Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Quan hệ việt nam – israel từ 1993 đến 2016 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.85 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------------

TRẦN THỊ THU HƯƠNG

QUAN HỆ VIỆT NAM – ISRAEL
TỪ 1993 ĐẾN 2016

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số:

62 31 02 06

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2017


Công trình được hoàn thành tại: Khoa Quốc tế học,
…………..

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền

Phản biện:............................................................................................................................
………………......................................................................................................................
Phản biện:............................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Phản biện:............................................................................................................................


…………………………….............................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng
cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại
......................................................................................................................................
Vào hồi................giờ...............ngày...............tháng..............năm …………

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm thông tin- Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực mở rộng quan
hệ hợp tác về mọi mặt với bạn bè năm châu, trong đó có các nước Trung Đông, cụ thể là Israel nhằm
phát triển các mối quan hệ hợp tác cùng có lợi, tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp
phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Là một trong những quốc gia được tập trung trong
“Chương trình hành động thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Đông 2008-2015”, Israel đã và
đang dần trở thành một đối tác quan trọng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
Israel, xứ sở của Kinh Thánh và là quê hương lịch sử của người Do Thái, nằm ở khu vực Trung
Đông, dọc theo bờ Đông của Địa Trung Hải, là một phần của cầu lục địa nối ba châu lục: Châu Á, Châu
Phi và Châu Âu. Từ khi chính thức thành lập năm 1948, Israel đã làm nên nhiều kỳ tích, gây chú ý của
cộng đồng quốc tế. Với số dân khoảng 14 triệu người (bao gồm 8 triệu dân trong nước và hơn 6 triệu
kiều bào Do Thái ngoài lãnh thổ) 1 lại có thể sản sinh ra 22% số người đạt giải Nobel trên thế giới, 2
những nhà khoa học lỗi lạc và những chính trị gia-kỹ nghệ đại tài đã kiểm soát nhiều lĩnh vực then chốt
của thế giới. Đó là một quốc gia có 8 triệu dân, có lịch sử 2000 năm vong quốc với chỉ 65 năm tuổi lại
có thể nắm thế thượng phong trong khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, cho đến nay, vùng đất hứa này
luôn tiềm ẩn nhiều thách thức đối với những quốc gia khu vực muốn thiết lập hay mở rộng mối quan hệ,
bởi những xung đột vẫn còn diễn ra trong khu vực .

Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel từ tháng 7 năm 1993, cho tới nay đã được 24
năm. Trong suốt hơn 24 năm đó, hai nước đã đạt được nhiều thành tựu trong hợp tác thương mại song
phương, trong lĩnh vực giáo dục, nông nghiệp, an ninh - quốc phòng. Đó là dấu hiệu tích cực cho tiềm
năng quan hệ hợp tác giữa hai nước về nhiều mặt. Tuy nhiên, quan hệ này còn hạn chế, chưa tương
xứng với tiềm năng của hai nước.
Nhằm đánh giá thực trạng quan hệ Việt Nam – Israel, phân tích triển vọng quan hệ giữa hai nước,
trên cơ sở đó góp phần đề xuất giải pháp định hướng chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt
Nam đối với Israel trong thời gian tới, tác giả luận án đã chọn đề tài Quan hệ Việt Nam – Israel từ 1993
đến 2016 làm đề tài luận án tiến sĩ quan hệ quốc tế. Kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ góp phần
thực hiện thành công Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam mà còn góp phần nâng cao hiểu
biết của bạn đọc Việt Nam về Israel và mối quan hệ hai nước, đồng thời cung cấp các cứ liệu khoa học
cần thiết cho việc hoạch định các chính sách của Nhà nước, nghiên cứu giảng dạy và học tập trong các
trường học, các việc nghiên cứu, các cơ quan có liên quan tại hai nước muốn tìm hiểu hợp tác song
phương.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1

www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/is.html
Tính đến năm 2011, giải Nobel đã trao 108 lần (trừ 4 năm trong Thế chiến I và II không trao giải) cho trên 800
nhân vật và các tổ chức xã hội. Nếu tính tất cả các giải, ít nhất có 181 người Do Thái (thuần chủng, hoặc từ 1/2
đến 3/4 dòng máu Do Thái) được trao giải Nobel, chiếm 22% số nhân vật được coi là những trí tuệ hàng đầu của
nhân loại. ( />2

1


Luận án làm rõ thực trạng quan hệ hai nước, phân tích triển vọng quan hệ hai nước giai đoạn 19932016, những giải pháp tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Israel trong thời gian tới, từ đó đưa
ra những giải pháp, khuyến nghị trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam sao cho phù hợp với tình hình
chung cũng như với quan hệ giữa các nước.
Để đạt được mục đích đó, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, đi sâu phân tích những nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ hai nước từ năm 1993 đến
2016;
Thứ hai, đánh giá toàn diện thực trạng mối quan hệ Việt Nam - Israel từ năm 1993 đến 2016
trên các lĩnh vực, trong đó đặc biệt chú trọng tới các lĩnh vực chính trị-ngoại giao, kinh tế, an ninh quốc
phòng, khoa học công nghệ và giáo dục.
Thứ ba, tìm ra những đặc điểm và đánh giá những tác động của mối quan hệ này đối với mỗi
nước và xem xét những tác động đối với khu vực.
Để thực hiện các nhiệm vụ đó, luận án trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
1.
2.
3.
4.

Nguồn gốc mối quan hệ Việt Nam – Israel là gì?
Những nhân tố cơ bản nào tác động tới quan hệ hai nước từ năm 1993 đến 2016?
Thực trạng mối quan hệ Việt Nam – Israel từ năm 1993 đến 2016 như thế nào?
Mối quan hệ hai nước có tác động như thế nào tới bản thân mỗi nước, tới khu vực? Triển

vọng của mối quan hệ này trong thời gian tới ra sao?
5. Những giải pháp, khuyến nghị cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam nói chung và cho
quan hệ Việt Nam – Israel nói riêng là gì?
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi về thời gian, luận án xác định giới hạn đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa Việt
Nam và Israel và giới hạn thời gian từ năm 1993 đến 2016 từ khi hai quốc gia thiết lập mối quan hệ hợp
tác đến năm 2016. Tuy nhiên, luận án có đưa ra các thông tin, số liệu và các phân tích của năm 2017 để
phần nào kiểm chứng được các dự báo và đề xuất có liên quan.
Phạm vi về nội dung, luận án tập trung phân tích thực trạng hoạt động hợp tác giữa Việt Nam –
Israel ở cấp độ song phương với các lĩnh vực cụ thể như: chính trị- ngoại giao, an ninh quốc phòng, kinh
tế-thương mại-đầu tư, hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực giáo dục và các lĩnh vực khác;
những nhân tố chủ yếu chi phối mối quan hệ hai nước và cuối cùng đưa ra đánh giá về đặc điểm, tác

động của mối quan hệ này và những triển vọng, khuyến nghị nhằm thúc đẩy hợp tác hai nước.
Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa Việt Nam và Israel.

4. Các phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Các phương pháp nghiên cứu

2


Ngoài các phương pháp phổ biến sử dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội như: phương pháp so
sánh, phân tích, tổng hợp, v.v.v, luận án chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu thuộc chuyên
ngành Quan hệ quốc tế:
-

Phương pháp phân tích cấp độ: Nghiên cứu sinh phân tích các chính sách đối ngoại, các hành

động, lợi ích của từng quốc gia theo cấp độ cá nhân, cấp độ quốc gia, cấp độ liên quốc gia và cấp độ
toàn cầu.
-

Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Do đề tài có đề cập tới mối quan hệ song phương có liên quan

đến các vấn đề quốc tế và diễn ra trong một giai đoạn nhất định nên phương pháp nghiên cứu lịch sử
được sử dụng nhằm phân tích các dữ liệu sự kiện chia theo các thời kỳ của mối quan hệ hợp tác hai
nước nhằm hiểu rõ sự chuyển biến theo thời gian của chủ thể nghiên cứu.
-

Phương pháp phân tích lợi ích quốc gia: Mỗi quốc gia tham gia vào một mối quan hệ trong quan

hệ quốc tế đều đặt lợi ích quốc gia của mình lên hàng đầu. Khi phân tích, dự báo mối quan hệ giữa Việt

Nam và Israel từ 1993 đến 2016, nghiên cứu sinh cũng sẽ xem xét lợi ích của từng quốc gia trong mối
quan hệ này thông qua phương pháp phân tích lợi ích.
-

Phương pháp dự báo: Phương pháp này giúp tác giả luận án có những phân tích dự báo về tiềm

năng cũng như thách thức của mối quan hệ hai nước được thuyết phục, có cơ sở khoa học hơn.
Ngoài ra, luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương pháp
logic, đánh giá tư liệu, hệ thống hóa, phương pháp nghiên cứu liên ngành nhằm rút ra những nhận định
có tính tổng hợp, khái quát phục vụ cho nghiên cứu được chi tiết, xác thực hơn.
4.2. Loại và nguồn tài liệu
Về loại tài liệu: Tài liệu gốc là những văn kiện của hai nước như: Hiến pháp, tuyên bố chung,
thông cáo, thỏa thuận, hiệp ước, hiệp định, những bài phát biểu và bài viết của lãnh đạo hai nước, các
báo cáo thống kê và chính sách được ban hành. Các tài liệu thứ cấp dùng để tham khảo gồm sách, báo,
tạp chí, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học đã được công bố.
Về nguồn tài liệu: Tài liệu phục vụ cho luận án được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau, chủ
yếu là từ các cơ quan lưu trữ trung ương, các thư viện của hai nước, các viện chiến lược của Việt Nam,
các phòng ban chuyên trách của Đại sứ quán Israel tại Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Israel, các
bộ, ngành của Việt Nam và Israel, cơ quan chuyên trách về quan hệ Việt Nam – Israel.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5.1 Ý nghĩa khoa học
Luận án là một công trình khoa học được khảo cứu kỹ lưỡng trên cơ sở các tài liệu gốc có giá trị
nhằm dựng nên bức tranh chân thực, sinh động về quan hệ Việt Nam – Israel từ 1993 đến 2016. Trên cơ
sở đó, luận án nêu ra các cơ sở khoa học để kiến nghị các giải pháp góp phần bổ sung, điều chỉnh chính
sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn mới.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn

