Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

giao an the gioi thuc vat 3 tuoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.05 KB, 120 trang )

CHỦ ĐỀ 8: THẾ GIỚI THỰC VẬT
Thời gian thực hiện: 5 tuần.
( Từ ngày 22 tháng 02 năm 2016 đến 25 tháng 3 năm 2016)

I. MỤC TIÊU

BỔ SUNG

1. Phát triển thể chất.
1.1. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.
1.1.1.Trẻ hiểu được nhu cầu và tầm quan trọng của một số
món ăn hằng ngày và ích lợi của các món ăn có nguồn gốc từ
rau, củ, quả đối với sức khỏe của con người.
1.1.2.Trẻ hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng
ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống: Ăn quả phải rửa sạch,
gọt vỏ,…
1.1.3. Trẻ nhận biết và lựa chọn đúng nhóm thực phẩm chưa
vitamim và muối khoáng.
1.1.4. Trẻ biết cách chế biến các món ăn từ các loại thực phẩm:
Rau, củ, quả.
1.2. Phát triển vận động.
1.2.1. Trẻ thực hiện và phối hợp nhịp nhàng các vận động: Bò
thấp; Đập bóng xuống sàn và bắt bóng; Ném trúng đích nằm
ngang; Bật qua dây; Đi, chạy theo hiệu lệnh.
1.2.2. Trẻ biết phối hợp vận động các bộ phận và các giác quan
qua các trò chơi.
1.2.3. Trẻ thực hiện được các vận động khéo léo của bàn tay,
ngón tay vào các hoạt động: Cắt, xé, dán,…
1.2.4. Trẻ biết phối hợp các nhóm cơ để tập thể dục buổi sáng.
2. Phát triển nhân thức.
2.1. Trẻ biết tên gọi một số cây quen thuộc, biết được quá trình


lớn lên và phát triển của cây xanh. Hiểu được các bộ phận của
cây, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận đó.
2.2. Trẻ biết ích lợi của cây đốivới đời sống con người và động
vật.
2.3. Trẻ biết mối quan hệ đơn giản giữa cây với môi trường
sống ( đất, nước, nhiệt độ,…) của cây. Nhận ra được sự thay
đổi trong quá trình phát triển của cây.
2.4. Nhận biết, so sánh được đặc điểm của một số loại hoa,
quả, cây. Biết phân loại một số loại cây thông qua dấu hiệu
chung của chúng.
2.4. Trẻ có một số kĩ năng đơn giản về cách chăm sóc cây.
2.5.Đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 5.
2.6. So sánh cao – thấp của hai đối tượng.
3. Phát triển ngôn ngữ.
3.1. Trẻ gọi được tên và kể được một vài đặc điểm nổi bật của
1


một số cây, hoa, quả, rau và cây lương thực quen thuộc.
3.2. Biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả những điều trẻ
biết, quan sát được về cây cối, thiên nhiên, tranh ảnh, vật thật
xung quanh .
3.3. Biết trả lời các câu hỏi về nguyên nhân tại sao, vì sao ?
3.4. Nhớ tên các câu chuyện và biết trong chuyện có những
nhân vật nào và kể lại được chuyện: Sự tích các loài hoa, Cỏ
và lúa; Gói hạt kì diệu. Đọc thuộc thơ và hiểu nội dung các bài
thơ: Cây dây leo; Chùm quả ngọt. Đọc các bài đồng dao:
Trồng đậu trồng cà, Lúa ngô là cô đậu nành.
3.5. Trẻ biết nhận xét, thảo luận,… với người lớn, bạn bè, cô
giáo về những điều hiểu của mình.

3.6. Trẻ kể được chuyện về một số con vật gần gũi qua tranh
ảnh, quan sát con vật với sự giúp đỡ của người lớn.
3.7. Trẻ biết đọc diễn cảm, minh họa, thể hiện tình cảm khi đọc
bài thơ: Cây dây leo và Chùm khế ngọt.
3.8. Trẻ biết lắng nghe cô kể chuyện: Sự tích các loài hoa, Gói
hạt kì diệu, Cỏ và lúa.
4. Phát triển thẩm mỹ.
4.1. Trẻ biết nghe và biểu lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của cây,
hoa,… Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp.
4.2. Trẻ thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.
4.2. Trẻ biết thể hiện cảm xúc phù hợp khi hát, múa, vận động
theo nhạc .
4.3. Trẻ có những hành vi, cử chỉ, lịch sự, lễ phép với những
người xung quanh.
4.4. Trẻ mạnh dạn và thích tham gia các hoạt động cùng cô và
các bạn.
4.5. Trẻ biết: Xé dán cây xanh, Vẽ những bông hoa bằng vân
tay, Nặn một số loại quả, Vẽ 1 số loại rau, Vẽ theo ý thích.
4.5. Trẻ thuộc và thể hiện được tình cảm của mình qua một số
bài thơ, câu chuyện và một số bài hát: Cây dây leo, Sự tích các
loài hoa, Chùm quả ngọt,…
5. Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hôi.
5.1. Trẻ có ý thức bảo vệ cây. Nhận biết được sự cần thiết giữ
gìn môi trường xanh – sạch – đẹp với con người.
5.2. Trẻ có một kĩ năng, thói quen bảo vệ và chăm sóc các các
loại cây và biết quý trọng người trông cây.
5.3. Trẻ biết quý trọng lương thực, không bỏ cơm và thức ăn
thừa.
5.4. Thích chăm sóc cây cối xung quanh.
5.5. Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè.

5.6. Nhận xét một số hành vi đúng sai của con người đối với
môi trường
2


5.7. Trẻ biết thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các bức tranh
về mình và các bạn.
5.8.Trẻ thể hiện được một số phẩm chất và kĩ năng sống phù
hợp: Mạnh dạn, tự tin, có trách nhiệm với công việc được giao.
Chuẩn bị.
- Sưu tầm các nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho chủ đề: Thế giới thực
vật.
- Các truyện tranh về chủ đề: Thế giới thực vật.
- Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện...về thế giới thực vật.
- Sáp màu, đất nặn...
- Đồ dùng đồ chơi các góc.
- Trang trí lớp theo chủ đề “ Thế giới thực vật”
- Phối hợp với các bậc phụ huynh học sinh sưu tầm tranh ảnh, giấy, len, chỉ và
một số loại cây cảnh, nguyên vật liệu, phế liệu cho chủ đề. Cung cấp cho trẻ 1 số
thông tin về các loại cây, hoa...

3


II. MẠNG NỘI DUNG.
- Biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, nơi sống
của một số cây quen thuộc với trẻ.
- Quan sát, so sánh sự khác nhau về kích
thước (cao – thấp) của 2 cây, sử dụng đúng
từ cao – thấp.

