Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO KINH tế CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG KINH tế hồ CHÍ MINH, GIÁ TRỊ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH tế nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.24 KB, 20 trang )

Mở đầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh,vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam danh
nhân văn hóa thế giới, người chiến sỹ cách mạng lỗi lạc của phong trào công
nhân thế giới. Người đã vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin vào
phong trào cách mạng ở Việt Nam, dẫn dắt cách mạng nước ta đi hết từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác. Đưa nước ta từ thân phận một nước thuộc địa nửa
phong kiến trở thành một nước độc lập phát triển theo con đường xã hội chủ
nghĩa.
Để có được những thắng lợi đó là nhờ sự kết hợp và vận một cách linh
hoạt sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện thực tiễn cách
mạng Việt Nam. Bác đã truyền bá những quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin vào Việt Nam bằng cách Việt hóa những ngôn từ cho hợp với đều kiện
người dân Việt Nam và trình độ của nhân dân. Những tư tưởng của Bác trên
tất cả các lĩnh vực đều có giá trị to lớn với cách mạng nước nhà. Hiện nay
những tư tưởng đó vẫn còn nguyền giá trị trên con đường đia lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội của nước ta. Đặc biệt là những tử tưởng về kinh tế của Bác
hiện còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước, nó đang là kim chỉ
nam cho mọi hoạt động kinh tế của nước ta hiện nay.
Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh, là những quan điểm sâu sắc về những
vấn đề kinh tế cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo các quan điểm kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều
kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống kinh tế
tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa về xây dựng, phát triển kinh tế của
nhân loại.


Nội dung
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn
đề kinh tế.
Thời kỳ Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân
chịu nhiều tầng áp bức, bóc lột, bất công năng nề của chủ nghĩa đế quốc, chủ


nghĩa thực dân và phong kiến. Tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh tập trung
vào hai nhiệm vụ chính:
Một là, vạch rõ bản chất bóc lột tàn bạo, bất công của chủ nghĩa tư bản trong
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa mà trực tiếp là thực dân Pháp đối với nhân dân ta,
nhằm khơi dậy lòng căm thù giặc, ý thức đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Hai là, tuyên truyền cho quần chúng nhân dân hiểu rõ những quan
điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội; lợi ích
quốc gia, dân tộc của của nhân dân ta và vận động họ giác ngộ đứng lên làm
cách mạng lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, giành độc lập, tự do cho Tổ
quốc.
Thời kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam giành được chính quyền lãnh đạo
đất nước.. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế thể hiện sự vận dụng linh hoạt
sáng tạo lý luận Mác - Lênin và phù hợp với thực tế cách mạng Việt Nam.
Một là, từ năm 1954 Đảng Cộng sản Việt Nam nắm chính quyền, lãnh
đạo nhân dân xây dựng đất nước trong hoàn cảnh đặc biệt, đất nước chia làm
hai miền. Miền Bắc được giải phóng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong
điều kiện nền kinh tế còn phổ biến là nông nghiệp lạc hậu, lại phải trải qua
các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo về đất nước ác liệt. Nhiều khi nhiệm
vụ xây dựng kinh tế phải nhường, ưu tiên cho nhiệm vụ phục vụ kháng chiến,
chi viện sức người, sức của cho nhân dân miền Nam đấu tranh thống nhất
nước nhà. Miền Nam phải tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ


nhân dân. Do đó, việc phát triển sản xuất ở miền Bắc không chỉ tập trung cho
việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội và nâng cao đời
sống nhân dân mà còn làm hậu phương lớn cho công cuộc đấu tranh thống
nhất đất nước.
Hai là, thế giới chia làm hai phe và cuộc đấu tranh gay gắt và tương
quan lực lượng giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Trong
điều kiện đó đường lối, quan điểm xây dựng, phát triển kinh tế của mỗi nước,

quan điểm của mỗi cá nhân phải chịu ảnh hưởng, chi phối của cả hệ thống.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó tư tưởng của Hồ Chí Minh vẫn luôn thể hiện
lập trường kiên định và trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin.
2. Tư tưởng kinh tế cơ bản của Hồ Chí minh.
a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế xã hội chủ nghĩa
Về mô hình chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là một xã hội, ai
cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, được tự do.
Bác đặt vấn đề: “Chủ nghĩa xã hội là gì ? là mọi người được ăn no, mặc
ấm, sung sướng, tự do. Mình muốn ăn no, mặc ấm, cũng cần làm sao cho tất
cả mọi người được ăn no, mặc ấm như thế mới đúng”, “Muốn ăn no mặc ấm,
mọi người phải ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, đẩy mạnh kinh
tế nước nhà tiến lên”. “Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng
tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”
Người chỉ rõ: “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì ? Nói một cách đơn giản và
dễ hiểu là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước
hết là nhân dân lao động”
Quá trình tìm đường cứu nước và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí
Minh khẳng định: “Con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội của các dân tộc là con
đường chung của thời đại, của lịch sử, không ai ngăn cản nổi”. Người chỉ rõ:


