Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO KINH tế CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI PHẲNG dưới góc NHÌN KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.37 KB, 12 trang )

“THẾ GIỚI PHẲNG” DƯỚI GÓC NHÌN KINH TẾ
“Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman là cuốn sách bán chạy nhất mang
tính hiện tượng của người đã đoạt giải thưởng Pulitzer. Cuốn sách này
được dịch từ phiên bản mới nhất đã được tác giả cập nhật và bổ sung
trên 100 trang viết mới, trong đó T.Friedman đưa ra những chiêm
nghiệm và bình luận mà ông tích lũy được trong suốt quá trình bôn ba
trên nước Mỹ và khắp thế giới, tới bất cứ nơi nào chịu tác động bởi sự
làm phẳng thế giới.
1. Tổng quan về cuốn sách:
“Thế giới phẳng” gồm 15 chương được chia ra sáu chủ điểm:
- Thế giới Trở thành Phẳng Thế nào: Một: Khi Tôi Còn Đang Ngủ,
tr3; Hai: Mười Lực Làm Phẳng Thế giới (Lực làm phẳng I, tr48; lực làm
phẳng II, tr56; lực làm phẳng # 3. Phần mềm Work Flow, tr71; lực làm phẳng
# 4. Open-Sourcing, tr81; lực làm phẳng # 5. Outsourcing, tr103; lực làm
phẳng # 6. Offshoring, tr114; lực làm phẳng # 7. Xâu Chuỗi cung, tr128; lực
làm phẳng # 8. Insourcing, tr141; lực làm phẳng # 9. In - forming, tr150; lực
làm phẳng # 10. Các Steroid, tr159); Ba: Ba sự Hội tụ, tr173; Bốn: Sự Sắp
xếp Vĩ đại, tr201)
- Mĩ và Thế giới Phẳng: (Năm: Mĩ và Tự do Thương mại, tr225; sáu:
Những Tiện dân, tr237; bảy: Cuộc Khủng hoảng Trầm lặng, tr250; tám: Đây
Không phải là một Thử nghiệm, tr279)
- Các Nước Đang Phát triển và Thế giới Phẳng : Chín: Đức mẹ đồng
trinh Guadalupe, tr309
- Các Công ti và Thế giới Phẳng : Mười: Các công ty đối phó thế nào, tr339
- Địa Chính trị và Thế giới Phẳng:(Mười một: Thế giới Không phẳng,
tr371; mười hai: Lí thuyết Dell về Ngăn ngừa Xung đột, tr414)
- Kết luận: Sức Tưởng tượng: Mười ba: 9/11 đối lại 11/9, tr441

1



2. Toàn cầu hoá trong “thế giới phẳng”
Trong cuốn “Thế giới phẳng”, Friedman vạch ra nguyên nhân và cách
thức mà toàn cầu hóa đang bùng nổ với tốc độ ghê gớm. Để thấy thêm bộ mặt
muôn vẻ thống nhất và đầy mâu thuẫn, nhưng thống nhất trong một thế giới
đang trở nên phẳng - nghĩa là trong quá trình toàn cầu hóa ở nấc thang thế kỷ
21. Tuy nhiên, về cơ bản Friedman không nêu được những cái gì thật mới về
bản chất của quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra. Friedman đã tóm lược lịch
sử phát triển thế giới dưới tác động của toàn cầu hóa theo ba kỷ nguyên phát
triển chủ yếu:
a. Các giai đoạn toàn cầu hoá
- Toàn cầu hóa giai đoạn1: Xảy ra từ năm 1492 đến 1800 khi Columbus
tình cờ khám phá ra châu Mỹ, kích thích sự phát triển thương mại giữa thế
giới cũ và thế giới mới kèm theo sự mở rộng của chế độ thực dân và sự tận
dụng sức mạnh cơ bắp của con người là động lực chủ yếu. Toàn cầu hóa trong
giai đoạn này xảy ra ở cấp độ quốc gia trong quá trình cạnh tranh và sự cố
gắng vươn mình ra khỏi phạm vi biên giới lãnh thổ (trang 25).
- Giai đoạn 2: Bắt đầu từ 1800 đến khoảng năm 2000 với sự gián đoạn
của cuộc đại khủng hoảng ở Mỹ vào thập niên 20 của thế kỷ 20 và hai cuộc
chiến tranh thế giới. Tác nhân chủ yếu của toàn cầu hóa thời gian này là do sự
phát triển vượt bậc của thông tin, vận tải, và sự thống trị kinh tế và ảnh hưởng
chính trị của các công ty đa quốc gia lên vai trò chính phủ. Vấn đề cốt lõi của
toàn cầu hóa của thế kỷ 20 là sự vươn mình của các tập đoàn kinh tế đã phá
vỡ các rào cản cho sự hội nhập kinh tế quốc tế (tr. 26).
- Trong tác phẩm “Thế giới phẳng”, Friedman nhấn mạnh đến sự phát
triển toàn cầu hóa giai đoạn 3: Từ những năm đầu của thế kỷ 21 khi mười
nhân tố lớn liên quan đến kinh tế và khoa học kỹ thuật trên thế giới cùng nhau
tác động, khiến cho các mô hình xã hội, chính trị và xã hội đã bị thay đổi và
2



thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở
nên dễ dàng và chặt chẽ hơn trước.
Thông qua “nhân chứng” nhà báo T. L. Friedmam, các xu thế, các làn sóng,
và toàn bộ sự vận động của quá trình toàn cầu hóa, bao gồm cả những làn sóng
“chống” toàn cầu hóa, ở nấc thang thế kỷ 21 được miêu tả sống động, gây nhiều
ấn tượng, chủ yếu dưới hình thức những câu chuyện. Cuốn sách đã điểm danh
được khá đầy đủ các nhân tố tham gia vào quá trình tạo ra hay chống lại, nhưng
chung cuộc vẫn là tạo ra “thế giới phẳng” hôm nay.
“Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình
toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật
chơi chung”. Thế giới ngày càng nhiều chuẩn mực chung và những đòi hỏi
chung như một lẽ tất yếu - dù là trong khuôn khổ quan hệ song phương hay
trong quan hệ đa phương. Quá trình này không đòi hỏi, không chào mời ai tham
gia cả. Quá trình này chỉ lạnh lùng đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp,
mỗi cá nhân con người sự lựa chọn: Tham gia thì lợi và hại như thế này, không
tham gia thì lợi và hại như thế kia; sẽ thăng hoa hay sẽ bị đào thải tùy thuộc vào
sự lựa chọn. Không ai có thể một mình một chợ, càng không thể “trúc xinh trúc
đứng một mình vẫn xinh!”. Đương nhiên trong cái cái chợ chung này lợi thế bao
giờ cũng thuộc về giàu có và khôn ngoan.
“Phẳng” đến mức những khái niệm “địa kinh tế” hay “địa chính trị”
vốn chi phối mọi mối quan hệ quốc tế thời chiến tranh lạnh, ngày nay không
thích hợp, khó tồn tại nếu không bổ sung thêm nội dung mới, thậm chí trong
nhiều trường hợp đã bị thay thế bởi những khái niệm khác trong khung khổ
những cam kết mới, những ký kết mới của trật tự thế giới một siêu đa cường kể cả khung khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) những Hiệp định
thương mại song phương (BTA), Hiệp định Thương mại tự do (FTA)… Một
ví dụ: Hai nước đối đầu quyết liệt Việt, Mỹ nay đã bình thường hóa quan hệ

