Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Chính sách thị trường kéo thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.51 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

Nguyễn Thị Thúy Hiền

CHÍNH SÁCH THỊ TRƯỜNG KÉO
THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI HÓA
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 9340412

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội - 2017
1


Công trình được hoàn thành tại:
Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Phạm Huy Tiến
2. TS. Phạm Hồng Quất

Phản biện:
.............................................................................................
.............................................................................................


Phản biện:
..........................................................................................
.............................................................................................
Phản biện:
.............................................................................................
.............................................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm
luận án tiến sỹ họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
vào hồi .... giờ, ngày .... tháng ... năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ “Phát
triển thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) trên cơ sở đổi mới
cơ chế, chính sách để phần lớn sản phẩm khoa học và công nghệ (trừ
nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ xây dựng đường lối, chiến
lược, chính sách phát triển) trở thành hàng hoá”. Tư tưởng phát triển
thị trường khoa học và công nghệ của đảng tiếp tục được khẳng định
trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Thương
mại hoá kết quả nghiên cứu và triển khai (R&D) là một thành tố
trọng yếu trong phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam. Tuy
nhiên, hiện nay, việc thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu của các tổ

chức R&D, là một yếu tố để xác định hiệu quả hoạt động khoa học và
công của các tổ chức R&D còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân cơ bản
của vấn đề này là do các sản phẩm nghiên cứu R&D còn chưa gắn
chặt với thị trường, các chính sách hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm
nghiên cứu R&D chưa thể hiện một cách rõ ràng yếu tố thị trường
kéo. Đề tài được đặt ra sẽ góp phần vào việc xây dựng chính sách
thương mại hóa kết quả R&D, thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về phát triển thị trường công nghệ ở nước ta, sớm
đưa nước ta trở thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Ý nghĩa của nghiên cứu
2.1 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa các tài liệu đã có của Việt Nam và
quốc tế, luận án đưa ra hệ thống các khái niệm có liên quan đến vấn
đề chính sách thị trường kéo thương mại hóa kết quả R&D, phân tích
mối quan hệ tương hỗ giữa các khái niệm này.
Từ việc phân tích, đánh giá hiện trạng chính sách thúc đẩy
thương mại hóa kết quả R&D, luận án đã làm rõ ưu, nhược điểm của
các chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển
khai ở Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện chính sách thúc đẩy
thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai hiện nay, luận án đề
xuất khung chính sách thị trường kéo thúc đẩy thương mại hóa kết
3


quả R&D theo ba kịch bản (Thứ nhất, chính sách hình thành nhệm vụ
R&D theo nhu cầu của thị trường; thứ hai, chính sách hình thành và
phát triển các định chế trung gian của thị trường công nghệ theo nhu
cầu và điều tiết của thị trường; Thứ ba, chính sách hỗ trợ/ưu đãi cho
các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm thương mại hóa từ kết quả

R&D).
2.2 Tính mới của luận án
Về lý luận, những kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung quan
trọng vào lĩnh vực lý luận quản lý nhà nước trong lĩnh vực KH&CN,
góp phần nâng cao nhận thức lý luận về vai trò và tầm quan trọng của
các chính sách của nhà nước đối với hiệu quả của hoạt động
KH&CN; đồng thời góp phần vào việc triển khai chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển KH&CN
quốc gia.
Về thực tiễn, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích
trong việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo khoa
học quản lý, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý KH&CN. Đồng thời luận
án cung cấp những luận chứng khoa học, là cơ sở để các cơ quan quản
lý nhà nước tham khảo trong quá trình triển khai, đổi mới cơ chế quản
lý KH&CN ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án nhằm xây dựng chính sách thị trường kéo thúc đẩy
thương mại hóa kết quả R&D có cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn
trong bối cảnh đổi mới cơ chế quản lý KH&CN và hội nhập kinh tế
quốc tế của đất nước. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, luận án
đặt ra các mục tiêu cụ thể sau:
Cơ sở lý luận về chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả
R&D (nêu các khái niệm cơ bản của chính sách thúc đẩy thương mại
hóa kết quả R&D, mối liên hệ giữa các khái niệm; khung lý thuyết về
chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D);
Thực trạng chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên
cứu và triển khai (bao gồm: bối cảnh trong nước hay thiết chế quản
lý vĩ mô của hoạt động thương mại hóa kết quả R&D; phân tích và

