Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG QUẢN lý CHẤT THẢI rắn SINH HOẠT tại địa bàn TP QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.53 KB, 50 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
--------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ĐỊA BÀN TP
QUẢNG NGÃI

Sinh viên thực hiện:

Ngô Văn Cường

2009120117

Nguyễn Tấn Thành 2009120158
Lớp: 03DHMT2
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Võ Thị Kim Quyên

36


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Võ Thị Kim Quyên

TP. HCM, tháng 4 năm 2016

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên:
 Nguyễn Tấn Thành
Tel: 0963245554
 Ngô Văn Cường

Mail:

Tel: 0963561218
Mail:
2. Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
3. Lớp:

03DHMT2

4. Giảng viên hướng dẫn: Th.S Võ Thị Kim Quyên
Tel: 0938374006

Mail:

Tên đề tài: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TẠI ĐỊA BÀN TP QUẢNG NGÃI

Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện đề tài


Ngô Văn Cường
Võ Thị Kim Quyên

36


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên
Nguyễn Tấn Thành

MỤC LỤ

36


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ...................................................................................................ix
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... x
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI...................................................................................................2
1.1.


Giới thiệu về chi cục BVMT Tỉnh Quảng Ngãi...............................................2

1.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của chi cục BVMT Tỉnh Quảng Ngãi........2

1.1.2.

Cơ cấu tổ chức.............................................................................................2

1.1.3.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn..............................................................3

1.1.4.

Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự....................................................................6

1.2.

Tổng quan về địa bàn Thành phố Quảng Ngãi.................................................6

1.2.1.

Vị trí địa lý...................................................................................................6

1.2.2.

Điều kiện tự nhiên........................................................................................7


1.2.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................................7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN.................................................10
2.1.

Khái niệm chất thải rắn..................................................................................10

2.2.

Nguồn gốc phát sinh CTR.............................................................................10

2.3.

Thành phần....................................................................................................11

2.4.

Tính chất của chất thải rắn.............................................................................13

2.4.1.

Tính chất vật lý...........................................................................................13

2.4.2.

Tính chất hóa học.......................................................................................14


2.4.3.

Tính chất sinh học......................................................................................15

2.5.

Phân loại........................................................................................................17

2.5.1.

Chất thải rắn Đô thị:..................................................................................17

2.5.2.

Chất thải rắn công nghiệp..........................................................................17

2.5.3.

Chất thải rắn nông nghiệp..........................................................................18

2.5.4.

Chất thải y tế..............................................................................................19

36


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.6.


GVHD: Võ Thị Kim Quyên

Tác động của chất thải rắn sinh hoạt..............................................................20

2.6.1.

Ảnh hưởng đến môi trường không khí........................................................20

2.6.2.

Ảnh hưởng đến môi trường nước................................................................20

2.6.3.

Ảnh hưởng đến môi trường đất...................................................................20

2.6.4.

Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người............................................................21

2.6.5.

Ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị................................................................22

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI...................................................23
3.1.

Khái niệm chung về quản lý môi trường........................................................23


3.2.

Thực trạng phát thải rác tại thành phố Quảng Ngãi.......................................23

3.3.

Hiện trạng thu gom CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.................23

3.3.1.

Hiện trạng thu gom CTR:...........................................................................24

3.3.2.

Hệ thống thu gom, hình thức thu gom........................................................24

3.3.3.

Hệ thống trung chuyển, vận chuyển:..........................................................26

3.3.4.

Trang thiết bị, số công nhân viên tham gia, mô hình thu gom....................26

3.4.

Hiện trạng xử lý CTR:...................................................................................29

3.5.


Hiện trạng môi trường tại bãi chôn lấp rác xã Nghĩa Kỳ...............................33

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ.............................................................36
4.1.

Nhận xét, đánh giá về tình hình quản lý CTR tại thành phố trong thời gian qua
36

4.1.1.

Thu gom và vận chuyển..............................................................................36

4.1.2.

Xử lý và tái chế...........................................................................................36

4.1.3.

Đánh giá chung..........................................................................................37

4.2.

