Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TRÌNH bày CHUYÊN đề môn học KT,KTNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.53 KB, 11 trang )

QUY ĐỊNH HÌNH THỨC TRÌNH BÀY CHUYÊN ĐỀ
MÔN HỌC : KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


[ BÌA NGOÀI]
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Size 13)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TỀ HỒNG BÀNG (Size 13)

-----------------------------------------------------------------------LOGO CỦA TRƯỜNG

HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN (Size 16)

TÊN CHUYÊN ĐỀ

(Size 20)
( Tên đề tài chữ in hoa, không được viết tắt, không quá 20 từ)

CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC

(Size 18)

Kế toán, kiểm toán ngân hàng (Size 16)

Năm 20…. (Size 13)


[ Bìa trong]
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Size 13)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG (Size 13)


--------------------------------------------------------------------LOGO CỦATRƯỜNG

HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN (Size 16)

TÊN CHUYÊN ĐỀ

(Size 20)
( Tên đề tài chữ in hoa, không được viết tắt, không quá 20 từ)

CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC

(Size 18)

Kế toán, kiểm toán ngân hàng (Size 16)

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Kỳ (Size 16)

Năm 201… (Size 13)


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIÊU ĐỒ.....................................................Trang
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ ...(CHỮ IN HOA)......................................................Trang
1.1 (Chữ thường).........................................................................................................Trang
1.2............................................................................................................................... Trang
.................................................................................................................................... Trang
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG THỰC TẾ (CHỮ IN HOA)......................Trang
2.1............................................................................................................................... Trang
2.2............................................................................................................................... Trang

.................................................................................................................................... Trang
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT (CHỮ IN HOA)..............Trang
3.1............................................................................................................................... Trang
3.2............................................................................................................................... Trang
.................................................................................................................................... Trang
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................Trang
PHỤ LỤC..................................................................................................................Trang


CHƯƠNG 1:
Căn cứ vào tên chuyên đề lựa chọn, chương 1 có nhiệm vụ trình bày các vấn đề lý luận liên
quan đến tên chuyên đề lựa chọn.
CHƯƠNG 2:
Chương 2, căn cứ vào lý luận chương 1, mô tả tình huống thực tế có liên quan với lý luận.
Tiếp theo, phân tích (so sánh thực tế với lý luận), chỉ ra những bất cập (hoặc thực tế không
đúng so với lý luận hoặc lý thuyết đã lạc hậu so với thực tế), chỉ ra hậu quả từ những bất cập
và nguyên nhân. Trên cơ sở nguyên nhân đề xuất biện pháp khắc phục (thực tế chưa thực
hiện đúng với lý luận gây hậu quả không tốt hoặc đúc kết thực tế thành lý luận).
2.1 Giới thiệu nội dung, không gian và thời gian của tính huống
2.2 Mô tả tính huống thực tế…..
2.3 Phân tích và đánh giá từ tình huống (so sánh thực tê với lý luận=> mặt được, bất cập…)
2.4 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân
2.5 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn
CHƯƠNG 3
Chương 3, trên cơ sở các tồn tại, nguyên nhân và trên cơ sở các bài học kinh nghiệm rút ra
từ thực tiễn ở đơn vị, bộ phận, nước khác… khác(nếu có), đồng thời dựa vào mục tiêu tác
giả muốn đạt được để đề xuất các biện pháp thích hợp
3.1 Mục tiêu mong muốn …..
3.2 Căn cứ đề xuất các biện pháp
3.2.1

3.2.2
…..


