Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Hồ chí minh với việc xây dựng thể chế chính trị việt nam dân chủ cộng hòa (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.05 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Lan Phương

HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG THỂ CHẾ
CHÍNH TRỊ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 62.31.02.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội – 2017

1


Công trình được hoàn thành tại: Khoa Khoa học chính trị,
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Lê

Phản biện :

Phản biện :

Phản biện:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận
án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà
Nội, vào hồi …. giờ … ngày … tháng… năm…



Có thể tìm hiểu luận án tại :
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
2


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Tác giả lựa chọn đề tài “Hồ Chí Minh với việc xây dựng thể chế
chính trị Việt Nam Dân chủ cộng hòa” xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, thể chế chính trị là vấn đề quan trọng của một quốc gia,
đặc biệt với Việt Nam trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện
nay.
Thứ hai, thể chế chính trị dân chủ cộng hòa được xây dựng ở Việt
Nam sau ngày độc lập gắn liền với vai trò xây dựng của Hồ Chí Minh
có giá trị lý luận và thực tiễn lớn.
Thứ ba, tình cảm của nhân dân Việt Nam hướng về Nhà nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa dưới sự chỉ đạo xây dựng của Hồ Chí
Minh vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích.
Luận án tập trung làm rõ một số vấn đề sau:
- Mô hình thể chế chính trị dân chủ cộng hòa dành cho Việt Nam
theo quan điểm của Hồ Chí Minh là một mô hình tiến bộ, chứa đựng
quan điểm sáng tạo của Người.
- Thể chế chính trị Việt Nam dân chủ cộng hòa được xây dựng
sau năm 1945, có sự đóng góp vô cùng quan trọng của Hồ Chí Minh
- Quá trình Hồ Chí Minh xây dựng thể chế chính trị dân chủ cộng
hòa ở Việt Nam có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn.

2.2. Nhiệm vụ.
Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:

3


- Làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về mô hình thể chế chính
trị dân chủ cộng hòa dành cho Việt Nam.
- Làm rõ quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo xây
dựng thể chế chính trị Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của thể chế chính trị Việt
Nam dân chủ cộng hòa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng.
Luận án tập trung nghiên cứu quan điểm của Hồ Chí Minh về mô
hình thể chế chính trị dành cho Việt Nam và những cống hiến thực tiễn
của Người trong quá trình xây dựng thể chế chính trị Việt Nam Dân chủ
cộng hòa.
3.2. Phạm vi.
3.2.1. Về nội dung:
Thể chế chính trị là một khái niệm rộng, liên quan đến nhiều loại
thể chế khác nhau: thể chế Đảng, thể chế nhà nước, thể chế các tổ chức
chính trị-xã hội… Tuy nhiên, luận án xin tập trung nghiên cứu về thể
chế nhà nước và thể chế Đảng lãnh đạo xây dựng nhà nước vì lý do sau:
Thứ nhất, trong các loại thể chế tổ chức chính trị, thể chế nhà
nước được coi là thể chế trung tâm.
Thứ hai, khi phân biệt các loại hình thể chế chính trị, người ta
thường căn cứ vào yếu tố nhà nước. Không phải ngẫu nhiên, tên gọi của
chính thể nhà nước chính là tên gọi của thể chế chính trị.
Thứ ba, trong giai đoạn 1945-1969, việc xây dựng thể chế chính

trị của Việt Nam, nhất là thể chế nhà nước chứa đựng nhiều điểm đặc
biệt và thể hiện tài năng lãnh đạo của Hồ Chí Minh rõ nét nhất.
3.2.2. Về thời gian.
4


Luận án triển khai các nội dung nghiên cứu trong giai đoạn tính
từ năm 1911 (khi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước) đến
năm 1969 (khi Người qua đời).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Cơ sở lý luận.
Tác giả luận án lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính trị, về nhà nước để
xem xét và đánh giá những nội dung liên quan đến đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Luận án dựa trên phương pháp luận mác xít, xem xét vấn đề
theo lập trường, quan điểm của phép duy vật biện chứng. Luận án sử
dụng một số phương pháp cụ thể sau: phương pháp phân tích, phương
pháp so sánh, phương pháp lôgich, lịch sử,
5. Đóng góp mới của luận án.
5.1. Về góc độ tiếp cận.
Trong luận án có đan xen, tích hợp các góc độ tiếp cận của các
khoa học khác nhau: chính trị, luật, lịch sử. Nhưng cần khẳng định luận
án thuộc chuyên ngành chính trị học nên cách tiếp cận chính trị là cơ
bản và bao trùm nhất.
5.2. Về nội dung.
Thứ nhất, luận án nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về thể chế
chính trị dành cho Việt Nam, tập trung ở thể chế nhà nước.
Thứ hai, luận án có sự kết hợp song song giữa phần lý thuyết và
thực tiễn. Luận án làm rõ vai trò của Hồ Chí Minh trong quá trình chỉ

đạo xây dựng những nhánh quyền lực của bộ máy nhà nước: lập pháp
(quốc hội), hành pháp (chính phủ) và tư pháp (tòa án) chi tiết hơn.
Thứ ba, luận án phân tích giá trị lý luận và thực tiễn của cả quá
trình Hồ Chí Minh hình thành quan điểm và chỉ đạo xây dựng thể chế
5


chính trị cộng hòa dân chủ nhân dân dành cho Việt Nam, từ năm 1911
đến năm 1969. Từ đó liên hệ với công cuộc đổi mới thể chế chính trị
Việt Nam hiện nay.
6. Kết cấu luận án.
Ngoài lời lời mở đầu, kết luận, luận án được kết cấu thành 4
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về thể chế chính trị, thể chế chính trị
cộng hòa và quan điểm của Hồ Chí Minh về mô hình thể chế chính trị
dành cho Việt Nam.
Chương 3: Quá trình Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng thể chế chính trị
Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Chương 4: Giá trị của mô hình thể chế chính trị dân chủ cộng hòa được
Hồ Chí Minh lựa chọn và chỉ đạo xây dựng ở Việt Nam
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu những vấn đề chung về thể chế
chính trị
1.1.1.1. Nhóm công trình của tác giả nước ngoài
Nghiên cứu về mô hình thể chế chính trị không thể đề cập đến
những tác phẩm mang tính chất kinh điển: tác phẩm “Chính trị luận” của