4



đánh giá hệ thống chính sách hiện hành đối với việc thúc đẩy thương
mại hóa kết quả R&D);
Đề xuất khung chính sách thị trường kéo thúc đẩy thương mại
hóa kết quả R&D ở Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về chính sách thị trường kéo thúc
đẩy thương mại hóa kết quả R&D với các giới hạn sau:
- Phạm vi về thời gian: từ năm 2005 đến năm 2015.
- Phạm vi không gian: Luận án khảo sát ở một số đề tài nghiên
cứu của tổ chức R&D, các doanh nghiệp được hình thành từ các sản
phẩm R&D (doanh nghiệp spin-off, doanh nghiệp start-up, doanh
nghiệp ươm tạo, v.v...), các doanh nghiệp nhận chuyển giao các kết
quả R&D ở các cấp và trên địa bàn toàn quốc.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án nhằm tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Triết lý thị trường
kéo được thể hiện trong các chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết
quả nghiên cứu R&D như thế nào?
4. Giả thuyết nghiên cứu
Luận án đặt ra giả thuyết: Chính sách thị trường kéo thúc đẩy
thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các tổ chức R&D được thể
hiện như sau: Thứ nhất, chính sách hình thành nhiệm vụ R&D theo
nhu cầu của thị trường; Thứ hai, chính sách hình thành và phát triển
các định chế trung gian của thị trường công nghệ theo nhu cầu và
điều tiết của thị trường; Thứ ba, chính sách hỗ trợ/ưu đãi cho các
doanh nghiệp sử dụng sản phẩm thương mại hóa từ kết quả R&D.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau:
Nghiên cứu tài liệu (desk study); Nghiên cứu xã hội học; Nghiên cứu

trường hợp; Phỏng vấn chuyên gia.
8. Kết cấu luận án
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
5


Chương 2: Cơ sở lý luận về chính sách thúc đẩy thương mại hóa
kết quả nghiên cứu và triển khai.
Chương 3: Hiện trạng các chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết
quả nghiên cứu và triển khai ở Việt Nam hiện nay.
Chương 4: Khung chính sách thị trường kéo thúc đẩy thương mại
hóa kết quả nghiên cứu và triển khai ở Việt Nam.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Hiện nay trên thế giới, có một số công trình nghiên cứu liên quan
tới vấn đề thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai, cụ thể
như:
Norman và cộng sự trong cuốn Technology transfer systems in
the United States and Germany, do nhà xuất bản National Academy
Press, Washington D.C xuất bản năm 1997 đã đưa ra nhận định
thương mại hóa kết quả nghiên cứu có thể nảy sinh ở mọi giai đoạn
của quá trình đổi mới.
Ấn phẩm Turning Science into Business – Patenting and
Licensing at Public Research Organizations do OECD xuất bản năm
2003, nghiên cứu The growth of patenting and licensing by U.S.
Universities: an assessment of the Bayh-Dole act of 1980, Research
Policy của Mowery David. C, Richard R. Nelson, Bhaven N. Sampat,
Arvids A. Ziedonis. (2001) nghiên cứu về đạo luật Bayh-Dole đã đẩy
mạnh việc hình thành các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ nhằm

thương mại hóa các kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu của Magnus
Karlsson (2004), Commercialization of Research Results in the United
States đã mô tả về thương mại hóa các kết quả nghiên cứu tại Hoa Kỳ,
6


được xem là quốc gia có số lượng các đơn vị chuyển giao công nghệ và
thương mại hóa thành công đối với các kết quả nghiên cứu.
Koruna M. Stefan (2004) đưa ra hướng dẫn doanh nghiệp xây
dựng chính sách thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong bài
External technology commercialization-policy guidelines trong ấn
phẩm International Journal of Technology Management.
Nghiên cứu của Anna S. Nilsson, Henrik Fridén, Sylvia Schwaag
Serger (2006), Commercialization of Life-Science Research at
Universities in the United States, Japan and China đã nghiên cứu về
các mô hình thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
Einar Rasmussen (2008) có bài nghiên cứu Government
instruments to support the commercialization of university research:
Lessons from Canada, (Technovation 28 (8), 506-517) về những giải
pháp của chính phủ để hỗ trợ hoạt động thương mại hóa nghiên cứu ở
trường đại học: bài học kinh nghiệm từ Canada.
Markman D. Gideon, Peter T. Gianiodis & Phillip H. Phan. trong
bài báo Supply-side innovation and technology commercialization,
Journal of Management Studies (2009), đã đưa ra nhận định về hiệu quả
của thương mại hóa kết quả R&D thông qua chuyển giao công nghệ.
Chandran

Govindaraju

(2010)


trong

nghiên

cứu

R&D

commercialisation challenges for developing countries: the case of
Malaysia tại ấn phẩm Tech Monitor đã đưa ra nhận định: Đổi mới
hiện đang là động lực của tăng trưởng và phát triển đối với một số
doanh nghiệp hàng đầu Châu Á, duy trì năng lực cạnh tranh đồng
nghĩa với việc đầu tư vào R&D và khả năng đưa các kết quả R&D ra
thị trường.
Một trong những cách mà Viện Nghiên cứu Công nghệ Công
nghiệp Đài Loan (ITRI) vượt qua thung lũng chết đó là việc nhấn
7