1.Hướng dẫn trích dẫn tài liệu tham khảo: Những ý kiến, khái niệm có ý nghĩa,
mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn
và chỉ rõ nguồn trong danh mục. Tài liệu tham khảo của chuyên đề phải nêu rõ cả việc sử dụng
những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả. Nếu sử dụng tài liệu của người khác và của
đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ, công thức, đồ thị, phương trình, ý tưởng...) mà không chú
dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì chuyên đề không được chấp nhận.
1.1. Trích dẫn trực tiếp

+ Ghi tên tác giả và năm xuất bản trước đoạn trích dẫn Ông A (1989) cho
rằng: “Tài chính là tiền…”
+ Nếu nhiều tác giả:
Ông A, ông B và ông C (1989) cho rằng: “Tài chính là tiền”
+ Trích dẫn trực tiếp từ báo cáo, sách....không có tác giả cụ thể
“Tài chính là tiền” (Tài chính doanh nghiệp, 2002, nhà xuất bản,
trang)
1.2. Trích dẫn gián tiếp : Tóm tắt, diễn giải nội dung trích dẫn trước, sau đó ghi tên

tác giả và năm xuất bản trong ngoặc đơn. Hoặc nếu nhiều tác giả thì xếp theo thứ tự
ABC
2. Hướng dẫn sắp xếp tài liệu tham khảo
Danh mục tài liệu tham khảo được liệt kê trong trang “Tài liệu tham khảo” và sắp
xếp theo các thông lệ sau:
 Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn từ (Việt, Anh, Pháp, Đức,
Nga, Trung, Nhật…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn,
không phiên âm, không dịch
 Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả luận văn theo thông

lệ:
 Tác giả là người nước ngoài : xếp thứ tự ABC theo họ.
 Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ
nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam. Không đảo tên
lên trước họ.
  Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên
cơ quan


ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục thống kê xếp vào
vần T, Bộ Giáo Dục và Đào tạo xếp vào vần B v.v…
 Tài liệu tham khảo là phải ghi đầy đủ các thông tin sau :
Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
 (Năm xuất bản), (đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
 Tên sách, luận văn hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
 Nhà xuất bản, (dấu chấm nếu kết thúc tài liệu tham khảo)
 Nơi sản xuất, (dấu chấm nếu kết thúc tài liệu tham khảo)
Ví dụ:
Nguyễn Văn A (2005), Tên sách…., NXB Thống Kê, Hà Nội
 Tài liệu tham khảo là báo cáo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách… ghi đầy đủ
các thông tin sau :
 Tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)
 (năm công bố), (đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn).

"Tên bài báo", (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy
cuối tên)

Tên tạp chí (in nghiêng, dấu phẩy ngăn cách)
(số) (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
 Các số trang, (gạch ngang giữa 2 chữ số trang bắt đầu và kết thúc, dấu

chấm kết thúc)
Ví dụ:
Nguyễn Văn A (2006), “Tên sách…….,” Tạp chí Phát triển Kinh
tế, (Số 3), trang 15-18.


Đạo văn
Đạo văn dưới bất kỳ hình thức nào đều không được chấp nhận. Những hành vi được
xem là đạo văn bao gồm:
o Cố tình sao chép chuyên đề của sinh viên khác.
o Sao chép trực tiếp từ sách giáo khoa hoặc các nguồn khác mà
không đánh dấu trích dẫn.
o Không trích dẫn các nguồn đã sử dụng trong chuyên đề.
Chuyên đề nào có dấu hiệu của việc đạo văn sẽ bị xử lý tuỳ theo từng trường hợp
3. Phụ lục [Chỉ có khi thực hiện luận văn]: Phụ lục gồm những nội dung cần thiết nhằm minh
họa hoặc hỗ trợ cho nội dung luận văn như số liệu, biểu mẫu, tranh ảnh. . . .


( Nếu có và đánh số trang, đánh theo chữ số La Mã – I,II ...X, XI ...)