Aristotle; “Cộng hòa” của Plato; “Quân Vương” và “Discourses on Livy”
của Machiavelli Machiavelli. Để thực hiện quyền lực của mình, giai cấp
cầm quyền mỗi thời kỳ lịch sử chọn lựa cho mình mô hình nhà nước riêng.
Về cơ bản, trên thế giới có hai loại: nhà nước quân chủ và nhà nước cộng
6


hòa. Các nhà tư tưởng trên có cái nhìn tích cực về nhà nước cộng hòa dân
chủ, nơi quyền lực thuộc về số đông, quản lý xã hội bằng luật pháp.
Trên nền tảng những quan điểm của các nhà triết học, chính trị học
thời cổ đại và những mô hình nhà nước trên thực tế, đã dần hình thành nên
lý thuyết chính trị hiện đại. Tác giả luận án quan tâm tới các tác phẩm đề
cập trực tiếp đến vấn đề thể chế chính trị ở cả góc độ lý thuyết lẫn thực
tiễn: “Tại sao các quốc gia thất bại” của hai tác giả Daron Acemoglu
và James Robinson được xuất bản năm 2010; Cuốn Political
Institutions của Ellen M. Immergut xuất bản năm 2010. Dù tên gọi và
cách phân loại có khác nhau nhưng nhìn chung đều thống nhất có hai
loại cơ bản là thể chế chính trị quân chủ và thể chế chính trị cộng hòa.
Thể chế cộng hòa có ưu điểm nổi trội vì tạo ra giá trị dân chủ rộng rãi,
tiến bộ trong xã hội, tạo ra động lực dẫn tới sự phát triển của kinh tế,
của quốc gia.
Đảng là tổ chức chính trị xuất hiện sau này, nhưng có tác động
quan trọng đến việc thực thi quyền lực nhà nước. Các nhà nghiên cứu
hiện đại khi đề cập đến thể chế chính trị đã không bỏ qua thể chế Đảng
cầm quyền. Năm 1996, Nhà xuất bản Routledge đã cho phát hành cuốn
A History of Western Political Thought của J.S. McClelland; Rolf H.W.
Theen và Frank L. Wilson viết tác phẩm Comparative Politics: An
Introduction to Seven Countries và được xuất bản năm 2001.
1.1.1.2. Nhóm công trình của các tác giả trong nước
Tại Việt Nam, gần đây có khá nhiều công trình nghiên cứu về thể

chế chính trị: Dương Xuân Ngọc – Lưu Văn An (đồng chủ biên): “Thể
chế chính trị thế giới đương đại”,; Nguyễn Đăng Dung: “Thể chế chính
trị”; Phạm Quang Minh: “Tìm hiểu Thể chế chính trị trên thế giới; GS.
TS Tạ Ngọc Tấn với tác phẩm “Thể chế chính trị - Một số kinh nghiệm
của thế giới; “Thể chế chính trị các nước châu Âu” do PGS.TS. Thái
7


Vĩnh Thắng, PGS.TS Nguyễn Đăng Dung và Nguyễn Chu Dương sưu
tầm và biên soạn. Đáng lưu ý là cuốn sách chuyên khảo “Các loại hình
thể chế chính trị đương đại và những giá trị tham khảo cho Việt Nam
hiện nay” của GS.TS Lưu Văn Sùng (Chủ biên) Những công trình trên
trình bày những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến thể chế chính trị,
đặc biệt thể chế chính trị cộng hòa.
Việt Nam là quốc gia đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa nên khi
xem xét về vấn đề thể chế chính trị và thể chế nhà nước, không thể
không nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước.
GS.TS Lưu Văn Sùng có bài viết “Quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin về thể chế cộng hòa xã hội chủ nghĩa”; TS. Trần Ngọc Liêu có
tác phẩm “Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước với việc
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Đề cập đến đảng chính trị, đảng cầm quyền nhiều nhà nghiên cứu
trong nước đã tìm hiểu dưới cả góc độ lý luận lẫn thực tiễn. Cuốn “Một
số đảng chính trị trên thế giới” của Ngô Đức Tính; “Đảng Chính trị ở
các nước tư bản chủ nghĩa” của Ngô Huy Đức; Đặng Đình Tân đã viết
cuốn“Thể chế Đảng cầm quyền – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”;
tác giả Lưu Văn Sùng với cuốn “Đảng Cộng sản – Những vấn đề lý
luận và mô hình tổ chức bộ máy”. “Các mô hình hệ thống chính trị”
của tác giả Vũ Hoàng Công…
Trong khi đề cập đến các đảng chính trị, các tác giả có phân tích

cơ chế đảng cầm quyền ở những quốc gia theo chế độ tư bản chủ nghĩa
hay theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Mỗi quốc gia có sự lựa chọn khác
nhau về thể chế Đảng cầm quyền. Không có mô hình bất biến cho các
quốc gia.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về thể chế chính trị Việt Nam