mạnh vào giá trị được tạo ra của của kết quả R&D: “tạo ra giá trị
quan trọng hơn là tạo ra công nghệ” (ấn phẩm Technology
Development & Management, 2010 của Industrial Technology
Research Institute – ITRI, Taiwan).
Đối với các nghiên cứu về đầu tư cho hoạt động ươm tạo nói
chung, OECD có những phân tích tổng quát về các cơ sở ươm tạo
doanh nghiệp khoa học và công nghệ được thể hiện trong nghiên cứu
“Technology incubators” năm 2010.
Năm 2013, OECD công bố ấn phẩm Commercialising Public
Research – New Trends and Strategies đưa ra các xu hướng và chiến

lược thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu
công.
Như vậy, những nghiên cứu ngoài nước đã chỉ ra con đường,
cách thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Các nghiên cứu nước
ngoài đề cập đến chính sách thương mại hóa như là một chính sách
của một tổ chức nghiên cứu hoặc của doanh nghiệp. Bên cạnh đó đã
có một số nghiên cứu sâu về một chính sách thúc đẩy thương mại hóa
kết quả nghiên cứu điển hình của Mỹ, Luật Bayh-Dole có hiệu lực từ
năm 1980 để rút ra các bài học cụ thể cho các quốc gia.
1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Những nghiên cứu nhằm tìm ra các biện pháp thúc đẩy thương mại
hoá kết quả R&D ở Việt Nam bắt đầu được Viện Chiến lược và Chính
sách KH&CN nghiên cứu từ khá sớm, từ khi bắt đầu manh nha hình
thành lực lượng doanh nghiệp công nghệ, vào đầu những năm 2000,
đó là các công trình: Đặng Duy Thịnh và các cộng sự (2000) nghiên
cứu cơ sở khoa học thương mại hoá các hoạt động KH&CN ở Việt
Nam; Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN (2003) nghiên cứu về
thị trường công nghệ ở Việt Nam; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
8


“Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách
thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ của các tổ chức KH&CN Việt Nam” thực hiện năm 2013 do
Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN chủ trì, TS. Nguyễn Quang
Tuấn là chủ nhiệm.
Gần đây, một loạt các báo cáo, bài báo đề cập đến chính sách
thương mại hóa kết quả nghiên cứu R&D cũng đã được đề cập đến.
Tiểu kết chương 1
Vấn đề chính sách thương mại hóa kết quả R&D đã có một số

công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này có phạm vi nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, trong lĩnh vực một ngành, trong một địa phương,
một tổ chức nghiên cứu; hoặc cách tiếp cận của đề tài còn theo phương
thức khoa học đẩy, yếu tố thị trường kéo chưa được đề cập và làm rõ
vai trò quan trọng trong thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
Chưa có nghiên cứu sâu về chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết
quả R&D theo cách tiếp cận “thị trường kéo”.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY THƯƠNG
MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Thiết chế kinh tế trong nền kinh tế thị trường
Thiết chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam là một vấn đề lý luận và thực tiễn, đã trải qua một quá trình nhận
thức, phát triển cả về lý luận và thực tiễn từ thấp đến cao, từ chưa đầy
đủ đến đầy đủ hơn, sâu sắc và hoàn thiện hơn. Tính định hướng xã hội
chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam phản ánh mục
9


tiêu, phương thức phát triển, phân phối và cơ chế quản lý kinh tế,
nhằm khai thác tốt nhất lợi thế của thị trường, đồng thời khắc phục và
hạn chế tới mức thấp nhất những khuyết tật của nó phục vụ lợi ích cho
mọi người dân, hướng đến các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
1.1.2 Kết quả nghiên cứu và triển khai
Kết quả nghiên cứu (KQNC) chính là sản phẩm của hoạt động
nghiên cứu,vì vậy KQNC cần được xem xét trong quá trình của hoạt
động nghiên cứu.
1.1.3 Thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai

Từ tổng quan nghiên cứu các tác giả Vũ Cao Đàm, Siegel và các
cộng sự , Isabelle, McCoy, Rourke, Dhewanto và cộng sự, Yenchen,
Dhewanto và cộng sự, Arrow, luận án xác định thương mại hóa kết
quả nghiên cứu và triển khai là một quá trình chuyển hóa các ý tưởng
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất, đời sống
hoặc bất kỳ hoạt động tạo ra lợi ích kinh tế nào khác.
1.1.4 Các tổ chức trung gian của thị trường công nghệ
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại tổ chức trung gian có vai
trò là cầu nối cho hoạt động thương mại hóa kết quà nghiên cứu công,
từ các văn phòng CGCN (TTO), các vườn ươm doanh nghiệp
(business incubator), các trung tâm đổi mới sáng tạo doanh nghiệp
(BIC), các công viên khoa học đến các trung tâm hỗ trợ chứng minh
khái niệm (PoC), hay ngay cả các thư viện hay những nơi phổ biến các
kết quả nghiên cứu.
1.1.5 Chính sách KH&CN và chính sách thị trường kéo
Trong quá trình đổi mới KH&CN cũng như nền kinh tế đất nước,
sức kéo của thị trường có tầm quan trọng đặc biệt. Nhà nước có thể
đầu tư nhiều thời gian và tiền của cho công tác R&D để phát triển sản
phẩm, nhưng nếu các nhà quản lý không nhìn rõ nhu cầu của thị
10