3



Luận án này là một công trình phân tích một cách khá toàn diện mối quan hệ Việt Nam – Israel
trong giai đoạn từ 1993 đến 2016 và triển vọng. Trên cơ sở các luận cứ khoa học, luận án đề xuất các
giải pháp góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong những năm tiếp theo, đáp ứng nhu
cầu phát triển của mỗi nước.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tư liệu không chỉ góp phần nâng cao hiều biết của
bạn đọc Việt Nam về Israel và mối quan hệ giữa hai nước mà còn cung cấp các cứ liệu khoa học cần
thiết cho việc hoạch định các chính sách của Nhà nước, nghiên cứu giảng dạy và học tập trong các
trường học, các viện nghiên cứu, các cơ quan có liên quan tại hai nước muốn tìm hiểu hợp tác song
phương.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án phân tích rõ những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong
quan hệ với Israel.
- Luận án góp phần làm rõ thêm những nhân tố cơ bản tác động tới quan hệ giữa Việt Nam và
Israel trong những năm 1993-2016, sự biến đổi của những nhân tố đó và dự báo nhân tố mới tác động
tới quan hệ hai nước trong những năm sắp tới.
- Luận án góp phần đánh giá rõ thực trạng mối quan hệ giữa Israel và Việt Nam trong giai đoạn
1993-2016.
- Luận án góp phần làm rõ những vấn đề đặt ra trong quan hệ hai nước hiện nay.
- Luận án góp phần làm rõ những thuận lợi, khó khăn, triển vọng trong quan hệ hai nước và góp
phần đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam – Israel
trong thời gian tới.
7.

Bố cục của luận án:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia làm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những nhân tố chủ yếu tác động tới quan hệ Việt Nam – Israel từ 1993 đến 2016
Chương 3: Thực trạng quan hệ Việt Nam – Israel từ 1993 đến 2016
Chương 4: Đánh giá quan hệ Việt Nam – Israel và triển vọng


4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1 Các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, đất nước, con người Israel
Tính cho đến nay, ở Việt Nam mới chỉ có một số rất ít cuốn sách được người Việt Nam trực tiếp
viết về Israel, tiêu biểu có cuốn Bài học Israel – tác giả Nguyễn Hiến Lê, Địa bàn Israel – tác giả Bùi
Xuân Khiển, Câu chuyện Do Thái 1 và Câu chuyện Do Thái 2 của tác giả Đặng Hoàng Xa. Các cuốn
sách này đều đưa ra những thông tin về lịch sử, văn hóa, đất nước, con người Israel rất chân thực và sinh
động. Ngoài tài liệu sách, tác giả luận án còn tiếp cận được các bài báo viết về Israel với các nội dung
về nền nông nghiệp Israel, chính sách kinh tế của Israel, chính sách phát triển công nghệ cao, lịch sử
nhà nước Do Thái, v.v.v Đây là những tài liệu không viết trực tiếp về mối quan hệ hợp tác giữa hai nước
nhưng cho nghiên cứu sinh những nền tảng kiến thức về các lĩnh vực của Israel để có hiểu biết hơn về
đối tượng nghiên cứu.

1.2 Các công trình nghiên cứu về hợp tác giữa Việt Nam và khu vực Trung
Đông trong đó có Israel
Tại Việt Nam, có rất ít sách và các công trình nghiên cứu về Israel. Đặc biệt là sách nghiên cứu các
hoạt động song phương giữa Việt Nam và Israel từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Israel hầu như chỉ
được các tác giả Việt Nam nhắc tới trong các sách nghiên cứu chung về các nước Trung Đông mà chưa
hề có sách hay công trình nghiên cứu nào đáng kể trực tiếp viết về mối quan hệ của hai nước. Điển hình,
tác giả luận án có phân tích các tài liệu như cuốn sách Trung Đông và khả năng mở rộng quan hệ hợp
tác với Việt Nam do PGS. TS Đỗ Đức Định chủ biên, cuốn sách Một số vấn đề kinh tế, chính trị nổi bật
của Trung Đông và xu hướng đến năm 2020 của tác giả Bùi Nhật Quang, cuốn Cẩm nang về Trung
Đông của tác giả Đỗ Đức Hiệp và một số tác giả khác.
Ngoài những cuốn sách kể trên, còn có một số cuốn sách có giá trị liên quan trực tiếp hay gián tiếp
tới đề tài nghiên cứu như Trung Đông những vấn đề và xu hướng kinh tế - chính trị trong bối cảnh quốc
tế mới do PGS. TS Đỗ Đức Định chủ biên, Một số vấn đề kinh tế chính trị nổi bật của Trung Đông giai
đoạn 2011-2020 và tác động tới Việt Nam của tác giả Bùi Nhật Quang và một số tư liệu khác.

Luận án cũng tiếp cận các tài liệu viết về cơ sở của mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và khu vực
Trung Đông, các tác động tới mối quan hệ này trong đó có đề cập ít nhiều tới quan hệ Việt Nam – Israel.
1.3 Các công trình trực tiếp viết về mối quan hệ Việt Nam - Israel
Các tài liệu của người Việt Nam viết về mối quan hệ Việt Nam – Israel mới chỉ dừng ở các bài
báo, đề cập tới từng lĩnh vực hợp tác đơn lẻ mà chưa có một công trình nghiên cứu nào ở dạng tổng hợp,
đưa ra được bức tranh đầy đủ về mối quan hệ Việt Nam – Israel. Trong cuốn sách Địa bàn Israel, tác giả
Bùi Xuân Khiển đã dành riêng một phần để đề cập đến tới nội dung này. Tuy vậy, cuốn tài liệu còn chưa
đưa ra được những thông tin trước khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, thông tin về một số lĩnh
vực hợp tác còn thiếu và chưa cập nhật.
2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

5


2.1. Các công trình nghiên cứu của Israel viết về Việt Nam và quan hệ Israel – Việt Nam
Tài liệu của Israel viết về Việt Nam và quan hệ Việt Nam – Israel mới chỉ dừng lại ở các bài báo
và các báo cáo. Tiêu biểu có các báo cáo thường niên về nền kinh tế Việt Nam của Bộ Kinh tế Israel,
Bộ Ngoại giao Israel, Cơ quan hợp tác quốc tế Mashav. Rất nhiều thông tin về các vấn đề trong các lĩnh
vực, ngành kinh tế của Việt Nam được đưa ra khá đầy đủ và chi tiết, từ những thành tựu tới khó khăn
thách thức, các xu hướng phát triển, hợp tác kinh tế của Việt Nam từng năm được phân tích cặn kẽ trong
các bản báo cáo. Hơn nữa, các thông tin về các dự án hợp tác, hoạt động giao lưu, các văn bản ký kết
giữa hai quốc gia cũng được đưa ra cập nhật và đầy đủ trong các bài báo được đăng tải trên các trang
báo Jerusalem Post và trang thông tin điện tử của Bộ ngoại giao Israel, đại sứ quán Israel tại Việt Nam.
Đây là nguồn tài liệu rất quý báu giúp nghiên cứu sinh có thêm một kênh thông tin để đối chiếu với các
nguồn tư liệu tiếng Việt về Việt Nam, nhằm có được kết quả nghiên cứu chính xác hơn.
2.2. Công trình của các học giả quốc tế viết về Việt Nam, Israel và quan hệ Việt Nam-Israel
Có thể tìm thấy rất nhiều tài liệu của các học giả quốc tế viết về đất nước, con người, lịch sử của
Việt Nam và của Israel. Tuy nhiên, tài liệu nói tới cả Việt Nam và Israel và quan hệ hai nước rất hiếm.
Tiêu biểu, cuốn sách Israel's Quest for Recognition and Acceptance in Asia của tác giả Jacob
Abadi được nhà xuất bản Frank Cass xuất bản năm 2004 đại diện cho một nghiên cứu toàn diện về

những nỗ lực của Israel nhằm xây dựng mối quan hệ ngoại giao với các nước trên lục địa Châu Á trong
đó có một phần đề cập trực tiếp tới quan hệ giữa Việt Nam và Israel với những thông tin, sự kiện quý
báu và các phân tích sắc bén. Dù vậy, cứ liệu hầu hết chỉ dừng ở giai đoạn trước năm 1993 nên còn thiếu
tính cập nhật.
Về tài liệu dạng bài báo, có thể tìm thấy một số bài viết của các học giả quốc tế về mối quan hệ
Việt Nam – Israel như bài Vietnam: Israel’s closest ASEAN partner của tác giả Muhammad Zulflikak
Rakhmat phân tích rõ vị trí của Việt Nam trong bản đồ chiến lược của Israel với các quốc gia khu vực
ASEAN; bài báo Israel and ASEAN relations: Opportunities and Obstacles của tác giả Jonathan
Adelman đi sâu phân tích những cơ hội và rào cản trong quan hệ hợp tác của Israel với các nước
ASEAN trong đó có Việt Nam hay bài viết Israel’s surprising new international partners của tác giả
Jonathan Adelman đã nghiên cứu mối quan hệ của Israel với một số quốc gia trong đó có Việt Nam và
khẳng định “Việt Nam cũng đã có quan điểm tích cực trong hợp tác với Israel”. Đồng thời chỉ ra rằng
“Israel đang đối mặt với những mối nguy cơ ngày càng tăng đối với sự tồn vong và biên giới của mình”,
vì vậy, tìm kiếm đối tác ở khu vực khác sẽ là một trong những chiến lược Israel cần theo đuổi.
Tuy nhiên, các bài báo chỉ đề cập tới một khía cạnh nhỏ trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và
Israel, hơn nữa, các tác giả nhìn nhận mối quan hệ giữa hai nước thiên nhiều về phương diện chính trị
ngoại giao nên còn bỏ qua lợi ích khác của mối quan hệ như lợi ích về kinh tế. Các tài liệu này đưa ra
những đánh giá trên quan điểm và thiên hướng của chủ nghĩa tư bản. Nguồn tài liệu này giúp tác giả có
cái nhìn đối chiếu với các tài liệu trong nước của các tác giả người Việt và người Israel, nhằm hướng tới
những đánh giá, kết luận và đề xuất khách quan hơn.
3. Đánh giá, nhận xét và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
3.1 Đánh giá, nhận xét về các công trình đã công bố liên quan đến đề tài