- Phân loại các cây theo 1 dấu hiệu (ích lợi,
đặc điểm nổi bật…)
- Yêu thích cây xanh, bảo vệ và chăm sóc
cây (tưới nước, không bẻ phá cây).
- Trẻ biết ích lợi của cây xanh: Cho bóng
mát, cho gỗ,…

- Nhận ra có nhiều loại cây
hoa đẹp gần gũi xung
quanh.
- Biết tên gọi và đặc điểm
nổi bật của một số loại hoa
gần gũi quen thuộc với trẻ.
- Biết ích lợi của các loại
hoa là để làm đẹp, làm nước
hoa… cần gìn giữ và bảo
vệ.
- Yêu thích, chăm sóc hoa.

1. Cây xanh
quanh bé.

2. Cây cho hoa

THẾ GIỚI THỰC
VẬT

3. Cây cho quả.

4. Một số loại rau.


- Trẻ biết tên gọi,
đặc điểm nổi bật của
1 số loại quả.
- Trẻ biết ích lợi của
quả.
- Biết cách bảo quản
quả.
- Trẻ biết trước khi
ăn quả phải rửa
sạch, gọt vỏ.

5. Một số cây lương
thực.

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật của
1 số cây lương thực.
- Trẻ biết ích lợi của cây lương thực.
- Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ các
* GDDD - SK:
-cây
Tìmlương
hiểu vềthực.
giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm

- Biết tên gọi, đặc điểm nổi bật
của một số loại rau quen thuộc
với trẻ.
- Trẻ biết ích lợi của rau mang
- Trẻ có ý thức, tôn trọng và bảo

lại.vệ cây xanh, biết cách chăm sóc
- Yêu
cây.thích, bảo vệ và chăm
sóc- rau.
Nhận biết cảm xúc của mọi

có nguồn gốc từ thực vật.
- Trẻ biết ích lợi của việc ăn các món ăn từ thực vật
đối với sức khỏe.
người: Biết bộc lộ cảm xúc của
*PTVĐ:
bản thân với người thân và cô
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG.
- VĐCB: Bò thấp; Đập bóng xuống sàn và bắt
giáo.
bóng; Ném trúng đích nằm ngang; Bật qua dây; Đi,
- Trò chuyện về vẻ đẹp thiên
chạy theo hiệu lệnh.
nhiên.
- TCVĐ: Đuổi bóng, Chuyển kho về hàng, Kéo co,
- Chơi: Cửa hàng thực phẩm, xây
Mèo đuổi chuột, Cướp cờ.
vườn cây, xây công viên mùa
4
- VĐT: Tập phối hợp cử động các ngón khéo léo
xuân,…
của bàn tay,ngón tay: Xé, dán, vẽ,…


Phát triển thể chất


THẾ GIỚI ĐỘNG
VẬT

Phát triển nhận
thức

Phát triển TC KNXH

Phát triển ngôn
ngữ
Phát triển thẩm
mỹ

*LQVT:
- Đếm và nhận biết số lượng trong
phạm vi 5.
- So sánh cao – thấp của hai đối tượng.
* KPKH:
- Tìm hiểu 1 số cây xanh quanh bé.
- Tìm hiểu 1 số loại quả.
- Tìm hiểu 1 số cây lương thực.
- TC: Kết bạn, Thử tà của bé, Cây nào
quả ấy, Ai nhanh nhất,…

KẾ HOẠCH

-Trò chuyện, mô tả các bộ
phận, đặc điểm, lợi ích và
cách bảo quản của một

số cây, rau, củ,… gần gũi.
-Thảo luận kể lại những
điều mà trẻ quan sát được
từ các cây, rau,…
- Kể về một số cây, rau, …
gần gũi.
- Xem tranh về các loại cây,
rau,… kể chuyện theo
tranh.
- Thơ, chuyện: Cây dây leo,
Sự tích các loài hoa, Chùm
quả ngọt, Gói hạt kì diệu,
Cỏ và lúa.

* Âm nhạc:
- Dạy vỗ tay theo tiết tấu chậm: Quả, Cây bắp
cải.
- Dạy hát: Em yêu cây xanh, Màu hoa,
- Nghe hát: Bầu bí, Su hào, Cây trúc xinh, Hoa
trong vườn.
- TC: Nhanh tay hái quả, Tai ai tinh, Ai nhanh
nhất.
- Hát, vận động nhịp nhàng bài hát và biểu lộ
cảm xúc phù hợp với tính chất, giai điệu bài hát.
* Tạo hình:
- Xé dán vườn trường, Vẽ những bông hoa bằng
vân tay,
Nặn 1 số
loại quả,I Vẽ 1 số loại rau, Vẽ
HOẠT

ĐỘNG
TUẦN
theo ý thích.

Chủ đề nhánh : “ Cây xanh quanh bé”
Thời gian thực hiện 1 tuần từ ngày 22/02/2016 đến ngày 26/02/2016.

I. Mục đích- yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Biết chào cô, chào bố mẹ
trước khi vào lớp.
- Trò chuyện với phụ huynh để phụ huynh nắm được tình hình sức khỏe, tình
hình học tập của trẻ ở lớp.
5


- Trẻ biết về một số đặc điểm nổi bật một số loài cây xung quanh bé: Hình dáng,
màu sắc…
- Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ các loài cây.
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung của bài thơ “ Cây dây leo”
- Trẻ nhớ tên, hiểu nội dung và hát đúng nhịp bài hát “ Em yêu cây xanh”
- Trẻ biết tập theo cô các động tác thể dục.
- Trẻ biết về đúng các góc chơi mà mình đã nhận, biết thực hiện các nhiệm vụ
của vai chơi gắn liền với chủ đề nhánh“ Cây xanh quanh bé”.
- Bước đầu trẻ biết xây vườn cây xanh theo sự hướng dẫn của cô. Trẻ biết xé dán
vườn cây.
- Trẻ nhớ và kể được việc tốt của mình, của bạn trong ngày, tuần. Biết được
những việc chưa tốt của mình, của bạn. Nhớ và nhận xét được những bạn ngoan
trong ngày, tuần.
2. Kĩ năng.

- Rèn cho trẻ kĩ năng, thói quen chăm sóc bảo vệ cây.
- Rèn cho trẻ kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường.
- Rèn luyện, phát triển thể lực và cơ bắp cho trẻ.
- Rèn trẻ cất đồ dùng, đồ chơi đúng quy định.
- Rèn cho trẻ các kĩ năng, chú ý, phán đoán, ghi nhớ có chủ định khi ham gia các
hoạt động.
- Rèn kĩ năng thiết lập mối quan hệ với bạn bè và kĩ năng làm việc theo nhóm.
- Rèn cho trẻ kĩ năng chơi ở các góc linh hoạt, sáng tạo, chơi ở các góc một cách
tự lập, thể hiện hành động chơi phù hợp với vai chơi và chơi đoàn kết với bạn
bè.
3. Thái độ.
- Yêu quý các loài cây, mong muốn được chăm sóc và bảo vệ các loài cây xanh.
- Có ý thức lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định. Có ý thức giữ gìn đồ chơi.
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động. Hứng thú trò chuyện cùng cô.
II. Chuẩn bị.
- Hệ thống câu hỏi.
- Sân tập và lớp học sạch sẽ. Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
- Tranh ảnh về các cây xanh.
- Lô tô tranh các cây xanh.
- Trang trí lớp theo chủ đề nhánh “ Cây xanh quanh bé”.
- Đồ dùng đồ chơi phù hợp với các góc.
- Bảng bé ngoan, cờ và phiếu bé ngoan.
III. Tổ chức hoạt động.
Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6