trường thì ngay cả những sáng chế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cũng
sẽ trở thành vật nằm trong "ngăn kéo". Với cách tiếp cận bằng cách mô
tả sự tương quan từng cặp giữa các yếu tố quan trọng cho việc xây
dựng chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D (gồm các yếu
tố: thị trường, nghiên cứu, triển khai, và sản xuất), tác giả Janos
Vecsenyi [Vũ Cao Đàm, 1983] đưa ra mô hình sau đây.
Sơ đồ tương tác từng cặp giữa các yếu tố quan trọng cấu thành
chính sách “thị trường kéo” của Janos Vecsenyi

D

M

R

M

P
Ghi chú: M – Market, R – Nghiên cứu, D – Triển khai, P – Sản xuất

Như vậy, yếu tố “thị trường” là điểm khởi đầu và là điểm đến của
chuỗi hoạt động nghiên cứu - triển khai - sản xuất. Chính sách “thị
trường kéo” cần đặt nhu cầu của thị trường là “đặt hàng” cho khâu
nghiên cứu, triển khai, sản xuất; mặt khác có thị trường là đầu ra cho
chuỗi nghiên cứu, triển khai, sản xuất đồng nghĩa với việc mở rộng
nguồn kinh phí tái đầu tư cho hoạt động R&D, tạo hiệu quả cao cho
hoạt động R&D.
1.2 Mối liên hệ giữa các khái niệm
1.2.1 Quan hệ giữa kết quả R&D – sản phẩm, hàng hóa đổi mới
sáng tạo của doanh nghiệp
Nhu cầu công nghệ của doanh nghiệp thông thường được đáp
11


ứng thông qua giải pháp thị trường (mua hoặc thuê bên ngoài) hoặc
giải pháp phi thị trường (tự làm, ăn trộm, xin). Để đáp ứng nhu cầu
đổi mới công nghệ, tạo ra sản phẩm, hàng hóa đổi mới sáng tạo của
doanh nghiệp ở nhiều dạng khác nhau, việc áp dụng các kết quả
nghiên cứu R&D là một giải pháp chủ yếu.

1.2.2 Vai trò cầu nối giữa cầu – cung của các thiết chế trung
gian trong thị trường công nghệ
Bên cung công nghệ là một thuật ngữ dùng để chỉ các tổ chức
R&D. Nguồn cung trong nước chủ yếu xuất phát từ các Viện nghiên
cứu và Trường đại học, cùng với sự tham gia của các trung tâm
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, trung tâm ứng dụng tiến bộ
KH&CN của các tỉnh/thành phố và một số nhà sáng chế độc lập. Bên
cầu công nghệ thường là các doanh nghiệp triển khai việc nâng cao
trình độ công nghệ, đổi mới công nghệ, qua đó cải thiện chất lượng
sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh. Các
nhân tố chính cản trở đến quá trình cung công nghệ từ các tổ chức
R&D gặp cầu công nghệ của doanh nghiệp chính là thiếu thông tin về
công nghệ dẫn đến rủi ro cung không gặp cầu, cung không đáp ứng
được đúng cầu, bên cầu xác định không chính xác nhu cầu của mình.
Giải quyết vấn đề thông tin giữa bên cung và bên cầu, cần có những
thể chế trung gian của thị trường công nghệ.
1.2.3 Quan hệ công nghệ đẩy - thị trường kéo trong thị trường
công nghệ
Công nghệ đẩy: lấy khoa học làm cơ cở, làm nền tảng tri thức tạo
ra công nghệ. Mô hình công nghệ đẩy này có ứu điểm: làm bùng nổ
các ngành công nghiệp và làm thay đổi toàn bộ thị trường; giúp tăng
trưởng thị trường. Nhược điểm: yêu cầu đầu tư ngân sách R&D lớn,
nguồn lực R&D có kỹ năng nghiên cứu cao. Thị trường kéo: thị
12


trường là tác nhân khởi thủy các ý tưởng đổi mới công nghệ thông
qua lắng nghe nhu cầu của khách hàng. Ưu điểm: phù hợp, đáp ứng
kịp thời nhu cầu của thị trường. Nhược điểm: nhu cầu của thị trường
chỉ là nhất thời, đầu tư toàn bộ nguồn lực vào phát triển sản phẩm dễ

