông nghiệp cũng không chỉ giới hạn trong môi trường canh tác
trên đồng ruộng như trước đây, rõ ràng cần có những tiếp cận đa
chiều hơn về môi trường và hình thức canh tác sản xuất, thậm chí
ngày nay, với xu hướng di dân mạnh mẽ thì lao động nông dân còn
được nhận diện, khai thác trong mối quan hệ với khu vực thành thị.
2.2. QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ NÔNG DÂN VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ
BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG DÂN TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

13


2.2.1. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về nông dân làm cơ sở nhận thức biến đổi cơ cấu xã hội
nông dân
2.2.2. Quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam về biến đổi cơ cấu

xã hội nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Kế thừa và tiếp thu quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, những quan điểm chỉ đạo Đảng về biến đổi CCXH
nông dân cũng được cụ thể hóa qua các văn kiện Đại hội, khi nước
tiến hành đổi mới thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH. Thực tế, biến đổi
CCXH nông dân là thành tố nằm trong kết cấu chung của CCXH,
chính vì vậy, có thể nhận diện quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam
về CCXH trong sự nghiệp CNH, HĐH và quan điểm về CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn.
2.3. THỰC TIỄN TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI
NÔNG DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

2.3.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội tác động đến biến đổi cơ
cấu xã hội nông dân tỉnh Bình Dương trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa
Điều kiện vị trí địa lý và tài nguyên, khoáng sản tỉnh Bình
Dương
Tỉnh Bình Dương phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông
giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh
Tây Ninh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích 2.694,4
km2 chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, 12% vùng Đông Nam
Bộ. Dân số 1.802,5 người, mật độ dân số 669 người/km2. Diện tích

14


đứng thứ 5/6, dân số đứng thứ 3/6, mật độ 2/6 so với cả vùng (2013).
Nằm trong vùng Đông Nam Bộ nơi phát triển kinh tế sự năng động,
vì vậy Bình Dương sớm có được lợi thế thu hút đầu tư, xuất nhập

khẩu, tiêu thụ sản phẩm, hợp tác và đào tạo, thu hút lao động, sản
xuất hàng hóa …
Điều kiện kinh tế - xã hội; chính trị - văn hóa tỉnh Bình Dương
2.3.2. Thực tiễn sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tác
động đến biến đổi cơ cấu xã hội nông dân tỉnh Bình Dương
Phát huy lợi thế vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và con người cùng
chính sách thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH, Bình Dương từng bước
đã đạt được kết quả khả quan, góp phần nâng cao đời sống nhân dân,
dần trở thành tỉnh năng động trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn ở mức cao, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp - dịch vụ, các vấn đề
an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, chăm lo đời sống nhân dân được
đảm bảo.
Tiểu kết chương 2
Nước ta đang trong quá trình đẩy nhanh CNH, HĐH, điều này là
yếu tố làm cho CCXH có những chuyển biến mạnh mẽ, từ thực tế đó,
Đảng và Nhà nước đã có những quan điểm nhằm nâng cao tính tích
cực của quá trình biến đổi CCXH, đồng thời giảm thiểu những hạn
chế phát sinh thông qua những quan điểm định hướng và chính sách
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG
DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

15


3.1. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI - NGHỀ
NGHIỆP NÔNG DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA


3.1.1. Những thuận lợi của biến đổi cơ cấu xã hội - nghề
nghiệp nông dân tỉnh Bình Dương trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa
Trong sự nghiệp CNH, HĐH, biến đổi CCXH - nghề nghiệp
nông dân tỉnh Bình Dương đã có những chuyển biến thuận lợi, nổi
bật như: chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và
dịch vụ thuận lợi; đa dạng hóa nghành nghề khu vực nông thôn; nâng
cao trình độ, tay nghề cũng như quy mô sản xuất kinh tế nông
nghiệp… qua biến đổi CCXH - nghề nghiệp nông dân cho thấy sự
khác nhau về tính chất, quy mô giữa khu vực đô thị và nông thôn;
giữa những nơi phát triển công nghiệp, dịch vụ với những nơi kinh tế
nông nghiệp còn chiếm đa số.
3.1.2. Một số khó khăn của biến đổi cơ cấu xã hội - nghề
nghiệp nông dân tỉnh Bình Dương trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi của biến đổi CCXH - nghề
nghiệp nông dân tỉnh Bình Dương trong sự nghiệp CNH, HĐH nêu
trên cũng có những khó khăn nhất định: một số nơi còn diễn ra mang
tính chất cơ học, tự phát. Những lao động nông dân chuyển đổi từ
nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ chưa được đào tạo tay nghề
phù hợp.

16


3.2. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI - DÂN SỐ
NÔNG DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

3.2.1. Những thuận lợi của biến đổi cơ cấu xã hội - dân số

nông dân tỉnh Bình Dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa
Biến đổi CCXH - dân số nông dân tỉnh Bình Dương trong sự
nghiệp CNH, HĐH được nhận diện rõ nhất ở những nội dung như:
sự biến đổi số lượng dân số nông dân; biến đổi tỷ lệ lao động nông
dân trong sản xuất nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ; biến đổi dân
số giữa khu vực nông thôn và thành thị; giữa tỷ lệ giới tính nam và
nữ và quá trình lao động nhập cư... Quan trọng hơn, từ biến đổi
CCXH - dân số nông dân đã đặt ra yêu cầu cần phát triển, đầu tư,
quy hoạch khu vực nông thôn là không gian sống, không gian sản
suất, đồng thời thu hẹp khoảng cách của dân cư khu vực nông thôn
so với thành thị.
3.2.2. Một số khó khăn của biến đổi cơ cấu xã hội - dân số
nông dân tỉnh Bình Dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa
Thứ nhất: Biến đổi cơ cấu xã hội - dân số nông dân tỉnh Bình
Dương trong sự nghiệp CNH, HĐH diễn ra không đồng đều ở quy
mô, cấp độ trong khu vực của tỉnh.
Thứ hai: Biến đổi cơ cấu xã hội - nông dân tỉnh Bình Dương
trong sự nghiệp CNH, HĐH chịu áp lực rất lớn của lao động nhập cư
và quá trình đô thị hóa.

17


3.3. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI - TRÌNH ĐỘ,
TAY NGHỀ NÔNG DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

3.3.1. Những thuận lợi của biến đổi cơ cấu xã hội - trình độ,

tay nghề nông dân tỉnh Bình Dương trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa
Thực tiễn đã khẳng định CCXH - trình độ, tay nghề nông dân
trong sự nghiệp CNH, HĐH khi tạo ra được những biến đổi thuận lợi
sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó không chỉ minh chứng hiệu
quả biến đổi CCXH nông dân mà đồng thời còn chi phối đến nhiều
nội dung như: chuyển đổi nghề nghiệp; khả năng thụ hưởng giá trị
vật chất và tinh thần; tiếp thu khoa học - kỹ thuật; giảm chênh lệch
giàu - nghèo; nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tái cơ cấu kinh
tế… Chính vì vậy, trong bối cảnh và yêu cầu ngày nay, trình độ, tay
nghề nông dân luôn là yếu tố then chốt góp phần vào thành công
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng và kinh tế - xã hội nói
chung.
3.3.2. Một số khó khăn của biến đổi cơ cấu xã hội - trình độ,
tay nghề nông dân tỉnh Bình Dương trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa
Một là: Biến đổi CCXH - trình độ, tay nghề nông dân tỉnh Bình
Dương trong sự nghiệp CNH, HĐH chưa tạo ra tính đột phá nhằm
phục vụ cho chiến lược nông nghiệp công nghệ cao cũng như yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

18


Hai là: Biến đổi CCXH - trình độ, tay nghề nông dân tỉnh Bình
Dương chưa đi vào khai thác và tận dụng những lợi thế trong sản
xuất kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ.
Ba là: Biến đổi CCXH - trình độ, tay nghề nông dân tỉnh Bình
Dương chưa tạo ra sự cân đối trong các lĩnh vực sản xuất kinh tế.
3.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI

NÔNG DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA.