- Vệ sinh, thông thoáng phòng học chuẩn bị đón trẻ.
- Mở nhạc các bài hát trong chủ đề nhánh“Cây xanh quanh bé”,
Đón trẻ
đón trẻ vào lớp.
- Nhắc nhở phụ huynh đưa con đi học đúng giờ, kết hợp với giáo
viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
6


- Cho trẻ chơi với đồ chơi. Cô bao quát trẻ chơi.
* Nội dung dự kiến:
- Trò chuyện về những cây xanh xung.
Trò
- Cho trẻ xem tranh những cây xanh.
chuyện
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các cây xanh.
* Khởi động:
- Đi thường kết hợp với các kiểu đi rồi về đội hình 3 hàng dọc.
* Trọng động:
- Hô hấp: Ngửi hoa.
Thể dục
- Tay : Đưa hai tay lên cao, ra phía trước. sang hai bên.
buổi sáng - Lưng: Cúi về phía trước
- Chân : Ngồi xổm,đứng lên.
- Bật: Bật tại chỗ.
* Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng đi quanh sân tập 2 – 3 vòng.
Thể dục
Khám phá Tạo hình
Văn học

Âm nhạc
khoa học
VĐCB: Bò Tìm hiểu
Xé dán
Thơ “ Cây Dạy hát:
Hoạt
thấp.
một số cây cây xanh.
dây leo”
Em yêu
động học TCVĐ:
xanh xung
cây xanh.
Đuổi bóng. quang bé.
Nghe hát:
Cây trúc
xinh.
- HĐCMĐ: - HĐCMĐ: -HĐCMĐ: - HĐCMĐ: HĐCMĐ:
Thí nhiệm: Quan sát
Quan sát
Xếp hột hạt Lao động
Hoạt
Cây sống
cây nhãn.
cây bàng.
tạo thành
nhỏ cỏ,
động
nhờ đâu.
cây cao,

tưới cây.
ngoài trời
cây thấp.
- TCVĐ:
- TCVĐ:
- TCVĐ:
-TCVĐ:
- TCVĐ:
Gieo hạt.
Lá và gió.
Hái quả.
Cây cao,
Ngửi hoa.
cỏ thấp.
Chơi tự do Chơi tự do Chơi tự do Chơi tự do Chơi tự do
* Trò chuyện: Hát “ Em yêu cây xanh”
- Hôm nay chúng mình sẽ chơi với chủ đề nhánh “Cây xanh
quanh bé”
- Trong gia đình các con có nhà bạn nào có vườn không?
- Các con thích chơi ở góc nào? Ở góc đó con sẽ chơi như thế
nào?
- Có những bạn nào chơi ở góc nghệ thuật? Con sẽ làm gì?
- Bạn nào thích chơi ở góc thư viện: Xem tranh, sách vễ về cây,…
Hoạt
- Nếu như muốn có các công viên cây xanh, vậy ai sẽ là các bác
động góc xây công viên? Nếu như xây công viên cây xanh các con có ý
định xây như thế nào?
- Góc gia đình có ý định chơi như thế nào?
7



- Trước khi chơi các con phải chơi như thế nào? Trong quá trình
chơi phải chơi như thế nào? Muốn đổi góc chơi phải như thế nào?
* Trẻ vào góc chơi:
- Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ, xé dán các cây xanh,…
- Góc thư viện: Xem tranh về các cây xanh, làm sách tranh về cây,
lá,….
- Góc xây dựng: Xây công viên cây xanh, xây vườn trường,…
- Góc gia đình: Đưa con đi thăm vườn cây, công viên,…
(Cô chú ý rèn nề nếp của trẻ khi chơi, chú ý quan sát trẻ chơi,
nhắc nhở trẻ giao lưu giữa các nhóm chơi, gợi mở cho những trẻ
chơi lúng túng.)
* Kết thúc:
- Cô nhắc nhở trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định.
-TC: Trồng -TC:Tìm lá -TC: Đoán -TC: Đoán - TC: Cây
cây.
cho cây.
cây qua lá. xem cây
cùng trổ
gì?
tài.
- HĐ: Trò
- HĐ: Đọc
- HĐ: Làm - HĐ: Làm - HĐ:
Hoạt
chuyện cây đồng dao
quen bài
quen bài
LĐVS
động

lớn lên nhờ “ Trồng
thơ: Cây
hát: Em
- Nêu
chiều
gì?
đậu, trồng
dây leo.
yêu cây
gương
cà”.
xanh.
cuối tuần.
-LHVN
Chơi tự
Chơi tự
Chơi tự
Chơi tự
Chơi tự
chọn.
chọn.
chọn.
chọn.
chọn.
Nêu gương cuối ngày
- Cô cùng trẻ hát 1 số bài hát về chủ đề nhánh “ Cây xanh quanh ta”.
- Cô cùng trẻ kể về những việc làm tốt trong lớp.
- Cô khen ngợi, tuyên dương chung cả lớp.
- Tặng cờ cho trẻ
- Cô nhận xét và nhắc nhở giao nhiệm vụ cho ngày mai cần làm.

- Cho trẻ chơi trò chơi nhẹ nhàng.

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ 2 ngày 22 tháng 02 năm 2016
1. Mục đích.
* Trẻ biết bò thẳng bằng tay và cẳng chân, trẻ biết bò liên tục, cẳng chân sát bàn,
đầu không cúi.
- Trẻ biết cây sống được và lớn lên được phải có nước, ánh sáng,…
- Trẻ nhớ tên trò chơi, biết cách chơi, chơi đúng luật.
* Rèn luyện phối hợp khéo léo các vận động của cơ thể, khả năng dẻo dai cho
trẻ.
8


- Rèn kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Trẻ chơi không sai luật. Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo qua các hoạt
động.
* Giáo dục trẻ chú ý lắng nghe cô, biết giữ trật tự trên giờ học
- Giáo dục trẻ biết cách biết cách chăm, yêu quý và bảo vệ cây.
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động.
2. Chuẩn bị.
- Hệ thống câu hỏi.
- Sân sạch gọn, xắc xô, bóng, vạch xuất phát và 1 số đồ dùng khác,…
3. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Bổ sung
1. Hoạt động học.
Thể dục: Bò thấp.
Trò chơi vận động: Đuổi bóng.