dẫn đến thất bại do khi ra được sản phẩm thì thị trường không còn
nhu cầu nữa.
Cả hai chiến lược, chiến lược kéo với việc sử dụng các chính
sách “mềm” và chiến lược đẩy, sử dụng các chính sách “cứng”, có
nhiều ưu và nhược điểm và chỉ thành công trong một số điều kiện
nhất định của nền kinh tế cũng như bối cảnh thế giới.
1.3 Khung lý thuyết về chính sách thị trường kéo thúc đẩy
thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai
Theo tiếp cận về lý thuyết “thị trường”, nơi có các tác nhân tham
gia chính gồm: người bán – bên cung (nhà khoa học, tổ chức R&D)
làm ra các KQNC; người mua – bên cầu (các doanh nghiệp, các tổ
chức sản xuất công nghệ) cần mua KQNC như là một hàng hóa/sản
phẩm (product); các định chế trung gian giữa bên mua và bên bán (hỗ
trợ các hoạt động môi giới, , tiếp thị, dịch vụ sở hữu trí tuệ, dịch vụ
thông tin công nghệ, tư vấn giải pháp công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng,
v.v…); và cuối cùng, các hoạt động mua-bán này được thông qua các
quy định, thể thức điều tiết bởi Nhà nước. Mối quan hệ của thị trường
mua-bán KQNC được mô tả như sau:
Sơ đồ Mối quan hệ của thị trường mua-bán kết quả nghiên cứu
BÊN BÁN
(Kết quả R&D)D

BÊN MUA

TRUNG GIAN

MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH
13

(Sản phẩm hàng hóa)



Từ mô hình của thị trường công nghệ, ta thấy chính sách có thể
tác động vào ba yếu tố cơ bản của thị trường công nghệ là: (1) kết
quả R&D (CUNG); (2) định chế trung gian; (3) sản phẩm R&D
thông qua quá trình thương mại hóa, trở thành sản phẩm hàng hóa
(theo yêu cầu của bên mua-CẦU). Chính sách thị trường kéo sẽ tác
động vào 3 yếu tố nêu trên theo nguyên lý “xuất phát từ thị trường”
theo mô hình dưới đây.
Như vậy, hệ thống chính sách thị trường kéo thương mại hóa kết
quả R&D bao gồm 3 yếu tố cơ bản như sau:
- Chính sách thực hiện R&D theo đặt hàng của thị trường;
- Chính sách đối với việc hình thành, phát triển các định chế
trung gian theo nhu cầu và điều tiết của thị trường;
- Chính sách hỗ trợ/ưu đãi cho các doanh nghiệp sử dụng sản
phẩm thương mại hóa từ kết quả R&D.
Tiểu kết Chương 2
Triết lý R&D xuất phát từ nhu cầu của thị trường là nền tảng cơ
bản cho việc ban hành các chính sách thương mại hóa kết quả nghiên
cứu và triển khai đạt hiệu quả trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở lý
thuyết về thị trường, mô hình thương mại hóa kết quả R&D, mô hình
chính sách thị trường kéo, nghiên cứu đã xác định Khung lý thuyết
về chính sách thị trường kéo thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên
cứu và triển khai bao gồm các yếu tố: Kết quả R&D; định chế trung
gian của thị trường công nghệ; sản phẩm R&D thông qua quá trình
thương mại hóa, trở thành sản phẩm hàng hóa; thị trường kéo (phát
triển sản phẩm/công nghệ theo nhu cầu của thị trường); và môi
trường luật pháp (hệ thống luật pháp) cho hoạt động thương mại hóa
kết quả R&D.
14



Chính sách giao dịch trong thị trường công nghệR

Khung lý thuyết về chính sách thị trường
kéo thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai

Chính sách thực hiện R&D theo đặt hàng của thị trư
Chính sách hình thànhvà phát triển theo nhu cầu và điều tiết của thị trường

M
KẾT
KẾT QUẢ
QUẢ R&D
R&D

Các
Các tổ
tổ chức
chức trung
trung gian
gian của
của thị
thị trường
trường công
công nghệ
nghệ

THEO NHU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG


15

SẢN
SẢN PHẨM
PHẨM (thương
(thương mại
mại hóa
hóa từ
từ Kết
Kết quả
quả R&D)
R&D)


16


Chương 3
HIỆN TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY THƯƠNG
MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Bối cảnh trong nước hay thiết chế quản lý vĩ mô của hoạt
động thương mại hóa kết qủa nghiên cứu và triển khai của Việt
Nam hiện nay
2.1.1 Các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại hóa kết
quả nghiên cứu và triển khai
Nhà nước với vai trò nhà đầu tư chủ yếu cho hoạt động nghiên cứu và
triển khai. Doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai.
các tổ chức khoa học và công nghệ và các nhà khoa học với vai trò thực
hiện các nghiên cứu và triển khai.