“Chủ nghĩa xã hội nhằm làm cho đời sống nhân dân ngày càng sung sướng,
ăn no, mặc ấm, được học hành, ốm đau có thuốc”.
Về phân phối dưới chủ nghĩa xã hội là thực hiện phân phối theo lao động.
Bác viết: “Chủ nghĩa xã hội là công bằng hợp lý: Làm nhiều hưởng nhiều,
làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng. Những người già yếu hoặc
tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm nom”
Đặc trưng kinh tế của chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh: là xã hội có trình độ
mọi mặt cao hơn chủ nghĩa tư bản..
Khi bàn về bản chất kinh tế của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh viết: “...xã

hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai
cũng lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì
hưởng ít, không làm không hưởng”.
Hồ Chí Minh chỉ rõ đặc trưng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội. Là sự
tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự phát triển khoa học kỹ thuật, với sự phát triển
văn hoá của nhân dân, con người xã hội chủ nghĩa được phát triển cả về thể lực,
trí tuệ, đạo đức và tinh thần. Người viết: “Muốn cho chủ nghĩa cộng sản thực
hiện được cần phải có kỹ nghệ, nông nghiệp và tất cả mọi người đều được phát
triển hết khả năng của mình”.
Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt đến công tác quản lý kinh tế. Người coi
quản lý tốt là chìa khoá để phát triển kinh tế quốc dân. Người nói phải ra sức
cải tiến quản lý kinh tế nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường kỷ luật lao
động, ra sức học tập để nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, kinh tế, khiêm
tốn học hỏi kinh nghiệm các nước anh em. Người còn chỉ rõ: quản lý một
nước cũng như quản lý một doanh nghiệp phải có lãi, cái gì ra, cái gì vào,
việc gì phải làm ngay, việc gì chờ, hoãn, huỷ bỏ, món gì đáng tiền, người nào
đáng dùng, tất cả mọi thứ đều phải tính toán cho cẩn thận. Hồ Chí Minh viết:
“Đường lối chủ trương có rồi, phải có biện pháp thực hiện cho tốt. Chủ nghĩa xã


hội là phải có biện pháp. Kế hoạch một phần, biện pháp phải hai phần và quyết
tâm phải ba phần, có như thế mới có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế
hoạch Nhà nước. Phải xuyên qua ba điều đó mà thường xuyên kiểm tra đôn
đốc”.
Cách thức, bước đi trong quá trình xây dựng CNXH.
Thứ nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải xuất phát từ đặc điểm của Việt
Nam. Người cũng chỉ rõ: “Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng
muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lục nhân dân ta còn thiếu
thốn mà một ngường nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là
không có đạo đức”. Bác cũng thấy rõ công cuộc “Xây dựng chủ nghĩa xã hội

là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài”
Thứ hai, xây dựng CNXH phải từ thấp đến cao.
Bác Hồ nhận thức rất đầy đủ quá trình phát triển của sự vật luôn tuân thủ
đúng quy luật từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Người viết:
“Hoạt động sản xuất của xã hội phát triển từng bước, từ thấp đến cao. Vì vậy sự
hiểu biết của người ta (về giới tự nhiên, cũng như về xã hội) cũng phát triển từng
bước, từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu, từ một mặt đến toàn diện”.
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền kinh tế trong thời kì quá độ lên
CNXH.
Về đặc điểm, mục đích xây dựng nền kinh tế và tính chất phức tạp, khó
khăn của thời kỳ quá độ.
Một là, đặc điểm to nhất của nước ta tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội
được Bác khẳng định rõ: “Đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một
nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua
giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Người cũng xác định rõ cần phải giải
quyết tốt quan hệ giữa cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, đó là:


“Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế
cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”.
Hai là, Bác luôn xác định thời kỳ quá độ là quá trình lâu dài, gian khổ,
phức tạp, phải tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội, nhưng có thể phấn
đấu tiến nhanh, mạnh, vững chắc để rút ngắn quá trình đó. Người viết: “Cách
mạng xã hội chủ nghĩa là nhằm xoá bỏ mọi chế độ người bóc lột người ở
nước ta, nhằm đưa lại đời sống no ấm cho toàn dân ta. Đó là một cuộc cách
mạng vĩ đại và vẻ vang nhất trong lịch sử loài người, nhưng đồng thời cũng là
một cuộc cách mạng gay go, phức tạp và khó khăn nhất”.
Ba là, Bác xác định rõ trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta trong việc
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Người viết: “Tất cả những
việc Đảng và Chính phủ đề ra đều nhằm cải thiện đời sống cho nhân dân. Làm

gì mà không đúng mục đích ấy là không đúng”.
Bốn là, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội còn nhiều lực lượng cản
trở. Người chỉ rõ “còn có kẻ địch chống lại cách mạng. Kẻ địch gồm có ba
loại; Chủ nghĩa tư bản và bọn đề quốc là kẻ thù rất nguy hiểm. Thói quen và
truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to; nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng
tiến bộ…Chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản còn ẩn nấp trong mình mỗi
người chúng ta…Nó là bạn đồng minh của hai kẻ địch kia”.
Về những nhiệm vụ kinh tế chủ yếu trong thời kỳ quá độ.
Thứ nhất, nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa
xã hội chủ nghĩa.
Theo Hồ Chí Minh chúng ta phải dần dần biến nước ta từ một nước
nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp. Vì vậy Người chú ý đến
việc xây dựng lực lượng sản xuất. Bác viết: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của
chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội,
đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp


hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến”. “Chính sách kinh tế của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà là không ngừng phát triển sản xuất để không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân”.
Theo Bác để đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất phải thực hiện
công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, Người nói: “Muốn đảm bảo đời sống sung
sướng mãi mãi, phải công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, phải xây dựng công
nghiệp nặng”. “Đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào, khi chúng ta dùng
máy móc để sản xuất một cách thật rộng rãi: dùng máy móc cả trong công
nghiệp và trong nông nghiệp”.Trong quá trình công nghiệp hoá, Bác nhấn
mạnh vai trò của công nghiệp nặng vì: “Muốn có nhiều máy, thì phải mở
mang các ngành công nghiệp làm ra máy, ra gang, thép, than, dầu…Đó là con
đường phải đi của chúng ta, con đường công nghiệp hoá nước nhà”.
Một vấn đề quan trọng là trong điều kiện khoa học, kỹ thuật thế giới

phát triển mạnh mẽ, để cho nước ta không bị tụt hậu xa so với các nước Bác
luôn nhắc nhở: “Trong công nghiệp, phải ra sức đẩy mạnh việc hợp lý hoá sản
xuất, cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, nâng cao năng
suất lao động…Ở trong nông nghiệp, phải ra sức cải tiến quản lý, cải tiến kỹ
thuật…”.
Thứ hai, về xây dựng quan hệ sản xuất mới và sự tồn tại nền kinh tế
nhiều thành phần.
Hồ Chí Minh sớm nhận thấy nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ
còn tồn tại nhiều loại hình sở hữu, nhiều thành phần kinh tế:
Về sở hữu: Hồ Chí Minh xác đinh, “nước ta hiện nay có những hình
thức sở hữu chính về tư liệu sản xuất như sau:
Sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân.
Sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động.


Sở hữu của người lao động riêng lẻ.
Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản.
Mục đích của xã hội ta là xoá bỏ các hình thức sở hữu không xã hội chủ
nghĩa, làm cho nền kinh tế gồm nhiều thành phần phức tạp trở nên một nền
kinh tế thuần
nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể”.
Về thành phần kinh tế: Ngươì viết: “Trong chế độ dân chủ mới, có
năm loại kinh tế khác nhau:
A- Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội, vì nó là của chung của
nhân dân). Nhười nói: “Chứng ta phải phát triển thành phần kinh tế quốc doanh
để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ
nghĩa”.
B- Các hợp tác xã (nó là nửa chủ nghĩa xã hội, và sẽ tiến đến chủ nghĩa xã
hội). Theo Bác: “Hợp tác xã nông nghiệp là khâu chính thúc đẩy công cuộc cải
tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc”.

C- Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ (có thể tiến dần vào
hợp tác xã, tức là nửa chủ nghĩa xã hội).
D- Tư bản tư nhân.Bác thấy rõ tính chất, đặc điểm của giai cấp tư
sản Việt Nam là: “Họ có xu hướng chống đế quốc, có xu hướng yêu
nước…Vì tư sản nước ta họ bị Tây, Nhật áp bức, khinh miệt, họ căm
tức tư sản Nhật, Pháp, cho nên, nếu mình thuyết phục khéo, lạnh đạo
khéo, họ có thể hướng theo chủ nghĩa xã hội”.
E- Tư bản của Nhà nước (như Nhà nước hùn vốn với tư bản tư nhân để kinh
doanh).