3



với nhau, đang phát triển quan hệ hữu nghi, hợp tác mọi mặt.., dù rằng còn
nhiều khác biệt hoặc tồn tại do quá khứ để lại.
“Phẳng” với ý nghĩa mọi “mấp mô” thuộc mọi phạm trù biên giới, lãnh
thổ, sự toàn vẹn chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị - xã hội, bảo tồn bản sắc
văn hóa, sự khác biệt về tôn giáo, chủng tộc, lịch sử, địa lý.., tất cả phải được
duy trì, được bảo vệ, được xử lý theo hướng góp thêm vào cho tính “phẳng”
của thế giới - quốc gia nào cũng phải ứng xử như thế nếu như không muốn tự
cô lập mình. Trên thế giới từ lâu đã xuất hiện, đang hình thành và phát triển
nhiều giá trị chung, văn hóa chung - trong thế giới “phẳng” hôm nay càng như
vậy. Hòa đồng vào cái “chung” này để đi lên hay biệt lập, cũng chẳng khác sự
lựa chọn đi với tương lai hay ở lại sống chung với quá khứ. Có thể hùng dũng
đi lên hoặc bị nuốt chửng, bị “hòa tan” trong cái chung đó nếu không bản lĩnh.
b. Mười nhân tố làm phẳng thế giới.
Một là, sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào ngày 9 tháng 11 năm 1989
và sự lớn mạnh của phần mềm Windows đã “làm nghiêng cán cân quyền lực”
(tr. 82) về tay những ai cổ súy hướng phát triển thị trường tự do và cách quản
lý từ cơ sở lên trung ương chứ không phải theo hướng ngược lại. Cách tổ
chức hành chính và quản lý bắt đầu được tiến hành theo hướng nằm ngang
thay vì theo trục thẳng đứng khi mọi người đều được trao quyền tự do và bình
đẳng trong cuộc sống. Sự kiện này giúp các nước thay đổi cách tư duy về thế
giới theo một thể thống nhất toàn cầu và nó thúc đẩy việc khai thác tri thức
của nhau trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Hai là, là sự ra đời, cải tiến liên tục của máy tính cá nhân và phần mềm
Windows (được dịch ra 38 ngôn ngữ), tạo điều kiện tốt cho cuộc cách mạng
thông tin toàn cầu.
Hai sự kiện này giúp nhân loại xích lại gần nhau hơn trong phạm vi xử
lý công việc, giao tiếp và chia sẻ thông tin giữa các cá nhân.

4



Ba là, sự ra đời của mạng web với sự xuất hiện của mạng toàn cầu với www.
vào năm 1991 do ông Tim Berners-Lee thiết kế, đã giúp các nhà khoa học chia sẻ
kết quả nghiên cứu và giúp người ta truy cập thông tin nhanh hơn bao giờ hết. Hệ
thống ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML, định vị tài nguyên duy nhất URL
hay giao thức truyền siêu văn bản HTTP, v.v… đã cho phép những người bình
thường với kiến thức mạng có thể làm chủ các trang web và kết nối với các nguồn
tài liệu khác trên toàn cầu, và nó thật sự giúp nhân loại tiến lại gần nhau hơn, không
những trong giao tiếp điện tử mà còn cả việc truyền tải và truy cập thông tin (tr. 97).
Bốn là, sự ra đời của cáp quang thương mại băng rộng có tín hiệu cao và
được truyền tới khoảng cách xa bằng vận tốc nhanh nhất đã tạo ra cuộc cạnh tranh
và cải tiến vượt bậc của các công ty viễn thông. Ngoài ra, cuộc cách mạng kỹ thuật
số trong hầu như các lĩnh vực kinh tế và giải trí chủ đạo đã dẫn đến sự bùng nổ giao
dịch chứng khoán của các công ty dot.com (công ty kinh doanh trên Internet). Sự
kiện này khiến cho cá nhân có thể tiếp cận các sản phẩm số dễ dàng hơn và có thể
tương tác thương mại với các cá nhân khác trên phạm vi toàn cầu.
Năm là, sự ra đời của phần mềm xử lý công việc. Các công việc kinh
doanh và thương mại bây giờ hầu như được thực hiện thông qua sự kết hợp giữa
máy tính cá nhân với Windows và mạng, cho phép nhân viên kiểm soát nội dung
số các dữ liệu. Khái niệm kết nối và sử dụng (plug and play) đã thúc đẩy sự cạnh
tranh kinh tế toàn cầu ở hình thái cộng tác và cùng xây dựng liên minh.
Sáu là, mã nguồn mở trở thành công cụ đắc lực cho các thế lực tội
phạm khủng bố, tin tặc hay những kẻ xuyên tạc sử dụng để gây ảnh hưởng
xấu lên cả cộng đồng quốc tế.
Bảy là, chuỗi cung, một phương pháp cộng tác theo chiều ngang giữa
các nhà cung cấp sản phẩm và khách hàng với chi phí vận chuyển thấp nhất
trong thời gian ngắn nhất và đáng tin cậy nhất.
Tám là, thuê bên ngoài làm - một phương thức hợp tác nằm ngoài tầm
quản lý của chuỗi cung khi nó có thể làm đồng bộ hóa các chuỗi cung bằng các