6


Có thể thấy, nguồn tài liệu của phía Israel nghiên cứu về đất nước, con người và chính sách, thị
trường Việt Nam khá nhiều và kỹ càng. Không chỉ có Phòng hợp tác quốc tế - Bộ ngoại giao Israel mà
còn có Bộ Kinh tế Israel, Đại sứ quán Israel, các công ty Israel nghiên cứu về Việt Nam. Nói tóm lại,
Israel hiểu khá kỹ về Việt Nam. Trong khi đó, từ phía Việt Nam, chúng ta còn có ít thông tin về các lĩnh

vực của Israel. Dù có cũng chỉ là những cuốn sách được biên dịch từ nước ngoài, một số ít cuốn sách và
một số bài báo do tác giả Việt Nam viết. Ngoài ra còn có một số báo cáo của các cơ quan liên quan về
thị trường Israel. Đây là một trong các điểm luận án cần tập trung giải quyết.
Ngược lại, về nguồn tài liệu nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác Việt Nam với khu vực Trung
Đông trong đó có Israel, tài liệu của Việt Nam khá phong phú trong khi phía Israel còn ít tài liệu liên
quan tới vấn đề hợp tác giữa Israel và ASEAN hay khu vực Châu Á. Mỗi quốc gia đều có một tổ chức
riêng chuyên trách về vấn đề này. Từ phía Việt Nam, đó là Viện nghiên cứu về Trung Đông và Châu Phi
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học &
công nghệ và các lĩnh vực khác thuộc Vụ hợp tác quốc tế Bộ Khoa học Công nghệ và Ban Việt Nam Israel thuộc Phòng thương mại Israel – Châu Á. Từ phía Israel có Trung tâm nghiên cứu Israel – Châu Á
có trụ sở đặt tại Tel Aviv- Israel. Tuy nhiên các cơ quan này chưa đưa ra nhiều nguồn thông tin hay ấn
phẩm chính thức về quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia, hoặc từng quốc gia với khu vực.
Qua các công trình nghiên cứu của các học giả hai nước và các học giả quốc tế, nhiều vấn đề
liên quan đến quan hệ Việt Nam – Israel đã được đề cập, phân tích khá rõ ràng, cụ thể, trong đó nổi lên
những kết quả chính sau:
Một là, các công trình đã bước đầu chỉ ra được một số nhân tố cơ bản tác động tới quan hệ Việt
Nam – Israel, đó là các nhân tố lịch sử, kinh tế xã hội, mỗi nước, tình hình khu vực, quốc tế, … Đây là
nội dung mà luận án có thể kế thừa và phát triển.
Hai là, các công trình đã bước đầu đề cập đến mối quan hệ song phương Việt Nam – Israel trên
các lĩnh vực chính trị- ngoại giao, kinh tế, an ninh-quốc phòng, giáo dục, khoa học công nghệ, nông
nghiệp, …Trong một mức độ nhất định, các nghiên cứu đã đưa ra các số liệu thống kê sinh động minh
họa cho các bước phát triển trong quan hệ hai nước. Đây cũng là nội dung mà tác giả luận án tiếp tục
khai thác, bổ sung cho những luận giải trong luận án.
Ba là, các công trình bước đầu phân tích quá trình hình thành và phát triển quan hệ Việt Nam –
Israel, triển vọng mối quan hệ hai nước trong các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Tuy mới dừng ở
mức độ gợi mở, song đây cũng là những ý tưởng quý báu để nghiên cứu sinh tiếp tục phát triển, làm rõ
cơ sở lý luận, thực tiễn để kiến giải khoa học về triển vọng quan hệ hai nước. Tuy nhiên, các công trình
ở trên mới nêu ra chứ chưa phân tích, luận giải thấu đáo về các nhân tố tác động đến quan hệ hai nước
trong những năm từ 1993 đến 2016; chưa phân tích được sự biến đổi của các nhân tố đó, đặc biệt chưa
đề cập đến những nhân tố mới tác động đến quan hệ hai nước trong những năm sau 2016. Các công
trình nghiên cứu trước đây cũng chưa phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ Việt Nam – Israel một cách

toàn diện. Về mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trong từng lĩnh vực, chủ yếu tài liệu ở dạng bài báo
trên tạp chí, bài đăng trên website của các cơ quan chính phủ,cơ quan ngoại giao hai nước, hoặc tồn tại

7


dưới dạng báo cáo. Mỗi bài viết hoặc báo cáo đưa ra một chuyên đề rất riêng biệt vì vậy còn rất thiếu
nguồn tài liệu có tính tổng quan về mối quan hệ hai nước trong các lĩnh vực. Hơn nữa, các công trình
chưa phân tích được rõ vấn đề đặt ra trong quan hệ hai nước hiện nay, đặc biệt chưa xây dựng được cơ
sở thực tiến làm cơ sở cho đề xuất định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Israel, cũng
như giải pháp tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới. Đây là những khoảng trống
mà luận án này sẽ giải quyết.
3.2 Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
- Nghiên cứu một cách khá toàn diện, hệ thống quan hệ Việt Nam – Israel, nhất là trong những năm
1993-2016. Trong đó, luận án tập trung phân tích những nhân tố tác động tới quan hệ hai nước, đặc
điểm quan hệ hai quốc gia; đánh giá thực trạng quan hệ hai nước trong hơn 20 năm qua, phân tích dự
báo những nhân tố mới tác động đến quan hệ hai nước trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, đưa ra các
khuyến nghị có tính chất tư vấn về chính sách nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hiệu quả giữa Việt nam
và Israel.
- Tìm hiểu và đưa ra thêm thông tin về đất nước Israel, nhằm góp phần nâng cao hiểu biết của bạn
đọc Việt Nam về Israel, cung cấp các cứ liệu khoa học cần thiết cho việc hoạch định các chính sách của
Nhà nước, nghiên cứu giảng dạy và học tập trong các trường học, các viện nghiên cứu, các cơ quan có
liên quan tại Việt Nam muốn tìm hiểu hợp tác song phương với Israel.
- Tổng hợp và đưa ra tài liệu vừa tổng hợp vừa chi tiết về mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trong
các lĩnh vực: chính trị-ngoại giao, thương mại đầu tư, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng, giáo
dục và các lĩnh vực khác. Đây sẽ là một bộ tài liệu tổng hợp xuyên suốt quá trình giao lưu của hai nước
trong suốt 23 năm mà nghiên cứu đề cập tới.
- Nghiên cứu và chỉ ra những thông tin về quan hệ hợp tác của Việt Nam và Israel từ năm 1993 đến
trước những năm 2009. Đây là khoảng thời gian hầu như chưa có một nghiên cứu đáng kể nào nói tới.
- Hệ thống hóa các tài liệu đã được nghiên cứu và những kết quả nghiên cứu mà nghiên cứu sinh thu

được từ chính nghiên cứu của mình. Hiện nay, các nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Israel còn rất rời
rạc và ngắt quãng.
Có thể thấy, những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước kể trên đã phần nào giúp cho các nhà
nghiên cứu khái quát, hình dung ra được tình hình quan hệ giữa Việt Nam và Israel xuyên suốt hơn 20
năm qua. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống, một cách toàn diện về quan hệ hai
nước, phân tích nhân tố tác động, thực trạng, triển vọng quan hệ hai nước từ khi thiết lập quan hệ năm
1993 đến 2016.

8


Chương 2
NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ
VIỆT NAM – ISRAEL TỪ 1993 ĐẾN 2016
2.1 Lịch sử quan hệ Việt Nam – Israel trước năm 1993
Mối quan hệ của Việt Nam với Israel trước khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm
1993 nằm trong một tình thế đặc biệt do sự chia cắt đất nước của Việt Nam. Trước khi thống nhất đất
nước, Việt Nam tồn tại hai nhà nước. Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc có thủ đô là Hà
Nội do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Trước năm 1956, miền Nam Việt Nam nằm dưới chế độ của
Quốc gia Việt Nam do quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu. Sau 1956, chế độ Việt Nam Cộng Hòa do Mỹ
dựng lên tiếp nối Quốc gia Việt Nam. Đồng thời, miền Nam Việt Nam còn nằm dưới sự lãnh đạo của
chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng dưới dự dẫn dắt của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kể từ khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa được Mỹ dựng lên, Israel phần nào dưới áp lực của Mỹ,
phần vì mối quan tâm quốc gia đã có mối quan hệ thân tình hơn với Việt Nam Cộng Hòa cho tới khi chế
độ này sụp đổ vào năm 1976. Đồng thời trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Israel được đánh giá là đồng
minh số 1 của Mỹ tại Trung Đông. Israel cũng nằm trong sự xung đột gay gắt với các quốc gia Arab tại
khu vực Trung Đông. Trong khi đó, Việt Nam 3 với hình ảnh là đồng minh của các quốc gia thuộc phong
trào giải phóng dân tộc đã thẳng thắn thể hiện sự lạnh nhạt với Israel và ủng hộ các quốc gia Arab. Bởi
vậy, trong suốt thời kỳ này, quan hệ giữa Việt Nam và Israel chưa ấm lên.
2.2. Nhân tố quốc tế