Trong năm loại ấy, loại A là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả.
Cho nên kinh tế ta sẽ phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội chứ không theo
hướng chủ nghĩa tư bản”. Mặt khác, Bác còn nhấn mạnh vai trò của kinh tế
quốc doanh và kinh tế hợp tác xã, Người nói: “Chúng ta phải phát triển thành
phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc
đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Hợp tác hoá nông nghiệp là khâu chính thúc
đẩy công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc”
Về tổ chức quản lý nền kinh tế.
Theo Hồ Chí Minh nền kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội là nền kinh tế kế hoạch hóa. Khi trả lời nhà báo Pháp, Người nói: “Ở thời
đại chúng ta, bất cứ nền kinh tế nào ít hay nhiều cũng phải kế hoạch hoá”.
Đặc biệt khi hoà bình lập lại, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc, lại càng cần phải tổ chức quản lý nền kinh tế có kế hoạch. Người
nhận định: “Chúng ta làm việc chưa có kế hoạch, làm theo lối du kích. Nay do
sự đòi hỏi của tình hình nước ta, do sự tiến bộ của nhân dân ta, nhờ sự giúp
đỡ của các nước anh em, cho nên các việc làm tiến đến có kế hoạch”. Bác đã
đặt vấn đề phải xây dựng “Kế hoạch dài hạn” và “một kế hoạch chung thì
phải đặt ra với chung toàn quốc”.
Bác luôn nhấn mạnh mục đích của kế hoạch. Đó là: “Phải luôn luôn

nhớ rằng: điều quan trọng bậc nhất trong kế hoạch kinh tế của chúng ta hiện
nay là nhằm cải thiện dần đời sống của nhân dân”. Bác cũng chỉ rõ: “Kế
hoạch sản xuất không định theo cách quan liêu mà phải liên hệ chặt chẽ với
tình hình kinh tế, với nguồn của cải, với sự tính toán rõ rệt sức hậu bị của ta.
Kế hoạch không nên sụt lại sau, nhưng cũng không nên chạy quá trước sự
phát triển của công nghệ, không nên xa rời nông nghiệp, không nên quên lãng
sức tiết kiệm của ta”. Mặt khác, Bác cũng nhấn mạnh: “Kinh tế có kế họach,


giáo dục cũng phải có kế hoạch. Kế hoạch giáo dục phải gắn liền với kế hoạch
kinh tế”.
Về vấn đề phân phối.
Hồ Chí Minh xác định nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội phải thực hiện phân phối theo lao động là chủ yếu. Người nói: “Tiến
lên chủ nghĩa xã hội không phải muốn là tức khắc có, mà phải làm thế nào
cho nó tiến lên, tức là phải lao động, lao động thiết thực. Tất cả mọi người
phải lao động. Có lao động thì mới có ăn. Không lao động thì không có ăn.
Lao động nhiều hưởng nhiều, lao động ít hưởng ít…Lương bổng theo sức lao
động của mình, tuỳ theo mức sản xuất, chất lượng sản xuất. Làm tốt, làm
nhiều: hưởng nhiều, làm xấu, làm ít: hưởng ít, có khi phải bồi thường lại cho
Nhà nước. Chính phủ không phát lương cho người ngồi ăn không”.
Bác nhấn mạnh phải có tinh thần cộng khổ và phải chống tư tưởng bình
quân chủ nghĩa. Người nói: “đồng cam cộng khổ là một tinh thần cần phải có,
nhưng nếu bình quân chủ nghĩa thì lại không đúng...Bình quân chủ nghĩa là
trái với chủ nghĩa xã hội, thế là không đúng”. Mặt khác người lại khẳng định:
“Không nên có tình trạng người giỏi, người kém, việc khó, việc dễ cũng công
điểm như nhau. Đó là chủ nghĩa bình quân. Phải tránh chủ nghĩa bình quân”.
Bác chú trọng tính công bằng trong phân phối. “Chủ nghĩa xã hội là
công bằng hợp lý: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì
không được hưởng. Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp

đỡ chăm nom”.
Bác luôn nhắc nhở mọi người:
“Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng;
Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”.