2.1.2 Quy tắc điều chỉnh hoạt động thương mại hóa kết quả
nghiên cứu và triển khai
Vai trò của thị trường khoa học và công nghệ đã khẳng định
trong chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ trong của đất
nước, thể hiện cụ thể trong các văn kiện sau: Nghị quyết TW 2 khóa
VIII; Văn kiện Hội nghị Trung ương VI khóa IX; Nghị quyết TW2
Khoá VIII đến Nghị quyết TW 6 Khoá IX và Nghị quyết của đại hội
Đảng khoá X; Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012
của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
về Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày
29/03/2013 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012.
Thực hiện theo chủ trương của Đảng, Chính phủ đã đưa ra một
17


số quan điểm, đường lối phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
Theo đó ngày 11/4/2012, Chính phủ ban hành Quyết định số
418/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN giai
đoạn 2011 - 2020.
2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến thúc đẩy
thương mại hóa kết quả R&D
Hoạt động R&D được điều chỉnh bởi 8 đạo luật chuyên ngành:
Luật KH&CN năm 2013; Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ
sung năm 2009; Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006; Luật Tiêu
chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006; Luật Chất lượng sản phẩm,
hàng hóa năm 2007; Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008; Luật
Công nghệ cao năm 2008; Luật Đo lường năm 2011. Các văn bản

này nhìn chung đã tạo hành lang pháp lý tương đối đồng bộ và rộng
mở cho hoạt động R&D. Bên cạnh đó, hoạt động R&D còn được
điều chỉnh bởi một số văn bản pháp luật chuyên ngành khác, cụ thể là
các quy định pháp lý về: tài chính cho hoạt động R&D; quản lý tài
sản, quyền tài sản; tổ chức bộ máy, quản lý nhân sự; chính sách thuế.
2.2.2 Các Chương trình, Đề án, Dự án thúc đẩy thương mại hóa
kết quả nghiên cứu và triển khai
Đến nay, Chính phủ đã xây dựng và thực thi một số chương trình,
đề án, dự án thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D như sau: Chương
trình Hỗ trợ phát triển Tài sản trí tuệ (Chương trình 68); Chương
trình phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020; Đề án “Thương
mại hóa công nghệ theo mô hình mẫu Thung lũng Silicon tại Việt
Nam”; Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc
gia đến năm 2025”; Dự án IPP (Chương trình Đối tác Sáng tạo Innovation Partnership Program); Dự án FIRST “Đẩy mạnh đổi mới
sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ - Fostering
18


innovation through Research, Science, and Technology”; Dự án VIIP
“Đổi mới sáng tạo hướng đến người thu nhập thấp”; Dự án BIPP “Hỗ
trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo
doanh nghiệp”.
2.3. Phân tích hệ thống chính sách hiện hành thúc đẩy thương
mại hóa các kết quả R&D
2.3.1 Chính sách đối với kết quả R&D cho thị trường công nghệ
Luận án đã khảo sát những quy định của Luật Khoa học và Công
nghệ 2013 và các văn bản liên quan đến quản lý các nhiệm vụ
KH&CN và có nhận xét sau: các tiêu chí để “đẩy” các kết quả R&D
vào thị trường/doanh nghiệp còn rất mờ nhạt, hoặc là đưa ra những
tiêu chí chung chung, thiếu định lượng, hoặc là các tiêu chí liên quan

đến việc thương mại hóa kết quả R&D chiếm tỷ trọng rất thấp để
đánh giá. Điều này dẫn đến lỗ hổng của chính sách là cho phép các
nhiệm vụ KH&CN chưa “thực sự” gắn với nhu cầu của thị trường
vẫn được cấp kinh phí thực hiện.
2.3.2 Chính sách về thể chế trung gian trong thị trường công
nghệ
Thể chế trung gian trong thị trường công nghệ là hệ thống thực
thể, tổ chức được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao dịch, trao
đổi trên thị trường khoa học và công nghệ. Các văn bản pháp luật cho
việc hình thành và phát triển các tổ chức trung gian của thị trường
công nghệ gồm: Thông tư số 27/2013/TT-BKHCN ngày 17/12/2013
quy định các điều kiện đối với cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm
tạo doanh nghiệp công nghệ cao và thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp
giấy chứng nhận cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh
nghiệp công nghệ cao; Thông tư số 16/2014/TT-BKHCN ngày
13/6/2014 quy định về điều kiện thành lập, hoạt động của tổ chức
19


trung gian của thị trường khoa học và công nghệ; Thông tư số
08/2013/TT-BKHCN ngày 08/3/013 hướng dẫn nội dung và phương
thức hoạt động của các tổ chức tư vấn chuyển giao công nghệ.
2.3.3 Chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các sản phẩm thương mại
hóa từ kết quả R&D
Chính phủ đã sử dụng các chương trình, đề án, dự án thúc đẩy
thương mại hóa kết quả R&D để thể hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi
cho các sản phẩm thương mại hóa từ kết quả R&D.
2.4 Đánh giá hệ thống chính sách hiện hành đối với việc thúc đẩy
thương mại hóa kết quả R&D
2.4.1 Đánh giá hệ thống chính sách hiện hành liên quan đến kết