Đề xuất, kiến nghị:.........................................................................................37

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................41

36


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Võ Thị Kim Quyên

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT:

Bảo vệ môi trường

CTR:

Chất thải rắn

CTRSH:

Chất thải rắn sinh hoạt

UBND:

Uỷ Ban Nhân Dân

VS:

Hàm lượng chất rắn bay hơi

BTCT:

Bê tông cốt thép

KPH:


Không phát hiện

DANH MỤC BẢN
Bảng 2.1: Thành phần chất thải rắn theo nguồn gốc phát sinh....................................10
Bảng 2.2: Thành phần chất thải rắn đô thị theo tính chất vật lý...................................11
Bảng 2.3: Thành phần chất thải rắn công nghiệp........................................................17
Bảng 3.1: Lượng phát sinh CTRSH trên địa bàn TP Quảng Ngãi từ năm 2005 – 2013
.................................................................................................................................... 22
Bảng 3.2: Tỷ lệ thu gom CTR tại một số Huyện và TP Quảng Ngãi so với toàn Tỉnh 23
Bảng 3.3: Trang thiết bị phục vụ thu gom CTR..........................................................24
Bảng 3.4: Một số loại xe ép rác của công ty Cổ Phần Môi trường đô thị Quảng Ngãi 25
Bảng 3.3: Bảng kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh bãi chôn lấp
Nghĩa Kỳ (04/2012)....................................................................................................32
Bảng 3.4: Bảng kết quả phân tích chất lượng không nước ngầm tại bãi chôn lấp Nghĩa
Kỳ (04/2012)............................................................................................................... 33

36


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi.............................................................7
Hình 2.1: Chất thải rắn sinh hoạt...................................................................................9
Hình 2.2: Rác thải ở chợ chưa được thu gom làm mất cảnh quan đô thị.....................21
Hình 3.1: Thu gom chất thải rắn sinh hoạt bằng xe ba gác..........................................26
Hình 3.2: Thu gom rác thải tại khu vực chợ................................................................29
Hình 3.3: Cấu tạo lớp lót từ dưới lên của ô chôn lấp...................................................30

Hình 3.4: Đổ CTR vào ô chôn lấp...............................................................................32

36


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: tổ chức và bố trí nhân sự của Chi cục BVMT tỉnh Quảng Ngãi..................6
Sơ đồ 3.1: quá trình thu gom rác tại TP Quảng Ngãi.................................................27
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tiếp nhận và xử lý CTR tại bãi chôn lấp..........................................28

36


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên

LỜI CẢM ƠN
Trong lời đầu tiên của bài báo cáo thực tập tốt nghiệp “Tìm hiểu thực trạng
quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn Tp Quảng Ngãi” này, em muốn gửi
những lời cảm ơn và biết ơn chân thành nhất của mình với những người đã hỗ trợ,
giúp đỡ em về kiến thức và tinh thần trong suốt quá trình thực hiện thực tập tốt
nghiệp.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn đến anh Cao Văn Cảnh trưởng phòng
Tổng hợp Chi Cục BVMT tỉnh Quảng Ngãi đã tận tình giúp đỡ em trong đợt thực tập
vừa qua.

Xin cảm ơn các thầy cô trong khoa và các bạn trong lớp đã hỗ trợ, giúp đỡ em
trong quá trình học tập và hoàn thành đợt thực tập này.
Em xin cảm ơn cô Võ Thị Kim Quyên đã hướng dẫn, nhận xét, giúp đỡ em
trong suốt quá trình làm báo cáo thực tập.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân đã giúp đỡ động viên
em rất nhiều trong quá trình thực hiện báo cáo này.
Do thời gian thực hiện có hạn, kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của thầy cô và các bạn để có thêm kinh nghiệm và tiếp tục hoàn thành báo
cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