Chính “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống
trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng,
lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn…
làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe doạ sự ổn định,
phát triển của đất nước”.
Bác cũng rất quan tâm đến phúc lợi của nhân dân nhằm đảm bảo công
bằng, hợp lý, nhưng phải luôn gắn liền với hiệu quả sản xuất – kinh doanh.
Người nói: “Bao giờ sản xuất nhiều, rẻ. Nhà nước mới có thể tăng thêm phúc
lợi cho công nhân”.
Thứ ba, về xây dựng phát triển nông nghiệp và xây dựng kinh tế tập
thể trong nông thôn Việt Nam.
Vai trò của nông nghiệp
Sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống cả xã hội. Bác khẳng
đinh: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy
canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông
mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta
giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thình ”.
Nông nghiệp có vai trò là cơ sở để phát triển các ngành kinh tế của đất
nước. Bác khẳng định: “Nước ta là một nước nông nghiệp…Muốn phát triển
công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp
làm gốc, làm chính” Sau khi miền Bắc được giải phóng khỏi thực dân Pháp,
công cuộc khôi phục kinh tế sau chiên tranh rất năng nề Bác vẫn xác định
khôi phục “sản xuất nông nghiệp là chủ yếu”. Bác viết: “Sản xuất nông
nghiệp…giải quyết vấn đề lượng thực, cung cấp nguyên liệu, vật liệu để khôi

phục tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp và cung cấp lâm thổ sản
để mở rộng quan hệ buôn bán với các nước ngoài”. Bác còn nhấn mạnh:
“Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát


triển nông nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông nghiệp thì
không có cơ sở để phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp nguyên
liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hoá của công nghiệp làm
ra”. “Nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hoá của công nghiệp sản xuất ra.
Đông thời, sẽ cung cấp đầy đủ lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp và
thành thị. Như thế là nông thôn giàu có giúp cho công nghiệp phát triển. Công
nghiệp phát triển lại thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh hơn nữa”.
Giải pháp phát triển nông nghiệp.
Công nghiệp phải giúp cho nông nghiệp có nhiều máy móc để nâng cao
năng suất lao động. Người nói: “Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới
phát triển”1, “Để giải quyết tốt vấn đề ăn thì sản xuất lương thực phải dồi dào.
Muốn như vậy thì công nghiệp phải giúp cho nông nghiệp có nhiều máy làm
thuỷ lợi, máy cày bừa, nhiều phân hoá học…”.
Muồn phát triển nông nghiệp, phải phát triển toàn diện các ngành kinh
tế, trong đó phải lấy việc phục vụ nông nghiệp làm trung tâm. Bác khẳng
định: “Phải lấy nông nghiệp làm chính, nhưng phải toàn diện, phải chú ý cả
các mặt công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông, kiến
trúc, văn hoá, giáo dục, ytế.v.v.Các ngành này phải lấy phục vụ nông nghiệp
làm chính”2. Riêng nông nghiệp cúng phải được phát triển toàn diện. Người
nói: “Sản xuất phải toàn diện, sản xuất thóc là chính, đông thời phải rất coi
trọng hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, thả cá và nghề phụ”.
Việc làm thuỷ lợi Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện theo phương thức
Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đó là: “Trong việc xây dựng đại thuỷ lợi,
1


2


cần phát động và dựa vào lực lượng quần chúng là chính”. “Làm đại thuỷ lợi
thì Nhà nước phải xuất tiền, nhân dân phải xuất sức. Trung thuỷ lợi thì Nhà
nước và nhân dân cùng làm. Tiểu thuỷ lợi thì do nhân dân làm”.
Chính sách hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bác yêu
cầu: “Chính phủ phải xuất tiền xây những trường học, mời thầy để đào tạo
cán bộ các ngành về nông nghiệp, Chính phủ có trách nhiệm xây dựng những
công trình thuỷ lợi lớn và cùng nông dân, hợp tác xã làm những công trình
thuỷ lợi vừa. Để phát triển nông nghiệp, hợp tác xã phải tậu trâu bò, sắm nông
cụ, mua phân hoá học…Hợp tác xã còn nghèo, thường thường Chính phủ phải
giúp đỡ, phải cho vay vốn”.
Chính sách giá cả phải vừa có lợi cho nhân dân, vừa có lợi cho Chính
phủ. Người nói: “Giá cả quy định là phẳi chăng, vừa lợi cho nhân dân, vừa lợi
cho Chính phủ”3. Bác còn nhấn mạnh: “Mua bán phải theo giá cả thích đáng …
Giá cả phải bảo đảm cho Nhà nước, hợp tác xã và xã viên cùng có lợi để xây
dựng nước nhà”.
Thuế phải khuyến khích phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động.
Bác đưa ra nguyên tắc thu thuế là phải căn cứ vào số sản xuất vượt mức:
“Thuế phải khuyến khích sản xuất. Cho nên Nhà nước chỉ thu thuế những cây
trồng chính. Trồng xen kẽ được miễn thuế. Tăng vụ chưa quá 3 năm, vỡ
hoang chưa quá 5 năm, đều chưa phải nộp thuế”.
Nông nghiệp muốn phát triển phải đưa nông dân vào làm ăn tập thể.
Theo Hồ Chí Minh, muốn cho nông nghiệp phát triển, nông dân thật sự
ấm no, hạnh phúc thì: “Nông thôn phải trải qua 2 cuộc cách mạng: cải cách
ruộng đất là một cuộc, cuộc thứ 2 là từ chỗ thực hiện tổ đổi công, hợp tác xã,
nông trường tập thể đến chỗ xã hội hóa nông nghiệp”.
3