8


Năm 2000, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã hoàn
thiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Quá trình hình thành và phát
triển thể chế chính trị Việt Nam (kể từ 1945 đến nay)”. PGS. TS Lưu
Văn An là nhà nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề thể chế chính trị Việt
Nam. Hai cuốn sách của ông “Thể chế chính trị Việt Nam trước cách
mạng tháng Tám dưới góc nhìn hiện đại” và “Thể chế chính trị Việt
Nam – Lịch sử hình thành và phát triển” đã phân tích thể chế chính trị
Việt Nam theo dòng lịch sử.
Thể chế chính trị của một quốc gia là nội dung quan trọng nhất,
bắt buộc đề cập trong bản Hiến pháp. Nhà xuất bản Khoa học xã hội
năm 1983 đã xuất bản cuốn “Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp luật Việt
Nam (từ cách mạng tháng Tám đến nay) ; tác giả Vũ Thị Phụng với
cuốn “Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam từ nguồn gốc đến cách
mạng tháng Tám” ; cuốn “Lịch sử lập hiến Việt Nam” của tác giả Thái
Vĩnh Thắng; hay cuốn sách“Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát
triển trong các hiến pháp Việt Nam”; tác giả Lê Minh Thông với bài
viết “55 năm xây dựng và phát triển về thể chế nhà nước ta” đăng trên
tạp chí Nhà nước và pháp luật năm 2000….
Khi nghiên cứu thể chế chính trị dưới góc độ tổ chức các tác giả
tìm hiểu nhiều về nhà nước là tổ chức trung tâm trong hệ thống chính
trị. Có khá nhiều công trình như: Nhà nước cách mạng kiểu mới ở

Việt Nam của Nguyễn Trọng Phúc; Chính phủ Việt Nam 1945-2003
của Dương Đức Quảng; Quốc hội Việt Nam tổ chức, hoạt động và
đổi mới của Phan Trung Lý… Đáng lưu ý là hai công trình lớn đề
cập đến cơ quan lập pháp và hành pháp của Việt Nam: “Lịch sử
Quốc hội Việt Nam” gồm 2 tập và bộ “Lịch sử Chính phủ Việt Nam”
gồm 3 tập.

9


Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 lãnh đạo cuộc đấu
tranh giành chính quyền của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam trở
thành đảng cầm quyền duy nhất ở Việt Nam từ sau cách mạng tháng
Tám năm 1945. Nhiều công trình như Tìm hiểu về vai trò lãnh đạo của
Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam của Đinh Xuân Lý; Mối
quan hệ giữa Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội trong hệ
thống chính trị ở Việt Nam của Lê Hữu Nghĩa; Đảng cộng sản Việt Nam
những trang sử vẻ vang (1930-2002) do Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh biên soạn; Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính
trị của Trần Đình Huỳnh và Mạch Quang Thắng… Trong nhiều nội
dung, các tác giả có đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước
đặc biệt là thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước ở Việt Nam.
1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước, về Đảng
Những thế hệ lãnh đạo đầu tiên của cách mạng Việt Nam đã có
nhiều tác phẩm như: “Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân” (Tập 1+2)
và “Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam” của Trường Chinh;
“Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh” của Phạm Văn
Đồng; “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” của
Võ Nguyên Giáp…

Nhiều công trình chuyên sâu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới – Sự hình thành và phát
triển” của GS.Hoàng Văn Hảo; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
của dân, do dân, vì dân” - đề tài cấp nhà nước KX 02.13; Tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam” của
hai tác giả Phạm Ngọc Anh và Bùi Đình Phong; “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước pháp quyền” của PGS.TS Nguyễn Đăng Dung (chủ
biên) Ngoài ra, có nhiều sách chuyên khảo khác như “Tư tưởng Hồ Chí
10


Minh về dân chủ”của TS. Phạm Hồng Chương; “Nguyễn Ái Quốc – Từ
lý luận đến thực tiễn cách mạng Việt Nam” của Lương Minh Cừ,
Nguyễn Tấn Hưng. “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và
pháp luật” của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp xuất bản
năm 1993; “Nghiên cứu những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
Nhà nước và pháp luật” của GS. Nguyễn Ngọc Minh…
Các công trình trên đã trình bày một cách khá hệ thống tư tưởng
Hồ Chí Minh về mô hình nhà nước dân chủ cộng hòa, nhà nước kiểu
mới được xây dựng ở Việt Nam. Trong quá trình phân tích, các tác giả
cũng đề cập những điểm sáng tạo trong mô hình nhà nước dân chủ cộng
hòa được xây dựng ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Những tác phẩm trên có đề cập đến một phần quan điểm của Hồ
Chí Minh về Đảng. Ngoài ra có tác phẩm chuyên sâu “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện
Đảng cầm quyền” của Lê Văn Lý chủ biên. Luận án không tiếp cận tư
tưởng Hồ Chí Minh về Đảng nói chung mà nhìn nhận quan điểm của
Người về Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, trong mối quan hệ
Đảng và Nhà nước.
1.1.4. Nhóm công trình nghiên cứu về vai trò của Hồ Chí Minh trong

việc xây dựng bộ máy nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Có rất nhiều tác giả sau này nghiên cứu Hồ Chí Minh trên cương
vị Chủ tịch nước đã góp phần xây dựng bộ máy nhà nước Việt Nam
mới: “Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh” của Nguyên Bộ trưởng Bộ
Tư pháp Vũ Đình Hòe; “Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam
dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh” của PGS. Lê Mậu Hãn;“Thắng
lợi của Hồ Chí Minh về việc kiến lập cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” được đăng trên Tạp chí
11