3.4.1. Biến đổi cơ cấu xã hội nông dân tỉnh Bình Dương trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đi vào chiều sâu
Ngoài ra áp lực từ lao động nhập cư cũng là một trong những yếu
tố tác động tạo ra nhiều vấn đề nóng liên quan đến biến đổi CCXH
nông dân với những hạn chế, khó khăn nhất định. Lao động nhập cư
cũng tạo áp lực lớn đến CCXH nông dân của tỉnh như: cơ cấu dân số;
mật độ dân số; phân bổ nguồn lực…. cũng là bài toán đang đặt ra
trong biến đổi CCXH nông dân tỉnh Bình Dương hiện nay.
3.4.2. Biến đổi cơ cấu xã hội nông dân tỉnh Bình Dương chưa
khai thác hết lợi thế từ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Quá trình CNH, HĐH còn đòi hỏi từ góc độ kinh tế nông nghiệp
cũng chuyển dịch tương ứng, qua thực trạng phân tích nêu trên bên
cạnh thành tựu không thể phủ nhận trong thời gian qua do sự nghiệp
mang lại, thì vẫn còn những thách thức đặt ra khi chiến lược phát
triển thời gian tới đòi hỏi nông nghiệp đi vào chiều sâu, hình thành
đô thị nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, trở thành lĩnh vực
kinh tế then chốt.

19


3.4.3. Những lĩnh vực trong biến đổi cơ cấu xã hội nông dân
tỉnh Bình Dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
chưa có được tính gắn kết, hệ thống
CCXH nông dân từ tính thống nhất là thành tố trong tổng thể của
CCXH, tuy vậy, CCXH nông dân cũng có những đặc điểm và kết cấu
mang tính độc lập tương đối, biện chứng giữa cái chung và cái riêng.

Những kết cấu đó sẽ vận hành, biến đổi với những biểu hiện và gắn
kết trong nội tại CCXH nông dân. Chính vì vậy, trong thực tiễn nhận
diện và giải quyết những vấn đề biến đổi CCXH nông dân một mặt
phải đặt trong tính tổng thể, mặt khác tìm ra tính gắn kết, đa tầng trong
nội tại kết kết cấu CCXH nông dân để có được giải pháp hiệu quả.
Tiểu kết chương 3
Những thành tựu đạt được của quá trình CNH, HĐH là kết quả
của quá trình chuyển biến trên nhiều lĩnh vực với những thuận lợi, khó
khăn nhất định. Trong quá trình đó nhiều yếu tố tất yếu thay đổi trước
đòi hỏi thực tiễn đặt ra. Tuy không phải là tỉnh có tỷ trọng nông
nghiệp chiếm tuyết đối, nhưng xuất phát điểm phần lớn và nguồn lao
động phần lớn vẫn thuộc kinh tế nông nghiệp và sinh sống thuộc khu
vực nông thôn, chính điều đó, khi thực quá trình CNH, HĐH đã tạo ra
nhiều chuyển quan trọng cho CCXH nông dân, những thay đổi diễn ra
trên nhiều bình diện tích cực và hạn chế phát sinh.
CHƯƠNG 4: NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI
PHÁP TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG
DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

20


4.1. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN ĐỊNH HƯỚNG SỰ BIẾN ĐỔI CCXH
NÔNG DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH

4.1.1. Luôn gắn kết chặt chẽ chiến lược phát triển nông nghiệp,
nông dân và nông thôn với quá trình CNH, HĐH của tỉnh
4.1.2. Khẳng định vai trò chủ thể người nông dân trong quá trình
biến đổi cơ cấu xã hội, đồng thời phát triển nguồn nhân lực nông

dân chất lượng đáp ứng yêu cầu quá trình CNH, HĐH
4.1.3. Luôn coi trọng, nâng cao cơ hội, điều kiện cụ thể để nông
dân sáng tạo, hưởng thụ những giá trị văn hoá tinh thần
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC TÁC
ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG DÂN TỈNH BÌNH
DƯƠNG THEO HƯỚNG TÍCH CỰC TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY
MẠNH CNH, HĐH

4.2.1. Thực hiện tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ
cấu lao động, đào tạo nghề và nâng cao trình độ lao động người
nông dân
4.2.2. Thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn kết với quy hoạch
đô thị
4.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác an sinh xã hội trên địa bàn
tỉnh Bình Dương
4.2.4. Gắn kết những thành quả kinh tế với những thành quả
văn hoá; những giá trị truyền thống với những giá trị mới phù hợp
trong quá trình CNH, HĐH
Tiểu kết chương 4
Những kết quả đạt được từ quá trình CNH, HĐH của tỉnh Bình
Dương là cơ sở quan trọng tạo ra những biến đổi cho CCXH nông

21


dân tỉnh hiện nay, chính vì vậy cũng có những đặc thù nổi bật, vì vậy
những định hướng và giải pháp đi kèm đó cũng cần phải hướng theo
tính đặc thù đó, trong những định hương và giải pháp một mặt nhấn
mạnh tính cấp thiết của kinh tế, đồng thời nâng cao những giá trị tinh
thần, từng bước xây dựng con người, môi trường khu vực nông thôn,

kinh tế nâng nghiệp và người nông dân theo kịp tiến trình CNH,
HĐH.
KẾT LUẬN
1. Xã hội là một cơ cấu hoàn chỉnh được con người tạo lập
với những mối quan hệ xã hội phức tạp và đa dạng, trong lịch sử
nghiên cứu nhiều học thuyết đã tiếp cận khai thác và đều có những
đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn, trong đó học thuyết
Mác - Lênin là một trong những lý luận quan trọng và có tính khoa
học cao trong nhận diện, đánh giá xã hội cũng như biến đổi CCXH xã hội.
2. Trong xây dựng đất nước, cùng quá trình đổi mới (1986) và
sự nghiệp CNH, HĐH của nước ta đã tạo ra những chuyển biến trên
nhiều lĩnh vực then chốt, thúc đẩy sản xuất bước sang giai đoạn mới
cùng nhiều thay đổi trên lĩnh vực chính trị - xã hội. Những kết quả
đạt được đã minh chứng hướng đi đúng cùng nội lực mạnh mẽ của
dân tộc và trong thành quả chung có vai trò đóng góp to lớn của nông
dân được biểu hiện qua sản xuất nông nghiệp và xây dựng xã hội
nông thôn, tạo nền tảng ổn định cho đất nước tăng trưởng và hội
nhập. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại,
hình thành chuỗi sản xuất gắn kết với thị trường hàng hóa, xây dựng

22


nông thôn mới dân chủ, văn minh, sinh thái bền vững … tạo lập môi
trường để người nông dân hội tụ những tiêu chí phù hợp bối cảnh, đòi
hỏi mới là yếu tố xuyên suốt, quyết định cho thành công của chiến
lược phát triển kinh tế. Tuy nhiên còn chưa tương xứng với tiềm
năng, lợi thế và những mặt trái, hạn chế trong quá trình chuyển đổi
cũng phát sinh tạo ra nhiều hệ quả đa chiều, phức tạp đòi hỏi cần phải
giải quyết, tháo gỡ kịp thời: Nông dân bị thu hẹp đất sản xuất, thiếu