* HĐ 1: Khởi động.
- Cho trẻ khởi động các khớp tay, khớp - Trẻ khởi động.
chân.
* HĐ2: Trọng động.
+ BTPTC: Tập theo nhịp đếm ( 2 lần x - Trẻ tập theo nhịp
4 nhịp)
đếm của cô.
- Tay : Đưa hai tay lên cao, ra phía
trước. sang hai bên.
- Lưng: Cúi về phía trước
- Chân : Ngồi xổm,đứng lên.
- Bật: Bật tại chỗ.
+ VĐCB: Bò thấp.
- Cô giới thiệu tên vận động.
- Trẻ lắng nghe.
- Cô tập mẫu lần 1.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Lần 2: Cô tập mẫu + phân tích động
- Trẻ lắng nghe, trẻ
tác: Đầu tiên cô vào tư thế chuẩn bị cô
chú ý quan sát.
chống cả bàn tay và cẳng chân xuống
sàn mắt nhìn về phía trước, khi có hiệu
lệnh bò thì bò phối hợp chân nọ tay kia
cẳng chân sát sàn và không cúi đầu.
- Cô mời 1 -2 trẻ khá lên thực hiện.
- 1 – 2 trẻ lên vận
động.
- Cô cho cả lớp lên thực hiện. Cô bao
- Cả lớp thực hiện vận

quát động viên trẻ và giúp đỡ trẻ khi
động.
cần.
- 3 tổ thi đua.
- Cô cho 3 tổ thi đua với nhau. Cô bao
quát động viên trẻ và kiểm tra kết quả.
- Trẻ nhắc lại tên và
- Sau đó cô hỏi lại tên vận động và mời vận động.
1 trẻ tốt lên thực hiện lại.
+ TCVĐ: Đuổi bóng.
- Trẻ lắng nghe.
9


- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
+ Cách chơi: Cô sẽ lăn quả bóng về phía
trước và cô chạy đuổi theo bóng. Khi
nào bóng dừng lại thì cô mới dừng lại
và bắt bóng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi. Cô bao quát
động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
* HĐ 3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.
2. Hoạt động ngoài trời.
* HĐCMĐ: Thí nghiệm “Cây sống
nhờ đâu”
- Cô cùng trẻ trò chuyện về cây:
+ Tại sao lại phải trồng cây?
+ Cây mọc ở đâu? Hằng ngày cây sống

được là nhờ cái gì?
+ Nếu không có đất cây có sống được
không? Vì sao?
+ Bây giờ cô cùng các con trồng cây
này vào chậu không có đất nhé và các
con sẽ xem điều gì xảy ra nha.
+ Nếu cây không được tưới nước hàng
ngày thì cây sễ bị làm sao nhỉ?
+ Cô cùng trẻ làm thí nghiệm với cây
mà trồng vào chậu cây với đất khô
không có nước và để ở ngoài trời. Rồi
cho trẻ quan sát điều gì sẽ xảy ra.
+ Tương tự, trồng cây không có ánh
sáng mặt trời.( Cô trồng cây, tưới nước
rồi cất vào chỗ không có ánh ánh, kín)
- Cô cho trẻ quan sát và thông báo kết
quả với cô nếu kết quả thí nghiệm chưa
đạt thì có thể thông báo và kết luận ở
hoạt động chiều.
* Trò chơi vận động: Gieo hạt.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
+ Cách chơi: Cô hướng dẫn cho trẻ nắm
tay nhau thành 1 vòng tròn, vừa thực
hiện các động tác vừa đọc từng câu của
bài thơ.
Gieo hạt: cho trẻ từ từ ngồi xuống, 2 tay
vẫy sát mặt đất làm động tac gieo hạt.
Nảy mầm :Cho trẻ từ từ đứng thẳng lên

- Trẻ chơi trò chơi.

- Trẻ lắng nghe.
- Cả lớp đi nhẹ nhàng.

- Để lấy bóng mát,...
- Trẻ trả lời.
- Không.
- Vâng ạ.
- Bị chết ạ.
- Trẻ làm thí nghiệm
cùng cô.

- Trẻ quan sát và thông
báo kết quả.

- Trẻ lắng nghe.

10


Một cây: Yêu cầu trẻ giơ cao tay trái lên
Hai cây : Yêu cầu giơ cao tay phải lên
Một nụ : Cho trẻ hạ tay trái và úp bàn
tay trái xuống
Hai nụ :Hạ tiếp tay phải và úp bàn tay
phải xuống
Một hoa :Cho trẻ ngửa bàn tay trái ra và
xòe rộng các ngón tay
Hai hoa : Cho trẻ ngửa bàn tay phải ra
và xòe rộng các ngón tay
Mùi hương thơm ngát :Cho trẻ đưa 2 tay

úp nhẹ vào mũi và hít thật sau làm đọng
tác ngửi hoa
Một quả :Hướng dẫn trẻ để tay ngang
ngực, ngửa bàn tay trái ra
Hai quả : Hướng dẫn trẻ để tay ngang
ngực, ngửa bàn tay phải ra
Gió thổi : Trẻ giang thẳng 2 tay lên cao
thành hình chữ V, nghiêng người sang
trái
Cây rung :Nghiêng người sang phải
Lá rụng : Cho trẻ ngồi thụp xuống
Nhiều lá : Cho trẻ lắc cổ tay rồi cùng la
to : A!..A..A..
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
* Chơi tự do.
3. Hoạt động chiều.
* Trò chơi: Trồng cây.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
+ Cách chơi: Các con sẽ làm theo yêu
cầu của cô. Khi cô nói các con vác cuốc
ra đồng các con sẽ đưa tay bỏ lên vai,
dậm chân. Cô nói: “cuốc đất” các con sẽ
làm động tác cuốc đất, “ gieo hạt, trồng
cây” các con sẽ làm động tác gieo hạt,
cây nảy mầm, ra lá các con sẽ đưa tay
làm động tác cây nảy mầm, khi cô nói
đi ra vườn thu hoạch thì các con sẽ dậm
chân và hái quả thì các con làm động tác

hái quả bỏ vào giỏ.
- Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Cô bao quát động viên trẻ kịp thời.

- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi trò chơi.
11


* Hoạt động: Trò chuyện cây lớn lên
nhờ gì?
- Cô cho trẻ hát: “Vườn cây của ba”
+ Các con vừa hát bài hát gì? Ba thì
trồng toàn những cây như thế nào?
+ Con biết những loại cây nào? Cho trẻ
kể tên 1 số loại cây mà trẻ biết.
+ Cô gợi hỏi trẻ để trồng cây mình cần
có những gì? Khi gieo hạt giống xuống
đất thì trải qua những giai đoạn nào? Có
những điều kiện gì giúp cây có thể phát
triển?
+ Ngoài các điều kiện tự nhiên cây còn
cần sự yêu thương, chăm sóc và bảo vệ .
* Giáo dục: Trẻ yêu quý các loại cây
xanh mong muốn được chăm sóc và bảo
vệ cây xanh, sử dụng năng lượng tiết

kiệm trong quá trình trồng và chăm sóc
cây.
* Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuồi ngày.

- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời. Trẻ kể.
- Trẻ trẻ lời.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi tự chọn.

Đánh giá cuối ngày
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………

Thứ 3 ngày 23 tháng 02 năm 2016
1. Mục đích.
* Trẻ biết tên và nhận biết được một số loại cây qua đặc điểm, dấu hiệu đặc
trưng cả chúng. Biết được ích lợi của cây xanh đối với đời sống con người và
môi trường.