quả R&D cho thị trường công nghệ
a) Ưu điểm: Hệ thống chính sách hiện hành liên quan đến việc tạo
kết quả R&D “gắn” với thị trường, với doanh nghiệp, trong thời gian
quá độ từ cơ chế “kế hoạch hóa tập trung” sang cơ chế “định hướng
thị trường” đã tạo lực đẩy cho các kết quả R&D gắn kết với thị
trường, doanh nghiệp và tạo được một số thành tựu, một số sản phẩm
KH&CN thương mại hóa thành công.
b) Nhược điểm: Cơ chế chính sách gắn kết giữa cung từ các cơ quan
R&D và cầu từ các doanh nghiệp còn yếu; Thiếu cơ chế thông tin
giữa các cơ quan R&D và các doanh nghiệp; Thiếu cơ chế các doanh
nghiệp đặt hàng nghiên cứu cho các cơ quan R&D.
2.4.2 Đánh giá hệ thống chính sách hiện hành liên quan đến thể
chế hóa các giao dịch trong thị trường công nghệ
a) Ưu điểm: Hệ thống văn bản pháp quy này không chỉ tạo ra một
hành lang pháp lý tương đối ổn định để các tổ chức, cá nhân có thể
hoạt động R&D được bình đẳng, lành mạnh trong thị trường công
nghệ.
20


b) Hạn chế: Hệ thống pháp luật liên quan đến đảm bảo quyền sở hữu
trí tuệ còn có bất cập; Các cơ chế chính sách giải quyết mổi quan hệ
trong bất bình đẳng về thông tin đối với giao dịch trong thị trường
khoa học và công nghệ chưa đồng bộ; Thiếu các cơ chế chính sách để
tập trung hỗ trợ giảm bớt các chi phí giao dịch; Các cơ chế chính
sách để kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật đối với giao dịch
trong thị trường khoa học và công nghệ còn bất cập; Các văn bản chỉ
đạo đưa ra còn chậm và chưa có tính khả thi cao.
2.4.3 Đánh giá chính sách hỗ trợ/ưu đãi cho các doanh nghiệp sử
dụng sản phẩm thương mại hóa từ kết quả R&D

a) Ưu điểm: Các ưu đãi theo luật định hiện nay đang đi đúng hướng
trong đó đã tập trung tháo gỡ các rào cản, các khó khăn của doanh
nghiệp như hỗ trợ về vốn, thông tin công nghệ, thông tin thị trường,
hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ cần thiết, tăng cường cơ hội tiếp xúc, nắm bắt công nghệ mới, cơ
hội hợp tác với các tổ chức R&D.
b) Hạn chế: Các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó
khăn về vốn và hỗ trợ các ưu đãi về tài chính còn chưa thực sự phù
hợp; Thiếu các cơ chế chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp về thông
tin công nghệ và thông tin thị trường; Cơ chế chính sách hỗ trợ tạo
nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực
chuyển giao kết quả R&D chưa phát huy hiệu quả.
Tiểu kết chương 3
Thương mại hóa kết quả R&D ở Việt Nam hiện nay đạt kết quả
còn khiêm tốn, chưa thực sự tạo thành lợi thế cạnh tranh cho các
doanh nghiệp trong nước. Nguyên nhân chính là do hệ thống chính
sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D còn chưa bắt kịp xu thế

21


của thế giới, đồng thời phù hợp với nguyên lý căn bản “thị trường
kéo”.
Chương 4
KHUNG CHÍNH SÁCH THỊ TRƯỜNG KÉO THÚC ĐẨY
THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
3.1. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách thị trường kéo thương
mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai
Luận án đã khảo sát các chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết
quả R&D ở một số nước công nghiệp phát triển, một số nước trong

vùng Châu Á – Thái Bình Dương.
3.2. Triết lý và hệ quan điểm hệ thống chính sách thị trường kéo
thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai
Đồng nhất với quan niệm của Martin, Michael J.C. (1994) và Vũ
Cao Đàm (6.2012) về chính sách thị trường kéo, nghiên cứu đưa ra
triết lý về chính sách thị trường kéo thương mại hóa kết quả R&D là
tất cả các khâu trong quá trình thương mại hóa kết quả R&D xuất
phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, người tiêu dùng và vận hành theo
cơ chế thị trường thực thụ.
3.3. Khung hệ thống chính sách thị trường kéo thương mại hóa
kết quả nghiên cứu và triển khai
3.3.1 Thiết chế vĩ mô cho thị trường công nghệ
Thiết chế vĩ mô cho thị trường công nghệ có chức năng điều
chỉnh cung cầu trong xã hội và kiểm soát chất lượng của hàng hóa,
dịch vụ, kiểm soát lợi ích của người tiêu dùng.
3.3.2 Các kịch bản chính sách thị trường kéo thúc đẩy thương
mại hóa kết quả R&D
a) Kịch bản 1: Đổi mới chính sách đối với kết quả R&D cho thị
trường công nghệ
22