Bác nêu rõ phương châm, nguyên tắc và phương pháp của việc xây
dựng tổ đổi công và hợp tác xã:
Về phương châm: “Cần phát triển cho nhiều tổ đổi công từng vụ, từng
việc…Nơi nào trình độ quần chúng, trình độ cán bộ khá, …Sau này, tổ đổi công
thường xuyên đã rộng khắp và có nền nếp rồi mới tiến lên làm hợp tác xã”.
Về nguyên tắc tổ chức tổ đổi công và hợp tác xã được đặt lên hàng đầu
là tự nguyện. Bác xác định:
“Một là, Không được cưỡng ép ai hết…
Hai là, làm sao cho những gia đình trong tổ đổi công (HTX) đều có lợi….
“Ba là, tổ đổi công thì phải có tổ trưởng hoặc ban quản trị. Quản trị phải
dân chủ…
Về phương pháp tổ chức:
Một là, chớ ham làm mau, làm rầm rộ…
Hai là phải thiết thực…
Ba là phải làm từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao...”. “Trước khi mở rộng
quy mô hợp tác xã phải chuẩn bị thật tốt tư tưởng và vật chất. Tuyệt đối
không nên nóng vội”. “Phải chuẩn bị tốt để khi có đủ điều kiện thì đưa hợp
tác xã lên bậc cao. Chuẩn bị tốt là làm cho xã viên tự nguyện, tự giác, không
được gò ép, mệnh lệnh. Gọi là hợp tác xã bậc cao thì đoàn kết phải cao, sản
xuất phải cao, thu nhập chung của hợp tác xã phải cao, thu nhập riêng của xã
viên phải cao”.
“Ngoài ra, còn …phải chú ý: phải rút kinh nghiệm tốt để theo, kinh
nghiệm xấu để tránh…Phải thi đua…Tổ đổi công phải rất đoàn kết”.
Công nghiệp hoá nông nghiệp


Bác nhấn mạnh vai trò của công nghiệp nặng đối với sự phát triển
nông nghiệp. Người nói: “Muốn cơ giới hoá nông nghiệp cũng còn mất hàng
15, 20 năm chứ không làm ngay một lúc được”. “Công nghiệp phải phát triển

mạnh để cung cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết là cho
nông dân; cung cấp máy bơm nước, phân hoá học, thuốc trừ sâu…để đẩy
mạnh nông nghiệp; và cung cấp dần dần máy cấy, máy bừa cho các hợp tác xã
nông nghiệp”.
Thứ tư, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế đối ngoại.
Trong quan hệ đối ngoại Hồ Chí Minh luôn giữ nguyên tắc bảo vệ lợi
ích quốc gia đặt lên hàng đầu. Người nói: “Chúng tôi trình trọng tuyên bố
rằng nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình. Nhưng nhân dân
chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo về quyền thiêng liêng
nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”. “Trong quan
hệ với các nước khác, chính sách của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà…là:
tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nhau, không xâm phạm, không
can thiệp vào các công việc nội bộ, bình đẳng và hai bên cùng có lợi, chung
sống hoà bình”.
Hồ Chí Minh có tầm nhìn chiến lược về kinh tế mở. Bác viết: “Xét về
nguyên tắc, tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế; và
văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường”.
Hoặc “Là phi lý nếu nghĩ rằng hai dân tộc láng giềng như dân tộc An Nam và
dân tộc Nhật Bản lại có thể cứ tồn tại biệt lập đối với nhau”. Bác còn khẳng
đinh: “Một khi đã độc lập, Việt Nam sẽ đứng với tất cả các nước bầu bạn”, và
“Việt Nam sẽ giao dịch với tất cả các nước nào trên thế giới muốn giao dịch
viới Việt Nam một cách thật thà”. Người khẳng định: “Chúng ta hoan nghênh
những người Pháp muốn đem tư bản vào xứ ta khai thác nhưng nguồn nguyên
liệu chưa có ai khai thác. Có thể rằng: chúng ta sẽ mời những nhà chuyên


môn Pháp, cũng như Mỹ, Nga hay Tàu, đến đây giúp việc cho chúng ta trong
cuộc kiến thiết quốc gia”.
Người nhận thức rất rõ rằng: “nguyện vọng của tất cả các kỹ sư, luật
sư, giáo sư Việt Nam, cũng như những đại biểu trí thức khác của chúng tôi…