5


công tác hậu cần cần thiết. Các công ty làm thuê này phục vụ và hỗ trợ cho các
chuỗi cung hoạt động hiệu quả và nhanh chóng hơn. Hầu như đây là dịch vụ
quản lý thứ ba (bên cạnh nhà sản xuất và người phân phối) giúp hàng hóa hay
các yêu cầu khách hàng từ khắp nơi trên thế giới có thể được vận chuyển và giải
quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả, nó đã tạo ra một sân chơi khá công
bằng cho những ai có năng lực làm công tác dịch vụ và cung cấp hậu cần tốt
Chín là, nhân tố liên quan đến việc cung cấp thông tin. Với sự phát
triển của Google, Yahoo hay MSN, người ta có thể xây dựng và phát triển
chuỗi cung cấp thông tin, kiến thức, giải trí và truyền thông mà không có ranh
giới về giai cấp hay giáo dục. Các công cụ giao tiếp điện tử này đã thu hẹp
trái đất hình cầu này lại, khi từng cá nhân có thể giao tiếp với các cá nhân
khác mà họ có thể chưa bao giờ biết đến.
Mười là, các nhân tố xúc tác khác như: Công nghệ thông tin có khả năng
tính toán, lưu trữ và cung cấp đầu vào - đầu ra; những bước tiến dài về các mã
nguồn chia sẻ tài liệu theo hình thức đồng đẳng; các bước đột phá về công nghệ
liên lạc thông qua mạng; công nghệ đồ họa; ứng dụng các thiết bị không dây
trong công nghệ truyền thông…
=> Các tác nhân làm phẳng thế giới đều được đề cập đơn thuần theo góc độ
kinh tế thay vì phân tích ảnh hưởng của nó lên vai trò chính trị của các cá nhân
trong thời đại mới, từ đó có thể dẫn đến các thay đổi về thể chế xã hội và chính trị.
c. Các nhân tố không làm thế giới hoàn toàn phẳng
- Sự lạm dụng kỹ thuật bậc cao đã khiến cho các thông tin lẽ ra được
bảo mật lại bị rò rỉ và cá nhân có thể bóp méo các thông tin. Các thế lực tội
phạm, Hồi giáo cực đoan và khủng bố đã khai thác triệt để công nghệ bậc cao
này hòng khơi dậy mâu thuẫn chủng tộc và tôn giáo.
- Đồng thời, vẫn còn có hàng triệu người trên thế giới bị bỏ lại trong
cuộc đua phẳng toàn cầu này do không có khả năng tiếp cận các tiến bộ khoa