việc làm góp phần làm gia tăng làn sóng di dân tạo thêm nhiều áp lực
cho các đô thị; giá trị văn hóa làng xã biến đổi có những xu hướng
tiêu cực lấn át, đan xen chiếm ưu thế; hệ sinh thái nông thôn mất cân
bằng nghiêm trọng; giá nông sản chưa mang lại khả năng tích lũy,
sản lượng không ổn định, chất lượng sản phẩm và thị trường yếu về
khả năng cạnh tranh, hội nhập. Yếu tố đó đã tác động mạnh mẽ làm
cho cơ cấu xã hội của người nông dân thay đổi nhanh chóng.
3. Bình Dương thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ, nơi có
kinh tế năng động nhất cả nước với những thành tựu kinh tế - xã hội
nổi bật trong quá trình phát triển, đặc biệt trong sự nghiệp CNH,
HĐH. Tỉnh Bình Dương trong những ngày đầu xây dựng kinh tế,
nếu xét về lợi thế so sánh tỉnh không có được nhiều yếu tố thuận lợi
so với những địa phương khác trong vùng: Thành phố Hồ Chí Minh
điểm hội tụ, đầu tàu về kinh tế và nguồn nhân lực chất lượng cao;
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có dầu khí, du lịch biển, cảng biển; tỉnh
Đồng Nai với những cơ sở hạ tầng công nghiệp được thừa hưởng từ
trước năm 1975, cửa ngõ đi miền Trung, Tây Nguyên và miền Bắc;
tỉnh Tây Ninh có cửa khẩu quốc tế Mộc Bài thông thương với nước

23


bạn Campuchia. Tuy vậy, nỗ lực cùng quyết tâm đưa nền kinh tế
phát triển, tận dụng thế mạnh của vùng, cùng chính sách đột phá,
tỉnh từng bước đạt được những kết quả to lớn và trở thành một
trong những mắt xích, cầu nối quan trọng của vùng Đông Nam Bộ
nói riêng và cả nước nói chung. Những thành tựu về kinh tế góp
phần nâng cao mức sống người dân, chính sách an sinh xã hội được
đảm bảo, cơ sở hạ tầng đầu tư đồng bộ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
diễn ra theo đúng hướng CNH, HĐH, tăng tỷ trọng công nghiệp,

dịch vụ và giảm mạnh khu vực nông nghiệp… Cơ cấu xã hội từ đó
cũng thay đổi và tác động mạnh mẽ đến người nông dân. Những
năm qua tỉnh Bình Dương trở thành điển hình về tốc độ công
nghiệp hóa, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu,dưới tác động
của quá trình CNH, hiện nay nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 3%
trong tỷ trọng kinh tế và lao động nông nghiệp chiếm 10% trong
tổng số lao động toàn tỉnh, nhưng không vì thế mất đi vai trò trong
phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt khi xét tới tính bền vững, bởi
nông nghiệp, nông dân và nông thôn vượt ra phạm vi kinh tế còn
đảm trách nhiều cốt yếu khác: giữ gìn sinh thái, lưu giữ, bảo tồn giá
trị truyền thống, tạo cân bằng giữa đô thị và nông thôn…
Với tác động từ sự nghiệp CNH, HĐH, CCXH nông dân tỉnh
Bình Dương đã có những chuyển biến tích cực, tuy vậy vẫn còn
những khó khăn nhất định cần tháo gỡ kịp thời nhằm phát huy hiệu
quả tốt hơn của những biến đổi đang đặt ra để kinh tế nông nghiệp,
khu vực nông thôn và đặc biệt chính người nông dân trở thành thành

24


tố gắn kết, có vị trí chiến lược trong toàn bộ quá trình phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Bình Dương hiện nay và thời gian tới.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Vũ Duy Định (2015), “Vai trò của giáo dục và đào tạo cho lao
động nhập cư trong quá trình CNH ở tỉnh Bình Dương hiện nay:
thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế, tr.
259 - 265, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

2. Vũ Duy Định (2015), “Tác động của lực lượng lao động nhập cư
tới quá trình đô thị hóa tỉnh Bình Dương hiện nay - Thực trạng và
giải pháp đặt”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia, tr. 497 - 505,
Bình Dương.

25


×