Lịch sử quân sự số 5 năm 2007. Cũng theo cách trình bày này còn có
tác phẩm Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng và tổ chức hoạt động
của Chính phủ Việt Nam của Phan Hữu Tích và Trần Đình Thắng “Nhà
nước và cách mạng Việt Nam những năm 1945-1946, những sáng tạo
của Hồ Chí Minh” của Lê Phương Thảo xuất bản năm 2009. Quá trình
xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa những năm 1945-1946
mang dấu ấn cá nhân đậm nét của Hồ Chủ Tịch.
1.2. Khái quát kết quả các công trình khoa học nghiên cứu và
những hướng chính luận án cần tiếp tục nghiên cứu
1.2.1. Khái quát chung
Thông qua nhóm công trình tác giả luận án đã liệt kê, có thể đưa
ra một số tổng hợp bước đầu như sau:
Thứ nhất, các công trình đã trình bày hệ thống lý thuyết về thể
chế chính trị nói chung, thể chế nhà nước nói riêng.
Thứ hai, các công trình trình bày hệ thống về nguồn gốc cũng
như tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.
Thứ ba, các công trình đã trình bày đóng góp của Hồ Chí Minh
trong việc chỉ đạo xây dựng nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đặc
biệt trong những ngày đầu kiến quốc.

1.2.2. Những điểm cần giải quyết.
Tuy nhiên, chưa có công trình chính trị học nào đề cập chuyên sâu
đến quan điểm của Hồ Chí Minh về thể chế nhà nước dân chủ cộng hòa.
Cũng chưa có công trình chính trị học nào gắn kết một cách chi
tiết, hệ thống nội dung quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh với quá
trình Người hiện thực hóa tư tưởng của mình khi chỉ đạo xây dựng thể
chế chính trị Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Mặt khác, do giá trị khoa học và thực tiễn to lớn của vấn đề thể
chế chính trị nên tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quá trình nghiên cứu,
12


xây dựng thể chế chính trị Việt Nam Dân chủ cộng hòa đặc biệt thể chế
nhà nước vẫn mở ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu.
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ, THỂ
CHẾ CHÍNH TRỊ CỘNG HÒA VÀ QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ
MINH VỀ MÔ HÌNH THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ DÀNH CHO
VIỆT NAM
2.1. Một số vấn đề lý luận về thể chế chính trị.
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1. Thể chế
Một mặt thể chế là những quy định, chuẩn mực, quy chế, quy
phạm, luật lệ của các mối quan hệ giữa các bộ phận của một tổng thể một chỉnh thể nào đó. Mặt khác thể chế được coi như những dạng thức,
cấu trúc có tính tổ chức, mà sự phân bố của chúng theo những mối quan
hệ chức năng nhất định.
2.1.1.2. Chính trị
Chính trị là những công việc nhà nước, những hoạt động liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công việc nhà nước, quyền lực nhà
nước, lợi ích nhà nước.

2.1.1.3. Thể chế chính trị
Kết hợp hai thuật ngữ “thể chế” và “chính trị”, có thể đưa ra cách
hiểu về thể chế chính trị: một mặt, đó là những quy định, quy chế, chuẩn
mực, quy phạm, nguyên tắc, luật lệ… nhằm điều chỉnh và xác lập các quan
hệ chính trị; mặt khác, đó là dạng thức cấu trúc tổ chức, các bộ phận chức
năng cấu thành của một một chủ thể chính trị hay hệ thống chính trị.
2.1.2. Phân loại
2.1.2.1. Thể chế quân chủ
13


Thể chế quân chủ là thể chế mà quyền lực nhà nước được truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cùng một dòng họ. Người đứng đầu
quốc gia là một cá nhân, thông thường được gọi là vua (có nơi gọi là hoàng
đế, nữ hoàng…). Vua là người giữ quyền lực cao nhất, tuyệt đối, được hình
thành theo nguyên tắc tập quyền.
2.1.2.2. Thể chế cộng hòa
Thể chế cộng hòa là thể chế quyền lực nhà nước thuộc về số đông.
Những người nắm quyền lực nhà nước do các công dân lựa chọn theo
nguyên tắc bầu cử. Quyền lực nhà nước có sự phân chia thành ba nhánh lập
pháp, hành pháp, tư pháp.
2.2. Một số mô hình thể chế chính trị cộng hòa trên thế giới
2.2.1. Thể chế cộng hòa tổng thống
Trong thể chế cộng hòa tổng thống, người đứng đầu nhà nước
là Tổng thống. Nhà nước chia thành ba nhánh quyền lực lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Tổng thống cũng là người đứng đầu cơ quan hành
pháp. Quyền lực của Tổng thống rất lớn. Tổng thống được đông đảo
nhân dân trực tiếp hay gián tiếp bầu ra. Trong cộng hòa tổng thống, mô
hình tổ chức nhà nước áp dụng tuyệt đối học thuyết phân chia quyền
lực.

2.2.2. Thể chế cộng hòa đại nghị
Thể chế cộng hòa đại nghị, hay còn được gọi là cộng hòa nghị
viện. Giữa các cơ quan quyền lực nhà nước có sự phân công và kiểm
soát lẫn nhau. Sự phân quyền này diễn ra khá mềm dẻo, chứ không tách
biệt cứng nhắc giống thể chế cộng hòa Tổng thống. Người đứng đầu
Nhà nước là vị Vua, là nguyên thủ quốc gia, thay mặt cho nhà nước đối
nội và đối ngoại. Tuy nhiên, nguyên thủ quốc gia trong hệ thống thể chế
14