12


- Trẻ nhận xét được 1 số đặc điểm rõ nết: Hình dáng, tiếng kêu, thức ăn,…

- Trẻ biết nhặt lá rụng để xếp hình con gà vật.
- Trẻ biết tạo dáng 1 số con vật.
* Rèn khả năng nhận biết, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
- Rèn kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Trẻ chơi không sai luật.
* Giáo dục trẻ biết cách biết cách chăm sóc, bảo vệ cây.
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động.
2. Chuẩn bị.
- Hệ thống câu hỏi.
- Tranh1 số loại cây...
- Đồ dùng đồ chơi các góc.
- Sân sạch gọn, xắc xô,…
3. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Bổ sung
1. Hoạt động học: Khám phá khoa
học: “ Tìm hiểu 1 số cây xanh quanh
bé”
* HĐ 1: Gây hứng thú.
- Cô và trẻ trò chuyện về cây xanh:
+ Lớp mình có nhà bạn nào có vườn
- Trẻ trả lời.
không ?
+ Vườn nhà con có những cây gì?
- Vải, nhãn,...
+ Ngoài những cây đó ra, con còn biết
- Trẻ trả lời.
tên những cây nào nữa ?
- Ngoài ra, còn có rất nhiều loại cây nữa. - Trẻ lắng nghe.

Hôm nay, cô cùng các con sẽ tìm hiểu
một số cây xanh quanh chúng ta nhé.
* HĐ 2: Quan sát và đàm thoại.
+ Tìm hiểu cây vải.
- Cô đọc câu đố.
Cây gì có quả
Sần sùi da cóc
Bên trong bộc lọc
Lại bọc hòn son.
Là cây gì?
- Cây vải.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh về cây vải,
hỏi trẻ:
+ Cô có bức tranh gì đây?
- Bức tranh về cây vải.
+ Các con thấy cây vải như thế nào? Có - Rễ,thân, lá.
những bộ phận nào?
+ Thân cây vải như thế nào?
- Sần sùi.
+ Lá cây như thế nào?
- Trẻ trả lời.
+ Hoa của cây vải như thế nào?
- Nhỏ, từng chùm.
13


+ Các con đã nhìn thấy quả vải chưa?
+ Quả vải như thế nào?
+ Cây sống được nhờ gì ?
+ Cây vải có ích lợi gì cho chúng ta?


- Rồi ạ.
- Trẻ trả lời.
- Đất, nước,…
- Để lấy bóng mát, ăn
quả,…
- Trẻ trả lời.

+ Vậy cây vải thuộc loại cây gì?
+ Tìm hiểu cây chuối.
- Cô đọc câu đố:
Cây gì thân nhẵn, lá xanh
Có buồng quả chín, ngọt lành thơm ngon
Là cây gì?
- Cây chuối.
- Cho trẻ quan sát hình ảnh cây chuối,
hỏi trẻ:
+ Cô có bức tranh gì đây?
- Bức tranh về cây
chuối.
+ Các con thấy cây chuối như thế nào?
- Trẻ trả lời.
Có những bộ phận nào?
+ Thân cây chuối như thế nào?
- Nhẵn bóng.
+ Lá cây như thế nào?
- Dài.
+ Các con đã nhìn thấy quả chuối chưa? - Rồi ạ.
+ Quả chuối như thế nào?
- Trẻ trả lời.

+ Cây sống được nhờ gì ?
- Đất, nước,...
+ Cây chuối có ích lợi gì cho chúng ta? - Trẻ trả lời.
+ Tìm hiểu cây khế
- Cô cho trẻ hát bài hát “Quả”
- Trẻ hát.
+ Các con vừa hát bài hát nói về những - Quả khế.
quả gì?
+ Các con nhìn xem đây là cây gì?
- Cây khế.
+ Cây khế có đặc điểm gì?
- Gốc, thân, lá, quả.
+ Thân cây như thế nào?
- To,thân cây sần sùi.
+ Lá cây như thế nào? Lá cây có màu
- Trẻ trả lời.
gì?
+ Còn đây là gì? Quả khế có đặc điểm
- Trẻ trả lời.
gì?
+ Các con được ăn quả khế chưa?
- Trẻ trả lời.
+ Khi ăn chúng mình phải làm gì?
- Rửa sạch.
+ Khi ăn các con thấy có mùi vị gì?
- Chua, ngọt.
+ Để có những quả khế thơm ngon các
- Chăm sóc cây.
con phải làm gì?
* Giáo dục: Trẻ biết chăm sóc và bảo

- Trẻ lắng nghe.
vệ các cây.
* HĐ 3: Kết thúc.
+ Trò chơi “ Cây nào lá ấy”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
- Trẻ lắng nghe.

14


+ Cách chơi: Cô có 3 vườn cây mỗi
vườn có 1 hình ảnh của cây đó( Vải,
chuối, khế) cô phát cho các trẻ mỗi bạn
1 lô tô hình ảnh cây tương ứng với 3 cây
ở 3 vườn cây. Trẻ đi vòng tròn vừa đi
vừa hát theo lời bài hát “ Vườn cây của
ba” khi có hiệu lệnh của cô hô “ tìm
cây”. Bạn nào có lô tô hình ảnh tương
ứng với hình ảnh ở vườn cây nào thì
phải về đúng vườn cây đó. Nếu bạn nào
về vườn sai bạn đó phải nhảy lò cò xung
quanh lớp.
- Lần 2 cho trẻ đổi lô tô.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi, kiểm tra kết quả
chơi, khen ngợi và động viên trẻ.
2. Hoạt động ngoài trời.
* HĐCMĐ: Quan sát cây nhãn.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh về cây nhãn,
hỏi trẻ:

+ Cô có bức tranh gì đây?
+ Các con thấy cây nhãn như thế nào?
Có những bộ phận nào?
+ Thân cây nhãn như thế nào?
+ Lá cây như thế nào?
+ Hoa của cây nhãn như thế nào?
+ Các con đã nhìn thấy quả nhãn chưa?
+ Quả nhãn như thế nào?
+ Cây nhãn có ích lợi gì cho chúng ta?
+ Vậy cây vải thuộc loại cây gì?
+ Để cây có nhiều quả ngon thì các con
lên làm gì?
* Giáo dục: Trẻ biết cách chăm sóc và
bảo vệ cây.
* Trò chơi vận động: Lá và gió.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi,
cách chơi.
+ Luật chơi: Thực hiện các hành động
theo hiệu lệnh của cô.
+ Cách chơi: Cô giả làm “gió” trẻ làm
“cây”. Cô chạy xung quanh sân chơi và
kêu “vù vù” làm gió thổi.Trẻ vừa chạy
xung quanh sân, vừa nghiêng người sang
hai bên và nói: “Gió thổi, cây

- Trẻ hứng thú chơi.

- Về cây nhãn.
- Trẻ trả lời.
- Sần sùi.