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ THẠC SĨ
1. Về hình thức trình bày
Luận văn được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa.
Tiêu đề các chương, các mục lớn được trình bày bằng chữ viết hoa
Các bảng số liệu, biểu đồ phải được ghi tiêu đề, đơn vị tính và được đánh số với kết cấu 2
hoặc 3 con số. Trong đó số đầu tiên được đánh theo số thứ tự của chương., số tiếp theo được
đánh số theo số tự nhiên cách số đầu bằng dấu chấm. Ví dụ trong chương 2 có 5 bảng số liệu
sẽ được đánh số Bàng 2.1 Cơ cấu dư nợ tín dụng.., Bảng 2.2;Bảng 2.3; 2.4; 2.5 Chương 3 có 3
bàng, đánh số 3.1; 3.2; 3,3 v.v. Tất cả các bảng số liệu, biểu đồ phải để gọn trong một trang,
nếu dài quá, tiêu đề của bảng phải đặt đầu trang

Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của
trang. Tuy nhiên cần hạn chế trình bày theo cách này.
Tất cả các bảng số liệu, biểu đồ phải được ghi rõ nguồn phía dưới của các bảng biểu đó. Các
biểu đồ cần in màu để người đọc dễ nhận biết
2. Soạn thảo văn bản
+ Thống nhất sử dụng front chữ Times New Roman, cỡ chữ 14 của hệ soạn thảo Winword
hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường; không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách
giữa các chữ.
+Dãn dòng đặt ở chế độ 1.5 lines; lề trên 2 cm; lề dưới 2 cm; lề trái 3.5 cm; lề phải 2 cm.
+ Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy.
- Sử dụng chữ La Mã (i, ii, iii…) để đánh số từ danh mục từ viết tắt, danh mục các
Bảng số liệu Biểu đồ .
- Phần số (1, 2, 3 … ) được sử dụng dãy số tự nhiên ( 1,2,3,… ) để đánh số từ phần Mở
đầu đến hết danh mục tài liệu tham khảo
+ Luận văn được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm),độ dày không quá 80
trang, không kể bảng số liệu, biểu đồ và nội dung phụ lục
3. Mục, tiểu mục


+ Mỗi chương có ít nhất 2 mục, được đánh số bằng 2 chữ số cách nhau một dấu chấm. Số đầu là
số thứ tự của chương, số tiếp theo tứ 1 đến 9 . [chương 1sẽ đánh số các mục là 1.1; 1.2; ;
2.3;1.3 v.v. Chương 2 sẽ là 2.1; 2.2, chương 3 sẽ là 3.1;3.2;3.3 v.v]
+ Mỗi mục có thể có hoặc không có tiểu mục. Nếu có, thì ít nhất phải là 2 tiểu mục. Ví dụ mục
1.2 có 3 tiểu mục sẽ được đánh số 1.2.1; 1.2.2 ; 1.2.3.
+ Các tiểu mục tiếp theo cũng được đánh số theo quy tắc trên, nhưng mỗi nhóm tiểu mục
không được vượt quá 4 chữ số. Tuy nhiên nếu sau các tiểu mục 4 chữ số, mà yêu cầu phải có
thêm các tiểu tiểu mục, học viên được phép sử dụng hệ thống chữ cái a, b,c, d v.v .
4 Từ viết tắt
+ Tiêu đề các chương phải viết chữ in hoa, in đậm và không được viết tắt
+ Tiêu đề các tiểu mục viết chữ thường, in đậm và không được viết tắt

+Không lạm dụng việc viết tắt. Chữ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng
phổ biến xuất hiện nhiều lần trong luận văn.
+ Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề hoặc những cụm từ ít xuất hiện.
+ Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức thì được viết tắt sau lần viết
thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn.
+ Nếu có quá nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự A,
B, C) ở phần đầu luận văn.

HƯỚNG DẪN NỘP CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC
-Mỗi học viên in chính thức 01 cuốn chuyên đề đóng bằng bìa thường
-Nộp cho ban lãnh đạo của lớp, sau đó gửi cho giảng viên.
-Số trang về nội dung từ 5 đến 15 trang hoặc hơn tùy theo chuyên đề không bao gồm danh
mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình ; tài liệu tham khảo và phụ lục
-Thời gian nộp bài 05/03/2018 sau đó lớp trưởng gửi cho GV ngày tiếp theo
Chú ý: chuyên đề đóng bìa bình thường theo mẫu quy định nêu trên, nội dung chuyên đề phải
thể hiện được nội dung môn học :
(1) Tầm quan trọng của thông tin kế toán đối với quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng
-Lý luận là vai trò của thông tin kế toán với đối tượng sử dụng (nhà quản lý ngân hàng, ngân
hàng nhà nước, nhà đầu tư…); các đối tượng sử dụng thông tin kế toán để tính các chỉ tiêu tài