Trong suốt nhiều năm nay họ quan tâm sâu sắc đến các vấn đề của nước Mỹ
và tha thiết mong muốn tạo được mối quan hệ với nhân dân Mỹ…và nhân dân
quốc tế, và những thành tựu kỹ thuật hiện đại của họ đã có sức hấp dẫn mạnh
mẽ đối với giới trí thức Việt Nam”.
Trong chính sách mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, Bác luôn kiên định
nguyên tắc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Người nói: “Từ ngày được giải
phóng, sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất và cải tạo xã hội chủ nghĩa, chúng
tôi đã ra sức phát triển nông nghiệp, giải quyết được vấn đề lương thực, phát
triển công nghiệp nhẹ, tự cấp được phần lớn hàng tiêu dùng và bước đầu xây
dựng công nghiệp nặng làm cơ sở cho nền kinh tế độc lập của chúng tôi”.
Bác luôn xác định tự lực cánh sinh và nội lực là chính. Người viết:
“Độc lập của Việt Nam luôn luôn nhờ nơi lực lượng của Việt Nam”. “Phương
châm của ta hiện nay là: tự lực cánh sinh là chính, việc các nước bạn giúp ta
là phụ”. Hơn nữa, “sự giúp đỡ của các nước bạn cho ta cũng chỉ có hạn. Căn
bản là ta phải tự lực cánh sinh, cố gắng sản xuất”.
Về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Bác khẳng định: “Trong
chính sách đối ngoại của mình, nhân dân Việt Nam sẽ tuân thủ những nguyên
tắc …Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách
mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực. Nước Việt Nam dành sự tiếp đón thuận
lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các
ngành kỹ nghệ của mình. Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay
và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế. Nước Việt


Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo
của Liên hợp quốc”.
Phải có kế hoạch sử dụng hợp lí, có hiệu quả sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Bác nói: “Năm nay ta có kế hoạch khôi phục kinh tế…Công việc mới rất
nhiều. Lúc trước chúng ta làm việc chưa có kế hoạch…Nay do sự đòi hỏi của
tình hình nước ta, do sự tiến bộ của nhân dân ta, nhờ có sự giúp đỡ của các

nước anh em, cho nên các việc làm tiến đến có kế hoạch”. Người còn nhấn
mạnh: “Để thắng một kẻ địch…, chúng tôi trước hết dựa vào sức mình, đồng
thời tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế có hiệu quả nhất”.
Thứ năm, tư tưởng về kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh
Trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc tư tưởng kết hợp kinh tế
với quốc phòng – an ninh là phải kiên quyết đấu tranh để giành cho được độc
lập dân tộc. Người nó “Chúng ta đã hy sinh phấn đấu để giành độc lập. Chúng
ta đã tranh được rồi ”. “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết
đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của
tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”.
Hồ Chí Minh quan niệm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh luôn gắn bó
với nhau thành một thể thống nhất, Người nói: “Về nhiệm vụ xây dựng quân
đội, củng cố quốc phòng, ...Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc, bảo vệ an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, làm hậu
thuấn cho cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc, đập tan mọi âm mưu xâm lược
của chủ nghĩa đế quốc, chủ yếu là đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai là nhiệm vụ
hàng đầu của quân đội ta”.
Trong kháng chiến chống Pháp: Kết hợp kinh tế với quốc phòng –an ninh
được thể hiện ở tư tưởng “Vừa kháng chiến vừa kiến quốc”


Đến thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai.
Hồ Chí Minh khẳng định kháng chiến, kiến quốc là hai nhiệm vụ của toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân. Bác viết: “Lúc này chúng ta có hai nhiệm vụ là
kháng chiến và kiến quốc. Các chiến sĩ đã hi sinh cho cách mạng thành công
và đang hi sinh để giữ vững đất nước...Chúng ta cố thực hiện khẩu hiệu kháng
chiến, kiến quốc để thực hiện: có sức giúp sức, có tài năng giúp tài năng”.
Để thực hiện cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc đi đến thành công
Bác Hồ đã thấy rõ cần phải giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa kháng
chiến và kiến quốc, trong kháng chiến có kiến quốc và trong kiến quốc có