này không có thực quyền. Nguyên thủ quốc gia không đứng đầu cơ
quan hành pháp.
2.2.3. Thể chế cộng hòa lưỡng tính
Thể chế cộng hòa lưỡng tính còn gọi là thể chế cộng hòa hỗn
hợp. Gọi là hỗn hợp vì đó là sự kết hợp giữa thể chế cộng hòa tổng
thống và thể chế cộng hòa đại nghị. Thể chế này xuất hiện sau và theo
lẽ đương nhiên nó là việc tiếp thu điểm mạnh và hạn chế các nhược
điểm của các loại thể chế đi trước.
2.2.4. Thể chế cộng hòa Xô viết
Tất cả quyền lực nhà nước tập trung vào trong tay các Xô viết
của giai cấp công nhân, nông dân và binh sĩ. Cộng hòa Xô viết áp dụng
nguyên tắc tập trung quyền lực. Một điều đặc biệt trong thể chế cộng
hòa Xô viết là vai trò của Đảng. Nhà nước cộng hòa Xô viết được xây
dựng trên cơ sở sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất là Đảng Cộng sản.
2.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về thể chế chính trị dành cho Việt
Nam
2.3.1. Mô hình thể chế chính trị dành cho Việt Nam sau ngày độc lập là thể
chế cộng hòa dân chủ nhân dân
Tháng 5 năm 1941, trong Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần
thứ 8, dưới sự chủ trì trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc đã thay khẩu hiệu thành

lập Chính phủ công nông binh thành Chính phủ nhân dân. Đây là bước chuyển
rất lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mô hình thể chế chính trị ở Việt Nam.
Thể chế chính trị dành cho Việt Nam sau ngày độc lập được Hồ Chí
Minh lựa chọn là thể chế chính trị cộng hòa dân chủ nhân dân.
2.3.2. Nhà nước không thể chuyên quyền và phi pháp quyền
Từ sự phản đối chính quyền của thực dân Pháp ở Việt Nam, Hồ
Chí Minh sớm hình thành mong muốn về một mô hình nhà nước sau khi

15


Việt Nam có độc lập, chủ quyền là: một nhà nước phải tuân theo các
nguyên tắc của pháp quyền.
2.3.3. Chủ thể quyền lực là nhân dân
Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ thể quyền lực là toàn bộ
nhân dân trong nước. Nhà nước phải đảm bảo quyền làm chủ của nhân
dân, làm việc vì lợi ích của nhân dân.
2.3.4. Nhà nước gồm 3 nhánh quyền lực được tổ chức theo nguyên
tắc tập trung quyền lực
2.3.4.1. Về tổ chức bộ máy nhà nước
Hồ Chí Minh nhiều lần nêu ra quan điểm về ba bộ phận cấu thành
quan trọng của nhà nước: Quốc hội (Nghị viện nhân dân) - cơ quan lập
pháp; Chính phủ - cơ quan hành pháp; Tòa án - cơ quan tư pháp.
Quốc hội Việt Nam là cơ quan do nhân dân bầu ra theo nguyên
tắc phổ thông đầu phiếu. Đây là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
Nhánh quyền lực thứ hai là hành pháp – Chính phủ, có nhiệm vụ thực
thi các bộ luật do nhánh lập pháp đề ra. Hồ Chí Minh rất mong muốn
xây dựng một Chính phủ mạnh để thực hiện chính quyền mạnh mẽ và
sáng suốt của nhân dân. Tư pháp là một trong ba nhánh quyền lực của
nhà nước. Cơ quan tư pháp phải có trách nhiệm bảo đảm mọi người dân

đều được bảo vệ bằng pháp luật. Hồ Chí Minh có quan điểm phải xây
dựng cơ quan tư pháp độc lập.
2.3.4.2. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung
quyền lực
Trong quan điểm của Hồ Chí Minh bộ máy nhà nước được tổ
chức theo nguyên tắc tập trung quyền lưc. Quốc hội là cơ quan dân cử.
Quyền lực nhà nước tập trung ở Quốc hội. Giữa cơ quan lập pháp, hành
pháp và tư pháp phải đảm bảo sự phân công minh bạch.
16


2.3.5. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước
Hồ Chí Minh luôn khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
là nhân tố quyết định dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Khi
Đảng Cộng sản trở thành đảng cầm quyền thì sự lãnh đạo của Đảng đối
với Nhà nước bắt buộc và phải được đảm bảo.
Chương 3
QUÁ TRÌNH HỒ CHÍ MINH CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG
THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
3.1. Chỉ đạo thiết lập mô hình chính quyền trước ngày Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
Điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh là không đợi tới khi cuộc Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền thành công, các tổ chức tương ứng với
những cơ quan quyền lực của nhà nước đã được thiết lập: Đại hội quốc
dân Tân trào mang tầm vóc như một Quốc hội của nước Việt Nam mới;
Ủy ban dân tộc giải phóng có tính chất như một chính phủ Lâm thời do
Hồ Chí Minh làm Chủ tịch với một Phó chủ tịch và 13 ủy viên.
3.2. Chỉ đạo soạn thảo, ban hành hai bản Hiến pháp, góp phần hình
thành hệ thống luật pháp của nước Việt Nam mới
Là trưởng ban soạn thảo hai bản Hiến pháp, Hồ Chí Minh có vai

trò quyết định trực tiếp đến những quy định về cách thức tổ chức và
hoạt động của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của nước Việt
Nam mới.
3.2.1. Hiến pháp 1946
Hồ Chí Minh là người đóng vai trò quan trọng quyết định đến
thời điểm ra đời, cách thức ra đời và nội dung trong bản Hiến pháp đầu
tiên năm 1946,
3.2.2. Hiến pháp 1959
17


Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong việc ra đời bản Hiến
pháp 1959 của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
3.2.3. Góp phần hình thành cơ sở cho hệ thống luật pháp dân chủ
Trong bối cảnh Quốc hội và Chính phủ còn non trẻ, việc ban
hành các điều luật vô cùng hạn chế, thì những sắc lệnh do Chủ tịch Hồ
Chí Minh ký ban hành đã trở thành nguồn pháp luật chủ yếu của nhà
nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đặt nền móng cho pháp luật Việt
Nam sau này.
3.3. Tham gia xây dựng và trực tiếp thực hiện Chế định Chủ tịch
nước
3.3.1. Tham gia xây dựng Chế định Chủ tịch nước trong hai bản
Hiến pháp
Hiến pháp năm 1946 ra đời đã quy định nguyên thủ quốc gia của
Việt Nam là Chủ tịch nước. Hiến pháp năm 1946 đã để Chủ tịch nước
quyền lực rất lớn. Bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chế
định Chủ tịch nước trong bản Hiến pháp năm 1959 đã có sự thay đổi.
Chủ tịch nước vẫn là người đứng đầu quốc gia, nhưng quyền hạn không
còn lớn như Hiến pháp 1946.
3.3.2. Trực tiếp thực hiện Chế định Chủ tịch nước

Hồ Chí Minh là Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
cộng hòa và giữ cương vị này đến khi Người qua đời năm 1969. Dưới
sự thực hiện trực tiếp của Hồ Chí Minh, chế định này luôn phát huy
hiệu quả trong thực tế.
3.4. Chỉ đạo xây dựng cơ quan lập pháp.
3.4.1. Tham gia xây dựng quy định về Nghị viện (Quốc hội)
3.4.1.1. Về thẩm quyền của Quốc hội
Quốc hội là cơ quan duy nhất có chức năng lập pháp.
18


Quốc hội có quyền lập ra chính phủ, có quyền giám sát Ban thường vụ
Quốc hội và Chính phủ.
Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
3.4.1.2. Về cách thức thành lập
Quốc hội Việt Nam Dân chủ cộng hòa được hình thành bằng chế
độ phổ thông đầu phiếu. Tính dân chủ rộng rãi được quy định và đảm
bảo bằng Hiến pháp.
3.4.2. Chỉ đạo tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên.
Vai trò của Hồ Chí Minh thể hiện đậm nét trong cuộc Tổng tuyển
cử bầu Quốc hội đầu tiên năm 1946. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên nổi
tiếng bởi đã tạo thực thi được nền dân chủ rộng rãi ở Việt Nam trong
điều kiện vô cùng khó khăn. Giá trị dân chủ có được do Hồ Chí Minh
tạo dựng bằng sự quyết liệt, chủ động của cá nhân.
3.5. Chỉ đạo xây dựng và tăng cường sức mạnh cho cơ quan hành
pháp
3.5.1. Tham gia xây dựng quy định về cơ quan hành pháp
Hiến pháp 1946 xác định Chính phủ là cơ quan hành chính cao
nhất của nhà nước. Hiến pháp 1959 bổ sung thêm Hội đồng Chính phủ
là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ

quan hành chính nhà nước cao nhất. Việc thành lập Chính phủ hay Hội
đồng Chính phủ do Nghị viện (Quốc hội) quyết định.
3.5.2. Tạo dựng Chính phủ nhân dân
Hồ Chí Minh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo dựng
ngay từ đầu một Chính phủ nhân dân rộng rãi ở Việt Nam. Đặt lợi ích
dân tộc lên trên hết, Hồ Chí Minh cùng Đảng đã phát huy được tinh
thần yêu nước, trách nhiệm của nhân dân.
3.6. Chỉ đạo xây dựng cơ quan tư pháp
19


3.6.1. Xây dựng những quy định về cơ quan tư pháp
Trong Hiến pháp năm 1946, Điều 63 quy định hệ thống tòa án
của Việt Nam có Tòa án tối cao, tòa án phúc thẩm, tòa án đệ nhị cấp và
sơ cấp.
Theo bản Hiến pháp 1959, cơ quan xét xử gồm tòa án nhân dân
tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, các tòa án quân sự. Từ Hiến
pháp 1959, cơ quan tư pháp còn có Viện kiểm sát. Viện kiểm sát được
thành lập thay cho Viện công tố.
3.6.2. Chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện hệ thống tòa án nhân dân
Trong giai đoạn 1945-1954, bằng một loạt sắc lệnh, Hồ Chí
Minh đã góp phần quan trọng hình thành nên một hệ thống tòa án thống
nhất trong cả nước.
3.7. Đảm bảo nguyên tắc tập trung quyền lực, phân công rõ ràng,
rành mạch giữa ba nhánh quyền lực.
3.7.1. Xây dựng nguyên tắc Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất
Cách thức tổ chức bộ máy nhà nước trong cả hai bản Hiến pháp
luôn tuân theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất. Cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, cơ quan do nhân dân bầu ra.
3.7.2. Trực tiếp thực hiện nguyên tắc tập trung quyền lực

Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Nhưng trong mọi trường hợp Người luôn đảm bảo nguyên tắc Quốc hội
là cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định mọi vấn đề quan trọng của
quốc gia.
3.8. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
3.8.1. Tiến hành thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước
bằng Hiến pháp
Trong Hiến pháp 1946, 1959 không có quy định nào về đảm bảo
sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước. Nhưng người ta hoàn toàn nhận
20


thấy đường lối của Đảng được thể hiện trong nhiều điều khoản được ghi
trong Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959.
3.8.2. Trực tiếp đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
trong điều kiện Đảng giải tán rút lui vào hoạt động bí mật
Từ năm 1946 đến năm 1951, Đảng Cộng sản Đông Dương
tuyên bố tự giải tán, nhưng sự lãnh đạo của Đảng đối với việc tổ chức
quyền lực nhà nước vẫn được đảm bảo và xuyên suốt. Mọi sự lãnh đạo
của Đảng ẩn thông qua vai trò của Quốc hội, của Chính phủ và đặc biệt
qua Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, người đứng đầu nhà nước cũng là thủ
lĩnh Đảng. Năm 1951 Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao
Động Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng với bộ máy nhà nước là điều dễ
dàng thực hiện và được đảm bảo.
Chương 4
GIÁ TRỊ CỦA MÔ HÌNH THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ DÂN CHỦ
CỘNG HÒA ĐƯỢC HỒ CHÍ MINH LỰA CHỌN VÀ CHỈ ĐẠO
XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM
4.1. Làm phong phú thêm lý thuyết về thể chế chính trị cộng hòa trên
thế giới