Chính sách đối với kết quả R&D được đổi mới để đáp ứng nhu
cầu của thị trường công nghệ cụ thể như sau: Quy định trách nhiệm
về quản lý thương mại hóa các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối
với cơ quan quản lý khoa học và công nghệ từ cấp trung ương tới địa
phương; Đưa các chuẩn mực nghiên cứu và vấn đề về đạo đức nghiên
cứu vào quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; Đổi mới cơ chế
tài chính trong quản lý khoa học và công nghệ là vấn đề cấp thiết
trong thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển

b) Kịch bản 2: Đổi mới chính sách về thể chế hóa các giao dịch
trong thị trường công nghệ
Đổi mới chính sách về thể chế hóa các giao dịch trong thị trường
công nghệ bao gồm các nội dung cơ bản như sau: Củng cố hoàn thiện
hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ; Tăng cường cơ chế, chính
sách để giải quyết mổi quan hệ trong bất bình đẳng về thông tin; Các cơ
chế chính sách để tập trung hỗ trợ giảm bớt các chi phí giao dịch; Các cơ
chế, chính sách phát triển các tổ chức trung gian, môi giới trong thị
trường công nghệ; Các cơ chế chính sách để kiểm tra, giám sát việc thực
thi pháp luật đối với giao dịch trong thị trường công nghệ còn bất cập
c) Kịch bản 3: Đổi mới chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các sản
phẩm thương mại hóa từ kết quả R&D
Đổi mới chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các sản phẩm thương mại
hóa từ kết quả R&D gồm nhứng nội dung sau: Thực hiện các cơ chế
thúc đẩy, hỗ trợ về vốn và ưu đãi về tài chính cho doanh nghiệp trong
việc sử dụng kết quả R&D để đổi mới công nghệ, tạo sản phẩm mới;
Bổ sung cơ chế hỗ trợ hình thành và phát triển các tổ chức trung
gian, kết nối hỗ trợ doanh nghiệp trong đổi mới công nghệ, sản phẩm
mới từ các kết quả R&D, góp phần thức đẩy nguồn cung của công
nghệ, hình thành các sân.
23


3.3.3 Phân tích SWOT các kịch bản chính sách
Luận án phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối
với các kịch bản chính sách.
3.4. Giải pháp thực hiện hệ thống chính sách thị trường kéo
thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai
Các giải pháp đối với nhân lực KH&CN và tổ chức chủ trì nhiệm
vụ KH&CNCác giải pháp đối với nhu cầu công nghệCác giải pháp

liên quan đến định chế trung gian của thị trường công nghệ.
Kết luận
Các cơ chế, chính sách và các văn bản pháp luật của Nhà nước
ban hành sách nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D đã có tác
động tích cực tới thương mại hóa kết quả R&D. Tuy nhiên, chính
sách liên quan đến thương mại hóa do Nhà nước ban hành trên quan
điểm “công nghệ đẩy”, chưa đẩy mạnh được việc thương mại hóa các
kết quả R&D và được các cá nhân, tổ chức KH&CN và các doanh
nghiệp thực sự quan tâm. Luận án đồng nhất với quan niệm của
Martin, Michael J.C. (1994) và Vũ Cao Đàm (6.2012) về chính sách
thị trường kéo, đưa ra triết lý về chính sách thị trường kéo thương
mại hóa kết quả R&D là tất cả các khâu trong quá trình thương
mại hóa kết quả R&D xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp,
người tiêu dùng và vận hành theo cơ chế thị trường thực thụ.
Luận án đề xuất Khung hệ thống chính sách thị trường kéo
thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai bao gồm: Đổi mới
chính sách đối với kết quả R&D cho thị trường công nghệ; Đổi mới
chính sách về thể chế hóa các giao dịch trong thị trường công nghệ;
Đổi mới chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các sản phẩm thương mại hóa
từ kết quả R&D.
DANH MỤC
24


CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Thúy Hiền (2017), “Chính sách "Thị trường
kéo" trong hoạt động hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên
cứu và triển khai ở Việt Nam”, Số 12 năm 2017, Tạp chí

Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2. Nguyễn Thị Thúy Hiền (2017), “Chính sách thúc đẩy
thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai ở Việt nam
hiện nay: Những ưu điểm và hạn chế”, Tập 33, Số 3, 2017,
Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu
Chính sách và Quản lý.
3. Phạm Đại Dương, Đào Thanh Trường, Nguyễn Thị Ngọc
Anh, Nguyễn Thị Thúy Hiền (2017), “Ươm tạo doanh
nghiệp công nghệ ở Việt nam: Một cách tiếp cận phân tích
cơ sở pháp lý”, Tập 33, Số 1, 2017, Tạp chí Khoa học Đại
học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý.
4. Trương Văn Nam, Nguyễn Thị Thúy Hiền (2016),”Phân tích
SWOT đối với vườn ươm doanh nghiệp công nghệ tại Việt
Nam và đề xuất một số giải pháp”, Số 8 năm 2016, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

25


×