Cả Việt Nam và Israel đều nằm trong sự ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Lạnh với trật tự hai
cực. Đặc biệt, những mối quan hệ chằng chéo giữa đồng minh Mỹ-Israel, mâu thuẫn Israel với các quốc
gia Arab, quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia Arab đều có tác động nhất định tới quan hệ Việt Nam
– Israel. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, xu hướng hợp tác trong quan hệ quốc tế phát triển. Lúc này,
Việt Nam và Israel đều nằm trong dòng chảy chung của thế giới và có ảnh hưởng tới quan điểm và
chính sách đối ngoại của quốc gia. Có thể nói, xu hướng hợp tác này có tác động tích cực với quan hệ
hai nước sau chiến tranh Lạnh.
2.3. Nhân tố khu vực
Israel nằm trong khu vực Trung Đông – một khu vực có xung đột kéo dài, chưa có hồi kết. Bởi
vậy, tình hình an ninh-chính trị của khu vực Trung Đông nói riêng và của Israel nói chung có nhiều bất
ổn. Yếu tố này cũng ảnh hưởng ít nhiều tới quan hệ của Việt Nam và Israel.
Trong khi đó, Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á nói riêng, trong khu vực châu Á - Thái
Bình Dương nói chung - là khu vực đang được đánh giá về sự phát triển năng động, là “động lực” phát
triển của thế giới, được tất cả các nước lớn quan tâm, do đó chịu tác động của sự tranh giành ảnh hưởng
phức tạp giữa các nước lớn về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế,… Ngoài ra, mâu thuẫn trên Biển
Ở đây tên gọi Việt Nam dùng để chỉ chính phủ do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo gồm chính phủ Việt
Nam dân chủ Cộng Hòa ở phía Bắc Việt Nam và Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ở
phía Nam. Sau năm 1976, Việt Nam hoàn toàn thống nhất Nam-Bắc dưới một chế độ do chủ tịch Hồ Chí
Minh lãnh đạo với tên gọi là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
3

9


Đông đã và đang trở thành mối lo ngại về an ninh trong khu vực. Điều này đòi hỏi Việt Nam luôn phải
có những chính sách ngoại giao phù hợp để đảm bảo độc lập, chủ quyền dân tộc.
2.4 Nhân tố quốc gia
-

Vị trí địa chính trị của Việt Nam


-

Vị trí địa chính trị của Israel

-

Tình hình nội bộ và sự tác động từ chính sách đối ngoại của hai quốc gia

-

Nhu cầu hợp tác đến từ mỗi nước

-

Quan điểm đối ngoại của mỗi nước
Có thể thấy, quan hệ hợp tác Việt Nam – Israel ngày càng được mở rộng trong nhiều lĩnh vực và

tiếp tục chịu sự chi phối của rất nhiều nhân tố khác nhau, từ các nhân tố quốc tế, khu vực đến các nhân
tố nội tại ở mỗi quốc gia. Các nhân tố này đều có sự vận động không ngừng qua thời gian cho nên sự tác
động của chúng tới quan hệ hai nước cũng bị thay đổi. Trong thời gian tới, có thể dự đoán những nhân
tố sau vẫn tiếp tục ảnh hưởng lớn tới quan hệ hai nước:
Một là, xu hướng hợp tác và kiềm chế lẫn nhau của các cường quốc, các cuộc xung đột sắc tộc,
tôn giáo bùng nổ gay gắt, xung đột bạo lực trong khu vực xảy ra liên miên khiến nhu cầu tìm kiếm đồng
minh đáng tin cậy của các quốc gia sẽ ngày một tăng lên. Việt Nam và Israel cũng sẽ khó có thể tránh
được sự tác động của bối cảnh đó.
Hai là, mối quan hệ của bản thân Việt Nam và của bản thân Israel với các nước khác phần nào
ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai quốc gia. Trong đó phải kể tới quan hệ giữa Israel với Mỹ, Israel với thế
giới Hồi giáo, Việt Nam – Nga, Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam với các nước Hồi giáo Trung Đông.
Ba là, hệ tư tưởng của mỗi Nhà nước và con đường phát triển của mỗi quốc gia sẽ luôn tác động

tới quan hệ hai nước, bởi chính sách ngoại giao cũng như chính sách kinh tế, an ninh quốc phòng của
hai quốc gia có những điểm khác nhau. Điều này giải thích vì sao hai nước khó tìm được tiếng nói
chung trong các diễn đàn lớn như các cuộc họp tại Liên Hợp quốc.
Bốn là, nhu cầu hợp tác dựa trên lợi thế so sánh của từng nước. Từ Việt Nam, nhu cầu đó là hợp
tác để tiếp nhận sự chuyển giao khoa học công nghệ, công nghệ trong nông nghiệp, y tế, công nghiệp
quốc phòng, còn từ Israel là nhu cầu xuất khẩu công nghệ, nhập khẩu lao động phổ thông, du lịch, da
giày và lương thực.
Để duy trì và thúc đẩy ngày một tốt hơn mối quan hệ này, cả hai quốc gia cần phải có những mô
hình hợp tác đi vào thực chất, đáp ứng nhu cầu mỗi nước cũng như những chính sách ngoại giao mềm dẻo,
khéo léo từ cả hai chính phủ.

10


Chương 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ VIỆT NAM – ISRAEL TỪ 1993 ĐẾN 2016
3.1

Quan hệ chính trị - ngoại giao
Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (1993), quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Israel

có nhiều bước chuyển biến rất tích cực. Việt Nam đã mở Đại sứ quán tại Israel vào năm 2009 và Phó
Thủ tướng Hoàng Trung Hải thăm Israel năm 2015. Về phía Bạn, tổng thống Israel Shimon Peres đã
thăm Việt Nam năm 2010 và tổng thống Reuven Rivlin vào tháng 3 năm 2017. Từ khi thiết lập quan hệ
ngoại giao tới nay, hai bên vẫn tiếp tục trao đổi một số Đoàn cấp cao để thúc đẩy quan hệ giữa hai quốc
gia. Hai bên cũng đã nhất trí thành lập Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam – Israel và tổ chức được hai
cuộc họp thường kỳ với những phiên làm việc dưới sự chủ trì của cán bộ cấp cao hai nước.
Thời gian gần đây, phía Israel tiếp tục mong muốn đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai
nước. Israel mặc dù thu hẹp quy mô hoạt động của các Cơ quan Đại diện ở nước ngoài, song vẫn tiếp
tục mở rộng trụ sở Đại sứ quán Israel tại Việt Nam và tăng thêm biên chế Tùy viên quốc phòng
(2/2016).

Đảng cầm quyền Likud dù có cách thức vận hành khác biệt và chưa từng có quan hệ chính thức
với Đảng ta, nhưng lần đầu tiên, đại diện chính phủ Israel đã gửi thư chúc mừng trước và sau Đại hội
Đảng XII. Đảng Likud cũng tỏ sẵn sàng cử đoàn sang thăm Việt Nam trong năm 2017 để góp phần thúc
đẩy, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước. Thủ tướng Netanyahu có thư gửi chúc
mừng đồng chí Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức vụ Tổng Bí thư và gửi thư chúc mừng tới Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc. Tổng thống Israel cũng đã gửi thư chúc mừng tới Chủ tịch nước Trần Đại
Quang. Đó là những tín hiệu thể hiện bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ chính trị-ngoại giao giữa hai
nhà nước.
Israel cũng đã chính thức công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam (5/2016) và là quốc gia đầu
tiên tại Trung Đông đang tiến hành đàm phán FTA với Việt Nam. Cho đến nay, hai nước đã tiến hành
được 3 phiên đàm phán, phiên thứ 3 vừa diễn ra vào đầu năm 2017. Đây chính là cơ hội nhằm góp phần
biến những lợi thế trong quan hệ giữa hai nước thành những kết quả hợp tác cụ thể trên các lĩnh vực
trong thời gian tới. Lãnh đạo, các cơ quan, chuyên gia ở cả hai quốc gia cũng như chuyên gia quốc tế
đều đánh giá triển vọng hợp tác giữa hai nước trong thời gian sắp tới là rất lớn và sẽ ngày càng được đẩy
mạnh.
Những hoạt động ngoại giao này là một quá trình tự nhiên, đầu tiên là các bên gặp gỡ, tìm hiểu
năng lực và các mối quan tâm của nhau, từ đó dẫn tới những kế hoạch và triển khai trong thực tế.
Những ký kết hợp tác ở tầm Chính phủ và các Bộ, ngành là rất quan trọng, giúp mở đường cho những
bước phát triển hợp tác tiếp theo.
3.2

Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng an ninh
Trong những năm gần đây, Israel đã có những sự điều chỉnh lớn về chính sách đối ngoại, vì lợi ích

dân tộc, động thái này được lý giải là do mối quan hệ đang "lạnh đi" với đồng minh thân cận Mỹ và tệ
hơn là với Liên minh châu Âu do vấn đề Palestine và Iran. Israel đã năng động hơn trong các hoạt động
đối ngoại và đang hướng về phía đông. Tuy nhiên, hiện nay chính phủ Israel chỉ giới hạn các hoạt động