- Trẻ trả lời.
- Nhỏ, từng chùm.
- Rồi ạ.
- Trẻ trả lời.
- Bóng mát, ăn quả.
- Trẻ trả lời.
- Chăm sóc.

- Trẻ lắng nghe.

15


nghiêng…”
Khi cô đứng im thì có nghĩa là gió
lặng, trẻ ngồi thụp xuống đất làm lá rụng
và nói: “Lá rụng, nhiều lá”
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
* Chơi tự do.
3. Hoạt động chiều.
* Trò chơi: Tìm lá cho cây.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
+ Cách chơi: Cô có 3 thân cây dán lên
bảng và quy định từng cây: Cây vải, cây
khế, cây chuối. Yều cầu 3 đội xếp thành
hàng dọc. Khi có hiệu lệnh của cô thì lần
lượt trẻ đừng đầu hàng lên chọn đúng lá
cây của đội mình để dán vào cây, trong

thời giam 3 phút đội nào chọn đúng
được nhiều thì đội đó thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát động viên trẻ kịp thời.
* Hoạt động: Đọc đồng dao “Trồng
đậu trồng cà”
- Cô đọc lần 1 rồi giới thiệu bài đồng
dao.
- Cô đọc lần 2 rồi hỏi trẻ:
+ Cô vừa đọc bài đồng dao gì?
+ Trong bài đồng dao có những cây gì?
- Cô cho trẻ đọc cùng cô 3 – 4 lần.
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân đọc.
- Cô động viên trẻ đọc, chú ý sửa sai
cho trẻ.
- Cô cho trẻ nhắc lại tên bài đồng dao.
* Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuồi ngày.

- Trẻ hứng thú chơi.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi hứng thú.

- Trẻ lắng nghe.
- Trồng đậu trồng cà.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc cùng cô.
- Trẻ đọc.

- Trẻ nhắc lại.
- Trẻ chơi chọn.

Đánh giá cuối ngày
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………

16


Thứ 4 ngày 24 tháng 02 năm 2016
1. Mục đích
* Trẻ biết được một số loại cây xanh, biết 1 số bộ phận của cây: Rễ, thân, cành,
tán lá… Trẻ biết sử dụng kỹ năng xé nhích dần từng nhát 1, xé cong, xé xiên…,
- Trẻ biết gọi tên, đặc điểm nổi bật, môi trường sống và ích lợi của cây nhãn.
- Trẻ nhớ tên, hiểu nội dung và thuộc bài đồng dao “ Trồng đậu, trồng cà”
- Trẻ nhớ tên trò chơi và chơi đúng cách.
* Rèn trẻ kĩ năng dán vào măt trái của hình.
- Rèn kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
* Giáo dục trẻ yêu quý các loại cây xanh mong muốn được chăm sóc và bảo vệ
cây xanh. Biết bỏ rác vào nơi quy định, bảo vệ môi trường sống xung quanh.Biết
ơn người trồng cây.
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động.
2. Chuẩn bị.
- Hệ thống câu hỏi.
- Tranh mẫu, giấy màu,keo, giá treo sản phẩm ,…
- Tranh thơ “Cây dây leo”
- Đồ dùng đồ chơi các góc.

- Sân sạch gọn, xắc xô,…
3. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Bổ sung
1. Hoạt động học: Tạo hình: Xé dán
cây xanh.
* HĐ 1: Gây hứng thú.
- Cô gợi hỏi trẻ kể tên một số loại cây
- Trẻ trả lời.
xanh mà trẻ biết.
- Cô cho trẻ xem 1 số loại cây xanh và - Trẻ xem và trẻ trả lời.
gợi hỏi trẻ các bộ phận của cây.
- Để cây có thể sinh trưởng và phát
- Trẻ trả lời.
triển thì cần có những điều kiện nào?
* Giáo dục: Trẻ yêu quý các loại cây
- Trẻ lắng nghe.
xanh mong muốn được chăm sóc và
bảo vệ cây xanh.
* HĐ2: Quan sát tranh mẫu.
- Cho trẻ xem tranh xé dán cây xanh và
gợi hỏi trẻ:
+Tranh có gì? Cây trong tranh có
- Trẻ trả lời.
những bộ phận nào?
+ Thân cây có màu gì? Tán lá có màu
- Trẻ trả lời.
gì? Quả có màu gì?
+ Để có được bức tranh này cô sử dụng - Trẻ trả lời.

kỹ năng gì để xé?
+ Để xé thân cây cô dùng kỹ năng gì?
- Trẻ trả lời.
17


+ Để xé tán cây cô dùng kỹ năng gì?
+ Để xé quả cô dùng kỹ năng gì?
+ Cô dùng kỹ năng gì để dán vào giấy.
Bố cục bức tranh như thế nào?
* HĐ 3: Cô làm mẫu.
- Để có được bức tranh như của cô các
con hãy cùng nhìn lên đây xem cô xé
như thế nào nhé!
+ Cô sử dụng giấy màu nâu để làm thân
cây. Cô sử dụng kỹ năng xé nhích dần
và xé xiên, dùng hai ngón tay cái và
ngón trỏ của hai bàn tay cầm tờ giấy và
cô xé nhích dần và xé xiên để làm thân
cây.
+ Cô sử dụng giấy màu xanh làm tán
cây. Cô sử dụng kỹ năng xé nhích dần
và xé tròn, dùng hai ngón tay cái và
ngón trỏ của hai bàn tay cầm tờ giấy, cô
xé nhích dần và xé tròn để làm tán cây.
+ Cô sử dụng giấy màu đỏ làm quả. Cô
sử dụng kỹ năng xé nhích dần và xé
tròn, dùng hai ngón tay cái và ngón trỏ
của hai bàn tay cầm tờ giấy, cô xé nhích
dần và xé tròn để làm quả.

+ Cô sắp xếp các phần của cây vào giữa
tờ giấy và lấy từng phần để dán. Dùng
kỹ năng dán vào mặt trái của hình. Đầu
tiên cô đặt vào giấy lót, bôi hồ vào mặt
trái của hình rồi dán vào tờ giấy. Sau đó
cô dùng giấy lót đặt lên hình mới dán
và vuốt nhẹ để lấy hết phần keo dư.
Tiếp tục cho đến khi cô dán xong.
* HĐ3: Trẻ thực hiện.
- Cho trẻ thực hiện xé dán cây xanh, cô
theo dõi, động viên, khuyến khích trẻ
để có sản phẩm đẹp. Nhắc trẻ cách bố
cục bức tranh.
- Cô chú ý quan sát và giúp đỡ trẻ yếu.
* HĐ 4: Nhận xét sản phẩm.
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm.
- Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của
bạn.
Con thích nhất bức tranh nào? Vì sao

- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Dạ, vâng.
- Trẻ lắng nghe và quan
sát.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ trưng bày sản

phẩm của mình.
- Trẻ nhận xét.