4.1.1. Xét từ quan điểm về chủ thể quyền lực nhà nước
Quyền lực rơi vào tay một người, người đứng đầu nhà nước hình
thành theo nguyên tắc thế tập thì đó là thể chế chính trị quân chủ. Nếu
quyền lực ở trong tay số đông, người đứng đầu nhà nước hình thành
theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu sẽ là thể chế chính trị cộng hòa.
Nhưng rõ ràng cũng căn cứ vào việc xác định chủ thể quyền lực
Hồ Chí Minh làm xuất hiện thêm một loại hình thể chế cộng hòa nữa.
Nó không giống mô hình thể chế cộng hòa ở các nước tư bản, cũng

21


không giống mô hình thể chế cộng hòa ở các nước xã hội chủ nghĩa,
điển hình là cộng hòa Xô viết.
Chủ thể quyền lực trong nhà nước ở Việt Nam được mở rộng ra
rất nhiều. Đó là toàn thể dân tộc Việt Nam.
Nhà nước kiểu mới được xây dựng ở Việt Nam sẽ là nhà nước
mang “tính nhân dân”, “tính dân tộc”, bao gồm không chỉ bộ phận giai
cấp vô sản mà còn cả những người dân Việt Nam yêu nước, phấn đấu vì
mục tiêu chung của dân tộc.
4.1.2. Xét từ Chế định Chủ tịch nước và mối quan hệ giữa hai nhánh
lập pháp và hành pháp trong Hiến pháp 1946
Quá trình Hồ Chí Minh thể chế hóa quan điểm của mình về mô
hình thể chế chính trị dành cho Việt Nam vào bản Hiến pháp 1946 đã
tạo ra dấu ấn của một loại thể chế cộng hòa mới. Điều này liên quan đến
Chế định Chủ tịch nước, nguyên thủ quốc gia và quy định mối quan hệ
giữa hai nhánh lập pháp và hành pháp.
Trên thế giới, khi nhắc đến sự xuất hiện của thể chế cộng hòa
lưỡng tính, người ta thường nhắc đến thể chế chính trị ở Pháp. Nhưng
thể chế cộng hòa lưỡng tính này xuất hiện ở Pháp vào năm 1958. Trong

khi tại Việt Nam, ngay từ năm 1946, Việt Nam đã xây dựng thể chế
chính trị cộng hòa dân chủ chứa đựng những đặc trưng cơ bản của mô
hình này. Đây là sự sáng tạo nữa của Hồ Chí Minh trong quá trình xây
dựng thể chế chính trị Việt Nam dân chủ cộng hòa.
4.1.3. Nhận thức về nguyên tắc tập trung quyền lực
Gần đây, có nhiều người hình thành quan niệm quyền lực nhà
nước thống nhất vào nhân dân chứ không vào Quốc hội.Chúng ta cần
thống nhất quan điểm nhân dân là một phạm trù thống nhất. Nhân
dân tổ chức ra nhà nước, ủy thác quyền lực cho nhà nước nên

22


nhân dân là cơ sở của sự thống nhất quyền lực nhà nước chứ
không phải quyền lực nhà nước thống nhất ở nhân dân.
4.2. Tạo ra sức mạnh dân tộc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách
mạng Việt Nam
Thể chế chính trị phù hợp sẽ làm cho đất nước phát triển, và
ngược lại sẽ là lực cản cho đà phát triển của xã hội. Sự phù hợp của mô
hình nhà nước, những quy định tiến bộ trong bản Hiến pháp 1946, Hiến
pháp năm 1959, cũng như quá trình Người trực tiếp chỉ đạo xây dựng
thể chế Nhà nước Việt nam Dân chủ cộng hòa trong giai đoạn 19451969, đã góp phần huy động sức mạnh của toàn thể dân tộc.
Sức mạnh của chế độ dân chủ đã giúp chúng ta thực hiện được
nhiệm vụ quan trọng của đất nước trong giai đoạn đó là tiến hành thắng
lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, xóa bỏ tàn dư, tàn
tích của chế độ phong kiến đem lại ruộng đất cho nông dân, góp phần
thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau đó.
4.3. Tạo dựng nền dân chủ rộng rãi ở Việt Nam
Nền dân chủ mà Nhà nước Việt Nam mới tạo dựng được thể
hiện vô cùng rõ nét sinh động thông qua cuộc Tổng tuyển cử năm 1946

và được duy trì liên tục trong các kỳ Tổng tuyển cử sau đó. Không tùy
tiện khi kết luận rằng linh hồn của toàn bộ quá trình này là Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Không chỉ giải quyết khó khăn về kinh tế, văn hóa, xã hội,
tài chính. Điểm đáng bàn là một nền dân chủ triệt để nhất đã được thực
thi ở một nước có trình độ dân trí rất thấp, điều kiện kinh tế vô cùng yếu
kém như Việt Nam sau năm 1945.
4.4. Cung cấp bài học kinh nghiệm cho công cuộc cải cách thể chế
chính trị Việt Nam hiện nay.
4.4.1. Xây dựng bộ máy nhà nước gọn nhẹ, hiệu quả, tránh sự chồng
chéo chức năng giữa Đảng và Nhà nước
23