11



của mình ở khu vực phía Nam của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Israel cho biết rằng họ đặc biệt chú trọng
đến năm quốc gia Đông Nam Á: Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Singapore và Myanmar. Đặc biệt,
Israel đẩy mạnh hoạt động trên thị trường Việt Nam sau năm 2000, khi mà dưới áp lực của Mỹ họ bị
buộc phải giảm mức độ hợp tác quân sự-kỹ thuật với Trung Quốc.
Israel xem Việt Nam là một thị trường tiềm năng vì trong khu vực đang diễn ra căng thẳng cùng với
sự chạy đua vũ trang, trong khi Việt Nam có nền kinh tế phát triển nhanh, thực lực quân sự Việt Nam đã
được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông, tác chiến mạnh, sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp
đều đứng đầu các nước Đông Nam Á, nhưng đang đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa vũ khí, khí tài. Tuy
nhiên, dưới sự tác động của mối quan hệ nhạy cảm giữa Mỹ và Israel, Mỹ và Việt Nam dù biết Việt
Nam là một thị trường hết sức tiềm năng, Israel đã lựa chọn những thứ vũ khí có mức độ liên quan vừa
phải đến những công nghệ nguồn của Mỹ để chuyển giao. Và Việt Nam, một cách nhạy bén, đã thúc đẩy
hợp tác, không đầy 5 năm phát triển quan hệ kể từ 2005, đến năm 2009, công nghệ Israel đã đến Việt
Nam, sau chuyến thăm của Tổng thống Shimon Peres năm 2011, hợp tác quốc phòng càng được đẩy
mạnh.
Trong thời gian vừa qua, Việt nam đã sử dụng công nghệ quốc phòng của Israel việc hiện đại
hóa quân đội, cụ thể là đa dạng hóa vũ khí, nâng cấp vũ khí trang bị cũ và hợp tác an ninh mạng.
3.3

Quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư
Kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 12 tháng 7 năm 1993, hai bên đã trao đổi

nhiều đoàn cấp Bộ, ngành sang thăm và làm việc lẫn nhau. Israel luôn chú trọng thúc đẩy quan hệ hợp
tác với Việt Nam và đánh giá cao thị trường Việt Nam. Hai nước đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác, trong
đó có các văn kiện hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai bên. Nhiều
chương trình xúc tiến thương mại và các hoạt động giao thương, tham dự các hội chợ triển lãm chuyên
ngành cũng đã được Bộ Công Thương cũng như một số cơ quan liên quan khác của Việt Nam tổ chức
tại Israel trong những năm qua.
Trong bối cảnh còn có nhiều khó khăn của kinh tế thế giới và Việt Nam, quan hệ kinh tế thương
mại giữa Việt Nam và Israel đã và đang phát triển tốt đẹp trong những năm qua. Kim ngạch buôn bán

hai chiều giữa Việt Nam và Israel thường xuyên tăng trưởng khả quan. Theo số liệu của Tổng cục Hải
quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng từ khoảng 68 triệu USD (2005) lên tới
hơn 600 triệu USD (2013), cán mốc 1 tỷ đô la vào năm 2014 và đạt 2,3 tỷ đô la vào năm 2015. Trao đổi
thương mại giữa hai nước đã tăng trên 5 lần trong giai đoạn 5 năm kể từ năm 2009. Đáng chú ý là, giai
đoạn trước năm 2012, Việt Nam luôn phải nhập siêu trọng cán cân thương mại với Israel. Đến năm
2013, Việt Nam đã xuất siêu sang thị trường này với giá trị đạt gần 200 triệu USD. Tuy nhiên, năm
2014, Việt Nam đã nhập siêu trở lại do cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của hai bên. Trong khi Việt
Nam chủ yếu xuất khẩu một số mặt hàng nông nghiệp sơ chế có giá trị gia tăng thấp (trừ điện thoại và
linh kiện) thì Israel lại có ngành công nghiệp chế tạo tập trung vào xuất khẩu các mặt hàng có công nghệ
cao, giá trị gia tăng lớn như máy tính và linh kiện máy tính (bo mạch điện tử, thẻ nhớ…), phân bón, máy
móc, thiết bị, thuốc trừ sâu, … Trong 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang

12


Israel đạt 297,9 triệu USD, tăng khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2015 và nhập khẩu đạt 393,2 triệu
USD, giảm gần 21% so với cùng kỳ 2015. Kim ngạch thương mại hai chiều trong 6 tháng năm 2016 đạt
691,1 triệu USD, giảm khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp Israel đã chứng minh
được năng lực và uy tín cũng như hiệu quả tại thị trường Việt Nam và Israel là thị trường có nhiều tiềm
năng (đặc biệt là về vốn và công nghệ cao) mặc dù tình hình chính trị trong khu vực Trung Đông vẫn
chưa thực sự ổn định.
Mặc dù vậy, tỷ lệ về kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Israel còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ
so với kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tới thị trường Trung Đông, chưa tương xứng với tiềm
năng hợp tác giữa hai nước.
3.4

Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao
Hợp tác về công nghệ cao trong nông nghiệp
Công nghệ nông nghiệp của Israel có nhiều thế mạnh, phù hợp với bối cảnh của Việt Nam nên


kể từ khi Việt Nam và Israel kí kết Hiệp định hợp tác nông nghiệp vào năm 1997, Israel đã hỗ trợ Việt
Nam triển khai nhiều dự án nhằm chuyển giao công nghệ chăn nuôi, trồng trọt, tưới tiêu tiên tiến như
các trạm thực nghiệm; các dự án phát triển chăn nuôi, nghiên cứu nâng cao sản lượng cây ăn quả, tiết
kiệm nước tưới, canh tác trong nhà kính… Trong thời gian qua, có nhiều địa phương của Việt Nam làm
việc trực tiếp với các doanh nghiệp Israel. Công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel đang đươc triển khai ở
Việt Nam, giúp Việt Nam tiết kiệm được nhiều nước so với phương pháp tưới rãnh và tưới phun truyền
thống. Ngoài công nghệ tiết kiệm nước, Israel còn đang hướng tới việc xây dựng những mô hình trang
trại nuôi bò sữa sử dụng công nghệ Israel ở Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là
những mô hình trang trại hện đại, trị giá của mỗi dự án dự tính 2 triệu USD nhằm tạo ra những sản
phẩm có chất lượng cao với chi phí thấp và lượng nhân công tối thiểu. Ngành nông nghiệp Israel đã và
đang cử chuyên gia tới Hà Nội, Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Dương… đào tạo tại chỗ cho các hộ
chăn nuôi bò sữa. Đây là chương trình góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân Việt Nam. Các
chuyên gia Israel giúp người chăn nuôi và cán bộ thú ý phương pháp nuôi bò sữa hiện đại, phương pháp
chăm sóc bò trong thời tiết nóng bức, công nghệ chế biến thức ăn và nhập khẩu tinh bò đông lạnh chất
lượng cao từ Israel.
Hợp tác về công nghệ cao trong lĩnh vực viễn thông
Hợp tác về trong công nghệ cao giữa Việt Nam và Israel còn được thể hiện nổi bật trong lĩnh
vực viễn thông. Các công ty hàng đầu của Israel như RAD, ECI, Comverse và Alvarion có những dự án
hợp tác hiệu quả với đối tác Việt Nam và hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn của Việt Nam
như tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn
điện lực Việt Nam (EVN), đều có sử dụng công nghệ của Israel. Hai bên đã có những hoạt động hợp tác
mua bán linh kiện, chuyển giao công nghệ cũng như cùng tổ chức các hội thảo, trao đổi chuyên gia.
Trọng tâm hợp tác trong lĩnh vực viễn thông giữa Việt Nam và Israel hướng vào các nội dung như tối ưu
hóa chi phí thiết bị và chi phí vận hành, quản lí và phân phối các dịch vụ giá trị gia tăng, các phần mềm
quản lí và tư vấn công nghệ và an ninh mạng.

13


3.5


Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục
Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Israel được triển khai từ khá sớm và được đẩy mạnh ngay

khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1993. Thậm chí từ trước năm 1993, hai nước
đã có những chuyến trao đổi các đoàn chuyên gia, giáo viên. Đến nay, hoạt động hợp tác giáo dục Việt
Nam và Israel đang được thực hiện theo một số chương trình:


Học bổng Mashav:

Hàng năm, trung tâm hợp tác quốc tế (Mashav) thuộc Bộ Ngoại giao Israel thông qua Đại sứ
quán Israel tại Việt Nam để trao học bổng cho các học viên Việt Nam sang theo học các khóa học Thạc
sĩ, Tiến sĩ và Sau Tiến sĩ, các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc hội thảo tại Israel. Từ năm 1993, đã có tổng số
277 cán bộ Việt Nam tham dự chương trình học bổng này. Các khóa học có nội dung chủ yếu tập trung
vào 05 lĩnh vực như: Nông nghiệp, Giáo dục và phát triển cộng đồng, Kinh tế và phát triển xã hội, Phát
triển nông thôn và thành thị, Y tế và sức khỏe cộng đồng.
Đây là chương trình hợp tác có ý nghĩa rất lớn giữa hai chính phủ nhằm tạo cơ hội cho các cán bộ
người Việt Nam nâng cao năng lực chuyên môn thông qua việc được tiếp xúc, học hỏi, đào tạo những
kiến thức và kỹ năng tiên tiến của nước bạn. Các chương trình đào tạo có tính ứng dụng thực tiễn cao,
trong khoảng thời gian không quá dài nên thuận lợi trong triển khai, thu hút được sự quan tâm của nhiều
cán bộ ở các cơ quan của Việt Nam.


Chương trình đào tạo và thực hành nông nghiệp tại Israel
Chương trình hợp tác đào tạo và thực hành nông nghiệp tại Israel được thiết lập từ năm 2006

do Bộ Ngoại giao và Bộ Nông nghiệp Israel chủ trì và thông qua cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và
Đào tạo/Bộ Nông nghiệp. Nguyên tắc hoạt động của chương trình là học thông qua làm việc. Chương
trình bao gồm các nội dung học tập và hướng nghiệp dựa trên kết hợp các kỹ năng và kiến thức thông

qua quá trình học tập và thực hành tại các trang trại nông nghiệp ở Israel. Đây là một chương trình
đang được triển khai khá hiệu quả, nhanh và mạnh giữa Việt Nam và Israel. Sau thời gian học tập và
làm việc tại Israel, sinh viên không chỉ được trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, làm quen với những
công nghệ tiên tiến, hiện đại trong nông nghiệp, mà còn được trải nghiệm, tham gia thực hành sản
xuất nông nghiệp tại các cơ sở, trang trại; có cơ hội rèn luyện tiếng Anh, kỹ năng sống; được hưởng
lương hàng tháng; ngoài ra còn được giao lưu, trao đổi văn hóa, tham quan nhiều danh thắng của
Israel.
Tính từ năm 2008 đến cuối năm 2016 vừa qua, chương trình đã có sự tham gia của 2130 tu
nghiệp sinh Việt Nam sang vừa học vừa làm tại các nông trại Israel. 4 Rất nhiều người sau khi hoàn
thành khóa học đã áp dụng kiến thức và kỹ năng từ khóa học một cách thành công tại các trang trại
trên quê hương Việt Nam.