36


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên

MỞ ĐẦU
Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, với sự
hình thành, phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng
hóa, nguyên vật liệu, năng lượng,... là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với đó là nỗi lo về môi trường, đặc biệt vấn đề chất thải
rắn như chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nông nghiệp,

chất thải rắn y tế, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn nguy hại,... Việc thu gom, vận
chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn đã và đang trở thành một bài toán khó đối với
các nhà quản lý tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền kinh
tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Quảng Ngãi là tỉnh thành đang trong thời kỳ
phát triển, từng bước xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng chất
lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy, vấn đề môi trường cũng là một trong những
vấn đề cấp bách hiện nay. Khi kinh tế phát triển đời sống người dân được nâng cao,
nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng nên kéo theo đó là lượng chất thải phát sinh ngày
càng một gia tăng. Bên cạnh lượng rác sinh hoạt với số lượng đáng kể, rác thải từ phụ
phẩm nông nghiệp, rác thải từ các khu công nghiệp, khu chế suất ngày một gia tăng.
Và toàn bộ lượng rác này có đặc điểm chung là chưa phân loại tại nguồn phát sinh. Để
hiểu thêm về tình hình quản lý chất thải rắn tai TP Quảng Ngãi đề tài này được đưa ra
nhằm nghiên cứu tình hình quản lý việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên
địa bàn TP Quảng Ngãi.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
1.1.

Giới thiệu về chi cục BVMT Tỉnh Quảng Ngãi
1.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của chi cục BVMT Tỉnh Quảng Ngãi

Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là Chi cục) là cơ

quan chuyên môn trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, được thành lập theo Quyết
định số 736/QĐ-UBND ngày 29/4/2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Ngãi. Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu, có trụ sở làm việc và được mở tài
khoản để giao dịch theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Chi cục có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
ban hành theo thẩm quyền ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương trình,
kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện các
văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án và bảo vệ môi trường cho các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương phê duyệt và ban hành.
1.1.2.

Cơ cấu tổ chức

Chi cục làm việc theo chế độ thủ trưởng, có Chi cục trưởng và 2 Phó Chi cục
trưởng.
Chi cục trưởng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thực hiện trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan theo
quy định của pháp luật.
Phó chi cục trưởng là người được Chi cục trưởng phân công phụ trách một số
lĩnh vực công tác của Chi cục; chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp
luật về thực hiện nhiệm vụ được giao và cùng với Chi cục trưởng chịu trách nhiệm
trước cấp trên và pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công hoặc ủy
quyền. Khi Chi cục trưởng vắng mặt, một Phó Chi cục được Chi cục trưởng ủy quyền
điều hành các hoạt động của Chi cục.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên


Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỹ luật và các chế độ chính
sách khác đối với Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng thực hiện theo quy định của
pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1.1.3.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Thẩm định các chỉ tiêu về môi trường và đa dạng sinh học trong các chiến lược,
quy hoạch, đề án, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác
động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, các dự án thiết lập các khu bảo tồn thiên
nhiên, đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền phê duyệtcủa Ủy ban nhân dân tỉnh; kiểm
tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường, các công trình, biện pháp bảo vệ
môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của
phấp luật hiện hành; tổ chức xác nhận việc đăng ký và thực hiện kế hoạch bảo vệ môi
trường của các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa
dạng sinh học của địa phương và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; hướng
dẫn, kiểm tra việc bảo tồn đa dạng sinh học tại các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và
việc thực hiện bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo
vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh; thẩm định hồ sơ
cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo sự phân công của Ủy ban
nhân dân tỉnh.
Cấp, điều chỉnh sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định của
pháp luật; tổ chức thực hiện việc thống kê hàng năm qua các chỉ tiêu về tình hình phát
triển và xử lý chất thải tại địa phương; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thu hồi, xử lý
các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ theo quy định của pháp luật; thẩm định, kiểm tra xác nhận việc thực hiện các

nội dung, yêu cầu về cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản đối với
các dự án thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc
nhập khẩu phế liệu theo thẩm quyền.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên

Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phòng ngừa,
bảo vệ, khắc phục, cải tạo môi trường, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng
sinh học theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tổ chức thu nhập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với
môi trường; yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây
ra trên địa bàn từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên; xây dựng và tổ
chức thực hiện Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; chủ trì xây dựng
năng lực và huy động lực lượng khắc phục ô nhiễm môi trường do các sự cố gây ra
theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc lập, sửa đổi, bổ sung danh mục các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để; xác nhận cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành xử lý triệt để; kiểm tra công tác xử lý
triệt để cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, việc thực hiện hỗ trợ có mục tiêu từ ngân
sách nhà nước nhằm xử lý triệt để một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
thuộc khu vực công ích theo quy định của pháp luật; công tác bảo vệ môi trường làng
nghề trên địa bàn theo quy định.
Thực hiện việc đăng ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng
nhận, giấy xác nhận về môi trường và đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.
Chủ trì tổng hợp, cân đối nhu cầu kinh phí, thẩm định kế hoạch và dự toán ngân
sách từ nguồn sự nghiệp, môi trường hàng năm của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân
dân cấp huyện gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; phối hợp với Sở Tài

chính hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách từ nguồn sự
nhiệp môi trường sau khi được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh
học, bồi thường và phục hồi môi trường, thu phí và lệ phí bảo vệ môi trường, ký quỹ
cải tạo phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật; giúp Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh tổ chức quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương (nếu có).


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên

Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường và đa dạng sinh học của địa
phương; tổ chức thực hiện hoạt động quan trắc, quản lý số liệu quan trắc môi trường
và đa dạng sinh học theo thẩm quyền.
Tổ chức điều tra, thống kê, kiểm kê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, đánh
giá các hệ sinh thái, loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (không
bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm) và nguồn gen bị suy
thoái; đề suất và triển khai thực hiện các giải pháp, mô hình bảo tồn, phục hồi, sử
dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học tại địa phương.
Hướng dẫn, tổ chức điều tra, lập Danh mục loài ngoại lai xâm hại và thực hiện
các giải pháp ngăn ngừa, kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; hướng dẫn,
kiểm tra việc quản lý loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh; tiếp nhận, xử lý thông
tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh
vật biến đổi gen; hướng dẫn kiểm tra các hoạt động về quản lý nguồn gen trên địa bàn
tỉnh.
Tổ chức thu thập, quản lý, thống kê, lưu trữ, và cung cấp dữ liệu về môi trường;
xây dựng, cập nhật, duy trì và vận hành hệ thống thông tin, tư liệu, cơ sở dữ liệu môi
trường cấp tính; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, báo cáo đa dạng sinh học
cấp tỉnh; tổ chức đánh giá, dự báo và cung cấp thông tin về ảnh hưởng của ô nhiễm và

suy thoái môi trường đến con người, sinh vật; tổng hợp và công bố thông tin về môi
trường cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các vấn
đề môi trường liên ngành, liên tỉnh và công tác bảo tồn, khai thác bền vững tài nguyên
thiên nhiên, đa dạng sinh học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.1.4.

GVHD: Võ Thị Kim Quyên

Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự

Chi cục trưởng
Các Phó Chi
cục trưởng

Phòng Tổng hợp

Phòng Thẩm định
và Đánh giá tác
động môi trường

Phòng Kiểm soát ô
nhiễm

Sơ đồ 1.1: tổ chức và bố trí nhân sự của Chi cục BVMT tỉnh Quảng Ngãi
Số cán bộ, công chức, viên chức của Chi cục BVMT Tỉnh Quảng Ngãi gồm 17

thành viên làm việc tại Chi cục.
Việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức, khen thưởng, kỷ luật các chức danh cấp trưởng, phó của các phòng chuyên
môn nghiệp vụ thuộc Chi cục do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định
theo đề nghị của Chi cục trưởng.
1.2.

Tổng quan về địa bàn Thành phố Quảng Ngãi
1.2.1.

Vị trí địa lý

Thành phố Quảng Ngãi là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa, khoa học kỹ thuật và an ninh - quốc phòng của tỉnh Quảng Ngãi; Thành phố
Quảng Ngãi nằm vị trí gần trung độ của tỉnh (cách địa giới tỉnh về phía Bắc 28 Km,
phía Nam 58 Km, phía Tây 57 Km, cách bờ biển 10 Km); Cách thành phố Đà Nẵng
123 km; Cách thành phố Quy Nhơn 170 km; Cách thành phố Hồ Chí Minh 821 Km và
cách Thủ đô Hà Nội 889 Km. Có toạ độ địa lý từ 15 005’ đến 15008’ vĩ độ Bắc và từ
108034’ đến 108055’ kinh độ Đông.
Diện tích tự nhiên 16.015,34 ha, có 260.252 nhân khẩu, có 23 đơn vị hành chính
cấp xã; Trong đó có 09 phường: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo, Nguyễn