học trên thế giới. Ngoài ra, dịch bệnh như AIDS, sốt rét, lao, bại liệt, dịch

6


cúm, đói kém hay các chuẩn mực sống thấp không những hạn chế sự phát
triển cá nhân mà còn cướp đi hàng triệu mạng sống trên thế giới. Dường như
nước nghèo lại càng bị tụt hậu hơn trong tiến trình hội nhập này nếu không có
sự giúp đỡ và viện trợ nhân đạo của các cộng đồng quốc tế. Và cũng do chính
các tác nhân làm phẳng đã tạo cơ hội cho các hiểm họa này lan rộng khắp
toàn cầu trong khoảng thời gian nhanh nhất.
- Sự phân phối quyền lực không đồng đều và mất cân đối giữa các tầng
lớp người dân tạo ra sự phân tầng trong xã hội càng cao hơn. Hàng trăm triệu
người ở nông thôn Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Âu có thể thấy được các diễn
biến làm phẳng nhưng không thể hưởng lợi được gì cả từ tiến trình này. Cung
cách quản lý nhà nước lạc hậu, mục ruỗng hay tham nhũng đã trực tiếp phá hỏng
“cái bánh lớn” (tr. 676) mà sự hội nhập quốc tế đem lại cho quốc gia của họ.
Phong trào chống lại toàn cầu hóa đã xảy ra, điển hình là thời điểm Hội nghị
WTO tại Seattle năm 1999, và sau đó lan rộng ở các cuộc họp của Ngân hàng Thế
giới hay Quĩ Tiền tệ Quốc tế. Theo Friedman, phong trào này do năm thế lực thúc
đẩy.
- Sự cọ xát của các nền văn hóa và các xung đột sắc tộc là điều không tránh
khỏi. Hàng triệu cá nhân chưa từng biết mặt nhau có thể đồng thời cung cấp và phá
hoại thông tin của nhau. Một khi không còn lòng tin, họ sẽ vấp phải các mâu thuẫn
liên quan đến tôn giáo, sắc tộc hay văn hóa. Hồi giáo tả khuynh đã lợi dụng thời cơ
để khuấy động cuộc thánh chiến khắp toàn cầu. Nhân loại đang thật sự sống trong
một thế giới mất an toàn với các nguy cơ về khủng bố và chiến tranh.
- Sự phát triển kinh tế do sự tận dụng khoa học kỹ thuật không bền
vững dẫn đến sự tàn phá môi trường.
=> Quyển sách là một thành công lớn của Friedman trong giới học thuật

về toàn cầu hóa. Các nhân vật, công ty và quốc gia mà ông đề cập đến trong sách
là những tên tuổi cực kỳ nổi tiếng như Bill Gates, David Neeleman, Nilekani,
IBM, Goldman Sachs, Microsoft, Ấn Độ, Mỹ và Trung Quốc, v.v… Thế giới

7


trong các câu chuyện của ông quanh quẩn ở các trụ sở hay nhà máy của các tập
đoàn đa quốc gia, các sân golf, hay khách sạn năm sao. Sau khi đọc xong một vài
chương đầu, độc giả có thể cảm thấy mình vừa mới xem qua một bộ phim quảng
cáo của Mỹ về các tập đoàn kinh tế hùng mạnh nhất trên thế giới thay vì am hiểu
được quan điểm trình bày của tác giả theo góc nhìn địa - chính trị.
Thế giới phẳng là một tác phẩm hay, thể hiện được kiến thức uyên thâm và
kinh nghiệm về kinh doanh và ngoại giao của một nhà báo quốc tế lão luyện.
2. Sự vận dụng của Đảng ta.
Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới, nền kinh tế đang từng bước
chuyển từ “đóng cửa” sang “mở cửa”. Mọi mặt của đời sống đang thay đổi với tốc
độ rất nhanh, từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa... Điều này dễ làm chúng ta bị
sốc, nhất là về văn hóa ngay trong chính ngôi nhà của mình. Chính vì vậy, mở
rộng không gian kinh tế là đòi hỏi sống còn để xây dựng đất nước ta trong thế giới
toàn cầu hóa… trong thời đại mới, không thể mở rộng không gian kinh tế cho đất
nước bằng phát triển kinh tế theo chiều rộng, bằng nền kinh tế nguyên liệu, kinh tế
có xu hướng khép kín và mở rộng những bãi rác, bằng những sản phẩm rất ít giá
trị gia tăng, bằng nền kinh tế không có khả năng thường xuyên đổi mới và đưa ra
sản phẩm mới để dành lợi thế cạnh tranh, bằng sự bất lực trước mọi cơ hội cũng
như thách thức, bằng nền kinh tế không có khả năng tận dụng mọi nguồn lực của
thế giới, không có khả năng biến cả thế giới thành thị trường của mình.
Trong xu thế hiện nay, hội nhập vào nền kinh tế thế giới trở thành một tất
yếu không thể tránh khỏi. Đó sẽ là cơ hội lớn cho Việt Nam khẳng định mình
trên trường quốc tế, là dịp để từng bước đưa đất nước thóat ra khỏi tình trạng