chính liên quan (các chỉ tiêu như ROA, ROE, ROI, hệ số thanh toán, hệ số vòng quay nợ phải
thu, vòng quay hàng tồn kho…và ý nghĩa của các chỉ tiêu); Yêu cầu dữ liệu kế toán; Nguồn
thu thập dữ liệu (báo cáo tài chính hoặc báo cáo quản trị hoặc cả hai); kiểm tra độ tin cậy
-Thực tế: Lấy dữ liệu kế toán thực tế từ trải nghiệm hoặc thu thập được, mô tả và rút ra kết
luận: Nếu dữ liệu kế toán trung thực hợp lý => phục vụ tốt cho quản lý, điều hành HĐKD
ngân hàng. Nếu dữ liệu kế toán không trung thực hợp lý =>Hậu quả gì ?(mất uy tín; Tổn thất
tài sản không đạt được mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu khác) Nguyên nhân? (Do môi
trường pháp lý; Do đạo đức (gian lận); Do công nghệ; Do chất lượng nguồn nhân lực : trình
độ, năng lực quản lý yếu hoặc không yếu nhưng cố ý không tuân thủ Luật kế toán, chuẩn mực

kế toán, các chế độ kế toán, các quy định nghiệp vụ chuyên môn của các cấp có thẩm quyền..)
Biện pháp (hoàn thiện môi trường pháp lý; Hài hòa lợi ích; Hoàn thiện kiểm soát nội bộ;
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Người làm công và nhà quản lý…)
(2) Tương tự với chuyên đề kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại,
tại quỹ tín dụng nhân dân; Tại ngân hàng nhà nước; Tại các đơn vị khác
BÀI THAM KHẢO VỀ CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN
Rủi ro khi không thực hiện đúng quy trình chi lãi tiền gửi tiết kiệm
Chương 1: Lý luận về tiền gửi tiết kiệm (Đặc điểm tiền gửi tiết kiệm, phân loại, vai trò và
quy trình nhận, tính lãi, trả gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm và các quy định khác)
Chương 2: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG THỰC TẾ
-Không gian….thời gian….chủ thể….nội dung
* Ngày 3/1/2017, khách hàng Lê Văn Chiến đến ngân hàng...đề nghị gửi tiết kiệm có kỳ hạn 2
tháng, trả lãi sau, ngày đáo hạn 3/3/2017. Trong giấy nộp tiền khách hàng chọn tái tục cả gốc
và lãi (trường hợp đến hạn khách hàng không đến NH nhận gốc và lãi), nhưng trên hệ thống
máy tính, giao dịch viên quên chọn GIA HẠN GỐC & LÃI cho kỳ tiếp theo yêu cầu của
khách hàng.
Ngày 3/5/2017 khách hàng không đến nhận gốc và lãi.


Ngày 3/7/2017 khách hàng đến đề nghị nhận lãi và tất toán sổ tiết kiệm. GDV thực hiện chi lãi
cho khách hàng, nhưng trên hệ thống chỉ báo lãi có 1 kỳ hạn 2 tháng, còn 2 kỳ hạn sau không
gia hạn nên hệ thống đã chi lãi không kỳ hạn cho khách
*Rủi ro :
(1) Nếu GDV hoặc khách hàng phát hiện tính lãi sai, GDV thực hiện gia hạn cho 2 kỳ hạn sau
cho khách hàng rồi mới tất toán sổ để chi lãi cho khách hàng
(2) Nếu trong ngày giao dịch không phát hiện sai sót trên thì GDV …..
*Nguyên nhân: Lỗi của GDV không thực hiện đúng quy trình…..
Chương 3: BÀI HỌC VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC




×