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên

Nghiêm, Chánh Lộ, Nghĩa Lộ, Nghĩa Chánh, Quảng Phú, Trương Quang Trọng và 14
xã: Nghĩa Dũng, Nghĩa Dõng, Tịnh Ấn Tây, Tịnh Ấn Đông, Tịnh An, Tịnh Long, Tịnh
Châu, Tịnh Thiện, Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ, Nghĩa Hà, Nghĩa Phú, Nghĩa An.

Địa giới hành chính thành phố:

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi





Phía Đông giáp Biển đông;
Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Sơn Tịnh;
Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tư Nghĩa và huyện Mộ Đức;
Phía Bắc giáp huyện Bình Sơn.

1.2.2.

Điều kiện tự nhiên

Thành phố Quảng Ngãi có địa hình khá bằng phẳng, trong vùng nội thị có núi
Thiên Ấn, Thiên Bút, núi Ông, có sông Trà khúc và sông Bàu Giang tạo nên môi
trường sinh thái tốt, cảnh quan đẹp, có mực nước ngầm cao, địa chấn ổn định.
Nhiệt độ trung bình hàng năm 270C, lượng mưa trung bình 2.000 mm, tổng giờ
nắng 2.000 – 2.200 giờ/năm, độ ẩm tương đối trung bình trong năm khoảng 85% và
thuộc chế độ gió mùa thịnh hành: Mùa Hạ gió Đông Nam, mùa Đông gió Đông Bắc.
1.2.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Quảng Ngãi là tỉnh thành có nền kinh tế đang trong giai đoạn ổn định và phát
triển với nền kinh tế rất đa dạng gồm nhiều ngành nghề khác nhau nông – lâm – ngư
nghiệp điều phát triển mạnh. Gần đây tỉnh Quảng Ngãi phát triển mạnh mẽ các lĩnh



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên

vực về công nghiệp và dịch vụ. Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Khu kinh tế lớn mang
lại nhiều lợi ích cho quốc gia cũng như cho tỉnh Quảng Ngãi.
Thành phố Quảng Ngãi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ
thuật của tỉnh; đồng thời, gắn với Khu kinh tế Dung Quất và Nhà máy lọc dầu số 1
thành một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng –
an ninh của chuỗi đô thị miền Trung và Tây Nguyên: Nha Trang, Tuy Hoà, Quy Nhơn,
Huế, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Buôn Mê Thuột, Pleiku và KomTum.
Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Chính
phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước, hình
thành khu kinh tế Dung Quất nối liền với khu kinh tế mở Chu Lai. Đây là lợi thế rất
quan trọng, tạo điều kiện để tỉnh phát triển nhanh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
đi kèm theo chương trình phát triển lọc dầu của quốc gia, đồng thời góp phần đẩy
mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Quảng Ngãi có bờ biển dài khoảng 129 km, với vùng lãnh hải rộng lớn 11.000
km2, có 6 cửa biển, giàu nguồn lực hải sản với nhiều bãi biển đẹp.
Quảng Ngãi là vùng đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá lâu đời như khu du
lịch văn hoá Sa Huỳnh, dấu vết văn hoá cổ xưa như thành cổ Châu Sa, Gò Vàng…, có
di tích lịch sử Ba Tơ, Sơn Mỹ, Ba Gia, Trà Bồng, Vạn Tường; nhiều cảnh đẹp như
Thiên Ấn, Niêm Hà, Thiên Bút, Phê Vân, Thạch Bích, Tà Dương, Cổ Luỹ, Cô Thôn,
Nước Trong – Ca Đam…, nhiều bãi biển như Mỹ Khê, Sa Huỳnh…, những tiềm năng
trên là điều kiện để phát triển du lịch nghỉ dưỡng với nhiều loại hình, sản phẩm du lịch
đa dạng.

Thành phố Quảng Ngãi là nơi sản sinh ra rất nhiều loại hàng rất nổi tiếng, khu
công nghiệp Quảng Phú là nơi ra đời của bia Dung Quất, sữa đậu nành Fami Vinasoy,
bánh kẹo Quảng Ngãi Biscafun…


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
2.1.