nghèo nàn lạc hậu, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Tham gia vào quá trình này là cơ hội cho Việt Nam thu hút nguồn
lực từ bên ngoài về vốn, khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ tổ chức quản lý
hiện đại, tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế giải quyết tình trạng đói
nghèo, dịch bệnh, nguy cơ khủng bố, huỷ hoại tài nguyên môi trường và sự đe

8


do ca bin i khớ hu. ng thi, to nn tng cho vic xõy dng nn kinh t
c lp t ch, cng c quc phũng an ninh trong tỡnh hỡnh mi ng ta ch
trng m rng quan h kinh t i ngoi vi phng chõm: Thực hiện
nhất quán đờng lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp
tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phơng
hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích
cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc
tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của
các nớc trong cộng đồng quốc tế. Vi mc tiờu l nhằm từng bớc
thực hiện mục tiêu dân giầu, nớc mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ và văn minh theo định hớng xã hội chủ nghĩa. Trong
những năm trớc mắt là nhằm mở rộng thị trờng, thu hút có
hiệu quả các nguồn lực để thực hiện thành công sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc.
Để thực hiện mục tiêu đó việc ng xỏc nh: Mở rộng
quan hệ kinh tế đối ngoại cần nắm vững các nguyên tắc cơ
bản: Bình đẳng; cùng có lợi; tôn trọng độc lập, chủ quyền,
không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia; giữ
vững độc lập, chủ quyền và định hớng xã hội chủ nghĩa
Kt qu t c:
K t sau chin tranh cho n nay, quan h i ngoi ca Vit Nam vi

cỏc nc xó hi ch ngha c tng cng, c bit l vi Liờn Xụ. Ngy
29-6-1978, Vit Nam gia nhp hi ng tng tr kinh t (khi SEV). Ngy
15-9-1976, Vit Nam tip nhn gh thnh viờn chớnh thc qu tin t quc t
(IMF); ngy 21-9-1976 tip nhn gh thnh viờn chớnh thc ngõn hng th
gii (WB) ); ngy 23-9-1976 gia nhp ngõn hng chõu (ADB) ); ngy 20-91977 tip nhn gh thnh viờn Liờn hp quc; tham gia tớch cc cỏc hot ng
phong tro khụng liờn kt; bỡnh thng húa quan h vi Trung Quc. Ký Hip
9


định khung với với Liên minh châu Âu, bình thường hóa quan hệ ngoại giao
với Mỹ, củng cố và mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các
nước độc lập dân tộc và các nước đang phát triển ở châu á, Trung Đông, châu
Phi, Mỹ La-tinh và các nước công nghiệp phát triển trên thế giới... và tham
gia AFTA. Năm 1996 tham gia Diễn đàn hợp tác á - Âu (ASEM) với tư cách
là thành viên sáng lập và năm 1998 trở thành thành viên chính thức của Diễn
đàn Hợp tác Kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC). Ngày 7 – 11 – 2006
chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đến
nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 169 nước thuộc tất cả các châu lục
và lần đầu tiên trong lịch sử có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn,
các ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Chủ động tích
cực góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư; thu
hút các nguồn vốn FDI, ODA, đầu tư gián tiếp, tín dụng thương mại và các
nguồn vốn khác. Chúng ta tích cực tham gia hình thành các khu vực mậu dịch
tự do của ASEAN (AFTA), giữa ASEAN và Trung Quốc (CAFTA), xây dựng
quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản...
Tuy nhiên, không phải là dễ dàng đứng vứng trước cơn bão táp của hội
nhập kinh tế quốc tế nếu chúng ta không có bản lĩnh. Đó là nguy cơ từ các thế
lực tội phạm về khủng bố và chiến tranh, dịch bệnh như AIDS, sốt rét, lao, bại
liệt, đói kém, sự du nhập lối sống phương tây và những suy đồi đạo đức; nguy