18


con thích bức tranh đó?
- Cô nhận xét chung.
2. Hoạt động ngoài trời.
* HĐCMĐ: Quan sát cây bàng.
- Cô cho trẻ xem tranh cây bàng và hỏi
trẻ:
+ Đây là cây gì?
+ Cây bàng có những đặc điểm gì?
+ Các con thấy thân cây bàng như thế
nào?
+ Tán cây bàng như thế nào?
+ Lá cây bàng như thế nào? Lá màu gì?
=> Cây bàng có rễ thân lá. Thân cây
bàng sần sùi có màu nâu, lá bàng to có
màu xanh, tán bàng dài và rộng để che
mát cho chúng mình đấy.
- Rễ cây bàng có tác dụng gì?

- Trẻ lắng nghe.

- Cây bàng.
- Trẻ trả lời.
- Sần sùi.
- To.

- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.

- Rễ cây bàng có tác
dụng hút nước và chất
ở dưới đất để nuôi cây
lớn.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.

- Trồng cây bàng có ích lợi gì?
=> Cây xanh nói chung và cây bàng nói
riêng rất có ích đối với con người
chúng ta đấy,vì cây xanh cung cấp ô xi
cho chúng ta và thải khí các bon níc ra
ngoài, cây xanh còn để lấy bóng mát
cho chúng mình vui chơi nữa đấy. Vì
vậy các con phải biết chăm sóc, bảo vệ
cây các con nhớ chưa?
- Trẻ trả lời.
- Cô và các con vừa quan sát cây gì?
* Trò chơi: Hái quả.
- Trẻ lắng nghe.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật
chơi, cách chơi.
+ Luật chơi: Trẻ hái đúng loại quả mà
cô đọc câu đố, mỗi lần hái 1 quả
+ Cách chơi: Trẻ đứng thành 3 nhóm,
mỗi nhóm từ 2 - 3 trẻ, đứng sau vạch
xuất phát.

- Cô đọc câu đố, mỗi câu đố về một loại
quả.
Ví dụ:
+ Trên trời có giếng nước trong
Con kiến chẳng lọt, con ong chẳng vào
Là quả gì?

19


+

Quả gì nhiều mắt
Khi chín nứt ra
Ruột trắng nõn nà
Hạt đen nhanh nhánh?
Là quả gì?
+
Quả gì khi chín vàng ươm
Chua chua ngọt ngọt mẹ thường bổ ăn?
Là quả gì?
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
* Chơi tự do.
3. Hoạt động chiều.
* Trò chơi: Đoán cây qua lá.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
+ Cách chơi: Cô có 1 số lá các loại cây
khác nhau khi cô đưa chiếc lá nào ra trẻ

phải biết được đó là loại cây gì. Nếu trẻ
nào không đoán được thì sẽ hát 1 bài
hát.
- Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Cô bao quát động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
* Hoạt động: Làm quen bài thơ
“ Cây dây leo”
- Cô giới thiệu tên bài thơ và tên tác
giả.
- Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần.
+ Lần 1: Đọc thơ cho trẻ nghe.
+ Lần 2: Đọc kết hợp với tranh.
- Cô hỏi trẻ tên bài thơ và tên tác giả.
- Trong bài thơ nhắc đến cây gì?
- Giáo dục: Trẻ phải biết yêu quý, bảo
vệ và chăm sóc cây
* Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuồi ngày.

- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ trả lời.

- Cây dây leo.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi tự chọn.

Đánh giá cuối ngày
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………

20


Thứ 5 ngày 25 tháng 02 năm 2016
1. Mục đích.
* Trẻ nhớ tên tác phẩm, tác giả, thuộc và hiểu nội dung bài thơ.
- Biết xếp hột hạt để tạo thành các cây cao, cây thấp.
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả bài hát “ Em yêu cây xanh”
- Trẻ nhớ tên trò chơi và chơi đúng cách.
* Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm và tính tự tin cho trẻ khi đọc thơ.
- Rèn kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
* Giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc cây.
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động.
2. Chuẩn bị.
- Hệ thống câu hỏi.
- Tranh bài thơ “ Cây dây leo”
- Đồ dùng đồ chơi các góc.
- Sân sạch gọn, xắc xô,…
3. Tiến hành.
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động học: Thơ “Cây dây leo”
* HĐ 1: Gây hứng thú.
- Cô cùng trẻ hát bài hát “Lý cây xanh” nhé! - Trẻ hát.
- Hỏi trẻ: Bạn nào giỏi cho cô biết:
+ Cô cháu mình vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát hát về cây gì?
+ Nhà con trồng những cây gì? ( Cô mời 2 –
3 trẻ)
-> Các con ạ, cây xanh giúp cho môi trường
xanh – sạch - đẹp đấy, ngoài ra cây xanh còn
cho chúng ta bóng mát nữa đấy chính vì thế
mà chúng mình phải yêu quý cây, hàng ngày
chúng mình nên chăm sóc và bảo vệ cây
bằng cách tưới nước, bón phân, nhổ cỏ cho
cây, không được bẻ cành, bẻ lá, bẻ hoa các
con nhớ chưa?
* HĐ 2: Cô đọc thơ.
- Các con ạ, nhà thơ Xuân Tửu rất yêu cây
xanh và đã sáng tác bài thơ “Cây dây leo”
để tặng chúng mình đấy. Các con có muốn
nghe không?
- Bây giờ cô mời các con ngồi đẹp và lắng
nghe cô đọc thơ nhé!

Bổ sung

- Lý cây xanh.
- Cây xanh.
- Trẻ trả lời.

- Rồi ạ.

- Có ạ.
- Vâng ạ
- Trẻ lắng nghe.
21


- Lần 1: Cô đọc cho trẻ nghe.
+ Bài thơ cô vừa đọc có tên là gì?
+ Của tác giả nào?
- Lần 2: Đọc thơ kết hợp với tranh minh
họa.
* HĐ 3: Đàm thoại.
- Cô hỏi tên bài thơ, tên tác giả.
- Cây dây leo bé như thế nào.
- Từ trong nhà cây bò ra đâu?
- Cây ra ngoài trời để làm gì?
- Cây được tắm nắng gió, gội mưa rào giúp
cây phát triển ra sao?
-> Giảng giải nội dung bài thơ: “Các con ạ,
bài thơ “Cây dây leo” nói về cây dây leo
đấy. Cây dây leo rất bé nên nhà thơ Xuân
Tửu nói trong bài thơ là “Bé tí teo” có nghĩa
là rất bé nhỏ đấy. Khi cây còn bé thì ở trong
nhà còn khi cây phát triển thì cây muốn
vươn mình ra ngoài cửa sổ, lên trời cao thể
hiện qua câu thơ “Và nghển cổ; Lên trời
cao”. Nghển cổ ở đây có nghĩa là cây muốn
vươn lên thật cao để đón lấy nắng, gió, đón

mưa như vậy cây mới phát triển xanh tốt
được đấy các con ạ.
- Bây giờ cô mời các con cùng đọc thơ với
cô nhé!
* HĐ 4: Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô mời cả lớp đọc 2 lần.
- Mời tổ, nhóm, cá nhân lên đọc.
( Sau mỗi lần trẻ đọc cô luôn lắng nghe và
sửa sai cho trẻ)
- Cô mời cả lớp đọc lại lần nữa.
* HĐ 5: Kết thúc.
- Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt” rồi ra
ngoài đi dạo.
2. Hoạt động ngoài trời.
* HĐCMĐ: Xếp hột hạt tạo thành cây
cao, cây thấp.