Khái niệm chất thải rắn
Chất thải rắn (CTR) được hiểu là tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các

hoạt động của con người và động vật, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi
con người không muốn dùng nữa.

Hình 2.1: Chất thải rắn sinh hoạt
2.2.

Nguồn gốc phát sinh CTR
Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
- Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách rời.
Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su,... còn
có một số chất thải nguy hại
- Từ các hoạt động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ quan,
khách sạn,...Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu dân cư
(thực phẩm, giấy, catton,..)
- Các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính: lượng

rác thải tương tự như đối với rác thải dân cư và các hoạt động thương mại nhưng
khối lượng ít hơn.
- Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ các
công trình cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn, gạch
vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên

- Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan, chỉnh tu các
công viên, bãi biển và các hoạt động khác,... Rác thải bao gồm cỏ rác, rác thải từ
việc trang trí đường phố.
- Các quá trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nước thải, nước rác, các quá
trình xử lý trong công nghiệp. Nguồn thải là bùn, làm phân compost,...
- Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ các
hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì
đóng gói sản phẩm,... Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân
viên làm việc.
- Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh
đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,... Rác thải chủ yếu thực phẩm dư
thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu
hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
2.3.

Thành phần
Chất thải rắn có thành phần khá đa dạng, tùy thuộc vào ngành nghề, vị trí mà có

thành phần khác nhau.

Bảng 2.1: Thành phần chất thải rắn theo nguồn gốc phát sinh
STT
1

Nguồn phát sinh
Nhà ở và thương mại, trừ các chất thải đặc biệt
và nguy hiểm

2

Chất thải đặc biệt (lốp xe, thiết bị điện, bình
điện)

% Trọng lượng
Dao động

Trung bình

50 – 75

62

3-12

5

0,1-1.0

0,1


3

Chất thải nguy hại

4

Cơ quan

3-5

3,4

5

Xây dựng và phá dỡ

8-20

14,0

6

Các dịch vụ đô thị

7

Làm sạch đường phố

2-5


3,8

8

Cây xanh và phong cảnh

2-5

3,0


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên

9

Công viên và các khu vực tiêu khiển

10

Lưu vực đánh bắt

11

Bùn đặc từ nhà máy xử lý

12

Tổng cộng


1,5-3

2,0

0,5-1,2

0,7

3-8

6,0
100

Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, 2001.
Bảng 2.2: Thành phần chất thải rắn đô thị theo tính chất vật lý
STT

Thành phần

1

% Trọng lượng
Khoảng giá trị

Trung bình

Chất thải thực phẩm

6 – 25


15

2

Giấy

25-45

40

3

Bìa cứng

3-15

4

4

Chất dẻo

2-8

3

5

Vải vụn


0-4

2

6

Cao su

0-2

0,5

7

Da vụn

0-2

0,5

8

Rác làm vườn

0-20

12

9


Gỗ

1-4

2

10

Thủy tinh

4-16

8

11

Can hộp

2-8

6

12

Kim loại không thép

0-1

1


13

Kim loại thép

1-4

2

15

Bụi, tro, gạch

0-10

4

Tổng cộng

100

Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, 2001.
2.4.

Tính chất của chất thải rắn

2.4.1.

Tính chất vật lý


Những tính chất vật lý quan trọng của chất thải rắn đô thị bao gồm khối lượng
riêng, độ ẩm, kích thước phân loại và độ xốp. Trong đó, khối lượng riêng và độ ẩm là
2 tính chất được quan tâm nhất trong công tác quản lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên

Khối lượng riêng (hay mật độ) của chất thải rắn thay đổi theo thành phần, độ ẩm,
độ nắn của chất thải. Trong công tác quản lý chất thải rắn, khối lượng riêng là thông
số quan trọng phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Qua đó có
thể phân bổ và tính được nhu cầu trang thiết bị phục vụ công tác thu gom vận chuyển,
khối lượng rác thu gom và thiết kế quy mô bãi chôn lấp rác thải,…
Khối lượng riêng được xác định bởi khối lượng của vật liệu trên một đơn vị thể
tích (kg/m3). Dữ liệu về khối lượng riêng thường cần thiết để định mức tổng khối
lượng và thể tích chất thải cần phải quản lý.
Bởi vì khối lượng riêng của chất thải rắn thay đổi một cách rõ ràng theo vị trí địa
lý, mùa trong năm và thời gian lưu trữ, do đó cách tốt nhất là sử dụng các giá trị trong
bình đã được lựa chọn. Khối lượng riêng của chất thải sinh hoạt thay đổi từ 120 đến
590 kg/m3. Đối với xe vận chuyển rác có thiết bị ép rác có thể lên đến 830 kg/m3.
Khối lượng riêng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng để
xác định tỷ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó, có đơn vị là kg/m 3 (hoặc
Ib/yd3).
Độ ẩm: độ ẩm của chất thải rắn là thông số có liên quan đến giá trị nhiệt lượng
của chất thải, được xem xét nhất lựa chọn phương án xử lý, thiết kế bãi chôn lấp và lò
đốt. Độ ẩm rác thay đổi theo thành phần và theo mùa trong năm. Rác thải thực phẩm
có độ ẩm từ 50-80%, rác thải là thủy tinh,kim loại có độ ẩm thấp nhất. Độ ẩm trong
rác cao tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật kị khí phân hủy gây thối rữa.
Độ ẩm của chất thải rắn thường được biểu diễn bằng 2 cách:

- Phương pháp trọng lượng ướt: độ ẩm của mẫu được biểu diễn bằng % của
trọng lượng ướt vật liệu;
- Phương pháp trọng lượng khô: độ ẩm của mẫu được biểu diễn bằng % của
trọng lượng khô vật liệu;
Phương pháp trọng lượng ướt thường được sử dụng trong lĩnh vực quản lý chất
thải rắn. Độ ẩm theo phương pháp trọng ướt thường được sử dụng trong lĩnh vực quản
lý chất thải rắn.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên

Công thức toán học của độ ẩm theo trọng lượng ướt được diễn đạt như sau :
M = (W – d)/W
Trong đó:
2.4.2.

M: độ ẩm
W: khối lượng ban đầu của mẫu ( kg )
d: khối lượng của mẫu khi sấy ở 1050C ( kg )
Tính chất hóa học

Các chỉ tiêu hóa học quan trọng của chất thải rắn đô thị gồm chất hữu cơ, chất
tro, hàm lượng cacbon cố định, nhiệt trị.
Chất hữu cơ: lấy mẫu nung ở 9500C, phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi
là chất tổn thất khi nung. Thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40-60%,
giá trị trung bình là 53%
Chất tro: là phần còn lại sau khi nung ở 9500C, tức là chất trơ dư hay chất vô cơ.
Hàm lượng cacbon cố định: là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô

cơ khác không phải là cacbon không tro khi nung ở 950 0C, hàm lượng này thường
chiếm khỏang 5-12%, giá trị trung bình là 7,5%. Các chất vô cơ khác trong tro gồm
thủy tinh, kim loại. Đối với chất thải rắn đô thị, các chất vô cơ này chiếm khoảng 1530%, giá trị trung bình là 20%.
Nhiệt trị: là giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn. Giá trị nhiệt được xác
định theo công thức Dulong:
Btu/Ib = 145C + 610(H2 – 1/802) + 40S + 10N
Trong đó:
2.4.3.

C: cacbon, % trọng lượng;
H2: hydro, % trọng lượng;
02: oxy, % trọng lượng;
S: lưu huỳnh, % trọng lượng;
N: nito, %trọng lượng;
Tính chất sinh học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên

Các thành phần phần hữu cơ (không kể các thành phần như plastic, caosu, da)
hầu hết chất thải rắn có thể được phân loại về phương diện sinh học như sau:
- Các phần tử có thể hòa tan trong nước như: đường, tinh bột, animo acid và
nhiều hữu cơ.
- Bán cellolose: các sản phẩm ngưng tụ của đường 5 và 6 carbon.
- Cellolose: sản phẩm ngưng tụ của đường glulose 6 carbon
- Dầu, mỡ và sáp: là những esters của alcohols và acid béo mạch dài
- Chất gỗ (lignin): một polymer chứa các vòng thơm với nhóm methoxyl.
- Lignocelluloza: hợp chất do lignin và celluloza kết hợp với nhau