4

350 Vietnamese students graduate from agricultural programme in Israel retrieved from

on June 15th, 2017.

14




Các khóa đào tạo tại chỗ do chuyên gia người Israel tiến hành

Với mục đích chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cũng như các bí quyết về
công nghệ hiện đại với Việt Nam, khóa đào tạo sẽ do một nhóm gồm hai chuyên gia Israel phối hợp với
các đối tác trong nước giảng dạy. Nội dung của khóa đào tạo được thiết kế dựa trên những yêu cầu thực
tế của Việt Nam nhằm giúp Việt Nam giải quyết những vấn đề khó khăn đang gặp phải. Từ năm 1994, đã
có 27 khóa đào tạo được tổ chức tại Việt Nam với sự tham dự của 1201 học viên, diễn giả là các chuyên

gia người Israel. Nội dung của các khóa đào tạo chủ yếu về các lĩnh vực: nông nghiệp, phát triển cộng
đồng, giáo dục.
Ngoài các chương trình nêu trên, Việt Nam và Israel còn có nhiều hoạt động hợp tác khác về
giáo dục như hợp tác trong nghiên cứu khoa học, hợp tác về tổ chức quản lý đào tạo, hợp tác trong giáo
dục phổ thông. Các hoạt động đã và đang triển khai đều có được những thành tựu đáng kể và được
những người tham gia tích cực chào đón, ủng hộ. Riêng trong lĩnh vực hợp tác này, có thể nói Việt Nam
là phía được hưởng lợi nhiều hơn từ các chương trình học bổng, các khóa đào tạo tại chỗ cũng như các
chuyến trao đổi giảng viên, chuyên gia.
3.6

Hợp tác trong các lĩnh vực khác
Hợp tác và trao đổi văn hóa đã và đang được hai bên tăng cường bằng biện pháp khuyến khích

các nghệ sĩ hai nước sang thăm và biểu diễn. Tuần phim Israel và sự tham gia của Israel vào các liên
hoan phim quốc tế tại hà nội là một phần quan trọng trong chương trình hoạt động hợp tác văn hóa của
Israel - Việt Nam. Các nghệ sĩ Israel sang biểu diễn tại Việt Nam và âm nhạc, nghệ thuật múa Israel
được khán giả Việt Nam mến mộ.
Hợp tác trao đổi chuyên môn trong ngành y – dược giữa Việt Nam và Israel còn chưa mạnh mẽ,
tuy nhiên đã có dấu hiệu khởi sắc trong lĩnh vực này.
Hợp tác trong ngành du lịch cũng được hai quốc gia đặc biệt chú trọng và mong muốn thúc đẩy
trong những năm tới. Tiềm năng phát triển hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Israel là rất lớn.
Tiểu kết chương 3
Tóm lại, Israel và Việt Nam đã có mối quan hệ hữu nghị đa dạng và đang ngày càng phát triển
tốt đẹp trong gần 25 năm qua. Việt Nam và Israel giờ đây đã trở thành những đối tác quan trọng của
nhau. Israel hiện là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam ở Trung Đông với kim ngạch
thương mại song phương đạt 2,3 tỷ USD vào năm 2015. Hiện hai bên đang tiếp tục đàm phán và hy
vọng sẽ sớm ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương, nhằm tạo nền tảng vững chắc
hơn cho trao đổi kinh tế và thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên, sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại
giao giữa Israel và Việt Nam, nhiều tiềm năng và thế mạnh của hai nước vẫn chưa được tận dụng triệt
để, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác kinh tế. Vì vậy, cả hai bên cần tiếp tục phát huy, tận dụng những cơ

hội và tiềm năng to lớn ở phía trước, hạn chế các rào cản để thúc đẩy hợp tác và phát triển hơn nữa
trong những năm tới.

15


Chương 4
ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ VIỆT NAM – ISRAEL VÀ TRIỂN VỌNG
4.1 Những đặc điểm chính của quan hệ Việt Nam – Israel
4.1.1. Israel và Việt Nam có vị trí địa chính trị, kinh tế, chiến lược quan trọng đối với thế giới và đối với
nhau.
4.2.1. Israel và Việt Nam đã xây dựng được những quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và đạt được
nhiều thành tựu nhưng chủ yếu mới tập trung trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, nông nghiệp, giáo dục,
nay cần tiếp tục phát huy, nâng tầm và mở rộng sang các lĩnh vực hợp tác khác thiết thực hơn, mang lại
hiệu quả cao hơn và cùng có lợi.
4.1.3. Israel và Việt Nam có nhiều lợi thế so sánh có thể bổ sung cho nhau.
4.1.4. Israel là quốc gia được sự quan tâm, chú ý của nhiều nước trên thế giới, nhất là các cường quốc
lớn, vừa tạo ra cơ hội, vừa đặt ra nhiều thách thức, Việt Nam cần nhận thức rõ điều này để phát triển các
quan hệ hợp tác hai bên, ba bên và nhiều bên cùng có lợi.
4.1.5. Bên cạnh những thuận lợi, quan hệ với Israel không tránh khỏi những khó khăn, phức tạp, vì thế
cần có những chính sách, biện pháp thực tế, không chỉ dựa trên những đặc điểm và lợi ích quốc gia, mà
cần coi trọng những lợi ích và quy định chung của cộng đồng quốc tế để tránh những bất lợi không cần
thiết.
4.1.6. Chính phủ Việt Nam đang đứng trước những vấn đề đặt ra trong quan hệ Việt Nam – Israel hiện
nay bao gồm: Cần giảm thiểu các rào cản để tăng cường hợp tác toàn diện Việt Nam – Israel và tăng
cường quan hệ hợp tác với Israel, đồng thời không làm ảnh hưởng đến việc phát triển các quan hệ quốc
tế sâu rộng của Việt Nam.
4.1.7. Triển vọng phát triển quan hệ Việt Nam – Israel là rất lớn.
4.2 Tác động của quan hệ Việt Nam - Israel
4.2.1 Tác động đối với Việt Nam

Thứ nhất, việc tăng cường quan hệ với Israel đã tạo ra môi trường an ninh hợp tác khu vực và
quốc tế cho Việt Nam.
Thứ hai, Israel là một đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam.
Thứ ba, quan hệ giữa Israel với Việt Nam giúp Việt Nam có lợi thế hơn trong việc quan hệ với
các nước lớn, điển hình là Mỹ, Trung Quốc và Nga.
4.2.2. Tác động tới Israel
Thứ nhất, quan hệ hai nước tốt đẹp sẽ giúp Israel có thêm đối tác
Thứ hai, Việt Nam là một thị trường mới, nhiều tiềm năng cho các nhà đầu tư Israel
Thứ ba, quan hệ hợp tác giữa hai nước giúp phát huy thế mạnh của hai quốc gia
4.2.3. Tác động tới khu vực và thế giới
Thứ nhất, quan hệ Việt Nam-Israel làm đa dạng hóa và tăng cường các mối quan hệ quốc tế, đặc
biệt là ở khu vực Trung Đông và Đông Nam Á.

16


Thứ hai, các hoạt động hợp tác giữa hai quốc gia giúp gia tăng gia trị thương mại, đầu tư của
khu vực Trung Đông, Đông Nam Á và thế giới.
Thứ ba, mối quan hệ này giúp tăng cường quảng bá hình ảnh của Việt Nam và Israel ra thế giới,
nâng cao hơn vị thế của cả Việt Nam và Israel trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, quan hệ Việt Nam – Israel có thể gây ra những hiểu lầm nhạy cảm đối với một số
nước trên thế giới. Đặc biệt, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Israel trong lĩnh vực quân sự vốn được
coi là khá nhạy cảm. Việt Nam và Israel đã và đang đàm phán nhập khẩu một số chủng loại vũ khí hiện
đại của Israel, thậm chí tiến tới hợp tác trong sản xuất vũ khí. Sau Diễn đàn Công nghiệp Quốc phòng
Việt Nam - Israel lần thứ nhất tại Hà Nội vào tháng 3 năm 2017 nhân chuyến thăm của thủ tướng Israel
Reuven Rivlin, tiềm năng hợp tác quốc phòng giữa hai nước càng mở rộng và nâng cao hơn. Điều này
có thể khiến các quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương lo ngại, đặc biệt là những nước có
những bất đồng về lợi ích chủ quyền trực tiếp với Việt Nam.
Trong khi đó, Israel cũng có sự bất đồng về quan điểm chính trị, lợi ích, thậm chí là thù địch với
nhiều quốc gia trong khu vực ảnh hưởng của Israel như Palestine, Iran, Syria, Li băng,…Vì vậy, việc

tăng cường hợp tác với Israel đòi hỏi Việt Nam phải tinh tế, hài hòa trong giải quyết mối quan hệ với
các nước khác, nhất là những nước thù địch, bất đồng gay gắt về lợi ích với Israel.
4.3 Triển vọng quan hệ Việt Nam – Israel
Trước hết, triển vọng này dựa trên cơ sở tiềm năng phát triển của hai nước. Mỗi quốc gia đều có
những thế mạnh riêng, có tính chất bổ sung cho nhau. Hơn thế nữa, cả Việt Nam và Israel đều có năng
lực quốc gia nhất định mà các đối tác đều tìm.
Thứ hai là tính đến nay, hợp tác hai nước mới chỉ dừng lại ở một số lĩnh vực. Trong thời gian
tới, với một loạt các hiệp định, thỏa thuận đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do giữa hai bên được ký
kết sẽ mở ra rất nhiều cơ hội hợp tác và thúc đẩy tiến trình hợp tác giữa hai bên.
Thứ ba, xu thế hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ thúc đẩy quan hệ quốc tế trong đó quan hệ
Việt Nam – Israel sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
Cuối cùng, hai nhà nước ngày càng nhận thức đầu đủ hơn về việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác
giữa hai bên. Ngày càng nhiều chuyến thăm và làm việc của các đoàn cấp cao cũng như các cán bộ địa
phương, các chuyên gia của hai bên được thực hiện, cũng như nhiều hiệp định được ký kết. Đây là điều
kiện thuận lợi để có những hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả.
Cụ thể trong các ngành:
- Về nông nghiệp:
Israel đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về công nghệ mới để vượt qua những khó khăn về tài
nguyên thiên nhiên và sa mạc hoá, trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về sản xuất nông
nghiệp. Công nghệ nông nghiệp và kinh doanh nông nghiệp đã trở thành một trong những nền tảng của
hợp tác song phương giữa Việt Nam và Israel. Công nghệ cao trong nông nghiệp của Israel có thể cung
cấp cho Việt Nam những giải pháp vượt qua thách thức về phát triển bền vững, thay đổi về chất trong
xuất khẩu thông qua cải thiện chất lượng và sản lượng.