cơ càng bị tụt hậu xa hơn trong tiến trình hội nhập, sự tàn phá môi trường và
rất nhiều thách thức mới. Do đó, bên cạnh những thành công đã đạt được thì
quá trình thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế
quốc tế cũng bộc lộ những hạn chế: Trong quan hệ với các nước, nhất là các
nước lớn, chúng ta còn lúng túng bị động. Chưa xây dựng quan hệ lợi ích đan
xen, tùy thuộc lẫn nhau với các nước. Một số chủ trương, cơ chế, chính sách
chậm được đổi mới so với yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh
10


t quc t; h thng lut phỏp cha hon chnh; khụng ng b gõy khú khn
cho vic thc hin cỏc cam kt ca cỏc t chc kinh t quc t. Cha hỡnh
thnh c mt k hoch tng th v di hn v hi nhp kinh t quc t v
mt l trỡnh hp lý cho vic thc hin cỏc cam kt; yu kộm c v qun lý v
cụng ngh; trong lnh vc sn xut cụng nghip, trỡnh trang thit b lc
hu; kt cu h tng v cỏc nghnh dch v c bn phc v sn xut kinh
doanh u kộm phỏt trin v cú chi phớ cao hn cỏc nc khỏc trong khu vc.
i ng cỏn b lnh vc i ngoi nhỡn chung cha ỏp ng c c nhu cu
c v s lng; cỏn b doanh nghip ớt hiu bit v lut phỏp quc t, v k
tht kinh doanh; cụng tỏc t chc ch o cha sỏt v cha kp thi.
m bo cho s nghip xõy dng v bo v t quc trong thi k
hi nhp thi gian ti cn phi: Tip tc giữ vững sự ổn định về
môi trờng chính trị, kinh tế, xã hội; xây dựng và phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; tăng cờng vai trò
quản lý của nhà nớc đối với kinh tế đối ngoại; xây dựng
đối tác và tìm kiếm đối tác trong quan hệ kinh tế đối
ngoại; tăng cờng sự lãnh đạo của Đảng đối với các hoạt động kinh
tế đối ngoại
Nhận thức đúng nhiệm vụ này, Quân đội nhân dân
Việt nam cần phát huy vai trò của mình trong tạo môi trờng

mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và xây dựng quân đội
trong tình hình mới. Thông qua mở rộng quan hệ kinh tế
đối ngoại làm tăng tiềm lực quốc phòng và khả năng phòng
thủ đất nớc. Theo đó, với chức trách của mình các chính uỷ,
chính trị viên trong quân đội cần làm tốt công tác giáo dục
chính trị, t tởng và tổ chức tạo sự thống nhất về nhận thức
và hành động, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ tổ
quốc trong trong mọi tình huống.
11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội Đảng X, Nxb CTQG, H2006
2. “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”, GS,TS Hoàng Ngọc
Hoà báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam
3. Gi¸o tr×nh kinh tÕ chÝnh trÞ Mác – Lê nin, tập 2, NXB
QĐND,H2008,
Trang 99 - 113
4. Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về: “Một số nhiệm vụ và biện pháp
cần thực hiện trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”

5. Tìm hiểu đương lối đối ngoại của đảng cộng sản Việt Nam,
báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam
6. Tạp chí Cộng sản tháng 9/2006

12




×