- Protein: chất tạo thành các amino acid mạch thẳng.
Tính chất sinh học quan trọng nhất của phần hữu cơ của chất thải rắn đô thị là
hầu hết các thành phần hữu cơ có thể được chuyển hóa sinh học thành khí, các chất
rắn vô cơ và hữu cơ khác. Sự tạo mùi hôi và phát sinh ruồi cũng liên quan đến tính dễ
phân hủy của các vật liệu hữu cơ trong chất thải rắn đô thị như rác thực phẩm.
Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ trong chất thải rắn:
Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách đốt cháy ở nhiệt độ 550 0C,
thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của hữu cơ trong chất
thải rắn. Tuy nhiên sử dụng VS để mô tả khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ
trong chất thải rắn thì không đúng vì một vài thành phần hữu cơ của chất thải rắn rất
dễ bay hơi nhưng lại kém khả năng phân hủy sinh học là giấy in và cành cây. Thay
vào đó, hàm lượng lignin của chất thải rắn có thể được sử dụng để áp dụng tỉ lệ phần
để phân hủy sinh học của chất thải rắn, và được tính toán bằng công thức:
BF=0,83-0,028*LC
Trong đó:
- BF: tỷ lệ phần phân hủy sinh học biểu diễn trên cơ sở VS
- 0,83 và 0,028: hằng số thực nghiệm.
- LC: hàm lượng lignin của VS biểu diễn bằng % trọng lượng khô.
Khả năng phân hủy sinh học của một vài hợp chất hữu cơ tìm thấy trong chất rắn
đô thị, dựa trên cơ sở hàm lượng lignin. Các chất thải với hàm lượng lignin cao như:
giấy in có khả năng phân hủy sinh học kém hơn đáng kể so với chất thải hữu cơ khác


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Kim Quyên

trong chất thải rắn đô thị. Trong thực tế các thành phần hữu cơ trong chất thải rắn
thường được phân loại thành phần phân hủy chậm và phần phân hủy nhanh.
Sự phát sinh mùi hôi

Mùi hôi có thể sinh ra khi chất thải được chứa trong khoảng thời gian dài ở trong
nhà, trạm trung chuyển và ở bãi đổ. Mùi hôi phát sinh đáng kể ở các thùng chứa bên
trong nhà vào mùa khô có khí hậu nóng ẩm. Sự hình thành mùi hôi là do sự phân hủy
kỵ khí của các thành phần hữu cơ dễ phân hủy nhanh tìm thấy trong chất thải rắn.
Sự sinh sản của ruồi
Vào thời gian hè ở những vùng nóng ẩm, sự nhân giống và sinh sản của ruồi là
một vấn đề đáng quan tâm ỡ những thùng chứa chất thải rắn bên trong nhà. Ruồi có
thể phát triển nhanh trong khoảng thời gian không đến hai tuần sau khi trứng ruồi
được kí vào. Đời sống của ruồi nhà từ khi còn trong trứng cho đến khi trưởng thành có
thể được mô tả như sau:
-

Trứng phát triển:

8 +12h

-

Giai đoạn một của ấu trùng:

20h

-

Giai đoạn hai của ấu trùng:

24h

-


Giai đoạn ba của ấu trùng:

3 ngày

-

Giai đoạn nhộng:

4 + 5 ngày

-

Tổng cộng:

9 + 11 ngày

Thời gian để ruồi phát triển từ giai đoạn ấu trùng (giòi) ở các thùng chứa bên
trong thùng như sau: nếu giòi phát triển thì chúng khó có thể bị khử hay loại bỏ khi
rác trong thùng được đổ bỏ. Khi này giòi còn lại trong thùng có thể phát triển thành
ruồi. Những con giòi cũng có thể bò khỏi các thùng chứ không có nắp đậy và phát
triển thành ruồi ở môi trường xung quanh.
2.5.

Phân loại

2.5.1.

Chất thải rắn Đô thị:



×