17


- Về khoa học công nghệ:
Tại phiên họp lần thứ 2, Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Israel về hợp tác kinh tế, khoa học và
công nghệ và các lĩnh vực khác tại Israel vào đầu năm 2017, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt

Nam Chu Ngọc Anh cho biết: “Quỹ Đổi mới Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Cục Đổi mới sáng
tạo Israel đã ký thỏa thuận hợp tác, tiến tới kêu gọi và hỗ trợ cho các dự án chung về đổi mới công nghệ
bắt đầu từ năm 2018. Với tiềm năng công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao của Israel và năng lực hợp tác
về khoa học và công nghệ của Việt Nam, chắc chắn hai nước sẽ đẩy mạnh hợp tác có hiệu quả trong lĩnh
vực khoa học và công nghệ”.5 Từ những kết quả đã đạt được và tiềm năng hợp tác giữa hai bên, chắc
chắn trong thời gian tới, hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ giữa Việt Nam và Israel sẽ có nhiều
khởi sắc.
- Về lao động:
Hiệp định hợp tác về lao động giữa Việt Nam và Isarel đã được bàn thảo và sẽ sớm được ký kết,
tạo hành lang thuận lợi cho các doanh nghiệp cung ứng lao động sang thị trường này cũng như bảo đảm
quyền lợi cho người lao động tham gia chương trình.
- Về an ninh-quốc phòng:
Hợp tác trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng giữa Israel và Việt Nam bắt đầu từ khá sớm. Tuy
nhiên, từ sau chuyến thăm của thủ tướng Shimon Peres năm 2001, các tập đoàn công nghiệp quốc
phòng Israel đã mạnh dạn khảo sát Việt Nam và các đàm phán ký kết cũng nhanh hơn. Với tiềm năng
và nhu cầu hợp tác còn rất lớn, hai bên cần hợp tác theo hướng chuyển giao công nghệ cao, hợp tác
nghiên cứu phát triển, liên doanh liên kết thành lập các nhà máy tại Việt Nam để phục vụ nhu cầu của
Việt Nam và xuất khẩu. Phía Israel có trình độ khoa học công nghệ rất tốt. Hiệu quả của hoạt động hợp
tác phụ thuộc nhiều vào trình độ khoa học cơ bản, công nghệ nền và điều kiện cơ sở hạ tầng, nói cách
khác là năng lực đối ứng của Việt Nam.
- Về du lịch:
Du lịch cũng là một lĩnh vực đã có dấu hiệu phát triển và hứa hẹn nhiều tiềm năng. Tuy Việt
Nam hiện nay chưa có những số liệu cụ thể về du lịch từ Israel sang Việt Nam nhưng riêng phía Israel
cho biết: hàng năm có tới trên 3000 khách du lịch từ Israel sang thăm Việt Nam tương đối đều đặn
khoảng 10 năm nay. Điều đó chứng tỏ thực sự có tiềm năng phát triển trong quan hệ du lịch hai nước,
nay cần tăng cường và mở khâu đột phá trong lĩnh vực này.
4.4 Đề xuất giải pháp
Giải pháp vĩ mô:
Thứ nhất, Nhà nước đóng vai trò định hướng và hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách ưu tiên
Vai trò này được thực hiện thông qua việc xác định tầm nhìn dài hạn, trên cơ sở đó xây dựng

các chương trình hành động ngắn và trung hạn, thực hiện các biện pháp mở đường như ký kết các hiệp
định, thỏa thuận tạo hành lang pháp lý, xây dựng những cơ chế, chính sách khuyến khích về thuế, lãi
Kháng Bằng, Hợp tác toàn diện về Khoa học và Công nghệ giữa Việt Nam và Israel đăng tải trên báo
Nhân dân điện tử ngày 27 tháng 7 năm 2017.
5

18


suất, cơ chế sử dụng ngoại tệ, cung cấp các thông tin cần thiết về thị trường, hàng hóa, công ty, xây
dựng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, lập quỹ hợp tác phát triển, hỗ trợ phòng chống rủi ro, hỗ trợ
người lao động, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đầu tư, xây dựng ngân hàng liên doanh với nước sở tại,
trong điều kiện thích hợp có thể tính tới khả năng thành lập Hội người Việt Nam tại Israel phần nào đảm
bảo mục đích mưu sinh, làm ăn lâu dài của người Việt Nam tại Israel. Nói cách khác, bên cạnh những
quan hệ hợp tác ngắn hạn, cần có những nỗ lực để đưa quan hệ hợp tác Việt Nam – Israel trở nên bền
vững gắn kết lâu dài.
Thứ hai, doanh nghiệp đóng vai trò xung kích
Doanh nghiệp ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ đơn thuần là các doanh nghiệp kinh
doanh, mà bao hàm cả các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, các cơ quan,
tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ,…có quan hệ
hợp tác với Israel. Nói doanh nghiệp đóng vai trò xung kích là nói tới việc các doanh nghiệp tự mình
chủ động tìm kiếm, khai thác các cơ hội có thể mở đường hay đột phá vào thị trường Israel, không ỷ lại
vào sự bao cấp, nhưng có sự hỗ trợ ở tầm vĩ mô của Nhà nước thông qua các cơ cế, chính sách, biện
pháp kích thích thích về thuế, lãi suất,….như đã nói ở trên.
Thứ ba, lựa chọn và dành ưu tiên cao cho việc phát triển các lĩnh vực và ngành trọng điểm
Để tránh sự dàn trải, thiếu sự tập trung dẫn đến giá trị và hiệu quả hợp tác thấp, cả hai phía Việt
Nam và Israel cần có sự điều chỉnh, lựa chọn, ưu tiên phát triển những lĩnh vực có tính khả thi cao,
nhằm đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả và giá trị cao hơn. Xuất phát từ cách nhìn
nhận như vậy và từ tình hình thực tế Việt Nam cần có sự phát triển tập trung và đột phá trong ba loại
ngành và nhóm ngành trọng yếu gồm: (1) Ngoại giao là ngành mở đường; (2) Ngoại thương là ngành

kinh tế mũi nhọn, có hiệu ứng lan tỏa; (3) Nhóm ngành và lĩnh vực bước đầu phát huy tác dụng, có
nhiều tiềm năng hợp tác gồm lao động, đầu tư, nông nghiệp, công nghệ và du lịch.
Giải pháp cụ thể:
Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý và nghiên cứu;
đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học của Israel nhằm thúc đẩy xây dựng
các dự án hợp tác nghiên cứu chung, mở rộng các chương trình về đào tạo, hợp tác hỗ trợ kỹ thuật tăng
cường năng lực khoa học và công nghệ và đổi mới.
Tích cực thúc đẩy phía Israel tổ chức các chương trình, khóa đào tạo cho cán bộ Việt Nam về
các chuyên ngành như: chế biến nông sản thô và bảo quản sau thu hoạch; quản lý và khai thác các công
trình thủy lợi, công nghệ tưới tiêu hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý vận hành các
công trình thủy lợi; biến đổi khí hậu, quá trình sa mạc hóa; đào tạo về công nghệ sinh học trong nông
nghiệp; phát triển thủy sản. Mở rộng chương trình hợp tác tu nghiệp sinh về đào tạo và thực hành nông
nghiệp với Trung tâm đào tạo quốc tế của Israel.
Cùng với việc tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án hợp tác trước đây, cần tích cực thúc
đẩy mở rộng và xây dựng các dự án hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư trong các lĩnh vực như công nghệ bảo
quản hoa quả của Việt Nam không dùng hóa chất; thu hút đầu tư áp dụng công nghệ cao sản xuất muối