- Bài thơ: Cây dây
leo.
- Tác giả: Xuân
Tửu.
- Trẻ lắng nghe và
quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Bé tí teo.
- Bò ra cửa sổ và
nghển cổ lên trời
cao.
- Cho dễ thở, tắm
nắng gió, gội mưa

rào.
- Cây cao, hoa đẹp.
- Trẻ lắng nghe.

- Vâng ạ.
- Trẻ đọc thơ.
- Trẻ đọc thơ.
- Trẻ đọc thơ.
- Cả lớp hát.

- Có ạ.
22


- Hôm nay, cô có rất nhiều hột hạt, chúng
mình có muốn sắp xếp những hột hạt này
thành cây cao, cây thấp không?
- Các con xếp như thế nào?
- Cô ý định trẻ xếp cây như thế nào?
- Cô phân tích qua bố cục bài.
- Cô cho trẻ thực hiện ( Cô quan sát, động
viên trẻ xếp,…)
- Cô cho trẻ giới thiệu tên và đặt tên cây.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Trò chơi: Cây cao, cỏ thấp.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
+ Cách chơi: Cô cùng trẻ làm đông tác:
Cây cao: Đưa 2 tay lên cao, mắt nhìn theo,
chân kiễng gót.
Cỏ thấp: Ngồi xổm xuống, 2 tay ôm đầu gối.

Nếu bạn nào không làm đúng động tác thì
phải nhảy lò cò .
- Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Cô bao quát động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
* Chơi tự do.
3. Hoạt động chiều.
* Trò chơi: Đoán xem cây gì?
- Cô giới thiệu tên trò chơi,luật chơi, cách
chơi.
+ Cách chơi: Cô sẽ miêu tả đặc điểm của
một cây. Các con nghe thật tinh, rồi suy nghĩ
và đoán xem đó là cây gì. Khi cô hô: "Một,
hai, ba. Tìm cây, tìm cây" các con chạy
nhanh đến cây và nói đó là cây gì. Ai chạy
nhầm sẽ bị phạt nhảy lò cò.
- Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Cô bao quát động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
* Hoạt động: Làm quen bài hát “ Em yêu
cây xanh”
- Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe 1 – 2 lần.
- Cô giảng nội dung bài hát.
- Cô cho trẻ hát 2 – 3 lần.
- Giáo dục: Trẻ phải biết yêu quý, bảo vệ và

- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ thực hiện.
- Trẻ giới thiệu và
đặt tên cây.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi tự do.
- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nghe ,cảm
nhận.
- Trẻ lắng nghe.
- Cả lớp hát.
- Trẻ lắng nghe.
23


chăm sóc cây xanh.
* Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuồi ngày.

- Trẻ chơi tự chọn.

Đánh giá cuối ngày
……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………

Thứ 6 ngày 26 tháng 02 năm 2016
1. Mục đích.
* Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả bài hát “ Em yêu cây xanh”
- Trẻ hát thuộc bài hát, hát đúng cao độ, trường độ của bài hát “Em yêu cây
xanh”
- Trẻ hiểu nội dung và cảm nhận được giai điệu bài hát “ Cây trúc xinh”
- Trẻ nhớ tên trò chơi và chơi đúng cách.
* Trẻ hát đúng giai điệu và cảm nhận được giai điệu của bài hát.
- Trẻ hát rõ lời, đúng nhạc và biểu diễn tự nhiên.
- Trẻ chơi không sai luật.
* Giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc cây xanh.
- Thích thú khi được đi lao động nhỏ cỏ, tưới cây.
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động.
2. Chuẩn bị.
- Hệ thống câu hỏi.
- Nhạc bài hát “ Em yêu cây xanh” và “ Cây trúc xinh”
- Đồ dùng đồ chơi các góc.
- Sân sạch gọn, xắc xô,…
- Bảng bé ngoan, cờ và phiếu bé ngoan.
3. Tiến hành.

Hoạt động của cô
1. Hoạt động học: Âm nhac:
Dạy hát bài hát : Em yêu cây xanh.
Nghe hát: Cây trúc xinh.
TCÂN: Ai nhanh nhất.

* HĐ 1: Gây hứng thú.

Hoạt động của trẻ

Bổ sung

24


- Cô cho trẻ hình ảnh cây xanh và hỏi:
+ Chúng mình trồng cây xanh để làm gì?
- Các con biết không, cây xanh có rất nhiều
ích lợi đối với con người, vẻ đẹp và ích lợi
của cây xanh cũng là nguồn cảm hứng sáng
tác của nhiều nhạc sĩ và nhạc sĩ Hoàng Văn
Yến đã thể hiện điều đó qua 1 bài hát rất là
hay, đó là bài hát “ Em yêu cây xanh”
* HĐ 2: Trọng tâm.
+ Dạy hát: “ Em yêu cây xanh”.
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần.
+ Lần 1: Hát không nhạc.
- Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
+ Lần 2: Hát với nhạc.
- Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Bài hát nói về điều gì?
- Em bé trong bài hát thích làm gì?

- Trẻ xem.
- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Nói về cây xanh.
- Thích trồng cây
xanh.
- Trồng nhiều cây xanh để làm gì?
- Để lấy bóng mát.
- Việc trồng cây xanh rất có ích đúng không - Đúng ạ.
nào? Vậy chúng mình có muốn giống như
- Có ạ.
em bé trong bài hát thích trồng thật nhiều
cây xanh không? Vậy chúng mình hãy cũng - Có ạ.
biểu diễn hát thật là hay chúng mình đồng ý
không nào?
- Cô cho cả lớp hát cùng cô 2-3 lần.
- Cả lớp hát.
- Cho tổ, nhóm, cá nhân hát (khi hát cô chú - Trẻ hát.
ý sửa sai cho trẻ)
* Giáo dục:
+ Cây xanh có rất nhiều lợi ích, vậy chúng - Trẻ trả lời.
mình phải làm như thế nào nhỉ?
+ Các con phải làm thế nào để bảo vệ cây
- Trẻ trả lời.
xanh nhỉ?
- Cô cho cả lớp hát lại lần nữa.
- Trẻ hát.

+ Nghe hát.
- “Cây trúc xinh tang tình là cây mộc, qua
- Trẻ lắng nghe.
lối nọ bên bờ ao. Chị hai xinh tang tình là
chị hai đứng, đứng một mình qua lới như
cũng xinh”. Đó chính là bài hát “ Cây trúc
xinh”, dân ca quan họ Bắc Ninh. Đây cũng
chính là bài hát mà cô muốn tặng cho lớp
mình đấy
- Lần 1: Cô hát kết hợp với cử chỉ điệu bộ. - Trẻ lắng nghe.
25


×