4.4.2. Xây dựng mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể
4.4.3. Cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
KẾT LUẬN CHUNG
Nghiên cứu Hồ Chí Minh với việc xây dựng thể chế chính trị Việt
Nam dân chủ cộng hòa, chúng ta thấy Hồ Chí Minh có vai trò đặc biệt
với việc hình thành và phát triển của thể chế chính trị Việt Nam dân chủ
cộng hòa.
Thứ nhất, Hồ Chí Minh đã lên ý tưởng, đưa ra một loạt quan
điểm của mình về mô hình thể chế chính trị dành cho Việt Nam sau
ngày độc lập.
Thứ hai, Người đóng vai trò quyết định trong việc thể chế hóa
quan điểm của mình thành những quy định trong Hiến pháp 1946, 1959
– văn bản đề cập đến vấn đề chính thể của một quốc gia.
Thứ ba, trên cơ sở những quy định trong bản Hiến pháp, trên cơ
sở giữ cương vị quan trọng trong bộ máy nhà nước, trong Đảng, Hồ Chí
Minh đã chỉ đạo xây dựng cơ quan quyền lực trong bộ máy nhà nước

Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Mô hình thể chế chính trị Hồ Chí Minh hướng tới xây dựng ở
Việt Nam sau ngày độc lập mang tính hiện đại, phù hợp với xu hướng
xây dựng thể chế chính trị trên thế giới lúc đó: thể chế chính trị cộng
hòa. Đương nhiên, đó là mô hình thể chế chính trị phù hợp với Việt
Nam, phù hợp với nguyện vọng của Hồ Chí Minh ngay khi Người ra đi
tìm đường cứu nước. Nhưng không áp dụng nguyên xi bất cứ mô hình
thể chế chính trị cộng hòa nào, Hồ Chí Minh đã tạo ra dấu ấn riêng của
mình khi thiết kế và xây dựng thể chế chính trị dân chủ cộng hòa ở Việt
Nam.
Trên cả góc độ lý luận và thực tiễn, Người đã làm xuất hiện
những yếu tố mới, sáng tạo trong lịch sử của các loại hình thể chế chính
trị trên thế giới. Khi quan điểm chủ thể quyền lực trong thể chế chính trị
dành cho Việt Nam là toàn thể nhân dân, Hồ Chí Minh đã không đi theo
mô hình thể chế cộng hòa ở các nước tư bản hay thể chế cộng hòa Xô
24


Viết. Chủ thể quyền lực được mở rộng nhất có thể. Hồ Chí Minh gọi
nhà nước dành cho Việt Nam là nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân.
Khi đưa ra Chế định Chủ tịch nước, cùng những quy định về mối
quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia, nhánh hành pháp, nhánh lập pháp
trong Hiến pháp 1946, thể chế chính trị Việt Nam đã không giống bất cứ
mô hình thể chế chính trị cộng hòa nào dù là tổng thống, đại nghị hay
cộng hòa Xô Viết. Nó mang dấu ấn của thể chế cộng hòa lưỡng tính
xuất hiện ở nước Pháp sau bản Hiến pháp 1958.
Với vấn đề thể chế chính trị, cho chúng ta khẳng định chắc chắn
hơn nữa, Hồ Chí Minh chưa bao giờ là người cứng nhắc. Tính sáng tạo,
sự thích ứng với hoàn cảnh lịch sử luôn là nét nổi bật của Người thể
hiện trong cả tư tưởng và hành động.

Quan điểm quyền lực trong nước thuộc về nhân dân của Hồ Chí
Minh trở thành cốt lõi để xây dựng nên hệ thống quan điểm của Người
về nhà nước dân chủ cộng hòa dành cho Việt Nam. Đây cũng trở thành
nguyên tắc để hình thành nên thể chế chính trị Việt Nam Dân chủ cộng
hòa trong các bản Hiến pháp. Đây cũng là nguyên tắc trong quá trình
Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng các nhánh quyền lực trong bộ máy nhà
nước. Thông qua phân tích vai trò của Hồ Chí Minh trong việc chỉ đạo
biên soạn Hiến pháp, với việc chỉ đạo tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc
hội, xây dựng Chính phủ và Tòa án nhân dân - những thiết chế chính trị
cơ bản trong bộ máy nhà nước, chúng ta lại rút ra rất nhiều bài học. Một
Nhà nước của dân, do dân, vì dân được xây dựng ở Việt Nam. Tư tưởng
độc lập – tự do, quyền của nhân dân giai đoạn đó được thực hiện rất
nghiêm túc. Ngày nay, đất nước được độc lập, tự do nhưng nhiều khi
các cơ quan có trách nhiệm lại chưa thực thi đầy đủ quyền dân chủ của
dân, thậm chí nhiều đại biểu Quốc hội chưa biết phát huy quyền và
nghĩa vụ của mình với nhận thức đây là cơ quan quyền lực cao nhất, đại
diện cao nhất của nhân dân. Xã hội càng phát triển, dân trí càng cao thì
đòi hỏi về dân chủ và thực thi dân chủ càng lớn.
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được đánh giá là nhà nước
tiến bộ, dân chủ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam tính đến thời điểm
đó. Ngay trong thời kỳ đổi mới của nước Việt Nam, vẫn có nhiều quan
điểm của các học giả, người dân và nhiều nhà lãnh đạo cho rằng nên để
tên nước là Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Có nhiều nguyên nhân để lý
25


×