19


từ các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học của Israel ; hợp tác FDI về chế biến lâm sản; xây dựng
các chương trình đào tạo liên quan đến chăn nuôi bò sữa, kỹ thuật tưới tiêu hiện đại, bảo quản sau thu
hoạch, giống cây trồng và gia súc.
Chính phủ cần có cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai nước liên doanh,
liên kết đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp; trao đổi thông tin khoa học kỹ thuật liên quan đến phát triển
nông nghiệp; tìm hiểu công nghệ, thiết bị sản xuất, chế biến muối và sau muối hiện đại với quy mô sản
xuất công nghiệp từ nước biển.
Tiến tới ký kết văn bản Chương trình hành động Việt Nam-Israel về hợp tác song phương trong
lĩnh vực giáo dục, trao đổi khoa học hàn lâm, trao đổi sinh viên, giảng viên sau Biên bản ghi nhớ về
Hợp tác Khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác đã được Bộ Khoa học và Công nghệ hai nước ký

kết.
Cần xây dựng một số chuyên ngành đào tạo đại học theo mô hình sandwich giữa Việt Nam và
Israel (nông nghiệp, công nghệ sinh học). Khuyến khích trao đổi giảng viên, sinh viên trong khối đại
học. Tính đến nay, chỉ có số ít dưới 10 trường đại học của Việt Nam giao lưu, hợp tác với các trường
đại học của Israel. Trong thời gian tới, hợp tác cấp sau phổ thông giữa hai quốc gia cần được đẩy mạnh
hơn cả về số lượng và chất lượng.
Việt Nam cần xây dựng từ 01 đến 02 trung tâm nghiên cứu xuất sắc về nông nghiệp ở các đại
học hàng đầu của Việt Nam về nông nghiệp như Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Cần Thơ, Đại
học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, với mục đích nghiên cứu chuyển giao công nghệ về kỹ thuật
nông nghiệp hiện đại với sự hỗ trợ của các Đại học hàng đầu của Israel về lĩnh vực này.
Về hợp tác trong quản lý nhà nước, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, đặc biệt là những kinh
nghiệm mang tính thiết thực nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và truyền thông, phát triển chính phủ điện tử, nguồn nhân lực công nghệ thông tin, an toàn
thông tin và tần số..., làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội nói chung của cả nước.
Cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông tin
và truyền thông, tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các khóa đào tạo ngắn và dài hạn nhằm trao
đổi, học hỏi kinh nghiệm về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, đồng thời đẩy
mạnh chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp Israel với các đơn vị và các doanh nghiệp của Việt
Nam.
Chính phủ Việt Nam cần khuyến khích các tổ chức và doanh nghiệp hai nước trong lĩnh công
nghệ thông tin và truyền thông xúc tiến các cơ hội đầu tư; thúc đẩy việc thiết lập kênh thông tin giữa
các tổ chức nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp hai bên nhằm quảng bá hình ảnh, đất nước, con người,
đưa các thông tin tích cực về Việt Nam tới người dân Israel và ngược lại…
Riêng về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, trước tiên, Việt Nam cần tiếp tục xem xét
loại vũ khí trang bị nào cần, và xem xét các nguồn cung hàng hóa tốt hơn.Ví như mua vũ khí từ các bạn
hàng truyền thống thì thuận lợi hơn, quân đội Việt Nam nhanh cập nhật hơn và sử dụng tốt hơn nhưng
nếu vũ khí trang bị từ Israel tốt hơn mà họ có khả năng bán thì Việt Nam cần xem xét.

20



Hơn nữa, để mặt này hỗ trợ cho mặt kia, Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Israel,
cử nhiều đoàn cán bộ qua học hỏi công nghệ nông nghiệp, quản lý từ Israel, thúc đẩy chuyển giao công
nghệ. Cần hợp tác toàn diện với Israel từ kinh tế-thương mại, thông qua con đường này để đặt nền tảng
mở rộng các hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước. Khi hợp tác đã có tiến bộ nhất định thì hợp tác
quốc phòng sẽ nhanh đi vào hiệu quả.
Về chính trị: Việt Nam cần có các hành động nhất định nhằm giải tỏa nghi ngại của Israel bằng
sự cởi mở, tin cậy, hiện thực hóa bằng sự hợp tác toàn diện, đồng thời có các cuộc họp tham vấn chính
trị để xây dựng lòng tin, tạo ra thêm nhiều cầu nối để có thêm quan hệ thân cận và tin tưởng, thúc đẩy
mua bán vũ khí cũng như chuyển giao công nghệ bí mật.
Cuối cùng, quan hệ Việt Nam - Israel luôn có một bên thứ ba can thiệp, đó là Mỹ, chủ trương
của Việt Nam cần lợi dụng "xu thế của khu vực", cộng với nỗ lực trong việc liên tục truyên truyền về lợi
ích của biển Đông, đồng thời, tạo lòng tin để Mỹ tin tưởng Việt Nam giúp các thương vụ mua bán giữa
Việt Nam và Israel diễn ra êm thấm. Hơn thế nữa, sự hợp tác Israel lại có thể tạo tác động ngược lại lên
Mỹ, bởi Israel là một đồng minh, một "quyền lực" đối với Mỹ (cả về tôn giáo, địa vị và vận động hành
lang). Cùng với các hoạt động tạo lòng tin mà phát triển quan hệ với Mỹ, là một "phép cộng" làm giảm
bớt những yêu sách của Mỹ, ví dụ như đồn trú quân sự hay thuê cảng....

21


KẾT LUẬN
Quan hệ Việt Nam và Israel là mối quan hệ có lịch sử thực tế không lâu nhưng có manh nha từ
lịch sử hơn nửa thế kỷ với dấu ấn từ cuộc gặp gỡ giữa chủ tịch Hồ Chí Minh và thủ tướng Ben Gurion.
Trước khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, hai dân tộc cũng đã có nhiều hoạt động giao lưu như
việc chính phủ Israel giúp đỡ cứu trợ nhóm thuyền viên Việt Nam bị nạn trên biển năm 1976 hay việc
Israel cử chuyên gia sang để tư vấn cho người Việt Nam về việc sử dụng hợp lý nguồn nước cho các dự
án nông nghiệp trong những năm đầu thập niên 60. Những tình cảm ban đầu đó đã gây thiện cảm, sự sẻ
chia, tạo dựng niềm tin, góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa hai bên, mở đường cho quan hệ chính
thức tốt đẹp sau này.

Quan hệ Việt Nam – Israel được hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử khá đặc
biệt của cả hai nước. Những điều kiện lịch sử phải kể tới là sự chia cắt của đất nước Việt Nam trong thời
kỳ chiến tranh cũng như tác động từ các mối quan hệ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ, Hoa Kỳ - Israel, mối
quan hệ của Việt Nam với các nước Arab, quan hệ Israel với các nước Arab, những mâu thuẫn chằng
chéo ở khu vựcTrung Đông,…. Chính vì vậy, trong quá trình hình thành và phát triển mối quan hệ hai
nước, các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động rất sâu sắc. Các nhân tố bên trong tác động được thể
hiện rõ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, Israel và nhu cầu hợp tác của mỗi nước trong tiến trình
phát triển của mỗi quốc gia. Đây là tác nhân chính, ảnh hưởng quyết định quá trình hình thành và phát
triển quan hệ Việt Nam – Israel. Trong khi đó, các nhân tố khu vực và quốc tế hết sức đa dạng, tác động
trực tiếp, gián tiếp đến quan hệ hai nước. Đó là xu hướng hợp tác quốc tế trong thời đại mới, tiến trình
hòa bình Trung Đông, diễn biến xung đột Israel – Palestine, tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt
Nam – Hoa Kỳ,… có những tác động nhất định tới mối quan hệ hai nước.
Quan hệ hai nước đã đạt được những thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Các hoạt động
ngoại giao hai nước có những bước tiến quan trọng, nhiều chuyến thăm giữa lãnh đạo cấp hai nước đã
diễn ra, nhiều hiệp định hợp tác được ký kết giữa hai nước. Trong những năm qua, kim ngạch thương
mại hai chiều Việt Nam – Israel ngày càng tăng, tính đến năm 2015 đã đạt trên 2 tỷ đô la; giao lưu kinh
tế được mở rộng, nhiều dự án hợp tác đầu tư được triển khai, các sản phẩm công nghiệp tiên tiến của
Israel ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường Việt Nam; mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, chất
lượng cao của Israel được du nhập vào Việt Nam; xuất khẩu những sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam
vào thị trường Israel có xu hương gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó các hoạt động trao đổi văn hóa, giáo
dục, đào tạo, khoa học công nghệ phát triển khá mạnh. Văn hóa Việt Nam và Israel được quảng bá rộng
rãi; hằng năm, hai nước thường xuyên tổ chức sự kiện tuần lễ văn hóa. Công nghệ giáo dục tiên tiến có
nhiều ưu trội của Israel được chuyển giao vào Việt Nam góp một phần vào việc đổi mới tư duy dạy học, phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ hiện đại. Nhiều ý tưởng sáng tạo của người Israel được
người Việt Nam tiếp nhận và hưởng ứng mạnh mẽ như tinh thần quốc gia khởi nghiệp,.... Tuy nhiên, cả
hai quốc gia còn chưa khai tác hết các tiềm năng hợp tác, vẫn còn những hạn chế cần phải tiếp tục tháo
gỡ để đưa quan hệ hai nước lên tầm cao hơn, hợp tác toàn diện hơn.

22



Hiện nay, Việt Nam và Israel đang có những hoạt động hợp tác mạnh mẽ. Những kết quả hợp
tác trong thời gian qua là tiền đề cho sự phát triển quan hệ mạnh mẽ giữa hai nước trong thời gian tới.
Triển vọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước là rất lớn nhằm khai thác phát huy lợi thế tiềm năng của
mỗi nước. Cả Việt Nam và Israel đều có những thế mạnh riêng như Việt Nam có tài nguyên thiên nhiên
phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, lao động giá rẻ, thị trường gần 100 triệu dân, là thành viên ASEAN,
trong cộng đồng kinh tế ASEAN rộng lớn, có thể làm cầu nối đưa sản phẩm Israel tham gia sâu rộng
vào thị trường năng động này; quảng bá văn hóa Israel ở khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Israel có
nhiều thế mạnh như năng lực về công nghệ cao, nguồn vốn đầu tư lớn,... Dự báo trong thời gian sắp tới,
nhất là sau khi FTA được hai nước ký kết, quan hệ Việt Nam – Israel sẽ bước sang trang mới, được nâng
lên tầm cao mới.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn quan hệ Việt Nam – Israel trong thời gian qua, luận án đưa ra
những kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hai quốc gia. Những giải pháp nhằm khai
thác và phát huy tiềm năng thế mạnh của mỗi nước, phù hợp với lợi ích của hai dân tộc và nhân dân hai
nước, góp phần giữ vững hòa bình, ổn định, phát triển bền vững của thế giới, thuận chiều phát triển của
xu hướng hợp tác trên thế giới.

23


×