chuẩn bị cho kháng chiến. Người viết: “Kháng chiến khắp mọi nơi, kiến thiết
khắp mọi nơi”.
Bác Hồ thấy rõ cuộc kháng chiến lần này là vô cùng khó khăn gian
khổ, ác liệt phải hi sinh nhiều người và của, tài năng , trí tuệ. Người nói: “Ta
nên nhớ rằng: cuộc kháng chiến của ta là trường kỳ và gian khổ, và càng gần
thắng lợi càng nhiều khó khăn”.
Trong Bản chỉ thị kháng chiến, kiến quốc Bác chỉ rõ: “Kiến quốc là một
trong hai nhiệm vụ cơ bản của Đảng và Chính phủ ta đặc biệt quan tâm sau
khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Đi đôi với việc tổ chức,
lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ đã đề ra
nhiều biện pháp quan trọng nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới”. Tại
Hội nghị cán bộ TƯ đảng lần thứ sáu tháng 1/ 1949 Bác khẳng đinh: “Nhiệm
vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta là phải nỗ lực chuẩn bị...động viên
mọi lực lượng tinh thần và vật chất của toàn dân vào công cuộc kháng chiến
kiến quốc với khẩu hiệu tất cả để đánh thắng”.
Để chuẩn bị cho công cuộc kháng chiến thắng lợi phải tổ chức một kế
hoạch xây dựng kinh tế thật tốt nhằm tăng sức sống và tính cơ động của nền
kinh tế đáp ứng tốt nhất cho chiến tranh. Bác ra sắc thành lập Uỷ ban nghiên


cứu kế hoạch kiến quốc và giao cho “Uỷ ban có nhiệm vụ nghiên cứu một kế
hoạch thiết thực để kiến thiết đất nước về mặt kinh tế, tài chính, hành chính,
xã hội, văn hoá và nghiên cứu những dự án kiến thiết khác”.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước: Kết hợp kinh tế với quốc phòng
– an ninh được thể hiện ở tư tưởng “Hậu phương lớn trong mối quan hệ với tiền
tuyến lớn”.
Sau khi miền Bắc được giải phóng (năm 1954) đi lên xây dựng chủ nghĩa
xã hội, phát triển mạnh kinh tế, sẵn sàng chi viện sức người, sức của cho công
cuộc giải phóng miền Nam. Miềm Nam vẫn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ
và tay sai. Để đấu tranh thống nhất nước nhà, Hồ Chí Minh đã chủ trương:

“Chúng ta phải ra sức bảo vệ và xây dựng miền Bắc vững mạnh, hết lòng hết sức
ủng hộ sự nghiệp giải phóng miền Nam, làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn đối
với tiền tuyến lớn”. Đồng thời Bác chí rõ nhiệm vụ cụ thể của từng miền:
Đối với “Đồng bào và chiến sĩ miền Nam, đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi
dưới ngọn cờ vẻ vang của mặt trận dân tộc giải phóng, nhất định sẽ chiến đấu
mạnh mẽ hơn nữa, giành những thắng lợi vĩ đại hơn nữa.
Đồng bào và chiến sĩ miền Bắc, phải luôn luôn nâng cao cảnh giác,
chiến đấu anh dũng, thi đua sản xuất, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của
địch, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu leo thang mới của chúng và hết lòng hết
sức giúp đỡ miền Nam ruột thịt, làm tròn nhiệm vụ của hậu phương lớn đối
với tiền tuyến lớn”. Từ đó Bác kết luận: “Bắc – Nam một lòng, nhân dân cả
nước ta kiên quyết kháng chiến, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải
phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất nước nhà”.


Kết Luận

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở vận dụng sáng
tạo lý luận Chủ nghĩa Mác – Lê nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Bác là
người truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam vì thế nên Bác đã Việt
hóa những ngôn từ sao cho người Việt Nam dễ tiếp cận, dễ hiểu nhất. Chính
vì thế, những quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã được cụ thể hóa
thành những câu nói, những khẩu hiệu cụ thể để người Việt dễ hiểu.
Những tư tưởng về kinh tế của Bác không những có giá trị chỉ đạo thực
tiễn cách mạng Việt Nam thời kỳ đó mà còn có giá trị chỉ đạo, hướng dẫn nền
kinh tế Việt Nam giai đoạn hiện nay khi cả nước tiến hành xây dựng Chủ
nghĩa xã hội. Chính vì thế, chúng ta cần nghiên cứu và hiểu rõ những tư tưởng
của Bác làm cơ sở căn cứ chỉ đạo thực tiễn đất nước hiện nay.




×